Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận Quy trình sản xuất Tôm sú và tôm càng xanh....

Tài liệu Tiểu luận Quy trình sản xuất Tôm sú và tôm càng xanh.

.DOC
51
384
75

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG -----š š › › ----- THỰC TẬP GIÁO TRÌNH CHUYÊN MÔN NƯỚC LỢ QUI TRÌNH SẢN XUẤT GIỐNG TÔM SÚ VÀ TÔM CÀNG XANH SINH VIÊN THỰC HIỆN TIỂU NHÓM 1A LỚP: ĐH NTTS 8 Cần Thơ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG -----š š › › ----- THỰC TẬP GIÁO TRÌNH CHUYÊN MÔN NƯỚC LỢ QUI TRÌNH SẢN XUẤT GIỐNG TÔM SÚ VÀ TÔM CÀNG XANH CÁN BỘ HƯỚNG DẪN LỚP: ĐH NTTS 8 Th.S. NGUYỄN LÊ HOÀNG YẾN SINH VIÊN THỰC HIỆN Th.S. TĂNG MINH KHOA TRẦN THANH BÌNH NGUYỄN CHÍ CÔNG NGUYỄN VĂN DỤ Cần Thơ MỤC LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU.....................................................................................1 1.1. Giới thiệu...........................................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................2 1.3. Nội dung nghiên cứu.........................................................................................2 CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU................................................................3 2.1 Tổng quan về đặc điểm sinh học của tôm sú.....................................................3 2.1.1 Khóa phân loại............................................................................................3 2.1.2. Đặc điểm phân bố......................................................................................4 2.1.3. Vòng đời và tập tính sống..........................................................................4 2.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng................................................................................5 2.1.5. Đặc điểm sinh sản......................................................................................6 2.1.6. Tập tính ăn.................................................................................................8 2.2 Tổng quan về đặc điểm sinh học của tôm càng xanh........................................9 2.2.1 Khóa phân loại............................................................................................9 2.2.2. Phân bố.....................................................................................................10 2.2.3. Vòng đời và tập tính sống........................................................................10 2.2.4. Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng......................................................11 2.2.5. Đặc điểm các giai đoạn phát triển của ấu trùng tôm càng xanh.............11 2.2.6. Đặc điểm sinh sản....................................................................................12 2.2.7. Các qui trình sản xuất giống TCX hiện nay............................................13 2.2.7.1. Hệ thống nước trong hở...................................................................13 2.2.7.2. Hệ thống nước trong kín..................................................................13 2.2.7.3. Hệ thống nước xanh.........................................................................13 2.2.7.4. Hệ thống nước xanh cải tiến............................................................13 CHƯƠNG 3: VÂÂT LIÊÂU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................14 3.1 Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu..................................................14 3.2 Vật liệu nghiên cứu..........................................................................................14 3.2.1 Vật liệu......................................................................................................14 3.2.2. Thức ăn, thuốc, hóa chất và chế phẩm sinh học.....................................14 3.3 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................15 3.3.1 Vệ sinh trại................................................................................................15 3.3.2 Xử lý nước................................................................................................15 3.3.3. Chuẩn bị bể ương.....................................................................................16 3.3.4 Phương pháp ấp Artemia..........................................................................16 3.3.5 Phương pháp cấy tảo.................................................................................16 3.3.6 Tiến hành sinh sản nhân tạo tôm sú..........................................................17 3.3.6.1. Chọn tôm bố mẹ...............................................................................17 3.3.6.2. Cắt mắt tôm mẹ................................................................................17 3.3.6.3. Thu và bố trí ấu trùng.......................................................................18 3.3.6.4. Chăm sóc và quản lý........................................................................18 3.3.7 Tiến hành cho sinh sản nhân tạo tôm càng xanh......................................19 3.3.7.1. Chuẩn bị thí nghiệm.........................................................................19 3.3.7.2. Bố trí thí nghiệm..............................................................................20 3.3.7.3. Cho ăn...............................................................................................20 3.3.7.4. Chăm sóc và theo dõi ấu trùng.........................................................21 3.3.8 Thu hoạch..................................................................................................22 3.3.9 Phương pháp xử lí số liệu.........................................................................22 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN........................................................23 4.1 Yếu tố môi trường trong sản xuất giống tôm sú..............................................23 4.1.1 Nhiệt độ.....................................................................................................23 4.1.2 pH..............................................................................................................24 4.2 Kết quả sinh sản nhân tạo tôm sú....................................................................24 4.2.1 Tỷ lệ đẻ......................................................................................................24 4.2.2 Tỷ lệ sống của ấu trùng tôm sú.................................................................24 4.2.3 Thời gian phát triển của ấu trùng tôm sú.................................................25 4.3 Yếu tố môi trường trong sản xuất giống tôm càng xanh.................................26 4.3.1 Nhiệt độ.....................................................................................................26 4.3.2 pH..............................................................................................................27 4.4 Kết quả sinh sản nhân tạo tôm càng xanh.......................................................27 4.4.1 Tỷ lệ sống của ấu trùng tôm càng xanh....................................................27 4.4.3 Sự phân đàn trong quá trình phát triển ấu trùng......................................28 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT............................................................29 5.1. Kết luận...........................................................................................................29 5.2.Đề xuất.............................................................................................................29 TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................31 PHỤ LỤC...............................................................................................................32 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Hình thái bên ngoài tôm sú..........................................................................3 Hình 2.2 Vòng đời tôm sú............................................................................................4 Hình 2.3: Các giai đoạn phát triển buồng trứng tôm sú...............................................8 Hình 2.4: Hình thái tôm càng xanh..............................................................................9 Hình 2.5 Vòng đời TCX.............................................................................................10 Hình 2.6: Các giai đoạn phát triển của ấu trùng tôm càng xanh................................12 Hình 3.1: Bể ương tôm sú..........................................................................................14 Hình 3.2: Thức ăn, thuốc và hóa chất.........................................................................15 Hình 3.3: Tôm sú bố mẹ............................................................................................17 Hình 3.4: Cắt cuống mắt tôm mẹ...............................................................................18 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Đặc điểm các giai đoạn phát triển của ấu trùng tôm càng xanh...............11 Bảng 3.1 Công thức thức ăn chế biến cho ấu trùng tôm càng xanh..........................20 Bảng 3.2 Chế độ chăm sóc và cho ấu trùng tôm càng xanh ăn.................................21 Bảng 4.1 Nhiệt độ và pH trong bể ương ấu trùng tôm sú..........................................23 Bảng 4.2: Tỷ lệ sống của ấu trùng tôm sú..................................................................24 Bảng 4.3 Thời gian phát triển của ấu trùng tôm sú....................................................25 Bảng 4.4. Nhiệt độ trong bể ương ấu trùng tôm càng xanh.......................................26 Bảng 4.5: pH trong bể ương ấu trùng tôm càng xanh................................................27 Bảng 4.6 Tỷ lệ sống của ấu trùng tôm càng xanh......................................................27 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. Giới thiệu Hiện nay trên thế giới, nghề nuôi tôm là một trong những nghề nuôi phát triển nhất. Các quốc gia đứng đầu về sản lượng tôm nuôi gồm Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam, nghề nuôi tôm đem lại lợi nhuận cao, góp phần nâng cao đời sống cho người dân, phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, hạn chế sự khai thác quá mức tài nguyên sinh vật biển. Ở Việt Nam, tiềm năng nuôi tôm là rất lớn. Nước ta có 3260 km bờ biển, 12 đầm phá và các eo vịnh, 112 cửa sông gạch, hàng ngàn đảo lớn nhỏ ven biển là những nơi rất thuận lợi cho việc nuôi trồng các loại thủy sản lợ mặn. Hiện nay, nuôi Tôm Sú ở Đồng Bằng Sông Cửu Long dẫn đầu về sản lượng tôm nuôi. Theo thống kê của Bộ thủy sản, năm 1990, ở Việt Nam có 187.000 ha mặt nước nuôi tôm, sản lượng đạt được 31.000 tấn. đến năm 1995, diện tích mặt nước nuôi tôm đã tăng lên 260.000 ha và đạt sản lượng 52000 tấn Con giống tự nhiên đã không còn đáp ứng đủ nhu cầu của người nuôi nữa và hàng loạt các trại sản xuất giống được thành lập. Theo thống kê hàng năm các trại trong nước cung cấp khoảng 15 - 17 tỷ PL15, riêng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long có 1546 trại, sản xuất khoảng 8,5 tỷ tôm giống. TCX (Macrobrachium rosenbergii De Man, 1879) là loài giáp xác sống và phát triển chủ yếu trong môi trường nước ngọt, có tốc độ tăng trưởng nhanh, kích thước cá thể lớn, thịt thơm ngon, được nhiều người ưa chuộng và có giá trị kinh tế cao. Hiện nay TCX đang là đối tượng nuôi hấp dẫn đối với nhiều người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Tôm càng xanh là đối tượng tôm nước ngọt duy nhất có giá trị kinh tế cao đã và đang được đầu tư phát triển mạnh tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Theo huy hoạch của hội nghề cá Việt nam tại ĐBSCL đến năm 2015 diện tích nuôi tôm càng xanh là 26.900 ha với năng suất ước đạt 43.040 tấn và đến năm 2020 là 35.100 ha với năng suất ước đạt 56.160 tấn (Phùng Thi Kim Thu, 2014). Hiện nay, ở Việt Nam tôm sú và tôm càng xanh đang gặp nhiều khó khăn đáng kể. Với việc con giống trong tự nhiên ngày càng giảm, chất lượng con giống không ổn định thì việc sản xuất con giống nhân tạo để chủ động về con giống cũng như kiểm soát được chất lượng con giống là việc cần làm để phát triển nghề nuôi. Mặt khác do việc nuôi tôm ven biển phát triển một cách ào ạt không có quy hoạch, nuôi với mật độ cao, con giống kém chất lượng đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước, dịch bệnh xảy ra trên diện rộng làm cho tôm chết ở nhiều nơi gây thiệt hại kinh tế nặng nề. Do đó, việc sản xuất ra con giống sạch bệnh, chất lượng cao nhằm đáp ứng đủ nhu cầu người nuôi là một yêu cầu cấp bách và cân thiết. Xuất phát từ những yêu cầu trên môn “thực tập giáo trình chuyên môn nước lợ” được tiến hành. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu. Trang bị những kiến thức cơ bản và kỹ năng thực tiễn về quy trình sản xuất giống tôm sú và tôm càng xanh. 1.3. Nội dung nghiên cứu. Thử nghiệm nuôi vỗ tôm sú bố mẹ, tiến hành cho sinh sản nhân tạo tôm sú và tôm càng xanh, ấp trứng và theo dõi các giai đoạn phát triển phôi của tôm sú. Tổng hợp và xữ lý số liệu, viết báo cáo khoa học và thi kết thúc môn học. 2 CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Tổng quan về đặc điểm sinh học của tôm sú 2.1.1 Khóa phân loại Tôm sú được phân loại theo (Fabricius, 1798) như sau: Ngành: Artthropoda Lớp: Crustacea Bộ: Decapoda Họ chung: Penaeidea Họ: PenaeusFabricius Giống: Penaeus Loài:P. monodon Tên khoa học: Penaeus monodon (Fabricius, 1798) Tên tiếng anh: Giant tiger prawn Hình 2.1: Hình thái bên ngoài tôm sú Tôm sú Penaeus monodon (Fabricius, 1798): có 7-8 răng trên chủy và 3-4 răng dưới chủy, chủy cong xuống rất ít. Gờ gan dài và cong. Gai đuôi có rãnh nhưng không có gai bên. Phần đầu ngực và phần bụng có những vạch đen ngang. Chân ngực có thể có màu đỏ. Tôm sú là loài có giá trị kinh tế, kích cỡ lớn nhất trong giống tôm he (Tăng Minh Khoa, 2010). 3 Bộ phận sinh dục nằm dưới bụng của tôm sú thuộc lại di hình phái tính, con cái có kích thước to hơn con đực. Khi tôm trưởng thành phân biệt rõ đực cái, thông qua cơ quan sinh dục phụ bên ngoài. 2.1.2. Đặc điểm phân bôố Phạm vi phân bố của tôm sú khá rộng, từ Ấn Độ Dương qua hướng Nhật Bản, Đài Loan, phía Đông Tahiti, phía Nam châu Úc và phía Tây châu Phi (Racek - 1955, Holthuis và Rosa - 1965, Motoh - 1981, 1985). Nhìn chung, tôm sú phân bố từ 30 kinh độ Đông đến 155 kinh độ Đông, từ 35 vĩ độ Bắc tới 35 vĩ độ Nam xung quanh các nước vùng xích đạo, đặc biệt là Indonesia, Malaixia, Philippines và Việt Nam. Tôm bột (Post Larvae), tôm giống (Juvenile) và tôm gần trưởng thành có tập tính sống gần bờ biển và rừng ngập mặn ven bờ. Khi tôm trưởng thành di chuyển xa bờ vì chúng thích sống ở vùng nước sâu hơn. 2.1.3. Vòng đời và tập tnh sôống Tôm sú khoảng 8-10 tháng tuổi đã tham gia sinh sản. Vòng đời tôm được chia thành các giai đoạn: Phôi, ấu trùng (Naupliius, Zoea, Mysis), hậu ấu trùng (Post larvae), tôm giống và tôm trưởng thành. Khi đến giai đoạn thành thục tôm sẽ rời vùng cửa sông di cư ra biển sâu tham gia sinh sản. Theo Tăng Minh Khoa, (2010) sau khi đẻ 12-14h trứng sẽ nở thành Naupliius và biến thái qua các giai đoạn: Giai đoạn phôi: giai đoạn này bắt đầu từ khi trứng thụ tinh và phân cắt thành 2,4,8,16,32,64 tế bào, phôi nang, phôi dâu, phôi vị đến khi nở. Thời gian hoàn tất giai đoạn này khoảng 12-15h tùy thuộc vào điều kiện, nhiệt độ nước. Theo FAO vòng đời tôm sú có thể tóm tắt như hình 2.2 Hình 2.2 Vòng đời tôm sú 4 Nauplius (N): trải qua 6 giai đoạn biến thái (N1-N6) trong 2-3 ngày, chúng lột xác 4 lần (mỗi lần khoảng 7h), ở giai đoạn này tôm sống chủ yếu dựa vào noãn hoàng trong cơ thể. N có tập tính sống trôi nổi (bơi từng đoạn ngắn rồi nghỉ), hướng quang. Zoae (Z): có 3 giai đoạn phụ kéo dài 3-5 ngày, lột xác 2 lần (mỗi lần khoảng 36h) chúng bơi liên tục về phía trước, hướng quang mạnh. Ấu trùng Zoae có tính ăn lọc thụ động, dinh dưỡng chủ yếu là tảo khuê. Zoae (Z): bao gồm 3 giai đoạn phụ: + Ấu trùng Z1: phân biệt Z1 với N qua một số đặc điểm như có carapace tròn, các phụ bộ và gai đuôi phát triển. + Ở giai đoạn Z2, ấu trùng xuất hiện 2 mắt có cuống, chủy có răng, bụng phát triển dài ra. Đôi râu thứ nhất hướng ra phía trước. + Ấu trùng Z3 có các gai lưng và gai bụng trên các đốt bụng. Râu thứ nhất to hơn và có nhiều lông tơ. Các mầm chân ngực xuất hiện phía sau các phụ bộ miệng. Đặc điểm rõ nhất là chân bụng xuất hiện trước đuôi. Mysis (M): có 3 giai đoạn phát triển kéo dài 3-4 ngày. Chúng ăn phiêu sinh động vật, ấu trùng Artemia. Giai đoạn này M bơi hướng xuống sâu đuôi đi trước đầu đi sau. + Giai đoạn M1 có cơ thể kéo dài, chân ngực phát triển, telson xuất hiện, chưa có chân bụng. + M2 có mầm chân bụng nhưng chưa phân đốt. + M3 có chân bụng phát triển dài gấp đôi so với giai đoạn M2, chân bụng có 2 đốt. + Ấu trùng M dần dần chuyển sang ăn động vật phiêu sinh, bơi ngửa và giật về phía sau. Sự phát triển của hậu ấu trùng Sau giai đoạn M3, ấu trùng chuyển sang giai đoạn hậu ấu trùng (tôm bột – Post Lartvae) và có hình dạng tương tự như tôm trưởng thành. Postlarvae (PL): PL một ngày lột xác một lần, từ PL 15 trở đi thì sau 1-2 ngày tôm lột xác 1 lần. Từ PL6 tôm bắt đầu sống đáy, ở giai đoạn này cơ thể gần giống tôm trưởng thành, kích thước cơ thể ở đầu giai đoạn PL đạt 4,9-5mm. Đến cuối giai đoạn kích thước cơ thể đạt 2-3cm. 2.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng Giai đoạn Nauplius: Ấu trùng tôm dinh dưỡng bằng noãn hoàn. Giai đoạn Zoea: Tôm dinh dưỡng ngoài, thức ăn ưa thích là tảo silic điển hình là loài Skeletonema costatum, Chaetocerot, ấu trùng của Artemia. Ngoài ra còn sử dụng luân trùng Brachionus sp. Giai đoạn Mysis: Thức ăn ưa thích nhất của ấu trùng tôm vẫn là các loại ấu trùng Nauplius Artemia. Ngoài ra còn sử dụng luân trùng Brachionus sp. 5 Giai đoạn hậu ấu trùng (Postlarvae): Tôm chuyển sang ăn đáy và thức ăn bao gồm các loài động vật phù du, xác động vật thối rữa… Giai đoạn tôm trưởng thành: Sống tầng đáy và thức ăn chủ yếu là động vật đáy, lớp hai mảnh võ, xác động vật thối rữa,… Men tiêu hóa trong dạ dày của tôm chủ yếu là Peptilaza điều đó chứng tỏ tôm là loài ăn nghiêng về đông vật là chủ yếu. 2.1.5. Đặc điểm sinh sản Tôm sú sinh sản quanh năm nhưng chủ yếu tập trung ở 2 thời ký chính là tháng 3-7 và tháng 7-10 âm lịch hằng năm (Phạm Văn Tình, 2004). Tuổi thành thục sinh dục của tôm sú từ tháng 8 trở đi, việc xác định sự thành thục sinh dục ở con cái dể hơn con đực. Trong tự nhiên, tôm sú thành thục và tham gia sinh sản khi có khối lượng: con đực 80 - 100g và con cái: > 120 g. Khi tôm trưởng thành phân biệt đực cái dựa vào cơ quan sinh dục phụ bên ngoài. Theo Nguyễn Văn Thường và Trương Quốc Phú (2009), tôm đực và tôm cái được phân biệt bởi các đặc điểm sau: Con đực: cơ quan sinh dục chính của con đực nằm ở phía trong đầu ngực, bên ngoài có cơ quan giao phối phụ nằm ở nhánh ngoài đôi chân ngực thứ 2, lỗ sinh dục đực mở ra hốc hang đôi chân ngực thứ 5. Tinh trùng thuộc dạng chứa trong túi. Con cái: buồng trứng nằm dọc theo mặt lưng phía trên, 2 ống dẫn trứng mở ra ở khớp háng đôi chân ngực thứ 3. Bộ phận chứa túi tinh gồm 2 tấm phồng lên ở đôi chân ngực thứ 4 và thứ 5 dưới bụng tôm. Tôm cái chỉ giao vĩ khi vừa lột xác. Túi tinh của tôm đực được chuyển sang túi chứa tinh nằm trong thelycum của tôm cái. Túi tinh này sẽ được giữ để thụ tinh cho vài lần đẻ trứng hay đến khi tôm cái lột vỏ. Tôm đẻ vào ban đêm vào khoảng 22h-3h sáng hôm sau. Trong tự nhiên, tôm đẻ 1 lần trong mỗi chu kỳ lột xác, trong điều kiện nuôi vỗ tôm đẻ nhiều lần trong 1 chu kỳ lột xác. Trước khi đẻ, tôm nằm yên ở đáy bể. Khi bắt đầu đẻ, tôm bơi tới và thình thoảng búng nhanh, sau đó tôm bơi chậm lại và đẻ trứng, trứng rơi vào nước, các chân bụng hoạt động nhanh để phân tán trứng đều trong nước trước khi trứng chìm xuống đáy bể. Theo Nguyễn Thanh Phương (2009), trong điều kiện nuôi sức sinh sản của các loài cùng giống Penaeus từ 50.000 đến 300.000 trứng/con. Riêng với tôm Penaeus monodon sức sinh sản giao động từ 100.000 đến 1.000.000 trứng/con (theo Tăng Minh Khoa 2012). Thứ tự: lột xác - giao vĩ - thành thục - đẻ trứng. Hiện tượng giao vĩ ở tôm xảy ra khi có sự tiết pheromone sinh dục của tôm cái và tôm đực nhận biết nhờ râu thứ nhất hay gai râu thứ nhất. Đối với tôm sú, giao vĩ xảy ra sau khi lột xác của con cái và vào ban đêm Các bước trong quá trình giao vĩ của tôm được mô tả như sau: 6 + Một hay nhiều con đực bị con cái hấp dẫn, tiếp cận con cái từ phía sau, con đực chạm đầu gai chủy vào dưới đuôi con cái. + Con cái bơi lên mặt, và chúng rượt đuổi nhau hay bơi song song, con đực thường bơi phía dưới và sau con cái. + Từ phía dưới con cái, con đực trở ngửa lên, đầu áp đầu, bụng áp bụng với con cái. + Con đực sau đó quay vuông góc với con cái, búng co đầu và đuôi vài lần để chuyển túi tinh vào con cái. Phát triển tuyến sinh dục đực Tinh dịch có màu sữa hay xám nhạt. Tinh trùng không di động, có hình quả cầu có chóm gai. Phát triển tuyến sinh dục cái Ở tôm sú (P. monodon), có 5 giai đoạn phát triển của buồng trứng dựa trên sự khác biệt về cỡ trứng, độ rộng tuyến sinh dục, và màu sắc (Villaluz, 1969; Primavera, 1980; Motoh, 1981).  Giai đoạn I Buồng trứng mỏng, trong suốt, không nhìn thấy được từ bên ngoài. Ở tôm sú, giai đoạn này trứng có kích cỡ 36µm thì được bao bới một lớp folicule và trứng lớn hơn sẽ có nhân và hạt noãn hoàng. Ở giai đoạn thoái hoá, trứng cũng chứa noãn hoàng và có lớp folicule dày, trứng có hình dạng không đều.  Giai đoạn II (giai đoạn phát triển) Buồng trứng mềm và có màu trắng hay xanh ô-liu, dạng dãy thẳng. Trứng có kích cỡ trung bình 177µm có những hạt noãn hoàng. Tế bào có chất nguyên sinh bao gồm những hạt glycoprotein nhỏ, giọt lipoglycoprotein và giọt dầu.  Giai đoạn III (giai đoạn gần chín) Buồng trứng có màu xanh nhạt, phần trước dày và nở rộng. Có thể thấy buồng trứng dễ dàng qua lớp vỏ, đặc biệt ở đốt bụng thứ nhất. Trứng có kích cỡ trung bình 215µm.  Giai đoạn IV (giai đoạn chín) Buồng trứng có dạng hạt kim cương, nở rộng phủ khắp đốt bụng thứ nhất. Trứng có màu xanh ô-liu đậm hay xanh rêu đậm và phủ đầy khoang cơ thể. Trứng có kích cỡ trung bình 235µm. Tôm ở giai đoạn này thường được sử dụng cho sinh sản trong trại giống. 7  Giai đoạn V (sau khi đẻ trứng) Tùy vào khả năng đẻ của tôm mà giai đoạn này, buồng trứng của tôm có thể có các dạng như hình. a b Hình 2.3: Các giai đoạn phát triển buồng trứng tôm sú 2.1.6. Tập tnh ăn Tôm sú là loài ăn tạp, tập tính ăn và loại thức ăn của tôm thay đổi theo từng giai đoạn: Giai đoạn ấu trùng: Do sống trôi nổi, bắt mồi thụ động nên thức ăn phải vừa kích cở miệng. Giai đoạn Nauplius: dinh dưỡng bằng noãn hoàng. Giai đoạn Zoae: Kích thước hạt thức ăn < 50µm dinh dưỡng chủ yếu bằng tảo khuê (Skeletonema, Chaetoseros sp.). Giai đoạn Mysis: Kích thước thức ăn từ 50µm - 90µm, ăn chủ yếu động vật phiêu sinh, ấu trùng Artemia, luân trùng (Brachionus plicatilis). Giai đoạn tôm bộ: Kích thước thức ăn 90µm - 250µm, ăn chủ yếu là động vật. Giai đoạn tôm trưởng thành: Giai đoạn này tôm ăn tạp thiên về động vật sống đáy. 8 2.2 Tổng quan về đặc điểm sinh học của tôm càng xanh 2.2.1 Khóa phân loại Tôm càng xanh là loài tôm nước ngọt, một trong những loài giáp xác quan trọng trong ngành nuôi trồng thủy sản có vị trí phân loại như sau (Nguyễn Văn Thường, 2009). Ngành: Arthropoda Ngành phụ: Crustracea Lớp: Malacostraca Bộ: Decapoda Bộ phụ: Pleocyemata Phân bộ: Caridea Họ: Palaemonidea Giống: Macrobrachium Loài: Macrobrachium rosenbergii (De Man, 1879) Tên tiếng Anh: Giant Freshwater Prawn Tên tiếng việt: Tôm càng xanh Hình 2.4: Hình thái tôm càng xanh Theo Nguyễn Thanh Phương (2009), tôm càng xanh là loài có kích cỡ lớn nhất trong nhóm tôm nước ngọt. Cơ thể gồm 2 phần là phần đầu ngực phía trước và phần bụng phía sau. Phần đầu ngực được bao dưới tấm vỏ dày gọi là giáp đầu ngực. Phần bụng gồm có 6 đốt có thể cử động và 1 đốt đuôi. Tấm vỏ phía trước xếp chồng lên tấm vỏ phía sau. Tuy nhiên, Tấm vỏ của lớp bụng thứ 2 phủ lên cả tấm vở phía trước và sau nó. Các đốt biungj hơi tròn trên mặt lưng và dẹp hai bên. Tôm trưởng thành có 9 những vệch màu xanh hơi sậm ngang lưng xen kẻ với màu trắng trong của cơ thể. Theo Nguyễn Văn Thường (2009), tôm càng xanh có chủy rất phát triển dài vược qua vẩy râu, goc có màu nhô cao, bản chủy mỏng, uống cong ở ½ kể từ gốc. Mặt trên chủy có 11-15 răng, thường có 3-4 răng sau hóc mắt, mặt dưới chủy có 12-15 răng. 2.2.2. Phân bôố Trong tự nhiên, tôm càng xanh phân bố ở hầu hết các thủy vực nước ngọt trong nội địa như sông, hồ, ruộng, đầm hay các thủy vực nước lợ khu vực của sông ở các vùng nhiệt đới và các cận nhiệt đới của thế giới, nhưng tập trung nhiều nhất ở khu vực Ấn Độ Dương và Tây Nam Thái Bình Dương, chủ yếu ở khu vực Châu Úc đến Tân Guinea, Trung Quốc và Ấn Độ, Đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long – Việt Nam (Dương Tấn Lộc, 2001). Tuy nhiên tại các thủy vực có độ mặn 18% o hoặc khi cả 25%o vẫn có thể tìm thấy tôm xuất hiện (Nguyễn Thanh Phương 2009). 2.2.3. Vòng đời và tập tnh sôống Vòng đời tôm càng xanh có 4 giai đoạn gồm: trứng, ấu trùng, hậu ấu trùng và tôm trưởng thành (Nguyễn Thanh Phương, 2003). Khi trưởng thành tôm càng xanh chủ yếu sống ở nước ngọt. Đến tuổi thành thục tôm bắt cặp, đẻ trứng và trứng dính vào các phụ bộ tôm mẹ. Tôm mẹ mang trứng di cư ra vùng cửa sông nước lợ 6‰ - 18‰ ở đó ấu trùng nở và sống phù du. Ấu trùng (Nauplius) trải qua 11 lần biến thái đễ trở thành hậu ấu trùng (Postlarvae), lúc này tôm có xu hướng tiến vào nước ngọt như sông, rạch, ruộng, ao hồ…sống và lớn lên ở đây. Theo Nguyễn Thanh Phương (2003), tôm có thể di cư rất xa, trong phạm vi 200 km từ bờ biển vào nội địa. Khi trưởng thành chúng lại di cư ra vùng nước lợ nơi độ mặn thích hợp để sinh sản và vòng đời tiếp tục. 10 Hình 2.5 Vòng đời TCX 2.2.4. Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng Tôm càng xanh là loài ăn tạp nghiên về động vật như các loài nguyên sinh động vật, giun nhiều tơ, giáp xác, nhuyễn thể, mảnh cá vụn, các laoin tảo và mùn hửu cơ,… Hình dạng và mùi của thức ăn là yếu tố quan trọng kích thích sự bắt mồi của tôm. Tôm thường bắt mồi mạnh vào lúc sáng sớm và chiều tối (Phạm Văn Tình, 2004). Ngoài ra tôm càng xanh còn có đặc tính ăn thịt lẫn nhau khi lột xác, con vỏ cứng sẽ ăn thịt con vỏ mềm mới lột xác nên giai đoạn này nếu không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của tôm thì tỷ lệ hao hụt sẽ rất cao. Theo nghiên cứu của trung tâm Khuyến nông – Khuyên ngư quốc gia (2009) để hạn chế sự ăn thịt lẫn nhau của tôm, cần theo dõi và đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng đồng thời tăng số lượng chà trong ao để tạo nhiều nơi trú ẩn cho tôm khi lột xác và không thả mật độ quá cao. Giống như các loài giáp xác khác, tôm càng xanh sinh trưởng không liên tục. Sự tăng trưởng của tôm phụ thuộc vào giai đoạn, giới tinh, điều kiện môi trường… Tôm giai đoạn nhỏ có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn tôm lớn và tôm đực lớn nhanh hơn tôm cái. Trong quá trình lớn lên, tôm trải qua nhiều lần lột xác. Chu kỳ lột xác (Thời gian giữa hai lần lột vỏ liên tiếp nhau) tùy thuộc vào kích cỡ của tôm, giới tính, tình 11 trạng sinh lý, điều dinh dưỡng và điều kiện môi trường. Theo Nguyễn Thanh Phương (2003), quá trình lột xác của tôm càng xanh chia thành 4 giai đoạn gồm giai đoạn tiền lột xác, giai đoạn lột xác, giai đoạn hậu lột xác và giai đoạn giữa chu kỳ lột xác. 2.2.5. Đặc điểm các giai đoạn phát triển c ủa âốu trùng tôm càng xanh Theo Uno và Soo (1969), ấu trùng tôm càng xanh trải qua 11 lần lột xác và biến thái để hình thành hậu ấu trùng. Từng giai đoạn có những đặc điểm riêng biệt được trình bày trong bảng 2.1 Bảng 2.1: Đặc điểm các giai đoạn phát triển c ủa âốu trùng tôm càng xanh (Nguồn: Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2003) Giai đoạn I Giai đoạn III Giai đoạn ấu trùng I II III IV V VI VII VIII IX X XI PL Ngày tuổi 1 2 3-4 4-6 5-8 7-10 11-17 13-20 15-22 17-23 23-35 23-35 Giai đoạn II Đặc điểm nhận dạng Không có cuống mắt Có cuống mắt Có sự xuất hiện của Uropods Có 2 răng trên chủy, chân đuôi có 2 nhánh, có lông tơ Telson hẹp có hình thon dài Có sự hiện diện của núm chân bụng Các chân bụng chẻ đôi Các chân bụng có các tơ cứng Xuất hiện nhánh chân bụng trong Có 3 – 4 răng trên chủy Rắng xuất hiện hết nửa trên chủy Có răng trên và dưới chủy, có tính giống tôm trưởng thành 12 Giai đoạn IV Giai đoạn V Giai đoạn VII Giai đoạn X Giai đoạn VIII Giai đoạn XI Giai đoạn VI Giai đoạn IX Giai đoạn XII Hình 2.6: Các giai đoạn phát triển c ủa âốu trùng tôm càng xanh (Nguồn: http://www.fao.org/docrep/005/y4100e/y4100e11.htm) 2.2.6. Đặc điểm sinh sản Tôm càng xanh khó phân biệt giới tính vì chưa có cơ quan sinh dục cụ thể như tôm biển, chỉ phân biệt qua một số chi tiết. Tôm đực: có kích thước và đôi càng lớn hon tôm cái khi cùng đàn, có phụ bộ sinh dục ở giữa nhánh trong và nhánh phụ thứ hai. Tôm cái: có xuất hiện nhiều lông tơ sinh dục ở chân ngực và chân bụng khi tôm trưởng thành. Nguyễn Thanh Phương và ctv (2003), TCX thành thục và giao vĩ xảy ra hầu như quanh năm. Ở Đồng bằng sông Cửu Long tôm sinh sản vào tháng 4 – 6 và tháng 8 – 10. Tùy vào kích cỡ và trọng lượng tôm mà sức sinh sản thay đổi từ 7.000 – 503.000 trứng, thông thường 20.000 – 80.000 trứng. Sau khi giao vĩ từ 2 – 5 giờ, có khi 6 – 24 giờ, thì tôm cái sẽ đẻ trứng. Tùy theo nhiệt độ ấp mà thời gian ấp trứng có thể từ 15 – 23 ngày. 2.2.7. Các qui trình sản xuâốt giôống TCX hiện nay 2.2.7.1. Hệ thôống nước trong hở Qui trình được khởi xướng đầu tiên bởi Ling năm 1969 và được hoàn thiện bởi Aquacop từ năm 1977. Đặc điểm của qui trình này là nước ương ấu trùng là nước 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng