Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Y tế - Sức khỏe Y học Thực trạng kiến thức về tuân thủ chế độ điều trị của người bệnh suy thận mạn đan...

Tài liệu Thực trạng kiến thức về tuân thủ chế độ điều trị của người bệnh suy thận mạn đang chạy thận tại khoa nội thận tiết niệu bệnh viện đa khoa khu vực phúc yên năm 2022

.PDF
39
1
75

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH NGÔ THỊ ÁNH TUYẾT THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VỀ TUÂN THỦ CHẾ ĐỘ ĐIỀU TRỊ CỦA NGƯỜI BỆNH SUY THẬN MẠN ĐANG CHẠY THẬN TẠI KHOA NỘI THẬN TIẾT NIỆU BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC PHÚC YÊN NĂM 2022 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH – 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH NGÔ THỊ ÁNH TUYẾT THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VỀ TUÂN THỦ CHẾ ĐỘ ĐIỀU TRỊ CỦA NGƯỜI BỆNH SUY THẬN MẠN ĐANG CHẠY THẬN TẠI KHOA NỘI THẬN TIẾT NIỆU BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC PHÚC YÊN NĂM 2022 Chuyên ngành: Nội người lớn BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. MAI THỊ LAN ANH NAM ĐỊNH - 2022 i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, khảo sát và thực hiện báo cáo chuyên đề, tôi đã nhận được sự hướng dẫn cũng như sự giúp đỡ, động viên của các thầy cô giáo, các đồng nghiệp tại Bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên, gia đình và bạn bè. Đến nay, báo cáo chuyên đề đã được hoàn thành. Với sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn trân thành tới: TS. MAI THỊ LAN ANH , Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định là người thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành báo cáo chuyên đề. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo Sau Đại học, các phòng ban và các thầy cô giáo Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã cho tôi kiến thức, những kinh nghiệm quý báu và tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập tại trường. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến Ban Giám đốc, các đồng nghiệp tại Bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi có thể hoàn thành tốt khóa học này. Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới gia đình, đồng nghiệp, bạn bè và tập thể lớp Chuyên khoa cấp I Khóa 9 những người đã dành cho tôi tình cảm và nguồn động viên khích lệ. Nam Định, ngày 20 tháng 7 năm 2022 Học viên NGÔ THỊ ÁNH TUYẾT ii LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là: NGÔ THỊ ÁNH TUYẾT Học viên lớp: CKIK9 HP3 Chuyên ngành: Nội người lớn, trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. Tôi xin cam đoan đây là chuyên đề khảo sát của cá nhân tôi và được sự hướng dẫn của TS. MAI THỊ LAN ANH . Các nội dung, kết quả trong chuyên đề này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu được trích dẫn nhằm phục vụ cho việc phân tích, đánh giá, nhận xét được chính tác giả thu thập từ nhiều nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Nếu phát hiện có bất cứ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung chuyên đề của mình. Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định không liên quan gì đến việc vi phạm bản quyền, tác quyền mà tôi gây ra trong quá trình thực hiện (nếu có). Nam Định, ngày 20 tháng 7 năm 2022 Học viên NGÔ THỊ ÁNH TUYẾT iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... ii DANH MỤC BẢNG ..................................................................................... iv DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................. v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... vi ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 ................................................................................................... 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................................. 3 1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 3 2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................... 6 CHƯƠNG 2 ................................................................................................. 10 LIÊN HỆ THỰC TIỄN ................................................................................ 10 1. Đặc điểm tình hình về Bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên................... 10 2. Mô tả thực trạng tuân thủ chế độ điều trị của người bệnh suy thận mạn đang chạy thận tại bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên năm 2022 ....................... 10 CHƯƠNG 3 ................................................................................................. 19 BÀN LUẬN ................................................................................................. 19 3.1. Thực trạng tuân thủ chế độ điều trị của người bệnh suy thận mạn chạy thận tại bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên năm 2022 .............................. 19 3.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao tuân thủ điều trị của NB suy thận mạn chạy thận tại bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên....................... 22 KẾT LUẬN.................................................................................................. 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 25 PHỤ LỤC 1 ................................................................................................. 28 iv DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Phân bố đối tượng theo nhóm tuổi và giới ............................................ 11 Bảng 2. Phân bố tình trạng tăng cân giữa các lần lọc máu ................................. 13 Bảng 3. Phân bố thời điểm người bệnh bị tăng huyết áp trong khi lọc máu ...... 14 Bảng 4. Phân bố thời điểm người bệnh bị tăng huyết áp trong khi lọc máu ...... 15 Bảng 5. Phân bố số lần lọc máu bị bỏ lỡ............................................................. 15 Bảng 6. Phân bố số lần rút ngắn thời gian lọc máu............................................. 16 Bảng 7. Phân bố thời gian bị rút ngắn trong quá trình lọc máu .......................... 16 Bảng 8. Tuân thủ dùng các loại thuốc được kê đơn ……..…............................. 16 Bảng 9. Tuân thủ các hướng dẫn về chế độ ăn uống ……………….................. 17 Bảng 10. Tuân thủ về phòng ngừa ...................................................................... 17 v DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1. Phân bố theo trình độ học vấn ........................................................... 12 Biểu đồ 2. Phân bố theo nghề nghiệp……………………………….................. 12 Biểu đồ 3. Phân bố theo tình trạng tăng huyết áp trong khi lọc máu …….…… 13 Biểu đồ 4. Phân bố theo tình trạng hạ huyết áp trong khi lọc máu …………… 14 vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CKD: Bệnh thận mãn tính. eGFR: Mức lọc cầu thận ước tính. GFR: Tốc độ lọc cầu thận. ESKD: Bệnh thận giai đoạn cuối. KDOQI: Kidney Disease Outcomes Quality Iritiative KDIGO: Kidney Disease Improving Global Outcomes AKI: Đối tượng nguy cơ cao của tổn thương thận cấp. STM: Suy thận mạn RRT: Liệu pháp thay thế thận NB: Người bệnh 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh thận mãn tính (CKD) được định nghĩa là sự hiện diện của tổn thương thận hoặc mức lọc cầu thận ước tính (eGFR) dưới 60 ml / phút trên 1,73 mét vuông, tồn tại trong 3 tháng hoặc hơn. Đây là tình trạng mất dần chức năng thận dẫn đến cần điều trị thay thế thận (lọc máu hoặc cấy ghép). Hoạt động này xem xét căn nguyên, đánh giá và quản lý bệnh thận mãn tính và nhấn mạnh vai trò của đội ngũ chuyên nghiệp trong việc chăm sóc người bệnh mắc bệnh thận mãn tính [1-3]. Bệnh thận mạn là những bất thường về cấu trúc và chức năng thận kéo dài trên 3 tháng, ảnh hưởng lên sức khỏe của người bệnh, hậu quả dẫn đến ure và creatinin máu tăng cao [4]. Bệnh thận mạn là một vấn đề sức khoẻ cộng đồng đang ngày gia tăng. Ước tính trên thế giới có 10% dân số bị ảnh hưởng bởi bệnh suy thận mạn tính và có hàng triệu người chết mỗi năm do không có điều kiện điều trị bệnh [5]. Ngày nay, mặc dù y học đã đạt được nhiều thành tựu về chẩn đoán, điều trị bệnh thận, song tỉ lệ người bệnh bị bệnh thận mạn giai đoạn cuối vẫn ngày càng gia tăng. Theo khảo sát điều tra mới nhất ở Mỹ của Tổ Chức Thận Quốc Gia thì hiện nay có 26 triệu người Mỹ mắc bệnh thận, xấp xỉ 450.000 người đang lọc máu thận nhân tạo chu kỳ, 185.000 người đang sống được nhờ ghép thận, 122.000 người đang chờ ghép thận. Trong năm 2013 có hơn 47.000 người Mỹ chết vì bệnh thận. Ở Việt Nam, tuy chưa có thống kê cụ thể nhưng ước tính có khoảng gần 6 triệu người dân đang bị bệnh suy thận (chiếm 6,73% dân số), trong đó 800.000 người đã chuyển sang giai đoạn cuối, thông tin báo động trên được đưa ra tại Hội nghị “Thận nhân tạo và chất lượng trong lọc máu” diễn ra ngày 04/04/2009 tại TPHCM với sự tham dự của gần 30 bệnh viện thuộc 11 tỉnh thành và các chuyên gia y tế về thận niệu quốc tế [6]. Để điều trị và phòng ngừa bệnh suy thận, ngoài vấn đề thăm khám sớm nhằm phát hiện tổn thương tại thận thì việc kiểm soát những bệnh nguy cơ có vai trò rất quan trọng. Nếu bị suy thận ở giai đoạn nặng, ngoài vấn đề dùng thuốc, người bệnh cần phối hợp các phương pháp ghép thận, lọc máu ngoài thận, lọc màng bụng. Bệnh thận mạn tính không thể điều trị khỏi hoàn toàn nhưng nếu điều trị tốt thì có thể hạn chế các biến chứng và kéo dài thời gian sống khi người bệnh đã được chẩn đoán suy thận mạn thì có chế độ thay thế (khi mức lọc cầu thận < 15ml/p). Ước tính không tuân thủ điều trị thay đổi từ 17 đến 74% ở người bệnh thận mạn 2 tính và từ 3 đến 80% ở người bệnh chạy thận nhân tạo, tùy thuộc vào các phương pháp được sử dụng để đánh giá tình trạng không tuân thủ [7]. Điều này gây trở ngại lớn cho việc đạt được mục tiêu điều trị và làm tăng nguy cơ mắc bệnh, tử vong và nhập viện [8]. Do đó, tối ưu hóa việc tuân thủ điều trị là một vấn đề ưu tiên của các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Khoa Nội Thận Tiết Niệu, Bệnh viện Đa Khoa Khu Vực Phúc Yên được thành lập năm 2008, với lượng máy ban đầu là 5 máy đến nay khoa đang hoạt động với 50 máy chạy thận nhân tạo, mỗi năm chạy thận trung bình hơn 40.000 lượt người bệnh. Trong quá trình chăm sóc và điều trị cho người bệnh, nhân viên y tế đã thực hiện việc hướng dẫn các chế độ điều trị cho người bệnh, tuy nhiên kết quả điều trị và chăm sóc hiệu quả còn thấp và phụ thuộc nhiều vào sự tuân thủ và hợp tác điều trị của người bệnh. Việc người bệnh không tuân thủ điều trị sẽ dẫn đến gia tăng các biến chứng, khiến người bệnh phải nhập viện nội trú nhiều lần hơn làm tăng chi phí khám chữa bệnh, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh và gia đình. Vì vậy, với mong muốn tăng cường hơn nữa sự tuân thủ điều trị của người bệnh trong quá trình điều trị, chuyên đề “Thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh suy thận mạn đang chạy thận nhân tạo tại khoa Nội Thận tiết niệu Bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên năm 2022” được thực hiện nhằm mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh suy thận mạn đang chạy thận nhân tạo tại khoa Nội Thận tiết niệu Bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên năm 2022. 2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao sự tuân thủ điều trị của người bệnh suy thận mạn đang chạy thận nhân tạo tại khoa Nội Thận tiết niệu Bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên. 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận Bệnh thận mãn tính (CKD) là nguyên nhân đứng hàng thứ 16 dẫn đến số năm mất mạng trên toàn thế giới. Các bác sĩ lâm sàng chăm sóc sức khỏe ban đầu cần sàng lọc, chẩn đoán và quản lý thích hợp để ngăn ngừa các kết quả bất lợi liên quan đến CKD, bao gồm bệnh tim mạch, bệnh thận giai đoạn cuối và tử vong. Bệnh thận mãn tính (CKD) được xác định là một bất thường dai dẳng về cấu trúc hoặc chức năng thận (ví dụ: tốc độ lọc cầu thận [GFR] <60 mL/phút/1,73 m2 hoặc albumin niệu ≥30 mg mỗi 24 giờ) trong hơn 3 tháng, CKD ảnh hưởng 8% đến 16% dân số trên toàn thế giới. Ở các nước phát triển, CKD thường được cho là do đái tháo đường và tăng huyết áp. Tuy nhiên, dưới 5% người bệnh CKD sớm cho biết họ đã nhận biết được bệnh của mình. Trong một số trường hợp được chẩn đoán là mắc bệnh CKD đánh giá nguy cơ theo giai đoạn và mới kết hợp mức lọc cầu thận (GFR) và albumin niệu có thể giúp định hướng ra các chiến lược điều trị, theo dõi. Quản lý tối ưu CKD bao gồm giảm nguy cơ tim mạch, điều trị albumin niệu, tránh các độc tố thận tiềm ẩn và điều chỉnh liều lượng thuốc. Người bệnh cũng cần được theo dõi các biến chứng của CKD, chẳng hạn như tăng kali máu, nhiễm toan chuyển hóa, tăng phosphat máu, thiếu vitamin D, cường cận giáp thứ phát và thiếu máu. Những người có nguy cơ tiến triển CKD cao (GFR ước tính <30 mL/phút/1,73 m2, albumin niệu ≥300 mg mỗi 24 giờ, hoặc GFR ước tính giảm nhanh) nên được chuyển ngay đến bác sĩ chuyên khoa thận để có hướng xử trí tốt nhất. Bệnh thận mãn tính (CKD) ảnh hưởng từ 8% đến 16% dân số trên toàn thế giới và thường không được người bệnh và bác sĩ lâm sàng nhận biết rõ ràng. CKD phổ biến hơn ở người có thu nhập thấp và trung bình hơn là ở nhóm cao. Trên toàn cầu, CKD thường được cho là do bệnh tiểu đường và/hoặc tăng huyết áp, nhưng các nguyên nhân khác như viêm cầu thận, nhiễm trùng và tiếp xúc với môi trường (ô nhiễm không khí, thuốc thảo dược và thuốc trừ sâu) là phổ biến ở châu Á, Châu Phi Sahara và nhiều nước đang phát triển. Các yếu tố nguy cơ di truyền cũng có thể góp phần vào nguy cơ CKD (Ví dụ: đặc điểm hồng cầu hình liềm và sự hiện diện của 2 alen nguy cơ APOL1, cả hai đều phổ biến ở những người có tổ tiên châu Phi nhưng không phải tổ tiên châu Âu, có thể tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh CKD). Ở Hoa 4 Kỳ, tỷ lệ suy giảm GFR trung bình là khoảng 1 mL/phút/1,73 m2 mỗi năm trong dân số nói chung và nguy cơ suốt đời phát triển GFR dưới 60 mL/phút/1,73 m2 là nhiều hơn hơn 50%. Việc phát hiện và điều trị sớm bởi bác sĩ lâm sàng chăm sóc ban đầu là rất quan trọng trong việc giảm gánh nặng của CKD trên toàn thế giới vì CKD tiến triển có liên quan đến các kết quả lâm sàng bất lợi, bao gồm bệnh thận giai đoạn cuối (ESKD), bệnh tim mạch và tăng tỷ lệ tử vong. Các hướng dẫn chuyên môn gần đây đề xuất một cách tiếp cận dựa trên rủi ro để đánh giá và quản lý CKD. Tập trung vào chẩn đoán, đánh giá và quản lý CKD cho các bác sĩ lâm sàng. Các cân nhắc về việc giới thiệu đến bác sĩ thận học và bắt đầu chạy thận nhân tạo cũng được đề cập. Sau khi được chẩn đoán CKD, bước tiếp theo là xác định giai đoạn, dựa trên GFR, albumin niệu và nguyên nhân của CKD. Giai đoạn của GFR được phân loại là: STT Mức lọc cầu thận Giaiđoạn (mL/phút /1,73 m2) 1 Giai đoạn 1 GFR ≥90 2 Giai đoạn 2 GFR 60–89 3 Giai đoạn 3a GFR45–59 4 Giai đoạn 3b GFR30–44 5 Giai đoạn 4 GFR15–29 6 Giai đoạn 5 GFR<15 Ghi chú Việc điều trị bệnh thận mạn tính với các mục tiêu cơ bản: điều trị bệnh thận căn nguyên, điều trị nguyên nhân gây giảm GFR cấp tính có thể phục hồi được, làm chậm tiến triển của bệnh thận mạn, dự phòng điều trị các biến chứng và chuẩn bị điều trị thay thế thận khi thận suy nặng Chiến lược điều trị bệnh thận mạn: Theo KDOQI 2002, chiến lược điều trị chung cho bệnh thận mạn phân theo giai đoạn của phân độ bệnh thận mạn: Mức lọc cầu Việc cần làm Giai thận (giai đoạn sau tiếp tục việc của giai đoạn trước) đoạn (ml/phút/1,73 5 Chẩn đoán và điều trị bệnh căn nguyên, giới hạn yếu tố 1 ≥ 90 nguy cơ gây suy thận cấp, làm chậm tiến triển bệnh thận, điều trị yếu tố nguy cơ tim mạch 2 60 – 89 Ước đoán tốc độ tiến triển bệnh thận 3 30 – 59 Đánh giá và điều trị biến chứng 4 15 – 29 Chuẩn bị điều trị thay thế thận 5 ≤ 15 Điều trị thay thế thận nếu có hội chứng ure huyết Điều trị bệnh thận căn nguyên: Giữ vai trò quan trọng nhất trong bảo vệ thận và làm chậm tiến triển bệnh thận. Khi thận đã suy nặng (giai đọan 4, 5), do việc chẩn đoán bệnh căn nguyên trở nên khó khăn, và việc điều trị trở nên kém hiệu quả, nên cân nhắc giữa lợi ích và tác hại của thuốc điều trị căn nguyên ở nhóm người bệnh này. Điều trị làm chậm tiến triển của bệnh thận mạn đến giai đoạn cuối: Các yếu tố cần can thiệp, mục tiêu cần đạt và biện pháp được đề cập trong KDIGO 2012. Điều trị cụ thể theo KDIGO 2012: Hạ áp và thuốc ức chế hệ Renin Angiotensin Aldosterone: Cần cá thể hóa huyết áp mục tiêu và thuốc dùng tùy theo tuổi, có bệnh tim mạch hoặc và những bệnh khác đi kèm, nguy cơ CKD tiến triển, có kèm hoặc không kèm tổn thương đáy mắt (trong CKD do đái tháo đường) và mức độ dung nạp của bệnh nhân với điều trị. Điều chỉnh phác đồ điều trị huyết áp ở bệnh nhân CKD lớn tuổi trên cơ sở cân nhắc về tuổi, yếu tố nguy cơ tử vong, và các điều trị khác, đi kèm theo với các tác dụng ngoại lai. liên quan đến điều trị hạ huyết áp, như rối loạn điện giải, giảm cấp chức năng thận, hạ huyết áp tư thế và tác dụng phụ của thuốc. Khuyến cáo ở người bệnh CKD đái tháo đường và không đái tháo đường có albumine niệu 24 giờ > 30mg (hoặc tương đương) cần được theo dõi huyết áp và điều trị thuốc hạ áp để duy trì huyết áp ổn định. Bệnh thận mạn và nguy cơ tổn thương thận cấp: Khuyến cáo mọi người bệnh CKD được xem là đối tượng nguy cơ cao của tổn thương thận cấp (Acute kidney Injury, AKI) (1A) . Ở người bệnh CKD, những khuyến cáo về KDIGO AKI cần áp dụng những phương thức điều trị cho đối tượng nguy cơ bị AKI trong giai đoạn 6 bệnh, hoặc khi tiến hành các phương thức chẩn đoán và can thiệp thủ thuật đều làm tăng nguy cơ AKI. Tiết chế Protein nhập: Khi GFR <30ml/ph/1,73 (phân loại GFR ở giai đoạn 4 và 5), đề nghị giảm ăn giảm Protein còn 0,8g/kg/ngày ở người trưởng thành. Người bệnh CKD đang tiến triển, đề nghị không dung nạp protein (>1,3g/Kg/ngày). Kiểm soát đường huyết: Ở người bệnh CKD kèm Đái tháo đường, kiễm soát đường huyết là một phần trong chiến lược can thiệp đa yếu tố bên cạnh kiểm soát huyết áp, nguy cơ tim mạch, sử dụng thuốc ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể angiotensin, statin và thuốc chống tiểu cầu (UG). Khi người bệnh đạt HbA1c khoảng 7% để dự phòng hoặc hoặc làm chậm tiến triển của các biến chứng vi mạch của đái tháo đường, bao gồm cả bệnh thận đái tháo đường (1A), không hạ HbA1c xuống <7% ở bn có nguy cơ hạ đường huyết (1B). Nới lỏng >7% ở những bệnh nhân có kèm nhiều bệnh có nguy cơ tử vong đi kèm, bệnh nhân có thời gian sống còn ngắn và có nguy cơ hạ đường huyết (2C). Việc sử dụng muối cho người bệnh CKD: khuyến cáo giảm < 5g muối mỗi ngày ở người trưởng thành. Người bệnh cần được khuyến khích tập luyện sao cho phù hợp với tình trạng sức khỏe tim mạch và bn dung nạp được (mục tiêu ít nhất 30 ph mỗi lần và 5 lần trong 1 tuần), đặt cân nặng lý tưởng (BMI 20-25 Kg/m2, lệ thuộc vào đặc điểm về địa lý của từng nước) và bỏ hút thuốc lá (1D). 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Các khảo sát trên thế giới Bệnh thận mãn tính (CKD) là một tổn thương cấu trúc và/hoặc chức năng thận tiến triển không thể phục hồi [1]. Có năm loại CKD, trong đó giai đoạn 5 (Bệnh thận giai đoạn cuối (ESRD)) là giai đoạn cuối cùng và nghiêm trọng nhất [1]. Ở người bệnh ESRD, liệu pháp thay thế thận (RRT) như lọc máu lâu dài hoặc ghép thận là cần thiết để sống sót [2, 3]. Ghép thận là lựa chọn tốt nhất để quản lý người bệnh ESRD [4, 5]. Tuy nhiên, sự sẵn có hạn chế của người hiến tạng đã khiến quy trình chạy thận nhân tạo được coi là phương pháp hiệu quả và thiết thực nhất để quản lý người bệnh ESRD [6]. Hiện nay trên thế giới có khoảng 1,5 triệu người STM giai đoạn cuối đang được điều trị thay thế thận (thận nhân tạo, lọc màng bụng và ghép thận), đặc biệt là giai đoạn phải điều trị thay thế thực sự là một gánh nặng bệnh tật của xã hội. Trên thực tế, 80% người bệnh được điều trị thay thế thận đang 7 sống tại các nước đã phát triển. Tại các nước đang phát triển chỉ có 10-20% người bệnh STM giai đoạn cuối được điều trị thay thế thận và thậm chí không có điều trị thay thế thận và hậu quả cuối cùng của việc không được điều trị này là tử vong do các biến chứng của suy thận nặng. Người bệnh chạy thận nhân tạo dài hạn được coi là chịu trách nhiệm một phần cho sự thành công của liệu pháp của họ bằng cách tuân thủ đơn thuốc, tuân thủ chế độ ăn uống và hạn chế chất lỏng và tuân thủ hoàn toàn các phiên điều trị chạy thận nhân tạo [7]. Việc không tuân thủ điều trị ở người bệnh chạy thận nhân tạo có thể dẫn đến tăng tỷ lệ mắc bệnh, tử vong, chi phí và gánh nặng cho hệ thống chăm sóc sức khỏe [8–12]. Người bệnh đang điều trị chạy thận nhân tạo được yêu cầu duy trì nồng độ kali và phosphat huyết thanh trong giới hạn an toàn để tránh các biến chứng nghiêm trọng như loạn nhịp tim gây tử vong và loạn dưỡng xương [13]. Hơn nữa, họ cũng được yêu cầu duy trì lượng nước hấp thụ hạn chế để tránh phù nề và các biến chứng tim mạch [13]. Một số báo cáo về sự tuân thủ của người bệnh chạy thận nhân tạo đã được công bố [11, 14–17]. Nhiều khảo sát đã được công bố khác báo cáo việc thiếu chế độ ăn uống và tuân thủ thuốc ở những người bệnh đang điều trị chạy thận nhân tạo [17–21]. Mặc dù tầm quan trọng của việc tuân thủ điều trị trong dân số người bệnh nói chung và người bệnh chạy thận nhân tạo nói riêng, có rất ít khảo sát thảo luận về chủ đề này ở cấp địa phương và khu vực ở các nước đang phát triển [22-24]. Ở Việt Nam, có rất ít khảo sát về tuân thủ thuốc nói chung và khảo sát nào về tuân thủ điều trị ở người bệnh chạy thận nhân tạo [25–33]. Chủ yếu các kết quả báo cáo mang tính chất dịch tễ của một vùng cụ thể. Tác giả Võ Tam cho thấy tỷ lệ bệnh thận mạn tính Thừa Thiên Huế có MLCT < 60 ml/phút chiếm 0,92% trong số người trong cộng đồng được khảo sát. Đinh Thị Kim Dung năm 2008 đã tầm soát ngẫu nhiên 1966 người >18 tuổi tại Hà Nội và Bắc Giang cho thấy tỷ lệ mắc bệnh cầu thận tại Hà Nội 3,3%, Bắc Giang 5,1% (bao gồm bệnh nhân có suy thận và không suy thận).[7] Phần lớn người bệnh thận giai đoạn cuối được điều trị như người bệnh chạy thận nhân tạo mãn tính tại các bệnh viện, tại đây gặp phải các vấn đề tài chính liên tục và nguồn lực kinh tế hạn chế [34, 35]. Đã có báo cáo rằng các yếu tố nguy cơ của việc không tuân thủ bao gồm các yếu tố liên quan đến hệ thống chăm sóc sức khỏe đã bị hầu hết các tác giả đánh giá chủ đề bỏ qua [7, 36]. Vì hệ thống chăm sóc sức khỏe ở các nước đang phát triển khác với hệ thống ở 8 Mỹ, châu Âu và ở các nước phát triển khác, điều này đòi hỏi phải đánh giá mức độ tuân thủ của người bệnh chạy thận nhân tạo và thực hiện các thay đổi và biện pháp cần thiết để khắc phục vấn đề đó. Tại Palestine thực hiện quy trình chạy thận nhân tạo cho người bệnh có bảo hiểm y tế. Bệnh viện được trang bị công nghệ hiện đại và có đội ngũ nhân viên chuyên sâu, được đào tạo bài bản. Đánh giá mức độ tuân thủ của các người bệnh chạy thận nhân tạo sẽ cho phép các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe thực hiện các phương pháp can thiệp để giảm thiểu hậu quả về sức khỏe và kinh tế của việc không tuân thủ. Khảo sát được thực hiện trên các người bệnh đến học tại trung tâm chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Đại học Quốc gia An-Najah. Cụ thể, khảo sát đánh giá việc tuân thủ hạn chế dịch, tuân thủ các khuyến nghị về chế độ ăn uống, tuân thủ thuốc và tuân thủ lịch trình chạy thận nhân tạo. Kết quả thu được từ các khảo sát khác nhau về sự tuân thủ giữa các bệnh nhân chạy thận nhân tạo rất khác nhau, điều này làm cho việc so sánh giữa các khảo sát khác nhau là một nhiệm vụ khó khăn. Một số khảo sát đã được công bố từ các khu vực khác nhau trên thế giới về tỷ lệ tuân thủ điều trị ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo. Một khảo sát ở Malaysia cho thấy tỷ lệ tuân thủ dịch truyền, chế độ ăn uống, thuốc men và lọc máu lần lượt là 27,7, 66,5, 24,5 và 91,0% [38]. Một khảo sát ở thành phố Makah cho thấy tỷ lệ tuân thủ các khuyến nghị hạn chế chất lỏng, chế độ ăn uống và kê đơn thuốc ở bệnh nhân HD lần lượt là 87,78, 88,37 và 87,99% [39]. Gần một nửa số bệnh nhân được báo cáo trong khảo sát Makah tuân thủ các buổi lọc máu (55,96%) [39]. Một khảo sát ở Trung Quốc trên bệnh nhân chạy thận nhân tạo cho thấy việc tuân thủ chế độ ăn uống và dịch lần lượt là 40,3% và 35,5% [40]. 2.2. Các khảo sát tại Việt Nam Tại Việt Nam chưa có khảo sát nào ở quy mô toàn quốc về tỷ lệ mắc bệnh thận mạn tính, chủ yếu các kết quả báo cáo mang tính chất dịch tễ của một vùng cụ thể. Tác giả Võ Tam cho thấy tỷ lệ bệnh thận mạn tính Thừa Thiên Huế có MLCT < 60 ml/phút chiếm 0,92% trong số người trong cộng đồng được khảo sát. Đinh Thị Kim Dung năm 2008 đã tầm soát ngẫu nhiên 1966 người >18 tuổi tại Hà Nội và Bắc Giang cho thấy tỷ lệ mắc bệnh cầu thận tại Hà Nội 3,3%, Bắc Giang 5,1% (bao gồm người bệnh có suy thận và không suy thận). 9 Theo số liệu thống kê ở Việt Nam có khoảng 6 triệu người bị bệnh thận mạn tính, chiếm khoảng 6,73% dân số. Trong đó, có khoảng 800.000 người bệnh ở tình trạng suy thận mạn giai đoạn cuối cần điều trị thay thế, nhưng chỉ có 10% người bệnh được điều trị lọc máu. Thời gian gần đây, với sự phát triển nhanh chóng và ngày càng tiến bộ của con người, cùng các phương pháp điều trị thay thế thận suy, đã góp phần quan trọng làm cho tuổi thọ người bệnh suy thận mạn được kéo dài hơn trước, làm cho chất lượng cuộc sống được tốt hơn, nhưng bên cạnh đó còn có những vùng miền có những quan niệm sống khác nhau làm ảnh hưởng đến chất lượng điều trị bệnh do đó cũng lại làm xuất hiện nhiều loại biến chứng hơn và mức độ nguy hiểm của biến chứng ngày càng cao. 10 CHƯƠNG 2 LIÊN HỆ THỰC TIỄN 1. Đặc điểm tình hình về Bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên Bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên được thành lập năm 2004, là bệnh viện đa khoa hạng I tuyến tỉnh, trực thuộc sở y tế Vĩnh Phúc, với quy mô 850 giường theo kế hoạch, thực kê 1300 giường. Nhân lực bệnh viện có tổng số 831cán bộ, trong đó bác sĩ là 175 bác sĩ, điều dưỡng 391 điều dưỡng, hành chính và các bộ phận giúp việc bao gồm có 265 cán bộ nhân viên. Hiện tại bệnh viện đang hoạt động với 33 khoa phòng với đầy đủ các chuyên khoa: Nội, ngoại, sàn, nhi, chuyên khoa lẻ…và các phòng chức năng. Tiếp nhận hàng ngày khoảng 700 người bệnh đến khám và gần 1300 người bệnh điều trị nội trú/ngày. Với các khoa khối Ngoại (ngoại chấn thương, ngoại tổng hợp, ngoại thận, ung bướu, phụ sản) hàng năm với khoảng 460 giường điều trị cho khoảng 27.785 lượt người bệnh điều trị nội trú, phẫu thuật ước tính 5.634 ca, thủ thuật khoảng 9.195 ca.Với các khoa khối Nội ( Hồi sức tích cực, cấp cứu, Nội Tổng hợp, nội tim mạch, nội Thận tiết niệu ….), Nhi, Sơ sinh và các khoa thuộc chuyên khoa ( Mắt, răng hàm mặt, mắt) điều trị hàng năm với khoảng 26.995 lượt người bệnh nội trú, thực hiện phẫu thuật ước tính 1.725 ca và khoảng 115.765 ca thủ thuật. Khoa Nội Thận Tiết Niệu được thành lập năm 2008 đến nay, hoạt động ban đầu với 5 máy chạy thận, nhân lực có 10 người (2 bác sĩ, 7 điều dưỡng và 1 hộ lý) đến nay khoa hoạt động với 50 máy chạy thận nhân tạo, tổng số nhân lực hiện tại có 5 bác sĩ (1 bác sĩ chuyên khoa II, 4 bác sĩ đa khoa), 33 nhân lực điều dưỡng ( 5 điều dưỡng đại học và 28 điều dưỡng cao đẳng) mỗi năm chạy thận trung bình khoảng hơn 40.000 lượt thận nhân tạo. Với hệ thống R.O hiện đại, cơ sở vật chất sạch sẽ, Khoa đang dần khẳng định thế mạnh về công tác chăm sóc và phục vụ cho người bệnh chạy thận nhân tạo tốt nhất khu vực tỉnh Vĩnh Phúc. 2. Mô tả thực trạng tuân thủ chế độ điều trị của người bệnh suy thận mạn đang chạy thận tại bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên năm 2022 2.1. Phương pháp thực hiện: Người bệnh ở Khoa Nội Thận Tiết Niệu bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên. 11 Tiêu chuẩn chọn mẫu: Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán là suy thận mạn chạy thận nhân tạo đang điều trị tại khoa Nội Thận Tiết Niệu bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên. Đồng ý tham gia trả lời phỏng vấn. Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân mắc bệnh tâm thần. Bệnh nhân không đồng ý tham gia khảo sát. Bệnh nhân đang trong đợt cấp suy thận mạn. Bệnh nhân không có khả năng giao tiếp bình thường. Địa điểm và thời gian khảo sát Địa điểm: Khoa Nội Thận Tiết Niệu bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên. Thời gian khảo sát: Tháng 6 năm 2022. Cỡ mẫu và chọn mẫu khảo sát: Chọn mẫu thuận tiện, chọn 80 người bệnh đủ tiêu chuẩn khảo sát. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu: Dữ liệu được thu thập theo bộ câu hỏi được phát triển dựa trên hướng dẫn điều trị và quản lý bệnh suy thân mạn giai đoạn cuối của Bộ y tế (2021). Đối tượng khảo sát được phỏng vấn trực tiếp bởi nhóm khảo sát. Phương pháp phân tích số liệu: Số liệu được phân tích sử dụng phần mềm SPSS, trong đó phân tích mô tả được sử dụng để mô tả thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh suy thận mạn chạy thận nhân tạo. 2.2. Kết quả 2.2.1 Thông tin chung về đối tượng khảo sát: Bảng 1. Phân bố đối tượng theo nhóm tuổi và giới Nhóm tuổi Nam Nữ Tổng SL % SL % SL % ≤ 30 2 2.5 1 1.25 3 3.75 31 – 59 26 32.5 18 22 47 55 ≥ 60 20 25 13 16.25 33 41.25 Qua khảo sát của chúng tôi thấy rằng, tổng số người tham gia khảo sát là 80 người, nhóm tuổi chiếm cao nhất là từ 18- 59 tuổi ( 55%), thấp nhất là <30 tuổi chiếm tỷ lệ 6.25%. Tỷ lên nam giới 60%, nữ giới 40%. 12 5 3.75 18.75 72.5 Học hết trung học phổ thông Học hết trung học cơ sở Học hết tiểu học Không đi học Biểu đồ 1: Phân bố trình độ học vấn Nhóm không đi học chiếm tỷ lệ thấp nhất, nhóm có trình độ học vấn hết tiểu học chiếm tỷ lệ cao 5%, tiếp đến học hết trung học cơ sở chiếm tỷ lệ 18.75%, nhóm học hết trung học phổ thông chiếm tỷ lệ cao nhất 72.5%. 11.25 6.25 47.5 35 Khác Nông dân Viên chức, công chức, hưu Công nhân Biểu đồ 2. Phân bố theo nghề nghiệp. Nhóm đối tượng khác (có đối tượng là lao động tự do và đối tượng quá tuổi lao động) chiếm tỷ lệ cao nhất 47.5%, nhóm công nhân chiếm tỷ lệ thấp nhất 6.25%. 2.2.2 Sự tuân thủ điều trị của người bệnh suy thận mạn chạy thận nhân tạo Bảng 2: Phân bố tình trạng tăng cân giữa các lần lọc máu:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng