Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Bài giảng thẩm định tín dụng

.PDF
245
98
109

Mô tả:

BÀI GIẢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG GV: Nguyễn Thị Kim Dung Hoàng Thị Dự 1 MỤC LỤC Chƣơng 1:TỔNG QUAN VÊ THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ..............................................5 PHẦN A: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG: ..............5 I. Tín dụng ngân hàng:.................................................................................................. 5 II. Các hình thức cấp tín dụng: .................................................................................. 7 III. Phân loại cho vay: ................................................................................................ 11 IV. Quy định pháp lý về cho vay: .............................................................................. 11 V. Quy trình cho vay:................................................................................................ 14 PHẦN B: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG: .............20 I. Khái niệm và vai trò của thẩm định tín dụng ....................................................... 20 II. Tài liệu dùng cho thẩm định tín dụng ................................................................ 21 III. Quy trình thẩm định tín dụng ............................................................................. 24 IV. Nội dung cơ bản của thẩm định tín dụng ........................................................... 25 V. Thẩm định tín dụng và quyết định cho vay: ...................................................... 29 Chƣơng 2: THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC PHÁP LÝ VÀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA KHÁCH HÀNG ...................................................................................................31 PHẦN A: THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC PHÁP LÝ CỦA KHÁCH HÀNG ..........31 1. Mục đích thẩm định năng lực pháp lý: ................................................................... 31 2. Thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng doanh nghiệp: .......................... 31 3. Thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng cá nhân: .......................................... 35 4. Thẩm định quan hệ tín dụng của khách hàng với các tổ chức tín dụng: .......... 36 PHẦN B: THẨM ĐỊNH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VÀ HỘ SẢN XUẤT KINH DOANH .....................................37 1. Mục đích thẩm định tình hình hoạt động của khách hàng: .................................... 37 2. Thẩm định tình hình hoạt động của khách hàng doanh nghiệp/hộ sản xuất kinh doanh: ..................................................................................................................... 37 Chƣơng 3: THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA KHÁCH HÀNG ..............42 I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA VIỆC THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG: ........................................................................................42 1. Mục đích của việc thẩm định năng lực tài chính: ............................................. 42 2. Yêu cầu của việc thẩm định năng lực tài chính khách hàng: ........................... 42 2 II. THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP: ...................................................................................................................43 1. Tài liệu thẩm định: ............................................................................................... 43 2. Thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp:................................................... 44 III. THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN: .......................................................................................................................57 1. Đối với tín dụng sản xuất kinh doanh: ............................................................... 57 2. Đối với tín dụng tiêu dùng: .................................................................................. 60 XẾP HẠNG TÍN DỤNG: ..............................................................................62 IV. 1. Khái niệm xếp hạng tín dụng (credit ratings): ................................................. 62 2 Vai trò của xếp hạng tín dụng doanh nghiệp đối với NHTM:......................... 63 3. Tài liệu xếp hạng: ................................................................................................. 65 4. Quy trình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp: ..................................................... 65 Chƣơng 4: THẨM ĐỊNH PHƢƠNG ÁN SẢN XUẤT KINH DOANH ......................96 I. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THẨM ĐỊNH PHƢƠNG ÁN SẢN XUẤT KINH DOANH:....................................................................................................................96 II. THẨM ĐỊNH PHƢƠNG ÁN SẢN XUẤT KINH DOANH: ........................97 1. Tài liệu thẩm định: ............................................................................................... 97 2. Nội dung thẩm định: ............................................................................................ 97 III. XÁC ĐỊNH MỨC CẤP TÍN DỤNG: .........................................................101 Chƣơng 5: THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƢ ..............................................................120 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA VIỆC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƢ: .... ..........................................................................................................................120 I. 1. Mục đích của việc thẩm định dự án đầu tƣ: ......................................................... 120 2. Yêu cầu:................................................................................................................ 120 II. NỘI DUNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƢ: .............................................121 1. Thẩm định hồ sơ pháp lý của dự án: .................................................................... 121 2. án) Đánh giá tổng quan về dự án đầu tƣ: (sự cần thiết, mục tiêu và quy mô đầu tƣ dự .............................................................................................................................. 122 3. Phân tích thị trƣờng đầu ra của dự án và khả năng tiêu thụ SP, DV: ................... 123 4. Đánh giá, dự kiến khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào chính của dự án:........................................................................................................................ 127 5. Đánh giá phƣơng diện kỹ thuật của dự án:........................................................... 128 6. Đánh giá về phƣơng diện tổ chức, quản lý dự án:................................................ 131 3 7. Thẩm định tổng vốn đầu tƣ và tính khả thi phƣơng án nguồn vốn: ..................... 132 8. Thẩm định hiệu quả về mặt tài chính của dự án: ................................................. 134 9. Phân tích rủi ro và các biện pháp giảm thiểu, phòng ngừa rủi ro: ....................... 150 Chƣơng 6: THẨM ĐỊNH TÀI SẢN BẢO ĐẢM NỢ VAY .......................................168 BẢO ĐẢM TÍN DỤNG VÀ CÁC HÌNH THỨC BẢO ĐẢM TÍN DỤNG: .... ..........................................................................................................................168 I. 1. Bảo đảm tín dụng: .............................................................................................. 168 2. Các đặc trƣng của bảo đảm tín dụng: .............................................................. 169 3. Các hình thức bảo đảm tín dụng: ..................................................................... 169 4. Điều kiện của tài sản bảo đảm: ........................................................................ 176 5. Việc giữ tài sản và giấy tờ của tài sản bảo đảm tiền vay: ................................ 177 II. Mục tiêu và nguồn thông tin thẩm định tài sản bảo đảm:..........................178 III. Những nội dung chính của thẩm định tài sản báo đảm: ..............................179 1. Thẩm định giá trị pháp lý của tài sản đảm bảo nợ vay: ................................. 179 2. Thẩm định giá trị thị trƣờng của tài sản đảm bảo nợ vay: ............................ 182 PHỤ LỤC 1 .................................................................................................................195 PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................................ 214 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................225 4 Chƣơng 1: TỔNG QUAN VÊ THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG Mục tiêu: - Sinh viên nắm đƣợc đặc trƣng của tín dụng ngân hàng và quy trình cho vay - Nắm đƣợc quy định pháp luật về điều kiện cho vay, giới hạn và hạn chế cho vay - Nắm đƣợc vai trò và quy trình thẩm định tín dụng - Nắm đƣợc những nội dung chính của công tác thẩm định tín dụng Phân tiết giảng: - Những vấn đề cơ bản về tín dụng ngân hàng: 2 tiết - Những vấn đề cơ bản về thẩm định tín dụng: 1 tiết PHẦN A: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG: I. Tín dụng ngân hàng: 1. Khái niệm: Tín dụng là một quan hệ ra đời gắn liền với sản xuất và lƣu thông hàng hóa trong nền kinh tế. Tín dụng (credit) xuất phát từ chữ la tinh là credo (tin tƣởng, tín nhiệm) hay đƣợc hiểu đơn giản là “quan hệ sử dụng sự tín nhiệm”. Có thể xem xét khái niệm tín dụng dƣới nhiều góc độ và trong những bối cảnh khác nhau, chẳng hạn nhƣ trên thị trƣờng tài chính hay theo nguồn gốc lịch sử. Trên cơ sở tiếp cận theo chức năng hoạt động của ngân hàng, tín dụng đƣợc hiểu nhƣ sau: Tín dụng ngân hàng là một giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó bên cấp tín dụng (ngân hàng/tổ chức tín dụng khác) chuyển giao một tài sản cho bên nhận tín dụng (doanh nghiệp, cá nhân hoặc các chủ thể khác) sử dụng trong một thời hạn nhất định theo nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi khi đến hạn thanh toán. 5 2. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng: - Tài sản giao dịch trong tín dụng ngân hàng đa dạng, có thể dưới dạng tiền tệ, tài sản hoặc chữ ký. Do hệ thống ngân hàng không chỉ có chức năng trung gian tín dụng mà còn có chức năng trung gian thanh toán cho nền kinh tế, nên giá trị tiền tệ mà tín dụng ngân hàng thực hiện chủ yếu dƣới dạng bút tệ (tiền ghi sổ trên tài khoản) mà không nhất thiết là tiền mặt. Hành vi giải ngân tiền vay của ngân hàng có thể đƣợc thực hiện bằng cách chuyển giao vào tài khoản của chính khách hàng vay hoặc đối tác của họ. Đây là điểm khác biệt với việc cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, theo đó tín dụng mà các tổ chức này chuyển giao cho khách hàng luôn ở dƣới dạng tiền mặt. Cấp tín dụng bằng tài sản thực là việc tổ chức tín dụng cho khách hàng thuê tài sản thông qua giao dịch cho thuê tài chính (financial lease). Hiện nay theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng Việt Nam, cho thuê tài chính là sản phẩm riêng có của các công ty cho thuê tài chính (một loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng), ngân hàng không trực tiếp cung cấp loại hình sản phẩm này. Cùng với sự lớn mạnh về quy mô hoạt động, uy tín của các ngân hàng trong nền kinh tế cũng gia tăng, từ đó xuất hiện một loại hình tín dụng ngân hàng độc đáo với tên gọi là tín dụng chữ ký (signature credit). Thực chất của loại hình tín dụng này là những cam kết thanh toán có điều kiện mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng của mình. Trong các giao dịch đó ngân hàng không chuyển giao tiền hoặc tài sản thực cho khách hàng, nhƣng sự cam kết bảo đảm của ngân hàng có thể giúp cho các khách hàng có những thuận lợi trong giao dịch với đối tác của họ. Tín dụng chữ ký của ngân hàng có thể đƣợc thực hiện dƣới các hình thức cụ thể nhƣ bảo lãnh ngân hàng, tín dụng chứng từ với công cụ thƣ tín dụng L/C, hối phiếu chấp nhận của ngân hàng,… - Rủi ro trong tín dụng ngân hàng có tính tất yếu, không thể loại trừ hoàn toàn. Nói chung tất cả các giao dịch tín dụng đều dựa trên cơ sở của lòng tin (credit). Rủi ro tín dụng sẽ xảy ra khi một trong hai yếu tố: khả năng trả nợ và thiện chí trả nợ không đƣợc hình thành đầy đủ. Trong đó thiện chí trả nợ là yếu tố vô hình, không thể định lƣợng đƣợc. Do vậy rủi ro tín dụng là yếu tố xuất phát từ bản chất của quan hệ tín dụng, ngân hàng không thể triệt tiêu, loại bỏ hoàn toàn đƣợc rủi ro tín dụng. Mặt khác, trong quá trình khách hàng sử dụng tín dụng, có rất nhiều biến cố khách quan ngoài 6 tầm kiểm soát của cả ngân hàng lẫn khách hàng, làm cho khả năng trả nợ thay đổi, vì vậy độ rủi ro tiềm ẩn trong quan hệ tín dụng là khá cao, các ngân hàng chỉ có thể kiểm soát, giảm thiểu và hạn chế nó mà thôi. Ngân hàng là tổ chức kinh doanh chênh lệch lãi suất, nguồn vốn mà ngân hàng sử dụng để cấp tín dụng chủ yếu hình thành từ các khoản tiền huy động, vay mƣợn trong nền kinh tế và trong xã hội. Do đó hơn bất kỳ một chủ thể cấp tín dụng nào, bảo đảm sự an toàn của đồng vốn tín dụng là yếu tố sống còn trong hoạt động tín dụng ngân hàng. - Sự hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi là bản chất của tín dụng nói chung và tín dụng ngân hàng nói riêng - Sự hoàn trả trong tín dụng ngân hàng là vô điều kiện. Các chứng từ đƣợc hình thành trong quan hệ tín dụng ngân hàng nhƣ hợp đồng tín dụng, giấy nhận nợ, khế ƣớc nợ, … đều thể hiện trên đó nội dung cam kết hoàn trả vô điều kiện cho ngân hàng khi khoản nợ đến hạn. Đây chính là những ràng buộc pháp lý mà khách hàng phải tuân thủ trong quá trình sử dụng tín dụng của ngân hàng. II. Các hình thức cấp tín dụng: Theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng đƣợc thực hiện dƣới các hình thức sau: 1. Cho vay (Loan): Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Hình thức cấp tín dụng cho vay có một số đặc trƣng cơ bản sau: - Cho vay có hình thái tín dụng là tiền tệ. Cho vay đƣợc xem là hình thức cấp tín dụng cổ điển của ngân hàng vì nó xuất hiện từ rất sớm. Với hình thái tiền tệ, cho vay có nhiều lợi thế hơn so với các hình thức tín dụng khác bởi vì nó có thể thỏa mãn nhu cầu đa dạng của nhiều tầng lớp khác nhau trong nên kinh tế và trong xã hội. Cho đến nay, mặc dù ngân hàng đã trải qua nhiều thời kỳ phát triển với sự xuất hiện của nhiều hình thức cấp tín dụng khác nhau nhƣng hoạt động cho vay vẫn chiếm một tỷ lệ khá cao trong các loại hình tín dụng của ngân hàng. 7 - Bản chất của hành vi cho vay là ứng trước nên độ rủi ro cao. Trong cho vay, ngân hàng chuyển tiền cho khách hàng dựa trên một dự định, một ý tƣởng kinh doanh khách hàng sắp thực hiện. Tuy nhiên trong thực tế có nhiều biến cố có thể xuất hiện tác động làm cho ý tƣởng, dự định ban đầu không thể thành hiện thực và nguồn trả nợ do đó không đƣợc hình thành. Vì vậy độ rủi ro của hoạt động cho vay cao hơn những hình thức cấp tín dụng khác. Bên cạnh đó, rủi ro của hoạt động cho vay còn có nguyên nhân xuất phát từ hình thái tiền tệ của nó. Với chức năng là phƣơng tiện thanh toán, tiền tệ có thể thỏa mãn mọi mục đích khác nhau cho mọi chủ thể trong nền kinh tế và trong xã hội. Chính do sự linh hoạt của mục đích sử dụng vốn nên thực sự rất khó kiểm soát khi tiền đã đƣợc chuyển vào tay khách hàng và đây có thể là lý do dẫn đến việc thất thoát tiền và không trả đƣợc nợ cho ngân hàng. - Đối tượng cho vay phong phú. Sự phong phú đối tƣợng cho vay xuất phát từ sự đa dạng về mục đích vay của khách hàng: có thể là vay để đầu tƣ xây dựng cơ bản, vay mua sắm máy móc thiết bị, vay kinh doanh, vay tiêu dùng, … Những mục đích vay phong phú có thể dẫn đến những nhu cầu vay hết sức đa dạng về thời hạn, quy mô, … nên phạm vi đối tƣợng cho vay của ngân hàng rất rộng lớn. - Kỹ thuật thực hiện cho vay đa dạng. Trong hoạt động cho vay, ngân hàng có rất nhiều cách thức để chuyển giao tiền cho khách hàng. Theo đó, mỗi phƣơng thức cho vay là một tập hợp các kỹ thuật tác nghiệp cụ thể của ngân hàng khi thực hiện khoản vay, bao gồm các kỹ thuật xác định mức cho vay, thời hạn vay, định kỳ hạn nợ, giải ngân thu nợ và xử lý nợ. Việc vận dụng phƣơng thức cho vay nào là tùy thuộc vào quá trình tìm hiểu của ngân hàng về đặc điểm hoạt động, khả năng tài chính, về rủi ro đặc trƣng của ngƣời vay … để từ đó chọn và áp dụng phƣơng thức cho vay thích hợp, đảm bảo thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng và hiệu quả của vốn tín dụng. 2. Chiết khấu (Discount): Chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lƣu quyền truy đòi các công cụ chuyển nhƣợng, giấy tờ có giá khác của ngƣời thụ hƣởng trƣớc khi đến hạn thanh toán. 8 So với hoạt động cho vay thì chiết khấu cũng có hình thái tiền tệ, tuy nhiên kỹ thuật thực hiện có nhiều điểm khác biệt. Trong hoạt động chiết khấu, khách hàng đang sở hữu một khoản nợ phải thu chƣa đến hạn và vì nhu cầu cần tiền ngay nên khách hàng chuyển nhƣợng khoản phải thu đó cho ngân hàng để thu tiền về trƣớc hạn. Vì việc cấp tín dụng dựa trên một khoản nợ phải thu đã hình thành nên chiết khấu có mức rủi ro thấp hơn so với cho vay. Căn cứ vào nguồn gốc của khoản nợ phải thu có thể phân biệt chiết khấu thành hai loại chủ yếu là chiết khấu thƣơng phiếu và chiết khấu chứng từ có giá khác. Đối tƣợng cấp tín dụng của chiết khấu thƣơng phiếu là các khoản nợ phải thu hình thành trong hoạt động thƣơng mại, thể hiện trong thƣơng phiếu, bộ chứng từ hàng hóa. Còn trong chiết khấu giấy tờ có giá, đối tƣợng cấp tín dụng là các khoản nợ phải thu phi thƣơng mại, thể hiện trên các loại giấy nợ nhƣ trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu ngân hàng,… thƣờng hình thành trong quan hệ vay mƣợn đa dạng giữa các tổ chức tín dụng, các pháp nhân kinh tế, chính phủ với dân chúng. Chiết khấu đƣợc xem là một hình thức cấp tín dụng gián tiếp. Thực chất chiết khấu là việc ngân hàng tái tài trợ cho một quan hệ tín dụng đã hình thành trƣớc đó, mà trong quan hệ tín dụng này, ngƣời đề nghị chiết khấu là chủ nợ đã tài trợ vốn thông qua việc bán hàng hóa (nếu giấy nợ là thƣơng phiếu) hoặc cho vay tiền, gửi tiền (nếu giấy nợ là các chứng từ có giá khác). Theo quy định của pháp luật về chuyển nhƣợng các quyền đòi nợ thì ngƣời chuyển nhƣợng các khoản nợ phải thu (ở đây là ngƣời chiết khấu) phải có trách nhiệm trong việc thanh toán nếu khoản nợ không đƣợc trả khi đáo hạn. Chính quy định pháp lý này làm giảm rủi ro cho ngân hàng trong chiết khấu. 3. Bảo lãnh ngân hàng (Bank Guarantee): Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện ngĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng theo thỏa thuận. Sự khác biệt căn bản giữa bảo lãnh với các hình thức tín dụng khác là ở hình thái giá trị tín dụng. Trong bảo lãnh, ngân hàng không cấp tiền cho khách hàng mà chỉ chuyển giao (thông qua văn bản) một lời cam kết bảo đảm cho đối tác của khách hàng (bên đƣợc bảo lãnh) hƣởng thụ. Tuy nhiên những cam kết này đều tiềm ẩn trong đó 9 một mức độ rủi ro nhất định. Đó là khi khách hàng vi phạm nghĩa vụ của họ thì ngân hàng bảo lãnh sẽ phải thực hiện thay, lúc này ngân hàng bảo lãnh buộc phải xuất quỹ của mình và khoản trả thay này trở thành một khoản cho vay thực sự. Vì lẽ đó nên việc phát hành bảo lãnh ngân hàng cũng đƣợc giới hạn chặt chẽ, tƣơng tự nhƣ khi cho vay. 4. Bao thanh toán (Factoring): Bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc bên mua hàng thông qua việc mua lại có bảo lƣu quyền truy đòi các khoản phải thu hoặc các khoản phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Nghiệp vụ bao thanh toán gần giống nghiệp vụ chiết khấu thƣơng mại, nhƣng có các điểm khác nhau sau: - Các khoản nợ đƣợc mua là các khoản nợ có hóa đơn - Hợp đồng mua các khoản nợ phải thu thông thƣờng là hợp đồng miễn truy đòi và có thông báo - Ngân hàng thƣờng giữ lại từ 10-20% để dự phòng hàng hóa bị trả lại - Lãi suất mà ngƣời mua đƣợc hƣởng trong nghiệp vụ này cao hơn so với các nghiệp vụ tín dụng khác do nghiệp vụ bao thanh toán có rủi ro cao. 5. Cho thuê tài chính (Financial Lease): Cho thuê tài chính là một hình thức cấp tín dụng trung và dài hạn, đƣợc thực hiện thông qua một hợp đồng cho thuê tài sản, theo đó bên cho thuê chuyển giao tài sản thuộc sở hữu của mình cho bên đi thuê sử dụng. Bên đi thuê có trách nhiệm hoàn trả tiền thuê (gồm gốc và phí) trong suốt thời gian thuê. So với hình thức cho vay, đối tƣợng cấp tín dụng trong cho thuê tài chính hẹp hơn, chỉ xoay quanh những tài sản cố định, bao gồm nhà xƣởng, máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất,… Khi một doanh nghiệp cần vốn trung, dài hạn để thay thế tài sản cố định, doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong hai hình thức: vay vốn ngân hàng để mua tài sản (cho vay theo dự án đầu tƣ/cho vay trung dài hạn) hoặc ký hợp đồng thuê tài sản dài hạn để sử dụng (cho thuê tài chính). Đối với ngân hàng, việc cấp tín dụng trực tiếp bằng tài sản thực giúp giảm nguy cơ khách hàng sử dụng vốn sai mục đích. Với quyền của chủ sở hữu tài sản, ngân hàng 10 có thể kiểm tra, giám sát chặt chẽ tài sản thuê trong quá trình sử dụng và đƣa ra biện pháp xử lý kịp thời khi khách hàng vi phạm những điều cam kết trong hợp đồng. Đối với hoạt động cho thuê tài chính, ngân hàng thƣơng mại phải thành lập công ty cho thuê tài chính riêng theo quy định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính. III. Phân loại cho vay: 1. Dựa vào mục đích cho vay: - Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thƣơng nghiệp - Cho vay nông nghiệp - Cho vay bất động sản - Cho vay tiêu dùng cá nhân - Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu 2. Dựa vào thời hạn cho vay: - Cho vay ngắn hạn - Cho vay trung hạn - Cho vay dài hạn 3. Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng: - Cho vay không có bảo đảm: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hay bảo lãnh của ngƣời khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng vay vốn để quyết định cho vay. - Cho vay có bảo đảm: là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền vay nhƣ thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba. 4. Dựa vào phương thức hoàn trả nợ vay: - Cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả nợ một lần khi đáo hạn - Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả góp - Cho vay trả nợ nhiều lần nhƣng không có kỳ hạn trả nợ cụ thể mà việc trả nợ phụ thuộc vào khả năng tài chính của ngƣời đi vay. IV.Quy định pháp lý về cho vay: 1. Nguyên tắc cho vay: 11 Điều 6 Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng (ban hành cùng quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN) có quy định nguyên tắc vay vốn nhƣ sau: Khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng phải đảm bảo: - Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng - Hoàn trả nợ gốc và lãi vay vốn đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng 2. Điều kiện cho vay: Điều 7 Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng quy định về điều kiện vay vốn nhƣ sau: Tổ chức tín dụng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau: i) Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật: a) Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân Việt Nam: - Pháp nhân phải có năng lực pháp luật dân sự. - Cá nhân và chủ doanh nghiệp tƣ nhân phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. - Đại diện hộ gia đình phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. - Đại diện của tổ hợp tác phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. - Thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. b) Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân nƣớc ngoài phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nƣớc mà pháp nhân đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân, nếu pháp luật nƣớc ngoài đó đƣợc Bộ luật Dân sự của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định hoặc đƣợc Điều ƣớc quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định. 12 ii) Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. iii) Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. iv) Có dự án đầu tƣ, phƣơng án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tƣ, phƣơng án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật. v) Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và hƣớng dẫn của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam. 3. Những nhu cầu vốn không được cho vay: Điều 9 Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng quy định về những nhu cầu vốn không đƣợc cho vay nhƣ sau: Tổ chức tín dụng không đƣợc cho vay các nhu cầu vốn sau đây: a) Để mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật cấm mua bán, chuyển nhƣợng, chuyển đổi; b) Để thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm; c) Để đáp ứng các nhu cầu chính của các giao dịch mà pháp luật cấm. 4. Một số quy định khác:  Điều 18 Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng quy định về giới hạn cho vay nhƣ sau: i) Tổng dƣ nợ cho vay đối với một khách hàng không đƣợc vƣợt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng, trừ trƣờng hợp đối với những khoản cho vay từ các nguồn vốn ủy thác của Chính phủ, của các tổ chức, cá nhân. Trƣờng hợp nhu cầu vốn của một khách hàng vƣợt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng hoặc khách hàng có nhu cầu huy động vốn từ nhiều nguồn thì các tổ chức tín dụng cho vay hợp vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam. ii) Trong trƣờng hợp đặc biệt, tổ chức tín dụng chỉ đƣợc cho vay vƣợt quá mức giới hạn cho vay quy định trên khi đƣợc Thủ tƣớng chính phủ cho phép đối với từng trƣờng hợp cụ thể.  Điều 19 Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng quy định về những trường hợp không được cho vay nhƣ sau: 1-Tổ chức tín dụng không đƣợc cho vay đối với khách hàng trong các trƣờng hợp sau đây: 13 a) Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó tổng giám đốc (Phó giám đốc) của tổ chức tín dụng; b) Cán bộ, nhân viên của chính tổ chức tín dụng đó thực hiện nhiệm vụ thẩm định, quyết định cho vay; c) Bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó tổng giám đốc (Phó giám đốc). 2- Các quy định tại Khoản 1 Điều này không áp dụng đối với các tổ chức tín dụng hợp tác. 3- Việc áp dụng quy định tại điểm c Khoản 1 Điều này đối với ngƣời vay là bố, mẹ, vợ, chồng, con của Giám đốc, Phó Giám đốc chi nhánh của tổ chức tín dụng do tổ chức tín dụng xem xét quyết định.  Điều 20 Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng quy định về hạn chế cho vay nhƣ sau: Tổ chức tín dụng không đƣợc cho vay không có bảo đảm, cho vay với những điều kiện ƣu đãi về lãi suất, về mức cho vay đối với những đối tƣợng sau đây: 1. Tổ chức kiểm toán, Kiểm toán viên có trách nhiệm kiểm toán tại tổ chức tín dụng cho vay; Thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ thanh tra tại tổ chức tín dụng cho vay; Kế toán trƣởng của tổ chức tín dụng cho vay; 2. Các cổ đông lớn của tổ chức tín dụng; 3. Doanh nghiệp có một trong những đối tƣợng quy định tại khoản 1 Điều 77 của Luật Các tổ chức tín dụng sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó. V. Quy trình cho vay: 1. Quy trình tín dụng căn bản: Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả các bƣớc đi cụ thể từ khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng cho đến khi ngân hàng ra quyết định cho vay, giải ngân và thanh lý hợp đồng tín dụng. Tùy theo đặc điểm tổ chức và quản trị, mỗi ngân hàng đều tự thiết kế và xây dựng cho mình một quy trình tín dụng riêng. Các bƣớc căn bản của một quy trình tín dụng bao gồm:  Bước 1: Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng: Lập hồ sơ tín dụng là khâu căn bản đầu tiên của quy trình tín dụng, nó đƣợc thực hiện ngay sau khi cán bộ tín dụng (CBTĐ) tiếp xúc với khách hàng có nhu cầu vay 14 vốn. Lập hồ sơ tín dụng là khâu quan trọng vì nó là khâu thu thập thông tin làm cơ sở để thực hiện các khâu sau, đặc biệt là khâu phân tích, thẩm định và ra quyết định cho vay. Tùy theo quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng, loại tín dụng yêu cầu và quy mô tín dụng, CBTĐ hƣớng dẫn khách hàng lập hồ sơ với những thông tin yêu cầu khác nhau. Nhìn chung một bộ hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cần thu thập từ khách hàng những thông tin sau:  Thông tin về năng lực pháp lý và năng lực hành vi của khách hàng  Thông tin về khả năng sử dụng và hoàn trả vốn gốc của khách hàng  Thông tin về bảo đảm tín dụng Để thu thập đƣợc những thông tin căn bản trên, ngân hàng thƣờng yêu cầu khách hàng phải lập và nộp ngân hàng các loại giấy tờ sau:  Giấy đề nghị vay vốn  Giấy tờ chứng minh tƣ cách pháp nhân, thể nhân  Phƣơng án sản xuất kinh doanh/Dự án đầu tƣ/Phƣơng án phục vụ đời sống và kế hoạch trả nợ  Báo cáo tài chính của thời kỳ gần nhất/Giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập  Các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh nợ vay  Các giấy tờ liên quan khác nếu cần thiết  Bước 2: Phân tích, thẩm định tín dụng: Phân tích và thẩm định tín dụng là phân tích khả năng hiện tại và tiềm tàng của khách hàng về sử dụng vốn tín dụng, khả năng hoàn trả và khả năng thu hồi vốn vay cả gốc và lãi. Mục tiêu của phân tích tín dụng là tìm kiếm những những tình huống có thể dẫn đến những rủi ro cho ngân hàng, tiên lƣợng khả năng kiểm soát những loại rủi ro đó và dự kiến các biện pháp phòng ngừa và hạn chế thiệt hại có thể xảy ra. Mặt khác, phân tích và thẩm định tín dụng còn quan tâm đến việc kiểm tra tính chân thực của hồ sơ vay vốn mà khách hàng cung cấp, từ đó nhận định về thái độ trả nợ của khách hàng làm cơ sở quyết định cho vay.  Bước 3: Quyết định và ký hợp đồng tín dụng: 15 Quyết định tín dụng là quyết định cho vay hoặc từ chối đối với một hồ sơ vay vốn của khách hàng. Đây là khâu cực kỳ quan trọng trong quy trình tín dụng vì nó ảnh hƣởng rất lớn tới các khâu sau này và ảnh hƣởng đến uy tín và hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Hai sai lầm cơ bản thƣờng xảy ra trong khâu này là:  Quyết định chấp thuận cho vay đối với một khách hàng không tốt  Từ chối cho vay đối với một khách hàng tốt Cả hai loại sai lầm này đều dẫn đến thiệt hại đáng kể cho ngân hàng. Loại sai lầm thứ nhất dễ dẫn đến thiệt hại nợ quá hạn hoặc nợ không thể thu hồi, tức là thiệt hại về tài chính. Loại sai lầm thứ hai dễ dẫn đến thiệt hại về uy tín của ngân hàng và khiến ngân hàng mất đi cơ hội cho vay. Nhằm hạn chế sai lầm, trong khâu quyết định tín dụng các ngân hàng thƣờng chú trọng hai vấn đề: (i) thu thập và xử lý thông tin một cách đầy đủ và chính xác làm cơ sở cho việc ra quyết định; (ii) trao quyền quyết định cho một hội đồng tín dụng hoặc những ngƣời có năng lực phân tích và phán quyết. Sau khi ra quyết định tín dụng, kết quả có thể là chấp thuận hoặc từ chối cho vay, tùy vào kết quả phân tích và thẩm định ở khâu trƣớc. Nếu chấp thuận cho vay, cán bộ tín dụng sẽ hƣớng dẫn khách hàng ký kết hợp đồng tín dụng và làm tiếp các bƣớc tiếp theo. Nếu từ chối cho vay, ngân hàng sẽ có văn bản trả lời và giải thích lý do cho khách hàng đƣợc rõ.  Bước 4: Giải ngân: Giải ngân là phát tiền vay cho khách hàng trên cơ sở mức tín dụng đã cam kết trong hợp đồng. Tuy là khâu tiếp theo sau của quyết định tín dụng, nhƣng giải ngân cũng là khâu quan trọng vì nó có thể góp phần phát hiện và chấn chỉnh kịp thời nếu có sai sót ở những khâu trƣớc. Ngoài ra, cách thức giải ngân còn góp phần kiểm tra và kiểm soát xem vốn tín dụng có đƣợc sử dụng đúng mục đích cam kết hay không. Nguyên tắc giải ngân là luôn luôn gắn liền vận động tiền tệ với vận động hàng hóa hoặc dịch vụ đối ứng nhằm bảo đảm khả năng thu hồi nợ sau này. Tuy vậy cũng phải tuân thủ nguyên tắc đảm bảo thuận lợi tránh gây khó khăn và phiền hà cho khách hàng.  Bước 5: Giám sát và thanh lý hợp đồng tín dụng:  Giám sát tín dụng: 16 Đây là khâu khá quan trọng, nhằm mục tiêu bảo đảm cho tiền vay đƣợc sử dụng đúng mục đích đã cam kết, kiểm soát rủi ro tín dụng, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai phạm có thể ảnh hƣởng đến khả năng thu hồi nợ sau này. Các phƣơng pháp giám sát tín dụng có thể áp dụng bao gồm: - Giám sát hoạt động tài khoản của khách hàng tại ngân hàng - Phân tích các báo cáo tài chính của khách hàng theo định kỳ - Giám sát khách hàng thông qua việc trả lãi định kỳ - Viếng thăm hoặc kiểm soát địa điểm hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc nơi cƣ trú của khách hàng đứng tên vay vốn - Kiểm tra các hình thức bảo đảm tiền vay - Giám sát hoạt động khách hàng thông qua mối quan hệ với các khách hàng khác - Giám sát khách hàng thông qua những thông tin thu thập khác  Thanh lý hợp đồng tín dụng: Đây là khâu kết thúc của quy trình tín dụng. Khâu này gồm có các công việc quan trọng cần xử lý nhƣ sau: - Thu nợ: Ngân hàng tiến hành thu nợ khách hàng theo đúng những điều khoản đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Nếu đến hạn trả nợ mà khách hàng không có khả năng trả nợ thì ngân hàng có thể xem xét cho gia hạn nợ hoặc chuyển sang nợ quá hạn để sau này có biện pháp xử lý thích hợp nhằm đảm bảo thu hồi nợ. - Tái xét hợp đồng tín dụng: Ngân hàng tiến hành phân tích tín dụng trong điều kiện khoản tín dụng đã đƣợc cấp nhằm mục tiêu đánh giá chất lƣợng tín dụng, pháp hiện rủi ro để có hƣớng xử lý kịp thời. - Thanh lý hợp đồng tín dụng: Nếu hết thời hạn của hợp đồng tín dụng và khách hàng đã hoàn tất các nghĩa vụ trả nợ cả gốc và lãi thì ngân hàng và khách hàng làm thủ tục thanh lý hợp đồng tín dụng, giải chấp tài sản bảo đảm nếu có và lƣu hồ sơ vay vốn của khách hàng vào kho lƣu trữ. Quy trình tín dụng có thể đƣợc tóm tắt theo bảng sau: 17 Các giai đoạn Nguồn và nơi cung Nhiệm vụ của ngân Kết quả sau khi kết của quy trình cấp thông tin hàng ở mỗi giai đoạn thúc mỗi giai đoạn 1. Lập hồ sơ đề Khách hàng đi vay Tiếp xúc, phổ biến và Hoàn thành bộ hồ sơ hƣớng dẫn lập hồ sơ cho để chuyển sang cho nghị cấp tín dụng cung cấp bộ phận phân tích, khách hàng thẩm định 2. Phân tích tín - Hồ sơ đề nghị vay Tổ chức thẩm định về từ giai đoạn 1 chuyển các mặt tài chính và phi dụng tài chính do các cá nhân sang hoặc bộ phận thẩm định - Các thông tin bổ thực hiện sung từ phỏng vấn, hồ sơ lƣu trữ, … Báo cáo kết quả thẩm định để chuyển sang bộ phận có thẩm quyền và quyết định cho vay 3. Quyết định tín - Các tài liệu và thông tin từ giai đoạn dụng 2 chuyển sang và báo cáo kết quả thẩm định. Quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay của cá nhân hoặc bộ phận đƣợc giao quyền phán quyết - Quyết định cho vay hoặc từ chối. Thẩm định các chứng từ theo các điều kiện của hợp đồng tín dụng Chuyển tiền vào tài khoản tiền gởi cho khách hàng hoặc chuyển trả cho đơn vị cung cấp. - Phân tích hoạt động tài khoản, các báo cáo tài chính, kiểm tra cơ sở của khách hàng - Báo cáo kết quả giám sát và đƣa ra các giải pháp xử lý. - Các thông tin bổ sung 4. Giải ngân - Quyết định cho vay và các hợp đồng liên quan - Các chứng từ làm cơ sở giải ngân 5. Giám sát và - Các thông tin từ thanh lý tín dụng nội bộ ngân hàng - Các báo cáo tài chính theo định kỳ - Các thông tin khác - Tái xét và xếp hạng - Thanh lý tín dụng 2. Sơ đồ quy trình tín dụng: 18 - Tiến hành các thủ tục pháp lý nhƣ ký hợp đồng tín dụng, các hợp đồng khác. - Lập các thủ tục để thanh lý tín dụng Khách hàng: Cung cấp các tài liệu và thông tin Nhân viên tín dụng: - Tiếp xúc, hƣớng dẫn KH - Phỏng vấn khách hàng Thu thập thông tin qua phỏng vấn, trao đổi Cập nhật thông tin thị trƣờng, chính sách, khung pháp lý Tổ chức phân tích và thẩm định Ra quyết định Kết quả ghi nhận: Biên bản, báo cáo; Tờ trình; Giấy tờ về bảo đảm nợ vay Từ chối Giấy báo lý do tín dụng Ký hợp đồng tín dụng Chấp thuận Giải ngân: Chuyển giao tiền vào tài khoản khách hàng /Trả cho nhà cung cấp Tổ chức giám sát Thu nợ: Cả gốc và lãi Thanh lý hợp đồng tín dụng bắt buộc Đầy đủ và đúng hạn Giám sát tín dụng Vi phạm hợp đồng Không đủ, không đúng hạn Biện pháp: Cảnh báo, tăng cƣờng kiểm soát, ngừng giải ngân, tái xét tín dụng Thanh lý HĐTD mặc nhiên Xử lý: Không đủ, không đúng hạn Tòa án, cơ quan thẩm quyền 19 PHẦN B: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG: I. Khái niệm và vai trò của thẩm định tín dụng 1. Khái niệm: Thẩm định tín dụng là một trong những khâu rất quan trọng trong toàn bộ quy trình tín dụng. Thẩm định tín dụng là việc sử dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích nhằm kiểm tra, đánh giá một cách chính xác và trung thực khả năng trả nợ của khách hàng để làm căn cứ cho việc ra quyết định tín dụng. Trên thực tế, khi lập dự án đầu tƣ, nhiều khách hàng do mong muốn đƣợc vay vốn đã thổi phồng số liệu và dẫn đến những ƣớc lƣợng quá lạc quan về hiệu quả kinh tế của dự án. Hoặc nhiều doanh nghiệp khi vay vốn ngắn hạn bổ sung vốn lƣu động đã cố tình tạo ra những báo cáo tài chính (BCTC) “đẹp” với tình hình tài chính tốt,… làm sai lệch đánh giá về khả năng tài chính của doanh nghiệp. Ngoài ra có nhiều trƣờng hợp đánh giá tài sản đảm bảo không chính xác dẫn đến việc cấp tín dụng quá thấp, không đáp ứng đủ nhu cầu của dự án hoặc cấp tín dụng quá cao gây rủi ro cho khoản vay. Do đó cán bộ thẩm định tín dụng phải thu thập và xử lý thông tin một cách khách quan, toàn diện nhằm đánh giá đúng thực chất tính khả thi của dự án về mặt kinh tế, đánh giá đúng tình hình tài chính của khách hàng và tài sản đảm bảo nợ vay cũng nhƣ ƣớc lƣợng khả năng quản lý và kiểm soát rủi ro có thể xảy ra của khách hàng. 2. Vai trò của thẩm định tín dụng: - Giúp đánh giá đƣợc mức độ tin cậy của phƣơng án sản xuất hoặc dự án đầu tƣ mà khách hàng đã lập và nộp cho ngân hàng khi làm thủ tục vay vốn. - Phân tích và đánh giá đƣợc mức độ rủi ro của dự án khi quyết định cho vay. - Giúp cho cán bộ tín dụng và lãnh đạo ngân hàng có căn cứ vững vàng, tin cậy để mạnh dạn ra quyết định cấp tín dụng hay không và giảm đƣợc hai sai lầm cơ bản khi quyết định cho vay: (1) cho vay một dự án kém hiệu quả, không có khả năng trả nợ và (2) từ chối cho vay một dự án tốt, có hiệu quả kinh tế cao. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan