Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Y tế - Sức khỏe Y học Tim hieu kien thuc, thai do, thuc hanh viem gan virus B...

Tài liệu Tim hieu kien thuc, thai do, thuc hanh viem gan virus B

.DOCX
57
1163
140

Mô tả:

ĐẠI HỌC HUÊ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y – DƯỢC KHOA Y TÊ CÔNG CÔÔNG ---o0o--- BÁO CÁO THỰC TÂÔP CỘNG ĐỒNG ĐỀ TÀI KHẢO SÁT KIÊN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ PHÒNG CHỐNG VIÊM GAN VIRUS BCỦA NGƯỜI DÂN TỔ 7,KHU VỰC 2 PHƯỜNG HƯƠNG LONG, THÀNH PHỐ HUÊ NĂM 2013 Giảng viên hướng dẫn: Các thầy cô trong khoa YTCC Nhóm sinh viên thực hiê Ôn: Nhóm 4 lớp YHDP3A Trường ĐH Y – Dược Huê Huế, tháng 11 - 2013 ĐẠI HỌC HUÊ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y – DƯỢC KHOA Y TÊ CÔNG CÔÔNG ---o0o--- BÁO CÁO THỰC TÂÔP CỘNG ĐỒNG ĐỀ TÀI KHẢO SÁT KIÊN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ PHÒNG CHỐNG VIÊM GAN VIRUS B CỦA NGƯỜI DÂN TỔ 7, KHU VỰC 2 PHƯỜNG HƯƠNG LONG, THÀNH PHỐ HUÊ NĂM 2013 Giảng viên hướng dẫn Bs. Nguyễn Hoàng Thùy Linh Danh sách thành viên 1. Thái Thị Ly Na 2. Phan Thành Nam 3. Phan Thị Bảo Nga 4. Đặng Tố Ngà 5. Hồ Thị Thúy Ngân 6. Hoàng Thị Ngọc 7. Lê Thị Hồng Ngọc 8. Phan Thị Ngọc 9. Trần Khánh Ngọc 10. Phan Thị Nhi Lời cảm ơn Trong thời gian thực tế cô ông đồng tại Tổ 7, khu vực 2, phường Hương Long, thành phố Huế chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự tâ ôn tình hướng dẫn, giúp đỡ của quý thầy cô giáo trong Khoa Y tế công cô ông, đặc biệt là BS. Nguyễn Hoàng Thùy Linh, trường Đại học Y – Dược Huế. Đồng thời chúng tôi xin cảm ơn Chính quyền, Trạm y tế, các anh chị, cô bác cô ông tác viên cùng toàn thể người dân địa phương đã tạo điều kiênô thuâ ôn lợi, nhiêtô tình hợp tác để chúng tôi hoàn thành viê ôc khảo sát. Đợt thực tập này rất bổ ích, thiết thực cho học tâ ôp và công tác cô ông đồng của chúng tôi sau này. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn. Sinh viên nhóm 4 - lớp YHDP3A ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh viêm gan do virus là một bệnh nhiễm trùng do virus có ái tính với tê bào gan gây ra, sau khi vào cơ thể virus xâm nhập và hủy hoại tê bào gan gây hiện tượng viêm cấp tính hay mãn tính. Hiện nay đã xác định bệnh danh viêm gan virus là do 6 loại virus gây ra: viêm gan A, viêm gan B, viêm gan C, viêm gan D, viêm gan E, viêm gan G trong đó nhiễm virus viêm gan B và virus viêm gan C, virus viêm gan D và viêm gan G lây theo đường máu có khả năng truyền bệnh cho người khác, người bị nhiễm virus viêm gan B, C, D và G có nguy cơ bị viêm gan mãn, xơ gan, ung thư gan… Theo Tổ chức Y Tê thê giới, có khoảng 2 tỷ người đã nhiễm virus viêm gan B, 350 triệu người đang mang mầm bệnh. Đên đầu thê kỷ 21, số người mang mầm bệnh có thể lên tới 400 triệu, 85% số người mang mầm bệnh là cư dân tại các nước thuộc khu vực Á-Phi, trong đó có 60% ở vùng Tây Thái Bình Dương, 14% ở vùng Đông Nam Á. Mỗi năm có khoảng 1 đên 2 triệu người chêt vì các bệnh có liên quan đên nhiễm virus viêm gan B như xơ gan, ung thư gan [1], [2]. Bệnh viêm gan B là một vấn đề toàn cầu, chiêm tỷ lệ cao ở các nước đang phát triển. Virus viêm gan B lây truyền theo đường máu và chê phẩm từ máu, quan hệ tình dục không an toàn. Khả năng lây lan của viêm gan B qua đường máu mạnh gấp 100 lần virus HIV và gấp 10 lần viêm gan virus C. Tại Việt Nam, theo thống kê của tổ chức y tê thê giới, Việt Nam chúng ta được xêp vào vùng lưu hành cao của nhiễm viêm gan B, nguyên nhân chủ yêu do diện bao phủ tiêm chủng còn thấp. Đặc biệt, tại Việt Nam, từ năm 2003 đên năm 2006 tỉ lệ tiêm chủng vacxin viêm gan B đã bị giảm đi. Nêu như năm 2003, diện bao phủ tiêm chủng vacxin này lên đên 94%; năm 2005 tiêm chủng viêm gan B trong vòng 24 giờ sau sinh đạt hơn 60% thì đên năm 2006, do các trường hợp tử vong sau tiêm chủng (nhưng không liên quan đên vacxin) khiên nhiều bác sĩ tại các bệnh viện ngừng tiêm chủng sau sinh và dẫn đên diện bao phủ tiêm chủng giảm xuống còn khoảng 20%. Trong 3 tháng đầu năm 2011, tỉ lệ tiêm vacxin trong vòng 24 giờ đầu sau sinh ở trẻ là 8,8%. Đây là một điều đáng để báo động,chúng ta cần có những hành động cụ thể nhằm ngăn ngừa và kiểm soát bệnh VGB. Một cách tổng quát, tình hình dịch tễ của căn bệnh viêm gan siêu vi B còn rất nhiều vấn đề cấp bách cần được quan tâm như: Số người bị viêm gan virus B khá lớn trong cộng đồng, tỷ lệ viêm gan virus B đang có khuynh hướng tăng rõ, số người viêm gan virus B được chẩn đoán còn thấp. Bên cạnh đó, số bệnh nhân viêm gan virus B được điều trị còn ít và số bệnh nhân viêm gan virus B được điều trị theo đúng cách không nhiều. Dự báo trong nhiều năm tới số người mắc viêm gan virus B sẽ còn tăng do các yêu tố như thói quen dùng chung vật dụng cá nhân (dao cạo râu, dụng cụ cắt tỉa móng tay, chân, …), dùng chung bơm kim tiêm ở người nghiện ma túy,quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su hay sử dụng không đúng cách,….và tăng các biên chứng như ung thư gan, xơ gan,… Trên thực tê việc phát hiện, quản lý và điều trị bệnh nhân viêm gan virus B tại cộng đồng gặp rất nhiều khó khăn. Tồn tại nhiều yêu tố ảnh hưởng như: người dân còn nghèo chưa đủ tiền tiêm phòng, theo dõi, điều trị, thiêu sự quan tâm, thiêu hiểu biêt, trình độ học vấn thấp,.... việc giáo dục nhận thức về bệnh viêm gan virus B cho cộng đồng và công tác kiểm soát viêm gan virus B chưa đạt hiệu quả cao…. Nhận thấy tầm quan trọng và tính cấp thiêt của việc phòng chống bệnh viêm gan virus B, chúng tôi tiên hành đề tài : “Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống viêm gan virus B của người dân phường Hương Long, thành phố Huế năm 2013”, nhằm đạt được các mục tiêu sau:  Mục tiêu nghiên cứu: 1) Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống viêm gan virus B của người dân phường Hương Long năm 2013. 2) Xác định một số yếu tố liên quan đến sự hiểu biết, thái độ,thực hành về phòng chống viêm gan virus B của đối tượng nghiên cứu. CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU Bệnh viêm gan virus là một bệnh nhiễm trùng do nhiều loại siêu vi có ái tính với tê bào gan gây ra. Hiện nay người ta đã xác định bệnh danh viêm gan virus là do 6 loại virus gây ra: viêm gan A, viêm gan B, viêm gan C, viêm gan Delta, viêm gan E, viêm gan G.Theo chương trình phòng chống các bệnh nhiễm trùng quốc gia Việt Nam 1995-2005 phân nhóm dịch tễ học viêm gan virus thì Việt Nam được xác định được là có 5 loại virus viêm gan là A, B, C, D, E [3]. Viêm gan virus là một vấn đề đang được cộng đồng quan tâm tại nhiều nước trên thê giới, nhất là các virus gây xơ gan, ung thư gan, viêm gan mạn tính như viêm gan virus B, viêm gan virus C. 1.VIRUS VIÊM GAN B 1.1 Cấu trúc virus viêm gan B HBV được ghi nhận đầu tiên năm 1960, HBV thuộc họ Hepadnaviridea, là virus chứa DNA 2 sợi không khép kín, trọng lượng phân tử 2x106 dalton, được cấu tạo bởi 3200 nucleotid. HBV có 3 hệ thống kháng nguyên-kháng thể: - Kháng nguyên bề mặt của HBV (HbsAg) và kháng thể chống kháng nguyên bề mặt của HBV (anti-HBs), trong xét nghiệm máu để biêt có HBV trong cơ thể thường xét nghiệm HbsAg. - HbcAg và kháng thể chống kháng nguyên HbcAg (anti-HBc) được khảo sát để nghiên cứu tần suất nhiễm HBV, nó được tìm thấy đồng thời ở những bệnh nhân viêm gan B hoạt động hoặc đã lành. - Kháng nguyên HbeAg và kháng thể chống kháng nguyên HbeAg (anti-Hbe); HbeAg là một dấu ấn huyêt thanh có ý nghĩa tiên lượng và là bằng chứng của tính lây nhiễm cao, phần lớn những người có HbeAg dương tính đều có trên 10 5 genome virus/ml huyêt thanh và do đó rất dễ lây nhiễm. Những phụ nữ mang thai có HbeAg dương tính thì khả năng lây cho con rất cao. Nêu HbeAg dương tính kéo dài trên 8 tuần thì khả năng chuyển qua mạn tính rất cao, ngược lại HbeAg âm tính ngay từ đầu là một dấu hiệu tiên lượng tốt. Hình 1: Cấu trúc virus Viêm gan B 1.2 Sự đáp ứng miễn dịch Thời gian ủ bệnh trung bình 50-90 ngày,có thể đên 120 ngày; sau khi HBV xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ tạo kháng thể cho từng loại kháng nguyên của HBV. Một tuần hay một tháng sau khi nhiễm virus, HbsAg xuất hiện trong máu, tiêp theo là HbeAg và kháng thể IgM, IgG của HbcAg (anti-HBc). Khi HbsAg biên mất, thì kháng thể chống HbsAg (anti-HBs) xuất hiện và người bệnh được coi như hồi phục, trở thành miễn dịch với HBV và không lây bệnh qua người khác được. Một số bệnh nhân không tạo được kháng thể này và tiêp tục mang mầm bệnh HbsAg, sẽ có thể lây bệnh cho người khác. HbsAg có thể tồn tại trong máu bất kỳ lúc nào ở giai đoạn nhiễm cấp, mạn. Qua nhiều công trình nghiên cứu cho thấy nồng độ HbsAg dương tính (+) giảm dần theo tuổi, nhưng tác hại của xơ gan và ung thư gan tăng dần theo tuổi ở người có mang HbsAg (+) trong máu. Sự xuất hiện của HbsAg trong cơ thể khi HBV xâm nhập và gây bệnh viêm gan có giá trị chẩn đoán và tiên lượng đã được khẳng định như sau: HbsAg xuất hiện sớm trong huyêt thanh trước khi transaminasa đạt đỉnh cao nhất và trước khi vàng da từ một tuần lễ đên một tháng. HbsAg mất đi sau 2-3 tháng, nhưng cũng có thể tồn tại đên 6 tháng hay suốt đời, HbsAg xuất hiện trong huyêt thanh, trong bào tương tê bào gan và ở màng tê bào gan nhưng không có trong nhân tê bào gan. Sự tồn tại của HbsAg sau 4 tháng trong huyêt thanh cũng là tiên lượng cho thấy bệnh viêm gan có thể chuyển qua giai đoạn mạn tính [4],[5],[6]. Kháng thể anti HBc có 2 loại: IgM trong thời kỳ bị nhiễm trùng cấp tính và IgG trong thời kỳ chuyển tiêp. Nêu anti-HBc IgG không hạ xuống và HbsAg (+) có nghĩa là bệnh nhân đã chuyển sang giai đoạn nhiễm HBV mạn tính. 2. DIỄN BIÊN TỰ NHIÊN CỦA VIÊM GAN VIRUS B Hình 2: Diễn biên tự nhiên của Viêm gan virus B HBV lưu hành trong máu, do đó lây truyền chủ yêu qua đường máu. Một số đường lây nhiễm quan trọng: - Mẹ truyền sang con: đây là đường lây quan trọng - Đường tình dục: HBV có thể lây qua quan hệ tình dục cùng giới hoặc khác giới. - Truyền máu hoặc chế phẩm máu nhiễm HBV, tiêp xúc với dịch tiêt của bệnh nhân HBV. - Dùng chung bơm kim tiêm với người nhiễm - Các nguyên nhân khác: xăm người, châm cứu, xỏ lỗ tai, dao cạo, bấm móng tay với vật dụng không được tẩy trùng tốt có thể lây truyền bệnh. Mẹ nhiễm HBV lây cho thai nhi trong quý cuối của thai kỳ và trong giai đoạn đầu sau sinh. Đường lây truyền này ít gặp ở Bắc Mỹ và Tây Âu nhưng chiêm tỷ lệ rất cao và là đường lây truyền quan trọng nhất ở các nước đang phát triển, nhất là Đông Á và Đông Nam Á. Dù chưa biêt rõ cơ chê và có 10% trẻ lây từ mẹ khi đang ở trong bụng, các chứng cứ cho thấy hầu hêt đều lây trong giai đoạn chu sinh và không liên quan đên sữa mẹ. Tỷ lệ lây càng cao nêu người mẹ có HbeAg (+) 90% so với 10-15% khi HbeAg (-). Hầu hêt trẻ sơ sinh nhiễm HBV đều không có triệu chứng, tuy nhiên đa số trở thành người mang HBV mạn tính [3]. 2.1 Viêm gan virus B cấp tính Viêm gan Virus B cấp tính có biểu hiện giống cảm cúm, thỉnh thoảng có cảm giác buồn nôn, ói mửa. Đôi khi nhiễm trùng cấp có thể nặng hơn với triệu chứng vàng da, vàng mắt, đau bụng, nước tiểu vàng sẫm. Trong viêm gan cấp, HbeAg chỉ xuất hiện trong một thời gian nhất định. HbeAg mất là một dấu hiệu cải thiện lâm sàng và có thể đã diệt được virus. HbeAg tồn tại trên 3 tháng ở viêm gan B cấp chứng tỏ khả năng chuyển qua mạn tính rất cao. Ở người viêm gan mạn, HbeAg (+) thường kêt hợp với sự nhân lên của virus, lây nhiễm cao và tổn thương viêm của tê bào gan. Trong trường hợp từ viêm gan B cấp chuyển sang mạn tính, HbsAg tồn tại kéo dài trên 6 tháng, anti-HBc dòng IgG là chủ yêu. Anti-HBs không có hay chỉ ở nồng độ rất thấp[3]. 2.2 Nhiễm virus viêm gan B mạn tính. 90% trường hợp nhiễm HBV ở tuổi trưởng thành sẽ phục hồi hoàn toàn và không bao giờ bị lại. Chỉ có 10% chuyển thành “người mang trùng mạn tính”. Tuy nhiên, ở trẻ nhiễm HBV lúc mới sinh bệnh diễn biên khác hẳn; khoảng 90% số trẻ này trở thành người mang bệnh mãn tính, giai đoạn này kéo dài nhiều năm, có thể không biểu hiện lâm sàng, cuối cùng dẫn tới hậu quả nghiêm trọng như xơ gan, có nước trong ổ bụng, chảy máu đường tiêu hóa do vỡ mạch máu bị dãn, ung thư gan. Nói chung, khi bệnh đã tiên triển đên giai đoạn xơ gan, chức năng gan khó có thể phục hồi, ngay cả khi tình trạng viêm gan được cải thiện. Vì vậy, khi phát hiện nên điều trị sớm nhằm ngăn ngừa hoặc chậm quá trình xơ gan. Triệu chứng lâm sàng của nhiễm trùng mạn tính thường không đặc hiệu: bệnh nhân có thể có các biểu hiện toàn thân như mệt mỏi, sốt nhẹ. Có thể biểu hiện tiêu hóa như chán ăn, buồn nôn, đầy bụng, chậm tiêu, cảm giác nặng vùng gan hoặc đau tức. Vàng da nhẹ nhưng có thể kéo dài vài tuần, vài tháng trong những đợt viêm gan mạn tiên triển. Bệnh nhân có thể có gan to với mặt nhẵn, mật độ chắc, hoặc gan không sờ thấy khi khám lâm sàng, lách to có thể gặp. Các triệu chứng như cổ chướng, tuần hoàn bàng hệ thường có khi xơ gan. Có thể có các triệu chứng ngoài gan như đau khớp, viêm đa khớp giãn mạch hình sao, lòng bàn tay son, sạm da, trứng cá, mất kinh…cận LS thường thấy AST, ALT tăng vừa phải (1-5 lần bình thường), tăng billirubin hiêm khi trên 200 micromol/l, có thể có thiêu máu, giảm bạch cầu đa nhân trung tính, máu lắng tăng [7]. 3.DỊCH TỄ HỌC NHIỄM VIRUS VIÊM GAN B 3.1 Trên thế giới Tình hình nhiễm HBV thay đổi theo khu vực địa dưa, và tùy theo tỷ lệ người mang HbsAg mà người ta chia thành 3 khu vực chính: - Vùng lưu hành thấp: Với tỷ lệ HbsAg (+) vào khoảng 0,1-0,5% (Bắc Mỹ, Tây Âu, Úc… ). Trong vùng này trẻ em rất hiêm bị HBV. - Vùng lưu hành trung bình: Với tỷ lệ HbsAg (+) vào khoảng 2-7%, thường gặp ở Đông Âu, Nga, Địa Trung Hải, Trung Đông, Nam Mỹ. Thỉnh thoảng có thể thấy nhiễm HBV ở trẻ em, nhiễm trùng do nhiễm trùng sơ sinh do HBV rất hiêm gặp. - Vùng lưu hành cao: Với tỉ lệ HbsAg (+) vào khoảng 8-15%. Đặc điểm dịch tễ học quan trọng của vùng này là nhiễm HBV thường gặp ở trẻ em và lây qua đường chu sinh;Trung Quốc, Châu Phi, Đông Nam Á được xêp vào vùng này. Một vấn đề cần lưu ý là tại các quốc gia này dân số cao, ước lượng >90% trẻ sơ sinh lây nhiễm HBV qua đường chu sinh, thì lâu dài về sau dễ bị các bệnh mạn tính có liên quan đên HBV (xơ gan, ung thư gan…) [8] Theo WHO, có khoảng 2 tỉ người đã nhiễm HBV,350 triệu người mang mầm bệnh; Đên đầu thê kỉ 21, số người mang mầm bệnh có thể lên đên 400 triệu, 85% số người mang mầm bệnh cư ngụ tại khu vực Á-Phi, trong đó có đên 60% ở vùng Tây Thái Bình Dương, 14% ở Đông Nam Á, 3% ở Nam Mỹ, 3% ở Châu Âu, Bắc Mỹ và Thái Bình Dương [9]. Mỗi năm có khoảng 2 triệu người chêt vì các bệnh liên quan đên viêm gan virus B như xơ gan, ung thư gan trên thê giới, đặc biệt ở châu Á và cận SaharaChâu Phi, nhất là khoảng 10-20% sự nhiễm HBV xảy ra ở giai đoạn chu sinh và trẻ nhỏ đều có liên quan đên bệnh gan [10]. HBV lây truyền chủ yêu qua đường máu trong đó yêu tố quan trọng nhất là lây truyền từ mẹ sang con, lây trong sinh hoạt gia đình, là yêu tố liên quan đên ung thư gan ở lứa tuổi trẻ: đã được nghiên cứu theo dõi 20 năm tại Đài Loan để đánh giá hiệu quả của Vacxin viêm gan B. Lây nhiễm HBV ở tuổi lớn phụ thuộc một số yêu tố khác: nghề nghiệp, tuổi tác, giới tính, thể trọng, miễn dịch…[11]. 3.2 Tại Việt Nam Việt Nam được xêp vào khu vực lưu hành cao, tình hình nhiễm HBV khá phổ biên, các nghiên cứu ở nhiều địa phương khác nhau cho thấy tỉ lệ nhiễm HbsAg trong cộng đồng khoảng 10%. Nghiên cứu thăm dò năm 1983 ở Việt Nam là 12,5%, đên năm 1992 Viện Vệ sinh dịch tễ Trung Ương cùng Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật, phòng viêm gan Atlanta điều tra ở 9 bệnh viên Trung ương Quân dân Y – Hà Nội, phát hiện nhiễm HBsAg ở bệnh nhân viên gan virus 43,8%, xơ gan 49,4%, ung thư gan 85%, người cho máu 18%, người khỏe mạnh 24,8%. Nghiên cứu tại khoa truyền nhiễm bệnh viên Trung ương Huê (2002-2003) trên bệnh nhân được chẩn đoán viên gan B cấp cho thấy sự tồn tại dấu ấn nhiễm HbsAg mạn tính trên 6 tháng kêt hợp với sự tồn tại HbeAg là 33,3% nguy cơ này có thể là nguyên nhân làm lây lan HBV trong cộng đồng [12]. Khảo sát huyêt thanh học ở các phụ nữ có thai tại bệnh viện Từ Dũ – TP. Hồ Chí Minh (1995-1997), tỷ lệ nhiễm HBsAg là 7,7%; tại Hà Nội (2005) 12,5%, lứa tuổi <25 có tỷ lệ cao nhất 15,4%, lứa tuổi 30-34 là 12,2%, 25-29 tuổi là 8,8%, trong số này tỷ lệ nhiễm HBsAg từ mẹ sang con là 35,6%. 4.Vacxin phòng nhiễm virus viêm gan virus B 4.1 Sự phát triển của vacxin HBV Tiêm vacxin phòng bệnh viêm gan B thực chất là đưa một lượng kháng nguyên (rất nhỏ) của HBV vào cơ thể, liều nhỏ kháng nguyên này không đủ khả năng gây bệnh mà có tác dụng tạo miễn dịch,kích thích cơ thể sinh ra kháng thể đặc hiệu chống lại virus VGB . Nhiều nước trên thê giới (như Đài Loan ) đã áp dụng chiên lược tiêm chủng và đã thành công trong việc giảm tỉ lệ VGB trong cộng đồng xuống dưới 1%. Sự ra đời của vacxin VGB là một cứu cánh cho căn bệnh nguy hiểm này. Không có biện pháp phòng bệnh nào tốt hơn tiêm phòng vacxin viêm gan B. Ở Đài Loan trong những năm đầu thập niên 1980, có từ 15-20% dân số là nhiễm HBV. Do đó 1 chương trình tiêm chủng trên diện rộng được thực hiên vào năm 1984. Trong 2 năm đầu, tất cả các trẻ sơ sinh của các bà mẹ có HBsAg (+) đều được tiêm phòng, sau đó Đài Loan đã tổ chức tiêm cho tất cả các trẻ em, học sinh,thanh thiêu niên và người lớn. Tỷ lệ bao phủ ở trẻ sơ sinh được tiêm phòng viêm gan B là 90%,79% ở các phụ nữ mang thai sàng lọc HBsAg. Với những nỗ lực đó, tỷ lệ trẻ sơ sinh mang virus HBV ở những bà mẹ bị nhiễm giảm dần từ 8696% xuống 12-14% và càng về sau tỷ lệ này càng thấp còn dưới 1% [11]. Hiện tại Việt Nam đang sử dụng một số loại vacxin là: Hepavax B ( Hàn Quốc), EngerixB, Recombivax, H-B-VAX II ( Mỹ ).... Trung tâm sinh phẩm và vacxin của Viện vệ sinh Dịch tể Trung ương đã sản xuất được vacxin phòng bệnh viêm gan B, có tác dụng bảo vệ tương đương các loại vacxin nhập ngoại. Có 2 loại lịch tiêm có thể áp dụng: - Lịch tiêm chủng cho trẻ em trong chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia: mũi 0 trước 24 giờ sau sinh, mũi 1 khi trẻ được 2 tháng tuổi, mũi 2 khi trẻ được 3 tháng tuổi, mũi 3 khi trẻ 4 tháng. -Với các đối tượng khác có thể tiêm theo lịch 0-1-2: Tiêm 3 mũi, mỗi mũi cách nhau 1 tháng. Cách tiêm này cho sự bảo vệ sớm và nhanh chóng hoặc 0-1-6: tiêm 3 mũi, mũi tiêm thứ 2 cách mũi tiêm thứ nhất một tháng và mũi tiêm thứ 3 cách mũi tiêm thứ nhất sáu tháng. Cách tiêm này cho hiệu quả kháng thể cao hơn và kéo dài hơn. Để phòng bệnh HBV việc tiêm phòng viêm gan B bằng vacxin là hêt sức cần thiêt, trước khi tiêm phòng nên xét nghiệm HBsAg trong máu, nêu kêt quả âm tính (nghĩa là cơ thể không bị nhiễm virus viêm gan B) thì có chỉ định tiêm tuyệt đối. Với những cơ thể đã có HBsAg dương tính (đã bị nhiễm virus viêm gan B) thì không tiêm phòng vacxin viêm gan B nữa. Khoảng 95-99% người tiêm ngừa 3 mũi sẽ được bảo vệ không bị lây nhiễm HBV. Theo khuyên cáo hiện nay những người có hiệu giá anti-HBs nhỏ hơn 10UI/Lít phải tiêm lại cả phác đồ sau khi cân nhắc nguyên nhân thất bại của lần tiêm phác đồ 1, việc tiêm mũi thứ 4 chỉ áp dụng cho nhóm có anti-HBs từ 10100UI/Lít tức là có đáp ứng nhưng không được lâu dài. Ngoài chỉ định gây miễn dịch cơ bản cho trẻ sơ sinh, vacxin VGB còn được chỉ định tiêm cho người khỏe mạnh và những người có nguy cơ cao, không phân biệt lứa tuổi như: -Những người có quan hệ tình dục với nhiều người. -Những người có bệnh lây qua đường tình dục -Những người di cư vào vùng dịch tễ viêm gan B cao: Như Châu Á, Châu Phi, Trung Đông, vùng Amazon. -Trẻ em sinh tại Mỹ nhưng cha mẹ di dân từ vùng dịch tễ HBV cao. -Đồng tính luyến ái nam, dùng heroin, người rối loạn đông máu. -Nhân viên y tế, người chạy thận nhân tạo, tù nhân[13],[14],[15]. Hình 3 : Sơ đồ đáp ứng miễn dịch đối với vaccine ngừa VGB (Theo Banatvala J. Lancet, 2000) 4.2 Hiệu quả của vacxin VBG với chương trình tiêm chủng mở rộng 4.2.1 Trên thế giới Từ năm 1977, người ta đã khuyên cáo cần phải đưa vacxin viêm gan B vào tiêm cho trẻ em sơ sinh, những cư dân sống ở những vùng có tỉ lệ mắc bệnh cao cũng cần thiêt được tiêm phòng vacxin. Khi được bảo vệ bằng vacxin, trẻ sinh ra từ những người mẹ có HBsAg dương tính cũng sẽ tránh được nguy cơ lây nhiễm từ người mẹ[16] [17]. Tính từ năm 1982 cho đên nay, đã có hơn 2 tỷ vacxin ngừa viêm gan B sử dụng trên toàn cầu. Nhiều nghiên cứu cho thấy hiệu quả của vacxin lên đên 95% và đã góp phần lớn vào việc phòng chống viêm gan B trên bình diện thê giới. Ở Đài Loan chương trình tiêm vacxin ngừa viêm gan B được triển khai toàn quốc từ năm 1984 và được xem là một trong những nước thành công nhất trong việc ngăn ngừa bệnh này. Theo nghiên cứu của Đài Loan chỉ trong vòng 10 năm sau khi triển khai chương trình tiêm chủng, tỷ lệ trẻ em mới bị nhiễm viêm gan B giảm từ 10% xuống còn 1%, tỷ lệ ung thư gan ở trẻ em giảm gần 50% [1]. Quá trình đánh giá hiệu quả của vacxin viêm gan B ở Đài Loan đã được thực hiện 5 năm/lần từ năm 1984, được theo dõi từ những trẻ sơ sinh tới người trưởng thành dưới 30 tuổi. Kêt quả theo nhóm tuổi được đánh giá so sánh với nhau tại những giai đoạn khác nhau giữa những năm 1984, 1989, 1994, 1999 và 2004 [18]. Tỷ lệ huyêt thanh HBsAg giảm từ 10% đên 0,6% ở những trẻ dưới 15 tuổi tại thành phố Taipei trong suốt 2 thập niên qua. Tỉ lệ huyêt thanh dương tính đối với HBsAg, anti-HBs và anti-HBc là 1,2%, 50,5% và 3,7%, ở những trẻ sơ sinh ra sau chương trình vacxin (<20 tuổi) vào năm 2004. Tỉ lệ nhiễm toàn bộ đã giảm, huyêt thanh dương tính đối với anti-HBc đã giảm từ 38% xuống còn 16% và thậm chí sau này còn giảm xuống 4,6% ở trẻ em được kiểm tra 15 năm sau chương trình. Chương trình Vacxin đã thực sự giảm cả sự lây truyền trong quá trình sơ sinh và sự lây nhiễm ngang của HBV. Kinh nghiệm ở Đài Loan cho thấy các yêu tố dẫn đên thành công của chương trình phòng ngừa viêm gan B là: - Sự quyêt tâm của Chính phủ, mà cụ thể là Bộ Y tê và Bộ Thông tin các trường Đại học và Bệnh viện trong công tác tuyên truyền và phòng viêm gan B. - Chương trình tiêm chủng được tiên hành từng bước kêt hợp chương trình giáo dục và huấn luyện nhân viên y tê nắm vững chuyên môn. - Trong quá trình triển khai, các điều tra và đánh giá hiệu quả của Vacxin cũng được tiên hành. 4.2.2 Tại Việt Nam Tỉ lệ người Việt Nam nhiễm viêm gan B là rất cao, chiêm tới 10-15% dân số, thậm chí trong những nhóm người có nguy cơ cao, tỷ lệ này còn là 20%. Tỉ lệ mang virus viêm gan B ở phụ nữ có thai trên 10%, và ở trẻ em là 6%. Những em bé được sinh ra từ những bà mẹ có virus viêm gan B sẽ có nguy cơ nhiễm virus này tới 90%. Nêu không được tiêm vacxin phòng bệnh những trẻ em này tiêp tục là nguồn lây trong cộng đồng, 10-15 năm sau chúng sẽ mắc phải các biên chứng nguy hiểm như viêm ban B mạn tính, xơ gan, ung thư gan[7]. Ở Việt Nam, từ năm 1985 chương trình tiêm chủng mở rộng bắt đầu được thực hiện, theo ước tính, nêu số trẻ em mới sinh hàng năm ở nước ta là 1,5 triệu, có thể ước tính rằng số trẻ em sinh nhiễm VGB là khoảng 202.000 (tức là khoảng 13%). Nêu không tiêm vacxin, số trẻ em này sẽ mắc bệnh khi trưởng thành, và khoảng 15% đên 25% sẽ bị chêt vì các bệnh mạn tính liên quan đên gan và ung thư gan. Nhưng tiêm vacxin lúc mới sinh có thể giảm khoảng 90% đên 95% các trường hợp viêm gan B, và có thể cứu sống cho hơn 38.000 người[14]. Từ năm 2005, vacxin viêm gan B được sử dụng trên toàn quốc, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm vacxin phòng bệnh. Để làm tốt điều này, chương trình tiêm chủng mở rộng được phối hợp với khoa sản bệnh viện thực hiện tiêm cho trẻ trong 24 giờ sau sinh; trẻ được tiêm vacxin viêm gan B ngay sau khi sinh thì nguy cơ nhiễm HBV sẽ giảm. Theo kêt quả báo cáo y tê Việt Nam năm 2011 thì tỷ lệ tiêm phòng viêm gan B trong vòng 24 giờ sau khi sinh chỉ đạt 20,7% do vấn đề cung ứng vacxin và các trường hợp phản ứng nặng xảy ra sau khi tiêm các vacxin, trong đó có vacxin viêm gan B. Tỷ lệ tiêm 24 giờ sau sinh đã giảm từ 64% năm 2007 xuống 25% năm 2008. Năm 2009, tỷ lệ này có tăng lên 40%. Tuy nhiên đên năm 2011 lại xuống rất thấp. Khu vực phía Bắc chỉ còn 13,3%; phía Nam 18%. Khá hơn ở miền Trung đạt 22,5%; Tây Nguyên 23,6%. Công tác đào tạo hàng năm về tiêm chủng mở rộng chỉ tập trung số ít cán bộ y tê trong khi hầu hêt cán bộ y tê cơ sở tham gia tiêm chủng chưa được đào tạo và nội dung đào tạo chưa bảo đảm tăng chất lượng và an toàn khi thực hiện tiêm chủng mở rộng[19]. 5. Các yếu tố liên quan nhiễm virus viêm gan B Liên quan đên kiên thức, thái độ về bệnh VGB: thực tê cho thấy khi người dân có hiểu biêt đúng đắn về sự nguy hiểm, về nguy cơ lây nhiễm của bệnh VGB, về lợi ích của tiêm ngừa vacxin sẽ góp phần quan trọng ngăn ngừa sự lây lan của bệnh VGB trong cộng đồng. Theo Lý Văn Xuân cùng cộng sự nghiên cứu tại Bình Phước năm 2009 cho thấy kiên thức, thái độ của bệnh nhân về phòng bệnh VGB: bệnh nhân biêt về bệnh VGB là 78,02%, về hậu quả của bệnh VGB là 77,78%, biêt khả năng lây nhiễm cho con là 72,39%, biêt lợi ích của việc tiêm ngừa là 61,13%. Điều này phản ánh việc tuyên truyền trên đài phát thanh, truyền hình, tờ rơi, poster … có tác dụng tốt và có liên quan đên nhiễm viêm gan B đối với bệnh nhân. Tỷ lệ người có thái độ chung đúng về phòng chống VGB là 38,34%. Tuy nhiên bệnh nhân đều đồng ý VGB là bệnh nguy hiểm (93,83%), cần thiêt phải xét nghiệm máu để phát hiện bệnh (92,23%). Có 27,08% bệnh nhân sợ tiêp xúc với người mắc bệnh VGB và chỉ có 21,45% người đồng ý tiêm vacxin cho bà mẹ mang thai. Có 32,71% bệnh nhân thực hành chung đúng về phòng bệnh VGB, nhưng chỉ có 21,45% bệnh nhân có tiêm vacxin phòng bệnh. Do đó cần có biện pháp giúp ngươi dân tiêm ngừa vacxin VGB. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiên thức đúng và thực hành đúng. Bệnh nhân có kiên thức đúng sẽ thực hành đúng gấp 3,65 lần so với bệnh nhân không có kiên thức đúng. Do đó cần nâng cao kiên thức về phòng bệnh VGB cho nhân dân để từ đó có thái độ và thực hành đúng [20]. Tìm hiểu mối liên quan giữa khả năng thực hành và nhiễm HBsAg, theo Chu Thị Thu Hà và cộng sự nghiên cứu trên đối tượng là phụ nữ có thai cho thấy khi phân tích mối liên quan giữa kiên thức tốt và thực hành đạt cho thấy kiên thức càng tốt thì thực hành đạt càng cao. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, vẫn còn tỷ lệ khác cao những người có kiên thức tốt nhưng vẫn thực hành không đạt (chiêm 22%). Thực tê cho thấy, quá trình từ khi tiêp nhận thông tin đên thay đổi thái độ chuyển thành hành động và hành động đúng là một quá trình lâu dài hoặc có thể không thể chuyển thành hành động. Tuy nhiên, với trình độ dân trí tương đối cao, phương tiện nghe nhìn phong phú, nêu thông điệp đơn giản, dễ thực hiện thì quá trình trên sẽ được rút ngắn. Khi tìm hiểu mối liên quan giữa khả năng thực hành và nhiễm HBsAg, tác giả cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm thai phụ: tỷ lệ nhiễm HBsAg (+) nhóm thực hành đạt (5,8%) thấp hơn nhóm thực hành không đạt (22%). Điều đó có thể khẳng định rằng muốn giảm tỷ lệ nhiễm HBsAg cần phải có kiên thức và thực hành tốt về phòng chống VGB [21]. Đánh giá kiên thức, thực hành về HBV của phụ nữ có thai tại Hà Nội (2005) thì tỷ lệ có nghe nói về bệnh viêm gan 85,4%, biêt về một số đường lây như dùng kim tiêm 25,8%, lây qua quan hệ tình dục không an toàn 33,6%, do dùng chung bàn chải 12,5%, châm cứu 6,8%, hiểu biêt về cách phòng, tiêm vacxin cho trẻ khi sinh 42,5% [22]. Liên quan đên yêu tố thường xuyên tiêp xúc với máu và các sản phẩm của máu ở các cán bộ y tê làm công tác điều trị và xét nghiệm; theo nghiên cứu của Võ Hồng Minh Công và cộng sự tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định cho thấy: trong ngành y tê việc nhiễm VGB không phụ thuộc vào giới tính mà phụ thuộc vào công việc và việc tuân thủ các quy trình chống lây nhiễm trong nhân viên y tê. Ở nhóm có thời gian công tác càng lâu thì tỷ lệ nhiễm siêu vi VGB càng nhiều. Kêt quả cho thấy, thời gian làm việc trên 10 năm tỷ lệ nhiễm VGB chiêm 42,2%;nhân viên y tê công tác tại các bộ phận chuyên môn khác nhau cho thấy tỷ lệ nhiễm VGB cũng khác nhau; ở nhân viên công tác tại các phòng sinh là 60,9%, nhi 58,8% và hồi sức nội 42,8%. Điều này cho thấy những nơi tiêp xúc với máu và bệnh nhiễm nhiều thì tỷ lệ lây nhiễm cao. Ngoài ra, ở phòng mổ và hồi sức ngoại có tỷ lệ nhiễm thấp, rõ ràng về vấn đề thực hiện khâu vô trùng trong khi tiêp xúc với bệnh nhân ở các khoa này thực hiện tốt hơn [23]. Nghiên cứu của Aires về tỷ lệ mắc VGB ở thành phố Goiania, Brazil cho thấy có mối liên quan giữa tỷ lệ HBsAg (+) với tiền căn gia đình. Các kêt quả nghiên cứu về liên quan đên nhiễm VGB đã chỉ ra rằng tỷ lệ nhiễm HBV chiêm tỷ lệ cao ở những người có QHTD không an toàn cao hơn 10 lần so với người có QHTD an toàn, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê [24], [25]. Kêt quả của Tortajada và cộng sự trong nghiên cứu tình trạng nhiễm HBV ở Barcelona từ năm 1989-2010 cho rằng yêu tố QHTD không an toàn có liên quan đên tỷ lệ nhiễm HBV cao[26]. Liên quan giữa tiêp nhận thông tin với nhiễm VGB, một số nghiên cứu của các tác giả ở Mỹ, Úc như Hwang Jessica[27], Jenkins[28], Levy[29], O’Connor[24] Và Wiecha[30] cho rằng những người dân nhập cư thường ít có khả năng tiêp nhận thông tin phòng bệnh và bất đồng ngôn ngữ nên tỷ lệ nhiễm HBV ở những nhóm người này cao hơn nhóm đã định cư trên 10 năm hoặc người bản xứ và tỷ lên nhiễm HBV cao có liên quan chặt chẽ với việc tiêp cận thông tin phòng bệnh. Phân tích mối liên quan giữa hành vi tự chăm sóc sức khỏe có ảnh hưởng đên bệnh tật nói chung và VGB nói riêng; tác giả Phan Văn Tường và Trịnh Hòa Bình trong nghiên cứu về phong tục tập quán có hại cho sức khỏe (2007) kêt luận cho rằng phong tục tập quán có hại đối với sức khỏe người dân có mối liên hệ mật thiêt với yêu tố học vấn, thu nhập. Nêu học vấn cao thì nhận thức và thực hành về tác hại của những thói quen có hại đối với sức khỏe tích cực hơn các nhóm học vấn còn lại. Bên cạnh đó yêu tố về kinh tê gia đình cũng tác động không nhỏ đối với việc phân bố thời gian tiêp cận các thông tin truyền thông giáo dục sức khỏe và thói quen chăm sóc sức khỏe hàng ngày. Liên quan đến lối sống, hành vi: Sử dụng rượu bia: theo điều tra y tê quốc gia 2001-2002, tỷ lệ nam giới 15 tuổi trở lên uống rượu là 46%. Tỷ lệ uống rượu cao ở nhóm có trình độ học vấn cao hơn: Nam giới có trình độ học vấn từ THPT trở xuống uống rượu khoảng 41%, trong khi đó ở nam giới có trình độ trên THPT, kể cả nông thôn, thành thị là khoảng 60%. Theo điều tra thanh thiêu niên Việt Nam (SAVY 1 và SAVY 2), tỷ lệ đã từng uống hêt một cốc rượu/bia trong độ tuổi từ 14-17 tuổi năm 2004 là 35% đên năm 2009 đã tăng lên 47,5%, đối với tuổi 18-21 năm 2004 là 57,9% đên năm 2009 đã tăng lên 66,9% [19]. Chế độ dinh dưỡng: nói chung, chê độ ăn hiện nay của người Việt Nam chứa nhiều rau, quả, với lượng lipid thấp là một yêu tố có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, tình hình này có thể thay đổi rất nhanh, đặc biệt khi kinh tê phát triển dễ dàng tiêp cận với những loại thực phẩn đem lại nhiều năng lượng, nguy cơ này lớn hơn ở những vùng dân trí thấp nhưng không thiêu lương thực. Thừa cân và béo phì đã trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng ở nhiều khu vực trên thê giới, hiện trên thê giới có tới trên 250 triệu người béo phì, kéo theo việc tăng nhanh người mắc các bệnh mạn tính và tăng chi phí cho việc điều trị và phòng bệnh. Tỷ lệ thừa cân ở người Việt Nam trưởng thành năm 2000 là 5,4% (đô thị) và 1,7% ở nông thôn. Tỷ lệ thừa cân ở trẻ em khoảng 1,3% đối với trẻ em dưới 5 tuổi và 0,8% đối với trẻ em từ 510 tuổi [19].
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng