Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi - Đề thi Thi THPT Quốc Gia Địa ly 150 câu hỏi trắc nghiệm địa lí phần kinh tế ngành và kinh tế vùng...

Tài liệu 150 câu hỏi trắc nghiệm địa lí phần kinh tế ngành và kinh tế vùng

.PDF
12
8051
131

Mô tả:

Nguyễn Trường Thái http://www.facebook.com/Ntruongthai MỨC ĐỘ 1 - NHẬN BIẾT 150 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ PHẦN KINH TẾ NGÀNH VÀ KINH TẾ VÙNG Câu 1. Thành phần kinh tế nào giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta? A. Kinh tế nhà nước. B. Kinh tế ngoài nhà nước. C. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. D. Kinh tế tư nhân. Câu 2. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta trong khu vực nông – lâm – ngư nghiệp theo xu hướng A. giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành lâm nghiệp B. tăng tỉ trọng nông nghiệp, giảm tỉ trọng thủy sản C. tăng tỉ trọng thủy sản, giảm tỉ trọng lâm nghiệp D. giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng thủy sản Câu 3. Sự chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế ở nước ta thể hiện ở sự hình thành A. các vùng chuyên canh và các khu công nghiệp tập trung B. các trung tâm kinh tế với quy mô lớn C. các vùng sản xuất lương thực thực phẩm D. các vùng chuyên canh cây công nghiệp Câu 4. Ngành nào có xu hướng tăng tỉ trọng trong cơ cấu ngành công nghiệp nước ta? A. Công nghiệp năng lượng. B. Công nghiệp chế biến. C. Công nghiệp khai thác. D. Công nghiệp luyện kim. Câu 5. Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP nước ta đang chuyển dịch theo hướng: A. Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III B. Giảm tỉ trọng khu vực II, tăng tỉ trọng khu vực I, III C. Tăng tỉ trọng khu vực I, giảm tỉ trọng khu vực II, III D. Tăng tỉ trọng khu vực II, giảm tỉ trọng khu vực I, III Câu 6. Trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta, ngành chiếm tỉ trọng cao nhất là A. trồng trọt. B. thủy sản. C. chăn nuôi D. dịch vụ nông nghiệp Câu 7. Cơ cấu sản phẩm công nghiệp chuyển biến theo hướng: A. tăng tỉ trọng các sản phẩm thô, sơ chế phục vục xuất khẩu B. tăng tỉ trọng các sản phẩm cao cấp có chất lượng và sức cạnh tranh cao C. tăng tỉ trọng các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp D. tăng tỉ trọng các sản phẩm công nghiệp khai thác Câu 8. Cơ cấu giá trị sản xuất trong nội bộ ngành nông nghiệp thay đổi theo xu hướng: A. tăng tỉ trọng trồng trọt, giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi B. tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi, giảm tỉ trọng ngành trồng trọt C. tăng tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp, giảm tỉ trọng ngành trồng trọt D. tăng tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp, giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi Câu 9. Việc áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng chủ yếu là do có sự phân hóa các điều kiện A. khí hậu và địa hình B. địa hình và đất trồng C. đất trồng và nguồn nước tưới D. nguồn nước và địa hình Câu 10. Thế mạnh nông nghiệp ở Trung du và miền núi là A. trồng cây lâu năm B. nuôi trồng thủy sản C. trồng cây hàng năm D. nuôi gia cầm -1- Nguyễn Trường Thái http://www.facebook.com/Ntruongthai Câu 11. Biểu hiện nào sau đây không đúng với việc nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới? A. Các tập đoàn cây con phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái. B. Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng C. Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn D. Đẩy mạnh sản xuất phục vụ nhu cầu trong nước, hạn chế xuất khẩu Câu 12. Đặc trưng của nền nông nghiệp hàng hóa là A. mỗi cơ sở sản xuất, mỗi địa phương đều sản xuất nhiều loại sản phẩm B. phần lớn sản phẩm sản xuất ra để tiêu dùng tại chỗ C. nông nghiệp gắn liền với công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp D. sản xuất tự cấp tự túc, đa canh là chính Câu 13. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta ảnh hưởng đến A. cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp B. áp dụng các biện pháp canh tác khác nhau giữa các vùng C. việc huy hoạch các vùng chuyên canh quy mô lớn D. việc phát triển các nông sản đặc trưng của vùng miền Câu 14. Để góp phần nâng cao hiệu quả của nông nghiệp nhiệt đới nước ta cần A. phát triển nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hóa B. đẩy mạng phát triển nông sản xuất khẩu C. thay đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa D. thay đổi hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp. Câu 15. Biểu hiện cho thấy nước ta đang khai thác hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới không phải là A. cơ cấu mùa vụ có nhiều thay đổi B. tính mùa vụ được khai thác tốt C. xuất hiện nhiều nông sản mới D. đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu Câu 16. Tính bấp bênh của nền nông nghiệp nhiệt đới không phải là A. thời tiết thất thường B. nhiều thiên tai, sâu bệnh, dịch bệnh C. nông sản nhiệt đới ít khả năng cạnh tranh D. đất đai dể bị suy thoái Câu 17. Vùng có năng suất lúa cao nhất nước ta là A. Bắc Trung Bộ. B. Duyên hải Nam Trung Bộ. C. Đồng bằng sông Hồng. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 18. Cây công nghiệp nào sau đây không thích hợp trồng ở vùng Tây Nguyên? A. cây cao su. B. cây cà phê. C. cây hồ tiêu. D. cây dừa. Câu 19. Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt ở nước ta, chiếm tỉ trọng cao nhất là A. cây công nghiệp. B. cây lương thực. C. cây rau đậu. D. cây ăn quả. Câu 20. Vùng chuyên canh cây cao su lớn nhất nước ta là A. Đông Nam Bộ. B. Trung du miền núi Bắc Bộ. C. Tây Nguyên. D. Bắc Trung Bộ. Câu 21. Cây ăn quả được trồng nhiều ở A. Trung du miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ. C. Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. D. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 22. Cây công nghiệp chủ yếu của nước ta có nguồn gốc A. cận xích đạo. B. nhiệt đới. C. cận nhiệt đới. D. ôn đới. -2- Nguyễn Trường Thái http://www.facebook.com/Ntruongthai Câu 23. Đâu không phải là thế mạnh trong sản xuất cây công nghiệp ở nước ta? A. Thị trường thế giới có nhiều biến động. B. Nguồn lao động có nhiều kinh nghiệm. C. Cơ sở chế biến đáp ứng yêu cầu. D. Sản phẩm cây công nghiệp đa dạng. Câu 24. Vùng nào sau đây có số lượng trâu nhiều nhất ở nước ta? A. Trung du miền núi Bắc Bộ. B. Duyên hải Nam Trung Bộ. C. Tây Nguyên. D. Đông Nam Bộ. Câu 25. Thuận lợi về tự nhiên trong nuôi trồng thủy sản nước lợ ở nước ta là A. nhiều sông suối, ao hồ, kênh rạch. B. nhiều ngư trường trọng điểm. C. nhiều bãi triều, đầm phá, rừng ngập mặn. D. nhiều hải đảo có rạn san hô. Câu 26. Nước ta có những thuận lợi về tự nhiên để nuôi trồng thủy sản nước ngọt là A. nhiều sông suối, ao hồ, kênh rạch. B. nhiều ngư trường trọng điểm. C. nhiều bãi triều, đầm phá, rừng ngập mặn. D. nhiều hải đảo có rạn san hô. Câu 27. Nghề nuôi cá nước ngọt phát triển nhất trên A. sông Cửu Long. B. sông Đà Rằng. C. sông Hồng. D. sông Thái Bình. Câu 28. Các tỉnh dẫn đầu sản lượng đánh bắt thủy sản ở nước ta là A. Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình. B. Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa. C. Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa – Vũng Tàu. D. Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa. Câu 29. Vùng nuôi tôm lớn nhất nước ta là A. Đồng bằng sông Hồng. B. Bắc Trung Bộ. C. Đông Nam Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 30. Ý nghĩa sinh thái của rừng là A. nguồn sống của đồng bào dân tộc ít người. B. điều hòa khí hậu, bảo vệ động thực vật. C. bảo vệ hồ thủy điện và thủy lợi. D. cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp. Câu 31. Nhà máy sản xuất giấy Bãi Bằng lớn nhất nước ta nằm ở A. tỉnh Phú Thọ. B. tỉnh Đồng Nai. C. tỉnh Hà Tĩnh. D. tỉnh Nghệ An. Câu 32. Tỉnh nào sau đây nổi tiếng với nghề nuôi cá tra, cá ba sa ở nước ta? A. Kiên Giang. B. An Giang. C. Hậu Giang. D. Cà Mau. Câu 33. Sản phẩm chuyên môn hóa của vùng Tây Nguyên chủ yếu là A. cây ăn quả. B. cây công nghiệp hàng năm. C. cây công nghiệp lâu năm. D. cây dược liệu. Câu 34. Điều kiện sinh thái nông nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc bộ là A. khí hậu nhiệt đới ẩm, có mùa đông lạnh B. vùng đồi trước núi, có mùa đông lạnh C. các cao nguyên badan rộng lớn D. sông ngòi dày đặc, nhiều sông lớn Câu 35. Nuôi trồng thủy sản không phải là chuyên môn hóa sản xuất của vùng? A. Đồng bằng sông Hồng. B. Duyên hải Nam Trung Bộ. C. Trung du và miền núi Bắc Bộ. D. Bắc Trung Bộ. Câu 36. Vùng có mật dân số cao nhất nước ta A. Đồng bằng sông Cửu Long. B. Duyên hải Nam Trung Bộ. -3- Nguyễn Trường Thái http://www.facebook.com/Ntruongthai C. Đồng bằng sông Hồng. D. Tây Nguyên. Câu 37. Đây là đặc điểm sinh thái nông nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ A. có nhiều sông lớn, sông nhiều nước B. có vùng biển để nuôi trồng thuỷ sản C. khí hậu có hai mùa mưa, khô đối D. khí hậu có mùa đông lạnh Câu 38. Đặc điểm nào sau đây không đúng với điều kiện kinh tế-xã hội trong chuyên môn hóa nông nghiệp của vùng đồng bằng sông Hồng? A. Có các cơ sở chế biến vừa và nhỏ B. Mạng lưới đô thị dày đặc C. Mật độ dân số cao nhất cả nước D. Dân số có kinh nghiệm thâm canh lúa nước Câu 39. Ý nào sau đây đúng với điều kiện kinh tế-xã hội trong chuyên môn hóa nông nghiệp của vùng đồng bằng sông Cửu Long? A. tập trung nhiều cơ sở công nghiệp chế biến B. mạng lưới đô thị dày đặc C. mật độ dân số cao nhất cả nước D. thị trường rộng lớn là vùng Đông Nam Bộ Câu 40. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp của nước ta trong những năm qua thay đổi theo hướng chủ yếu là A. tập trung chuyên môn hóa sản xuất vào những vùng có điều kiện sản xuất thuận lợi B. phát triển nền kinh tế nông nghiệp hàng hóa, nhiều thành phần C. đẩy mạnh tập trung phát triển nông nghiệp, phát triển theo chiều sâu D. tập trung phát triển trang trại, công nghệ cao Câu 41. Theo cách phân loại hiện hành, cơ cấu ngành công nghiệp theo ngành ở nước ta có A. 2 nhóm với 27 ngành. B. 3 nhóm với 28 ngành. C. 3 nhóm với 29 ngành. D. 4 nhóm với 30 ngành. Câu 42. Giá trị sản xuất công nghiệp ở nước ta tập trung cao ở vùng A. Đông Nam Bộ. B. Tây Nguyên C. Bắc Trung Bộ. D. Duyên Hải Nam Trung Bộ Câu 43. Vùng có giá trị sản xuất công nghiệp theo nhỏ nhất nước là A. Duyên hải Nam Trung Bộ. B. Đồng Bằng sông Hồng. C. Trung du miền núi Bắc Bộ. D. Tây Nguyên. Câu 44. Nhóm ngành có tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp là A. khai thác. B. chế biến. C. phân phối điện, khí đốt, nước. D. sản xuất điện, khí đốt, nước. Câu 45. Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế, khu vực ngoài Nhà nước gồm A. địa phương, trung ương. B. tư nhân, cá thể, tập thể. C. tư nhân, cá thể. D. cá thể, tập thể Câu 46. Ngành công nghiệp của nước ta được ưu tiên đi trước một bước là A. chế biến nông, lâm, thuỷ sản. B. sản xuất hàng tiêu dùng. C. điện lực. D. khai thác dầu khí. Câu 47. Đầu tư theo chiều sâu trong công nghiệp là A. đổi mới trang thiết bị và công nghệ B. đẩy mạnh phát triển công nghiệp trọng điểm -4- Nguyễn Trường Thái http://www.facebook.com/Ntruongthai C. thích nghi với cơ chế thị trường D. chuyển dịch cơ cấu công nghiệp Câu 48. Hướng chuyên môn hóa công nghiệp Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La là A. nhiệt điện. B. vật liệu xây dựng. C. cơ khí. D. thủy điện Câu 49. Loại khoáng sản tập trung ở khu vực Quảng Ninh với trữ lượng hơn 3 tỉ tấn là A. than nâu. B. than bùn. C. than antraxit. D. than mỡ. Câu 50. Hai bể trầm tích có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác dầu khí là A. Cửu Long và Nam Côn Sơn. B. Cảnh Dương và Tri Tôn. C. Nam Côn Sơn và Tư Chính. D. Tri Tôn và Vịnh Bắc Bộ. Câu 51. Công nghiệp năng lượng bao gồm những ngành nào? A. Khai thác than, dầu mỏ và khí đốt B. Khai thác nguyên, nhiên liệu và sản xuất điện C. Thủy điện, nhiệt điện và điện nguyên tử D. Khai thác nguyên, nhiên liệu than, dầu Câu 52. Cơ sở nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc là A. dầu. B. than. C. gỗ. D. khí tự nhiên. Câu 53. Cơ sở nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện ở miền Nam là A. dầu và khí tự nhiên B. than và dầu C. gỗ, than và dầu D. than và khí tự nhiên Câu 54. Tiềm năng thủy điện lớn nhất của nước ta tập trung chủ yếu trên A. hệ thống sông Mê Kông, sông Đồng Nai. B. hệ thống sông Xê Xan, sông Xrê Póc. C. hệ thống sông Mã, sông Cả. D. hệ thống sông Hồng, sông Đồng Nai. Câu 55. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm bao gồm A. chế biến sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi và thủy hải sản B. chế biến các sản phẩm cây công nghiệp lâu năm C. chế biến các sản phẩm từ thịt, sữa, trứng D. chế biến đường mía, nước ngọt, rượu, bia Câu 56. Đường dây siêu cao áp 500 kV nối A. Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh. B. Hoà Bình - Phú Lâm. C. Lạng Sơn - Cà Mau. D. Hoà Bình - Cà Mau. Câu 57. Điểm công nghiệp có đặc điểm A. đồng nhất với một điểm dân cư. B. khu vực có ranh giới rõ ràng , có vị trí thuận lợi. C. gắn với đô thị vừa và lớn. D. vùng lãnh thổ rộng lớn. Câu 58. Khu công nghiệp có đặc điểm A. có các xí nghiệp nòng cốt. B. có một vài ngành công nghiệp chủ yếu. C. sản xuất các sản phẩm vừa để tiêu dùng trong nước vừa xuất khẩu. D. Không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp. Câu 59. Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp mới được hình thành ở nước ta từ những năm 90 của thế kỉ XX là -5- Nguyễn Trường Thái http://www.facebook.com/Ntruongthai A. điểm công nghiệp. B. khu công nghiệp C. trung tâm công nghiệp. D. vùng công nghiệp. Câu 60. Các khu công nghiệp tập trung nhiều nhất ở A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đông Nam bộ. C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Duyên hải miền trung. Câu 61. Theo quy hoạch của Bộ Công nghiệp (năm 2001), vùng công nghiệp 6 bao gồm A. các tỉnh thuộc Trung du và miền núi Bắc bộ (trừ Quảng Ninh). B. các tỉnh từ Quảng Bình đến Ninh Thuận. C. các tỉnh thuộc Tây Nguyên (trừ Lâm Đồng) D. các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 62. Các trung tâm công nghiệp có ý nghĩa quốc gia gồm A. Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. B. Hải Phòng, Đà Nẵng. C. Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ. D. Hà Nội, Đà Nẵng. Câu 63. Các khu công nghiệp phân bố chủ yếu ở A. Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải miền Trung, Trung du và miền núi phía Bắc. B. Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải miền Trung. C. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam bộ. D. Trung du và miền núi phía Bắc, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng. Câu 64. Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp đơn giản nhất là A. điểm công nghiệp. B. khu công nghiệp. C. trung tâm công nghiệp. D. vùng công nghiệp. Câu 65. Hai trục đường bộ xuyên quốc gia của nước ta là A. quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh. B. quốc lộ 1 và quốc lộ 14. C. quốc lộ 1 và đường sắt Bắc - Nam. D. quốc lộ 14 và đường Hồ Chí Minh. Câu 66. Quốc lộ 1 chạy dài từ A. Lạng Sơn đến Cà Mau. B. Hà Giang đến Cà Mau. C. Lạng Sơn đến thành phố Hồ Chí Minh. D. Quảng Ninh đến Cà Mau. Câu 67. Đường sắt Thống Nhất chạy dài từ A. Hà Giang đến thành phố Hồ Chí Minh. B. Lào Cai đến thành phố Hồ Chí Minh. C. Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh. D. Hà Nội đến Cà Mau. Câu 68. Tuyến vận tải đường sông lớn nhất ở phía Nam là A. Hệ thống sông Mê Công – Đồng Nai. B. Hệ thống sông Hồng – Thái Bình. C. Hệ thống sông Mê Công. D. Một số sông lớn ở miền Trung. Câu 69. Tuyến vận tải đường sông lớn nhất ở phía Bắc là A. Hệ thống sông Mê Công – Đồng Nai. B. Hệ thống sông Hồng – Thái Bình. C. Hệ thống sông Mê Công. D. Một số sông lớn ở miền Trung. Câu 70. Ba đầu mối giao thông hàng không lớn nhất của nước ta là A. Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. B. Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ. C. Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. D. Hà Nội, Huế, Đà Nẵng. Câu 71. Một trong những đặc điểm của mạng lưới đường bộ nước ta là -6- Nguyễn Trường Thái http://www.facebook.com/Ntruongthai A. chủ yếu chạy theo hướng Đông - Tây. B. đã phủ kín các vùng. C. chủ yếu chạy theo hướng Bắc – Nam. D. các tuyến đường đã được hiện đại hóa. Câu 72. Ngành vận tải đường ống nước ta phát triển gắn với sự phát triển của ngành A. giao thông đường biển. B. khai thác dầu khí. C. khai thác than. D. giao thông đường sông. Câu 73. Lần đầu tiên Việt Nam xuất siêu vào năm A. 1986. B. 1990. C. 1992. D. 2007. Câu 74. Thị trường xuất khẩu lớn nhất nước ta hiện nay là A. Hoa Kì, Nhật Bản. B. Nhật Bản, Singapo. C. Hoa Kì, Liên Bang Nga. D. Hoa Kì, Hàn Quốc. Câu 75. Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu hàng xuất khẩu của nước ta A. Nguyên, nhiên, vật liệu B. Công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp C. Công nghiệp nặng và khoáng sản D. Máy móc phụ tùng Câu 76. Trong hoạt động nội thương của nước ta chiếm tỉ trọng cao nhất là khu vực: A. Nhà nước và ngoài nhà nước. B. Ngoài nhà nước. C. Vốn đầu tư nước ngoài. D. Nhà nước và vốn đầu tư nước ngoài. Câu 77. Tên các trung tâm du lịch lớn nhất nước ta là A. Hà Nội, Hồ Chí Minh, Huế - Đà Nẵng. B. Hà Nội, Hồ Chí Minh, Cần Thơ. C. Hà Nội, Hồ Chí Minh, Nha Trang. D. Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng. Câu 78. Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm A. địa hình, di tích, khí hậu. B. địa hình, khí hậu, nguồn nước. C. lễ hội, khí hậu, nguồn nước. D. khí hậu, lễ hội, di tích. Câu 79. Thời gian diễn ra các lễ hội lớn ở nước ta thường tập trung vào A. mùa xuân. B. mùa hạ. C. mùa thu. D. mùa đông. Câu 80. Thời gian qua, kim ngạch xuất khẩu của nước ta liên tục tăng lên nhờ vào A. nhiều tài nguyên khoáng sản. B. mở rộng và đa dạng hóa thị trường. C. sản xuất nhiều hàng công nghiệp nhẹ. D. tạo ra nhiều nông sản có giá trị. Câu 81. Vùng Đông Bắc có nhiều điều kiện để phát triển các ngành A. chăn nuôi trâu, bò, gia cầm. B. du lịch sinh thái và kinh tế biển. C. trồng cây công nghiệp hàng năm. D. cây công nghiệp, chăn nuôi trâu, du lịch, kinh tế biển. Câu 82. Về diện tích, trung du và miền núi bắc bộ chiếm (%) so với cả nước là A. 30,0. B. 30,5. C. 31,0. D. 31,5. Câu 83. Khoáng sản nào có trữ lượng lớn ở vùng Tây Bắc? A. Sắt. B. Nước nóng, nước khoáng. C. Đất hiếm. D. Than đá. Câu 84. Cây công nghiệp chủ lực của Trung du và miền núi Bắc Bộ là A. chè. B. cà phê. C. đỗ tương. D. thuốc lá. Câu 85. Loại đất nào sau đây chiếm phần lớn diện tích ở Trung du và miền núi Bắc Bộ? A. Badan. B. Đất mùn alit núi cao. -7- Nguyễn Trường Thái http://www.facebook.com/Ntruongthai C. Feralit trên đá phiến, đá vôi, đá mẹ khác. D. Đất phù sa cổ. Câu 86. Tỉnh nào sau đây của Trung du và miền núi Bắc Bộ giáp biển? A. Lạng Sơn. B. Cao Bằng. C. Tuyên Quang. D. Quảng Ninh. Câu 87. Tỉnh nào sau đây nằm trong tiểu vùng Tây Bắc? A. Hòa Bình. B. Phú Thọ. C. Tuyên Quang. D. Lào Cai. Câu 88. Sản lượng than đá của vùng Đông Bắc chủ yếu cung cấp cho A. công nghiệp luyện kim và nhà máy nhiệt điện. B. các nhà máy nhiệt điện và xuất khẩu. C. công nghiệp hóa chất và xuất khẩu. D. các nhà máy nhiệt điện và công nghiệp hóa chất. Câu 89. Loại đất nông nghiệp có diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Hồng là A. đất phù sa. B. đất phèn. C. đất mặn. D. đất cát biển. Câu 90. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng là A. giảm tỉ trọng khu vực I và II, tăng tỉ trọng khu vực III B. tăng tỉ trọng khu vực I và giảm tỉ trọng khu vực II và III C. giảm tỉ trọng khu vực II, tăng tỉ trọng khu vực I và III D. giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III Câu 91. Đồng bằng sông Hồng không chịu ảnh hưởng của loại thiên tai nào sau đây? A. Bão. B. Lũ lụt. C. Hạn hán. D. Lũ quét. Câu 92. Việc làm là vấn đề nan giải của khu vực thành thị ở Đồng bằng sông Hồng vì A. dân số trẻ. B. dân số đông. C. kinh tế phát triển chậm. D. chuyển cư. Câu 93. Xu hướng chuyển dịch trong khi vực I ở Đồng bằng sông Hồng là A. giảm tỉ trọng ở ngành trồng trọt và chăn nuôi, tăng ngành thủy sản B. tăng tỉ trọng ngành trồng trọt, giảm tỉ ngành chăn nuôi và thủy sản C. giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ ngành chăn nuôi và thủy sản D. tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi, giảm ngành trồng trọt và thủy sản Câu 94. Trong tương lai, ngành dịch vụ có vị trí xứng đáng trong nền kinh tế của vùng Đồng bằng sông Hồng là A. giao thông vận tải. B. thông tin liên lạc. C. ngân hàng. D. du lịch Câu 95. Việc tăng trưởng kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng luôn gắn với A. vấn đề ổn định dân số. B. vấn đề việc làm . C. bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. D. giải quyết vấn đề xã hội và môi trường. Câu 96. Nhận định nào sau đây không phải là hạn chế chủ yếu của Đồng bằng sông Hồng? A. Sức ép dân số đối với vấn đề phát triển kinh tế xã hội B. Chịu ảnh hưởng của thiên tai C. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm D. Cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng chưa phát triển Câu 97. Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Bắc Trung Bộ? A. Nghệ An. B. Quảng Bình. C. Quảng Trị. D. Quảng Nam. Câu 98. Ngành công nghiệp chủ yếu của trung tâm công nghiệp Thanh Hóa – Bỉm Sơn là A. luyện kim đen. B. vật liệu xây dựng. -8- Nguyễn Trường Thái http://www.facebook.com/Ntruongthai C. thủy điện. D. luyện kim màu. Câu 99. Ý nghĩa của việc hình thành cơ cấu nông-lâm-ngư ở Bắc Trung Bộ là A. tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian. B. khai thác tốt thế mạnh vùng đồi núi phía Tây. C. khai thác hết tiềm năng vùng đồng bằng và thềm lục địa. D. góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa của vùng. Câu 100. Loại đất chiếm diện tích lớn ở đồng bằng ven biển vùng Bắc Trung Bộ là A. đất cát pha. B. đất phù sa ngọt. C. đất feralit. D. đất đỏ badan. Câu 101. Tỉnh trọng điểm nghề cá của vùng Bắc Trung Bộ là A. Hà Tĩnh. B. Quảng Bình. C. Quảng Trị. D. Nghệ An. Câu 102. Vùng đồng bằng ven biển ở Bắc Trung Bộ thuận lợi nhất cho phát triển A. Cây lúa nước. B. Cây công nghiệp lâu năm C. Cây công nghiệp hàng năm. D. Các cây ăn quả. Câu 103. Loại rừng chiếm diện tích lớn nhất ở Bắc Trung Bộ là A. Rừng đặc dụng. B. Rừng phòng hộ. C. Rừng sản xuất. D. Rừng trồng. Câu 104. Ngành công nghiệp nào được ưu tiên phát triển ở vùng Bắc Trung Bộ? A. Công nghiệp năng lượng. B. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. C. Công nghiệp chế biến lâm sản. D. Công nghiệp điện tử, cơ khí. Câu 105. Việc trồng rừng phòng hộ ven biển ở vùng Bắc Trung Bộ nhằm mục đích chủ yếu là A. bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật B. điều hòa nguồn nước, hạn chế lũ C. ngăn chặn nạn cát bay, sạt lở bờ biển. D. làm giảm tác động của thủy triều Câu 106. Di sản văn hóa thế giới là Phố Cổ Hội An và Di Tích Mỹ Sơn thuộc tỉnh nào của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ A. Quảng Nam. B. Quảng Ngãi. C. Bình Định. D. Đà Nẵng. Câu 107. Ngư trường Hoàng Sa – Trường Sa thuộc vùng kinh tế nào ở nước ta? A. Đồng bằng Sông Hồng. B. Bắc Trung Bộ. C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Đồng bằng Sông Cửu Long. Câu 108. Nước mắm nổi tiếng ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ thuộc tỉnh nào? A. Bình Thuận . B. Ninh Thuận. C.Quảng Nam. D. Phú Yên. Câu 109. Ngành công nghiệp chủ yếu ở các trung tâm công nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là A. cơ khí, chế biến nông sản. B. sản xuất giấy, chế biến nông sản. C. khai thác, chế biến lâm sản. D. cơ khí, sản xuất giấy. Câu 110. Trung tâm du lịch nào sau đây thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ? A. Đà Nẵng. B. Huế. C. Vinh. D. Vũng Tàu. Câu 111. Sân bay quốc tế nào sau đây thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ? A. Tân Sơn Nhất. B. Đà Nẵng. C. Nội bài. D. Huế. Câu 112. Vùng kinh tế nào sau đây có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng các cảng nước sâu? A. Bắc Trung Bộ. B. Duyên hải Nam Trung bộ. C. Đông Nam Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long Câu 113. Cảng nước sâu nào sau đây đang được đầu tư xây dựng ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ? A. Quy Nhơn. B. Đà Nẵng. C. Dung Quất. D. Chân Mây. Câu 114. Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Tây Nguyên? -9- Nguyễn Trường Thái http://www.facebook.com/Ntruongthai A. Kon Tum. B. Khánh Hòa. C. Lâm Đồng. D. Gia Lai. Câu 115. Loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở Tây Nguyên A. đất phù sa sông. B. đất cát biển. C. đất xám phù sa cổ. D. đất feralit trên đá badan. Câu 116. Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho tài nguyên rừng ở Tây Nguyên suy giảm? A. Nạn phá rừng gia tăng. B. Mở rộng các vùng chuyên canh cây công nghiêp. C. Xây dựng các nhà máy thủy điện. D. Khai hoang mở rộng đất nông nghiệp Câu 117. Nhận định nào sau đây không đúng về vị trí địa lý của Tây Nguyên ? A. Giáp biển Đông. B. Liền kề vùng Đông Nam Bộ. C. Tiếp giáp Lào và Campuchia. D. Nằm sát vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Câu 118. Vùng có diện tích trồng cây cao su lớn thứ hai cả nước là A. Tây Nguyên. B. Bắc Trung Bộ. C. Trung du miền núi Bắc Bộ. D. Đông Nam Bộ. Câu 119. Khí hậu đặc trưng của Tây Nguyên có tính chất A. xích đạo. B. cận xích đạo. C. nhiệt đới lục địa. D. nhiệt đới gió mùa. Câu 120. Tỉnh nào của Tây Nguyên có diện tích trồng chè lớn nhất cả nước? A. Kon Tum. B. Đắc Nông. C. Đắc Lắc. D. Lâm Đồng. Câu 121. Đặc điểm tự nhiên nào sau đây là khó khăn lớn nhất cho sản xuất nông nghiệp ở Tây Nguyên ? A. Địa hình phân hóa theo độ cao. B. Có mùa khô sâu sắc kéo dài. C. Đất bị xói mòn. D. Địa hình hiểm trở Câu 122. Khó khăn lớn nhất về khí hậu đối với đời sống và sản xuất ở Đông Nam Bộ A. Lũ lụt thường xuyên. B. Mùa khô kéo dài 4-5 tháng. C. Ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. D. Triều cường dâng cao. Câu 123. Hệ thống sông Đồng Nai ở Đông Nam Bộ có tiềm năng lớn nhất về A. du lịch. B. nông nghiệp. C. thủy điện. D. giao thông. Câu 124. Đông Nam Bộ gần các ngư trường lớn là A. Ninh Thuận -Bình Thuận- Bà Rịa- Vũng Tàu, Hoàng Sa- Trường Sa B. Ninh Thuận-Bình Thuận, Hải Phòng-Quảng Ninh. C. Cà Mau-Kiên Giang, Bà Rịa- Vũng Tàu. D. Ninh Thuận-Bình Thuận- Bà Rịa- Vũng Tàu, Cà Mau-Kiên Giang. Câu 125. Tài nguyên khoáng sản nổi bật ở Đông Nam Bộ là A. than bùn. B. quặng sắt. C. Titan. D. dầu Khí Câu 126. Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước về GDP, giá trị sản lượng A. công nghiệp và giá trị hàng xuất khẩu. B. công nghiệp và nông nghiệp. C. lâm nghiệp và thủy sản. D. nông nghiệp và dịch vụ. Câu 127. Công trình hồ Dầu Tiếng ở Đông Nam Bộ có ý nghĩa hàng đầu về A. giao thông vận tải. B. thủy lợi. C. thủy điện. D. nuôi trồng thủy sản. Câu 128. Nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất ở Đông Nam Bộ là A. Thác Mơ. B. Trị An. C. Cần Đơn. D. Phú Mỹ Câu 129. Cây công nghiệp chiếm diện tích lớn nhất Đông Nam Bộ là A. cà phê. B. cao su. C. điều. D. hồ tiêu. Câu 130. Đồng bằng sông Cửu Long được hình thành chủ yếu do sự bồi đắp phù sa của hai con sông nào ? A. Sông Tiền và sông Hậu. B. Sông Tiền và sông Đồng Nai. C. Sông Hậu và sông Đồng Nai. D. Sông Đồng Nai và sông Ông Đốc. Câu 113. Loại đất có diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là A. phù sa ngọt. B. đất phèn. C. đất mặn. D. đất than bùn. Câu 132. Tính chất đặc trưng của khí hậu Đồng bằng sông Cửu Long là - 10 - Nguyễn Trường Thái http://www.facebook.com/Ntruongthai A. có mùa đông lạnh. B. có đầy đủ ba đai khí hậu C. có một mùa mưa và mùa khô kéo dài. D. biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn Câu 133. Mùa khô ở Đồng bằng sông Cửu Long kéo dài A. từ tháng V đến tháng X. B. từ tháng IX đến tháng XII. C. từ tháng XI đến tháng IV năm sau. D. từ tháng XII đến tháng IV năm sau. Câu 134. Ý nào sau đây không đúng về đặc điểm sông ngòi ở Đồng bằng sông Cửu Long? A. Nhiều nước, giàu phù sa. B. Sông ngòi kênh rạch chằng chịt. C. Chế độ nước sông theo mùa. D. Độ dốc của lòng sông lớn. Câu 135. Đất phù sa ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm: A. Thường bị ngập úng quá sâu trong mùa mưa. B. Thành phần cơ giới chủ yếu là sét, đất quá chặt. C. Tình trạng bốc phèn quá mạnh trong mùa khô. D. Khoảng 2/3 diện tích bị nhiễm mặn trong mùa khô. Câu 136. Rừng ngập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long phân bố chủ yếu ở A. Cà Mau và Bạc Liêu. B. Sóc Trăng và Trà Vinh. C. Bến Tre và Trà Vinh. D. Cà Mau và Sóc Trăng. Câu 137. Khoáng sản đá vôi của Đồng bằng sông Cửu Long tập trung ở tỉnh A. An Giang. B. Đồng Tháp. C. Kiên Giang. D. Hậu Giang. Câu 138. Cảnh quan biển được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới của nước ta là A. Côn Đảo. B. Cần Giờ. C. Vịnh Hạ Long. D. Cù lao Chàm. Câu 139. Thành phố giáp biển nào sau đây là trung tâm du lịch cấp quốc gia ? A. Hải Phòng, Hạ Long. B. Vinh, Huế. C. Huế, Đà Nẵng. D. Đà Nẵng, Nha Trang. Câu 140. Khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất của vùng biển nước ta là A. Titan. B. Cát. C. Dầu mỏ. D. Khí đốt. Câu 141. Cam Ranh là một trong những cảng biển tốt nhất nước ta nằm ở tỉnh A. Ninh Thuận. B. Khánh Hòa. C. Phú Yên. D. Bình Định. Câu 142. Bạch Long Vĩ là huyện đảo thuộc tỉnh A. Hải Phòng. B. Quảng Ninh. C. Đà Nẵng. D. Quãng Ngãi. Câu 143. Cát trắng là nguyên liệu qúy để làm thủy tinh, pha lê có nhiều ở A.Thái Bình. B. Huế. C. Khánh Hòa. D. Trà Vinh Câu 144. Cảng nước sâu Dung Quất thuộc tỉnh nào sau đây ? A. Quảng Bình. B. Quảng Ngãi. C. Quảng Trị. D. Phú Yên Câu 145. Đảo có diện tích lớn nhất nước ta là A. Côn Đảo. B. Bạch Long Vĩ. C. Phú Quốc. D. Cát Bà. Câu 146.Vùng kinh tế trọng điểm là vùng A. có thế mạnh lâu dài, hiệu quả cao và tác động đến sự phát triển của các ngành kinh tế khác. B. hội tụ đầy đủ nhất các điều kiện phát triển và có ý nghĩa quyết định đối với nền kinh tế của các nước. C. khai thác tốt nhất các nguồn lực tự nhiên và kinh tế - xã hội, đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng cao. D. đã nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ rất tốt trên cơ sở đẩy mạnh đầu tư vốn, khoa học công nghệ. Câu 147. Định hướng của vùng kinh tế trọng điểm miền Nam là A. phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm, công nghệ cao, các khu công nghiệp tập trung. B. phát triển các ngành có hàm lượng kĩ thuật cao, không gây ô nhiễm môi trường. C. chuyển đổi cơ cấu ngành theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao. D. chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Câu 148. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là khu vực A. chuyển tiếp giữa vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và miền Trung. B. trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước. - 11 - Nguyễn Trường Thái http://www.facebook.com/Ntruongthai C. bản lề giữa Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung bộ với Đồng bằng Sông Cửu Long. D. là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Câu 149. Tài nguyên thiên nhiên quan trọng hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là A. thuỷ hải sản. B. dầu khí. C. tài nguyên đất. D. tài nguyên rừng. Câu 150. Thế mạnh hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là A. khai thác và nuôi trồng thuỷ hải sản. B. phát triển trồng rừng, cây công nghiệp hàng năm. C. khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng. D. trồng cây công nghiệp lâu năm cho giá trị cao. 1. A 11. D 21. D 31. A 41. C 51. B 61. D 71. B 81. D 91. D 101. D 111. B 121. B 131. B 141. B 2. D 12. C 22. B 32. B 42. A 52. B 62. A 72. B 82. B 92. C 102. C 112. B 122. B 132. C 142. A 3. A 13. A 23. A 33. C 43. D 53. A 63. B 73. C 83. C 93. C 103. B 113. C 123. C 133. D 143. C 4. B 14. A 24. A 34. A 44. B 54. D 64. A 74. A 84. A 94. D 104. A 114. B 124. D 134. D 144. B ĐÁP ÁN 5. A 6. A 15. C 16. C 25. C 26. A 35. C 36. C 45. B 46. C 55. A 56. B 65. A 66. A 75. B 76. B 85. C 86. D 95. D 96. D 105. C 106. A 115. D 116. A 125. D 126. A 135. B 136. A 145. C 146. B - 12 - 7. B 17. C 27. A 37. B 47. A 57. A 67. C 77. A 87. A 97. D 107. C 117. A 127. B 137. C 147. A 8. B 18. D 28. C 38. A 48. D 58. C 68. A 78. B 88. B 98. B 108. A 118. A 128. B 138. C 148. C 9. B 19. B 29. D 39. D 49. C 59. B 69. B 79. A 89. A 99. A 109. A 119. B 129. B 139. C 149. B 10. A 20. A 30. B 40. A 50. A 60. B 70. C 80. B 90. D 100. A 110. A 120. D 130. A 140. C 150. C
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan