Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Y tế - Sức khỏe Y học Thực trạng công tác chăm sóc người bệnh suy tim mạn của điều dưỡng tại trung tâm...

Tài liệu Thực trạng công tác chăm sóc người bệnh suy tim mạn của điều dưỡng tại trung tâm y tế huyện lạng giang năm 2022

.PDF
47
1
94

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH NGÔ THỊ THU THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SUY TIM MẠN CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN LẠNG GIANG NĂM 2022 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH - 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH NGÔ THỊ THU THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SUY TIM MẠN CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN LẠNG GIANG NĂM 2022 Chuyên ngành: Điều dưỡng Nội người lớn BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐIỀU GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS.BS. NGÔ HUY HOÀNG NAM ĐỊNH - 2022 i LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban Giám hiệu trường Đại Học Điều Dưỡng Nam Định, các thày cô giáo trong toàn trường đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy TS.BS Ngô Huy Hoàng - Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định - Người đã trực tiếp hướng dẫn cho tôi trong quá trình làm chuyên đề, tận tình dạy dỗ, chỉ bảo, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập và làm chuyên đề. Tôi xin chân thành cảm ơn ban Giám đốc, các bác sỹ và điều dưỡng tại khoa Nội- Trung tâm Y tế huyện Lạng Giang đã quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện chuyên đề. Cuối cùng tôi xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã luôn giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện chuyên đề. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện chuyên đề một cách hoàn chỉnh nhất. Song không thể tránh khỏi những thiếu sót mà bản thân chưa thấy được. Tôi rất mong được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn trong lớp, đồng nghiệp để chuyên đề được hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn! Nam Định, ngày tháng Học viên Ngô Thị Thu năm 2022 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi là NgôThị Thu - học viên lớp Điều dưỡng chuyên khoa I khóa 9 của Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, chuyên ngành Nội người lớn, xin cam đoan: 1. Đây là báo cáo chuyên đề tốt nghiệp do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS.BS. Ngô Huy Hoàng. 2. Các số liệu và thông tin trong báo cáo chuyên đề là hoàn toàn trung thực và khách quan. Tôi xin chịu trách nhiệm về những điều cam đoan trên. Nam Định, ngày tháng Người cam đoan Ngô Thị Thu năm 2022 iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ..............................................................................................................i LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................... iv DANH MỤC BẢNG/ HÌNH........................................................................................ v ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................. 1 Chương 1 ..................................................................................................................... 4 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........................................................................... 4 1. Cơ sở lý luận............................................................................................................ 4 1.1. Định nghĩa suy tim [2], [6] ................................................................................ 4 1.2. Nguyên nhân [2], [6] ......................................................................................... 5 1.3. Triệu chứng [2],[6] ............................................................................................ 5 1.4. Đánh giá mức độ suy tim ................................................................................... 9 1.5. Điều trị suy tim ................................................................................................ 10 1.6 . Chăm sóc [1] .................................................................................................. 10 2. Cơ sở thực tiễn....................................................................................................... 15 2.1. Tình hình chăm sóc người bệnh suy tim trên thế giới ....................................... 15 2.2. Tình hình chăm sóc người bệnh suy tim ở Việt Nam ....................................... 17 Chương 2 ................................................................................................................... 19 MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ...................................................................... 19 1. Giới thiệu sơ lược về Trung tâm Y tế huyện Lạng Giang .................................... 19 2. Thực trạng công tác chăm sóc người bệnh suy tim mạn của điều dưỡng tại Trung tâm Y tế huyện Lạng Giang ....................................................................................... 20 Chương 3 ................................................................................................................... 31 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ............................................................................................. 31 3.1. Phân tích ưu, nhược điểm và nguyên nhân .......................................................... 31 3.1.1. Ưu điểm ........................................................................................................ 31 3.3. Nguyên nhân .................................................................................................... 31 3.2. Đề xuất một số giải pháp..................................................................................... 31 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ACC : Trường Môn Tim mạch Hoa Kỳ AHA : Hội tim mạch Hoa Kỳ BD : Biệt dược BTM : Bệnh tim mạch BYT : Bộ Y tế CSNBTD : Chăm sóc người bệnh toàn diện CT : Chỉ thị ĐMV : Động mạch vành ĐTĐ : Đái tháo đường HA : Huyết áp MRI : Chụp cộng hưởng từ NB : Người bệnh NYHA : Hội tim mạch NewYork QĐ : Quyết định SYT : Sở Y tế TH : Tuần hoàn TT : Thông tư ĐTV : Điều tra viên GDSK : Giáo dục sức khỏe DANH MỤC BẢNG/ HÌNH/BIỂU ĐỒ DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1: Bảng 1.1: Phân loại mức độ suy tim theo NYHA......................................... 9 Bảng 1.2: Phân giai đoạn suy tim theo AHA/ACC (2008) ........................................... 9 Bảng 1.3: Thực đơn suy tim độ 1-2 .............................................................................. 22 Bảng 2. 1: Một số thông tin chung của ĐTKS ........................................................ 26 Bảng 2. 2: Mức độ suy tim của ĐTKS ................................................................... 27 Bảng 2. 3: Kiến thức của ĐTKS về bệnh bệnh Tim mạch ...................................... 27 Bảng 2. 4: Kiến thức của ĐTKS về thực hành tự chăm sóc bệnh suy tim ............... 28 Bảng 2. 5: Đánh giá mức độ tự theo dõi các dấu hiệu bất thường về tim mạch .......29 Bảng 2.6: Đánh giá sự hài lòng của NB về cách ứng xử của NVYT………………29 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2. 1. Đặc điểm giới tính của ĐTKS ........................................................... 25 Biểu đồ 2. 2. Đặc điểm về tuổi của ĐTKS ............................................................. 26 Biểu đồ 2. 3. Đặc điểm về thời gian điều trị suy tim............................................... 27 Biểu đồ 2. 4. Kiến thức chung của người bệnh suy tim .......................................... 28 DANG MỤC CÁC HÌNH Hình 1: Hình ảnh tim bình thường-tim bị bệnh…………………………………….4 Hình 2: Hình ảnh cơ tim co bóp………………………………………………...….5 Hình 3: Tư thế nằm cho người bệnh tim mạch……………………………….……12 Hình 4: Giáo dục sức khỏe cho người bệnh tim mạch…………………………….13 Hình 5: Khám sức khỏe định kỳ cho người bệnh………………………………….13 Hình 6: Lối sống khoa học…………………………………………………………14 Hình 7: Các thực phẩm tốt cho tim mạch………………………………………….16 Hình 8: Tổng quan Trung tâm Y tế huyện Lạng Giang……………………………19 Hình 9: Luyện tập thể dục thể thao của người bệnh tim mạch……………………..22 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Suy tim là một gánh nặng lớn của cộng đồng. Bệnh có tỉ lệ mắc và mắc mới tăng lên theo tuổi trên toàn thế giới[10] . Tại Mỹ, hiện nay ước tính có khoảng 5 triệu người được chẩn đoán suy tim, và hàng năm có thêm khoảng 550.000 trường hợp suy tim mới mắc. Tại Châu Âu, hiện nay có khoảng 15 triệu người mắc suy tim, tần suất hiện mắc của suy tim trong dân số 2-3%. Nó ảnh hưởng chủ yếu đến khoảng 6-10% người trên 65 tuổi [12]. Ở người bệnh > 70 tuổi, tỷ lệ này tăng cao lên đến 10-20% [6]. Suy tim còn là nguyên nhân chính làm người già mắc suy tim phải nằm viện và tái nhập viện [13]. Nó được báo cáo là tỉ lệ nằm viện tăng lên từ 877.000 Đến 1.106.000 Năm 2006, và tăng 171% tại Mỹ [6]. Ở Việt Nam, theo thống kê của bộ y tế năm 2005, tỷ lệ mắc và tủ vong của các BTM là 6,77% và 20,68% [3]. Tổng số người bệnh nhập viện Tim Mạch Việt Nam đã tăng một cách rõ rệt trong những năm gần đây (từ 7.046 Người bệnh năm 2003 lên đến 10.821 Người bệnh vào năm 2007) tức là tăng 53,5% số người bệnh nhập viện trong vòng 5 năm [8]. Ngoài việc ảnh hưởng tới sức khoẻ, tàn tật và tử vong, năm 2005 chi phí tiêu tốn cho BTM khoảng 394 tỷ USD, trong đó 242 tỷ USD dành cho chăm sóc ý tế và 152 tỷ USD do mất khả năng lao động vì tàn tật hoặc tủ vong [17]. Mặc dù có nhiều tiến bộ trong điều suy tim, nhưng tỷ lệ tử vong do suy tim vẫn còn khá cao. Để giảm tỷ lệ tử vong và nâng cao sức khoẻ cho người bệnh suy tim bên cạnh việc điều trị của bác sĩ thì công tác chăm sóc của Điều dưỡng đối với người bệnh suy tim đóng một vai trò quan trọng. Quy trình chăm sóc có ý nghĩa rất quan trọng đối với bệnh suy tim. Hàng ngày ddieuf dưỡng viên đi buồng để nhận dịnh tình trạng hiện tại cũng như các vấn đè sức khoẻ của người bệnh, phối hợp thực hiện thuốc, hay cấp cứu đưa người bệnh suy tim ra khỏi tình trạng khó thở. Nhẹ nhàng ân cần giúp người bệnh giảm bớt lo lắng, tin tưởng vào điều trị. Tất cả những điều trên đều hướng tới cải thiện sức khoẻ cho người bệnh suy tim. Trung tâm y tế huyện Lạng Giang là trung tâm y tế hai chức năng tuyến huyện hạng 3. Tại khoa Nội, điều dưỡng đã thực hiện quy trình chăm sóc người bệnh suy tim tuy nhiên chưa được thống nhất nên chất lượng còn chưa cao. Nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc người bệnh suy tim và đưa ra những đề xuất phù hợp chúng tôi tiến hành 2 chuyên đề “Thực trạng công tác chăm sóc người bệnh suy tim mạn của điều dưỡng tại Trung tâm Y tế huyện Lạng Giang” với các mục tiêu sau: 3 MỤC TIÊU 1.Mô tả thực trạng công tác chăm sóc người bệnh suy tim mạn của điều dưỡng tại Trung tâm Y tế huyện Lạng Giang năm 2022. 2. Đề xuất một số giải pháp tăng cường hiệu quả chăm sóc người bệnh suy tim mạn tại Trung tâm Y tế huyện Lạng Giang. 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận 1.1. Định nghĩa suy tim [2], [6] Đã có rất nhiều định nghĩa của suy tim trong vòng 50 năm qua. Trong những năm gần đây, hầu hết các định nghĩa suy tim đều nhấn mạnh cần phải có sự hiện diện của: triệu chứng cơ năng của suy tim và dấu hiệu thực thể của tình trạng ứ dịch trên lâm sàng. Hình 1: Hình ảnh tim bình thường- tim bị bệnh Theo Trưởng môn Tim Mạch Hoa Kỳ (ACC): “Suy tim là một hội chứng lâm sàng phức tạp, là hậu quả của tổn thương thực thể hay rối loạn chức năng của tim, dẫn đến tâm thất không đủ khả năng tiếp nhận máu (suy tim tâm trương) hoặc tống máu (suy tim tâm thu)”. Trong phần lớn các trường hợp suy tim, người bệnh sẽ có biểu hiện của tình trạng cung lượng tim thấp (chẳng hạn như: mệt, khó thở khi gắng sức) hoặc tình trạng quá tải tuần hoàn gây ra sung huyết phổi và phù ngoại vi (tĩnh mạch cổ nổi, gan to, chân phù). Theo hội Tim mạch Châu Âu: “ Suy tim là một hội chứng mà người bệnh phải có đặc điểm sau: các triệu chứng cơ năng của suy tim (mệt, khó thở khi gắng sức hoặc nghỉ ngơi); các triệu chứng thực thể của tình trạng ứ dịch (xung huyết phổi hoặc phù ngoại vi); và các bằng chứng khách quan của tổn thương thực thể hoặc chức năng của tim lúc nghỉ”. Suy tim là trạng thái bệnh lý, trong đó cơ tim mất khả năng cung cấp máu theo nhu cầu cơ thể, lúc đầu khi gắng sức rồi sau đó cả khi nghỉ ngơi 5 Hình 2: Hình ảnh minh hoạ cơ tim co bóp 1.2. Nguyên nhân [2], [6] *Suy tim trái: Tăng huyết áp động m,ạch hở hay hẹp van động mạch chủ đơn thuần hay phối hợp, nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim do nhiễm độc, nhiễm trùng, các bệnh cơ tim, cơn tim nhanh kịch phát trên thất, cơn cuồng động nhĩ, rung nhĩ nhanh, cơn nhịp nhanh kịch phát thất, block tim mất hoàn toàn, hẹp cơ động mạch chủ, tim bẩm sinh, còn ống động mạch, thông liên thất. * Suy tim phải: hẹp van 2 lá là nguyên nhân thường gặp nhất, tiếp đến là bệnh phổi mạn như: hen phế quản, viêm phế quản mạn, lao sơ phổi, giãn phế quản, nhồi máu phổi gây tâm phế cấp. Gù vẹo cột sống, dị dạng lồng ngực, bệnh tim bẩm sinh như hẹp động mạch phổi từ chứng Fallot, thông liên nhĩ, thông liên thất giai đoạn muộn, viêm nội tâm mạch nhiễm trùng, tổn thương van 3 lá, ngoài ra một số nguyên nhân ít gặp như u nhầy nhĩ trái. Trong trường hợp tràn dịch màng ngoài tim và co thắt màng ngoài tim, triệu chứng lâm sàng giống suy tim phải nhưng thực chất là suy tâm trương. * Suy tim toàn bộ: ngoài 2 nguyên nhân trên dẫn đến suy tim toàn bộ, còn gặp các nguyên nhân sau: bệnh cơ tim giãn, suy tim toàn bộ do cường giáp trạng, thiếu Vitamin B1, thiếu máu nặng. 1.3. Triệu chứng [2],[6] 1.3.1.Triệu chứng lâm sàng 6 Tuỳ thuộc vào suy tim trái, suy tim phải hay suy tim toàn bộ mà triệu chứng có thể khác nhau: *Suy tim trái a. Triệu chứng cơ năng: - Khó thở khi gắng sức - Cơn hen tim và phù phổi cấp: gây ra bởi sự tăng đột ngột áp lực mao mạch phổi bít (trên 25 mmHg) do suy tim trái cấp. Bệnh nhân khó thở dữ dội, thở nhanh, co kéo cơ hô hấp và tiếng ran ẩm lên nhanh chóng từ hai đáy phổi. - Các triệu chứng khác: mệt mỏi do giảm cung lượng tim, ho, đau ngực, đái ít… b. Triệu chứng thực thể: - Khám tim: + Nhìn, sờ thấy mỏm tim đập lệch sang trái do giàu thất trái + Nghe tim: Ngoài các triệu chứng có thể gặp của một số bệnh van tim (nếu có) đã gây nên suy thất trái, các dấu hiệu thường gặp là: tần số tim nhanh, tiếng ngựa phi trái, thổi tâm thu do hở 2 lá cơ năng… - Khám phổi: Thường thấy ran ẩm rải rác 2 bên đáy phổi do ứ máu. Trong trường hợp cơn hen tim có thể nghe được nhiều ran rít và ran ẩm ở 2 phổi, còn trong trường hợp phù phổ cấp sẽ nghe thấy rất nhiều ran ẩm to, nhỏ hạt dâng nhanh từ hai đáy phổi lên khắp 2 phế trương như “thuỷ triều dâng” - Huyết áp động mạch tối đa giảm, huyết áp tối thiểu lại bình thường nên số huyết áp chênh lệch thường nhỏ đi. *Suy tim phải a. Triệu chứng cơ năng - Khó thở: khó thở thường xuyên, ngày một nặng dần nhưng không có các cơn kịch phát như trong suy tim trái. - Bệnh nhân có cảm giác đau tức vùng hạ sườn phải (do gan to). - Mệt mỏi, đái ít b. Triệu chứng thực thể - Gan to: lúc đầu gan to căng do ứ nước, khi điều trị thuốc lợi tiểu thì gan nhỏi đi (gan đàn xếp), về sau gan trở nên xơ cứng và không còn dấu hiệu “đàn xếp” nữa. - Tĩnh mạch cổ nổi, dấu hiệu phản hồi gan- tĩnh mạch cổ dương tính. - Tím da và niêm mạc 7 - Phù: Phù mềm, lúc đầu chỉ khu trú ở hai chi dưới, về sau nếu suy tim nặng thì có thể thấy phù toàn thân, tràn dịch các mangfd (tràn dịch màng phổi, màng bụng…) - Nghe tim: Ngoài các triệu chứng của bệnh đã gây ra suy tim phải ta còn có thể thấy: Tần số tim thường nhanh, đôi khi có tiếng ngựa phi phải, tiếng thổi tâm thu nhẹ ở trong mỏm hoặc ở vùng mũi ức do hở van 3 lá cơ năng. Tiếng thổi này thường rõ hơn khí hít vào sau dấu hiệu Rivero-Carvalho. - Dấu hiệu Hartze (tâm thất phải giãn nhìn thấy đập ở vùng mũi ức) - Huyết áp tâm thu bình thường nhưng huyết áp tâm trương thường tăng lên. * Suy tim toàn bộ: - Thường là bệnh cảnh của suy tim phải ở mức độ nặng. - bệnh nhân khó thở thường xuyên, phù toàn thân - Gan to nhiều, tĩnh mạch cổ nổi to. - Thường có thêm tràn dịch màng phổi, màng tim hay cổ chướng. - Huyết áp tối đa hạ, huyết áp tối thiểu tăng, làm cho huyết áp trở lên kẹt. 1.3.2.Thăm dò cận lâm sàng * Định lượng peptide lợi niệu trong máu (NPs) - Khi suy tim, tình trạng căng các thành tim dẫn đến tăng sản xuất peptide lợi niệu. - Định lượng Peptide lợi niệu hiện nay được xem như thăm dò đầu tay trong tiếp cận chẩn đoán suy tim, đặc biệt trong trường hợp siêu âm tim không thể thực hiện được ngay. Định lượng peptide lợi niệu trong giá trị bình thường cho phép loại trừ chẩn đoán suy tim (trừ trong một số trường hợp âm tính giả: béo phì, viêm màng ngoài tim co thắt mạn tính…) - Chẩn doán suy tim giai đoạn ổn định được đặt ra khi: BNP> 35pg/ml hoặc Pro-BNP > 125pg/ml. Chẩn đoán đợt cấp của suy tim mạn hoặc suy tim cấp khi: BNP> 100pg/ml hoặc Pro-BNP > 300 pg/ml. - Lưu ý một số trường hợp dương tinh giả: Suy thận, nhiễm trùng, tuổi cao… * Điện tâm đồ - Nhịp tim nhanh xoang hoặc rối loạn nhịp tim - Triệu chứng trên ĐTĐ gợi ý nguyên: Sóng Q hoại tử cơ tim, phì đại thất trái (tăng Ha hoặc hẹp chủ), rối loạn nhịp, bloc nhánh trái hoặc yếu tố khởi phát đợt cấp mất bù của suy tim: rung nhĩ, thiếu máu cơ tim… - triệu chứng của suy tim phải: trục phải, tăng gánh thất phải - triệu chứng suy tim toàn bộ : tăng gánh cả 2 buồng thất. * Siêu âm tim 8 - Đánh giá hình thái giải phẫu của tim, mức độ giãn buồng tim, độ dày các thành tim. - Đánh giá chức năng tâm thu thất trái thông qua phân suất tổng máu thất trái - Đánh giá chức năng tâm trương thất trái và áp lực đổ đầy buồng tim trái. - Đánh giá chức năng thất phải và áp lực động mạch phổi. - Chẩn đoán một số nguyên nhân suy tim: Rối loạn vận động vùng (nhồi máu cơ tim), bệnh cơ tim phì đại, bệnh lí van tim, loạn sản thất phải… - Đánh giá huyết khối trong các buồng tim. * Chẩn đoán hình ảnh tim mạch - Chụp tim phổi thẳng: bóng tim to, cung dưới trái giãn trong trường hợp suy tim trái, hình ảnh ứ máu ở phổi… - Chụp ĐMV: tim tổn thương theo ĐMV và xét tái thông mạch - Chụp MRI tim: phát hiện các bệnh lý bất thường cấu trúc cơ tim - Chụp xạ hình cơ tim (Scintigraphy): Đánh giá mức độ thiếu máu, mức độ sống còn của cơ tim, thâm nhiễm cơ tim (amylose). - Chụp buồng tim: Đánh giá chức năng tâm thu thất trái (trong một số trường hợp đặc biệt), sinh thiết cơ tim. *Thăm huyết động - Hiện nay, thăm dò huyết động xâm lấn (thông tim) thường chỉ còn được chỉ định trong các trường hợp cần theo dõi điều trị tích cực các tình trạng suy tim cấp và nặng (sốc tim) và điều trị các thuốc đường truyền liên tục. Thông thường, ống thông loại Swan Ganz có bóng ở đầu được đưa lên động mạch phổi do áp lực của mao mạch phổi bít. Thông tim còn thường được tiến hành khi bệnh nhân được làm các thủ thuật tim mạch can thiệp (thông mạch vành, van tim…) hoặc để bổ sung thông tin khi các biện pháp chẩn đoán thông thường không khẳng định được. - Thăm dò huyết động cho phép đánh giá mức độ suy timtrais thông qua việc đo cung lượng tim (CO) và chỉ số (CI bình thường từ 2-3,5 l/phút/m2 da) và đo áp lực cuối tâm trương của thất trái (tăng trong suy tim trái, bình thường < 5 mmHg). - Thăm dò huyết động cũng cho phép đánh giá chính xác mức độ nặng nhẹ của một số bệnh van tim, bệnh tim bẩm sinh. * Thăm dò khả năng gắng sức - Test đi bộ 6 phút, liệu pháp gắng sức kèm đo VO2 max * Sắc kí giấc ngủ - Chẩn đoán hội chứng ngừng thở khi ngủ 9 * Xét nghiệm máu cơ bản khác - Công thức máu, sinh hoá máu 1.4. Đánh giá mức độ suy tim Có nhiều cách để đánh giá mức độ suy tim, nhưng trong thực tế lâm sàng, có 2 cách phân loại mức độ suy tim đã được thừa nhận và ứng dụng rộng rãi. -Theo hội Tim Mạch học New York (New York Heart Associafion) viết tắt là NYHA, dựa trên sự đánh giá mức độ hoạt động thể lực và các triệu chứng cơ năng của bệnh nhân và phân giai đoạn suy tim của Hội Tim mạch. - Theo Trường môn Tim Mạch Hoa kỳ (AHA ACC) và Hội Tim mạch New York dự trên tổn thương cấu trúc tim và triệu chứng suy tim. Bảng 1.1 : Phân loại mức độ suy tim theo NYHA Độ I Đặc điểm Bệnh nhân có bệnh tim nhưng không có triệu chứng cơ năng nào, vẫn sinh hoạt và hoạt động thể lực gần như bình thường II Các triệu chứng cơ năng chỉ xuất hiện khgi gắng sức nhiều. Bệnh nhân bị giảm nhẹ các hoạt động về thể lực III Các triệu chứng cơ năng xuất hiện kêt cả khi gắng sức rất ít, làm hạn chế nhiều các hoạt động thể lực. IV Các triệu chứng cơ năng tồn tại một cách thường xuyên, kể cả lúc bệnh nhân ngfhir ngơi không làm gì cả Bảng 1.2: Phân gia đoạn suy tim theo AHA /ACC (2008) Giai Đặc điểm đoạn A Bệnh nhân có các nguy cơ cao của suy tim nhưng chưa có các tổn thương cấu trúc tim B Bệnh nhân đã có các bệnh lý ảnh hưởng cấu trúc tim nhưng chưa có triệu chứng và biểu hiện của suy tim C Đã có tổn thương thực tổn ở tim, trong tiền sử hoặc hiện tại có triệu chứng cơ năng của suy tim, điều trị nội khoa có kết quả D Bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối cần các biện pháp điều trị đặc biệt 10 1.5. Điều trị suy tim Một số thuốc điều trị suy tim * Thuốc trợ tim: - Tác dụng: Làm cho tim đập mạnh, chậm và đều hơn - Thuốc thường dùng: + Digoxin: ống tiêm 0,5 ml, viên uống 0,25 mg Liều dùng theo chỉ định của bác sĩ -Lưu ý: Thuốc dễ gây độc đặc biệt là làm chậm nhịp tim, rỗi loạn dẫn truyền hoặc loạn nhịp tim nên không được dùng kéo dài, dùng tràn lan. * Thuốc lợi tiểu: - Tác dụng: Thải muối và nước làm giảm bớt ứ trệ tuần hoàn - Thuốc thường dùng: + Nhóm thải trừ Kali: Furosemid: ống tiêm 0,02g; viên uống 0,04 g Hypothiazit: viên uống 0,005g + Nhóm không thải trừ Kali: Spironolacton (BD: Aldacton, Diatensee…) viên uống 50mg, 75mg hoặc 100mg. -Lưu ý: Khi dùng lợi tiểu thải trừ Kali phải đề phòng hạ Kali máu và bù Kali cho người bệnh. Nên dùng thuốc vào buổi sáng để tránh mất ngủ vì ddaia đêm. * Thuốc giãn mạch: - Tác dụng: Gây giãn các tĩnh mạch (làm giảm tiền gánh cho tim) hoặc giãn các động mạch (làm giảm hậu gánh cho tim) hoặc cả hai. - Thuốc thường dùng: + Nhóm Nitrat: Risordan viên 5 mg Lenitral viên 2,5 mg + Nhóm ức chế men chuyển: Captopril viên 25 mg; 50 mg Enalapril viên 5 mg; 10 mg ( BD: Renitec, bdnyt…) Perindopril viên 4 mg ( BD: Coversyl) - Lưu ý: Thuốc gây hạ huyết áp, không nên dùng ở người bệnh suy tim có huyết áp tâm thu quá thấp ( dưới 90 mmHg) 1.6 . Chăm sóc [1] 1.6.1. Nhận định * Hỏi bệnh 11 - Phát hiện các triệu chứng cơ năng: khó thở, ho, khạc ra đờm máu, trạng thái tinh thần, ăn uống, đại tiểu tiện. - Tiền sử bệnh: Thời gian mắc bệnh, tiền sử dùng thuốc và những đáp ứng của cơ thể khi dùng thuốc. * Thăm khám - Quan sát: + Màu da, sắc mặt, móng tay, móng chân + Kiểu thở, nhịp thở + Xem người bệnh có phù không: nhìn mí mắt, mắt cá chân - Khám: + Đếm mạch, nghe nhịp tim, tiếng tim + Đo nhiệt độ, huyết áp - Tham khảo hồ sơ bệnh án Kết quả điện tim, kết quả X quang, y lệnh điều trị… 1.6.2. Chẩn đoán điều dưỡng: Từ các thông tin thu được qua nhận định chăm sóc, các chẩn đoán chăm sóc chính ở người bệnh suy tim có thể là: -Giảm cung lượng tim ( giảm tưới máu tổ chức) do giảm chức năng bơm của tim (Dựa vào các dấu hiệu như: mệt nhọc, tim đập nhanh hoặc rối loạn nhịp tim, Huyết áp tâm thu giảm, đái ít…) -Giảm trao đổi khí ở phổi do ứ huyết ở phổi (Dựa vào các dấu hiệu: Khó thở nhanh, nông, tím, ran ẩm ở phổi…) -Tăng tích dịch trong cơ thể do ứ trệ tuần hoàn ngoại biên. (Dựa vào các dấu hiệu: Tăng cân đột ngột hoặc phù, tĩnh mạch cổ nổi to, gan to, áp lực tĩnh mạch tăng) -Người bệnh thiếu kiến thức về bệnh và không biết cách tự chăm sóc. 1.6.3. Lập kế hoạch chăm sóc Các mục tiêu cần đạt được là: - Người bệnh sẽ cải thiện được tưới máu tổ chức - Người bệnh sẽ cải thiện được trao đổi khí ở phổi - Người bệnh sẽ đạt được trạng thái cân bằng dịch (giảm ứ trệ tuần hoàn ngoại biên) - Người bệnh sẽ hiểu về bệnh và biết cách tự chăm sóc. 1.6.4. Thực hiện chăm sóc *Cải thiện tưới máu tổ chức bằng các biện pháp sau: 12 -Để người bệnh nằm nghỉ, tránh các hoạt động gắng sức (Tuy nhiên cần khuyên NB vận động nhẹ nhàng các chi đề phòng biến chứng tắc mạch) - Thực hiện y lệnh thuốc trợ tim (Chú ý theo dõi tần số tim và tác dụng phụ của thuốc) - Thực hiện y lệnh thuốc giãn mạch (Chú ý theo dõi HA và tác dụng phụ của thuốc) * Cải thiện trao đổi khí ở phổi bằng các biện pháp: - Cho người bệnh nằm nghỉ ở tư thế nửa ngồi - Nếu người bệnh có cơn khó thở kịch phát về đêm thì ngay từ đầu tối khuyên người bệnh nằm ở tư thế nửa ngồi - Thực hiện y lệnh thuốc lợi tiểu. Chú ý cho bệnh nhân uống vào buổi sáng để tránh mất ngủ do đái đêm. Theo dõi các biểu hiện thiếu Kali máu và khuyến khích người bệnh ăn các loại rau quả chưa nhiều Kali. - Cho NB thở oxy khi có y lệnh. Hình 3: Mô phỏng tư thế nằm cho người bệnh suy tim * Đảm bảo trạng thái cân bằng dịch, giảm ứ trệ tuần hoàn ngoại biên bằng các biện pháp: - Khuyến khích người bệnh nằm nghỉ nhiều - Thực hiện y lệnh thuốc lợi tiểu (chú ý bù Kali) - Khuyên người bệnh không ăn mặn, hạn chế uống nước - Theo dõi lượng nước tiểu hàng ngày. *Giáo dục sức khoẻ 13 - Giáo dục cho người bệnh hiểu về suy tim bao gồm nguyên nhân gây suy tim, các biểu hiện của suy tim và cách điều trị suy tim. - Loại bỏ tất cả các hoạt động gắng sức( nếu là phụ nữ thì không sinh đẻ khi đã suy tim). Tránh hoặc hạn chế đến mức tối đa các sang chấn. - Thuyết phục người bệnh duy trì suốt đời theo đơn của thầy thuốc. - Thuyết phục người bệnh duy trì chế độ ăn hạn chế muối suốt đời, nên ăn bữa nhỏ, nhiều bữa, chọn thức ăn dễ tiêu, không dùng các chất kích thích tim mạch (thuốc lá, bia, rượu…) - Cần đến thầy thuốc khám ngay khi thấy xuất hiện 1 trong các dấu hiệu sau: + Khó thở nhiều + Tăng cân đột ngột + Ho kéo dài + Đau ngực + Thay đổi tần số tim từ 20 lần/phút trở lên Hình 4: Điều dưỡng giáo dục sức khẻo cho người bệnh
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng