Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu 36 đình, đền, chùa hà nội

.PDF
120
10
118

Mô tả:

TỦ S Á C H T I N H HOA T H Ă N G L O N G • HÀ N Ộ i ĐÌNH, ĐỀN, CHÙA Q ýC à ờ ^ổ i 0 Q U Ố C VÁ N (Tuyển chọn, biên soạn) NHÀ XUẤT BẢN THANH NIÊN lĩÀNỘI cỏ N H Ồ U H O N M Ộ T Đ A ỖÁU (THAY LỜI GIỚI THIỆU) uốn sách Hà Nội ba sáu phố phường gắn liền với tên tuổi nhà văn tài hoa Thạch Lam đã trở nên nổi tiếng và quá đỗi thân thuộc với nhiều lớp bạn đọc người Việt. Cho đến bây giờ cũng chưa hề có con số thống kê rằng nó đã được xuất bản bao nhiêu bận, sô' lượng tới nay đạt bao nhiêu bản, những nhà xuất bản nào đã từng in? Chỉ biết rằng, khi nói tới những áng văn đẹp viết về mảnh đất Kẻ Chợ, không thể lãng quên Hà Nội ba sáu phố phường, không thể không kể tới Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng... hay một vài nhà văn tên tuổi khác. G Có thể bạn chưa biết nhiều về Hà Nội, có thể bạn chưa một lần đặt chân tới Hà Nội, cũng đâu có sao, chỉ cần bạn có trong tay Hà Nội ba sáu phổ phường của Thạch Lam, Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng... thì Hà Nội với những gì tinh túy nhất, tinh tế nhất, hào hoa thanh lịch nhất, tựa hồ đâ nằm trong tay bạn. Bạn có thể thả hổn trong một biệt thự tiện nghi sang trọng nào đấy, hoặc thảy trong một căn hộ ọp ẹp, trên một ghế đá cạnh một mặt hổ thơ mộng nào đấy, hoặc bất kỳ một chỗ nào đó tùy bạn chọn lựa ở trên khắp miền đất Việt để mà thưởng - 5 - nhũrng trang viết tưởng không có gi đẹp hơn, không có gì hay hơn, thú hơn về những nét văn hóa của chốn văn vật ngàn đời Thăng Long - Kẻ Chợ đâ được “cô" cả vào trong những ngòi bút tài hoa ấy. Vậy thì tới Hà Nội làm gì cho nhọc xác, cho bụi bặm đường trường, cho tàu xe đầy bất trắc. Hà Nội vẫn có thể gần bạn hơn qua từng trang sách nhỏ. Hà Nội bây giờ đã không còn trầm mặc, bình lặng như cái thời của Thạch Lam, Vũ Bằng hồi tưởng qua từng nét bút nữa. Hà Nội bây giờ đã rộn ràng hơn trong thời mỏ cửa, trong cái thời hội nhập bốn phương tám hướng. Có thể có chút gì đó hơi xô bồ đã chen vào, đấy là tôi cứ mạo muội cảm vậy. vẫn rất mong, vẫn hi vọng mình sai. Hà Nội hiên ngang hơn, hiện đại hơn bởi những cao ốc chọc trời, bởi những panô, biển hiệu xanh đỏ đủ màu, bỏi những con phố mới thênh thang dài và rộng, cho mỗi khi mưa nước lại ngập tràn. Hà Nội dường như còn ồn ào hơn bởi vô vàn tiếng còi ôtô, xe máy inh ỏi mỗi khi tắc đường, cũng phong phú gương mặt phố phường cùng những cô chiêu cậu ấm tóc với đủ màu xanh, đỏ, vàng, nâu cưỡi những chiếc xe máy đắt tiền lượn vù vù các phố. Hà Nội khói. Hà Nội bụi. Đủ cả. Không chỉ có vậy. Hà Nội còn nhiều những mặt trái khác. Ấy là tôi cứ cả nghĩ vậy. Một lẽ vì Hà Nội là nơi hội tụ của dân tứ chiếng. Từ Nam chí Bắc, từ xuôi tới ngược. Thảy đều dồn về Hà Nội. Như lũ thượng nguồn đổ nơi hạ nguồn. Như trăm dòng sông xuôi về biển lớn. Có vác xin nào cho Hà Nội yêu dấu của tôi đây! Này nhé, sau những náo nhiệt, ồn ào đấy, chì dáng vẻ bề ngoài thôi bạn ạ! Hà Nội vẫn toát lên nét hào hoa thanh lịch, rêu phong trầm mặc tự ngàn đời của mảnh đất Kinh Kỳ xưa - Kinh đô của bao vương triều phong kiến. Hà Nội biết tự đào thải, biết tự sàng lọc cho riêng mình những gì tinh túy nhất, tao nhâ - 6 - nhất để làm nên hai tiếng yêu thương cho ai đã từng đến, từng đi và cả những ai chưa từng một lần đặt chân tới mảnh đất thiêng này cũng không khỏi rưng rưng xúc động cõi lòng khi nhắc đến hai tiếng: Hà Nội! Hà Nội có trong tôi, trong bạn, trong tất cả chúng ta. Bỏi Hà Nội là Thủ đô của cả nước. Hà Nội mang trong mình vinh quang và trọng trách lớn lao. Tôi, bạn, cũng như tất cả con dân nước Việt đều phải có trách nhiệm vun đắp, tô đẹp thêm Hà Nội của mình, bằng những việc làm dù là nhỏ nhất, đôi khi chỉ là ý nghĩ đẹp cũng đã đủ lắm rồi, cũng đáng quý, đáng trân trọng xiết bao. Thủ đô nghìn năm tuổi, còn sẽ thêm nhiều tuổi nữa. Ý thức trách nhiệm, tấm lòng của một người con đất Việt mong muốn góp chút gì để mừng cho Thủ đô ta trường thọ đã khiến Tủ sách tình hoa Thăng Long - Hà Nội được hình thành; đã khiến Hà Nội giờ đây không chỉ dừng ỏ Hà Nội ba sàu phố phường như tiền nhân Thạch Lam phóng bút. Hà Nội đã có nhiểu hơn một ba sáu, với: 36 kiến trúc Hà Nội, 36 bài thơ Hà Nội, 36 nghệ nhân Hà Nội, 36 phóng sự Hà Nội, 36 làng nghề Hà Nội, 36 lễ hội Hà Nội, 36 đinh - đền - chùa Hà Nội, 36 truyện ngắn Hà Nội, 36 danh thắng Hà Nội, 36 đoản văn Hà Nội, 36 tạp văn tùy bút Hà Nội, 36 ngôi nhà Hà Nội, 36 món ngon Hà Nội, 36 gương mặt Hà Nội... 36 và 36. 36 đã trỏ thành phiếm chỉ chứ không đơn thuần về mặt số học. ở tủ sách này, người biên soạn, tuyển chọn vẫn muốn ấn định con số 36 cho các bài viết trong các tập của tủ sách như một sự nhắc nhủ, tri ân cùng Thủ đô về một thời Kẻ Chợ - Thăng Long - Hà Nội 36 phố phường ngàn xưa. Tầm vóc của Hà Nội ngàn năm tuổi, ấy cũng chỉ tính từ vua Lý Thái Tổ hạ chiếu dời đô nơi cố đô Hoa Lư chật hẹp tới chốn rồng cuộn hổ ngồi - 7 - - để mưu nghiệp lớn muôn đời cho con cháu vể sau. Chứ thực ra mảnh đất mấy nghìn năm tuổi này đã có từ thuở hổng hoang của lịch sử, từ khi Nữ Oa đội đá vá trời, từ buổi Lạc Long Quân - Âu Cơ kết duyên Tiên Rồng để khai thiên mở cõi dựng gây dòng giống Lạc Hổng. Mà thôi, kể làm chi những điều xa xưa ấy. Khi mà Thăng Long - Hà Nội trường tổn cùng lịch sử như một lẽ tiền định. Chỉ biết rằng mỗi thời khắc qua đi, mảnh đất thiêng lại thêm nhiều sự tích, nhiều huyền thoại và kỳ tích mà thôi. Sự ghi nhắc của những trang sách trong tủ sách này chắc sẽ là khiên cưỡng, chưa thể đủ đầy với vóc dáng Phù Đổng thiên vương nơi Thủ đô ngàn tuổi. Song hy vọng, đây sẽ ià nốt ruồi son tô đẹp thêm nhan sắc nàng thiếu nữ Hà Nội yểu điệu duyên dáng yêu kiều của mỗi chúng ta. Mùa Đông Kỷ Sửu Q uốc Văn - 8 - f)Ì M H - 9 - có tên nôm là đình Chàng, được mệnh danh lớn nhất xứ Đoài, thuộc địa phận xã Chu Minh, huyện Ba Vì, cách Hà Nội hơn 50 km. Tưofng ttuyền đình xây dựng dưới thời Lê Sơ khoảng thế kỷ XVI thờ Nhã Lang con trai Lý Phật Tử. Đình là một kiến trúc cổ hình gồm 3 gian 2 chái với 48 cột gỗ lim lớn đỡ lấy bộ mái to. Giống với phần lớn các ngôi đình làng xứ Đoài, đình Chàng cũng có một bộ mái xoè rộng lan xuống thấp tạo vẻ bề thế vững chãi nhưng các đầu đao uốn cong làm toàn bộ ngôi đình nhẹ nhàng, thanh thoát. Các bộ phận bằng gỗ trong đình là những tác phẩm chạm khắc tinh tế với đề tài phong phú phản ánh hiện thực cuộc sống có giá trị nghệ thuật và nghiên cứu như chọi gà, đánh đàn, múa hát. - 11 - '^ ìn h < 3 ề ấ tT y r à m 'ữ rTT^ình Bát Tràng là một trong số những ngôi đình lớn /L>^ của xứ Kinh Bắc xưa. Đình nằm tại làng Bát Tràng, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Đình được làm lại vào năm 1720 đòi vua Lê Dụ Tông, xây theo kiểu chữ Nhị, phía trong là hậu cung gồm 3 gian, phía ngoài là tòa đại bái gồm 5 gian 2 chái. Cột đình làm bàng những cây gỗ lim lớn. Các gian bên được lát bục gỗ theo bậc tam cấp làm chỗ ngồi, Đình quay ra sông Nhị Hà. Hiện nay đình còn luii giữ hon 50 đạo sấc phong cho thành hoàng, đời vua Lê Cảnh Hưng, đời vua Quang Trung và vua Cảnh Thịnh. Nằm trong quần thể di tích của làng gốm sứ cổ tniyền Bát Tràng, thành phố Hà Nội, Đình Bát Tràng được xây dựng vào năm 1720. Với kiến trúc nguy nga, bề thế, Đình quay về hướng Tây, nhìn ra dòng sông Hồng đỏ nặng phù sa. Kiến trúc Đình theo lối chữ Nhị, phía sau là Hậu cung, noi thờ 6 vị thánh thần được được suy tôn là Lục vị Thành Hoàng. Phía trước là tòa Đại bái gồm 5 gian 2 trái với hai tầng bục gỗ và được dựng bởi nhiều cây cột gỗ lim lớn hàng vòng tay người ôm không xuể. Chính giữa tòa Đại bái là hương án thờ Công đồng, bên trên treo hai bức đại tự sơn son thếp vàng lớn: "Thiên địa hợp kì đức" (Đức lớn thuận theo trời - 12 - và đất), lấy nghĩa theo quẻ đầu tiên trong Kinh Dịch. Nội dung của bức Đại tự này cũng chính là tôn chỉ của dân làng bao đời nay: Trong cuộc sống luôn lấy chữ Đức làm đầu, mọi việc tất sẽ hanh thông, thuận lợi. Và bức đại tự “Hiếu nghĩa cấp công” - Đây chính là tấm biển vua Nguyễn ban cho dân Bát Tràng khi Nhà Nguyễn xây thành Hà Nội vì nghĩa lớn dân làng Bát Tràng đã cạy gạch ở sân đình dâng nộp cho triều đình. Hai bên hương án là đôi câu đối ghi dấu gốc tích con dân làng Bát: "Bồ di thủ nghệ khai đình vũ Lan nhiệt tâm hưong bái thánh thần" - Đem nghề từ làng Bồ ra khởi dựng đình miếu, Lòng thành như hương lan cúng tạ thánh thần). Hai bên chái Đình là ban thờ Vách Tả, Vách Hữu. Theo các cụ già trong làng kể lại, hai bên vách Đình thờ những người trong làng không có con cái. Đây cũng chính là một nét văn hóa đẹp thể hiện cái đức Hiếu sinh của người dân làng Bát. Bục thấp nhất và sân đình được lát bàng gạch Bát - Thứ gạch đã đi vào thơ ca, huyền thoại của dân tộc, thứ gạch xe duyên xây bể, thứ gạch bền chắc mà không một loại rêu nào bám được và đã được ưa dùng từ cung đình đến làng xã. Bốn mái đình cong vút, lư<,m sóng, phía trên đắp hình Nghê vừa mềm mại, vừa khoẻ khoắn, uy nghiêm. Trên cửa chính bước vào tòa Đại bái treo bức Hoành phi với bốn chữ "Bạch thổ danh SOTI", gợi nhớ lại cái khung cảnh sơ khai của vùng đất sét trắng Bạch Thổ Phưòfĩig (Bát Tràng ngày nay) khi dòng họ Nguyễn Ninh Tràng mới theo vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Đại La để sản xuất loại gạch Vĩnh Ninh Trường phục vụ công cuộc xây dựng kinh thành mới. Cột đồng trụ uy nghiêm như những cây bút lớn viết thẳng lên trời xanh - 13 - mang khí thế truyền thống khoa bảng của làng. Trên cột đồng trụ gẳn đôi câu đối sứ: "Ngũ hành tú khí chung anh kiệt - Vạn trượng văn quang biểu cát tưÒTig" - Nơi hội tụ khí thiêng hun đúc nên các bậc anh hùng hào kiệt - Ánh sáng văn hóa tỏa xa vạn dặm biểu thị sự cát tường). Cửa tả, cửa hữu lần lượt gắn hai hàng chữ "Thổ thành kim" (Đất biến thành vàng), "Nê tác bảo" (Bùn làm ra cùa báu) - Bùn đất qua đôi bàn tay người nghệ nhân làng Bát trở thành những vật phẩm quý giá, đồ cống tế ngoại giao. Trải qua các triều đại lịch sử, Đình Bát Tràng hiện còn lưu giữ được hơn 50 đạo sắc phong. Năm 1976, Đình và Văn chỉ Bát Tràng vinh dự đón Đại tướng Võ Nguyên Giáp về thăm. Chính bởi những giá trị về kiến trúc và văn hóa như vậy, năm 2005 Bộ Văn hóa thông tin đã cấp bàng Di tích Vàn hóa Kiến trúc Nghệ thuật cho Đình Bát Tràng. Sau gần 300 năm tuổi cộng với chiến tranh địch họa, Đình bị hư hoại nặng. Từ năm 2005, dân làng Bát Tràng đă cùng nhau đóng góp, đại Trùng tu Đình. Nay công trình đại trùng tu đã hoàn tất, Đình Bát Tràng đã trở lại đúng với dáng dấp xưa. Một số câu đối tại đình Bát Tràng Phiên âm: Bồ dì thù nghệ khai đình vũ Lan nhiệt tăm hương bái thánh thần Dịch nghĩa; Đem nghề từ làng Bồ ra khởi dựng đình miếu Lòng thành như hương lan cúng tạ thánh thần. - 14 - Phiên âm: Lưỡng giới giao tranh đồ họa nhập Trùng môn yên nguyệt thái hĩnh khai. Dịch nghĩa: Gianh giới giừa hai nơi đẹp như tranh vẽ Cửa từng lớp, khỏi che mặt trăng, mở ra một thời thải bình, thịnh trị. Phiên âm: Ngũ hành tủ khí chung anh kiệt Vạn trượng văn quang biểu cát tường Dịch nghĩa: Nơi tụ hội khí thiêng hun đúc nên những bậc anh hùng hào kiệt Anh sáng văn hóa tỏa xa vạn dậm biếu hiện sự cát tường. - 15 - rTT^xvih Bối Hà thờ Thành hoàng làng là Triệu Chí v L y Thành. Triệu Chí Thành là con của ông Triệu Xương và bà Lý Thị Thích, người Chu Diên trang Thái Bình (nay là huyện Mê Linh, Hà Nội). Ngày 11 tháng 1 bà sinh hạ một cậu bé khôi ngô tuấn tú, tướng mạo lạ thường. Bấy giờ Triệu Việt Vương đóng đô ở Từ Liêm rồi rút về đầm Dạ Trạch để chống cự với quân của Trần Bá Tiên. Triệu Việt Vương đuợc thần tiên Chừ Đồng Tử ban cho móng rồng để chế tác nỏ thần đánh đuổi quân Lương. Triệu Chí Thành được trao chế tác nỏ, nỏ bắn bách phát bách trúng, mỗi lần bắn tiêu diệt hàng trăm quân địch, vì vậy tướng Dương Săn đã bị bắn chết. Quân Lương đại bại chạy về Bắc quốc năm 550. Sau khi dẹp yên quân Lương, Triệu Chí Thành lâm bệnh nặng, Triệu Việt Vương đến thăm và hỏi: Ngài cần gì trẫm sẽ báo đáp. Triệu Chí Thành trả lời: Thần không cỏ ý nguyện gỉ, chỉ xin bệ hạ đem cờ tướng lệnh đã ban cho thản đến Thạch Bàn, Long Đầu tung lên trời, cờ bay đến đâu xin cho nhân dãn ở đó được lập đền thờ và miễn mọi tô thuế lao dịch cho họ. Triệu Việt Vương vui vẻ nhận lời, - 16 - ngày 12 tháng 8 năm đó liền sai đem cờ tướng lệnh đến Thạch Bàn, Long Đầu tung lên trời và Triệu Chí Thành cũng hóa. Cờ tướng lệnh bay tới trang Dịch Vọng Trung thì dừng lại, sứ thần biết tin về tâu với vua. Vua đã cho nhân dân địa phương lập đền thờ Triệu Chí Thành, gia phong là Đại Vưong. Đền thờ Triệu Chí Thành nay là đình Thọ Tháp và đình Bối Hà thôn Dịch Vọng Trung. Như vậy đình Bối Hà được xây dựng từ năm 550 thời vua Triệu Việt Vương. Đình Bối Hà do bị xuống cấp nghiêm trọng nên được nhân dân làng Bối Hà và tín thí thập phương xây lại khang trang, hoành tráng về kiến trúc nghệ thuật; tôn nghiêm về bài trí nội thất. Đình Bối Hà kiến trúc theo kiểu chữ Đinh nhìn hướng Tây, tuân thủ quy luật âm dương: tiền quảng đại, hậu thần mật; tiền náo nhiệt, hậu túc tĩnh. Phía ngoài là thiên trụ, trên đắp phượng hoàng chầu tứ phưomg và hổ phù, nổi bật là câu đối: Đền miếu huy hoàng, nhân kiệt địa linh thiên cổ mãi; Uy thần vời vợi, người khỏe của lắm vạn năm dài. Bên cạnh thiên trụ là một nghi môn nhỏ, trên đề Bổi Hà miếu (có khả năng đây là tên gọi đầu tiên của đình Bối Hà). Đi qua nghi môn vào sân đình, tiếp đến là thiên trụ thứ hai ngăn cách giữa sân lớn và sân nhỏ, đỉnh thiên trụ đắp nổi đôi nghê. Trên thiên trụ là đôi câu đổi: Thiên trụ vững vàng, đoi diện Tản Viền ngời thang cảnh; Đen thần vòi vọi, chảy hoài Tô Lịch tỏ danh lam. Đi từ sân lớn lên sân nhỏ - 17 - ngước lên phía trên là nóc đình được đắp đôi rồng chầu mặt trời, đầu bờ nóc được khóa chặt bởi hai đầu rồng. Đi qua những hàng cửa bức bàn bào ữonn đóng bén là vào đại bái, sừng sững những hàng cột thiết mộc được treo những câu đổi lòng máng nền gấm chữ đen. Đặc biệt ở gian giữa nổi bật bức hoành phi: Thảnh cung vạn íuể, dưới là câu đối nói về sự tích Triệu Chí Thành: Xem thể non sông lạ, Long Đ ỗ lỉnh thiêng xây điện miếu; Dẹp Lương lập công to, Diên đô cờ phóng dựng đền thờ. về đồ tế khí, ngoài bát bửu, lư hương đồng, long ngai, bài vị thì đình Bối Hà còn có đôi hạc đứng vững chắc frên lưng rùa. Chùa Hà được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa năm 1996. Hiện nay đình và chùa Hà thường tổ chức các lễ hội: Ngày 11 tháng 1 âm lịch kỷ niệm ngày sinh của Thành hoàng Triệu Chí Thành. Ngày 12 tìiáng 8 âm lịch kỷ niệm ngày hóa của Thành hoàng. Ngày 12 tháng 2 âm lịch là ngày vào đám cầu phúc, cầu mưa thuận gió hòa, người khỏe của nhiều. Trong lễ hội thường diễn ra các tiết mục như đánh cờ người, đánh đu, kéo co, hát cửa đình, múa sư tử ... Đình - chùa Hà thu hút ngày càng đông khách tham quan du lịch gần xa. Nhất là cứ đến ngày sóc vọng (mùng 1 - 18 - và 15 âm lịch) hàng tháng, đình chùa Hà chật ních người đến thắp hương lễ Phật cầu Thánh, trong ngoài chùa mù mịt khói hương. Họ cầu mong Phật, Thánh giải bỏ tất cả tai ách, đem đến cho họ nhiều phúc lộc. Đặc biệt, trai gái Hà Nội hay đến chùa Hà để cầu tình duyên: trai gái đang yêu nhau thì đến cầu thành vợ thành chồng, chưa có người yêu thì đến cầu cho chóng có người yêu. - 19 - <^ình &hòm í^TT^ình Chèm là đình của làng Chèm (Thủy Phương), xã tỈL y Thụy Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Đây là một công trình kiến trúc có nghệ thuật chạm khắc độc đáo. Đình thờ Thượng đẳng Thiên vương Lý Òng Trọng (Lý Thàn hay Đức Thánh Chèm), một nhân vật huyền thoại và Hoàng phi Bạch Tĩnh Cung sống vào thời An Dương Vương. Đình Chèm là một trong những ngôi đình được coi là cổ nhất Việt Nam. Từ ngàn năm nay, đình Chèm vẫn là nơi thờ cúng tín ngưỡng của người dân ba làng: làng Hoàng, làng Mạc và làng Chèm - Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội. Lý Thân (Đức Thánh Chèm) sinh vào thời Hùng Duệ Vương, mất vào thời Thục An Dương Vương. Thuở nhỏ ông là một cậu bé cực kỳ khôi ngô, có tâm vóc cao lớn lạ thường. Lớn lên, Lý Thân văn giỏi, võ tài, tính tinh hiếu nghĩa, cương trực. Thời bấy giờ có giặc Ai Lao, Chiêm Thành và phía Bắc thường hay quấy nhiễu biên thùy. Nhà vua xuống chiếu cầu người tài đức ra dẹp giặc cứu nước. Phủ Quốc Oai bèn tiến cử Lý Thân, ông lĩnh ý đi dẹp tan giặc, lập được nhiều công lớn. Cuối đời vua Duệ Vương, đất nước Văn Lang bị quân Tần xâm lược, ông hợp với Thục Phán cùng quân dân lạc Việt chống giặc hàng chục - 20 - nám trời. Cuối cùng giặc phải quay đầu bỏ chạy, Thục Phán lên làm vua lấy hiệu là An Dương Vương. Lúc bấy giờ khi nhà Tần bị giặc Hung Nô quấy phá. Tần Thủy Hoàng đắp Vạn Lý Trường Thành mà không ngăn chống nồi bèn sai sứ sang cầu An Dương Vương cho tưómg tài sang giúp. Triều đình nhà Thục bèn cử Lý Thân sang giúp nhà Tần để tạo mối bang giao giữa hai nước. Tần Thủy Hoàng thử tài thấy văn đạt “Hiếu Liêm” (tiến sĩ), võ đạt “Hiệu úy” (Tổng chỉ huy) bèn phong ông làm tư lệnh Hiệu úy và nhờ ông đi dẹp eiặc Hung Nô, cho xuất 10 vạn quân trấn ải Hàm Dương. Thắng trận trở về, vua Tần phong ông chức Phụ Tín Hầu và gả công chúa cho. Vua Tần cũng ngỏ ý muốn giữ ông ở lại nước Tần nhưng ông đã từ bỏ vinh hoa phú quý, đem theo vợ con trở về quê hương, v ề nước, ông được vua Thục An Dương Vương phong tước Đại Vương. Đe tưởng nhớ công đức của Đại Vương, dân làng lập đền thờ ông tại Đình Chèm. Tuy vậy, không rõ đình được xây dựng lần đầu khi nào. Theo lời kê của dân làng thì đình có niên đại cách đây hơn 2000 năm. Song hiện trong đình chỉ lưu giữ được nhiều hình chạm khắc gồ phong cách thế kỷ 18, có hai pho tượng vợ chồng Lý Thân bằng gỗ sơn son thếp vàng tạc năm 1888. Hàng ngàn năm nay, Đình Chèm vẫn ngự sát bên bờ sông Hồng nặng phù sa. Những mái cong của ngôi đình được phủ lên một lớp rêu phong cổ kính. Đình Chèm được xây dựng theo lối kiến trúc nội công ngoại quốc, chắc chắn và công phu. Bên trong đình, các cột, mái được chạm trổ tinh vi; bên ngoài có tam quan, 4 -21 - cột đồng trụ cổ kính. Gian trong cùng của ngôi đình có hai bức tượng: tượng Thượng Đẳng Thiên Vương cao 2 trượng và bức tượng công chúa nước Tần - Hoàng phi Bạch Tinh Cung cao trượng 8 có dư. Hiện ở Đình Chèm vẫn còn liru giữ chiếc lư hương ngàn năm tuổi rất quý hiếm... Làng Chèm nằm cạnh sông Hồng (cách cầu Chương Dương chừng 12 km), nên thương xuyên bị lũ lụt đe dọa. Vào năm 1902, đình được kiệu lên cao thêm 2,4 mét chỉ bằng các dụng cụ của nhà nông như: đinh bừa, quang gánh... Công việc diễn ra trong vòng một năm trời và kết quả cực kỳ mỹ mãn. Cả một ngôi đình nặng hàng trăm tấn toàn bằng gỗ quý với những cột kèo phức tạp được “kiệu” lên cao ngang với mặt đê sông Hồng. Cuộc kiệu đình này tốn hết 500 đồng tiền Đông Dương mà công xá ngày ấy chỉ có 7 xu một ngày . Hiệp thợ kiệu đình do ông Vương Văn Địch ở làng Văn Trì chủ frì. Hội Chèm diễn ra từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 5 âm lịch, trong đó ngày 15 là ngày hội chính. Các nghi thức quan trọng của lễ hội đều được tổ chức tại Đình Chèm. Nói là hội Chèm, song đây không phải là hội của duy nhất làng Chèm, mà kỳ thực là của một cụm làng ven sông Hồng, vì ngoài làng Chèm còn có các làng Liên Mạc, Hoàng Mạc cùng tham gia với tư cách là hai làng em. Đáng xem nhất là lễ rước nước sáng ngày 15, có ba con thuyền rồng của ba làng bơi ra giữa sông Hồng múc nước sông đổ vào chĩnh rồi biểu diễn quay thuyền ba vòng trước khi bơi vào bờ. Sau đó là đám rước nước vào đình. Đây là dấu vết của tín ngưỡng thờ nước của người thời cổ. Đám rước cũng có - 22 - nhiều nghi thức cổ truyền đáng để các nhà văn hoá học và dân tộc học quan tâm nghiên cứu. Và cuối cùng tại hội này còn có cuộc thi thả chim bồ câu, các đàn chim bồ câu được thà cho bay lên trời, thường là cao tới vài ngàn mét và nếu đạt được những quy định thì sẽ được giải.. Đình Chèm không chỉ là một công trình kiến trúc nghệ thuật cổ kính mà nó còn mang trong mình sự tích về một vị tướng tài, đức cc công dẹp giặc cứu nước. -23 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan