Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu 273 598 1 sm

.PDF
10
270
128

Mô tả:

NCKH
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC NGHIÊN CỨU TỶ LỆ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ THEO TIÊU CHUẨN ADA NĂM 2011 VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ Nguyễn Khoa Diệu Vân1, Thái Thị Thanh Thúy2 Đại học Y Hà Nội1, Bệnh viện đa khoa Hội An2 Đái tháo đường thai kỳ là bệnh lý đang ngày càng gia tăng trên toàn thế giới. Nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ theo tiêu chuẩn ADA 2011 và các yếu tố nguy cơ. Nghiên cứu sàng lọc 515 thai phụ làm nghiệm pháp dung nạp glucose và theo dõi 295 thai phụ đến kết thúc thai kỳ tại khoa Phụ Sản bệnh viện Bạch Mai, trong khoảng thời gian từ tháng 12/2011 đến tháng 8/2012 nhằm xác định tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ theo tiêu chuẩn ADA 2011. Kết quả cho thấy, tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ chẩn đoán theo tiêu chuẩn ADA 2011 là 39% cao hơn so với chẩn đoán theo tiêu chuẩn ADA 2010 (11,7%). Trong đó có 98,5% thai phụ chỉ cần thực hiện chế độ ăn và luyện tập đã đạt mục tiêu kiểm soát glucose máu.Tỷ lệ thai phụ có yếu tố nguy cơ là 19,2%. Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ tăng theo số lượng yếu tố nguy cơ, các thai phụ có trên 3 yếu tố nguy cơ thì 100% mắc đái tháo đường thai kỳ. Khi phân tích hồi quy logistic về mối tương quan theo tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ của ADA 2011 và các yếu tố nguy cơ thì tiền sử gia đình bị đái tháo đường, thừa cân béo phì là yếu tố nguy cơ độc lập. Kiểm soát glucose máu không tác động đến tỷ lệ mổ lấy thai: nhóm không đái tháo đường thai kỳ (58,6%), nhóm đái tháo đường thai kỳ đạt mục tiêu (58,2%), nhóm đái tháo đường thai kỳ không theo dõi (70%), không có sự khác biệt, p > 0,05. Kiểm soát glucose máu tốt làm giảm các nguy cơ tai biến sản khoa: tỷ lệ đẻ non (0%), thai chết lưu (0%); tai biến sơ sinh: tỷ lệ thai to (3,3%), tỷ lệ thai nhẹ cân (1,1%), tỷ lệ ngạt sơ sinh (0%). Từ khoá: Đái tháo đường thai kỳ I. ĐẶT VẤN ĐỀ Đái tháo đường thai kỳ là thể đặc biệt của đái tháo đường. Tỷ lệ dao động từ 1 - 16% tùy thuộc vào phương pháp sàng lọc, tuần thai sàng lọc, tiêu chuẩn chẩn đoán. Đái tháo đường thai kỳ đang có chiều hướng ngày càng gia tăng nhất là khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam [1; 2]. Trong đái thao đường thai kỳ, nếu người mẹ không được kiểm soát tốt đường máu, thai nhi sẽ có nguy cơ cao bị các dị tật bẩm sinh, có thể rất nặng. Các dị tật phổ biến là dị tật hệ thần kinh, hệ tiết niệu, hay các dị tật trên tim... Tỷ lệ này lên tới 6 - 12% ở các bà mẹ kiểm soát glucose máu kém [3; 4]. Chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ rất quan trọng tuy nhiên chưa có tiêu chuẩn thống nhất trên thế giới. Các tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ trước đây dựa nhiều vào nguy cơ người mẹ bị đái tháo đường typ 2 về sau mà ít để ý đến các nguy cơ cho mẹ và thai nhi trong quá trình mang thai cũng như tại thời điểm chuyển dạ và sau sinh [5; 6]. Năm 2008, Hiệp hội các Nhóm nghiên cứu Đái tháo đường và Thai kỳ Quốc tế (IADPSG – International Association of Diabetes and Pregnancy Study Groups) đã sử dụng kết quả từ nghiên cứu HAPO (một nghiên cứu mù, đa trung tâm, quan sát, tiền cứu đánh giá tác động của tình trạng tăng đường huyết lên các Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Khoa Diệu Vân, Bộ môn Nội, Trường Đại học Y Hà Nội. Email: [email protected] Ngày nhận: 8/8/2015 Ngày được chấp thuận: 10/9/2015 TCNCYH 97 (5) - 2015 kết cục cho mẹ, thai nhi và trẻ sơ sinh) để đưa ra tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ bằng cách sử dụng NPDNG 2 giờ với 75 gram đường [7; 8; 9]. Năm 2011 ADA đưa ra 25 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC tiêu chuẩn mới khẳng định lại các tiêu chuẩn của IADPSG (3/2010) về thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose. Những tiêu chuẩn mới này sẽ làm tăng đáng kể tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ bởi vì chỉ cần có 1 giá trị bất thường thì đủ để chẩn đoán chứ không cần phải 2 giá trị như trước đây [10; 11]. Ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu theo tiêu chuẩn trước đây và đang bắt đầu có những nghiên cứu theo tiêu chuẩn mới. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này, với mục tiêu: Xác định tỷ lệ đái tháo đường 2. Phương pháp Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến cứu. Cỡ mẫu: lấy mẫu thuận tiện. Phương pháp tiến hành - Đặc điểm các yếu tố nguy cơ + Tiền sử bản thân: tuổi thai, tiền sử đẻ con to ≥ 4000g, tiền sử thai chết lưu, sẩy thai, tiền sử rối loạn dung nạp glucose bao gồm cả tiền sử đái tháo đường thai kỳ lần trước, rối thai kỳ theo tiêu chuẩn ADA 2011 và các yếu tố nguy cơ. loạn dung nạp glucose ngoài thời kỳ thai II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP bị đái tháo đường. + Khám lâm sàng, cận lâm sàng: đo huyết 1. Đối tượng Bao gồm 515 thai phụ được theo dõi và làm nghiệm pháp dung nạp glucose máu tại khoa Nội tiết - Đái tháo đường và phòng khám khoa Phụ sản Bệnh viện Bạch Mai trong thời gian từ tháng 12 năm 2011 đến tháng 8 năm 2012. Có đủ các tiêu chuẩn sau: các thai phụ được làm nghiệm pháp dung nạp glucose ở tuổi nghén, BMI. + Tiền sử gia đình: thế hệ thứ nhất có người áp, xét nghiệm nước tiểu. - Thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose: thực hiện theo quy trình khuyến cáo của Hội nghị quốc tế lần thứ 4 về đái tháo đường thai kỳ [8]. - Theo dõi và điều trị thai phụ đái tháo đường thai kỳ chẩn đoán theo tiêu chuẩn ADA 2011. thai ≤ 28 tuần có đầy đủ thông tin nghiên cứu. Loại trừ khỏi nghiên cứu thai phụ có một + Theo dõi: HbA1c, glucose máu mao mạch, siêu âm theo dõi thai. trong các yếu tố sau đây: - Đã được chẩn đoán đái tháo đường từ tháo đường Hoa Kỳ 2004. trước khi có thai. - Đang mắc các bệnh có ảnh hưởng đến chuyển hóa glucose: Cường giáp, suy giáp, Cushing, U tủy thượng thận, hội chứng Conn, to đầu chi, hội chứng buồng trứng đa nang, bệnh lý gan, suy thận… - Đang sử dụng các thuốc có ảnh hưởng + Điều trị:Dựa trên phác đồ của Hội đái - Thu thập số liệu các nguy cơ tai biến: tuổi thai khi kết thúc thai kỳ, thai chết lưu, cân nặng con khi sinh, chỉ số Apgar (điểm), dị tật bẩm sinh. Tiêu chí đánh giá - Yếu tố nguy cơ của đái tháo đường đến chuyển hóa glucose: Corticoid, salbutamol, thai kỳ: Theo Hội nghị quốc tế lần thứ 4 về đái tháo đường thai kỳ [8]. thuốc chẹn giao cảm, lợi tiểu nhóm thiazide… - Đang mắc các bệnh cấp tính: Nhiễm - Đánh giá chỉ số BMI theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới đề nghị cho khu vực khuẩn, lao phổi... - Các thai phụ không đồng ý tham gia Châu Á - Thái Bình Dương tháng 2/2000. nghiên cứu. 26 - Glucose máu đói: là glucose máu lấy sau bữa ăn cuối cùng 8 - 12 giờ, làm vào buổi TCNCYH 97 (5) - 2015 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC sáng, theo Hội nghị quốc tế lần thứ 4 về đái tháo đường thai kỳ [8]. - Các nguy cơ tai biến sản khoa: + Tăng huyết áp: khi huyết áp ≥ 140/90 theo tiêu chuẩn của JNC VII. + Tiền sản giật - sản giật: gồm tăng huyết áp, phù, protein niệu ≥ 0,5g/24h. + Đẻ non: khi thai được sinh trong khoảng thời gian từ 28 tuần đến 37 tuần. + Đa ối: chỉ số ối > 240mm hoặc số đo 1 khoang ối > 80mm. + Thai chết lưu: khi thai bị chết mà còn lưu lại trong buồng tử cung trên 48h. + Nhiễm trùng tiết niệu: bạch cầu niệu > 5000/ml, chủ yếu là bạch cầu đa nhân thoái hóa, và có nhiều vi khuẩn > 100.000/ml. - Các nguy cơ tai biến của trẻ sơ sinh + Thai to: thai được định nghĩa là to khi trọng lượng sinh ra nằm trên đường bách phân vị thứ 90th so với tuổi thai hoặc trên 4000g. + Sơ sinh nhẹ cân: khi trọng lượng sơ sinh lúc sinh < 2500g. + Hạ glucose máu sơ sinh: khi nồng độ glucose máu ≤ 2,6 mmol/l trong 3 ngày đầu tiên sau khi đẻ. + Ngạt sơ sinh: apgar ≤ 7 điểm. + Dị tật bẩm sinh: dị tật đường tiêu hóa, đường hô hấp, ống thần kinh ... 3. Xử lý số liệu: số liệu nghiên cứu được xử lý và phân tích bằng chương trình phần mềm SPSS 16.0. 4. Đạo đức nghiên cứu Các xét nghiệm máu và nước tiểu sử dụng trong nghiên cứu cũng là những xét nghiệm thường qui trong thực hành lâm sàng để chẩn đoán ở bệnh nhân đái tháo đường thai kỳ nhằm chẩn đoán, điều trị và tiên lượng cho bệnh nhân. III. KẾT QUẢ 1. Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ 1.1. Tỷ lệ chung Biểu đồ 1. Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ ADA 2010 và 2011 Tỉ lệ đái tháo đường thai kỳ được chẩn đoán theo tiêu chuẩn của ADA 2010 là 11,7%, theo tiêu chuẩn của ADA 2011 là 39%. 1.2. Điều trị đái tháo đường thai kỳ theo tiêu chuẩn ADA 2011 Trong nghiên cứu có 198/201 thai phụ đái tháo đường thai kỳ chỉ cần thực hiện chế độ ăn và luyện tập chiếm tỷ lệ 98,5%. Có 30 thai phụ không theo dõi đường máu. TCNCYH 97 (5) - 2015 27 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 2. Các yếu tố nguy cơ của đái tháo đường thai kỳ 2.1 Tỷ lệ thai phụ có yếu tố nguy cơ Biểu đồ 2. Tỷ lệ thai phụ có yếu tố nguy cơ Số thai phụ có yếu tố nguy cơ là 99 chiếm tỷ lệ 19,2%. 2.2. Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ giữa nhóm có và không có yếu tố nguy cơ Tỷ lệ mắc đái tháo đường thai kỳ ở nhóm có yếu tố nguy cơ là 69,7% gấp 4,95 lần so với nhóm không có yếu tố nguy cơ chỉ 31,7%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,0001. 2.3. Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ theo số lượng các yếu tố nguy cơ Bảng 1. Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ theo số lượng các yếu tố nguy cơ Số lượng yếu tố nguy cơ Không yếu tố nguy cơ n1 = 416 1 yếu tố nguy cơ n2 = 81 2 yếu tố nguy cơ n3 = 13 ≥ 3 yếu tố nguy cơ n4 = 5 Không đái tháo đường thai kỳ 284 (68,3%) 28(34,6%) 2 (15,4%) 0 (0%) Đái tháo đường thai kỳ 132 (31,7%) 53(65,4%) 11(84,6%) 5 (100%) p < 0,0001 Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ ở nhóm thai phụ không có yếu tố nguy cơ là 31,7%, nhóm thai phụ có 1 yếu tố nguy cơ là 65,4%, nhóm thai phụ có 2 yếu tố nguy cơ là 84,6%, nhóm thai phụ có từ 3 yếu tố nguy cơ thì tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ là 100%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,0001. 2.4. Mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ và tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ theo tiêu chuẩn ADA 2010 - Phương trình hồi quy logistic đa biến: Phân tích hồi quy logistic về mối tương quan theo tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ của ADA 2010 thì glucose niệu dương tính OR = 8,311, CI (3,096 - 22,31), p = 0,000, thừa cân béo phì OR = 2,969, CI (1,272 - 6,933), p = 0,012 là yếu tố nguy cơ độc lập, trong khi tiền sử gia đình, tiền sử đái tháo đường thai kỳ ảnh hưởng rất ít. 28 TCNCYH 97 (5) - 2015 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 3. Nguy cơ tai biến của đái tháo đường 2.5. Mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ và tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ theo tiêu chuẩn ADA 2011 thai kỳ Qua nghiên cứu 295 thai phụ được theo - Phương trình hồi quy logistic đa biến: dõi đến kết thúc thai kỳ tại khoa Sản Bệnh Phân tích hồi quy logistic về mối tương viện Bạch Mai. Trong đó có 174 thai phụ không đái tháo đường thai kỳ, 91 thai phụ đái quan theo tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ của ADA 2011 thì tiền sử gia đình đái tháo đường OR = 3,202, CI (1,688 6,074), p = 0,000, thừa cân béo phì OR = 2,868, CI (1,372 - 5,994), p = 0,005, là yếu tố nguy cơ độc lập, trong khi tiền sử sinh con ≥ 4000g ảnh hưởng rất ít. tháo đường thai kỳ được theo dõi và 100% thai phụ đạt mục tiêu kiểm soát glucose máu, 30 thai phụ đái tháo đường thai kỳ không theo dõi glucose máu. Loại khỏi nghiên cứu 220 thai phụ không kết thúc thai kỳ tại khoa Sản bệnh viện Bạch Mai hoặc trong thời gian nghiên cứu. 3.1. Tỷ lệ các tai biến sản khoa Bảng 2. Tỷ lệ các tai biến sản khoa và đái tháo đường thai kỳ Đái tháo đường thai kỳ đạt mục tiêu (n1 = 91) Tai biến Không bị đái tháo đường thai kỳ (n2 = 174) n % n % Tăng huyết áp 2 2,2 2 1,1 Tiền sản giật - sản giật 2 2,2 2 1,1 Nhiễm trùng tiết niệu 2 2,2 2 1,1 Đa ối 1 1,1 0 0 Đẻ non 0 0 2 1,1 Thai chết lưu 0 0 0 0 Trong cả 2 nhóm không có trường hợp nào thai chết lưu. Trong nhóm nghiên cứu không có trường hợp đẻ non còn trong nhóm chứng có 2 trường hợp đẻ non chiếm tỷ lệ 1,1% Bảng 3. Tỷ lệ các tai biến sản khoa và kiểm soát glucose máu Tai biến Đái tháo đường thai kỳ đạt mục tiêu (n1 = 91) Đái tháo đường thai kỳ không theo dõi (n2 = 30) n % n % Đẻ non 0 0 5 16,7 Thai lưu 0 0 0 0 TCNCYH 97 (5) - 2015 29 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Trong cả 2 nhóm không có trường hợp nào thai bị chết lưu. Trong nhóm đái tháo đường thai kỳ đạt mục tiêu kiểm soát glucose máu không có trường hợp đẻ non. Trong nhóm đái tháo đường thai kỳ không theo dõi có 5 trường hợp đẻ non (16,7%), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. 3.2. Tỷ lệ các tai biến sơ sinh Bảng 4. Tỷ lệ các tai biến sơ sinh và đái tháo đường thai kỳ Đái tháo đường thai kỳ đạt mục tiêu (n1 = 91) Tai biến Không đái tháo đường thai kỳ (n2 = 174) n1 % n2 % Con to ≥ 4000g 3 3,3 0 0 Sơ sinh nhẹ cân < 2500g 1 1,1 2 1,1 Hạ glucose sơ sinh 1/11 1/11 Ngạt sơ sinh 0 0 0 0 Tử vong chu sinh 0 0 0 0 Dị tật bẩm sinh 0 0 0 0 Có 11/295 trẻ sơ sinh được thử glucose máu ngay sau sinh. Ở nhóm nghiên cứu và nhóm chứng đều có 1 trẻ sơ sinh hạ glucose máu. Ở cả 2 nhóm không gặp trường hợp nào tử vong chu sinh và ngạt sơ sinh Bảng 5. Tỷ lệ các tai biến sơ sinh và kiểm soát glucose máu Tai biến Đái tháo đường thai kỳ đạt mục tiêu (n1 = 91) Đái tháo đường thai kỳ không theo dõi (n2 = 30) n1 % n2 % Con to ≥ 4000g 3 3,3 2 6,7 Sơ sinh nhẹ cân < 2500g 1 1,1 2 6,7 Hạ glucose sơ sinh 1/11 3/11 Ngạt sơ sinh 0 0 1 3,33 Tử vong chu sinh 0 0 0 0 Dị tật bẩm sinh 0 0 0 0 30 TCNCYH 97 (5) - 2015 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC IV. BÀN LUẬN Nghiên cứu này có 201/515 thai phụ được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ theo tiêu chuẩn ADA 2011 chiếm tỷ lệ 39%. Trong khi nếu chẩn đoán theo tiêu chuẩn ADA 2010 có 60/515 thai phụ đái tháo đường thai kỳ chiếm tỷ lệ 11,7%. Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ trong nghiên cứu này theo tiêu chuẩn của ADA 2010 cao hơn so với các tác giả nghiên cứu trong những năm trước đó. Điều này cho thấy cùng với sự phát triển của nền kinh tế, tỷ lệ đái tháo đường typ 2 nói chung và tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ nói riêng có chiều hướng gia tăng nhanh chóng ở Việt Nam. Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ thay đổi tùy thuộc vào phương pháp sàng lọc, tuần thai sàng lọc, tiêu chuẩn chẩn đoán. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ theo tiêu chuẩn chẩn đoán của ADA 2011 tăng gấp 3 lần so với tiêu chuẩn trước đây. So sánh với các tác giả khác, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ của Mukeshe M.Agarwal so với tiêu chuẩn trước đây tăng gấp 3 lần [9], của Werner E.F tăng gấp 3,5 lần [11] tương tự với nghiên cứu này. Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 198 /201 thai phụ đái tháo đường thai kỳ chỉ 77,7%, số thai phụ phải điều trị bằng insulin là 22,3% [11]. Nghiên cứu của Crowther tỷ lệ thai phụ phải điều trị bằng insulin là 20% [5]. Như vậy, theo tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ của ADA 2011 tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ tăng cao hơn so với trước đây nhưng số thai phụ cần phải điều trị phối hợp với insulin lại giảm đi đáng kể. Nghiên cứu của tác giả Vũ Bích Nga tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ chẩn đoán theo tiêu chuẩn Hội nghị quốc tế lần thứ 4 trong nhóm nguy cơ cao (23,8%) cao hơn nhóm không có yếu tố nguy cơ là (4,5%) [1]. Nghiên cứu của tác giả Đặng Thị Minh Nguyệt tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ theo tiêu chuẩn Hội nghị quốc tế lần 4 ở nhóm thai phụ có yếu tố nguy cơ cao là 30,6% [2]. Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ ở nhóm có yếu tố nguy cơ của chúng tôi cao hơn kết quả của Vũ Bích Nga và Đặng Thị Minh Nguyệt. Có sự khác biệt này là do xã hội ngày càng phát triển tỷ lệ đái tháo đường và béo phì tăng nhanh, dẫn đến các yếu tố nguy cơ của đái tháo đường thai kỳ cũng nhanh chóng tăng lên. Các thai phụ trong nghiên cứu của chúng tôi chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ theo tiêu chuẩn ADA 2011 tỷ lệ cao hơn so với tiêu chuẩn trước đây. cần thực hiện chế độ ăn và luyện tập chiếm tỷ Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự lệ 98,5%. Kết quả này cũng tương tự nghiên cứu của Mukesh M.Agarwal, đa số các thai kết quả nghiên cứu của Vũ Bích Nga là tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ tăng theo số lượng yếu phụ đạt mục tiêu kiểm soát glucose máu bằng chế độ ăn và tập luyện [9]. Nghiên cứu của tố nguy cơ. Ofra Kalter (2012) được thực hiện tại Israel, chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ theo tiêu tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ:Phân tích hồi quy logistic về mối tương quan giữa yếu tố nguy chuẩn IADPSG có 80 - 90 % thai phụ thay đổi cơ và tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ theo tiêu chuẩn chẩn đoán của ADA 2010 thì glucose lối sống và chế độ ăn đã đạt hiệu quả ít cần chăm sóc chuyên sâu [10]. So với nghiên cứu theo tiêu chuẩn trước đây của tác giả Vũ Bích Nga, số thai phụ cần thực hiện chế độ ăn và luyện tập chiếm tỷ lệ TCNCYH 97 (5) - 2015 Mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ và niệu dương tính, thừa cân béo phì là yếu tố nguy cơ độc lập, trong khi tiền sử gia đình, tiền sử đái tháo đường thai kỳ ảnh hưởng rất ít. Mối tương quan giữa yếu tố nguy cơ và tỷ 31 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC lệ đái tháo đường thai kỳ theo tiêu chuẩn chẩn điều trị, theo dõi chặt chẽ, đa số đều đạt đoán của ADA 2011 thì tiền sử gia đình đái tháo đường, thừa cân béo phì là yếu tố nguy được mục tiêu điều trị theo khuyến cáo của Hội đái tháo đường Hoa Kỳ đã làm giảm tỷ lệ cơ độc lập, tiền sử sinh con ≥ 4000g ảnh hưởng rất ít. Có sự khác biệt này phải chăng tai biến sản khoa. Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên ở do tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ của ADA năm 2011 đã chú trọng đề cao Australia (ACHOIS) [5] thấy điều trị thường quy như bệnh nhân đái tháo đường thai kỳ có vai trò của đề kháng insulin. Tuy nhiên làm giảm tỷ lệ tử vong và mắc bệnh chu sinh nghiên cứu của chúng tôi số lượng thai phụ tham gia nghiên cứu chưa nhiều nên để có so với không can thiệp. Một nghiên cứu ở Mỹ trên 958 thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ thể kết luận cần có nghiên cứu rộng hơn. Nghiên cứu của Anne K Jenum (2012) khi nhẹ (glucose máu đói < 5,3 mmol/l và NPDNG bất thường) cho thấy điều trị đái tháo đường sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán của Tổ chức Y tế Thế giới thì chủng tộc là một yếu tố nguy cơ tuy không làm giảm có ý nghĩa tỷ lệ thai chết lưu, chết chu sinh và một số biến chứng nặng độc lập (Nam Á với OR = 2,24 CI (1,26 - ở trẻ sơ sinh nhưng lại làm giảm nguy cơ thai 3,97)), Trung Đông với OR = 2,13 CI (1,12 4,08). Khi sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán của to, trật khớp vai, mổ đẻ, tăng huyết áp [7]. Điều này càng chứng tỏ rằng chẩn đoán và IADPSG thì BMI (OR = 1,09 CI (1,05 - 1,13)) và chủng tộc (Nam Á OR = 2,54 CI (1,56 - điều trị đái tháo đường thai kỳ sớm đã làm giảm các tai biến sản khoa. 4,13)) là yếu tố nguy cơ độc lập trong khi giáo dục, tiền sử gia đình có ảnh hưởng rất ít [4]. Tỷ lệ trẻ sơ sinh có cân nặng ≥ 4000g ở nhóm đái tháo đường thai kỳ đạt mục tiêu Nghiên cứu của chúng tôi tương tự nghiên (3,3%) thấp hơn so với nhóm đái tháo đường cứu của Anne, thừa cân béo phì là một yếu tố nguy cơ mạnh mẽ với tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ không theo dõi (6,7%). Chỉ có 11/295 trẻ sơ sinh được thử glucose máu ngay sau thai kỳ theo tiêu chuẩn ADA 2011. Do đó có lẽ nên đẩy mạnh giáo dục lối sống để hạn chế sinh, có 3/11 trẻ sơ sinh ở nhóm đái tháo đường thai kỳ không theo dõi bị hạ glucose sự gia tăng tỷ lệ thừa cân và béo phì. Khi so sánh tỷ lệ tai biến sản khoa với các máu và 1/11 trẻ ở nhóm đái tháo đường thai kỳ đạt mục tiêu bị hạ glucose máu. tác giả khác chúng tôi nhận thấy tỷ lệ các tai Khi so sánh tỷ lệ biến chứng sơ sinh với biến sản khoa trong nghiên cứu của chúng tôi cũng giảm hơn so với nghiên cứu của Vũ Bích các nghiên cứu khác chúng tôi nhận thấy rằng tỷ lệ biến chứng sơ sinh ở nhóm đái tháo Nga [1] và Nguyễn Thị Lệ Thu [3]. Trong nghiên cứu của chúng tôi ở nhóm thai phụ đạt đường thai kỳ đạt mục tiêu trong nghiên cứu của chúng tôi giảm hơn các nghiên cứu khác. mục tiêu kiểm soát glucose máu không có trường hợp đẻ non, thai chết lưu. Nghiên cứu Tuy nhiên tỷ lệ thai to trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị của Vũ Bích Nga tỷ lệ đẻ non 8,7%, thai chết Lệ Thu có lẽ do cỡ mẫu trong nghiên cứu của lưu 0 [1]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Lệ Thu [3] tỷ lệ đẻ non 3,08%, thai chết lưu 0. Các Nguyễn Thị Lệ Thu thấp hơn so với nghiên cứu của chúng tôi nên tỷ lệ biến chứng sơ thai phụ trong nghiên cứu của chúng tôi được chẩn đoán theo tiêu chuẩn ADA 2011 có sinh thu được không nhiều. So với Golzales [6] trên 2030 thai phụ đái ngưỡng giá trị chẩn đoán thấp hơn, được tháo đường thai kỳ kiểm soát glucose máu tốt 32 TCNCYH 97 (5) - 2015 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC thì kết quả của chúng tôi thấp hơn: thai to 9,3% (so với 3,3%), tử vong chu sinh là 0,1% (so với 0%), hạ glucose máu sơ sinh là 7,1%. Trong nghiên cứu của Crowther tỷ lệ thai to là 10%, tỷ lệ thai nhẹ cân 6,9% [5]. Nghiên cứu của Landon tỷ lệ thai to là 5,9% và tỷ lệ thai nhẹ cân là 6,97% [7]. Tuy nhiên, nghiên cứu này có cỡ mẫu nhỏ, thời gian có hạn nên số lượng sơ sinh có biến chứng thu được là ít cần có nghiên cứu với số lượng lớn hơn. V. KẾT LUẬN Qua sàng lọc 515 thai phụ và theo dõi 295 thai phụ đến kết thúc thai kỳ tại khoa Phụ Sản bệnh viện Bạch Mai, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Bích Nga, Tạ Văn Bình (2008). Nghiên cứu xác định ngưỡng glucose máu lúc đói để sàng lọc đái thao đường thai kỳ. Y học thực hành số 627 + 628, 11, 26 - 29. 2. Vũ Bích Nga, Tạ Văn Bình (2007). Xác định tỷ lệ và thời điểm chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ ở nhóm thai phụ có yếu tố nguy cơ cao. Báo cáo toàn văn các đề tài khoa học, Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển hóa lần thứ 3. Nhà xuất bản Y học, 524 - 529. 3. Vũ Bích Nga, Tạ Văn Bình (2008). Bước đầu đánh giá hiệu quả điều trị đái thao đường thai kỳ. Y học thực hành số 625 + 626, 10, 44 - 46. - Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ chẩn đoán chẩn đoán theo tiêu chuẩn ADA 2010. Trong 4. Anne K Jenum (2012). Impact of ethinicity on gestational diabetes identified with the WHO and the modified IADPSG đó có 98,5% thai phụ chỉ thực hiện chế độ ăn criteria: a population-based cohort study. Euro- và luyện tập đã đạt mục tiêu kiểm soát pean Journal of Endocrinology, 166, 317 - 324. theo tiêu chuẩn ADA 2011 cao hơn so với glucose máu. - Tỷ lệ thai phụ có yếu tố nguy cơ là 19,2%. Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ tăng theo số lượng yếu tố nguy cơ, các thai phụ có trên 3 yếu tố nguy cơ thì 100% mắc đái tháo đường thai kỳ. - Tiền sử gia đình đái tháo đường, thừa 5. Caroline A. Crowther, Janet E, Hiller ( 2005). Effect of treatment of Gestational Diabetes Mellitus on Pregnancy Outcomes. The New England Journal of Medicine, 352(24): 2477 - 2486. 6. Gonzales V.H (2007). The impact of glycemia control on neonatal outcome in sin- cân béo phì là yếu tố nguy cơ độc lập. gleton pregnancies complicated by gestational - Kiểm soát glucose máu không tác động đến tỷ lệ mổ lấy thai. diabetes. Diabetes Care, 30, 467 - 470. - Kiểm soát glucose máu tốt làm giảm các nguy cơ tai biến. 7. Landon M.B (2009). A Multicenter, Randomized trial of treament for mild gestational diabetes. The New England Journal of medicine, 361, 1339 - 1348. Lời cảm ơn 8. Metzger BE, Coustan DM, Organizing Nhóm tác giả xin cảm ơn sự giúp đỡ của các anh chị nhân viên tại khoa Nội tiết – Đái Committee (1998). Summary and recommendation of the Fourth international Workshop tháo đường bệnh viện Bạch Mai đã hỗ trợ Conference on Gestational Diabetes Mellius, trong quá trình hoàn thành đề tài nghiên cứu. Diabetes Care, 21(2), 161 - 167. TCNCYH 97 (5) - 2015 33 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 9. Mukesh M. Agarwal (2010). Gestational diabetes: simplifying the IADPSG diagnostic tional Association of Diabetes in Pregnancy algorithm using fasting plasma glucose:Impact level. Diabetes care, 35, 1894 - 1896. of IADPSG on GDM. Diabetes Care 2010, 33 (9), 2018 - 2020. Study Group recommendations on a national 11. Werner E. F (2012). Screening for Gestational Diabetes Mellitus: Are the Criteria 10. Ofra Kalter-Leibovici (2012). Screening and Diagnosis of Gestational Diabetes Proposed by the International Association of Mellitus:Critical appraisal of the new Interna- Cost - Effective? Diabetes Care, 35, 529 - 535. the Diabetes and Pregnancy Study Groups Summary THE PREVALENCE OF GESTATIONAL DIABETES ACCORDING TO THE CRITERIA OF ADA 2011 AND ITS RISK FACTORS The study was to determine the prevalence of gestational diabetes according to the criteria of ada 2011 and its risk factors. We screened 515 pregnants women by glucose tolerance test. 295 of them were followed until the end of pregnancy in the Obstetric Department of Bach Mai hospital from 12/ 2011 to 08/2012. The prevalence of gestational diabetes according to diagnostic criteria of ADA 2011 is 39%, higher than which according to diagnostic criteria of ADA 2010 (11.7%). Among them, 98.5% of pregnant women reached the target in controlling blood glucose only by diet and exercise. The rate of the pregnant women at risk is 19.2%. The prevalence of gestational diabetes increases with the numbers of risk factors. 100% of the pregnant women having 3 risk factors developped gestational diabetes. According to the logical analysis of the correlation between gestational diabetes diagnosed by the criteria of ADA 2011 and risk factors, a family history of diabetes and obesity are independent risk factors. Controlling blood glucose did not affect the rate of ceasarean section: non-gestational diabetics group (58.6%), group of diabetics that reached the goal of acute treatment (58.2%), non-observed gestational diabetic group (70%), non-improved gestational diabetic group (p > 0.05). Well-control blood glucose reduces the risk of pregnancy complication such as premature birth rate (0%), fetus death rate (0%) and infant complication rate such as large birth weight rate (3.3%), low birth weight rate (1.1%) and asphyxia newborn rate (0%). Key word: gestational diabetes mellitus 34 TCNCYH 97 (5) - 2015
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng