Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi - Đề thi Thi THPT Quốc Gia Địa ly 10 đề thi thử thpt qg 2016 - địa có đáp án...

Tài liệu 10 đề thi thử thpt qg 2016 - địa có đáp án

.PDF
46
556
68

Mô tả:

SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 3 NĂM 2016 TRƯỜNG THPT ĐOÀN THƯỢNG MÔN THI: ĐỊA LÝ Đề chính thức Thời gian làm bài: 180 phút (gồm 01 trang) (không kể thời gian giao đề) Câu I (2,0 điểm) 1. Trình bày đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam. Phân tích vai trò của gió mùa và địa hình đối với khí hậu của vùng núi Đông Bắc, Tây Bắc và phần lãnh thổ phía Nam nước ta. 2. Phân tích sự thay đổi cơ cấu lao động của nước ta hiện nay. Tại sao lại có sự thay đổi như vậy? Câu II (3,0 điểm) 1. So sánh sự khác nhau giữa nền nông nghiệp cổ truyền và nền nông nghiệp hàng hóa. Tại sao nước ta lại tồn tại song song hai nền sản xuất nông nghiệp này? 2. Phân tích các thế mạnh về tự nhiên để hình thành cơ cấu kinh tế nông-lâm-ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ Câu III (2,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy kể tên các huyện đảo nước ta. Việc phát triển kinh tế các huyện đảo có ý nghĩa như thế nào về kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường? Tại sao việc giải quyết các vấn đề trên Biển Đông hiện nay cần phải có sự tăng cường hợp tác của các nước trong vùng? Câu IV (3,0 điểm) Cho bảng số liệu sau: DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM CỦA CẢ NƯỚC, TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ, TÂY NGUYÊN NĂM 2010 (đơn vị: nghìn ha) Cây trồng Cả nước Trung du miền núi Bắc Bộ Tây Nguyên Cây công nghiệp lâu năm 2010,5 119,0 820,1 Cà phê 554,8 ,7 491,5 Chè 129,9 94,1 25,0 Cao su 748,7 17,0 180,9 Các cây khác 577,1 1,2 122,7 1. Vẽ biểu đồ tròn thể hiện quy mô và cơ cấu diện tích cây công nghiệp lâu năm của cả nước, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên năm 2010 2. Chỉ ra sự giống nhau và khác nhau về quy mô và cơ cấu cây công nghiệp lâu năm giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên. Tại sao lại có sự giống nhau và khác nhau như vậy? ----HẾT---Họ và tên thí sinh:...................................................................................Số báo danh:....................... Họ tên giám thị coi thi: ...........................................................................Chữ ký:............................... Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. Thí sinh không được mang và sử dụng tài liệu trong phòng thi. Thí sinh được phép mang và sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam do NXB Giáo dục Việt Nam phát hành, không ghi ký hiệu riêng trong Atlat. SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG TRƯỜNG THPT ĐOÀN THƯỢNG ----- ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 3 NĂM 2016 MÔN THI: ĐỊA LÝ (Đáp án gồm 04 trang) Câu Ý Nội dung Điểm 1 Trình bày đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam. Phân tích vai trò của gió mùa và 1,0 địa hình đối với khí hậu của vùng núi Đông Bắc, Tây Bắc và phần lãnh thổ phía Nam. a. Trình bày đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam 0,25 - Đất nước nhiều đồi núi - Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa - Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển - Thiên nhiên phân hóa đa dạng b. Phân tích vai trò của gió mùa và địa hình đối với khí hậu của vùng núi Đông Bắc, Tây Bắc và phần lãnh thổ phía Nam. Lãnh thổ Đặc điểm khí hậu Vai trò của gió mùa và địa hình Đông Bắc Mang tính chất cận nhiệt đới Hướng núi vòng cung giống như gió mùa, có 1 mùa đông lạnh chiếc phễu hút gió mùa Đông kéo dài Tây Bắc Bắc lạnh từ phía Bắc 0,25 - Vùng núi thấp phía nam: - Dãy núi Hoàng Liên Sơn đã mang tính chất nhiệt đới ẩm chặn các luồng gió mùa Đông gió mùa, mùa đông đến muộn, Bắc nên mùa đông ở đây ngắn I kết thúc sớm, thời gian ngắn hơn, bớt sâu sắc hơn. 0,25 - Vùng núi cao: mang tính chất - Do ảnh hưởng của độ cao địa ôn đới hình nên đã chi phối đến nhiệt độ và độ ẩm Phần lãnh thổ Mang tính chất cận xích đạo Do ảnh hưởng của dãy Bạch Mã phía Nam gió mùa, nóng quanh năm, chắn luồng gió Đông Bắc từ phía không có mùa đông lạnh. Bắc tràn xuống cộng với việc di chuyển quãng đường xa khiến 0,25 các khối khí lạnh bị biến tính nên ở đây hầu như không có mùa đông lạnh, nhiệt độ quanh năm cao trên 250C. 2 Phân tích sự thay đổi cơ cấu lao động của nước ta hiện nay. Tại sao lại có sự thay đổi như vậy? a. Phân tích sự thay đổi cơ cấu lao động của nước ta hiện nay Cơ cấu lao động nước ta đang có sự thay đổi hợp lý thể hiện giữa khu vực KT, TPKT, 1,0 nông thôn- thành thị - Thay đổi trong các khu vực kinh tế: giảm dần tỉ trọng lao động khu vực I, tăng dần tỉ 0,25 trọng lao động trong khu vực II, III - Thay đổi trong các thành phần kinh tế: giảm dần tỉ trọng lao động trong thành phần kinh tế Nhà nước, tăng dần tỉ trọng lao động trong thành phần kinh tế ngoài Nhà nước và 0,25 có vốn đầu tư nước ngoài. - Thay đổi theo thành thị và nông thôn: giảm dần tỉ trọng lao động khu vực nông thôn, tăng dần tỉ trọng lao động khu vực thành thị 0,25 b. Tại sao lại có sự thay đổi như vậy? Do kết quả của quá trình CNH, HĐH, ĐTH và yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế..... 1 So sánh sự khác nhau giữa nền nông nghiệp cổ truyền và nền nông nghiệp hàng 0,25 1,5 hóa. Tại sao nước ta lại tồn tại song song hai nền sản xuất nông nghiệp này? a. So sánh sự khác nhau giữa nền nông nghiệp cổ truyền và nền NN hàng hóa. Tiêu chí Nông nghiệp cổ truyền 0,75 Nông nghiệp hàng hóa Quy mô, hình thức SX Nhỏ, sử dụng nhiều lao Lớn, sử dụng nhiều máy móc và năng suất động thủ công, năng suất thiết bị SX, gắn liền với thâm lao động thấp canh, CN chế biến, dịch vụ NN, năng suất lao động cao Mục đích 0,25 Mang tính chất tự cung tự SX theo hướng chuyên môn cấp, phục vụ nhu cầu tiêu hóa tạo ra nhiều lợi nhuận dùng tại chỗ Phân bố phục vụ xuất khẩu Ở các vùng lãnh thổ còn Phổ biến ở các vùng có 0,25 nhiều khó khăn, xa thị truyền thống SX hàng hóa, trường, II thông... xa đường giao gần các trục đường giao thông, các đô thị lớn... 0,25 b. Tại sao nước ta lại tồn tại song song hai nền sản xuất nông nghiệp này? 0,75 - Nền NN nước ta xuất phát từ nền nông nghiệp lạc hậu, mang tính tự cung tự cấp phụ 0,25 thuộc nhiều vào ĐKTN - Đại bộ phận lao động nước ta vẫn sống ở nông thôn (khoảng 70%), trình độ chưa cao nên nước ta chưa thể xóa bỏ ngay hoàn toàn cái cũ để chuyển sang một nền SX mới 0,25 - Do chính sách đổi mới trong SXNN của Nhà nước theo hướng SX hàng hóa, phù hợp với các nguồn lực trong nước (ĐKTN, thị trường, lao động...) 2 0,25 Phân tích các thế mạnh về tự nhiên để hình thành cơ cấu kinh tế nông-lâm-ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ a. Nông nghiệp 1,5 - Dải đất cát ven biển: phát triển cây CN ngắn ngày như mía, ....Dải đất đỏ ba dan ở Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị: cây CN lâu năm như cà phê, cao su, hồ tiêu 0,75 - Vùng đồi trước núi có một số đồng cỏ: chăn nuôi gia súc như bò - Một số đồng bằng ven sông Mã, sông Cả: cây lương thực b. Lâm nghiệp - Dãy Trường Sơn phía Tây, giáp Lào 0,25 - Diện tích rừng khá lớn, trong rừng có nhiều loại gỗ và lâm sản quý c. Ngư nghiệp 0,5 - Tất cả các tỉnh đều giáp biển - Có nhiều bãi tôm cá phát triển ngành đánh bắt - Ven biển có nhiều vũng, vịnh, đầm, phá thuận lợi cho ngành nuôi trồng Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy kể tên các huyện đảo nước ta. 2,0 Việc phát triển kinh tế các huyện đảo có ý nghĩa như thế nào về kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường? Tại sao việc giải quyết các vấn đề trên Biển Đông cần phải có III sự tăng cường hợp tác của các nước trong vùng? a. Các huyện đảo nước ta: - Vân Đồn, Cô Tô (Quảng Ninh); Cát Hải, Bạch Long Vĩ (Hải Phòng); Cồn Cỏ (Quảng Trị); Hoàng Sa (TP Đà Nẵng); Lý Sơn (Quảng Ngãi); Trường Sa (Khánh Hòa); Phú Quý (Bình Thuận); Côn Đảo (Bà Rịa- Vũng Tàu); Kiên Hải, Phú Quốc (Kiên Giang) b. Việc phát triển kinh tế các huyện đảo có ý nghĩa như thế nào về kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường? - Kinh tế: Khai thác tốt các thế mạnh, tăng nguồn thu cho địa phương và đất nước, chuyển dịch cơ cấu KT, phát triển các khu CN, phát triển du lịch... - Chính trị: khẳng định chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ nhất là trong điều kiện tranh chấp phức tạp như hiện nay - Xã hội: giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân, phân bố lại dân cư và lao động, làm cho người dân gắn bó hơn với biển đảo... - Môi trường: góp phần bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, bảo vệ đa dạng sinh học.... c. Tại sao việc giải quyết các vấn đề trên Biển Đông cần phải có sự tăng cường hợp tác 0,5 1,0 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 của các nước trong vùng? - Biển Đông là vùng biển chung của nhiều nước, góp phần tạo ra môi trường hòa bình ổn định, cùng phát triển của các nước - Bảo vệ được quyền lợi chính đáng, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước 1 Vẽ biểu đồ tròn thể hiện quy mô và cơ cấu diện tích cây công nghiệp lâu năm của cả 0,25 0,25 2,0 nước, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên năm 2010 0,5 a.Tính cơ cấu diện tích cây CN (%): Cả nước TDMN Bắc Bộ Tây Nguyên Cây CN lâu năm 100,0 100,0 100,0 Cà phê 27,6 5,6 59,9 Chè 6,5 79,1 3,0 Cao su 37,2 14,3 22,1 Các cây khác 28,7 1,0 15,0 Cây trồng IV 0,25 b. Tính bán kính: - Coi bán kính của vùng TDMNBB là 1 đvbk - Bán kính của cả nước = 4,1 đvbk - Bán kính của Tây Nguyên = 2,6 đvbk 1,25 c. Vẽ biểu đồ: - Yêu cầu chính xác, đẹp, đầy đủ chú giải, số liệu và tên biểu đồ Ghi chú: - Nếu xử lý sai số liệu không chấm phần vẽ và nhận xét - Nếu không tính bán kính biểu đồ tròn mà vẽ 3 biểu tròn có bán kính khác nhau thì chấm tối đa 1,0 điểm. - Nếu vẽ 3 biểu đồ tròn có bán kính như nhau thì chấm tối đa 0,75đ - Nếu vẽ thiếu 1 chi tiết bị trừ 0,25 điểm 2 Chỉ ra sự giống nhau và khác nhau về quy mô và cơ cấu cây công nghiệp lâu năm 1,0 giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên. Giải thích tại sao lại có sự giống nhau và khác nhau như vậy? a. Chỉ ra sự giống nhau và khác nhau về quy mô và cơ cấu cây công nghiệp lâu năm 0,5 giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên - Giống nhau: + Đều có diện tích trồng cây CN lâu năm đáng kể so với cả nước (dẫn chứng) + Đều trồng các cây CN như cà phê, cao su, chè... - Khác nhau: + Quy mô diện tích cây CN lâu năm của Tây Nguyên lớn hơn TDMNBB (dc) + Cây trồng có diện tích lớn nhất Tây Nguyên là cà phê (dc) còn ở TDMNBB là chè (dc) 0,5 b. Giải thích: - Giống nhau vì 2 vùng đều có những điều kiện thuân lợi để trồng cây CN (đất, khí hậu....) - Khác nhau về về cơ cấu các loại cây là do có sự khác nhau về ĐK sinh thái nông nghiệp đặc biệt là đất, khí hậu (phân tích cụ thể) Tổng câu I+II+III+IV 10,0 SỞ GD&ĐT QUẢNG TRỊ TRƯỜNG THPT TRẦN THỊ TÂM ĐỀ THI THỬ-KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2016 MÔN: ĐỊA LÝ Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Họ và tên: ......................................................... SBD: ...................... Câu 1: (2 điểm) a/ Trình bày hoạt động của gió mùa mùa hạ ở Việt Nam b/ Chứng minh rằng dân số nước ta tăng nhanh. Câu 2: (3 điểm) a/ Chứng minh rằng tài nguyên du lịch của nước ta rất đa dạng. b/ Phân tích các thế mạnh chủ yếu để phát triển kinh tế xã hội ở Đồng bằng Sông Hồng. Câu 3: (2 điểm) Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học hãy: - Kể tên các quần đảo và đảo xa bờ của nước ta. - Trình bày vai trò của các đảo và quần đảo đối với phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng. Câu 4: (3 điểm) Cho bảng số liệu sau: Diện tích và năng suất lúa cả năm của nước ta Năm Diện tích (nghìn ha) Năng suất (tạ/ha) Tổng số Lúa đông xuân 2000 7666 3013 42,4 2003 7452 3023 46,4 2005 7329 2942 48,9 2010 7489 3068 53,4 a/ Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tình hình sản xuất lúa cả nước ta giai đoạn 2000-2010 b/ Nhận xét tình hình sản xuất lúa của nước ta từ biểu đồ đã vẽ và giải thích? .............. HẾT………. (Thí sinh được phép sử dụng Atlat, giám thị coi thi không giải thích gì thêm) HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN ĐỊA Câu I Ý 1 (1đ) Nội dung - Vào đầu mùa Hạ khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc AĐD thổi vào nước ta theo hướng Tây Nam - Gió này gây mưa lớn cho ĐB Nam Bộ và Tây nguyên, tạo thành phần gió phơn Tây Nam ở BTB và phần nam của khu vực Tây Bắc (khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi dọc biên giới Việt Lào) - Vào giữa và cuối mừa Hạ gió mùa Tây nam (xuất phát từ cao áp cận chí tuyến bán cầu nam) hoạt động mạnh - Gió này gây mưa lớn và kéo dài ở Nam bộ và Tây nguyên thổi vào Bắc bộ theo hướng Đông nam (do sức hút của áp thấp Bắc bộ) 2 (1đ) II III Chứng minh rằng dân số nước ta còn tăng nhanh: - Tốc độ tăng dân số khá nhanh (gđ: 1954-1960 tăng trung bình 3,93%; 19651970 :3,24%; 1970-1976: 8%) - Tốc độ tăng dân số tuy giảm (Từ khoảng 3% xuống 2,1% giữa hai cuộc tổng điều tra dân số 1979-1989 và xuống 1,12%/năm 2012) Nhưng còn chậm (mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng trung bình hơn 1 triệu người) 1 Chứng minh nguồn tài nguyên du lịch nước ta đa dạng (1,5đ) * Tài nguyên du lịch tự nhiên: - Địa hình: hai di sản thiên nhiên thế giới, 125 bãi biển, 200 hang động - Khí hậu: Đa dạng, phân hóa; Nước: sông hồ nước nóng và nước khoáng - Sinh vật: Hơn 300 vườn quốc gia, động vật hoang dã, thủy hải sản * Tài nguyên du lịch nhân văn: - Di tích: 4 vạn trong đó có hơn 2600 đã được xếp hạng, các di sản văn hóa thế giới - Lễ hội: quanh năm, tập trung vào mùa xuân - các loại tài nguyên du lịch nhân văn khác (làng nghề, văn nghệ nhân gian, ẩm thực) 2 Các thế mạnh chủ yếu để phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng (1,5đ) - Các thế mạnh về tự nhiên : Đất, nước, biển. khoáng sản - Phân tích được thế mạnh của VTĐL - Các thế mạnh về kinh tế xã hội: Dân cư, lao động, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, các thế mạnh khác 1 Kể tên các quần đảo và đảo xa bờ ở nước ta: (0,5đ) - Hoàng Sa, Trường Sa, Phú Quốc, Thổ Chu, Nam Du, Coto 2 Vai trò của các đảo và quần đảo đối với phát triển kinh tế-XH và ANQP (1,5đ) - Tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền - Là hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo và thềm lục địa - Việc khẳng định chủ quyền ở nước ta với các đảo và quần đảo có ý nghĩa là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa IV quanh đảo 1 Vẽ biểu đồ: - Biểu đồ cột kết hợp với đường (cột: DT; đường: Năng suất) (1,5đ) - Yêu cầu: + Vẽ chính xác + Đảm bảo khoảng cách năm + Có chú giải và tên biểu đồ Nhận xét và giải thích: - Diện tích lúa cả năm và diện tích lúa Đông xuân có sự biến động (dẫn chứng số liệu) Năng suất lúa cả năm tăng liên tục (từ 42,4 tạ/ha lên 53,4 tạ/ha) - Giai đoạn 2000-2010: diện tích lúa có sự biến động chủ yếu là do tác động của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa (đất nông nghiệp chuyển sang đất chuyên dùng, đất ở….) - Năng suất lúa cả năm tăng do thâm canh, do thay đổi cơ cấu mùa vụ. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. HỒ CHÍ MINH KÌ THI THỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2016 Đề thi môn Địa lí Thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian phát đề ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 1 trang) Câu 1.(2,0 điểm) 1. Chứng minh rằng Biển Đông giàu tài nguyên nhưng cũng lắm thiên tai. 2. Phân tích tác động của dân số nước ta đối với tài nguyên, môi trường, sự phát triển kinh tế - xã hội và chất lượng cuộc sống. Câu 2. (3,0 điểm) 1. Trình bày và giải thich sự phân bố của ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta. 2. Để sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long, cần phải giải quyết những vấn đề chủ yếu nào? Tại sao? Câu 3. (2,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: 1. Nhận xét sự phân bố các trung tâm công nghiệp ở vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. 2. Phân tích vai trò của quốc lộ 1 đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Câu 4. (3,0 điểm) Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu sử dụng đất ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long năm 2005 (Đơn vị: %) Cơ cấu sử dụng đất Đồng bằng sông Hồng Đồng bằng sông Cửu Long Tổng số 100,0 100,0 Đất sản xuất nông nghiệp 51,2 63,4 Đất lâm nghiệp 8,3 8,8 Đất chuyên dùng 15,5 5,4 Đất ở 7,8 2,7 Đất chưa sử dụng 17,2 19,7 1. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu sử dụng đất của hai đồng bằng trên, năm 2005 2. So sánh cơ cấu sử dụng đất của hai đồng bằng trên và giải thích nguyên nhân của sự khác nhau về cơ cấu sử dụng đất ở hai đồng bằng trên. Hết Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam Họ và tên thí sinh: …………………………………………………………………………………. Số báo danh: ………………………….. Phòng thi : ……………………………………………… SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. HỒ CHÍ MINH Câu 1 Ý 1 2 KÌ THI THỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2016 Đề thi môn Địa lí ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM Nội dung Chứng minh rằng biển Đông giàu tài nguyên nhưng cũng lắm thiên tai. a. Tài nguyên vùng biển - Tài nguyên khoáng sản - Khoáng sản có trữ lượng lớn và có giá trị nhất là dầu khí (dẫn chứng) - Các bãi cát ven biển có trữ lượng lớn ti tan, là nguồn nguyên liệu quý cho công nghiệp. - Vùng ven biển nước ta thuận lợi cho nghề làm muối, nhất là ven biển Nam Trung Bộ, nơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng lại ít sông nhỏ đổ ra biển. - Ven biển Nha Trang còn có cát thủy tinh là nguyên liệu quý cho sản xuất thuỷ tinh, pha lê. - Tài nguyên hải sản + Sinh vật biển Đông tiêu biểu cho sinh vật vùng biển nhiệt đới giàu thành phần loài. Cho năng suất sinh học cao, nhất là ven bờ. + Trong biển Đông có trên 2000 loài cá, trên 100 loài tôm, khoảng vài chục loài mực, hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy. + Ven các đảo nhất là 2 quần đảo lớn ( Hoàng Sa và Trường Sa) còn có nguồn tài nguyên quý giá là các rạn san hô cùng đông đảo các loài sinh vật khác. b. Thiên tai. - Bão: mỗi năm trung bình có 3-4 cơn bão qua biển Đông trực tiếp đổ vào nước ta và là hiện tượng thiên tai bất thường, khó phòng tránh, làm thiệt hại nặng nề về người và tài sản, nhất là với dân cư vùng ven biển nước ta. - Sạt lở bờ biển: nhất là dải bờ biển Trung Bộ. - Hiện tượng cát bay cát chảy, lấn chiếm ruộng vườn, làng mạc và làm hoang mạc hóa đất đai ở ven biển miền Trung. Điểm 0.75đ 0,50 đ 0,25 đ 0.25đ Phân tích tác động của dân số nước ta đối với tài nguyên, môi trường, 1,0 đ sự phát triển kinh tế - xã hội và chất lượng cuộc sống. - Sức ép đối với tài nguyên + dân số đông và tăng nhanh tác động trực tiếp đến tài nguyên của nước ta làm bình quân đất tự nhiên/người giảm dần, việc sử dụng triệt để đã làm tài nguyên đất bị suy thoái. Tài nguyên rừng bị suy thoái mạnh, tài nguyên khoáng sản đang bị cạn kiệt, tài nguyên sinh vật bị suy giảm, nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng… + Môi trường nước và không khí nhiều nơi đang trong tình trạng ô nhiễm. - Sức ép đối với phát triển kinh tế - xã hội + Dân số tăng nhanh đòi hỏi nền kinh tế phải phát triển với tốc độ cao mới đáp ứng được nhu cầu của nhân dân + Gây cản trở cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu sử dụng lao động + gây khó khăn cho giải quyết nhà ở, vấn đề việc làm và các vấn đề xã hội khác - Sức ép lên chất lượng cuộc sống + GDP/người thấp + gây sức ép cho y tế, giáo dục + việc cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao tuổi thọ… gặp nhiều khó khăn 0,5 đ 0,25 đ 0,25 đ Câu 2 Ý 1 2 Nội dung Trình bày và giải thich sự phân bố của ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm bao gồm các phân ngành: chế biến sản phẩm trồng trọt, chế biến sản phẩm chăn nuôi, chế biến thuỷ hải sản - Phân bố ngành công nghiệp chế biến sản phẩm trồng trọt + Ngành công nghiệp xay xát phân bố gắn liền nguồn nguyên liệu hoặc các đô thị đông dân: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long. + Ngành công nghiệp đường mía phân bố gắn với vùng nguyên liệu : Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ + Ngành công nghiệp chế biến chè phân bố gắn với vùng nguyên liệu : Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên … + Ngành công nghiệp chế biến cà phê phân bố ở các vùng nguyên liệu: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ + Ngành công nghiệp rượu, bia, nước ngọt thường phân bố ở những nơi có thị trường tiêu thụ : đô thị, thành phố (dẫn chứng) - Phân bố ngành công nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi + Ngành công nghiệp chế biến sữa và sản phẩm từ sữa thường được phân bố ở những nơi có nguyên liệu hoặc có thị trường như các đô thị lớn và các địa phương chăn nuôi bò sữa. + Ngành chế biến thịt và các sản phẩm từ thịt phân bố ở những nơi có thị trường tiêu thụ rộng lớn: Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh - Phân bố ngành công nghiệp chế biến thuỷ, hải sản + Ngành công nghiệp chế biến nước mắm phân bố ở những nơi có nguồn cá phong phú: Cát Hải (Hải Phòng), Phan Thiết (Bình Thuận), Phú Quốc (Kiên Giang) + Ngành công nghiệp chế biến tôm, cá phân bố ở những nơi có nguồn nguyên liệu phong phú: Đồng bằng sông Cửu Long… Để sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long, cần phải giải quyết những vấn đề chủ yếu nào? Tại sao? - Nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô ở Đồng bằng sông Cửu Long. Việc sử dụng hợp lí đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn cần có có nước để thau chua rửa mặn trong mùa khô kết hợp với việc tạo ra các giống lúa chịu phèn, chịu mặn … - Cần phải duy trì và bảo vệ tài nguyên rừng… Rừng là nhân tố quan trọng nhất đảm bảo sự cân bằng sinh thái, cần được bảo vệ và phát triển trong mọi dự án khai thác. - Chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Nhằm phá thế độc canh, đẩy mạnh trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị cao, kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản và phát triển công nghiệp chế biến. - Đối với vùng biển, hướng chính trong việc khai thác kinh tế là kết hợp mặt biển với đảo, quần đảo và đất liền để tạo nên một thế kinh tế liên hoàn. - Chủ động sống chung với lũ đồng thời khai thác các nguồn lợi kinh tế do lũ hàng năm mang lại Bởi vì - Vị trí quan trọng đối với chiến lược phát triển kinh tế của nước ta, là vùng chuyên canh lương thực, thực phẩm hàng đầu của cả nước Điểm 1,25 đ 0,25 đ 0,50 đ 0,25 đ 0,25 đ 1,75 đ 1,25 đ 0,50 đ Câu 3 Ý 1 2 4 1 2 Nội dung - Đất đai là tài nguyên quan trọng của đồng bằng, khoảng 60% diện tích là đất phèn, đất mặn - Có mùa khô kéo dài, thiếu nước ngọt nghiêm trọng, mùa lũ gây ngập trên diện rộng - vùng nghèo tài nguyên khoáng sản - Việc đưa ra các biện pháp cải tạo tự nhiên góp phần sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên của vùng. Nhận xét sự phân bố các trung tâm công nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ - Bắc Trung Bộ và Duyên hài Nam Trung Bộ : có mức tập trung công nghiệp rải rác, các trung tâm công nghiệp trong vùng có quy mô trung bình và nhỏ. - Bắc Trung Bộ có + Các trung tâm công nghiệp : Thanh Hoá, Tỉnh Gia, Vinh + Một số điểm công nghiệp: Quỳnh Lưu, Hà Tĩnh, Đồng Hới, Huế + Trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất: Thanh Hoá - Duyên hải Nam Trung Bộ + Các trung tâm công nghiệp : Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang… + Một số điểm công nghiệp : Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Tuy Hoà, Diên Khánh, Phan Rang, Phan Thiết + Trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất là Đà Nẵng - Hầu hết các trung tâm công nghiệp và các điểm công nghiệp của cả hai vùng đều phân bố ở phía đông, dọc theo quốc lộ 1 và đường sắt Thống Nhất, các cảng biển Phân tích vai trò của quốc lộ 1 đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. - Lãnh thổ nước ta kéo dài từ Bắc xuống Nam, quốc lộ 1 chạy dọc theo chiều dài đất nước, cùng với tuyến đường sắt Thống Nhất tạo nên tuyến đường xương sống của nước ta. - Là tuyến đường huyết mạch của cả nước, có khả năng kết hợp với nhiều tuyến đường khác và nhiều loại hình giao thông vận tải khác nhau (đường sắt, đường biển, hàng không… ) - Tuyến đường chạy qua nhiều tỉnh, thành phố của nước ta; chạy qua 6 trên 7 vùng kinh tế (trừ Tây Nguyên), nối nhiều trung tâm công nghiệp, nhiều đô thị của cả nước. - Có khối lượng vận chuyển và luân chuyển lớn nhất trong các tuyến quốc lộ ở nước ta. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu sử dụng đất của hai đồng bằng trên, năm 2005 - Vẽ 2 biểu đổ tròn đúng, đẹp, chính xác - Vẽ sai rẻ quạt : -0,25 điểm rẽ quạt sai , nhưng tổng điểm trừ tối đa là 1,0 điểm/biểu đồ tròn - Thiếu yếu tố biểu đồ : -0,25 điểm/yếu tố sai, thiếu sót Lưu ý: điểm trừ sai thiếu của từng biểu đồ tròn tối đa là 1,0 điểm/biểu đồ So sánh cơ cấu sử dụng đất của hai đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long và giải thích nguyên nhân của sự khác nhau về cơ cấu sử dụng đất ở hai đồng bằng trên - Giống nhau: + Tỉ trọng diện tích đất nông nghiệp trên 50%; + Tỉ lệ đất lâm nghiệp xấp xỉ bằng nhau Điểm 1,0 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 1,0 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 2,0 đ 2,0 đ 1,0 đ 0,25 đ Câu 4 Ý 2 Nội dung Điểm - Khác nhau và giải thích nguyên nhân + Đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ trọng lớn hơn Đồng 0,25 đ bằng sông Hồng (dẫn chứng) + Giải thích : Cả hai vùng đều là đồng bằng châu thổ do các hệ thống sông lớn bồi đắp, tỉ trọng diện tích đất nông nghiệp lớn, nhưng diện tích đồng bằng sông Cửu Long lớn hơn, diện tích đất dành cho nông nghiệp còn lớn + Đất chuyên dùng và đất thổ cư Đồng bằng sông Hồng có tỉ trọng lớn hơn 0,25 đ Đồng bằng sông Cửu Long (dẫn chứng) + Giải thích : Đồng bằng sông Hồng mật độ dân cư đông đúc hơn, các ngành kinh tế công nghiệp và dịch vụ phát triển hơn, có dải đô thị dày đặc hơn Đồng bằng sông Cửu Long nên tỉ trọng đất chuyên dùng và đất thổ cư ở Đồng bằng sông Hồng lớn hơn + Đất chưa sử dụng Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ trọng lớn hơn Đồng bằng 0,25 đ sông Hồng (dẫn chứng) + Giải thích : Đất chưa sử dụng ở Đồng bằng sông Hồng chủ yếu là đất đồi núi rìa phía bắc, tây bắc, tây nam đồng bằng. Đất chưa sử dụng ở đồng bằng sông Cửu Long liên quan đến đất phèn và đất mặn (chiếm 60% diện tích đồng bằng) nên tỉ trọng đất chưa sử dụng ở đồng bằng sông Cửu Long lớn hơn. Lưu ý: Thí sinh có thể làm phần khác nhau trước, phần giải thích sau, nếu đúng vẫn đạt điểm tối đa Lưu ý: Thí sinh diễn đạt cách khác nếu đủ ý vẫn đạt điểm tối đa Hết TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2016 HUỲNH MẪN ĐẠT Môn thi: ĐỊA LÝ, Khối C TỔ: SỬ - ĐỊA-GDCD Thời gian làm bài: (180 phút, không kể thời gian phát đề) Câu I: (2,0 điểm) 1. Phân tích vai trò của các nhân tố đối với sự hình thành đặc điểm khí hậu Việt Nam? 2. Tại sao Biển Đông đối với nước ta là một hướng chiến lược quan trọng trong công cuộc xây dựng phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước? Câu II: (3,0 điểm) Anh (chị) hãy: 1-Phân tích mối quan hệ về kinh tế giữa Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ. 2-Trình bày các vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn ở nước ta. Câu III: (2,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: Hãy trình bày quy mô và cơ cấu ngành của 2 trung tâm công nghiệp Hà Nội & tp.HCM. Tại sao hoạt động công nghiệp lại tập trung ở 2 trung tâm này? Câu IV: (3,0 điểm) Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CỦA NƯỚC TA THỜI KỲ 1990 - 2009 Năm Sản lượng (nghìn tấn) Diện tích (nghìn ha) Tổng số Lúa Lúa đông xuân hè thu Lúa mùa 1990 6042,8 19225,1 7865,6 4090,5 7269,0 1995 6765,6 24963,7 10736,6 6500,8 7726,3 1999 7653,6 31393,8 14103,0 8758,3 8532,5 2005 7329,2 35832,9 17331,6 10436,2 8065,1 2007 7207,4 35942,7 17024,1 10140,8 8777,8 2009 7440,1 38895,5 18696,3 11184,1 9015,1 1- Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện diện tích và sản lượng lúa của nước ta thời kỳ 1990-2009 2- Nhận xét và giải thích sự thay đổi về diện tích và sản lượng lúa của trong thời gian nói trên. Hết Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) trong khi làm bài. Họ và tên thí sinh:……………………………. Số báo danh:…………… 1 TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐÁP ÁN ĐỀ THỬ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG HUỲNH MẪN ĐẠT NĂM 2016 TỔ: SỬ - ĐỊA-GDCD Môn thi: ĐỊA LÝ, Khối C Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề Câu I Ý Nội dung Điểm 1 Phân tích vai trò của các nhân tố đối với sự hình thành đặc điểm khí hậu Việt 1,0 Nam. điểm - Vị trí địa lí: + Khí hậu Việt Nam mang tính chất nhiệt đới (nội chí tuyến) nóng ẩm với nguồn bức xạ lớn, nền nhiệt cao, 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh. + Kéo dài từ 80 34/- 230 23/ và 3 mặt giáp biển khí hậu Việt Nam phân hóa đa dạng, có lượng ẩm dồi dào - Các điều kiện tự nhiên (vai trò của địa hình): + Tạo ra các đai cao khí hậu + Vai trò của các bức chắn địa hình (sườn tây và sườn đông Trường Sơn, dãy con voi, khối Kontum,...) - Hoàn lưu khí quyển: mùa của khí hậu và mùa của cảnh quan tự nhiên - Sự kết hợp của chế độ gió mùa và địa hình từng nơi, từng địa phương khí hậu khác nhau: + Khí hậu Việt Nam rất đa dang và phức tạp + Sự thất thường trong chế độ nhiệt và chế độ mưa. 2 Tại sao Biển Đông đối với nước ta là một hướng chiến lược quan trọng trong 1,0 công cuộc xây dựng phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước? điểm - Vùng biển nước ta trong Biển Đông là một bộ phận lãnh thổ rộng lớn với nguồn tài nguyên thiên nhiên rất đa dạng, phong phú. - Biển Đông chính là cửa ngõ quan trọng để nước ta thực hiện chiến lược tiến ra biển, đại dương để khai thác hiệu quả các nguồn lợi. - Biển Đông cũng là con đường để nước ta thực hiện sự giao lưu, hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. - Biển Đông là biển chung giữa nước ta với nhiều nước láng giềng và trong khu vực, đang có những diễn biến hết sức phức tạp, nhạy cảm… Câu II 1 Phân tích mối quan hệ về kinh tế giữa Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung 1,0 Bộ. điểm - Tây Nguyên có điều kiện cung cấp các thế mạnh kinh tế cho Duyên Hải Nam Trung Bộ: 2 + Thế mạnh cây công nghiệp lâu năm: Cà phê, Cao su, chè... (Dẫn chứng) + Thế mạnh Lâm nghiệp; năng lượng: cung cấp gỗ, lâm sản... (Dẫn chứng) + Cung cấp nước phát triển thủy điện cho Nam Trung Bộ (Dẫn chứng) + Tây Nguyên có vai trò to lớn bảo vệ môi trường sinh thái cho Nam Trung Bộ... - Nam Trung Bộ có các thế mạnh kinh tế cung cấp, trao đổi với Tây Nguyên + Cung cấp các sản phẩm thủy sản cho Tây Nguyên (Dẫn chứng) + Duyên Hải Nam Trung Bộ có thế mạnh đặc biệt về hàng hải. Hệ thống cảng biển ở Duyên Hải Nam Trung Bộ là cửa mở ra thị trường bên ngoài cho các sản phẩm cây công nghiệp xuất khẩu ở Tây Nguyên. Điều này còn rõ nét hơn khi các tuyến đường ngang nối Tây Nguyên với các cảng ở Duyên Hải Nam Trung Bộ được nâng cấp hoàn thiện + Nam Trung Bộ có nguồn lao động khá dồi dào. Do đó có thển cung cấp cho Tây Nguyên một phần lao động dư thừa. 2 Trình bày các vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn ở nước ta. 2 điểm  Đông Nam Bộ + Là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta - Điều kiện tự nhiên + Địa hình: đồi lượn sóng, độ cao trung bình 200-300m + Đất đai: đất xám trên phù sa cổ và đất badan + Khí hậu: cận xích đạo gió mùa, ít biến động - Điều kiện kinh tế xã hội: + Nguồn lao động dồi dào + Cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển nhất so với các vùng khác trong cả nước. + Thị trường trong nước và quốc tế ngày càng được mở rộng. - Các cây công nghiệp chính: + Cao su, cà phê; + Các loại cây công nghiệp khác: điều, mía, đậu tương, lạc...  Tây Nguyên - Là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ hai cả nước - Điều kiện tự nhiên: + Địa hình: cao nguyên xếp tầng + Đất đai: đất ba dan màu mỡ, tầng phong hóa sâu... + Khí hậu: cận xích đạo gió mùa, có sự phân hóa theo độ cao và phân hóa theo mùa rất rõ rệt. - Điều kiện kinh tế xã hội: + Là vùng thu hút nhiều lao động từ vùng khác 3 + Cơ sở vật chất kỹ thuật nhìn chung còn thiếu và yếu. - Các cây chuyên canh chính: + Cà phê là sản phẩm chuyên môn hóa của vùng + Cao su + Các loại cây công nghiệp khác: chè, dâu tằm, bông...  Trung du và miền núi Bắc Bộ - Là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ ba cả nước - Điều kiện tự nhiên: + Địa hình: gồm vùng núi Tây Bắc và vùng đồi núi thấp ở Đông Bắc + Đất đai: chủ yếu là đất feralit trên đá vôi, đá phiến và các loại đá mẹ khác + Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hóa theo độ cao và có mùa đông lạnh - Điều kiện kinh tế xã hội: + Là nơi có thành phần đa dạng, nhiều dân tộc có kinh nghiệp trồng và chế biến một một số cây công nghiệp + Cơ sở vật chất kỹ thuật nhìn chung còn hạn chế, mới chỉ có một số cơ sở chế biến quy mô nhỏ. - Các các công nghiệp chính: + Chè là cây công nghiệp chính của vùng. + Các loại cây công nghiệp khác: hồi, sơn, thuốc lá, đậu tương... III Hãy trình bày quy mô và cơ cấu ngành của 2 trung tâm công nghiệp Hà Nội 2,0 & tp.HCM. Tại sao hoạt động công nghiệp lại tập trung ở 2 trung tâm này? điểm * Quy mô và cơ cấu: Tp.HCM là TTCN lớn nhất nước, quy mô: trên 120.000 tỷ đồng, gồm nhiều ngành: cơ khí, luyện kim đen, LK màu, điện tử, ô-tô, hóa chất, dệt may, chế biến thực phẩm, vật liệu xây dựng… Hà Nội là TTCN lớn thứ 2, quy mô từ 120.000 tỷ đồng, gồm nhiều ngành: cơ khí, luyện kim đen, điện tử, ô-tô, hóa chất, dệt may, chế biến thực phẩm, sản xuất giấy… * Hoạt động công nghiệp tập trung ở đây vì có những lợi thế: - Tp.HCM: có ưu thế về VTĐL, nằm trong địa bàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đặc biệt có cảng Sài Gòn với năng lực bốc dỡ lớn nhất cả nước. Nguồn lao động dồi dào, có tay nghề cao. KCHT phát triển mạnh, nhất là GTVT & TTLL. Được sự quan tâm của Nhà nước & là nơi thu hút đầu tư nước ngoài vào lớn nhất cả nước. - Hà Nội: là thủ đô, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, có sức hút đối với các vùng lân cận. Có lịch sử khai thác lâu đời. Nguồn lao động dồi dào, có chuyên môn cao. Là đầu mối giao thông quan trọng ở phía Bắc. Được sự quan tâm 4 của Nhà nước & thu hút đầu tư nước ngoài lớn thứ 2, sau tp.HCM. Câu 1 Vẽ biểu đồ: 1,5 IV điểm Yêu cầu vẽ biểu miền chính xác, rõ ràng, đẹp… - Vẽ biểu đồ cột chồng và đường kết hợp, loại biểu đồ khác không cho điểm. - Sai hoặc thiếu mỗi yếu tố (tên biểu đồ, chú giải, trục thời gian và trục tăng trưởng và khoảng cách trục hoành) trừ 0,25 điểm. 2 Nhận xét và giải thích sự thay đổi về diện tích và sản lượng lúa của trong thời 1,5 gian nói trên. điểm  Nhận xét - Diện tích và sản lượng lúa của nước ta trong giai đoạn trên đều tăng, nhưng mức độ tăng khác nhau: - Diện tích: tăng (1,2 lần); tổng sản lượng tăng (2,0 lần) - Trong đó sản lượng lúa đông xuân tăng 2,4 lần, lúa hè thu tăng 2,7 lần, lúa mùa tăng tăng 1,2 lần  Giải thích: - Diện tích tăng do đẩy mạnh khai hoang... - Sản lượng tăng nhanh hơn so diện tích: do diện tích tăng, do áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật, thâm canh, tăng vụ... - Trong đó sản lượng lúa đông xuân và hè thu tăng nhanh hơn so với lúa mùa là do chủ trương tăng vụ bằng cách thay đổi cơ cấu mùa vụ, giảm diện tích lúa dài ngày tăng diện tích lúa ngắn ngày. Câu I + II + III + IV = 10,0 điểm 5 SỞ GD & ĐT THANH HOÁ TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 1 ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ÔN THI QUỐC GIA LẦN 2, NĂM HỌC 2015-2016 MÔN ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề) Đề gồm 01 trang Câu 1(2.5 điểm): 1. Trình bày đặc điểm vị trí và phạm vi lãnh thổ của vùng biển nước ta? Đặc điểm đó mang lai ý nghĩa gì về mặt tự nhiên của nước ta? 2. Nêu một số tồn tại hạn chế về vấn đề lao động và việc làm của nước ta? Trình bày các phương hướng giải quyết việc làm của nước ta hiện nay? Câu 2(3 điểm): 1. Thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm? Chứng minh rằng ngành công nghiệp điện lưc là ngành có thế mạnh lâu dài của nước ta? 2. Trình bày tình hình phát triển ngành nuôi trồng thủy sản ở nước ta? Tại sao ĐB Sông Cửu Long lại trở thành vùng nuôi trồng thủy sản lớn nhất cả nước? Câu 3(2.5 điểm): Cho bảng số liệu: Giá trị và cơ cấu sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta; Năm 2005 và 2010. Năm Tổng giá trị (Nghìn Tỉ đồng) Cơ cấu phân theo thành phần kinh tế (%) Nhà nước Ngoài nhà nước 2005 988,5 25,1 31,2 43,7 2010 2963,5 19,1 35,3 46,6 Có vốn đầu tư nước ngoài 1. Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta; năm 2005 và 2010. 2. Nhận xét và giải thích về sự thay đổi quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta trong thời gian trên. Câu 4(2 điểm): 1. Kể tên các Tỉnh / Thành và Thành phố trực thuộc tỉnh của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ? 2. Chứng minh rằng Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch biển? ------------------------------------------------------------------------------------------------------Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: .......................................... Số báo danh: ................................ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ ==========***========= ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Môn thi : Địa lý ============*****============= CÂU NỘI DUNG ĐIỂM Câu 1 (2.5đ) 1.1: Trình bày đặc điểm vị trí và phạm vi lãnh thổ của vùng biển nước ta? Đặc điểm đó mang lai ý nghĩa gì về mặt tự nhiên nước ta? * Đặc điểm vị trí và phạm vi lãnh thổ của vùng biển nước ta: - Vùng biển nước ta thuộc bộ phận của Biển Đông trên TBD, nằm trong khu vực biển nhiệt đới nội chí tuyến BBC (Kéo dài từ 210B đến 6050’B và từ khoảng 1010Đ đến 117020’Đ). - Vùng biển nước ta tiếp giáp với vùng biển các nước: Trung Quốc, Campuchia, Philippin,Malaixia, Brunay, Inđônê, Xingapo, Thái Lan. - Vùng biển nước ta có diện tích khoảng 1 triệu km2 bao gồm 5 bộ phận: Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa. * ý nghĩa của vị trí và phạm vi của biển đối với tự nhiên nước ta: - Góp phần quy dịnh đặc điểm tự nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới hải dương sâu sắc: Đem lại cho khí hậu nước ta nguồn nhiệt ẩm dồi dào và lượng mưa lớn…. - Đem lại cho nước ta sự đa dạng và phong phú về địa hình, tài nguyên sinh vât và khoáng sản vùng biển: Địa hình cửa sông, bãi triều, đầm phá, rạn san hô… Hệ sinh thái rừng ven biển và trên đảo…. Tai nguyên thủy sản và khoáng sản ….. - Biển củng mang lại rất nhiều thiên tai: Bão, sạt lỡ bờ biển và sự xâm lấn của cát biển … 1.2: Nêu một số tồn tại hạn chế về vấn đề lao động và việc làm của nước ta? Trình bày các phương hướng giải quyết việc làm? * Một số hạn chế và tồn tại của lao động và việc làm nước ta: - Lao động đông nhưng trình độ lao động nhìn chung còn thấp. Năm 2005 lao động chưa qua đào tạo còn chiếm tới 75%, lao động có trình độ CĐ-ĐH chỉ chiếm 5,3% …. Cơ cấu lao động phân bố cũng chưa hợp lý giữa các ngành, các thành phần kinh tế và giữa các vùng lãnh thổ. Năng suất lao độchưa cao, quỹ thời gian lao động sử dụng chua hợp lý còn dư thưa nhiều. - Tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm vẫn còn gay gắt. Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm còn chiếm tỉ lệ cao: Năm 2005 trung bình cả nước : thất nghiệp chiếm 2,1%, thiếu việc làm chiếm 8,1%. * Phương hướng giải quyết việc làm: + Phân bố lại dân cư và nguồn lao động. + Thực hiện tốt chính sách dân số sức khoẻ sinh sản. + Thực hiện đa dạng hoá các hoạt động sản xuất, chý ý đến hoạt động dịch vụ. + Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu. + Mở rộng đa dạng hoá các loại hình đào tạo các cấp, các ngành, nghề nâng cao chất lượng đội ngũ lao động. + Đẩy mạnh xuất khẩu lao động. 1.5 0.75 0.25 0.25 0.25 0.75 0.25 0.25 0.25 1.00 0.5 0.25 0.25 0.5
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan