Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Bài tập lớn chủ nghĩa xã hội khoa học các nguyên tắc giải quyết vấn đề tô...

Tài liệu Bài tập lớn chủ nghĩa xã hội khoa học các nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên cnxh

.PDF
11
1
109

Mô tả:

lOMoARcPSD|17343589 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN -------***------- BÀI TẬP LỚN MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC ĐỀ BÀI Các nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên CNXH và sự liên hệ với trách nhiệm của bản thân sinh viên đối với vấn đề tôn giáo ở nước Việt Nam hiện nay. Họ và tên sinh viên: Phạm Đặng Thanh Vinh Mã sinh viên: 11216274 Lớp: Luật Kinh tế 63A Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Hào HÀ NỘI, Downloaded by v? ngoc ([email protected]) 2022 lOMoARcPSD|17343589 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 3 1. Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài ............................................................... 3 2. Kết cấu công trình nghiên cứu ...................................................................... 4 3. Lời bạt về mức độ tìm hiểu của bài luận ....................................................... 4 NỘI DUNG ........................................................................................................... 5 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN ......................................................................................... 5 1. Nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ............................................................................................................. 5 2. Khái lược về sự biến đổi của tôn giáo và vấn đề tôn giáo hiện nay ......... 6 II. LIÊN HỆ, MỞ RỘNG ............................................................................... 7 1. Đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam .................................................................. 7 2. Trách nhiệm của sinh viên đối với vấn đề tôn giáo ở Việt Nam hiện nay 8 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 10 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 11 2 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 LỜI MỞ ĐẦU 1. Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài Đời sống tinh thần của con người có sự đồng hành sâu sắc với quá trình hình thành nên tín ngưỡng, tôn giáo, trở thành bộ phận khó tách rời khỏi tư tưởng, cuộc sống hiện nay. Do đó, sự biến đổi của hình thái ý thức xã hội đặc biệt này không biệt lập với các quy luật khách quan của lịch sử hay chủ nghĩa Marx – Lenin, liên tục thay đổi theo từng bước tiến của nhân loại. Thậm chí, đời sống tôn giáo xảy ra biến động, tức là tồn tại xã hội cũng sẽ bị tác động, sản sinh ra các xu hướng đa dạng, phức tạp lên thực tế. Ngoài ra, thế giới quan của tôn giáo xoáy sâu vào trường duy tâm. Mặc dù có sự khác biệt với thế giới quan duy vật biện chứng khoa học, nhưng trước yếu tố bất định, hạn chế nhận thức mang tính chủ quan của con người, tôn giáo vẫn là đề tài đáng quan tâm, nghiên cứu trên hành trình hiện thực hóa, quá độ lên Chủ nghĩa xã hội. Sự hình thành và xác lập của nhà nước Xã hội chủ nghĩa (XHCN) sẽ không thể lảng tránh, làm ngơ vấn đề nhạy cảm như tín ngưỡng, tôn giáo. Bên cạnh xem xét bản chất, tính chất, hay nguồn gốc, vấn đề tôn giáo cũng có vị trí quan trọng, cần lưu ý. Bởi lẽ, tôn giáo không chỉ có mặt tư tưởng đơn thuần, nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần của quần chúng, mà còn chịu ảnh hưởng tới từ các mưu đồ lợi dụng tôn giáo phục vụ cho mục đích chính trị, ngoại vi tiêu cực. Mâu thuẫn, sự bất ăn nhập của thường thức tôn giáo cũ, lạc hậu, hay hiện tượng biến chất tôn giáo,… càng ngày hiện hữu, đan xen vào nếp sống sinh hoạt thường nhật của quần chúng, nhân dân. Trước các yêu cầu khách quan, chính đáng là phải giải quyết các vấn đề tôn giáo ấy, ta cần khẳng định rằng việc quán triệt những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Marx – Lenin nhất định không thể thiếu. Đồng thời, bản thân sinh viên khi nghiên cứu về đề tài cũng cần có những đánh giá, tìm hiểu cẩn thận, nhằm đạt được hiệu quả tích cực. Như vậy, những kết quả từ bài thu hoạch “Các nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên CNXH và sự liên hệ với trách nhiệm của 3 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 bản thân sinh viên đối với vấn đề tôn giáo ở nước Việt Nam hiện nay” là có giá trị, cần thiết. 2. Kết cấu công trình nghiên cứu I. Cơ sở lý luận II. Liên hệ, mở rộng III. Kết luận và danh mục tài liệu tham khảo 3. Lời bạt về mức độ tìm hiểu của bài luận Bài tiểu luận nghiên cứu được dựa trên quan điểm cá nhân, kết hợp với các tư liệu, tài liệu khác nhau, nên không khỏi thiếu sót. Do đó, bản thân sinh viên rất mong nhận được những đánh giá, góp ý để hoàn thiện hơn các bài luận sau này. Em xin chân thành cảm ơn! 4 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Năm nguyên tắc chính mà chúng ta cần quán triệt bao gồm: Một là, nhà nước XHCN phải tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của mọi công dân. Bởi đó cũng là sự tôn trọng quyền lựa chọn, quyền được đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người, cho thấy tính tiên tiến, ưu việt của chế độ mới. Hai là, khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo trong đời sống xã hội phải gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Xuất phát từ đặc điểm song hành lẫn nhau của hình thái kinh tế - xã hội với mức độ “nở rộ” của tôn giáo, tôn giáo cũng tồn tại các khía cạnh tiêu cực cần điều chỉnh và loại trừ theo thời gian, là điều kiện thúc đẩy xã hội mới thêm văn minh và tiến bộ. Tuy nhiên, nguyên tắc này tồn tại với mục đích thể hiện tính thống nhất, tương hỗ với sự phát triển của tôn giáo – thay đổi ý thức xã hội, vạch ra ranh giới không can thiệp vào yếu tố nội bộ hay thực hiện tuyên chiến, tiến hành chủ trương xóa bỏ. Ba là, phân biệt rõ hai mặt chính trị và tư tưởng trong vấn đề tôn giáo. Nói cách khác, đấu tranh loại bỏ mặt chính trị phản cách mạng trong lĩnh vực tôn giáo là nhiệm vụ thường xuyên, kiên quyết, cẩn trọng sao cho sát với thực tế. Bốn là, phải có quan điểm lịch sử - cụ thể khi giải quyết vấn đề tôn giáo. Do tôn giáo mỗi giai đoạn, thời kỳ đều có mức ảnh hưởng, quan điểm,… khác nhau, nên nhà nước XHCN phải có quan điểm, phương thức ứng xử phù hợp, hiệu quả trong mỗi trường hợp cụ thể, riêng biệt về vấn đề tôn giáo. 5 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 2. Khái lược về sự biến đổi của tôn giáo và vấn đề tôn giáo hiện nay Xuyên suốt thời gian từ khi tín ngưỡng xuất hiện và tôn giáo được hình thành, đa dạng hóa tôn giáo, toàn cầu hóa tôn giáo và cá nhân hóa tôn giáo (cá thể hóa niềm tin tôn giáo) là những đặc trưng gắn liền với quá trình phát triển, là các xu hướng nổi bật của tôn giáo trong xã hội hiện đại. Có thể nhận thấy, con người là sinh vật phức tạp, nên đối ứng với những nhu cầu khác biệt, tôn giáo ắt sẽ có sự phân nhánh, biệt hóa (tôn giáo bản địa, tôn giáo ngoại nhập hay cụ thể như: Nho giáo, Phật giáo, Tin Lành, Công giáo…). Còn trước xu thế hội nhập khách quan, tôn giáo có khuynh hướng mở rộng đa chiều, vượt qua các biên giới quốc gia, ngăn cách tôn giáo, tạo ra sự luân chuyển văn hóa cùng các giá trị phi tinh thần khác, kết nối với nhau thành mạng lưới phức hợp, lai tạo, dễ thích ứng, giảm bớt tính bài xích cải đạo hay chuyển đạo trên quy mô toàn cầu. Đối với mỗi cá nhân, niềm tin vào tôn giáo gắn với hệ “giá trị” thuộc về riêng họ. Thêm vào đó, xã hội phát triển hiện đại, tân tiến đã góp phần dần đưa tôn giáo vào khoảng “riêng tư” của từng cá nhân, giảm bớt tính vĩ mô mơ hồ, đáp ứng chân thật hơn các nhu cầu, nguyện vọng cần thỏa mãn của các đối tượng, tạo nên sắc thái “độc bản” và niềm tin thuần chất, sơ khai trong tư tưởng. Cảm thức sâu sắc về sự tồn tại của tôn giáo và nắm bắt được sự mâu thuẫn, đối lập tích cực – tiêu cực nội tại, ngoại sinh xoay quanh tôn giáo sẽ giúp ta giải đáp, hiểu biết rõ hơn về những vấn đề tôn giáo đã, đang và sẽ xuất hiện. Chẳng hạn như nhận diện “hiện tượng tôn giáo mới”, sự phân tán của tính cộng đồng trong tư tưởng – hành vi đương đại, sự tái phục hưng niềm tin tôn giáo, “diễn biến hòa bình” dưới ngọn cờ giả tín ngưỡng - tôn giáo, thương mại hóa hoạt động tín ngưỡng – tôn giáo,… Qua đó, ta có thể nhận thức đúng đắn, toàn diện, đề xuất và thực thi được những biện pháp có ý nghĩa tích cực, không chỉ khắc phục vấn đề tồn đọng, mà còn cải thiện, thúc đẩy mối quan hệ dân tộc – tôn giáo thêm gắn kết, tốt đẹp. 6 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 II. LIÊN HỆ, MỞ RỘNG 1. Đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo, với quan hệ dân tộc và tôn giáo chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi tín ngưỡng truyền thống. Ngoài ta, các hiện tượng tôn giáo mới có xu hướng phát triển mạnh, nhưng hệ quả và ảnh hưởng của chúng đến đời sống cộng đồng và khối đại đoàn kết toàn dân tộc có phần tiêu cực nhiều hơn so với những giá trị thực mà nó mang lại. Đặc biệt, các thế lực thù địch thường xuyên lợi dụng vấn đề dân tộc và vấn đề tôn giáo nhằm thực hiện “diễn biến hòa bình”, tập trung ở 4 khu vực trọng điểm (Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, Tây duyên hải miền Trung) – những nơi vốn có địa chính trị - biên giới nhạy cảm, còn nhiều hạn chế trong phát triển kinh tế - dân trí và quản lý dân cư. Chúng thường tuyên truyền, xuyên tạc, kích động tư tưởng tự tri, ly khai, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi nhằm thực hiện ý đồ phá hoai mối quan hệ dân tộc và tôn giáo, từ đó âm mưu phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết tôn giáo ở nước ta. Trong những năm gần đây, không ít trường hợp, sự kiện tiêu cực dưới danh nghĩa “tôn giáo” và “tín ngưỡng” đã xuất hiện, với tần suất liên tục tăng và có tính chất nghiêm trọng, quy mô ảnh hưởng tương đối rộng và cực đoan. Bên cạnh vụ việc pháp lý “Thiền am bên bờ vũ trụ” gây xôn xao dư luận gần đây, hay sự kích động người H’Mông biểu tình ly khai tại Điện Biên (2011); dụ dỗ lôi kéo người dân tộc thiểu số bằng hiện vật để tuyên truyền quần chúng tin theo luận điệu phản động (Sa Pa – Lào Cai và một số tỉnh lân cận); “Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ”;…. thì còn có sự suy thoái, biến chất của các chức sắc, người có sức ảnh hưởng trong tôn giáo (như vụ bê bối của sư Thích Thanh Toàn; vấn đề tại chùa Ba Vàng;…), tình trạng lừa đảo tôn giáo (giả danh sư thầy, linh mục, trưởng đền,… để lừa đảo). Công tác hoạt động quản lý gặp nhiều bất cập, luật pháp tồn tại nhiều lỗ hổng và nỗ lực đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, giáo dục 7 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 của các cấp, cá nhân đều đang vướng phải hàng loạt trắc trở, khó có thể giải quyết nhanh chóng, dễ dàng. 2. Trách nhiệm của sinh viên đối với vấn đề tôn giáo ở Việt Nam hiện nay Một sự thật éo le và khó tin rằng sinh viên – người có trình độ học vấn và kỹ năng tư duy, được tiếp cận môi trường sư phạm Đại học, vẫn có thể là người bị cuốn vào những vấn đề tôn giáo cực đoan. Nguyên nhân có thể xuất phát từ rất nhiều yếu tố (tâm lý không vững vàng nên bị dụ dỗ, mua chuộc; đời sống tinh thần bất ổn – căng thẳng/trầm cảm – làm giảm đi sự tỉnh táo, sáng suốt; sự ảnh hưởng từ những người xung quanh, các nguồn tin lệch lạc, không được kiểm duyệt…). Trách nhiệm của mỗi cá nhân là việc mỗi người phải làm, phải có ý thức với những những việc làm đó. Công tác tôn giáo là một phần của sự nghiệp phát triển Tổ quốc vững mạnh, suy ra, sinh viên cũng cần có những trách nhiệm, nghĩa vụ tương ứng. Bản thân sinh viên có trách nhiệm bảo vệ bản thân, gia đình, bạn bè, thầy cô và cả chính người thân, các cá nhân khác khỏi rủi ro, nguy cơ mà vấn đề tôn giáo cực đoan mang lại. Không chỉ vì lợi ích thiết thực, cuộc sống hằng ngày của mình, mà còn vì sự ổn định và cơ hội được phát triển tích cực chung cho cộng đồng, những người xung quanh. Trong vấn đề tôn giáo nói chung, sinh viên đầu tiên là cần có hiểu biết cơ bản về “tôn giáo”, “vấn đề tôn giáo” theo hệ thống kiến thức đã được giảng dạy trên giảng đường đại học. Không biết thì không thể hiểu, mà đã không hiểu thì ắt sẽ chẳng có cách nào vận dụng, ứng dụng thực tiễn hay thay đổi thực tại khách quan. Dù chỉ là mức độ cơ bản về mặt tích cực và các hạn chế, tiêu cực phát sinh từ vấn đề tôn giáo, sinh viên một khi có trong mình hệ tư tưởng lành mạnh, vững vàng, có cơ sở, lý luận chính trị chắc chắn, khách quan, thì việc ngăn cản các thế lực tiêu cực lợi dụng “tôn giáo”, “tín ngưỡng” đã phần nào 8 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 thành công. Lẽ đương nhiên, khi sinh viên không ngừng nỗ lực, rèn luyện phẩm chất, đạo đức của mình, thi quá trình ấy sẽ càng thêm hiệu quả. Dưới góc nhìn của người có khả năng ngăn chặn, dự đoán, sinh viên không những cần thực hiện nghiên cứu, xem xét vấn đề một cách kỹ lưỡng, mà còn cần bày tỏ thái độ kiên quyết đấu tranh với bất kỳ hiện tượng, vấn đề mang dấu hiệu đáng ngờ, không tốt đẹp. Hơn nữa, bằng tài năng, mức độ tiếp cận công nghệ - thông tin của bản thân, sinh viên có thể là một hướng quan trọng trong công tác tuyên truyền, cải chính thông tin và thực hiện các giám sát, nhiệm vụ của kênh phản ứng nhanh trước khi những âm mưu, hiện tượng tôn giáo hình thành, can thiệp vào xã hội. Nói cách khác là thể hiện vai trò của bản thân trong hệ thống quản lý chung của nhà nước, xã hội. Bên cạnh những đóng góp, thành tựu đạt được từ học thuật, nghiên cứu chuyên ngành, sinh viên cũng nên tham gia nhiều hơn vào công tác sinh hoạt đời sống chính trị, hướng tới hai mục tiêu: nâng cao cảnh giác, bản lĩnh chính trị và thực hiện xây dựng những đề xuất sáng tạo, có tính khả thi cho đất nước giải quyết các vấn đề liên quan tới tôn giáo. Một trách nhiệm khác của sinh viên giữ vị trí không nhỏ trong việc vận hành, thực hiện cải cách tôn giáo mà cá nhân em nghĩ cũng quan trọng không kém, chính là tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc. Cụ thể hơn, là gia tăng mức độ kết nối, vận động liên kết giữa con người với con người trong nội bộ dân tộc, rồi mở rộng ra dân tộc mình với dân tộc nước bạn, hướng tới mục tiêu chung sống hòa hợp, hòa bình, vừa cạnh tranh vừa hợp tác, đưa các bên ngày một tiến lên. 9 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 KẾT LUẬN Lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam gắn liền với đấu tranh, hội nhập và đồng hóa và cả dị hóa các nền văn hóa, đặc trưng khác nhau. Trong đó, tôn giáo là một phần liên kết sâu sắc với tư tưởng, nếp sống, các phong tục – tập quán truyền thống của dân tộc. Bên cạnh các giá trị tiềm tàng mà tôn giáo đã và đang mang lại, ta có thể thấy bản thân các tôn giáo, trường phái đều có tính chuyên biệt, thể hiện phần nào hương sắc đậm đà của nền văn hóa Việt Nam, nhận được quan tâm và chú trọng của các cấp chính quyền, lãnh đạo, cơ quan trên toàn quốc. Sự vận dụng sáng tạo, thống nhất từng bước chủ nghĩa Marx – Lenin vào giải quyết vấn đề dân tộc và tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Chính phủ, các ban ngành, của cả cộng đồng dân tộc suốt thời gian qua là một minh chứng rõ rệt, khẳng định đường lối, tư tưởng trung tâm của Việt Nam đang đi đúng hướng, dần thêm tiến bộ, văn minh. Tuy rằng vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng bằng các chỉ đạo, phương hướng chiến lược hiệu quả, phù hợp, Việt Nam nhất định sẽ làm tốt hơn trong công tác tôn giáo, thống nhất, kết nối mạng lưới khổng lồ này theo các nguyên tắc đã đề ra. Đồng thời, bản thân sinh viên và những cá nhân tìm hiểu về phạm trù, lĩnh vực liên quan, miễn giữ được tư duy và hệ tư tưởng đúng đắn, tỉnh táo, thì việc chung tay vào sự nghiệp chung đó sẽ càng thêm thuận lợi. 10 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] GS. TS. Hoàng Chí Bảo chủ biên (2019) , Bộ Giáo dục và Đào tạo, “Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (Dành cho bậc đại học – Không chuyên lý luận chính trị)”, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội. [2] Nguyễn Hồng Dương (2010), Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo Tập 86 – Số 08, “TÔN GIÁO – VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN”, tr. 20 – 26, tại: https://vjol.info.vn/index.php/rsr/issue/view/901 [3] ThS. Nguyễn Tuấn Thùy, Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Tín ngưỡng, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Tạp chí Dân vận số 11/2017, “Vấn đề pháp nhân của tổ chức tôn giáo - điểm mới của Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo”, tại: http://danvan.vn/Home/MagazineStory?ID=424 [4] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập I, Nxb.Chính trị quốc gia Sự Thật, Hà Nội, 2021, tr.50; tr.68; tr.165 - 167; tr.280. [5] ] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập II, Nxb.Chính trị quốc gia Sự Thật, Hà Nội, 2021, tr. 57; tr.73; tr.134. [6] Bùi Thị Thủy (2017), Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam Số 09, “Các xu hướng biến đổi của tôn giáo hiện nay”, tại: https://vjol.info.vn/index.php/khxhvn/article/view/32445 [7] Nguyễn Văn Minh (2014), Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam Số 11, “Các hiện tượng tôn giáo mới ở Việt Nam hiện nay”, tại: https://vjol.info.vn/index.php/khxhvn/article/view/23595 [8] Quốc hội (2016), “Luật Tín ngưỡng, tôn giáo” (Luật số: 02/2016/QH14), tại: https://luatvietnam.vn/chinh-sach/luat-tin-nguong-ton-giao-2016-111021d1.html 11 Downloaded by v? ngoc ([email protected])
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan