Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản trị doanh nghiệp và thương mại điện tử...

Tài liệu Quản trị doanh nghiệp và thương mại điện tử

.PDF
47
371
144

Mô tả:

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG Bài 4: Quản trị Doanh nghiệp và Thương mại Điện tử Giảng viên: TS. Đàm Quang Hồng Hải Thế nào là Doanh nghiệp • Doanh nghiệp là thuật ngữ có nguồn gốc từ lĩnh vực kinh tế học. Doanh nghiệp như một cái áo khoác (phương tiện) để thực hiện ý tưởng kinh doanh. • Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện ổn định các hoạt động kinh doanh • Muốn kinh doanh, thương nhân phải chọn lấy cho mình một trong số những loại hình doanh nghiệp mà pháp luật quy định. Quản trị doanh nghiệp là gì • Quản trị doanh nghiệp (OECD 1998) là “tập hợp các mối liên hệ giữa HĐQT, cổ đông và các bên có liên quan của doanh nghiệp ; quản trị doanh nghiệp cũng tạo ra cơ cấu xác định mục tiêu của doanh nghiệp, các công cụ để đạt được mục tiêu đó, cũng như giám sát hoạt động của công ty” • Shleifer và Vishny(1997): Quản trị doanh nghiệp là các phương thức mà các nhà đầu tư cấp vốn cho doanh nghiệp sử dụng mà chính nhờ đó mà họ đảm bảo thu được lợi tức từ các khoản đầu tư của họ” Mục đích quản trị doanh nghiệp • Tạo điều kiện, thúc đẩy nâng cao hiệu quả chung của doanh nghiệp bằng cách tạo và duy trì các đòn bẩy khuyến khích những người trong doanh nghiệp về hiệu quả kinh doanh, tối đa lợi tức và nâng cao năng suất lao động. • Hạn chế những người trong doanh nghiệp tham ô, bòn rút nguồn lực của doanh nghiệp sử dụng cho mục đích riêng, hoặc làm thất thoát nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát. • Cung cấp các công cụ giám sát hành vi của người quản lý đảm bảo trách nhiệm giải trình, bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư, của xã hội trước những người quản lý với chi phí hợp lý Quản trị doanh nghiệp và phát triển • Tăng khả năng tiếp cập tài chính  đầu tư, tăng trưởng, việc làm • Giảm giá vay vốn và nâng cao giá trị  đầu tư, tăng trưởng • Nâng cao khả năng hoạt động  phân bổ nguồn lực tốt hơn, tạo ra sự giàu có • Làm giảm rủi ro ở phạm vi doanh nghiệp và quốc gia  Giảm các vụ phá sản, giảm khủng hoảng tài chính • Nâng cao quan hệ giữa các đối tượng thụ hưởng  cải tạo môi trường, xã hội/lao động Các yếu tố cấu thành quản trị doanh nghiệp • Quyền và nghĩa vụ của cổ đông, trong đó nhấn mạnh đến bảo đảm tính công bằng, bảo vệ và khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi thực hiện quyền cổ đông. • Vai trò của các nhóm người có liên quan (lao động, chủ nợ, nhà cung cấp, người tiêu dùng.v.v.) • Minh bạch, công khai hoá thông tin, kiểm toán. • HĐQT và thành viên không điều hành của HĐQT. • Quản lý điều hành, thù lao và hiệu quả hoạt động. Các giải pháp quản trị kinh doanh • Quản trị tài nguyên doanh nghiệp (Enterprise Resource Planning – ERP) • Quản lý quan hệ khách hàng (Customer Relationship Management - CRM) • Quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain Management – SCM) • Thương mại điện tử (e-commerce) XÂY DỰNG DOANH NGHIỆP ĐIỆN TỬ 7 Mô hình hệ thống quản trị kinh doanh Quản trị tài nguyên doanh nghiệp - ERP • Quản trị tài nguyên doanh nghiệp - ERP là một ứng dụng lớn đến rất lớn (đến MegaApplication) nhiều module mà có thể hợp nhất những quy trình doanh nghiệp và tối ưu hoá những nguồn lực có thể có của một tổ chức kinh doanh. • Mục tiêu tổng quát của hệ thống này là đảm bảo các nguồn lực thích hợp của doanh nghiệp như nhân lực, vật tư, máy móc và tiền bạc có sẵn với số lượng đủ khi cần, bằng cách sử dụng các công cụ hoạch định và lên kế hoạch. Thành phần của ERP • Một hệ thống ERP bao gồm đầy đủ các chức năng cơ bản sau: Lập kế hoạch, dự toán; Bán hàng và quản lý khách hàng; Sản xuất; Kiểm soát chất lượng; Kiểm soát nguyên vật liệu, kho, tài sản cố định ; Mua hàng và kiểm soát nhà cung ứng; Tài chính – Kế toán; Quản lý nhân sự; Nghiên cứu và phát triển • Chú ý: ERP không phải là công cụ kỳ diệu để có thể làm thay đổi, chuyển hoá ngay và tất cả. ERP không bảo đảm cho sự thành công của mọi doanh nghiệp (có nhiều ví dụ trong lịch sử về những ứng dụng không thành công của ERP). Đặc điểm của ERP • ERP loại bỏ các hệ thống máy tính riêng lẻ ở các bộ phận trong một doanh nghiệp: Tài chính, Nhân sự, Kinh Doanh, Sản xuất, Kho … và thay thế bằng một chương trình phần mềm hợp nhất phân chia theo các phân hệ phần mềm khác nhau và tạo nên một mối quan hệ thống nhất với nhau. • Phần mềm ERP rất linh động trong việc cài đặt các phân hệ theo yêu cầu doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có thể yêu cầu cài đặt một vài phân hệ mà doanh nghiệp cần, các phân hệ còn lại còn lại có thể cài đặt sau mà không ảnh hưởng đến hệ thống. • ERP còn có chế độ phân quyền người sử dụng linh động ngay trên giao diện sử dụng người quản trị. Trước và sau khi triển khai ERP • Trước khi có EPR • Tồn tại nhiều hệ thống, giao diện làm việc khác nhau, khó truy suất thông tin. • Khó bảo trì, nâng cấp • Nhiều CSDL, gây ra thông tin sai lệch trong tổ chức • Sau khi triển khai EPR • Các hệ thống tích hợp với nhau • Giao diện làm việc nhất quán • Một CSDL duy nhất, tránh việc trùng lặp dư thừa thông tin • Tăng khả năng truy suất vào hệ thống Lợi ích của việc ứng dụng ERP • Giúp khả năng kiểm soát tốt hơn các hạn mức về tồn kho, công nợ, chi phí, doanh thu, lợi nhuận… • Có khả năng tối ưu hóa các nguồn lực như nguyên vật liệu, nhân công, máy móc thi công… vừa đủ để sản xuất, kinh doanh. • Các thông tin của doanh nghiệp được tập trung, đầy đủ, kịp thời và có khả năng chia sẻ cho mọi đối tượng cần sử dụng thông tin như khách hàng, đối tác • Giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời nó cũng giúp tiếp cận tốt hơn với các tiêu chuẩn quốc tế Mô hình tác nghiệp của ERP Lãnh đạo Quản lý Kế hoạch Kế toán Cung ứng Quỹ Dự án Xưởng Bán lẻ Phân phối Kho Mỗi tác nghiệp vào số liệu trực tiếp và khai thác số liệu của nhau Đầu tư cho ERP • • • • • • Tăng hiệu quả doanh nghiệp Kiểm soát chặt chẽ các khâu trong tổ chức Tiêu chuẩn hoá các quy trình kinh tế Giảm thiểu những khoảng trống thông tin Điều tiết các nguồn lực nhanh và có hiệu quả Nhiều modun và kiến trúc mở để có thể tiếp cận những kỹ thuật mới về sau • Đầu tư để phát triển cho tương lai Phần mềm quản lý nguồn lực (ERP) • Việc ứng dụng ERP vào quản lý tài nguyên doanh nghiệp đặc biệt quan trọng khi quy mô doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh. • Phần mềm quản lý nguồn lực ERP là sản phẩm của sự kết hợp giữa công nghệ thông tin cho phép nhà quản lý tối ưu hoá quy trình hoạt động theo hệ thống quản trị tiêu chuẩn quốc tế. • Hệ thống phần mềm quản lý nguồn lực hoạt động mang tính mạng lưới tạo điều kiện cho dòng chảy ERP vươn tới mọi nền kinh tế. ERP cải thiện môi trường kinh doanh • Xét trong qui trình đặt hàng: • ERP nhận đơn hàng từ khách hàng, sau đó sẽ tính được chi phí và thời gian sản xuất dựa vào định mức nguyên vật liệu và lượng nguyên liệu hàng hoá tồn trong kho của công ty, lịch trình sản xuất và năng lực sản xuất từ kế hoạch cung ứng. • Tất cả các nhân viên ở phòng ban khác nhau đều có thể xem tiến độ sản xuất cũng như tiến độ giao hàng cho khách hàng đến đâu điều này sẽ giải quyết kịp thời các rủi ro và tránh xảy ra sai sót. • Phân hệ kế toán có thể biết được chi phí sản xuất cho một đơn hàng cụ thể một cách chính xác. Các nhà cung cấp phần mềm ERP • Các nhà cung cấp sản phẩm ERP cao cấp: SAP, Oracle Financials , People-Soft chào bán tại mức giá từ 500.000 ngàn đến vài triệu đô la Mỹ. • Các nhà cung cấp sản phẩm ERP trung bình: SunSystems, Exact Globe 2000, MS Solomon, Navision, chào bán tại mức giá từ 200.000 đô la Mỹ trở lên; • Doanh nghiệp phần mềm tại Việt Nam chủ yếu chỉ cung cấp các phần mềm kế toán, hoặc phần mềm quản trị có qui mô nhỏ SAP - Nhà cung cấp giải pháp ERP • SAP là viết tắt từ Systems, Applications and Products data in process, SAP là một trong bốn công ty software lớn nhất thế giới, sau Microsoft, IBM, và Oracle. • Là công ty tập trung vào cung cấp giải pháp phần mềm Enterprise Resource Planning (ERP) lớn nhất. Sản phẩm chính của công ty là SAP R/3. • R là Realtime processing, số 3 là Three tier application architecture: database, application server and client Cấu trúc hệ thống SAP R/3 • SAP R/3 là giải pháp phần mềm tích hợp theo mô hình Clien/Server, là hệ thống mở và là phần mềm doanh nghiệp chuẩn được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới theo mô hình điện toán Client/Server. • SAP R/3 có khả năng tuỳ biến cao, sử dụng ngôn ngữ lập trình độc quyền ABAP, dựa trên nhiều kiến trúc phần cứng và phần mềm khác nhau, chạy trên hầu hết các nền tảng như UNIX, Windows, OS/400 với các dòng cơ sở dữ liệu như Oracle, DB2, Microsoft SQL.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan