Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Y tế - Sức khỏe Y học Sử dụng corticoid lợi và hại...

Tài liệu Sử dụng corticoid lợi và hại

.PDF
5
207
73

Mô tả:

Sử dụng corticoid: Lợi và hại Cũng như các thuốc kháng sinh, corticoid là những thuốc hay được sử dụng để điều trị nhiều bệnh tật. Tuy nhiên sử dụng thuốc corticoid không đúng thì hại nhiều hơn lợi hoặc có thể mắc thêm những bệnh khác, thậm chí tử vong. Nhiều người dùng thuốc rất quen thuộc với các tên thuốc nói tắt như pờ-rét, đề-xa, đềpéc... Đó chính là một số thuốc hay dùng của nhóm thuốc có tên đầy đủ là corticosteroid hoặc corticoid, một trong những nhóm các thuốc có gốc steroid hay được sử dụng trong điều trị. Các thuốc corticoid ngày nay được cải tiến có nhiều dạng bào chế mới xuất hiện trên thị trường. Trong cộng đồng cũng như khu vực bệnh viện đã có tình trạng lạm dụng các thuốc corticoid, nhiều khi đã gây ra những tai biến nguy hiểm do dùng thuốc không đúng cách. Vì vậy, khi sử dụng nhóm thuốc này, luôn luôn phải cân nhắc thận trọng về nguy cơ và những phản ứng có hại mà thuốc được lựa chọn gây ra. Đây cũng là nhóm thuốc có rất nhiều loại khác nhau. Thường dùng trong điều trị hiện nay là các loại sau: - Cortison acetat dùng làm thuốc chống viêm, chống dị ứng, chống mẫn cảm, chống choáng và chống ngộ độc. Nó còn có tác dụng ức chế miễn dịch. Chế phẩm hay dùng là cortison acetat dạng uống và hydrocortison dạng thuốc mỡ để bôi, hỗn dịch hydrocortison để tiêm bắp. Trước yêu cầu điều trị các bệnh cấp tính đã xuất hiện dạng bào chế hydrocortison hemisucinat dưới dạng muối natri dùng để trộn với dung dịch muối đẳng trương để tiêm tĩnh mạch chậm. - Prednison (còn có tên khác là cortancyle, delcoclin) có tác dụng mạnh hơn cortison gấp 5 lần. - Prednisolon (hydrocortancyle) rất hay được sử dụng hoặc là đơn độc hoặc cùng với kháng sinh trong các điều trị viêm đa khớp, thấp khớp, các bệnh dị ứng. - Mazipredone (depersolon) có tác dụng chống viêm mạnh hơn hydrocortison 4 lần, được sử dụng nhiều trong chống sốc do bỏng, chấn thương, phẫu thuật hay nhiễm độc. Thuốc được sử dụng dưới dạng tiêm. - Metyl prednisolon (biệt dược solumedrol hoặc depomedrol): Trên thị trường có nhiều dạng bào chế với hàm lượng khác nhau, có tác dụng chống viêm mạnh song đồng thời cũng có giá bán khá đắt. Depersolon hoặc solumedrol là những thuốc quan trọng bắt buộc phải có trong cơ số thuốc cấp cứu tại các bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để dùng cho các trường hợp dị ứng nặng, sốc phản vệ. - Triamcinolon (kenacort) có tác dụng mạnh hơn prednisolon. - Dexamethason là thuốc có hoạt tính chống viêm, chống dị ứng cao, có hoạt tính mạnh hơn prednisolon 7 lần, hơn cortison 35 lần. Thuốc được dùng phổ biến bằng đường uống. - Betamethason là đồng phân của dexamethason. - Synalar (flucinar, fluocinolon...) thường dùng dưới dạng kem bôi để điều trị tại chỗ các bệnh viêm da, mẩn ngứa, các bệnh dị ứng da, eczema, bệnh vẩy nến. Có dạng kết hợp synalar và kháng sinh neomycin. - Beclometason (becotid) là thuốc cắt cơn hen rất tốt được dùng dưới dạng phun sương vào họng. - Budesonide (pulmicort) là một corticoid có hoạt tính kháng viêm tại chỗ cao. Đây là thuốc phun khí dung hay được sử dụng nhất hiện nay. Tuy nhiên, khi sử dụng các corticoid cần lưu ý đây là nhóm thuốc có khá nhiều tác dụng không mong muốn. Các thuốc này có tác dụng phụ là giữ nước trong cơ thể nên đã có trường hợp các thầy lang trộn bột prednisolon vào thuốc đông y khiến bệnh nhân uống vào bị phù mà không biết. Các corticoid được ví như những con dao hai lưỡi mà lưỡi nào cũng sắc. Đây là nhóm thuốc chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng, không làm mất căn nguyên bệnh. Do vậy khi dừng thuốc thì bệnh trở lại như cũ. Dùng corticoid lâu dài thì rất nguy hiểm vì có thể gây giãn tim. Vì vậy thuốc này không được dùng cho các bệnh nhân tăng huyết áp, thiểu năng tim và thận, lao, tiểu đường... Bên cạnh đó, corticoid ức chế prostaglandin là yếu tố gây viêm nhưng chất này lại có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày - tá tràng, đồng thời thuốc cũng làm tăng tiết pepsin và trypsin cho nên khi dùng corticoid có thể gây chảy máu đường tiêu hóa, làm viêm loét dạ dày - tá tràng. Dùng thuốc corticoid không hợp lý dẫn đến bệnh nhân bị hội chứng cushing (mặt tròn như mặt trăng), đau loét vùng thượng vị, dạ dày. Nếu phối hợp thuốc corticoid với các thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) khác làm tăng nguy cơ chảy máu đường tiêu hóa. Các thuốc corticoid đường tiêm thường chỉ dùng trong các trường hợp bệnh nặng hoặc các ca cấp cứu. Cần lưu ý là khi dùng dạng thuốc corticoid qua đường tiêm, khả năng bị phản ứng có hại ảnh hưởng đến dạ dày - ruột vẫn rất cao chứ không phải là chỉ dùng thuốc đường uống mới bị viêm loét dạ dày - tá tràng. Không nên hiểu nhầm là uống corticoid do thuốc gây loét tại chỗ mà cơ chế tác dụng là do thuốc vào máu ức chế prostaglandin. Việc sử dụng kéo dài các thuốc corticoid có thể dẫn đến một số tình trạng che lấp các triệu chứng của các bệnh khác hoặc làm cho các nhiễm trùng tiềm tàng trong cơ thể bột phát lây truyền toàn thân. Loại thuốc khí dung corticoid hiện nay rất đắt tiền do đa số là thuốc nhập ngoại. Cần chú ý súc miệng sạch sau khi phun thuốc vào họng để tránh nấm miệng. Khi dùng corticoid đường uống cần tuân thủ quy trình điều trị để hạn chế các phản ứng có hại của thuốc. Cần phải giảm liều, uống thuốc đúng cách sau khi ăn, uống thuốc với nhiều nước và không dùng kéo dài.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng