Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bao cao thuc tap tot nghiep...

Tài liệu Bao cao thuc tap tot nghiep

.PDF
113
3211
98

Mô tả:

báo cáo thực tập tại cty thủy sản hùng hậu
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: NGUYỄN THỊ NGỌC HOÀI LỜI CẢM ƠN Sau thời gian 02 tháng thực tập tại công ty Công ty Cổ Phần Nông Nghiệp Hùng Hậu, dưới sự quan tâm chỉ dẫn của các cấp lãnh đạo công ty và toàn thể cán bộ công nhân viên đã tạo điều kiện giúp đỡ em rất nhiều trong thời gian thực tập, truyền đạt cho em những kinh nghiệm thực tế, những kiến thức mình có được để em có thể hoàn thành bài báo cáo một cách tốt nhất. Em xin gửi lời cảm ơn tới GVHD thực tập cô Nguyễn Thị Ngọc Hoài, người đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình viết báo cáo, mặc dù rất bận rộn trong công việc nhưng cô vẫn giành nhiều thời gian trong việc hướng dẫn em, trong quá trình thực hiện cô luôn có định hướng, góp ý và sửa chữa những chỗ sai để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Em cũng xin chân thành cảm ơn các Thầy (Cô) khoa Thủy Sản và cũng như các Thầy (Cô) Trường Đại Hoc Công Nghiệp Thực phẩm Thành Phố Hồ Chi Minh, đã giảng dạy, giúp đỡ, truyền đạt cho em những kiến thức nền tảng và những kiến thức chuyên môn để em có thể hoàn thành tốt bài báo cáo. Tất cả những kiến thức kinh nghiệm của quý Thầy (Cô) truyền đạt cho em nhằm tạo dựng cho em hành trang quý báo giúp em rất nhiều trong công việc sau này của bản thân. Cảm ơn các bạn trong nhóm thực tập cũng như các bạn trong lớp, vì trong thời gian thực tập các bạn đã giúp đỡ em rất nhiều trong những lúc gặp khó khăn, đã nhiệt tình giúp đỡ đóng góp những kiến thức bổ ích để em có thể hoàn thành tốt bài báo cáo. Do kiến thức và thời gian có hạn nên khó tránh khỏi thiếu sót về tài liệu thu thập, hình ảnh và số liệu. Kính mong sự thông cảm và đóng góp ý kiến của quý Thầy (Cô) để em củng cố thêm được nhiều kiến thức và kinh nghiệm cho bản thân để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Em chân thành cảm ơn !!! Tp. HCM, ngày...tháng...năm 2016 I Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: NGUYỄN THỊ NGỌC HOÀI LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm qua thủy sản liên tục là ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta. Trong đó chế biến thủy sản đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển thủy sản nước nhà. Lượng hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam ra thị trường ngày càng gia tăng cả số lượng cũng như chất lượng. Ngày nay hàng thủy sản Việt Nam đã có mặt tại 75 quốc gia và có tốc độ tăng trưởng rất cao. Đứng ở vị trí thứ 3 trong top 5 các quốc gia châu Á dẫn đầu về sản xuất nuôi tôm, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có nhiều tiềm năng để phát triển nghề này. Thực tế đã cho thấy, sản lượng tôm của Việt Nam tăng mạnh, từ 376.700 tấn năm 2007 đến 403.600 tấn trong năm 2011. Nghề nuôi tôm và chế biến tôm ở Việt Nam đã đem lại lợi nhuận cao, góp phần nâng cao đời sống cho người dân, giải quyết việc làm, phát triển kinh tế xã hội…, từ đó hạn chế sự khai thác quá mức tài nguyên sinh vật biển. Nhiều nhà máy thủy hải sản được xây dựng để chế biến nguồn nguyên liệu có sẵn và phần nào tạo công ăn việc làm cho người lao động. Các sản phẩm xuất khẩu như cá fillet, các sản phẩm cua ghẹ, các mặt hàng tôm xuất khẩu. Đặc biệt sản phẩm tôm HLSO đông block luôn có thế mạnh, có giá trị dinh dưỡng cao và được xuất khẩu khắp tất cả các nước trên thế giới. Nước ta đã cung cấp cho thị trường nội địa cũng như thế giới những mặt hàng thủy sản có giá trị kinh tế cao, trong đó có tôm sú HLSO đông block. Nhà nước và tư nhân đã mạnh dạn đầu tư vốn để mua sắm phương tiện đánh bắt và các cơ sở chế biến tôm đông lạnh có tầm cỡ lớn với những trang thiết bị hiện đại , làm cho sản phẩm không thua kém các nước trên thế giới. Tuy nhiên có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm. Cho nên, vấn đề quan tâm nhất hiện nay trong việc chế biến tôm sú đông block là làm sao để khắc phục được những yếu tố ảnh hưởng đó, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm , đáp ứng được những đòi hỏi khắc khe của thị trường thế giới (đặc biệt là EU, Nhật Bản), giảm thiểu những phản ứng sinh hóa, làm biến đổi cấu trúc màu sắc làm giảm đi giá trị cảm quan cũng như giá trị dinh dưỡng của sản phẩm. Từ những vấn đề trên, việc tìm hiểu quy trình sản xuất tôm sú HLSO đông block, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng , biện pháp khắc phục và xây dựng hệ thống quản lí chất lượng là vô cùng quan trọng và cấp thiết, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, thúc đẩy phát triển kinh tế. II Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: NGUYỄN THỊ NGỌC HOÀI MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. I LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ II MỤC LỤC .................................................................................................................. II DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............................................................................ VI DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ................................................................. VII DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU ............................................................. IX PHẦN 1: TỔNG QUAN NHÀ MÁY .........................................................................1 1.1. Lịch sử thành lập và phát triển của công ty và nhà máy nói riêng ...................1 1.1.1.Giới thiệu về công ty .....................................................................................1 1.1.2.Giới thiệu về nhà máy ....................................................................................3 1.2. Địa điểm xây dựng nhà máy .............................................................................4 1.2.1. Địa chỉ ..........................................................................................................4 1.2.2. Thuận lợi, khó khăn .....................................................................................4 1.3. Sơ đồ bố trí mặt bằng nhà máy .........................................................................5 1.4. Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự.........................................................................6 1.4.1. Sơ đồ tổ chức .................................................................................................6 1.4.2. Cơ cấu bộ máy quản lý ..................................................................................6 1.4.2.1. Đại hội đồng cổ đông .......................................................................6 1.4.2.2. Hội đồng quản trị .............................................................................7 1.4.2.3. Ban kiểm soát ...................................................................................7 1.4.2.4. Ban Tổng Giám đốc (BTGĐ) ..........................................................8 1.4.2.5. Phòng Tổ chức - Hành chính ...........................................................9 1.4.2.6. Phòng Kế hoạch Tài chính .............................................................10 1.4.2.7. Phòng mua hàng .............................................................................11 1.4.2.8. Phòng bán hàng ..............................................................................11 1.4.2.9. Phòng Chứng từ Xuất nhập khẩu ...................................................12 1.4.2.10. Phòng Điều hành sản xuất.............................................................. 13 1.4.2.11. Phòng Cơ điện lạnh ........................................................................13 1.4.2.12. Phòng QA/QC ................................................................................14 1.4.2.13. Phòng Kiểm nghiệm.......................................................................14 1.4.2.14. Phòng Quản lý kho .........................................................................15 SVTH: ĐỖ THỊ MỸ LINH II Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: NGUYỄN THỊ NGỌC HOÀI PHẦN 2: NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT...................................................................16 2.1. Giới thiệu về các nguyên liệu ......................................................................16 2.1.1. Nguyên liệu chính ......................................................................................16 2.1.1.1. Tôm sú............................................................................................16 2.1.1.2. Tôm thẻ chân trắng ........................................................................16 2.1.2. Nguyên liệu phụ .........................................................................................17 2.2. 2.1.2.1. Tôm càng xanh ...............................................................................17 2.1.2.2. Nguyên liệu cá ...............................................................................18 2.1.2.3. Nguyên liệu mực ............................................................................20 2.1.2.4. Nguyên liệu bạch tuộc....................................................................22 2.1.2.5. Nguyên liệu ghẹ .............................................................................22 Phương pháp vận chuyển, kiểm tra và xử lý nguyên liệu ...........................24 2.2.1. Phương pháp vận chuyển ...........................................................................24 2.2.2. Kiểm tra và xử lý nguyên liệu ...................................................................26 2.2.2.1. Mục đích kiểm tra và xử lí nguyên liệu: ........................................26 2.2.2.2. Các phương pháp kiểm tra .............................................................26 PHẦN 3: QUY TRÌNH SẢN XUẤT TÔM SÚ HLSO ĐÔNG BLOCK .................29 3.1. Sơ đồ quy trình sản xuất tôm sú HLSO đông block ....................................29 3.2. Thuyết minh quy trình .................................................................................29 3.2.1. Tiếp nhận nguyên liệu................................................................................29 3.2.2. Rửa lần 1 ....................................................................................................30 3.2.3. Sơ chế .........................................................................................................31 3.2.4. Rửa lần 2 ....................................................................................................33 3.2.5. Phân cỡ .......................................................................................................33 3.2.6. Rửa lần 3 ....................................................................................................34 3.2.7. Cân bán thành phẩm ..................................................................................34 3.2.8. Xếp khuôn ..................................................................................................35 3.2.9. Chờ đông ....................................................................................................36 3.2.10. Cấp đông ............................................................................................37 3.2.11. Tách khuôn – Mạ băng ......................................................................39 3.2.12. Rà kim loại ........................................................................................39 3.2.13. Đóng gói ............................................................................................41 SVTH: ĐỖ THỊ MỸ LINH III Báo cáo thực tập tốt nghiệp 3.2.14. 3.3. GVHD: NGUYỄN THỊ NGỌC HOÀI Bảo quản ............................................................................................42 Nguyên lí hoạt động của các máy móc thiết bị ...........................................42 3.3.1 Máy rửa nguyên liệu ..................................................................................42 3.3.2 Tủ đông tiếp xúc: .......................................................................................43 3.3.3 Máy tạo đá vẩy:..........................................................................................44 3.3.4 Máy tách khuôn: ........................................................................................45 3.3.5 Máy rà kim loại: .........................................................................................45 3.4. Các sự cố trong sản xuất và cách khắc phục ...............................................46 3.4.1 Sự cố về nguyên liệu sản xuất ...................................................................46 3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm tôm HLSO đông block ...51 3.5.1. Ảnh hưởng của nguyên liệu đến chất lượng sản phẩm .............................. 52 3.5.2. Ảnh hưởng cùa quá trình sản xuất đến chất lượng sản phẩm ....................52 3.5.3. Ảnh hưởng của điều kiện vệ sinh .............................................................. 55 3.5.4. Ảnh hưởng của yếu tố môi trường đến chất lượng sản phẩm....................55 3.5.5. Ảnh hưởng của quá trình bảo quản thành phẩm đến chất lượng sản phẩm 56 3.5.6. Ảnh hưởng của loại máy đông đến chất lượng sản phẩm..........................57 3.6. Biện pháp khắc phục nâng cao chất lượng sản phẩm ..................................57 3.6.1. Nâng cao chất lượng nguyên liệu ban đầu .................................................57 3.6.2. Đảm bảo quá trình sản xuất .......................................................................57 3.6.3. Vấn đề vệ sinh............................................................................................59 3.6.4. Kho bảo quản sản phẩm .............................................................................59 3.6.5. Biện pháp thuộc về tổ chức, quản lý ..........................................................60 PHẦN 4: SẢN PHẨM .............................................................................................. 61 4.1. Các sản phẩm chính, phụ và phế phẩm của nhà máy .....................................61 4.1.1. Sản phẩm chính của nhà máy ......................................................................61 4.1.2. Sản phẩm phụ của nhà máy .........................................................................63 4.1.3. Phế phẩm .....................................................................................................69 4.2. 4.2.1. 4.2.2. Phương pháp kiểm tra sản phẩm và xử lý phế phẩm ......................................69 Phương pháp kiểm tra sản phẩm .................................................................69 4.2.1.1. Kiểm tra bằng phương pháp cảm quan ..........................................69 4.2.1.2. Kiểm tra bằng phương pháp vi sinh ...............................................70 Xử lý phế phẩm ...........................................................................................70 SVTH: ĐỖ THỊ MỸ LINH IV Báo cáo thực tập tốt nghiệp 4.2.3. GVHD: NGUYỄN THỊ NGỌC HOÀI Cách thức bảo quản sản phẩm .....................................................................70 PHẦN 5: TÌM HIỂU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁCH THỨC TỔ CHỨC SẢN XUẤT, BỐ TRÍ VÀ SẮP XẾP TRANG THIẾT BỊ CỦA MỘT DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT .............................................................................................72 5.1. Thực trạng ....................................................................................................72 5.1.1. Điểm mạnh cần phát huy ...........................................................................72 5.1.2. Những hạn chế cần khắc phục ...................................................................72 5.2. Đề xuất cách thức tổ chức sản xuất .............................................................72 5.2.1. Các hành động cần thực hiện .....................................................................73 5.2.2. Nội dung.....................................................................................................73 PHẦN 6: HỆ THỐNG QUẢN LÍ CHẤT LƯỢNG ..................................................77 6.1. Chương trình GMP cho sản phẩm tôm sú vỏ bỏ đầu (HLSO) đông Block.77 6.1.1. Sơ đồ phân bố các quy phạm sản xuất .......................................................77 6.1.2. Quy phạm sản xuất ....................................................................................78 6.2. Xây dựng chương trình SSOP .....................................................................81 6.3. Xây dựng kế hoạch HACCP cho sản phẩm tôm sú vỏ bỏ đầu đông block .87 6.3.1. Thành lập đội HACCP ...............................................................................87 6.3.2. Mô tả sản phẩm ..........................................................................................88 6.3.3. Sơ đồ quy trình công nghệ chế biến...........................................................90 6.3.4. Phân tích mối nguy, đề ra biện pháp phòng ngừa......................................94 6.3.5. Xác định điểm kiểm soát tới hạn ............................................................... 98 6.3.6. Tổng hợp kế hoạch HACCP sản phẩm tôm sú vỏ bỏ đầu đông Block ....100 KẾT LUẬN .............................................................................................................102 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................103 SVTH: ĐỖ THỊ MỸ LINH V Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: NGUYỄN THỊ NGỌC HOÀI DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Danh sách thành viên Hội đồng quản trị .................................................... 7 Bảng 1.2: Danh sách thành viên ban kiểm soát .......................................................... 8 Bảng 1.3: Danh sách thành viên ban Tổng giám đốc.................................................. 9 Bảng 3.1: Khối lượng cân và phụ trội của từng cỡ tôm với tôm loại 1 ................... 35 Bảng 3.2: Cách bố trí thành phẩm sử dụng cho quy trình 1,8 Kg ............................. 36 SVTH: ĐỖ THỊ MỸ LINH VI Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: NGUYỄN THỊ NGỌC HOÀI DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Nội dung hình Trang Hình 1.1. Logo Công Ty Cổ Phần Nông Nghiệp Hùng Hậu ...................................... 1 Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức của nhà máy. ........................................................................ 6 Hình 2.1. Tôm sú. ...................................................................................................... 16 Hình 2.2. Tôm thẻ chân trắng.................................................................................... 17 Hình 2.3. Tôm càng xanh. ......................................................................................... 17 Hình 2.4. Cá lưỡi trâu................................................................................................ 18 Hình 2.5. Cá tra ......................................................................................................... 19 Hình 2.6. Cá basa ...................................................................................................... 20 Hình 2.7. Mực ống .................................................................................................... 21 Hình 2.8. Mực nang................................................................................................... 21 Hình 2.9. Bạch tuộc ................................................................................................... 22 Hình 2.10. Ghẹ xanh ................................................................................................. 23 Hình 2.11. Ghẹ ba chấm ............................................................................................ 24 Hình 2.12. Ghẹ đốm, ghẹ cát..................................................................................... 24 Hình 3.1. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất tôm HLSO đông block .................... 29 Hình 3.2. Tổ công nhân đang sơ chế ......................................................................... 31 Hình 3.3. Công nhân phân cỡ tôm ............................................................................ 33 Hình 3.4. Cân bán thành phẩm .................................................................................. 35 Hình 3.5. Tủ cấp đông ............................................................................................... 37 Hình 3.6. Máy rà kim loại ......................................................................................... 41 Hình 3.7. Cấu tạo máy rửa bang chuyền thổi khí...................................................... 42 Hình 3.8. Máy rửa nguyên liệu băng chuyến ............................................................ 43 Hình 3.9. Cấu tạo tủ đông tiếp xúc .......................................................................... 43 Hình 3.10. Cấu tạo máy tạo đá vảy .......................................................................... 44 Hình 3.11. Cấu tạo máy tách khuôn ......................................................................... 45 Hình 3.12. Cấu tạo máy rà kim loại .......................................................................... 46 Hình 3.13. Tôm bị biến đen ...................................................................................... 47 Hình 4.1. Tôm HLSO đông lạnh block ..................................................................... 61 Hình 4.2. Tôm PTO tẩm bột...................................................................................... 61 Hình 4.3. Tôm xẻ bướm tổm bột ............................................................................... 61 Hình 4.4. Tôm PD tẩm bột ........................................................................................ 62 Hình 4.5. Mực cắt khoanh tẩm bột ............................................................................ 62 Hình 4.6: Bạch tuộc tẩm bột ..................................................................................... 62 Hình 4.7: Chả giò rế ................................................................................................. 62 Hình 4.8: Chả giò hải sản chiên sẵn ...................................................................... 63 Hình 4.9: Tôm cuốn khoai tây ................................................................................. 63 Hình 4.10: Cá lưỡi trâu fillet đông lạnh IQF ............................................................ 63 SVTH: ĐỖ THỊ MỸ LINH VII Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: NGUYỄN THỊ NGỌC HOÀI Hình 4.11. Thịt ghẹ nhồi mai ................................................................................... 63 Hình 4.12: Bánh tôm burger...................................................................................... 64 Hình 4.13: Bánh tôm burger (khối cốm) .................................................................. 64 Hình 4.14: Cá tra tẩm bột khối lập phương............................................................... 64 Hình 4.15: Cá Tra fille tẩm bột ............................................................................... 64 Hình 4.16: Cá Tra ướp tẩm bột ................................................................................. 65 Hình 4.17: Cá tra cắt miếng tẩm bột ....................................................................... 65 Hình 4.18: Càng cua tẩm bột .............................................................................. 65 Hình 4.19: Cá Hồi cuộn tôm PTO............................................................................. 65 Hình 4.20: Tôm PD ............................................................................................... 66 Hình 4.21: Cá lưỡi trâu cuộn .................................................................................... 66 Hình 4.22: Cá Tra fillet đông IQF ............................................................................. 66 Hình 4.23: Cá Tra ướp ( ướp tỏi và thảo mộc, ướp tương ớt,...).............................. 67 Hình 4.24: Cá Tra cuộn ............................................................................................ 67 Hình 4.25: Cá Tra cuộn cá Hồi ................................................................................. 67 Hình 4.26: Mực cắt trái thông ................................................................................. 68 Hình 4.27: Mực cắt khoanh ...................................................................................... 68 Hình 4.28: Bạch tuộc nguyên con ............................................................................ 68 Hình 4.29: Bạch tuộc cắt khúc .................................................................................. 68 Hình 4.30 : Ghẹ đông lạnh nguyên con .................................................................... 69 Hình 5.1. Sơ đồ cách thức tổ chức sản xuất .............................................................. 73 Hình 5.2. Quy trình công nghệ chế biến các mặt hành tôm đông lạnh ..................... 75 Hình 6.1. Sơ đồ bố trí các quy phạm sản xuất .......................................................... 77 Hình 6.2. Sơ đồ khối quy trình sản xuất tôm HLSO đông block .............................. 90 Hình 6.3. Biểu đồ cây quyết định để xác định CCP.................................................. 99 SVTH: ĐỖ THỊ MỸ LINH VIII Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: NGUYỄN THỊ NGỌC HOÀI DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU Chữ viết tắt/ ký hiệu Cụm từ đầy đủ HLSO Tôm vỏ bỏ đầu PTO Tôm chừa đuôi PD Tôm thịt xẻ lung QLCL Quản lý chất lượng HACCP Hazard Aralysis Critical Control Point GMP Good Manufacturing Practices/ quy phạm sản xuất tốt SSOP Sanitation Standard Operating Procedures/ quy phạm vệ sinh chuẩn SXKD Sản xuất kinh doanh HTQLCL Hệ thống quản lý chất lượng TCHC Tổ chức hành chính PCCC Phòng cháy chữa cháy BHLĐ Bảo hộ lao động QC Quality control/ kiểm soát chất lượng KCS Kiểm soát chất lượng VSV Vi sinh vật BYT Bộ y tế TCN Tiêu chuẩn ngành BTP Bán thành phẩm CBTS Chế biến thủy sản C Có K Không CCP Critical Control Point/ điểm kiểm soát tới hạn / Đường kính SVTH: ĐỖ THỊ MỸ LINH IX Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: NGUYỄN THỊ NGỌC HOÀI PHẦN 1: TỔNG QUAN NHÀ MÁY 1.1. Lịch sử thành lập và phát triển của công ty và nhà máy nói riêng 1.1.1. Giới thiệu về công ty a. Tổng quan về công ty: - Tên Tiếng Việt: Công Ty Cổ Phần Nông Nghiệp Hùng Hậu. - Tên Tiếng Anh: hung hau agricultural corporation. - Tên giao dịch: Công Ty Cổ Phần Nông Nghiệp Hùng Hậu. - Tên viết tắt: hung hau agricultural corp. - Địa chỉ: 1004A Âu Cơ, Phường Phú Trung, Quận Tân Phú TP.HCM. - Điện thoại: (84.8) 3974 1135 – 3974 1136. - Fax: (84.8) 3974 1280. - Email: [email protected] - Website: www.agri.hunghau.vn - Vốn điều lệ: 77.451.840.000 đồng. - Logo công ty: Hình 1.1. Logo Công Ty Cổ Phần Nông Nghiệp Hùng Hậu. Công ty có nhà máy đóng tại: Lô C2-1, Đường D4, Khu Công Nghiệp Tân Phú Trung, Quốc Lộ 22, Xã Tân Phú Trung, Huyện Củ Chi, TP.HCM - Giấy phép thành lập: Quyết định số 15/2000/QĐ-TT ngày 31/12/2000 của thủ Tướng Chính Phủ về việc chuyển Xí nghiệp mặt hàng mới thuộc Tổng công ty Thủy Sản Việt Nam thành công ty Cổ Phẩn Thủy Sản Số 1. - Giấy CNĐKKD: Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 4103000113 đăng kí lần đầu ngày 10/07/2000 đăng kí thay đổi lần thứ 7 ngày 22/10/2008 do Sở Kế hoạch và đầu tư TP.HCM cấp. b. Lịch sử thành lập và phát triển: Công ty Cổ phần Thuỷ sản số 1 tiền thân là xí nghiệp thủy sản đông lạnh Việt Hoa do một người Hoa làm chủ, trụ sở đóng tại 536 Âu Cơ, quận Tân Bình. Sau ngày miền Nam giải phóng, nhà nước tiếp quản trực thuôc Tổng cục thủy sản, sau giao cho Bộ thủy sản mà cấp chủ quản là Seaprodex. - SVTH: ĐỖ THỊ MỸ LINH 1 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: NGUYỄN THỊ NGỌC HOÀI Đến 1979, ngành thủy sản nước ta sa sút do cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Trước tình hình đó, công ty Seaprodex đã mạnh dạn đề nghị thực hiện cơ chế hoạch toán độc lập, tự cân đối, tự trang trải và được Hội đồng Bộ trưởng chấp thuận cho làm thử nghiệm. Các đơn vị trực thuộc Seaprodex đã được bung ra sản xuất từ năm 1980. Xí nghiệp đông lạnh Thủy sản số 1 đã theo kịp tình hình đối mới này và trở thành đơn vị đầu tiên trong công ty có vốn đầu tư lớn nhất. Xí nghiệp đã chủ động tìm khách hàng để mua nguyên liệu sản xuất hoặc gia công chế biến các mặt hàng thủy sản cho các tỉnh. Với sự chủ động trong việc sản xuất hoặc gia công chế biến các mặt hàng thủy sản hải sản xí nghiệp đã có được những mối làm ăn đáng tin cậy và từng bước tìm lối đi cho riêng mình. Năm 1985, các địa phương đã xây dựng ồ ạt các nhà máy đông lạnh, vấn đề cạnh tranh về nguyên liệu tôm trở nên gay gắt. Đồng thời do có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức, do quản lý không chặt chẽ nên sản xuất ngày càng sa sút. Mặt khác, phong trào liên doanh liên kết sản xuất giữa các đơn vị đang được mở rộng, nhất là giữa các đơn vị trong công ty và địa phương. Xí nghiệp chế biến đông lạnh thủy sản 1 đã đầu tư vào các tỉnh Kiên Giang, Tiền Giang, Đòng Tháp với số vốn 500.000 USD để tạo nguồn nguyên liệu lâu dài cho đơn vị. Nhưng cơ chế liên doanh chưa rõ ràng, chưa quy định trách nhiệm rõ rệt cộng thêm sự lỏng lẻo của công ty nên việc thực hiện hợp đồng của các tỉnh không nghiêm túc làm hao hụt vốn đầu tư và cuối cùng xí nghiệp đã lâm vào tình trạng khó khăn, vốn hao hụt, công nhân lương không đủ sống nên công ty Seaprodex đã thành lập xưởng thực nghiệm Bá Lợi chuyên nghiên cứu và sản xuất thử các mặt hàng mới, trực thuộc trung tâm KCS (kiểm tra chất lượng sản phẩm) của công ty. Trước tình trạng khó khăn của công ty thủy sản số 1, công ty Seaprodex đã quyết định sát nhập Xí nghiệp đông lạnh thủy sản số 1 với xưởng thực nghiệm Bá Lợi và bắt đầu tiến hành việc đổi mới cơ cấu tổ chức, tăng cường bộ phận nghiên cứu kỹ thuật, mở rộng thị trường nhằm phục hồi lại xí nghiệp. Trước sự cạnh tranh của cơ chế thị trường và do yêu cầu về chất lượng sản phẩm nên công ty Seaprodex đã thành lập xí nghiệp chế biến đông lạnh Mặt Hàng Mới để nâng cao chất lượng ngành thủy sản và tìm kiếm những mặt hàng thủy sản. Do đó, ngày 08/08/1988 trung tâm kỹ thuật Chế biến đông lạnh và Mặt Hàng Mới ra đời trực thuộc Tổng Công ty Thủy sản Việt Nam. Năm 1996, xí nghiệp lên kế hoạch nâng cấp xí nghiệp và đã được Tổng công ty duyệt dự án nâng cấp Xí nghiệp với 811.500 USD dự toán. Với những cố gắng và thành công của mình, xí nghiệp đã được nhận huân chương lao động hạng nhì. Năm 1998, xí nghiệp được nhà nước thưởng huân chương lao động hạng nhất. Theo quyết định số 15/2000/QĐ – TTG ngày 31/1/2000 của thủ tướng chính phủ về việc chuyển xí nghiệp Mặt Hàng Mới thuộc tổng công ty Thủy sản Việt Nam SVTH: ĐỖ THỊ MỸ LINH 2 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: NGUYỄN THỊ NGỌC HOÀI thành công ty cổ phần. Ngày 01/07/2000 công ty Cổ phần Thủy sản số 1 chính thức ra đời và đi vào hoạt động. Giữ vững và phát huy truyền thống “Uy tín, chất lượng”, công ty không ngừng nỗ lực đổi mới công nghệ, chất lượng , nâng cao trình độ quản lý, năng lực cán bộ, tay nghề công nhân để trở thành một trong những nhà sản xuất và cung cấp thuỷ sản hàng đầu của Việt Nam. Công ty áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001 - 2000 và tiêu chuẩn thực phẩm toàn cầu BRC trên cơ sở áp dụng Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn HACCP, tiêu chuẩn hoạt động sản xuất tốt GMP và quy trình vệ sinh chuẩn SSOP. Cả 2 phân xưởng sản xuất của công ty đều đạt tiêu chuẩn An toàn vệ sinh công nghiệp do Bộ Thuỷ sản cấp và có giấy phép xuất vào thị trường Châu Âu DL01 và DL157 và là công ty chế biến thủy sản đầu tiên ở Việt Nam đạt tiêu chuẩn ISO 9002. Hoạt động chính của công ty là chế biến thuỷ hải sản xuất khẩu, chiếm 94,93% doanh thu năm 2006, với các sản phẩm như: - Tôm tẩm bột, tôm burget - Mực ống khoanh bọc bột - Cá basa, cá bọc bột, cá lưỡi trâu, cá ngừ lion, cá điêu hồng, cá thu fillet, cá cờ gòn... - Nghêu, sò điệp, cua lột, ghẹ farci - Chả giò rế, chả giò tôm, chạo càng, chạo bía, chả giò chay... Sản phẩm của công ty được xuất đi và luôn làm hài lòng các khách hàng Nhật Bản, châu Âu (Pháp, Bỉ, Hà Lan...), Mỹ, Úc... Sản phẩm của công ty cũng được tiêu thụ mạnh trong nước thông qua các hệ thống siêu thị, nhà hàng như: Metro, Lotteria... Năm 2006, sản phẩm sản xuất chủ lực là tôm chiếm 35,36%, cá chiếm 27,49%, mực chiếm 9,65%, cua - ghẹ chiếm 12,33%, doanh thu chính của công ty là từ xuất khẩu chiếm 89,33% trong tổng doanh thu với trị giá 132. 127. 758. 014 đồng (tương đương khoảng 8, 25 triệu USD). Và 6 tháng đầu năm 2007, tôm chiếm 37,26%, cá chiếm 23,30%, mực chiếm 12,72%, cua- ghẹ chiếm 10,25%. Cơ cấu mặt hàng đang có xu hướng chuyển dịch từ tôm sang mặt hàng khác là cá, cua và mực, doanh thu từ xuất khẩu chiếm 89,66% trong tổng doanh thu với trị giá 56. 804. 403. 495 đồng. Hiện nay, thương hiệu của công ty đã có được vị thế trong thị trường thuỷ sản và hy vọng tương lai khi nhà máy chế biến thuỷ sản đi vào hoạt động sẽ nâng cao hơn vị thế của công ty trong ngành. 1.1.2. Giới thiệu về nhà máy Hiện nay công ty có hai cơ sở: SVTH: ĐỖ THỊ MỸ LINH 3 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: NGUYỄN THỊ NGỌC HOÀI - Cơ sở chính ở 1004A Âu Cơ, phường Phú Trung, quận Tân Phú là văn phòng đại diện. - Phân xưởng sản xuất (nhà máy) đặt tại khu công nghiệp Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh. Với định hướng phát triển bền vững trong tương lai, từ năm 2007, Công ty đã hợp tác tư vấn với các chuyên gia Nhật Bản cho dự án xây dựng Nhà máy Chế biến thực phẩm Tân Phú Trung. Sau nhiều năm đầu tư và xây dựng, tháng 02/2011, Nhà máy đã chính thức đi vào hoạt động và Lễ khánh thành Nhà máy đã diễn ra trong tháng 04/2011. Đến nay, nhà máy đã đi vào hoạt động ổn định và phát huy hết công suất được thiết kế. Đây thật sự là bước ngoặt quan trọng trong hoạt động sản xuất của Công ty. Là nhà máy đầu tiên được Công ty đầu tư xây dựng với kết cấu đồng bộ, máy móc thiết bị hiện đại, dây chuyền sản xuất và chế biến thủy sản đông lạnh tuân thủ các tiêu chuẩn và hệ thống quản lý chất lượng quốc tế như BRC, HACC, ISO 9001 – 2000 và ISO 22000:2005, v.v… Kết hợp sự đầu tư bài bản từ nội lực và thế mạnh của các sản phẩm mới, chất lượng cao, giàu chất dinh dưỡng, giá thành cạnh tranh sẽ củng cố, duy trì phát triển trong hiện tại. Việc nâng cao thương hiệu và vị thế của Seajoco trên thị trường sẽ là tín hiệu khả quan về triển vọng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong tương lai. Ngày 11/06/2015 Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Số 1 chính thức đổi tên thành Công Ty Cổ Phần Nông Nghiệp Hùng Hậu. 1.2. Địa điểm xây dựng nhà máy 1.2.1. Địa chỉ Lô C2 – 1, đường D4, khu công nghiệp Tân Phú Trung, quốc lộ 22, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh. 1.2.2. Thuận lợi, khó khăn a. Thuận lợi - Nằm trong khu công nghiệp Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, là khu vực đông dân nên dễ dàng cho việc vận động nhân công vào những lúc cao điểm như khi nguồn nguyên liệu về nhiều. - Diện tích công ty khá rộng, thông thoáng thuận tiện cho việc quay đầu xe khi vận chuyện nguyên liệu vào hoặc xuất sản phẩm ra. - Nằm giáp Quốc lộ 22 (đường Xuyên Á), nối liền Quốc lộ 1A đến cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, cách cửa khẩu Mộc Bài 46 km. Có vị trí thuận lợi về giao thông thuỷ - bộ, cảng và đường hàng không. Thuận lợi trong việc giao thông với các tỉnh lân cận như Long An, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai và nước láng giềng CamPu-Chia. SVTH: ĐỖ THỊ MỸ LINH 4 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: NGUYỄN THỊ NGỌC HOÀI - Cách Trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 25 km- nơi kinh tế lớn nhất miền nam: thuận lợi cho việc mở rộng đối tác cũng như vận chuyển tiêu thụ sản phẩm. - Cách cảng Sài Gòn 25 km: thuận lợi cho việc nhập, xuất nguyên liệu, hành hóa bằng đường thủy qua nước ngoài như Hàn Quốc, Nhật Bản… - Đường giao thông nội bộ có lộ giới từ 20 ÷ 35 m, tải trọng đường H.30; nối trực tiếp Quốc lộ 22: dễ dàng cho xe tải có tải trọng lớn ra vào thuận lợi - Hệ thống lưới điện quốc gia hạ trạm 220\110\22 KV do điện lực Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh cung cấp. - Hệ thống cung cấp nước: từ hệ thống nước đã qua xử lý của công ty và nhà máy nước Kênh Đông công suất 300.000 m3/ngày đêm, hai nhà máy nước của KCN công suất 3.000m3/ngày đêm, do đó công ty có thể chủ động được nguồn nước cấp. - Nằm trong KCN Tân Phú Trung, nơi đây phối hợp với ngành Bưu chính viễn thông đầu tư một hệ thống viễn thông hoàn chỉnh, đáp ứng các nhu cầu viễn thông đa dịch vụ cho các nhà đầu tư trong khu công nghiệp như Internet, điện thoại, fax,... - Khu công nghiệp bố trí một bãi rác thải tập trung để thu gom rác thải của các doanh nghiệp, phân loại và ký hợp đồng với đơn vị có chức năng phù hợp để vận chuyển và xử lý cũng như là có 02 nhà máy xử lý nước thải tập trung, mỗi nhà máy có công suất 4.000m3 và mở rộng 6.000m3 /ngày đêm: đảm bảo được yếu tố vệ sinh môi trường - Nhà ở cho người lao động: KCN đang xây dựng khu tái định cư và nhà ở công nhân khu công nghiệp Tân Phú Trung, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi cho nên sẽ dễ dàng cho việc tuyển dụng lao động b. Khó khăn - Do nhà máy đặt khá xa trung thành phố Hồ Chí Minh (25km), gây khó khăn cho việc đi lại của cán bộ công nhân viên của công ty. - Chi phí xe đưa rước công nhân khá cao vì công nhân hầu hết tập trung ở thành phố. - `Thỉnh thoảng xảy ra tình trạng cắt nguồn nước gây khó khăn cho việc sản xuất cũng như sinh hoạt của cán bộ công nhân viên. 1.3. Sơ đồ bố trí mặt bằng nhà máy (Bản vẽ kèm theo) SVTH: ĐỖ THỊ MỸ LINH 5 Báo cáo thực tập tốt nghiệp 1.4. GVHD: NGUYỄN THỊ NGỌC HOÀI Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự 1.4.1. Sơ đồ tổ chức Đại hội cổ đông Ban kiểm soát Hội đồng quản trị Tổng giám đốc Phòng tổ chức hành chính Phòng kế hoạch tài chính Giám đốc kinh doanh Giám đốc sản xuất Giám đốc kỹ thuật Phòng mua hàng Ban điều hành SX Phòng QA/QC Phòng bán hàng Phòng cơ điện lạnh Phòng kiểm nghiệm Phòng CT Xuất nhập khẩu Phòng quản lý kho Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức của nhà máy. 1.4.2. Cơ cấu bộ máy quản lý 1.4.2.1. Đại hội đồng cổ đông Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền bỏ phiếu hoặc người được cổ đông ủy quyền. Đại hội đồng cổ đông có các quyền hạn sau: - Thông qua bổ sung, sửa đổi điều lệ. - Quyết định mức cổ tức được thanh toán hàng năm cho mỗi loại cổ phần. - Quyết định số lượng thành viên của hội đồng quản trị. SVTH: ĐỖ THỊ MỸ LINH 6 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: NGUYỄN THỊ NGỌC HOÀI - Thông qua định hướng phát triển công ty, thông qua báo cáo tài chính hàng năm, các báo cáo của ban kiểm soát, của hội đồng quản trị và của các kiểm toán viên. - Bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên hội đồng quản trị và ban kiểm soát, phê chuẩn việc hội đồng quản trị bổ nhiệm giám đốc. - Các quyền khác được quy định tại điều lệ. 1.4.2.2. Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh công ty, trừ những thẩm quyền thuộc về đại hội đồng cổ đông mà không được ủy quyền. Hội đồng quản trị có các quyền hạn sau: - Quyết định cơ cấu tổ chức của công ty. - Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty. - Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại, quyết định huy động vốn theo hình thức khác, đề xuất các loại cổ phiếu có thể phát hành và tổng số cổ phiếu phát hành theo từng loại. - Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giám sát hoạt động của ban tổng giám đốc và các cán bộ quản lý trong điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty. - Đề xuất mức cổ tức hàng năm và xác định mức cổ tức tạm thời, quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức, xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh. - Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty. - Các quyền khác được quy định tại điều lệ. Bảng 1.1: Danh sách thành viên Hội đồng quản trị STT Họ và tên Chức vụ Năm sinh CMND 1 Ông Trần Văn Hậu Chủ tịch 1981 341157507 2 Ông Ngô Đức Dũng Phó Chủ tịch 1960 021772266 3 Ông Nguyễn Tấn Bình Thành viên 1958 022384732 4 Ông Tôn Thất Diên Thành viên Khoa 1974 024838600 5 Ông Trần Đức Dũng Thành viên 1972 022103806 6 Bà Đinh Thị Bích Hà Thành viên 1986 240911620 1.4.2.3. Ban kiểm soát SVTH: ĐỖ THỊ MỸ LINH 7 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: NGUYỄN THỊ NGỌC HOÀI Ban kiểm soát do đại hội đồng cổ đông bầu ra gồm 03 thành viên, thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động quản trị và điều hành sản xuất kinh doanh của công ty. Ban kiểm soát chịu trách nhiệm trước đại hội đồng cổ đông và pháp luật về những công việc thực hiện theo quyền hạn và trách nhiệm sau: - Được hội đồng quản trị tham khảo ý kiến về việc chỉ định công ty kiểm toán độc lập, mức phí kiểm toán và mọi vấn đề liên quan đến sự rút lui hay bãi nhiệm của công ty kiểm toán độc lập; thảo luận với kiểm toán viên độc lập về tính chất và phạm vi kiểm toán trước khi bắt đầu việc kiểm toán. - Kiểm tra các báo cáo tài chính hàng năm, 6 tháng và hàng quý trước khi đệ trình hội đồng quản trị. - Thảo luận về những vấn đề khó khăn và tồn tại phát hiện từ các kết quả kiểm toán giữa kỳ hoặc cuối kỳ cũng như mọi vấn đề mà kiểm toán viên độc lập muốn bàn bạc. - Xem xét báo cáo của công ty về các hệ thống kiểm soát nội bộ trước khi hội đồng quản trị chấp thuận. - Các quyền khác được quy định tại điều lệ. Bảng 1.2: Danh sách thành viên ban kiểm soát STT Họ và tên Chức vụ Năm sinh CMND 1 Ông Từ Thanh Phụng Trưởng ban 1975 334049760 2 Ông Trần Văn Thắng Thành viên 1980 025748359 3 Bà Lại Thị Giáo Thành viên 1968 021982822 1.4.2.4. Ban Tổng Giám đốc (BTGĐ) Ban tổng giám đốc do hội đồng quản trị bổ nhiệm. Giám đốc có nhiệm vụ: - Thực hiện các nghị quyết của hội đồng quản trị và đại hội đồng cổ đông, kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của công ty đã được hội đồng quản trị và đại hội đồng cổ đông thông qua. - Ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự và các loại hợp đồng khắc phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động khác của công ty. - Kiến nghị về số lượng và các loại cán bộ quản lý mà công ty cần thuê để Hội đồng quản trị bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm khi cần thiết để thực hiện các thông lệ quản lý tốt nhất cũng như các cơ cấu do hội đồng quản trị đề xuất và tư vấn cho hội đồng quản trị để quyết định mức lương, thù lao, các lợi ích và các điều khoản khác của hợp đồng lao động của cán bộ quản lý. SVTH: ĐỖ THỊ MỸ LINH 8 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: NGUYỄN THỊ NGỌC HOÀI - Tham khảo ý kiến của hội đồng quản trị để quyết định số lượng người lao động, mức lương, trợ cấp, lợi ích, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm và các điều khoản khác liên quan đến hợp đồng lao động của người lao động. - Chuẩn bị các bản dự toán dài hạn, hàng năm và hàng tháng của công ty phục vụ hoạt động quản lý dài hạn, hàng năm và hàng tháng của công ty theo kế hoạch kinh doanh. - Các nhiệm vụ khác được quy định tại điều lệ. Bảng 1.3: Danh sách thành viên ban Tổng giám đốc STT Họ và tên Chức vụ 1 Ông Trần Đức Dũng Tổng Giám đốc 2 Bà Tô Thị Kim Thịnh Phó tổng Giám đốc 3 Bà Đinh Thị Bích Hà Phó tổng Giám đốc Năm sinh CMND 1960 021772266 1986 240911620 1.4.2.5. Phòng Tổ chức - Hành chính Phòng tổ chức - Hành chính có nhiệm vụ sau: - Chịu trách nhiệm về công tác tổ chức và nhân sự toàn công ty. - Tham mưu cho tổng giám đốc trong việc giải quyết chính sách, chế độ đối với người lao động theo quy định của bộ luật lao động. Theo dõi, giải quyết các chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, tai nạn lao động, hưu trí, chế độ nghỉ việc do suy giảm khả năng lao động, các chế độ chính sách khác có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ cho cán bộ công nhân viên. - Công tác bảo vệ an ninh quốc phòng và phòng chống cháy nổ tại địa phương và nơi công ty đặt trụ sở. - Quản lý con dấu, các hồ sơ đăng ký kinh doanh và các tài liệu công văn của công ty. - Quản lý hồ sơ cổ đông, làm các thủ tục liên quan đến chuyển nhượng cổ phiếu. - Quản lý nhà ăn tập thể, nhà trọ của công ty. - Quản lý đội bảo vệ của công ty và nhà máy. - Quản lý đội xe của công ty và nhà máy. - Cập nhật các văn bản pháp lý liên quan đến các nhiệm vụ của phòng. - Phụ trách công tác đào tạo và tuyển dụng lao động theo yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty. - Xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao nhận thức và kỹ năng cho cán bộ công nhân viên của phòng. SVTH: ĐỖ THỊ MỸ LINH 9 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: NGUYỄN THỊ NGỌC HOÀI - Tham gia phỏng vấn, tuyển dụng, đánh giá, quyết định tuyển chọn, đào tạo, hướng dẫn nhân sự thuộc phòng. - Đánh giá kết quả làm việc của các nhân viên trong phòng, đề xuất mức lương, khen thưởng, kỷ luật trình BTGĐ theo quy định. - Phối hợp với các phòng ban liên quan xây dựng, áp dụng và duy trì hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008, ISO 22000:2005, BRC. - Thực hiện các công tác đối nội, đối ngoại theo sự chỉ đạo của tổng giám đốc. - Giải quyết một số công việc cụ thể theo ủy nhiệm của tổng giám đốc. 1.4.2.6. Phòng Kế hoạch Tài chính - Chịu trách nhiệm về nghiệp vụ hạch toán kế toán theo đúng chế độ của Nhà nước. - Tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán phù hợp với tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty. - Tổ chức ghi chép tính toán và phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời, đầy đủ toàn bộ tài sản và phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Tính toán và trích nộp đầy đủ, kịp thời các khoản nộp ngân sách, các quỹ để lại công ty và thanh toán đúng hạn các khoản tiền vay, các khoản công nợ phải thu, phải trả. - Kết hợp với các phòng/ban để đối chiếu các số liệu báo cáo chính xác, đầy đủ. - Báo cáo các công việc đã thực hiện lên BTGĐ theo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu. - Cập nhật các văn bản pháp lý liên quan đến các nhiệm vụ của phòng. - Lập đầy đủ và gửi đúng hạn các báo cáo tổng kết kế toán và quyết toán hàng tháng của công ty cho tổng giám đốc và chủ tịch hội đồng quản trị. - Tổ chức bảo quản lưu giữ hồ sơ, chứng từ, các tài liệu kế toán, giữ bí mật các tài liệu và số liệu kế toán bí mật của công ty. - Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát, theo dõi định mức tiêu hao bao bì, vật tư, công cụ, nhiên liệu để báo cáo tổng giám đốc. - Giao dịch ngân hàng, theo dõi tiền hàng, chiết khấu, tiền vay, kiểm tra chứng từ thanh toán đúng quy định, hạch toán đúng tài khoản, các khoản liên quan đến thuế, đầu tư, các quỹ, lương, bảo hiểm xã hội, công đoàn, kế toán xây dựng căn bản, sửa chữa lớn. - Xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao nhận thức và kỹ năng cho cán bộ công nhân viên của phòng. - Tham gia phỏng vấn, tuyển dụng, đánh giá, quyết định tuyển chọn, đào tạo, hướng dẫn nhân sự thuộc phòng. SVTH: ĐỖ THỊ MỸ LINH 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng