Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ 80.cacvandechungvegiaoduchocmamnon...

Tài liệu 80.cacvandechungvegiaoduchocmamnon

.DOCX
63
216
79

Mô tả:

CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁO DỤC HỌC MẦM NON CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁO DỤC HỌC MẦM NON Biên soạn: Vũ Thị Ngân LỜI NÓI ĐẦU Những bài viết trong giáo trình này gồm một số vấn để cơ bản về lý luận giáo dục mầm non, nhằm giúp giáo viên mầm non nắm được nhiệm vụ, nội dung, nguyên tắc phương pháp và phương tiện giáo dục toàn diện cho trẻ em nhà trẻ và mẫu giáo. Giáo trình này được biên soạn theo tinh thần đổi mới của chương trình liên thông đào tạo giáo viên nhà trẻ - mẫu giáo có trình độ cao đẳng đại học mầm non. Lần đầu tiên giáo trình được biên soạn nên không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp xây dựng của bạn đọc để giáo trình ngày càng được hoàn thiện hơn. Chân thành cảm Tác ơn, giả Vũ Thị Ngân Chương 1: NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA GIÁO DỤC MẦM NON Bài 1: GIÁO DỤC THỂ LỰC CHO TRẺ MẦM NON Giáo dục và phát triển thể lực hải hòa cân đối khoẻ mạnh cho trẻ mầm non là một trong những mặt quan trọng của giáo dục mầm non, nhằm đáp ứng mục tiêu hình thành cơ sở ban đầu nhân cách con người mới XHCH Việt Nam. Để hiểu biết đấy đủ về các nhiệm vụ nội dung giáo dục thể lực cho trẻ mầm non cần phải nắm vững một số khái niệm sau đây. I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ GIÁO DỤC THỂ LỰC 1. Nền văn hóa thể dục thể thao và giáo dục thể lực a. Nền văn hoá thể dục thể thao là gì? Nền văn hóa thể dục thể thao là một bộ phận của nền văn hóa chung của dân tộc, của xã hội, nó tồn tại dưới dạng các hoạt động, các giá trị vật chất và tinh thần đã được xây dựng, tích lũy lâu đời và sử dụng để hoàn thiện và phát triển thể lực cho mọi người: Ví dụ như cơ sở vật chất hoạt động vệ sinh môi trường và cá nhân, hoạt động thể dục thể thao, thi đấu... b. Giáo dục thể lực là gì? Giáo dục thế lực về mặt nào đó được hiểu như là việc tổ chức hoạt động chiếm lĩnh nền văn hóa thể dục thể thao, nhằm hoàn thiện và phát triển thế chất cho mỗi cá nhân. 2. Hoàn thiện thể lực là gì? Hoàn thiện thể lực là mức độ phát triển sức khỏe, thể lực hài hòa cân đối phù hợp một cách tối ưu với những yêu cầu của lịch sử xã hội quy định. 3. Phát triển thể lực là gì? Là quá trình sinh học đặc trưng bởi việc hình thành thay đổi hình dạng, chức năng và phẩm chất cơ thể con người. a. Xác định mức độ phát triển thể lực người ta dựa vào các biểu hiện sau (còn được gọi là các chỉ số phát triển thể lực): - Số kg cân nặng - Số đo chiều cao - Số đo các vòng đầu, vòng ngực, vòng mông và tỷ lệ cân đối của chúng - Hình thể bên ngoài: màu sắc, da, tóc, tư thế đi đứng... b. Sự phát triển thể lực được diễn ra theo quy luật khách quan của tự nhiên quy luật thống nhất giữa cơ thể và môi trường sống, quy luật thay đổi về chất lượng... c. Sự phải triển thể lực còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện sống và giáo dục. Ngay từ lúc mới sinh sự thay đổi các tác động giáo dục thể lực dẫn tới thay đổi về phát triển thể lực, thay đổi các chỉ số phát triển thể lực... d. Khi nói đến sự phát triển thể lực, người ta thưởng nói tới mức độ phát triển thể lực của mỗi cá nhân so với yêu cầu của giáo dục thể lực qua mỗi giai đoạn phát triển theo tứa tuổi: 1 tuổi, 2 tuổi, bé, nhỡ, lớn ở mẫu giáo... (xem các yêu cầu chuẩn về phát triển thể lực trong các chương trình giáo dục nhà trẻ và mẫu giáo). Như vậy giáo dục thể lực cho trẻ mầm non là một bộ phận quan trọng trong quá trình giáo dục và phát triển cơ sở ban đầu nhân cách trẻ, nó là quá trình sư phạm được tổ chức hướng tới việc hoàn thiện về cấu tạo về chức năng của cơ thể, bảo vệ, rèn luyện sức khỏe vả phát triển các năng lực phẩm chất thể lực, vận động cho trẻ em. II. Ý NGHĨA VÀ MỐI LIÊN HỆ CỦA GIÁO DỤC THỂ LỰC VỚI CÁC MẶT GIÁO DỤC KHÁC 1. Ý nghĩa: - Giáo dục thể lực là nền tảng ban đầu để thực hiện mục tiêu giáo dục và phát triển toàn diện hài hòa nhân cách cho trẻ nhà trẻ và mẫu giáo. - Sự phát triển tâm lý và hoạt động của trẻ phụ thuộc và trạng thái thể lực của trẻ - Khi thực hiện các nhiệm vụ giáo viên cần phải lưu ý đến sức khỏe, năng lực, phẩm chất thể lực của mỗi trẻ 2. Mối liên hệ giữa giáo dục thể lực với các mặt giáo dục khác Xuất phát từ sự thống nhất giữa mục tiêu giáo dục mầm non với các nhiệm vụ giáo dục toàn diện, giữa mặt sinh học với xã hội trong cấu trúc của nhân cách và các yếu tố của sự phát triển nhân cách.. Giáo dục thể lực có thể có những ảnh hưởng tích cực lên sự phát triển ý thức, hành vi và tình cảm của trẻ. Bởi vì những tác động của một trong các yếu tố đều ảnh hưởng lên toàn bộ sự phát triển nhân cách chung của trẻ. a. Giáo dục thể lực với giáo dục trí tuệ - Giáo dục ở trẻ sức khỏe dồi dào và thể lực tốt, khả năng thích nghi và làm việc cao là điều kiện cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ giáo dục trí tuệ và giúp trẻ em tích cực tham gia vào các hoạt động nhận thức và các hoạt động thực tiễn sinh hoạt khác. - Sự phát triển vận động của cơ thể, của tay có ảnh hường tới sự phát triển các trung khu thần kinh vận động của vỏ bán cầu đại nào và ảnh hưởng quan trọng tới việc phát triển tư duy, ngôn ngữ. Vận động làm tích cực hóa các hoạt động của hệ thống cơ quan phân tích, cảm giác... - Giáo dục thể lực phát triển khả năng định hướng trong không gian của trẻ.... - Giáo dục thể lực góp phần mở rộng và phát triển trí tuệ, khả năng hiểu biết của trẻ em về các trí thức chuyên biệt, các hoạt động thể dục thể thao và bảo vệ sức khỏe. b. Giáo dục thể lực với giáo dục đạo đức - Giáo dục thể lực góp phần hình thành ở trẻ em biểu tượng về các hành vi và: chuẩn mực đạo đức như sự dũng cảm, tính thật thà, cẩn thận... - Các bài tập thể dục được luyện tập một cách hệ thống, góp phần phát triển ở trẻ các phẩm chất ý chí của cá nhân như tính độc lập tích cực, kiên quyết, dũng cảm,... Đồng thời tạo cho trẻ nhiều xúc cảm, tình cảm hứng thú, qua đó giúp trẻ hình thành tính tổ chức, tính kỷ luật,… - Giáo dục thể lực được thực hiện dưới nhiều hình thức như: tập thể, nhóm... nên giáo dục thể lực tạo điều kiện hình thành và giáo dục, tính tập thể, tinh thần giúp đỡ bạn. c. Giáo dục thể lực với giáo dục thẩm mỹ - Góp phấn hình thành ở trẻ biểu tượng về cái đẹp qua hình dáng, qua tác phong, tư thế đứng đi, vận động của trẻ em. - Giáo dục thể lực hình thành xúc cảm, tình cảm thẩm mỹ, đồng thời thúc đẩy trẻ lòng ham muốn tạo ra cái đẹp qua việc chăm sóc thân thể, giữ tư thế đẹp, biểu diễn các bài tập thể dục diễn cảm, ăn khớp nhạc... d. Giáo dục thể lực với giáo dục lao động - Giáo dục thể lực phát triển các phẩm chất của cơ thể, của vận động, phát triển sức khỏe như nhanh nhẹn, khéo léo, sức bền. Đây là điều kiện để tổ chức lao động độc lập cho trẻ em. - Giáo dục thể lực góp phần giáo dục các thói quen vệ sinh, trật tự, tinh thần khắc phục khó khăn, cố gắng thực hiện các công việc được giao, giúp cho việc hội lĩnh các thao tác lao động của trẻ em được tốt hơn. III. NHIỆM VỤ GIÁO DỤC THỂ LỰC CHO TRẺ EM TUỔI MẦM NON Nhiệm vụ gáo dục thể cho trẻ mầm non được xác định từ mục tiêu giáo dục mầm non và những đặc đểm phát trển sinh lý của trể em từ 0-6 tuổi. Các nhiệm vụ giáo dục thể lực cho trẻ em tuổi mầm non bao gồm: 1. Nhiệm vụ bảo vệ sức khoẻ Bảo vệ cuộc sống, đấu tranh với bệnh tật, nâng cao sức đề kháng của cơ thế đối với sự thay đổi của môi trường; phát triển đúng lúc tất cả các hệ thống cơ quan, hình thành vòm bàn chân, tư thế đứng, góp phần phát triển hài hòa về thể lực cho trẻ em. 2. Nhiệm vụ giáo dưỡng - Hình thành ở trẻ những kiến thức ban đầu gắn liền với các giờ học thể dục và lĩnh hội kỹ năng kỹ xảo, quy tắc vệ sinh trật tự cho trẻ em - Hình thành và rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo, thói quen vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường xã hội - Hình thành và rèn luyện các vận động cơ bản cần thiết cho cuộc sống, đồng thời làm cơ sở cho các hoạt động thể dục thể thao sau này. 3. Nhiệm vụ giáo dục và phát triển thể lực - Giáo dục và phát triển các thói quen, phẩm chất tâm lý cá nhân - Giáo dục các quá trình tâm lý các cơ quan cảm giác vận động các phẩm chất của thể lực: sức bền, mềm dẻo khéo léo, nhịp nhàng của vận động IV. NỘI DUNG GIÁO DỤC THỂ LỰC CHO TRẺ EM Nội dung giáo dục thể lực được thể hiện trong chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ qua nội dung kiến thức kỹ năng kỹ xảo trên giờ học thể dục, cụ thể trong các hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh, sinh hoạt hàng ngày của trẻ. * Nội dung giáo dục thể lực bao gồm: 1. Hệ thống các kiến thức, kỹ năng, kĩ xảo thói quen về vệ sinh trật tự trong khi ăn sử đụng thìa bằng tay phải, nhai kỹ, ăn gọn gàng,...), khi làm vệ sinh cá nhân (rửa tay, chải đầu, mặc quần áo,...), vệ sinh môi trường (lớp học, phòng ngủ, phòng chơi, sân chơi,...). 2. Các kiến thức kỹ năng kỹ xảo trong các bài tập phát triển thể lực cho trẻ bao gồm: - Bài tập phát triển chung: thở, tay chân, lườn, bụng, toàn thân - Bài tập vận động cơ bản: đi, chạy, nhảy, bò, trườn, ném, thăng bằng... - Bài tập đội hình đội ngũ: xếp hàng thẳng, hàng ngang, 2 hàng, - Trò chơi vận động, trò chơi vận động giải trí - Các bài tập mang tính chất thể thao: bơi, nhịp điệu, đi xe đạp, đánh cầu lắc vòng... 3. Công tác phòng chống bệnh tật và tai nạn cho trẻ. V. VÀI NÉT VỀ PHƯƠNG TIỆN GIÁO DỤC THỂ LỰC CHO TRẺ EM Để thực hiện được nhiệm vụ nội dung giáo dục thể lực cho trẻ, trường mầm non sử dụng các phương tiện giáo dục thể lực sau đây: 1. Phương tiện vệ sinh: Chế độ sinh hoạt đúng đắn chế độ dinh dưỡng hợp lý, giữ gìn vệ sinh môi trường và hình thành kỹ năng kỹ xảo vệ sinh thân thể, vệ sinh cá nhân cả nề nếp trật tự xung quanh. a. Chế độ sinh hoạt hợp lý đúng đắn và vai trò của nó trong việc giáo dục thể lực cho trẻ mầm non * Chế độ sinh hoạt hợp lý, đúng là gì? - Chế độ sinh hoạt đúng hợp lý là việc tổ chức tiến hành luân phiên hợp lý, khoa học các quá trình ăn, thức, ngủ và các hoạt động khác nhau của trẻ em được lặp đi lặp lại hàng ngày theo một thứ tự nhất định, phù lợp với đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ các lứa tuổi. * Biểu hiện của chế độ sinh hoạt đúng là gì? Chế độ sinh hoạt đúng được thể hiện như: - Chế độ sinh hoạt phải phù hợp một cách tối ưu với các hoạt động thức và ngủ để giúp trẻ ngủ đủ giấc, sâu và thoải mái, qua đó các chức năng và hoạt động của hệ thần kinh được phục hôì nhanh,trẻ không có biểu hiện căng thẳng, kích động, ức chế. - Trẻ tích cực độc lập chú ý, hứng thú tham gia vào các hoạt động vui chơi, học tập, giao tiếp... không có biểu hiện quấy khóc, quậy phá, mất chú ý, ngủ gật... - Trẻ thoải mái, cân bằng, từ tốn, nề nếp, ăn ngon miệng, ăn hết,… * Vai trò của chế độ sinh hoạt hợp lý, đúng: - Chế độ sinh hoạt hợp là đúng đắn giúp cho giáo viên chủ động trong công việc dễ dàng hình thành ở trẻ các thói quen vệ sinh trật tự, ăn, ngủ đúng giờ, xúc miệng rửa tay, - Chế độ sinh hoạt đúng giúp trẻ phát triển các phẩm chất cá nhân: tính tích cực, độc lập, tổ chức kỷ luật sôi nổi, phấn khởi, hồn nhiên, tạo được tâm trạng tốt để tham gia vào các hoạt động ăn, thức, ngủ, học tập, vui chơi,… b. Chế độ dinh dưỡng hợp lý và vai trò của nó trong việc giáo dục thể lực cho trẻ. * Chế độ dinh dưỡng hợp lý là gì? - Chế độ dinh dưỡng hợp lý là chế độ ăn uống đảm bảo cung cấp cho cơ thể trẻ lượng kalo nhất định để phát triển và đảm bảo đầy đủ theo tỷ lệ hợp lý giữa thành phần các chất dinh dưỡng, đảm bảo đầy đủ muối khoáng, vitamin, đồng thời thực hiện đúng các bữa ăn phù hợp với đặc điểm tâm lý của trẻ theo lứa tuổi. * Biểu hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý - Lượng kalo: trẻ nhà trẻ 1800 kcal, trẻ mẫu giáo 1500 kcal, nếu ăn một bữa khoảng 600-800 kcal - Đủ chất đạm. mỡ, bột, đường tỷ lệ 1:1:4 - Đủ muối khoáng và vitamin - Đủ nước uống - Ăn đúng giờ. ăn hết xuất, ngon miệng - Vệ sinh chế biến, ăn uống đảm bảo sạch sẽ.. * Vai trò của chế độ dinh dưỡng hợp lý là một trong những nguồn gốc của cuộc sống trẻ, nó đảm bảo cho trẻ có một thể lực phát triển tốt: đảm bảo cho hoạt động trao đổi chất trong cơ thể, phát triển của cơ thể,.... - Chế độ dinh dưỡng hợp giúp lý phòng ngừa được bệnh tật, tăng sức đề kháng của cơ thể. - Tạo trạng thái tâm lý tích cực để trẻ tham gia vào các hoạt động khác. c. Giáo dục kỹ năng, kỹ xảo, thói quen vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường Giáo dục kỹ năng kỹ xảo, thói quen vệ sinh thân thể, tự giữ gìn vệ sinh trong các giờ ăn, ngủ và trong phòng ăn ở, phòng chơi, sân trường ở gia đình là góp phần bảo vệ sức khỏe, phòng chống bệnh tật. Thực hiện cơ sở ban đầu chương trình giáo dục sức khỏe cho mọi người. 2. Các phương tiện thiên nhiên để rèn luyện cơ thể trẻ a. Các phương tiện thiên nhiên để rèn luyện cơ thể trẻ là gì? Các phương tiện thiên nhiên để rèn luyện cơ thể như không khí, nước, ánh sáng mặt trời mà người lớn sử dụng để luyện tập khả năng thích nghi với sự thay đổi của thời tiết khí hậu,... rèn luyện thể lực cho trẻ em. b. Vai trò của các phương tiện thiên nhiên. - Các phương tiện thiên nhiên giúp cho việc nâng cao khả năng phòng chống bệnh tật, rèn luyện và bảo vệ sức khoẻ của trẻ. - Các phương tiện thiên nhiên nâng cao hoạt động của các hệ cơ quan, giúp hoạt động trao đổi chất của cơ thể, giúp cơ thể lớn lên và phát triển. - Tạo trạng thái tích cực, sảng khoái, vui vẻ để trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động khác. 3. Các bài tập thể dục và xoa bóp a. Các bài tập thể dục và xoa bóp là các hành động chuyên biệt, là các dạng hoạt động vận động dùng để giải quyết các nhiệm vụ giáo dục thể lực cho trẻ em. Xoa bóp là một dạng bài tập thể dục, bài tập vận động thụ động. b. Vai trò của các bài tập thể dục và xoa bóp - Các bài tập thể dục và xoa bóp góp phần thúc đẩy sự phát triển, hoàn thiện cấu tạo chức năng các hệ cơ quan của cơ thể. - Các bài tập thể dục và xoa bóp góp phần tăng cường hoạt động trao đổi chất, đảm bảo cho sự lớn lên và phát triển của cơ thể. - Các bài tập thể dục và xoa bóp thúc đẩy hoạt động của các cơ quan cảm giác vận động, đảm bảo sự cân bằng của hệ thần kinh. Dựa vào mức độ thực hiện các bài tập thể dục, vận động của trẻ em để đánh giá sự phát triển thể lực của trẻ em. VI. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG GIÁO DỤC THỂ LỰC CHO TRẺ THEO LỨA TUỔI 1. Vài nét về cơ sở của nhiệm vụ và nội dung giáo dục thể lực cho trẻ Cơ sở của nhiệm vụ và nội dung giáo dục thể lực là đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo. - Sự phát triển của các hệ cơ quan với tốc độ nhanh - Tính dễ tổn thương, chưa hoàn thiện của cơ thể và các hệ cơ quan (về cấu tạo và chức năng) - Khả năng chịu đựng và thích nghi kém - Mối quan hệ giữa sự phát triển thể lực và tâm lý... 2. Nhiệm vụ và nội dung chương trình giáo dục thể lực cho trẻ nhà trẻ. a. Nhiệm vụ nội dung chương trình giáo dục thể lực cho trẻ nhà trẻ a1. Niệm vụ giáo dục thể lực cho trẻ 1 tuổi - Giữ gìn trạng thái phức cảm hớn hở, thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ cơ thể, nâng cao hoạt động của các hệ cơ quan - Giáo dục các thói quen đơn giản như dễ chịu, sạch sẽ - Phát triển các cơ bắp lớn, làm cơ sở cho việc phát triển các vận động bò, đứng... và phát triển các cơ tay, bàn tay * Nội dung chương trình giáo dục thể lực cho trẻ em 1 tuổi - Nội dung chương trình vận động - Nội dung chương trình chăm sóc vệ sinh ăn uống cho trẻ chú ý thực hiện các công việc vệ sinh chăm sóc cho trẻ theo thứ tự để tập cho trẻ quen dần với các nề nếp ăn uống vệ sinh, cụ thể ăn bột, uống sữa, đi vệ sinh… nên thay ngay quần áo khi trẻ bị nôn trớ, tiểu ướt… a2. Nhiệm vụ, nội dung giáo dục thể lực cho trẻ 2 – 3 tuổi - Nhiệm vụ giáo dục thể lực - Cung cấp, mở rộng và rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo và thói quen ăn uống vệ sinh - Hình thành các vận động của trẻ như đi, bò, ném, chạy… - Phát triển và giáo dục tính độc lập khi thực hiện các kỹ năng, kỹ xảo, vệ sinh, ăn uống và các vận động phát triển sự khéo léo của vận động, vận động theo hiệu điều khiển, phát triển khả năng định hướng trong không gian - Tiếp tục nâng cao hoạt dộng của các hệ cơ quan, phòng chống bệnh tât… * Nội dung chương trình - Rèn luyện thói quen vệ sinh trong khi ăn uống: không ngậm cháo, cơm lâu, không vừa ăn vừa nghịch phá, không cho chân lên ghế… phòng chống truyền nhiễm, phòng tai nạn - Tập thói quen rửa tay, đeo yếm trước khi ăn, tự xúc ăn, ăn từ tốn, nhai kỹ… sử dụng thìa, bát, ly cá nhân… các kỹ năng, thói quen sinh hoạt hàng ngày: đội nón, mang giày dép, ăn mặc,… * Nội dung chương trình tập vận động cho trẻ 2 tuổi - Các bài tập phát triển chung - Các trò chơi vận động - Các bài tập vận động cơ bản. * Nội dung chương trình tập ăn riêng cho trẻ 3 tuổi Lưu ý: Để thực hiện nhiệm vụ, nội dung giáo dục thể lực như đã nêu ở trên, giáo viên mẫu giáo tổ chức thực hiện qua các hình thức, phương tiện và các phương pháp giáo dục như dạy kỹ năng, phương pháp lĩnh hội kiến thức biểu tượng, phương pháp khuyến khích động viên... * Cụ thể: - Giờ chăm sóc ăn ngủ vệ sinh hàng ngày giáo viên làm mẫu hoặc cùng làm với trẻ. Hướng dẩn chỉ dẫn cho cá nhân hoặc nhóm trẻ. Tạo các tình huống, các bài tập giúp trẻ tích cực độc lập vận dụng - Ở giờ chơi tập có mục đích, giáo viên dạy trẻ kỹ năng, kỹ xảo, thói quen vận động, các bài tập phát triển chung, các trò chơi vận động: giáo viên làm mẫu, hướng dẫn chỉ dẫn; tổ chức các trò chơi… - Đối với trẻ 3 tuổi, ngoài các hình thức trên giáo viên còn tổ chức các hình thức giao việc, lao động tự phục vụ... b. Nhiệm vụ và nội dung giáo dục thể lực cho trẻ em mẫu giáo * Các nhiệm vụ giáo dục thể lực cho trẻ em mẫu giáo - Tiếp tục rèn luyện cơ thể và hoạt động của các hệ cơ quan, hình thành tư thế đứng và vòm bàn chân để phát triển cơ thể trẻ hài hòa cân đối khỏe mạnh: - Củng cố và mở rộng các kỹ năng, kỹ xảo vệ sinh, giáo dục thói quen sạch sẽ, ngọn ngàng, trật tự vệ sinh. - Hình thành các kỹ xảo của các vận động cơ bản, cáo bài tập thể dục thể thao, hình thành các kỹ năng thực hiện các vận động trong tập thể theo điểu khiển bằng hiệu lệnh. * Phát triển các tố chất vận động: khéo léo, nhanh nhẹn, sự phối hợp giữa có vận động, sức bền, sức chịu đựng cao... - Nội dung chương trình giáo dục thể lực + Kỹ năng nề nếp văn minh, trật tự trong giờ ăn, ngủ, vệ sinh hàng ngày, phòng tai nạn, phòng bệnh, mệt mỏi + Chương trình tập vận động cho trẻ em + Chế độ sinh hoạt một ngày (chế độ ăn ngủ...) - Các phương tiện: + Chế độ sinh hoạt, ăn uống dinh dưỡng + Kỹ năng, kỹ xảo vệ sinh - Các bài tập thể dục Câu hỏi và bài tập 1. Giáo dục thể lực là gì? Phát triển thể lực là gì? Biểu hiện của nó đọc, ghi chép các chỉ số chuẩn về sự phát triển thể lực của trẻ em từ 0 – 6 tuổi. 2. Ý nghĩa và mối liên hệ giữa giáo dục thể lực với các mặt giáo dục khác. 3. Có các nhiệm vụ và nội dung giáo dục thể lực nào cho trẻ em mẫu giáo – Đọc, ghi chép các nhiệm vụ, nội dung giáo dục thể lực cho trẻ em từ 0 – 6 tuổi. 4. Trình bày các phương tiện giáo dục thể lực cho trẻ em từ 0 – 6 tuổi. 5. Xem lại các phương pháp giáo dục nói chung (chương 1) và liên hệ với giáo dục thể lực. Tài liệu sử dụng - Các sách giáo khoa giáo dục học mẫu giáo - Các chương trình chăm sóc giáo dục trẻ từ 0 – 36 tháng và mẫu giáo bé, nhỡ, lớn - Quyết định 55 Thảo luận thực hành - Ôn các phần đã học trong đề cương bài giảng (sơ lược) - Thảo luận - báo cáo các yêu cầu chuẩn (chỉ số) phát triển chung về thể lực cho trẻ em từ 0-6 tuổi - Thảo luận - báo cáo các nhiệm vụ, nội dung thể lực từ 0-6 tuổi. Bài 2: GIÁO DỤC TRÍ TUỆ CHO TRẺ MẦM NON A. CÁC KHÁI NIỆM CHUNG I. NỘI DUNG CÁC KHÁI NIỆM TRÍ TUỆ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ 1. Giáo dục trí tuệ là gì? a. Trí tuệ: Trí tuệ là khả năng nhặn thức, khả năng suy xét hiện thực xung quanh bằng não người. b. Giáo dục trí tuệ là gì? Giáo dục trí tuệ là hệ thống các tác động sư phạm nhằm mục đích phát triển trí tuệ cho trẻ em: mở rộng các kiến thức kinh nghiệm lịch sử, xã hội, nâng cao năng lực hiểu biết và nhận thức sáng tạo của trẻ em. 2. Sự phát triển của trí tuệ là gì? Phát triển của trí tuệ tả sự thay đổi về số lượng và chất lượng trong hoạt động trí tuệ của trẻ em, phù hợp với lứa tuổi, với vốn kinh nghiệm của bản thân trẻ, duới tác động của giáo dục từ phía người lớn. a. Sự phát triển trí tuệ được biểu hiện qua các mặt sau: - Sự thay đổi về số lượng, nội dung tính chất của các kiến thức (rời rạc, riêng lẻ, cụ thể hay hệ thống, khái quát,...) - Sự phát triển năng lực nhận thức, năng lực lựa chọn cách thức, các phương pháp, biện pháp để nhận thức và phát triển năng lực tự nhận thức... - Sự phát triển của các quá trình tự nhận thức - Sự thay đổi phát triển các phẩm chất trí tuệ như hứng thú tích cực nhận thức ham học hỏi, óc quan sát; óc phê phán đánh giá khách quan... b. Sự phát triển trí tuệ còn được xem như là một mức độ hoạt động nhận thức của con người về thế giới xung quanh (về tự nhiên và xã hội...) - Mức độ phát triển trí tuệ phụ thuộc vào lứa tuổi và giáo dục - Sự phát triển trí tuệ còn được coi là các yêu cầu (yêu cầu chuẩn, yêu cầu tối thiểu) là mục tiêu, kết quả của quá trình giáo dục trí tuệ và được ghi lại trong ức tài liệu hướng dẫn quá trình giáo dục trẻ mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo (tài liệu: Nghị định 55 - Các chương trình chăm sóc giáo dục trẻ từ 0-3 tuổi, 3-4 tuổi, 4-5 tuổi, 5-6 tuổi). II. Ý NGHĨA VÀ MỐI LIÊN HỆ CỦA GIÁO DỤC TRÍ TUỆ VỚI CÁC MẶT GIÁO DỤC KHÁC 1. Ý nghĩa của giáo dục trí tuệ - Giáo dục trí tuệ tạo cơ sở đầu tiên giúp trẻ hiểu biết một cách đúng đắn các hiện tượng xung quanh và các mối liên hệ giữa chúng - Giáo dục trí tuệ tạo điều kiện để chuẩn bị hình thành ở trẻ các khái niệm, quan niệm khoa học về thế giới xung quanh. - Giáo dục trí tuệ thúc đẩy năng lực tích cực, độc lập sáng tạo trong hoạt động nhận thức học tập cho mà cả nhân trẻ - Giáo dục trí tuệ chuẩn bi cho trẻ vào học ở trường phổ thông và các hoạt động lao động trong tương lai. 2. Mối liên hệ giữa giáo dục trí tuệ với các mặt giáo dục khác Giáo dục trí tuệ là một trong những mặt quan trong trọng của giáo dục toàn diện cho trẻ em, nó có mối liên hệ qua lại mật thiết với các nội dung giáo dục như giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục thể lực và giáo dục lao động. a. Mối quan hệ giữa giáo dục trí tuệ với giáo dục đạo đức và thẩm mỹ - Năng lực hiểu biết, vốn tri thức khoa học về các quy luật phát triển tự nhiên và xã hội là cơ sở của niềm tin, lý tưởng, thái độ, quan hệ của cá nhân đối với thế giới xung quanh. - Sự phát triển các quá trình nhận thức (cảm giác, tri giác,) là cơ sở của phát triển thẩm mỹ và đạo đức, phát triển năng lực thực hiện sáng tạo cái đẹp và đạo đức. - Sự lĩnh hội các khái niệm, các chuẩn mực biểu tượng đạo đức các quy tắc hành vi và thẩm mỹ được phản ánh trong các tác phẩm văn học và nghệ thuật giúp trẻ hiểu sâu sắc hơn, khái quát hơn về sự vật, đặc điểm đặc trưng đồng thời làm phát triển các hứng thú nhận thức, tìm tòi sáng tạo, óc phê phán… b. Mối liên hệ giữa giáo dục trí tuệ với giáo dục thể lực - Sức khỏe góp một phần lớn vào hiệu quả của lao động trí tuệ ở trẻ em "tinh thần sảng khoái trong cơ thể cường tráng" - Kiến thức, kỹ năng mà trẻ lĩnh hội trong các giờ vệ sinh giờ thể dục, lao động làm cơ sở cho việc giáo dục, rèn luyện các kỹ năng vận động, bảo vệ sức khỏe và cơ sở để phát triển các phẩm chất của thể lực, sự phối hợp nhịp nhàng, mềm dẻo, tính bền bỉ... - Giáo dục thể lực góp phần hoàn thiện các cảm giác vận động - thăng bằng; các hoạt động trí tuệ, tư duy và hứng thú nhận thức... c. Mối liên hệ giữa giáo dục trí tuệ với giáo dục lao động - Giáo dục trí tuệ làm cơ sở để trẻ lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo lao động và sử dụng các dụng cụ lao động - Trên cơ sở các kiến thức kỹ năng, kỹ xảo, lao động giáo dục cho trẻ em thái độ, tình cảm với lao động với người lao động, động cơ lao động, hứng thú lao động, - Giáo dục lao động góp phấn hình thành nhu cầu hứng thú nhận thức, tính kế hoạch của tư duy, tính sáng tạo. độc lập trong hoạt động học tập nhận thức. III. CÁC NHIỆM VỤ GIÁO DỤC TRÍ TUỆ CHO TRẺ EM 1. Hình thành hệ thống các kiến thức (các biểu tượng, các kỹ năng, kỷ xảo) thao tác về thế giới xung quanh trẻ. Thế giới tự nhiên: đồ vật, con vật, cây xanh. Thế giới vô cơ: các đặc điểm, tính chất, số lượng của vật,.... Môi trường xã hội: - Các chuẩn mực nội quy, thái độ quan hệ trong xã hội - Hoạt động lao động của người lớn xung quanh - Mọi người xanh quanh (vị trí, công việc, tên gọi,...) - Các hoạt động xã hội xung quanh 2. Phát triển các quá trình nhận thức, phát triển năng lực hoạt động trí tuệ 3. Phát triển năng lực nhận thức giáo dục nề nếp hoạt động nhận thức học tập 4. Giáo dục các phẩm chất trí tuệ như: hứng thú nhận thức, óc tìm lòi sáng tạo, sự ham biểu biết, óc phê phán... - Các nhiệm vụ trên có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trên cơ sở cung cấp tri thức - giáo dục năng lực hoạt động học tập nhận thức, qua đó giáo dục thái độ hành vi quan hệ của trẻ với thế giới xung quanh - Các nhiệm vụ trên được giải quyết đồng bộ trên mỗi giờ học trong các hoạt động và trong các nội dung học tập... B. GIÁO DỤC NHẬN THỨC CẢM TÍNH Xuất phát từ quy luật nhận thức, từ đặc điểm hình thành và phát triển năng lực nhận thức của trẻ tuổi mầm non - giáo dục nhận thức cảm tính được coi là một bộ phận quan trọng của giáo dục trí tuệ. Giáo dục nhận thức cảm tính là hệ thống các tác động sư phạm nhằm hình thành các biện pháp nhận thức cảm tính khác nhau và hoàn thạch quá tính cảm giác và tri giác. * Ý nghĩa của giáo dục nhận thức cảm tính - Giáo dục nhận thức cảm tính có ý nghĩa rất lớn đối với trẻ nhà trẻ và mẫu giáo, 9/10 khối lượng kiến thức phong phú của trẻ là kết quả của quá trình nhận thức cảm tính. - Các kiến thức của trẻ em được đầy đủ, chính xác phụ thuộc vào vốn kinh nghiệm, vào mức độ phát triển cảm giác và tri giác. Nhận thức cảm tinh là cơ sở để phát triển ngôn ngữ tư duy, xúc cảm, tình cảm của trẻ. - Nhận thức cảm tính là điều kiện để trẻ lĩnh hội bất cứ một hoạt động thực tiễn thực hành nào. Giáo dục nhận thức cảm tính là cơ sở của các một giáo dục khác như đạo đức, thẩm mỹ, lao động. I. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG GIÁO DỤC NHẬN THỨC CẢM TÍNH 1. Nhiệm vụ: Xuất phát từ mục đích của giáo dục nhận thức cảm tính là hình thành ở trẻ năng lực nhận thức cảm tính, phát triển quá trình cảm giác, tri giác, nhằm giúp trẻ lĩnh hội và sử dụng hệ thống các chuẩn cảm giác, hành động khảo sát, vì vậy nhiệm vụ giáo dục nhận thức cảm tính được xác định như sau: a. Hình thành ở trẻ em hệ thống các hành động khảo sát b. Hình thành hệ thống chuẩn cảm giác: Đó là các biểu tượng khái quát của các tính chất, đặc điểm, mối quan hệ của các đối tượng. Chuẩn cảm giác là chuẩn mực tính chất, đặc điểm của các hiện tượng xung quanh được chuẩn hóa trong hoạt động thực tiễn của xã hội loài người. c. Hình thành ở trẻ em kỹ năng tự vận dụng hệ thống các thao tác khảo sát và chuẩn cảm giác trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực hành thực tiễn. 2. Nội dung giáo dục nhận thức cảm tính a. Nội dung giáo dục nhận thức cảm tính đối với trẻ tuổi nhà trẻ bao gồm: Các màu sắc (xanh, đỏ, vàng), hình dạng (tròn, vuông), khối, kích thước (to, nhỏ, dài, ngắn) và các tính chất riêng lẻ về màu sắc, vị, mùi, trơn, láng,... của một số trái cây, con vật quen thuộc (xem chương trình 0-3 tuổi). b. Mẫu giáo: Chương trình không có tách riêng nội dung giáo dục nhận thức cảm tính nhưng nó được kết hợp nội dung các môn học, các hoạt động vui chơi, lao động... Nội dung giáo dục nhận thức cảm tính bao gồm tất cả các chuẩn về màu, về hình dáng, kích thước, vị trí không gian, số lượng, tính chất và quan hệ giữa các đối tượng xung quanh (xem cụ thể chương trình giáo dục 3-6 tuổi). III. ĐIỀU KIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC NHẬN THỨC CẢM TÍNH 1. Điều kiện: - Giáo dục nhận thức cảm tính được thực hiện trong các hoạt động có nội dung; - Hoạt động tạo sản phẩm (hoạt động đồ vật, vẽ, nặn, xếp hình, lao động, giao tiếp). Trong điều kiện dạy học dưới sự hướng dẫn của giáo viền. 2. Phương pháp giáo dục nhận thức cảm tính a. Bước 1: Mục đích lôi cuốn chú ý của trẻ giúp trẻ làm quen với các dấu hiệu, tính chất cảm tính cần phải lĩnh hội (đây là bước mở đầu để dạy trẻ cách phân biệt). Biện pháp thực hiện: Đặt mục đích yêu cầu trẻ chú ý, gọi tên, tạo hứng thú hấp dẫn - kết hợp với trình bày mẫu (đưa đồ vật, cùng chơi với trẻ). b. Bước 2: Mục đích dạy trẻ các thao tác, các hành động khảo sát và tích lũy các biểu tượng về tính chất, dấu hiệu cảm tính. Biện pháp thực hiện: - Làm mẫu hành động khảo sát gọt tên hành động khảo sát gọi tên tính chất dấu hiệu thu được khi khảo sát (cô cùng chơi và làm mẫu cho trẻ). - Trẻ thực hiện thao tác, hành động khảo sát, tập gọi tên thao tác khảo sát và tính chất thu nhận được - Có thể sử dụng biện pháp so sánh tính chất đã cho với tính chất đối lập nhưng giữ nguyên biện pháp khảo sát cũ (điều này giúp cho trẻ lĩnh hội một cách chính xác và có tính chủ định hơn) - Sử dụng các bài tập luyện tập phân biệt các tính chất cảm tính đã lĩnh hội dựa chọn nhiều đồ vật có cùng một tính chất) yêu cầu trẻ sử dụng chính xác các thao tác khảo sát và sử dụng lời nói gọi tên các thao tác, các tính chất (có thể sử dụng các câu hỏi kết hợp) - Sử dụng các bài tập luyện tập khác nhau như: Bài tập phân loại, xếp nhóm những đồ vạt có cùng chung một tính chất, đặc điểm cảm tính,... Bài tập xếp nhóm là biện pháp cơ bản để chuyển dần sang giai đoạn mới - giai đoạn hình thành những biểu tượng khái quát về tính chất đặc điểm cảm tính. c. Bước 3: Mục đích hình thành biểu tượng và chuẩn cảm giác. Biện pháp thực hiện: - Các bài tập luyện tập kỹ năng phân loại đồ vật: xếp nhóm đồ vật theo tính chất, đặc điểm cảm tính nào đó (đây là bài tập làm cơ sở để giúp trẻ lĩnh hội các nguồn cảm giác) - Các bài tập để cho trẻ được tiếp xúc, làm quen với các biểu hiện khác nhau của chuẩn cảm giác, nhận biết phân biệt chúng - Các câu hỏi, các bài tập giúp trẻ khái quát trên cơ sở phân biệt đặc điểm đặc trưng cơ bản của chuẩn cảm giác - Gọi tên, cho trẻ lặp lại tên gọi chuẩn cảm giác
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất