Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Y tế - Sức khỏe Y học Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh ung thư phổi tại khoa ung bướu bệnh viện 74...

Tài liệu Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh ung thư phổi tại khoa ung bướu bệnh viện 74 trung ương năm 2022

.PDF
38
1
98

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH ---------***-------- NGÔ THỊ THU THỦY NGÔ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA NGƯỜI BỆNH UNG THƯ PHỔI TẠI KHOA UNG BƯỚU BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG NĂM 2022 Chuyên ngành: Điều dưỡng nội người lớn BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH, 2020 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH ---------***-------- NGÔ THỊ THU THỦY NGÔ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA NGƯỜI BỆNH UNG THƯ PHỔI TẠI KHOA UNG BƯỚU BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG NĂM 2022 Chuyên ngành: Điều dưỡng nội người lớn BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN THỊ MINH CHÍNH NAM ĐỊNH, 2022 i LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu để em có thể hoàn thành chuyên đề này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Bệnh viện 74 Trung ương đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình làm việc, học tập và thực hiện đề tài này. Với tất cả sự kính trọng và biết ơn sâu sắc của người học trò, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới TS. Nguyễn Thị Minh Chính người Thầy kính mến đã dạy dỗ, tận tình chỉ bảo, định hướng và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. Và cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với gia đình, bạn bè đã luôn bên cạnh dành cho em mọi sự động viên, khích lệ và hỗ trợ để em vượt qua mọi khó khăn trong quá trình học tập, nghiên cứu. Hà nội, ngày tháng 9 năm 2022 Học viên Ngô Thị Thu Thuỷ ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình của tôi, do chính tôi thực hiện, tất cả các số liệu trong báo cáo này chưa được công bố trong bất cứ công trình nào khác. Nếu có điều gì sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Học viên Ngô Thị Thu Thủy iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ………………………………………………………..…………..i LỜI CAM ĐOAN ………………………………………………………...……..ii MỤC LỤC ………………………………………………………………....……iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..........................................................................iv ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................... 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .............................................. 4 1.1. Tổng quan về ung thư .................................................................................. 4 1.2. Dịch tễ học ung thư ...................................................................................... 5 1.4. Mục tiêu can thiệp dinh dưỡng cho người bệnh ung thư ............................. 10 1.5. Vai trò của tư vấn dinh dưỡng cho người bệnh ung thưError! Bookmark not defined. 1.6. Nghiên cứu dinh dưỡng ở người bệnh ung thư trên thế giới và ở Việt Nam 11 Chương 2: MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ......................................... 14 2.1 Thông tin về Bệnh viện 74TW ..................................................................... 14 2.2. Thực trạng kiến thức về tuân thủ điều trị và chăm sóc chăm sóc dinh dưỡng ở người bệnh ung thư phổi tại Bệnh viện 74 Trung ương ...................................... 15 2.3. Đặc điểm ung thư phổi................................................................................ 16 2.4. Kiến thức dinh dưỡng ................................................................................. 19 Chương III. BÀN LUẬN ................................................................................. 21 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ................................................ 21 3.2. Đặc điểm ung thư phổi người bệnh nghiên cứu .......................................... 22 3.3. Kiến thức dinh dưỡng của người bệnh nghiên cứu ...................................... 25 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 27 KHUYẾN NGHỊ .................................................Error! Bookmark not defined. TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BHYT Bảo hiểm y tế CĐHA Chẩn đoán hình ảnh CLS Cận lâm sàng CP Chi phí CPXN Chi phí xét nghiệm ĐT Điều trị HSBA Hồ sơ bệnh án NB Người bệnh NP Nhĩ phải NT Nhĩ trái PT Phẫu thuật PT-TT Phẫu thuật- thủ thuật TALĐMP Tăng áp lực động mạch phổi TBMN Tai biến mạch mão THNCT Tuần hoàn ngoài cơ thể TMCD Tĩnh mạch chủ dưới TMCT Tĩnh mạch chủ trên TP Thất phải TT Thất trái TV Tử vong VBL Van ba lá VĐMC Van động mạch chủ VHL Van hai lá VNTMNT Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng VTTH Vật tư tiêu hao 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư vẫn luôn là mối quan tâm trên toàn cầu. Theo thống kê của GLOBOCAN năm 2022, tình hình mắc và tử vong do ung thư trên toàn thế giới đều có xu hướng tăng. Tại Việt Nam, ước tính có 182.563 ca mắc mới và 122.690 ca tử vong do ung thư. Cứ 100.000 người thì có 159 người chẩn đoán mắc mới ung thư và 106 người tử vong do ung thư. Hiện nay, chỉ có 185/204 quốc gia có báo cáo thống kê về tình hình bệnh ung thư theo GLOBOCAN. Năm 2022, Việt Nam xếp thứ 91/185 về tỷ suất mắc mới và thứ 50/185 về tỷ suất tử vong trên 100.000 người. Thứ hạng này tương ứng của năm 2018 là 99/185 và 56/185. Như vậy, có thể thấy là tình hình mắc mới và tử vong do ung thư ở Việt Nam đều đang tăng nhanh. Ung thư có ảnh hưởng rất lớn đến thể chất, tâm lý cũng như đời sống xã hội của người bệnh. Thực tế, trên 85% người bệnh ung thư bị giảm cân hoặc suy dinh dưỡng trong suốt quá trình mắc ung thư và 50% người bệnh đã có thiếu hụt về dinh dưỡng khi mới bắt đầu chẩn đoán ung thư [1]. Suy dinh dưỡng, chán ăn là những biểu hiện thường gặp ở người bệnh ung thư, dấu hiệu trở nên rõ ràng khi khối u phát triển và lây lan. Đối với suy dinh dưỡng, các cơ chế này có thể liên quan đến khối u ban đầu hoặc sau khi sử dụng các liệu pháp chống ung thư (phẫu thuật, hóa trị liệu, xạ trị)[2]. Suy dinh dưỡng và giảm trọng lượng khối cơ thường xảy ra ở người bệnh ung thư và có ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả điều trị. Tình trạng dinh dưỡng có thể bị ảnh hưởng bởi lượng thức ăn không đủ, giảm hoạt động thể lực và rối loạn chuyển hoá thần kinh [3]. Người bệnh ung thư bị suy dinh dưỡng sẽ tăng nguy cơ nhiễm độc thuốc với liều điều trị hóa trị, rất nhiều người bệnh ung thư trong tình trạng suy dinh dưỡng không thể đi hết liệu trình điều trị hóa trị [4]. Hiện tượng sút cân tiến triển, giảm trọng lượng khối cơ xương liên tục ở người bệnh ung thư làm tăng nguy cơ tổn thương các tổ chức lành tính khi người bệnh nhận liều điều trị xạ trị. Mất cân bằng chuyển hóa các chất trên người bệnh ung thư bị SDD làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh sẵn có, tăng nguy cơ nhiễm trùng.Hiện tượng biếng ăn, SDD, suy mòn và cạn kiệt năng lượng sống đe dọa cuộc sống của người bệnh ung thư trên nhiều khía cạnh, làm giảm hiệu quả điều trị dẫn đến giảm cơ hội sống còn, thời gian và chất lượng sống thêm của người bệnh ung thư. Đã có nhiều nghiên cứu can thiệp dinh 2 dưỡng góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng, chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư. Can thiệp bằng tư vấn dinh dưỡng và hướng dẫn chế độ dinh dưỡng có thể là biện pháp hữu hiệu góp phần cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng ở người bệnh ung thư. Tại bệnh viện 74 Trung ương, chưa có nhiều nghiên cứu đề cập đến tình trạng dinh dưỡng cho người bệnh ung thư phổi. Vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài: “Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh ung thư phổi tại khoa Ung Bướu Bệnh viện 74 Trung ương năm 2022”. 3 MỤC TIÊU 1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng, thực trạng kiến thức dinh dưỡng của người bệnh ung thư phổi tại Bệnh viện 74 Trung ương năm 2022. 2. Đề xuất một số giải pháp cải thiện tình trạng dinh dưỡng người bệnh ung thư phổi tại Bệnh viện 74 Trung Ương năm 2022. 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Tổng quan về ung thư 1.1.1. Khái niệm về ung thư Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào, khi bị kích thích bởi các tác nhân sinh ung thư, tế bào tăng sinh một cách vô hạn độ, vô tổ chức không tuân theo các cơ chế kiểm soát về phát triển của cơ thể. Ung thư phổi là căn bệnh trong đó xuất hiện một khối u ác tính được mô tả qua sự tăng sinh tế bào không kiểm soát trong các mô phổi. Suy dinh dưỡng là trạng thái dinh dưỡng trong đó sự thiếu hụt hoặc dư thừa (mất cân bằng) năng lượng, protein và các chất khác gây ra hậu quả bất lợi đến cấu trúc cơ thể, tổ chức (hình dáng cơ thể, kích thước và thành phần), chức phận của cơ thể và bệnh tật. Suy dinh dưỡng xảy ra khi trạng thái cân bằng dinh dưỡng của cơ thể bị phá vỡ [5]. Thừa cân và béo phì là tình trạng tích tụ mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe. Phân chia theo chỉ số BMI [6]: + Một chỉ số BMI lớn hơn hoặc bằng 25 là thừa cân. + Một chỉ số BMI lớn hơn hoặc bằng 30 là béo phì. 1.1.2. Các giai đoạn ung thư - Giai đoạn I: Tế bào ung thư rất giống các tế bào thông thường khác, dạng nhỏ và chỉ hoạt động trong khu vực vùng phổi, không lây lan sang những khu vực lân cận. - Giai đoạn II: Tế bào ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết, thành ngực, cơ hoành, màng phổi, hoặc lớp màng ngoài bao quanh tim. - Giai đoạn IIIA, IIIB: Các tế bào ung thư đã xâm lấn đến lồng ngực, tim và phổi, các mạch máu cũng bị ảnh hưởng. - Giai đoạn IV: Giai đoạn cuối là thời điểm mà các khối u ác tính ở phổi đã phát triển và xâm lấn đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Khoảng 30% người bệnh được chẩn đoán ở giai đoạn sớm hơn (giai đoạn I hoặc giai đoạn II), 30% người bệnh ung thư phổi ở giai đoạn III vào thời điểm chẩn 5 đoán và 40% người bệnh ở giai đoạn IV ung thư phổi, giai đoạn tiến triển nhất của bệnh. 1.1.3. Dịch tễ học ung thư - Tuổi: Là yếu tố quan trọng nhất xác định nguy cơ mắc bệnh ung thư. Đối với hầu hết ung thư loại tế bào biểu mô thì Tỷ lệ mới mắc tăng rõ rệt theo tuổi. Mối quan hệ giữa tuổi và Tỷ lệ mới mắc biểu thị hiệu quả tích lũy qua quá trình tiếp xúc với các tác nhân sinh ung thư theo thời gian. Tuy nhiên, không phải bao giờ cũng quan sát được hiện tượng này [7]. - Giới tính: Nam giới có Tỷ lệ mắc ung thư cao hơn nữ giới đối với phần lớn các loại ung thư ngoại trừ ung thư tuyến vú, đường mật, mắt, đại tràng và tuyến nước bọt. Sự khác biệt này thường được quy kết do sự khác biệt về tính mẫn cảm mà cơ chế chưa giải thích được [7]. - Chủng tộc: Sự khác biệt về tình hình mắc ung thư của các chủng tộc khác nhau trong cùng một quốc gia cho thấy tính mẫn cảm di truyền và các yếu tố văn hóa có ảnh hưởng tới nguy cơ ung thư. Phối hợp các nghiên cứu di cư có thể phân lập được vai trò của từng loại yếu tố này [7]. - Tôn giáo: Những người theo một tôn giáo nào đó có những nếp sống đặc biệt ảnh hưởng tới đặc điểm bệnh ung thư ở nhóm người này. Ví dụ: Tỷ lệ mắc ung thư vú cao ở các nữ tu. Ung thư dương vật rất thấp ở người Do Thái do luật cắt bao quy đầu lúc còn trẻ. - Nghề nghiệp: Bệnh ung thư có liên quan đến môi trường làm việc, trong đó 4-8% trường hợp ung thư là do môi trường công nghiệp, ung thư mới mắc do nghề nghiệp. - Hoàn cảnh kinh tế xã hội: Gồm nhiều yếu tố quan hệ tương hỗ: nền giáo dục, mức thu nhập, chế độ ăn uống, môi trường sống và làm việc, chất lượng các dịch vụ tư vấn và chăm sóc sức khoẻ… - Các nghiên cứu trên các quần thể di cư: Vai trò của các yếu tố di truyền và môi trường đối với nguy cơ ung thư dựa vào việc so sánh nguy cơ ung thư của nhóm nhập cư với quần thể gốc và quần thể nơi nhập cư. - Ngoài ra các phương pháp điều trị ung thư cũng có thể gây ra giảm cung cấp dinh dưỡng tạm thời hoặc vĩnh viễn đối với NB ung thư, đặc biệt ở giai đoạn tiến triển hoặc giai đoạn nặng tình trạng này càng trầm trọng hơn. Trong đó các biến 6 chứng thường gặp liên quan đến thuốc, hoá trị như buồn nôn, nôn ói, viêm niêm mạc đường tiêu hoá [8]. Bảng 1.1. Biến chứng dinh dưỡng liên quan Vùng xạ trị Đầu và cổ Chứng khô miệng Viêm niêm mạc đường tiêu hoá Chán ăn Tác động sớm Tác động muộn Nuốt đau Loét Khô miệng Sâu răng Cứng hàm Rối loạn mùi Rối loạn vị giác Rối loạn vị giác Ngực Khó nuốt Xơ hoá Bụng và chậu Chán ăn Loét Buồn nôn, nôn Kém hấp thu Hẹp Rò Tiêu chảy Viêm ruột, đại tràng cấp Tiêu chảy Viêm ruột, đại tràng mạn 1.1.4. Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh ung thư  Sụt cân Tình trạng phổ biến trên đa số người bệnh ung thư hiện nay chính là suy kiệt cơ thể phần nhiều là do chính khối u gây ra [9]. Khối u ác tính làm thay đổi chuyển hoá bình thường của cơ thể, làm cơ thể tiêu hao năng lượng nhiều hơn, các tế bào, mô của cơ thể bị phá huỷ, bao gồm cả các khối cơ. Nhiều người bệnh không thể theo hết được các liệu pháp điều trị do cân nặng và thể lực bị suy giảm trầm trọng. Điều này ảnh hưởng lớn tới hiệu quả điều trị và làm giảm chất lượng và thời gian sống thêm của người bệnh ung thư đồng thời cũng làm tăng tỷ lệ biến chứng, nhiễm trùng và dẫn đến tình trạng tử vong của người bệnh ung thư [10]. 7 Sụt cân ở người bệnh ung thư là do mất khối mỡ và khối cơ vân. Sụt giảm lớn khối cơ vân giải thích tại sao người bệnh giảm khả năng đi lại, và do vậy giảm chất lượng cuộc sống cùng với rút ngắn thời gian sống còn, từ việc giảm khối cơ hô hấp dẫn đến chết do suy hô hấp. Tử vong người bệnh ung thư sẽ xảy ra khi mất 25-30% cân nặng cơ thể. Hội chứng suy mòn trong ung thư. Suy mòn ung thư là một hội chứng đa yếu tố đặc trưng bởi mất cân liên tục, mất khối cơ xương mà không thể đảo ngược hoàn toàn bằng hỗ trợ dinh dưỡng thông thường dẫn đến suy giảm chức năng tiến triển. Suy mòn trong ung thư được chia làm 4 giai đoạn: Bảng 1.2. Giai đoạn suy mòn trong ung thư Giai đoạn Cân nặng Triệu chứng Giai đoạn I Sụt cân < 10% Không triệu chứng Giai đoạn II Sụt cân < 10% Một hay nhiều triệu chứng Giai đoạn III Sụt cân >= 10% Không triệu chứng Giai đoạn IV Sụt cân >= 10% Một hay nhiều triệu chứng Suy mòn trong ung thư không đồng nghĩa với sụt cân hay suy dinh dưỡng và tình trạng đói mà là kết quả của các bất thường đa chuyển hóa. Bệnh ung thư gây suy mòn và chính suy mòn làm hạn chế kết quả điều trị và liên quan đến nhiều biến chứng. Suy dinh dưỡng kèm biếng ăn làm giảm cân nặng mà hậu quả là tăng độc tính của thuốc điều trị ung thư, giảm chất lượng sống và thời gian sống thêm của người bệnh ung thư. Suy mòn trong ung thư bao gồm những yếu tố tác động của khối u lên cơ thể, suy các khối cơ, rối loạn chuyển hóa nước, điện giải và suy giảm dần các chức năng sống. Về biểu hiện lâm sàng, người bệnh xanh xao, gầy và yếu đi, teo da, mất trầm trọng khối cơ xương và mất đáng kể lớp mỡ dự trữ dưới da đôi khi bị che dấu dưới tình trạng phù [10]. Suy mòn trong ung thư chiếm khoảng 70% người bệnh trong giai đoạn cuối, 5 - 23% Tỷ lệ tử vong. Hơn 80% người bệnh bị ung thư hay AIDS phát triển suy mòn trước khi chết. Tại thời điểm chẩn đoán, trên 60% người bệnh ung thư phổi có giảm 8 cân đáng kể. Ung thư phổi thường liên quan với suy mòn trầm trọng mà nguyên nhân chính không phải do giảm lượng thực phẩm ăn vào hay kém hấp thu thức ăn [11]. Triệu chứng đường tiêu hóa của người bệnh ung thư Biếng ăn và giảm cân đóng vai trò quan trọng cho sự khởi đầu của SDD và suy mòn trong ung thư. Nghiên cứu ở Úc và Anh cho một con số ấn tượng rằng, trong số các người bệnh có giảm khẩu phần ăn khi nhập viện có đến 80% người bệnh ung thư giảm khẩu phần ăn dưới mức 50%.Báo cáo về cảm giác chán ăn chiếm 21%, khô miệng chiếm 20%, thay đổi vị giác, thay đổi cảm nhận về hương vị chiếm 17%, cảm giác no sớm chiếm 14%, táo bón chiếm 18%, nôn, buồn nôn liên quan cảm nhận về mùi chiếm 17%. Đây là những yếu tố chính gây nên giảm khối lượng thực phẩm ăn vào thường gặp ở nhóm người bệnh đang điều trị xạ trị, hóa trị.  Tác dụng phụ của hóa trị đối với người bệnh điều trị hoá chất Hóa trị là dùng hóa chất hoặc thuốc để điều trị ung thư, là biện pháp điều trị hệ thống gây ảnh hưởng đến toàn thân. Trong khi phẫu thuật và tia xạ để điều trị khối u tại chỗ. Hoạt động của các hóa chất điều trị không chỉ giới hạn với mô ung thư mà còn ảnh hưởng đến các tế bào bình thường. Do vậy, ảnh hưởng gây độc ở các cơ quan, ảnh hưởng đến việc ăn uống của người bệnh và tình trạng dinh dưỡng. Tác dụng phụ này phụ thuộc vào từng loại hóa chất, liều, thời gian điều trị, các thuốc dùng kèm và đáp ứng của từng người bệnh 1.1.5. Một số phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh ung thư * Phương pháp nhân trắc học Phương pháp nhân trắc học dinh dưỡng là đo các biến đổi về kích thước và cấu trúc cơ thể để đánh giá tình trạng dinh dưỡng. Đó là kết quả tổng hợp của các yếu tố di truyền và môi trường bên ngoài, trong đó yếu tố dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng. Chỉ số khối cơ thể thường được biết đến với chữ viết tắt BMI (Body Mass Index) được dùng để đánh giá mức độ gầy hay béo của một người, tốt hơn so với cân nặng đơn thuần, là cách đánh giá tình trạng dinh dưỡng đơn giản, là một phần không thể thiếu trong các công cụ sàng lọc dinh dưỡng [8]. 9 Chỉ số khối cơ thể của một người tính bằng cân nặng của người đó (kg) chia cho bình phương chiều cao (mét). Cân nặng (kg) BMI = ------------------Chiều cao (m)2 Chỉ số BMI có liên quan chặt chẽ với tỷ lệ khối mỡ trong cơ thể; do đó, là một chỉ số được Tổ chức y tế thế giới khuyến nghị để đánh giá mức độ gầy hay béo. Bảng 1.3: Phân loại BMI cho người châu Á Phân loại Suy dinh dưỡng Bình thường Thừa cân/ béo phì BMI (kg/m2) < 18,5 18,5 – 24,99 ≥25 * Phương pháp đánh giá tổng thể đối tượng SGA Phương pháp SGA Phương pháp SGA được coi như một công cụ vừa sàng lọc vừa đánh giá tình trạng dinh dưỡng đơn giản, không lấy máu, chi phí thấp, có giá trị tiên lượng tốt với độ nhạy và độ đặc hiệu cao, cho kết quả nhanh sau 15 đến 30 phút tùy kỹ năng chuyên môn của nhân viên đánh giá [33]. SGA là một kĩ thuật lâm sàng dùng để đánh giá tổng thể tình trạng dinh dưỡng đối tượng dựa vào đặc điểm về tiền sử (thay đổi cân nặng, khẩu phần ăn, triệu chứng dạ dày ruột kéo dài trên 2 tuần, thay đổi về chức năng, các bệnh mắc phải và ảnh hưởng của các stress chuyển hóa) và khám lâm sàng (mất lớp mỡ dưới da, phù, cổ trướng). Người bệnh được đánh giá phân theo 3 loại: không có nguy cơ SDD, nguy cơ SDD mức độ nhẹ đến trung bình và SDD mức độ nặng. - Ưu điểm phương pháp SGA SGA là bộ công cụ có thể vừa sàng lọc vừa đánh giá TTDD, là phương pháp đánh giá đối tượng tổng thể trên lâm sàng bao gồm cả yếu tố khách quan và chủ quan. Ngoài ra sử dụng công cụ sàng lọc và đánh giá bằng SGA có chi phí thấp, không xâm lấn, kỹ thuật đánh giá không quá khó, cho kết quả nhanh, dụng cụ đơn giản, tiết kiệm được chi phí cho người bệnh. - Hạn chế phương pháp SGA 10 Để hạn chế nhược điểm chủ quan của SGA, những nhân viên đánh giá cần phải được tập huấn. SGA là phương pháp đánh giá tổng thể nhưng phần nhiều mang tính chủ quan, định tính nhiều hơn định lượng và phụ thuộc nhiều vào báo cáo của người bệnh, phần hỏi tiền sử người bệnh cần có thông tin chính xác nên kỹ năng và tính chuyên nghiệp của nhân viên đánh giá là rất quan trọng. 1.1.6 Vai trò của dinh dưỡng trong điều trị bệnh ung thư Dinh dưỡng là một phần quan trọng trong chăm sóc người bệnh ung thư kể từ khi người bệnh được chẩn đoán ung thư. Bệnh ung thư có thể ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng, và ngược lại, tình trạng dinh dưỡng kém ảnh hưởng đến đáp ứng điều trị, cách thức điều trị và chất lượng cuộc sống. Người bệnh ung thư có nguy cơ bị suy kiệt rất cao vì ảnh hưởng về thể chất và tinh thần của cả bệnh và quá trình điều trị gây ra: - Sự phát triển của khối u làm tăng tốc độ chuyển hóa và do vậy làm tăng nhu cầu năng lượng. - Triệu chứng cơ năng (ví dụ đau, nuốt khó, nôn, ỉa chảy) có thể làm giảm khẩu phần ăn, giảm hấp thu và tăng mất chất dinh dưỡng. - Ảnh hưởng về tâm lý khi bị chẩn đoán ung thư sẽ gây ra lo lắng, buồn rầu, trầm cảm, làm giảm cảm giác ngon miệng. - Điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ. Hậu quả về dạ dày ruột như buồn nôn, nôn, ỉa chảy, đau... có ảnh hưởng ngược đến khẩu phần ăn và các vấn đề khác như thay đổi vị, nuốt khó, nhiễm khuẩn và rò có thể làm ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng có ảnh hưởng đến điều trị ung thư vì liều hóa trị tính trên trọng lượng cơ thể và người bệnh nhẹ cân sẽ không được dùng đủ liều. Người bệnh yếu giảm khả năng chịu đựng tác dụng phụ và bị tăng tình trạng nhiễm độc. Do vậy, phòng ngừa và điều trị tình trạng suy dinh dưỡng để duy trì sức khỏe về thể chất và đảm bảo chất lượng cuộc sống càng lâu càng tốt là mục tiêu quan trọng trong chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh ung thư. 1.1.7. Chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh ung thư điều trị hoá chất Chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh ung thư bao gồm từ lời khuyên ăn uống hợp lý cho những người hồi phục sau điều trị thành công cho tới dinh dưỡng hỗ trợ cho người bệnh nặng. Lên kế hoạch tổng thể cho toàn bộ quá trình điều trị là quan trọng bởi vì việc điều trị có thể kéo dài nhiều tuần, tháng và nhiều giai đoạn. Cá thể 11 hoá trong chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh ung thư là cần thiết. Chế độ dinh dưỡng tốt kết hợp thuốc chống nôn hoặc khi dùng kèm với corticoid giúp giảm hoặc mất triệu chứng buồn nôn, và nôn ở 80% người bệnh. 1.2 Cở sở thực tiễn 1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Một báo cáo tổng hợp về dinh dưỡng trong chăm sóc người bệnh ung thư (Nutrition in Cancer Care (PDQ®) cho thấy suy dinh dưỡng người bệnh ung thư giao động từ 30% đến 85%, trong đó một số vấn đề ảnh hưởng tới tình trạng dinh dưỡng của người bệnh ung thư được đề cập bao gồm: các phương pháp điều trị (phẫu thuật, xạ trị, hoá trị) ảnh hưởng tiêu cực tới tình trạng dinh dưỡng, trong các phương pháp điều trị sẽ gặp các tác dụng phụ dẫn đến khó khăn trong việc cung cấp dinh dưỡng, rối loạn chuyển hoá… các triệu chứng này có thể gặp phải ngay sau khi điều trị và có thể kéo dài ngay cả khi kết thúc lộ trình điều trị [12]. Nghiên cứu Tomi Kovacevic và CS vào năm 2016, dựa trên 188 người bệnh ung thư phổi nhập viện ở các giai đoạn được thực hiện tại Viện bệnh phổi của Vojvodina, Serbia, nghiên cứu sử dụng bảng câu hỏi quốc tế về sàng lọc dinh dưỡng để đánh giá. Kết quả cho thấy, nam giới chiếm 76,1% và nữ giới chiếm 23,9%, đa số người bệnh có tình trạng ung thư phổi được chẩn đoán ở giai đoạn III và IV tương ứng là 39,9% và 42,6%. Loại ung thư phổi phổ biến nhất là ung thư biểu mô tuyến chiếm 50,0%, tiếp theo là ung thư biểu mô tế bào vảy 35,6%, tế bào nhỏ chiếm 10,6% và các loại mô khác 3,7%. Đa số người bệnh có chỉ số khối cơ thể BMI >20 kg/m2, chiếm 87,8%; chỉ số BMI <18 kg/m2 chiếm 7,4% tổng số người bệnh. Giảm cân không theo kế hoạch trong 3-6 tháng qua là 16,5% người bệnh. Về nguy cơ suy dinh dưỡng, có nguy cơ SDD cao chiếm 20,7%, SDD trung bình chiếm 12,8% và SDD thấp chiếm 66,5%. Tỷ lệ nguy cơ SDD cao thường xảy ra ở giai đoạn III và IV của ung thư phổi tương ứng là 24,0% và 22,5%, so với giai đoạn I và II lần lượt là 13,3% và 5,6% [13]. Theo nghiên cứu của Li R năm 2011, tổng cộng 96 người bệnh ung thư phổi mới được chẩn đoán giai đoạn IIIB/IV, có 40% người bệnh ung thư phổi suy dinh dưỡng nghiêm trọng, nam giới và người già có Tỷ lệ suy dinh dưỡng cao hơn [14]. Theo nghiên cứu Wie GA tại Hàn Quốc năm 2010 dựa trên 14.972 người bệnh ung thư, có 8.895 người bệnh được đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng BMI, 12 albumin và được chia làm 3 nhóm: Nguy cơ cao, trung bình và suy dinh dưỡng thấp. Tỷ lệ người bệnh suy dinh dưỡng 61%, con số này cao ở nam giới, người bệnh nằm viện dài ngày chiếm 60,2% (p=0,01), Tỷ lệ người bệnh suy dinh dưỡng do nhập viện nhiều lần 66,6% (p=0,0001); Tỷ lệ suy dinh dưỡng của ung thư gan, phổi lần lượt 86,6% và 60,5%. Về suy dinh dưỡng theo giai đoạn, Tỷ lệ suy dinh dưỡng ung thư giai đoạn nặng là III và IV chiếm 60,5%, có Tỷ lệ suy dinh dưỡng cao hơn các nhóm người bệnh khác (p=0,0001) [15]. 1.2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam Nghiên cứu tại bệnh viện đại học Y Hà Nội năm 2016, dựa trên 120 người bệnh bằng phương pháp mô tả cắt ngang về tình trạng dinh dưỡng và một số triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng. Kết quả cho thấy, theo chỉ số khối cơ thể BMI Tỷ lệ suy dinh dưỡng là 20% và thừa cân/béo phì là 7,5%, Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở nam giới cao hơn nữ giới. Về chỉ số albumin, Tỷ lệ suy dinh dưỡng chung là 29,1% (suy dinh dưỡng nhẹ là 25,6% và suy dinh dưỡng trung bình là 3,5%), và Tỷ lệ này ở nam cao hơn ở nữ. Về phân loại theo SGA, có 51,7% người bệnh ung thư có nguy cơ suy dinh dưỡng theo phân loại PG – SGA. Trong đó, SGA-B chiếm 39,2%, SGA-C chiếm 12,5%. Về Tỷ lệ thiếu máu theo Hemoglobin là 59,2%, con số này chiếm phần lớn ở nữ giới 70,5%, Tỷ lệ bị giảm cân trong 6 tháng qua và một tháng qua lần lượt là 75% và 50% [16]. Nghiên cứu khác tại Trung tâm ung thư Thái Nguyên năm 2017, về tình trạng dinh dưỡng và chất lượng cuộc sống trên người bệnh ung thư không tế bào nhỏ cho thấy: có 49,1% người bệnh ung thư bị suy dinh dưỡng, 24,9% có nguy cơ suy dinh dưỡng, chỉ có 26,0% người bệnh có dinh dưỡng bình thường. Tỷ lệ suy dinh dưỡng Tỷ lệ nghịch với chất lượng cuộc sống, Tỷ lệ thuận với các triệu chứng có hại của người bệnh ung thư [17]. Nghiên cứu khác về dinh dưỡng tại Trung tâm Ung bướu và Y học hạt nhân tại bệnh viện 103 từ tháng 11/2013 đến tháng 09/2014, thực hiện dựa trên 414 người bệnh cho thấy: Tỷ lệ người bệnh ung thư nam so với nữ là 1,9/1, Tỷ lệ người bệnh mắc bệnh ung thư ở cả nam giới 46,3% và nữ giới 43,7%, chủ yếu ở độ tuổi lớn hơn 41. Suy dinh dưỡng chủ yếu gặp ở mức độ nhẹ chiếm 89,8%. Cụ thể, Tỷ lệ SDD theo BMI chiếm 25,6%, theo albumin chiếm 23,7%. Các yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng bao gồm: tuổi cao, nam giới, vị trí u đường tiêu hóa. Người bệnh ung thư 13 được xác định là suy dinh dưỡng theo các phương pháp khác nhau có sự chênh lệch theo BMI có 106 người bệnh chiếm 25,6%, theo Albumin con số này là 98 người bệnh chiếm 23,67% [18]. 14 Chương 2 MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT 2.1 Thông tin về Bệnh viện 74 Trung Ương Bệnh viện 74 Trung ương với vị trí thuận lợi về giao thông để tiếp nhận khám, cấp cứu, điều trị cho người bệnh trên tuyến quốc lộ II và đường cao tốc Hà Nội- Lào Cai. Điển hình là người bệnh ở các tỉnh: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào cai, Lai Châu và một số Tỉnh khác như: Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Cạn, một số huyện lân cận thuộc Hà Nội như Mê Linh, Sóc Sơn, Đông Anh. Bệnh viện là nơi tiếp nhận người bệnh lao thuộc lực lượng vũ trang từ các tuyến, Bệnh viện Quân y phía Bắc chuyển về. Là một trong những bệnh viện đầu tiên triển khai phát hiện, quản lý và điều trị lao kháng đa thuốc trên cả nước. Trước tình trạng quá tải của các bệnh viện, Bệnh viện cũng tiếp nhận điều trị cho người bệnh được chuyển về từ các bệnh viện: Bạch mai, Bệnh viện nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện phổi Trung ương và các Bệnh viện lao và bệnh phổi các tỉnh. Nằm trong hệ thống khám chữa bệnh chuyên khoa lao và bệnh phổi tuyến Trung ương, trong nhiều năm qua được Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Bộ Y tế quan tâm hơn về chế độ chính sách và đầu tư cơ sở, trang thiết bị. Độ bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân, đặc biệt là chính sách BHYT cho người nghèo (những người dễ mắc lao và các bệnh đường hô hấp), đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác khám, chẩn đoán và điều trị cho người bệnh mắc lao và các bệnh hô hấp khác. Chuyển đổi cơ chế từ bao cấp đến tự chủ giúp Bệnh viện chủ động chuyển từ bao cấp 100%, nay có thể tự chủ được đến 80% kinh phí thường xuyên. Bệnh viện cũng đã phát triển được hầu hết các kỹ thuật chuyên ngành lao và bệnh phổi, cơ sở hạ tầng ngày càng khang trang, hiện đại. Chất lượng Bệnh viện không ngừng được cải tiến. Bệnh viện đã hoàn thành các chỉ tiêu đề ra trong giai đoạn 2016-2022. Đời sống cán bộ, viên chức và người lao động Bệnh viện ngày càng được cải thiện. Trong giai đoạn qua, Bệnh viện tiếp nhận, khám, chữa bệnh cho người bệnh mắc lao, các bệnh lý hô hấp và các chuyên khoa khác theo khả năng của Bệnh viện. Số lượt người bệnh đến khám và điều trị nội trú ngày càng tăng lên. Kết quả này khẳng định uy tín về chất lượng khám, chữa bệnh, phục vụ của Bệnh viện với nhân
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng