Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương A420 tim hieu chu trinh mua hang_ phai tra_chi tien...

Tài liệu A420 tim hieu chu trinh mua hang_ phai tra_chi tien

.DOC
5
811
146

Mô tả:

CÔNG TY A420 1/5 Tên khách hàng: Tên Ngày khóa sổ: Nội dung: TÌM HIỂU CHU TRÌNH MUA HÀNG, PHẢI TRẢ, TRẢ TIỀN Ngày Người thực hiện Người soát xét 1 Người soát xét 2 A. MỤC TIÊU: (1) Xác định và hiểu được các giao dịch và sự kiện liên quan tới chu trình KD quan trọng; (2) Đánh giá về mặt thiết kế và thực hiện đối với các thủ tục kiểm soát chính của chu trình KD này; (3) Quyết định xem liệu có thực hiện kiểm tra hệ thống KSNB; (4) Thiết kế các thủ tục kiểm tra cơ bản phù hợp và có hiệu quả. B. CÁC BƯỚC CÔNG VIỆC THỰC HIỆN: 1. Hiểu biết về các khía cạnh kinh doanh chủ yếu liên quan tới mua hàng, phải trả và trả tiền Các thông tin khía cạnh kinh doanh liên quan chủ yếu tới mua hàng, phải trả và trả tiền bao gồm, nhưng không giới hạn, các thông tin sau: Các loại hàng hóa hoặc nguyên vật liệu chủ yếu mà DN thường mua (phân loại theo cách thức phù hợp với nhu cầu quản lý của DN), các đặc thù của hàng DN mua (chủng loại, giá trị, hàng thời vụ, hàng dễ hư hỏng, hàng có sẵn trên thị trường hay đặc thù riêng…); các phương thức mua hàng của DN (nhập khẩu, mua trong nước, đấu thầu, chỉ định thầu), mua qua nhà cung cấp cố định hay vãng lai; các nhà cung cấp chủ yếu của DN; phương thức lựa chọn nhà cung cấp; DN và các nhà quản lý chủ chốt có độc lập với các nhà cung cấp chủ yếu hay không; các cam kết mua hàng và các hợp đồng mua dài hạn; chu trình thanh toán; các tài sản thế chấp; chính sách cấp tín dụng thương mại của nhà cung cấp, chiết khấu, giảm giá; thanh toán cho nhà cung cấp bằng tiền mặt hay tiền gửi, tỷ lệ của mỗi loại giao dịch; các thủ tục kiểm soát đối với việc thanh toán bằng tiền mặt… Chương trình kiểm toán mẫu (Áp dụng chính thức từ kỳ kiểm toán năm 2010/2011) (Ban hành theo Quyết định số 1089/QĐ-VACPA ngày 01/10/2010 của Chủ tịch VACPA) A420 2/5 2. Hiểu biết về chính sách kế toán áp dụng Chính sách kế toán áp dụng đối với mua hàng, phải trả và trả tiền: thời điểm ghi nhận HTK, phải trả nhà cung cấp; cơ sở cho việc ghi nhận các ước tính kế toán và xét đoán sử dụng; chính sách đối với việc đánh giá các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ, phân loại các khoản nợ phải trả thành ngắn hạn và dài hạn; so sánh chính sách kế toán áp dụng có phù hợp với quy định của chuẩn mực, chế độ kế toán; chính sách kế toán có được áp dụng nhất quán; các thay đổi chính sách kế toán và ước tính kế toán có được trình bày phù hợp… 3. Mô tả chu trình “mua hàng, phải trả và trả tiền” Chu trình “mua hàng, phải trả và trả tiền” được mô tả như sau: sử dụng phương pháp trần thuật (narrative) hoặc sơ đồ (flowchart) để mô tả lại chu trình “mua hàng, phải trả và trả tiền” của doanh nghiệp. Khi mô tả chu trình, cần lưu ý các thông tin sau cần được trình bày: (1) các loại nghiệp vụ trọng yếu của chu trình từ giai đoạn thực hiện nghiệp vụ, ghi chép nghiệp vụ và bảo vệ các tài sản liên quan, (2) các thủ tục kiểm soát chính của DN đối với chu trình này; (3) thẩm quyền phê duyệt của các bộ phận, phòng ban đối với các khâu trong chu trình; (4) các tài liệu và báo cáo chính được sử dụng cho mục đích kiểm soát trong chu trình (5) lưu ý về việc phân công phân nhiệm trong chu trình, đảm bảo ghi nhận việc một người đảm nhiệm nhiều khâu trong một chu trình (nếu có). Chương trình kiểm toán mẫu (Áp dụng chính thức từ kỳ kiểm toán năm 2010/2011) (Ban hành theo Quyết định số 1089/QĐ-VACPA ngày 01/10/2010 của Chủ tịch VACPA) A420 3/5 4. Soát xét về thiết kế và triển khai các thủ tục kiểm soát chính Lựa chọn hoặc mô tả một hoặc một số thủ tục kiểm soát chính áp dụng để ngăn ngừa và phát hiện kịp thời sai sót có thể xảy ra (Key controls) Các sai sót có thể xảy ra (What can go wrong?) Đánh giá về mặt thiết kế Kết luận xem thủ tục kiểm soát chính có được thực hiện Tham chiếu tới tài liệu thủ tục kiểm tra bằng quan sát hoặc điều tra 1. Mục tiêu kiểm soát: Các khoản mua hàng hóa và dịch vụ của DN là có thật  Đối chiếu độc lập đơn đặt hàng, phiếu nhập kho và hóa đơn của nhà cung cấp  Kiểm kê HTK định kỳ cho một số mặt hàng và so sánh với số liệu kế toán.  Các thủ tục khác (mô tả):  Gửi thư xác nhận cho nhà cung cấp  Thực hiện các thủ tục phân tích, xu hướng và sự khác biệt  Các thủ tục khác (mô tả): 1.1 Các khoản mua hàng hóa và dịch vụ ghi sổ chưa thực nhận hoặc chưa được thực hiện 1.2 Phiếu nhập hàng được lập và ghi chép cho các hàng hóa và dịch vụ không đặt hàng hoặc chưa nhập (1) Thủ tục kiểm soát được thiết kế phù hợp để đạt mục tiêu kiểm soát (1) Thủ tục kiểm soát đã được thực hiện. (2) Thủ tục kiểm soát chưa được thiết kế phù hợp để đạt mục tiêu kiểm soát. (2) Thủ tục kiểm soát chưa được thực hiện 1.3 Các khoản mua hàng và dịch vụ không có thật được ghi chép vào sổ sách 2. Mục tiêu kiểm soát: Các khoản trả tiền nhà cung cấp được lập, ghi chép và phê chuẩn đúng đắn  Đối chiếu độc lập tổng số tiền đã thanh toán theo séc và tổng số tiền thanh toán ghi sổ  Tất cả các khoản thanh toán phải có hóa đơn của nhà cung cấp được phê chuẩn hoặc các tài liệu được ủy quyền khác  Các thủ tục khác (mô tả): 2.1 Các khoản trả tiền cho nhà cung cấp có thể là giả, được ghi chép hơn một lần Chương trình kiểm toán mẫu (Áp dụng chính thức từ kỳ kiểm toán năm 2010/2011) (Ban hành theo Quyết định số 1089/QĐ-VACPA ngày 01/10/2010 của Chủ tịch VACPA) A420 4/5 Lựa chọn hoặc mô tả một hoặc một số thủ tục kiểm soát chính áp dụng để ngăn ngừa và phát hiện kịp thời sai sót có thể xảy ra (Key controls) Các sai sót có thể xảy ra (What can go wrong?) Đánh giá về mặt thiết kế Kết luận xem thủ tục kiểm soát chính có được thực hiện Tham chiếu tới tài liệu thủ tục kiểm tra bằng quan sát hoặc điều tra 3. Mục tiêu kiểm soát: Tất cả hàng hóa và dịch vụ mà DN đã nhận được phản ánh đầy đủ trong BCTC  Kiểm soát số học, đối chiếu độc lập giữa phiếu nhập hàng, đơn đặt hàng và hóa đơn mua hàng trước khi ghi nhận  Lập báo cáo toàn bộ hàng hóa và dịch vụ mua đã nhận và đối chiếu với kế toán  Các thủ tục khác (mô tả): 3.1 Các khoản mua hàng hóa và dịch vụ nhận được có thể chưa được ghi sổ kế toán 4. Mục tiêu kiểm soát: Các khoản mua hàng hóa và dịch vụ của DN được thực hiện đúng đắn về giá cả, chất lượng và số lượng  Yêu cầu mua hàng hóa và dịch vụ phải được phê chuẩn của cấp có thẩm quyền trước khi mua.  Thực hiện đấu thầu hoặc chào hàng cạnh tranh đối với các khoản mục lớn  Các đơn đặt hàng được đánh số trước để tiện cho việc đối chiếu và kiểm tra độc lập  Chỉ đặt hàng ở các nhà cung cấp có uy tín  Các thủ tục khác (mô tả): 4.1 Các khoản mua hàng hóa và dịch vụ ghi sổ có thể được thực hiện với các điều khoản không thuận lợi Chương trình kiểm toán mẫu (Áp dụng chính thức từ kỳ kiểm toán năm 2010/2011) (Ban hành theo Quyết định số 1089/QĐ-VACPA ngày 01/10/2010 của Chủ tịch VACPA) A420 5/5 C. TỔNG HỢP VÀ KẾT LUẬN 1. Các rủi ro phát hiện KTV cần tổng hợp các rủi ro trọng yếu phát hiện trong quá trình thực hiện các bước công việc từ 1-4 ở trên vào bảng dưới đây: Mô tả rủi ro Cơ sở dẫn liệu TK ảnh hưởng Thủ tục kiểm toán cần thực hiện 2. Kết luận về KSNB của chu trình (1) Hệ thống KSNB đối với chu trình mua hàng, phải trả và trả tiền nhìn chung đã được thiết kế phù hợp với mục tiêu kiểm soát và đã được triển khai thực hiện?   Có Không (2) Có thực hiện kiểm tra tính hoạt động hữu hiệu (kiểm tra hệ thống KSNB) đối với chu trình này không?   Có [trình bày việc kiểm tra vào Mẫu C210] Không [thực hiện kiểm tra cơ bản ở mức cao] Lý do của việc Có/Không kiểm tra hệ thống KSNB: Chương trình kiểm toán mẫu (Áp dụng chính thức từ kỳ kiểm toán năm 2010/2011) (Ban hành theo Quyết định số 1089/QĐ-VACPA ngày 01/10/2010 của Chủ tịch VACPA)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan