Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu 1. ktlt>_full

.PDF
83
417
118

Mô tả:

1. GIỚI THIỆU........................................................................................................... 1 1.1. Chương trình C đầu tiên................................................................................. 1 1.2. Cấu trúc một chương trình C.......................................................................... 1 1.3. Câu lệnh và câu chú thích .............................................................................. 2 1.4. Từ khóa và tên gọi ......................................................................................... 2 1.5. Biến và kiểu dữ liệu ....................................................................................... 3 1.6. Các phép toán trong C.................................................................................... 4 1.7. Xuất nhập dữ liệu trong ứng dụng dạng cửa sổ lệnh Console ......................... 5 2. LỆNH RẼ NHÁNH CÓ ĐIỀU KIỆN...................................................................... 7 2.1. Lệnh if thiếu .................................................................................................. 7 2.2. Lệnh if đủ ...................................................................................................... 7 2.3. Lệnh if … else if … else ................................................................................ 8 3. LỆNH VÒNG LẶP................................................................................................12 3.1. Lệnh for ........................................................................................................12 3.2. Lệnh while....................................................................................................13 3.3. Lệnh do .... while ..........................................................................................15 4. MẢNG VÀ CHUỖI ...............................................................................................19 4.1. Mảng ............................................................................................................19 4.2. Chuỗi và mảng chuỗi ....................................................................................24 5. CON TRỎ..............................................................................................................29 5.1. Khai báo và sử dụng .....................................................................................29 5.2. Con trỏ và mảng 1 chiều ...............................................................................30 5.3. Cấp phát bộ nhớ động cho biến con trỏ .........................................................31 6. HÀM......................................................................................................................35 6.1. Định nghĩa hàm ............................................................................................35 6.2. Truyền tham số cho hàm ...............................................................................37 6.3. Cấu trúc chương trình C................................................................................39 7. KIỂU CẤU TRÚC .................................................................................................43 7.1. Kiểu cấu trúc.................................................................................................43 7.2. Cấu trúc chương trình C................................................................................44 7.3. Mảng 1 chiều kiểu cấu trúc ...........................................................................45 7.4. Con trỏ cấu trúc ............................................................................................47 8. GIỚI THIỆU VỀ NGÔN NGỮ C#.........................................................................55 8.1. Giới thiệu......................................................................................................55 8.2. Các thành phần trong ngôn ngữ C# ...............................................................55 8.3. Các kiểu dữ liệu trong C# .............................................................................56 8.4. Xuất nhập trong lớp Console.........................................................................57 8.5. Biến ..............................................................................................................59 8.6. Cấu trúc rẽ nhánh có điều kiện......................................................................59 8.7. Cấu trúc vòng lặp..........................................................................................59 8.8. Mảng 1 chiều ................................................................................................60 8.9. Mảng hai chiều .............................................................................................62 9. LỚP TRONG C#....................................................................................................64 9.1. Định nghĩa lớp ..............................................................................................64 9.2. Khai báo và sử dụng đối tượng thuộc lớp ......................................................65 9.3. Một số lớp thông dụng ..................................................................................66 10. THIẾT KẾ GIAO DIỆN VỚI C# .........................................................................69 10.1. Các thành phần trên giao diện....................................................................69 10.2. Các đối tượng cơ bản trong thiết kế Window Form....................................69 10.3. Ví dụ .........................................................................................................78 BM Điện tử - Viễn Thông 1. GIỚI THIỆU 1.1. Chương trình C đầu tiên Một chương trình bằng ngôn ngữ C có thể được viết như sau: #include #include void main ( void ) { printf (“Chao mung den voi ngon ngu C!”); getch( ); } 1.2. Cấu trúc một chương trình C Các chương trình viết bằng ngôn ngữ C đều có cú pháp chung như sau: #include void main (void) { Nội dung chương trình } Ví dụ : một chương trình C đơn giản khác: #include #include void main ( void ) { //khai bao cac bien int a; int b; int tong; //nhap du lieu printf (“Nhap so thu nhat:”); scanf (“%d”,&a); printf (“Nhap so thu hai:”); scanf (“%d”,&b); Trang 1 BM Điện tử - Viễn Thông //tinh toan tong = a + b; //xuat ket qua printf (“Tong = %d”, tong); getch( ); } 1.3. Câu lệnh và câu chú thích 1.3.1. Câu lệnh Các câu lệnh là thành phần cơ bản nhất để xây dựng nên một chương trình C. Các câu lệnh viết trong chương trình sẽ được trình biên dịch (compiler) biên dịch thành ngôn ngữ máy. Câu lệnh trong ngôn ngữ C có một số đặc điểm cơ bản sau: Mỗi câu lệnh (trừ một số câu lệnh đặc biệt) phải được kết thúc bằng một dấu ; Trên 1 dòng có thể viết nhiều câu lệnh Ví dụ: int a; int b; scanf(“%d”,&a); 1.3.2. Câu chú thích Câu chú thích là những dòng được viết vào chương trình để minh họa, diễn giải hoặc làm cho chương trình dễ hiểu hơn với người đọc. Các câu chú thích sẽ không được trình biên dịch (compiler) biên dịch, do đó sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động của chương trình. Để viết các câu chú thích, ngôn ngữ C cho phép sử dụng 2 cách: Cách 1: viết chú thích trên 1 dòng: // chu thich: viet o day! Cách 2: viết chú thích trên nhiều dòng: /* chu thich : viet o day! */ Ví dụ: int a; // khai bao bien thu nhat 1.4. Từ khóa và tên gọi Trong câu lệnh int a; thì int được hiểu là từ khóa – trong trường hợp này mang ý nghĩa là kiểu dữ liệu và a là tên gọi được đặt cho biến. Trang 2 BM Điện tử - Viễn Thông Từ khóa (Keyword): là những từ được quy ước bởi ngôn ngữ C, mang một ý nghĩa cố định mà người dùng không được phép thay đổi.Các từ khóa trong C được liệt kê ở bảng dưới. Tên gọi: là những từ được quy ước bởi người dùng, thường dùng để gọi tên một số thành phần khi viết chương trình như: biến, hằng, hàm. Tên gọi trong C có một số đặc điểm sau: o Không được phép trùng với từ khóa o Chỉ bao gồm: ký số 0 - 9, chữ cái thường a – z, chữ cái hoa A – Z, và dấu _ o Không được bắt đầu bằng số o Có phân biệt chữ thường và chữ viết hoa 1.5. Biến và kiểu dữ liệu 1.5.1. Biến (variable ) Biến là một vùng nhớ trong bộ nhớ chương trình – RAM, được dùng để lưu trữ dữ liệu trong lúc chương trình đang thực thi. Biến muốn có trong chương trình thì phải được khai báo 1 lần, trước khi bắt đầu sử dụng, với cú pháp: tên_kiểu_dữ _liệu tên_biến; hoặc cú pháp: tên_kiểu_dữ_liệu tên_biến = giá trị; Ví dụ: int bien1 = 45; Lúc này, chương trình sẽ phát sinh một vùng nhớ - trong RAM – được đánh dấu bằng tên gọi là bien1 đang lưu trữ giá trị là 45 bien1 Trang 3 BM Điện tử - Viễn Thông 1.5.2. Kiểu dữ liệu Là đại lượng quy định kích thước vùng nhớ của biến và định dạng dữ liệu được phép lưu trữ trong vùng nhớ biến. Một số kiểu dữ liệu cơ bản trong ngôn ngữ C: Tên kiểu dữ liệu Kích thước vùng Định nhớ biến liệu char 1 byte int 2 byte hoặc 4 byte short long float double long double 2 byte 4 byte 4 byte 8 byte 10 byte dạng dữ Ký tự Số nguyên Số thực Ví dụ A b 3569 137 423 2456783 5.6 245.78 3.1 1.6. Các phép toán trong C Ngôn ngữ C trang bị một số phép toán với các ký hiệu được sử dụng như sau: Nhóm phép toán Quan hệ Luận lý khác Ý nghĩa = Số học Ký hiệu gán + * / % > >= < == != ! && || cộng trừ nhân chia chia lấy phần dư lớn hơn lớn hơn hoặc bằng nhỏ hơn nhỏ hơn hoặc bằng bằng không bằng not and or ++ tăng 1 <= Ví dụ int a; a = 5; a = 5/2; a = 5%2; a==5 a != 2 (a > 3)&&( b < c) int b = 3; b++; Trang 4 BM Điện tử - Viễn Thông int c = ++b; –– += – = *= %= giảm 1 /= Gán mở rộng int d = 1; d += 2; 1.7. Xuất nhập dữ liệu trong ứng dụng dạng cửa sổ lệnh Console 1.7.1. Xuất C cho phép xuất dữ liệu trong các ứng dụng cửa sổ lệnh console bằng hàm printf trong thư viện stdio.h với cú pháp như sau: printf (“chuoi_dinh_dang”, danh_sách_đối_số); trong đó: chuoi_dinh_dang có thế là: o chuỗi ký tự thông thường o mã định dạng ( %d %f %c …): dùng để định dạng dữ liệu cho đối số (%d : định dạng số nguyên, %f: định dạng số thực, %c: định dạng ký tự …) o ký tự điều khiển (\n \t …): dùng để điều khiển con trỏ khi in dữ liệu (xuống hàng, canh tab …) danh_sách_đối_số là các biến chứa dữ liệu cần xuất. Ví dụ: int a = 5; printf(“gia tri a: %d \n”, a); 1.7.2. Nhập C cho phép nhập dữ liệu trong các ứng dụng cửa sổ lệnh console bằng hàm scanf trong thư viện stdio.h với cú pháp như sau: scanf(“mã_định_dạng”,&biến_lưu_dữ_liệu); Ví dụ: float b; scanf(“%f”, &b); BÀI TẬP Bài tập1. Hãy đọc và phân tích chương trình sau: #include #include void main (void) { int a,b; printf ("Nhap a:"); Trang 5 BM Điện tử - Viễn Thông scanf(“%d”, &a); printf ("Nhap b:"); scanf(“%d”, &b); printf (“%d , %d”, a+b, a – b); getch(); } Bài tập2. Viết chương trình nhập vào 2 số nguyên từ bàn phím và in ra tổng, hiệu, tích, thương của 2 số đó. Trang 6 BM Điện tử - Viễn Thông 2. LỆNH RẼ NHÁNH CÓ ĐIỀU KIỆN 2.1. Lệnh if thiếu 2.1.1. Cú pháp if (biểu thức) { Khối lệnh; } 2.1.2. Hoạt động 2.1.3. Ví dụ Cho biết kết quả đoạn chương trình sau: int a = 5, b = 6, c = 7; if ( a > c) a = a + b; b = b + 1; if ( a < b) { c = b – a; b = c + 5; } Kết quả : a = …….. b = ………. c =……… 2.2. Lệnh if đủ 2.2.1. Cú pháp if (biểu thức) { Khối lệnh 1; } Trang 7 BM Điện tử - Viễn Thông else { Khối lệnh 2; } 2.2.2. Hoạt động 2.2.3. Ví dụ Cho biết kết quả đoạn chương trình sau: int a = 4, b = 2, c = 5; c –= 2; if ( a > c) a = a + b; b = b + c; if ( a < b) { c = b – a; b = c + 5; } else a = a + 1; b = b +1; Kết quả : a = …….. b = ………. c =……… 2.3. Lệnh if … else if … else 2.3.1. Cú pháp if (biểu thức) { Khối lệnh 1; } Trang 8 BM Điện tử - Viễn Thông else if (biểu thức 2) { Khối lệnh 2; } else { Khối lệnh 3; } 2.3.2. 2.3.3. Hoạt động Ví dụ Cho biết kết quả đoạn chương trình sau: int a = 4, b = 2, c = 5; if (( a > c)|| (a < b) && (b > c)) a = a – 2; else if ( a == b) { c = b – a; b = c + 5; } else a = a + 1; b = b +1; Kết quả : a = …….. b = ………. c =……… Trang 9 BM Điện tử - Viễn Thông BÀI TẬP Bài tập1. Hãy đọc và phân tích chương trình sau: #include #include void main (void) { int a,b,c,min; printf ("Nhap a:"); scanf(“%d”, &a); printf ("Nhap b:"); scanf(“%d”, &b); printf ("Nhap c:"); scanf(“%d”, &c); if (a > b) min = a; else min = b; if (min < c) min = c; printf( "min = %d",min); getch(); } Yêu cầu : Cho biết : chương trình thực hiện chức năng : ……………………………… Vẽ lưu đồ hoạt động của chương trình. Viết lại chương trình khác thực hiện cùng chức năng với chương trình trên. Bài tập2. Viết chương trình nhập vào 4 số nguyên từ bàn phím và in ra số lớn nhất trong 4 số này. Bài tập3. Viết chương trình giải phương trình bậc 2 : ax2 + bx + c = 0 (không xét đến trường hợp hệ số a = 0). Bài tập4. Viết chương trình giải phương trình bậc 2: ax2 + bx + c = 0 có xét đến trường hợp hệ số a = 0. Bài tập5. Viết chương trình nhập vào giờ : phút : giây từ bàn phím; kiểm tra thời gian vừa nhập vào có hợp lệ hay không; nếu hợp lệ cho biết trước đó 15s là thời gian bao nhiêu. Ví dụ : Nhap gio : 25 Trang 10 BM Điện tử - Viễn Thông Nhap phut: 19 Nhap giay: 43 Thoi gian nhap vao khong hop le!!!! Ví dụ : Nhap gio : 0 Nhap phut: 0 Nhap giay: 0 Truoc do 15s la 23:59:45 Trang 11 BM Điện tử - Viễn thông 3. LỆNH VÒNG LẶP 3.1. Lệnh for 3.1.1. Cú pháp for (biểu thức 1; biểu thức 2; biểu thức 3) { Khối lệnh; } 3.1.2. Hoạt động 3.1.3. Ví dụ Ví dụ 1: Cho biết kết quả đoạn chương trình sau: int i, a = 3; for ( i = 0; i<5; i++) a ++; Kết quả : a = …….. i = ………. Trang 12 BM Điện tử - Viễn thông Ví dụ 2: Cho biết kết quả đoạn chương trình sau: int i, a = 0; for ( i = 0; i<5; i – – ) a ++; Kết quả : a = …….. i = ………. Ví dụ 3: Cho biết kết quả đoạn chương trình sau: int i, a = 3; for ( i = 0; ; i ++ ) { a += 2; if ( a >= 8 ) break; } Kết quả : a = …….. i = ………. Ví dụ 4: Cho biết chức năng đoạn chương trình sau int i, a,b; for ( i = 0;i <10 ; i ++ ) { scanf(“%d”,&a); b = b+a; } 3.2. Lệnh while 3.2.1. Cú pháp while (biểu thức) { Khối lệnh ; } 3.2.2. Hoạt động Trang 13 BM Điện tử - Viễn thông 3.2.3. Ví dụ Ví dụ 1: Cho biết kết quả đoạn chương trình sau: int a = 4, i = 0; while ( i <4) a = a + i; Kết quả : a = …….. i = ………. Ví dụ 2: Cho biết kết quả đoạn chương trình sau: int a = 4, i = 0; while ( i <4) { i ++; a = a + i; } Kết quả : a = …….. i = ………. Ví dụ 3: Cho biết chức năng của đoạn chương trình sau: int a , b=0; scanf(“%d”,&a); while ( a! =0) { b= b + a; scanf(“%d”,&a); } Chức năng : .....…….………. Trang 14 BM Điện tử - Viễn thông 3.3. Lệnh do .... while 3.3.1. Cú pháp do { Khối lệnh ; } while (biểu thức ); 3.3.2. 3.3.3. Hoạt động Ví dụ Ví dụ 1: Cho biết kết quả đoạn chương trình sau: int i = 0; do { printf(“%d”,i); } while ( i++ <4); Kết quả : .....…….………. Ví dụ 2: Cho biết chức năng của đoạn chương trình sau: int a , b=0; do { scanf(“%d”,&a); b= b + a; } while ( a! =0); Chức năng : .....…….………. Trang 15 BM Điện tử - Viễn thông BÀI TẬP Bài tập1. Hãy đọc và phân tích chương trình sau : #include #include void main ( void) { int a =0,i=0; while (++i <10) { if ( i%2==0) a = a+i; else a = a+ 2*i; if (i == 6) break; } printf(“%d”, a); getch(); } Yêu cầu: Cho biết kết quả chương trình : .................................................... Bài tập2. Hãy đọc, phân tích chương trình sau : #include #include void main ( void) { int a =0,i, j=0; for ( i = 3; i > 0; i- -) { while (j++<10) { if (j == 7) continue; if ( j%2==1) printf(“%d”,j); } } Trang 16 BM Điện tử - Viễn thông getch(); } Yêu cầu: Cho biết kết quả chương trình : .................................................... ...................................................................................................... Bài tập3. Hãy đọc và phân tích chương trình sau: #include #include void main ( void) { int n, i, j; printf( “Nhap vao so n :”); scanf(“%d”,&n); if ( n == 0 || n ==1 || n == 2) printf( “SNT”); else { for ( i=2; i<=n; i++) if ( n %i == 0) break; if (i==n) printf( “SNT”); else printf( “Khong phai SNT”); } getch(); } Yêu cầu : Cho biết : chương trình thực hiện chức năng : ……………………………… ................................................................................................................... Viết lại chương trình khác thực hiện cùng chức năng với chương trình trên. Bài tập4. Viết chương trình nhập vào 2 số nguyên a,b từ bàn phím và in ra tất cả các số nguyên tố trong đoạn [a b]. Ví dụ : Nhap a: 4 Nhap b: 15 Cac so nguyen to trong doan [4 15] la: 7 11 13 Ví dụ : Nhap a: 5 Trang 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan