Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Y tế - Sức khỏe Y học Thực trạng kiến thức phòng tái phát của người bệnh loét dạ dày tá tràng tại bện...

Tài liệu Thực trạng kiến thức phòng tái phát của người bệnh loét dạ dày tá tràng tại bệnh viện trung ương quân đội 108

.PDF
46
1
120

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH NGÔ THỊ MAI THỰC TRẠNG KIẾN THỨC PHÒNG TÁI PHÁT CỦA NGƯỜI BỆNH LOÉT DẠ DÀY- TÁ TRÀNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH – 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH NGÔ THỊ MAI THỰC TRẠNG KIẾN THỨC PHÒNG TÁI PHÁT CỦA NGƯỜI BỆNH LOÉT DẠ DÀY- TÁ TRÀNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108 Chuyên ngành: Điều dưỡng Nội người lớn BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC Thạc sĩ: NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG NAM ĐỊNH – 2022 i LỜI CẢM ƠN Để hoàn chuyên đề tốt nghiệp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới: Ban giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại đại học trường Đại Học Điều Dưỡng Nam Định đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành chuyên đề. Các Thầy, Cô giáo trong Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã trực tiếp hướng dẫn, trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Ban Giám đốc và tập thể cán bộ, nhân viên Viện điều trị các bệnh tiêu hóa –Bệnh viện Quân đội trung ương 108 đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong thời gian tiến hành thu thập số liệu tại bệnh viện. Đặc biệt tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Cô hướng dẫn - Người đã định hướng học tập, nghiên cứu và tận tình chỉ bảo để tôi hoàn thành chuyên đề này. Tôi xin chân trọng biết ơn các Thầy, Cô trong Hội đồng đã đóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thiện chuyên đề. Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp và các đối tượng nghiên cứu đã nhiệt tình cộng tác để tôi có được số liệu cho nghiên cứu này. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè cùng tập thể lớp điều dưỡng CK1 K9 đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn! Học viên Ngô Thị Mai ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính tôi. Các số liệu trong chuyên đề là trung thực và chưa từng được công bố trong các công trình nghiên cứu khác. Nếu sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Học viên MỤC LỤC Nội dung Trang LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ i LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................. iii DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ .................................................................................. v ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................................... 1 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ................................................................. 4 1.1. Cở sở lý luận ........................................................................................................... 4 1.1.1. Bệnh loét dạ dày tá tràng ..................................................................................... 4 1.1.2. Phòng tái phát loét dạ dày- tá tràng ..................................................................... 8 1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................................... 9 1.2.1. Các nghiên cứu trong nước .................................................................................. 9 1.2.2. Các nghiên cứu ngoài nước ............................................................................... 10 Chương 2 THỰC TRẠNG KIẾN THỨC CỦA NGƯỜI BỆNH VỀ PHÒNG TÁI PHÁT PHÁT LOÉT DẠ DÀY- TÁ TRÀNG................................................................................ 12 2.1. Giới thiệu khái quát về bệnh viện Trung ương quân đội 108 .................................. 12 2.2 Mô tả vấn đề cần giải quyết ...................................................................................... 13 2.3. Kết quả đánh giá....................................................................................................... 14 2.3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ....................................................... 14 2.3.2. Thực trạng kiến thức chung về loét dạ dày- tá tràng ......................................... 15 2.3.3. Thực trạng kiến thức về chế độ ăn phòng tái phát bệnh .................................... 17 2.3.4. Thực trạng kiến thức về lối sống phòng tái phát bệnh ...................................... 19 2.3.5. Thực trạng kiến thức về sử dụng thuốc phòng tái phát bệnh............................. 20 Chương 3 BÀN LUẬN ....................................................................................................... 22 3.1. Thực trạng kiến thức phòng tái phát của người bệnh loét dạ dày- tá tràng tại Viện điều trị các bệnh tiêu hóa, bệnh viện Trung ương quân đội 108 năm 2022. ................... 22 3.1.Thực trạng kiến thức chung về loét dạ dày- tá tràng ............................................. 22 3.1.2 Thực trạng kiến thức về chế độ ăn phòng tái phát bệnh ..................................... 23 3.1.3. Thực trạng kiến thức về lối sống phòng tái phát bệnh ...................................... 24 3.1.4. Thực trạng kiến thức về sử dụng thuốc phòng tái phát bệnh............................. 25 3.2.Tồn tại ....................................................................................................................... 26 3.3. Đề xuất giải pháp ..................................................................................................... 26 KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 30 PHỤ LỤC ........................................................................................................................... 33 Phụ lục 1: BỘ CÂU HỎI PHỎNG VẤN ........................................................................... 33 iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ĐD Điều dưỡng ĐTNC Đối tượng nghiên cứu NB Người bệnh NSAID Thuốc chống viêm không steroid iv DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2. 1 Phân bố theo độ tuổi và giới tính ....................................................................... 14 Bảng 2. 2 Phân bố theo nghề nghiệp .................................................................................. 14 Bảng 2. 3 Phân bố theo nơi cu trú ...................................................................................... 15 Bảng 2. 4. Thực trạng kiến thức về các yếu tố nguy cơ gây loét dạ dày- tá tràng ............. 15 Bảng 2. 5. Thực trạng kiến thức về triệu chứng, biến chứng hay gặp nhất của loét dạ dàytá tràng ................................................................................................................................ 16 Bảng 2. 6. Kiến thức về vai trò của người bệnh trong phòng bệnh tái phát ....................... 16 Bảng 2. 7. Thực trạng kiến thức về chế độ ăn phòng tái phát bệnh ................................... 18 Bảng 2. 8. Thực trạng kiến thức về các chất kích thích gây hại dạ dày và hoạt động sau khi ăn .................................................................................................................................. 19 Bảng 2. 9. Thực trạng kiến thức về một số yếu tố gây hại dạ dày ..................................... 19 Bảng 2. 10. Thực trạng kiến thức về sử dụng thuốc NSAID ............................................. 20 Bảng 2. 11. Thực trạng kiến thức về sử dụng thuốc phòng tái phát bệnh .......................... 20 v DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 2. 1 Phân bổ theo trình độ học vấn........................................................................ 15 Biểu đồ 2. 2. Kiến thức về thói quen ăn uống .................................................................... 17 Biểu đồ 2. 3. Nhận thức khi sử dụng thực phẩm là cơm nếp, bánh chưng ........................ 17 Hình 1. 1 Loét dạ dày- tá tràng ........................................................................................... 4 Hình 1. 2. Ăn mòn và loét dạ dày- tá tràng ......................................................................... 6 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Loét dạ dày hoặc/và loét tá tràng là những vết loét ở niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng, sâu xuống lớp cơ niêm. Cả hai bệnh loét dạ dày và loét tá tràng đều có liên quan đến tác động phá hủy niêm mạc của pepsin và a-xít hydrochloric ở đường tiêu hóa trên. Các ổ loét thường có đường kính từ 3 mm đến vài cm. Trong trường hợp bệnh Loét dạ dày- tá tràng không có biến chứng, có rất ít dấu hiệu lâm sàng và không đặc hiệu. Đau thượng vị là triệu chứng thường gặp nhất trong loét dạ dày-tá tràng [2]. Theo nghiên cứu của Kiatpapan P ở các bệnh viện tại Thái Lan trên người bệnh loét dạ dày- tá tràng từ năm 2003 đến năm 2013, tỉ lệ người bệnh có biến chứng xuất huyết tiêu hóa trên là 73,2%; đặc biệt tỉ lệ xuất huyết tiêu hóa trên người bệnh loét tái phát là 23,9% [13]. Ở Mỹ, hàng năm, Loét dạ dày- tá tràng ảnh hưởng đến khoảng 4,5 triệu người. Khoảng 10% dân số Mỹ có bằng chứng loét tá tràng tại một thời điểm bất kỳ. Nhìn chung, tỉ lệ mới bị loét tá tràng giảm trong 3-4 thập niên qua. Mặc dù, tỉ lệ loét dạ dày không có biến chứng giảm, nhưng tỉ lệ loét dạ dày có biến chứng và nhập viện vẫn không thay đổi. Tỉ lệ nhập viện vì Loét dạ dày- tá tràng khoảng 30 người bệnh trong 100.000 ca bệnh, tỉ lệ bệnh thay đổi từ chiếm ưu thế ở nam thành tỉ lệ tương tự giữa nam và nữ. Tỉ lệ mắc bệnh trong suốt cuộc đời khoảng 11-14% ở nam và 8-11% ở nữ. Các xu thế tuổi bị loét giảm ở nữ trẻ, nhất là đối với loét tá tràng và tăng ở nữ lớn tuổi. Xu thế này phản ánh những thay đổi phức tạp về yếu tố nguy cơ của Loét dạ dày- tá tràng. Ở những người nhiễm H.pylori, tỉ lệ bị bệnh Loét dạ dày- tá tràng trong suốt cuộc đời khoảng 20%. Chỉ khoảng 10% người trẻ bị nhiễm H.pylori; tỉ lệ nhiễm trùng ngày càng tăng theo tuổi [14]. Theo nghiên cứu của Musyoka K và cộng sự tại Nhật Bản năm 2013 thì tỉ lệ tái phát loét dạ dày vô căn là 24,3% [20]. Đáng chú ý, bệnh này thường rơi vào nhóm tuổi từ 30-50 tuổi với tỷ lệ nam giới mắc cao hơn nữ giới gấp 4 lần. Đây chính là nhóm trong độ tuổi lao động sung sức nhất. Do đó, có thể thấy tầm ảnh hưởng của bệnh lý này tới sức khỏe và chất lượng sống của người bệnh ra sao. Bên cạnh đó chi phí chăm sóc y tế trực tiếp cho người bệnh loét dạ dày- tá tràng là rất tốn kém. Theo khảo sát của Bộ Y Tế Việt Nam, trong phần lớn các trường hợp thì loét sẽ tự lành sẹo sau 2-3 tháng nhưng tỷ lệ tái phát 2 bệnh trong 2 năm đầu tương đối cao chiếm trên 50% các trường hợp, tần suất tái phát trung bình là 2- 3 năm và càng về sau càng giảm dần [10]. Việc thay đổi lối sống và những thói quen hướng tới có lợi cho sức khoẻ giúp phòng tái phát bệnh là một quá trình lâu dài. Để người bệnh có thể dần thay đổi được lối sống hướng tới những hành vi có lợi cho sức khoẻ phòng tái phát loét, trước hết cần làm cho người bệnh nhận thức đúng và đầy đủ những kiến thức liên quan đến loét dạ dày- tá tràng và cách phòng loét tái phát [16]. Khoảng 50% người bệnh bị tái phát trong vòng một năm nếu ngừng thuốc chống loét. Ở hầu hết các nước phương Tây, loét tá tràng tái phát phổ biến hơn loét dạ dày. Bệnh viêm loét dạ dày- tá tràng cũng phổ biến hơn ở nam giới. Bằng chứng gần đây chỉ ra các yếu tố di truyền và gia đình trong loét tá tràng và tăng tiết acidpepsin để đáp ứng với nhiều loại kích thích. Tuy nhiên, thuốc chống tiết dịch đẩy nhanh quá trình chữa lành các vết loét như vậy [21]. Còn rất nhiều yếu tố làm tăng khả năng tái phát bệnh, chẳng hạn như phải làm việc trong môi trường căng thẳng, nhiều áp lực hay việc ăn uống thất thường, không đúng bữa, không nghỉ ngơi sau khi ăn và trong cuộc sống cũng có rất nhiều điều khiến người bệnh phải lo lắng, buồn rầu, tức giận, sợ hãi... Tất cả các yếu tố trên khiến cho nguy cơ tái phát bệnh tăng cao. Chính người bệnh có vai trò rất quan trọng trong công tác phòng bệnh tái phát khi họ nhận thức đúng và đầy đủ về các biện pháp phòng tái phát bệnh [9]. Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng kiến thức phòng tái phát của người bệnh loét dạ dày- tá tràng tại bệnh viện Trung ương quân đội 108 năm 2022”. 3 MỤC TIÊU 1. Mô tả thực trạng kiến thức phòng tái phát loét dạ dày- tá tràng cho người bệnh đang điều trị tại Viện điều trị các bệnh tiêu hóa, bệnh viện Trung ương quân đội 108 năm 2022. 2. Đề xuất một số giải pháp tăng cường kiến thức phòng tái phát loét dạ dày- tá tràng cho người bệnh đang điều trị tại Viện điều trị các bệnh tiêu hóa, bệnh viện Trung ương quân đội 108. 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cở sở lý luận 1.1.1. Bệnh loét dạ dày tá tràng Khái niệm: Loét dạ dày- tá tràng là một vùng tổn thương có giới hạn nhỏ, mất lớp niêm mạc dạ dày, hành tá tràng, có thể lan xuống dưới niêm, lớp cơ thậm chí đến lớp thanh mạc và có thể gây thủng thành dạ dày- tá tràng [2]. Hình 1. 1 Loét dạ dày- tá tràng [12] Triệu chứng lâm sàng [2], [4] Thể điển hình Đau bụng chủ yếu ở vùng thượng vị là triệu chứng gần như hằng định của bệnh này. Đau có thể từ mức độ khó chịu, âm ỉ đến dữ dội. Tùy thuộc vào vị trí ổ loét mà tính chất đau có ít nhiều khác biệt: - Loét hành tá tràng: thường xuất hiện lúc đói hoặc sau bữa ăn 2- 3 giờ, đau trội lên về đêm, ăn vào hoặc sử dụng các thuốc trung hòa acid thì đỡ đau nhanh. - Loét dạ dày: tùy vị trí ổ loét mà vị trí và hướng lan của tính chất đau có thể khác nhau. Thường đau sau ăn trong khoảng vài chục phút đến vài giờ. Đáp ứng với bữa ăn và các thuốc trung hòa acid cũng kém hơn loét hành tá tràng. 5 Đau âm ỉ, kéo dài hoặc thành cơn nhưng có tính chất chu kỳ trong ngày và trong năm thường đau vào mùa hoặc tháng nhất định, thí dụ: thường đau vào mùa rét hoặc nóng. Đau kéo dài trong vòng 1- 3 tuần rồi tự nhiên hết đau. Càng về sau tính chất chu kì càng mất dần đi, cường độ đau mạnh hơn, thời gian mỗi đợt đau kéo dài hơn. Các biểu hiện kèm theo: có thể nôn hoặc buồn nôn, cảm giác nóng rát, đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, ăn kém hoặc không dám ăn vì sợ đau, gầy sút cân, đại tiện phân táo hoặc lỏng, thay đổi tính tình trở nên khó tính. Thể không điển hình: Bệnh tiến triển im lặng, không có triệu chứng đau và thường biểu hiện đột ngột bởi một biến chứng nào đó như: chảy máu tiêu hóa… Triệu chứng cận lâm sàng [2], [4] Chụp dạ dày tá tràng có Barite, có thể thấy: + Hình ảnh ổ loét: là ổ đọng thuốc hình tròn, hình oval…. + Sự thay đổi hình dạng vùng quanh ổ loét: biến dạng các nếp niêm mạc ở thân và phình vị dạ dày. Nội soi dạ dày tá tràng: được coi là phương pháp có giá trị nhất trong chẩn đoán xác định loét. Nội soi còn cung cấp thông tin: vị trí, số lượng, kích thước, tính chất ổ loét: cấp hay mạn tính, nông hay sâu, bờ đều hay không đều, đáy sạch hay có chất hoại tử và các tổn thương kèm theo như viêm, trợt. Test xác định H.P: có nhiều phương pháp: + Ure test hoặc nuôi cấy được làm từ mảnh sinh thiết. + Tìm kháng thể kháng H.P trong máu. + Tìm kháng nguyên của H.P trong phân. Thăm dò acid dịch vị của dạ dày: + Hút dịch vị lúc đói để đánh giá về bài tiết, HCl và pepsin. + Dùng các nghiệm pháp kích thích như nghiệm pháp histamin. 6 Hình 1. 2. Ăn mòn và loét dạ dày- tá tràng [18] A. Ăn mòn nhỏ trong thành dạ dày. Các vết vỡ niêm mạc kèm theo xuất huyết khu trú được xác định bằng các mũi tên. B. Loét dạ dày tá tràng lành tính ở thân dạ dày (mũi tên). C. Sự ăn mòn tá tràng được xác định bởi các khu vực tập trung của dịch tiết dính (mũi tên). D. Loét tá tràng. Vết khuyết niêm mạc có độ sâu và bờ được xác định bằng mũi tên. Niêm mạc xung quanh phù nề. Chẩn đoán [2]. Chẩn đoán xác định - Dựa vào triệu chứng lâm sàng. - Hình ảnh trên phim Xquang. - Đặc điểm và những tổn thương trên nội soi. Chẩn đoán phân biệt - Chứng chậm tiêu giống loét: triệu chứng khá giống với loét dạ dày- tá tràng nhưng nội soi không thấy có tổn thương. 7 - Trào ngược dạ dày thực quản: Loét dạ dày- tá tràng có tính chất nổi bật là đau thượng vị, lan ra xung quanh hoặc phần sau. Trào ngược dạ dày thực quản có tính chất điển hình là cảm giác nóng rát vùng thượng vị, sau xương ức, lan lên ngực. Nội soi rất có giá trị chẩn đoán trong phân biệt. - Ngoài ra có thể nhầm loét dạ dày- tá tràng với viêm dạ dày cấp và mạn tính, ung thư dạ dày, sỏi túi mật và viêm tụy mạn. Biến chứng [2] Chảy máu tiêu hóa (hay gặp nhất): người bệnh nôn ra máu và/hoặc ỉa phân đen, tình trạng toàn thân phụ thuộc vào mức độ mất máu nhiều hay ít. Thủng ổ loét: người bệnh đột nhiên đau bụng dữ dội thượng vị, đau như dao đâm, khám thấy bụng cứng như gỗ, về sau các biểu hiện sốc xuất hiện. Ung thư hóa (chỉ gặp ở loét dạ dày đơn thuần): người bệnh đau nhiều, không có tính chất chu kì, kèm theo có nôn, thể trạng gầy sút nhiều. Hẹp môn vị: người bệnh ăn không tiêu, buồn nôn rồi nôn ra thức ăn của bữa ăn trước hoặc của ngày ăn trước có mùi đặc biệt vì thức ăn đã lên men, khám bụng có làn sóng nhu động dạ dày và tiếng óc ách lúc đói. Yếu tố nguy cơ của bệnh viêm loét dạ dày- tá tràng [2], [4] Thường xuyên hút thuốc lá và uống bia rượu (hoặc các loại nước uống có cồn khác). Chất nicotine sẽ gây kích thích cơ chế để tiết ra nhiều cortisol- đây là tác nhân chính làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày. Căng thẳng thần kinh (stress) [1] Những người hay bị căng thẳng, lo lắng sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày- tá tràng, bởi các căng thẳng kéo dài có ảnh hưởng lớn đến quá trình bài tiết axit trong dạ dày. Căng thẳng thường xuyên là yếu tố nguy cơ dẫn tới bệnh viêm loét dạ dày- tá tràng. Thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ Việc sinh hoạt cá nhân không điều độ như thức khuya, bỏ bữa ăn sáng hay là việc ăn uống không đúng giờ, thói quen ăn khuya, lười vận động... không những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mà còn là yếu tố thuận lợi dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày- tá tràng. 8 Nguyên nhân gây loét dạ dày-tá tràng [2] Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (Vi khuẩn HP): Đây là một trong những tác nhân chính gây ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh viêm loét dạ dày- tá tràng. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn sẽ chui vào trong lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày- tá tràng và tiết ra các độc tố làm mất chức năng của niêm mạc chống lại axít. Thường xuyên sử dụng thuốc các loại thuốc có tác dụng giảm đau, kháng viêm: Đây là nguyên nhân thứ hai sau nhiễm vi trùng Helicobacter pylori. Việc sử dụng lâu dài thuốc kháng viêm, giảm đau ở người lớn tuổi, làm ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin, là chất có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày bị sụt giảm, gây viêm loét dạ dày- tá tràng. 1.1.2. Phòng tái phát loét dạ dày- tá tràng Loét dạ dày- tá tràng cần thực hiện tuân thủ phòng tái phát để phòng tránh các biến chứng vô cùng nguy hiểm. Vì vậy dựa theo cơ chế bệnh sinh và các yếu tố nguy cơ của bệnh loét dạ dày- tá tràng, người bệnh cần phải thay đổi thói quen sinh hoạt, thói quen ăn uống tránh các yếu tố có hại cho dạ dày là hết sức quan trọng. Khi thực hiện được những điều trên sẽ giúp phòng tái phát bệnh, cải thiện được các triệu chứng bệnh và tránh các biến chứng có hại. Sau đây là một số các điểm cần lưu ý để dự phòng tái phát bệnh [8], [5], [7]. Người bệnh cần có chế độ ăn hợp lý như: Trong đợt đau nên ăn thức ăn mềm, lỏng như cháo, sữa, súp. Ngoài đợt đau ăn bình thường với những thức ăn dễ hấp thu. Nên ăn ít một, nhai kỹ, không ăn nhiều một bữa hoặc ăn quá nhanh, không để quá đói mới ăn. Không uống rượu, cà phê, nước chè đặc, thuốc lá, các loại gia vị vì những chất này làm tăng tiết acid dạ dày. Người bệnh nên uống nhiều nước trong ngày, không nên ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh để tránh gây kích thích dạ dày. Cần tránh dùng thức ăn gây tổ thương niêm mạc dạ dày, tá tràng: Rượu, bia, thuốc lá, thức ăn có nhiều gia vị chua cay. Tránh hoạt hóa acid mật: giảm ăn chất béo. 9 Tạo môi trường đệm trong dạ dày: Nên ăn thành nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa không nên ăn quá no, ăn nhẹ, ăn lỏng, bữa ăn cuối cách giờ đi ngủ từ 3- 4 giờ, không ăn quá khuya. Ăn các món giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa để tăng sức đề kháng cho niêm mạc dạ dày: sữa, cháo, sứa đậu nành, đậu phụ, bí xanh, thịt nạc, cá… Khi chế biến thực phẩm cần thái nhỏ, nấu kỹ cho mềm. Chủ yếu ăn đồ hấp, luộc, ninh. Hạn chế sử dung nước có ga. Hạn chế ăn uống thức ăn hoặc đồ uống quá lạnh hoặc quá nóng. Khi ăn nên nhai kỹ, ăn chậm…Sau khi ăn không nên vận động mạnh, không chạy nhảy, tập thể dục hay làm việc quá sức luôn. Ngoài ra, căng thẳng, stress, áp lực chính là nguyên nhân làm tăng sản sinh axít dạ dày và tiêu hóa chậm. Chính vì vậy bạn cần sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, giải tỏa stress, luôn giữ cho mình tâm lý thoải mái, vui vẻ. Tiếp tục dùng đúng và đủ các thuốc điều trị củng cố theo đơn, không tự ý thôi thuốc. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Các nghiên cứu trong nước Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Huyền Trang (2017) nghiên cứu trên 72 người bệnh loét dạ dày- tá tràng điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định. Tỉ lệ người bệnh nam nhiều hơn nữ là 56,9%. Về nhận thức cơ bản về bệnh: 30.6% trả lời đúng về biến chứng hay gặp nhất của người bệnh LDDTT. Nhận thức về chế độ ăn uống phòng tái phát bệnh: 40,3% NB lựa chọn chế độ ăn giàu chất xơ. Có 22,2 % cho rằng có thể sử dụng các gia vị chua, cay, nóng theo nhu cầu. Còn nhiều người bệnh chưa biết cách sử dụng sữa, sử dụng sữa thường xuyên chiếm 41,7%, hạn chế sử dụng là 34,7 % và 18.1% đối tượng không sử dụng. Có 37,5% đối tượng cho rằng người bệnh loét dạ dày tá tràng nên ăn hạn chế chất đạm. Nhận thức về lối sống phòng tái phát bệnh: 37,5% NB cho rằng chỉ có rượu bia, chè đặc mới gây hại cho dạ dày còn cà phê không gây hại cho dạ dày; 43,1% cho rằng NB có thể hút thuốc lá [11]. Theo nghiên cứu của Hoàng Thị Lệ (2019) nghiên cứu can thiệp trên 64 người bệnh loét dạ dày- tá tràng điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam. Về nhận 10 thức cơ bản về bệnh số đông người được hỏi cho rằng căng thẳng và bia rượu là yếu tố nguy cơ gây bệnh chiếm lần lượt 42,2% và 48,4%; hầu hết đối tượng nghiên cứu đều biết biến chứng hay gặp nhất của loét DD-TT là xuất huyết tiêu hóa chiếm 87,5%. Nhận thức về chế độ ăn uống phòng tái phát bệnh: Số người bệnh nhận thức đúng về chế độ ăn chất xơ là giàu chất xơ chiếm tỉ lệ 29,4%; Người bệnh nhận thức đúng về sử dụng thức ăn giàu đạm theo nhu cầu dinh dưỡng chiếm tỷ lệ 31,3%; có 43,8% số người bệnh nhận thức đúng về sử dụng sữa với tần xuất là sử dụng thường xuyên. Nhận thức về lối sống phòng tái phát bệnh: Có rất đông người được hỏi có nhận thức sai khi cho rằng nên ăn trước khi ngủ chiếm 64,4%. Hầu hết các ĐTNC đều biết đảm bảo vệ sinh ăn ướng giúp phòng tránh tái phát chiếm 84,4% [6]. 1.2.2. Các nghiên cứu ngoài nước Tại Brazil năm 2014 nhóm nghiên cứu của Santa M và cộng sự nghiên cứu về chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh loét dạ dày- tá tràng đã chỉ ra rằng phần lớn các người bệnh loét dạ dày- tá tràng có chế độ ăn nghèo chất xơ và chất chống oxy hóa. Một chế độ ăn uống cân bằng là rất quan trọng trong điều trị loét dạ dày- tá tràng, một khi thực phẩm có thể ngăn ngừa, điều trị hoặc thậm chí làm giảm bớt các triệu chứng liên quan đến bệnh lý này [17]. Năm 2014 nhóm Rafi Abul Hasnath Siddique và cộng sự tại Bangladesh cho thấy tỷ lệ nam nhiều hơn chiếm 62,8%, 33,7% ĐTNC có trình độ phổ thông. Số người bệnh là nông dân chiếm 18,9%; 19,9% lao động tự do và 35,2% là cán bộ nhân viên. Trong nghiên cứu hầu hết ĐTNC đều biết căng thẳng là yếu tố nguy cơ gây ra bệnh chiếm 88,3%. Thói quen ăn uống của người là thức ăn cay chiếm 46,4%, và có tới 87,2% người bệnh có sử dụng NSAID. Người ta cũng thấy rằng đa số người bệnh (92,9%) có cảm giác nóng rát ở vùng thượng vị và chỉ có 6,1% không xuất hiện [19]. Abdullah Imadeddin Malek năm 2021 ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất Nghiên cứu về Kiến thức, thái độ và thực hành của người lớn về về bệnh loét dạ dày và ung thư do vi khuẩn Helicobacter pylori gây ra. Nữ tham gia nghiên cứu nhiều hơn năm chiếm 57,9%, chủ yếu ĐTNC dưới 40 tuổi chiếm 72,6%, 55,6 % ĐTNC có trình độ đại học. Kiếm thức về bệnh nói chung còn kém chỉ 27,8% ĐTNC nhận ra mối liên hệ giữa việc sử dụng các loại thuốc như NSAID với sự phát triển của bệnh loét dạ dày và khoảng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng