Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phương pháp lịch sử và phương pháp logic trong nghiên cứu lịch sử...

Tài liệu Phương pháp lịch sử và phương pháp logic trong nghiên cứu lịch sử

.DOCX
55
1
121

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA LỊCH SỬ Môn: Phương Pháp Luận Sử Học ĐỀ TÀI: PHƯƠNG PHÁP LỊCH SỬ VÀ PHƯƠNG PHÁP LOGIC TRONG NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ THÀNH VIÊN NHÓM 8: GVHD: GS TS Võ Văn Sen TP.HCM, Tháng 4 năm 2021 MỤC LỤC DẪN NHẬP....................................................................................................................... 1 CHƯƠNG I: MỘT VÀI KHÁI NIỆM TRONG PHƯƠNG PHÁP LỊCH SỬ VÀ PHƯƠNG PHÁP LOGIC................................................................................................4 1.1. Hai phạm trù “lịch sử” và “logic” theo quan điểm marxist...............................4 1.2. Hai phương pháp biện chứng: phương pháp lịch sử và phương pháp logic.....6 1.2.1. Phương pháp lịch sử........................................................................................7 1.2.2. Phương pháp logic..........................................................................................11 1.2.3. Phương pháp lịch sử và phương pháp logic trong nghiên cứu lịch sử.........17 CHƯƠNG II: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA PHƯƠNG PHÁP LỊCH SỬ VÀ PHƯƠNG PHÁP LOGIC TRONG NGHIÊN CỨU SỬ HỌC......................................................20 2.1. Mối liên hệ giữa phương pháp lịch sử và phương pháp logic trong nghiên cứu lịch sử........................................................................................................................... 20 2.1.1. Mối quan hệ thống nhất của phương pháp logic và phương pháp lịch sử trong nghiên cứu lịch sử..........................................................................................22 2.1.2. Sự độc lập tương đối của phương pháp logic và phương pháp lịch sử trong công tác trình bày và biên soạn................................................................................28 2.2. Thực tiễn vận dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic trong nghiên cứu lịch sử.................................................................................................................... 31 2.2.1. Những sai lầm của việc dùng không đúng phương pháp lịch sử và phương pháp logic trong công tác sử học.............................................................................31 2.2.2. Vận dụng đúng phương pháp lịch sử và phương pháp logic để giải quyết các vấn đề cơ bản, cần thiết cho công tác sử học...........................................................42 KẾT LUẬN.....................................................................................................................49 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................53 DẪN NHẬP Nhìn lại khoảng lịch sử hào hùng của dân tộc, thấm thoát đã trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Trên chặng đường hàng trăm thế kỷ ấy, chúng ta cũng từng nếm trải vô số những nỗi đắng cay, trắc trở. Để đến hôm nay, lịch sử không chỉ đơn thuần là những thứ đã qua mà nó còn là một người thầy dạy cho chúng ta cách hiểu về hiện tại và dự báo cả tương lai. Các nhà sử học chính là cầu nối kết nối chúng ta với quá khứ bằng các công trình nghiên cứu lịch sử. Nghiên cứu lịch sử theo cách hiểu nôm na là hoạt động nhận thức từ đơn giản đến phức tạp, tổng hợp từ các đã biết đến cái chưa biết, từ cái hoàn thiện đến cái hoàn thiện hơn. Việc nghiên cứu lịch sử chứng minh cho việc bộ môn Lịch sử ngày nay đã chính thức trở thành một ngành khoa học độc lập. Vậy khoa học là gì? Khoa học lịch sử mang những đặc điểm và cần dùng những phương pháp nghiên cứu nào để nghiên cứu các vấn đề liên quan? Khoa học là một hệ thống kiến thức về những định luật, cấu trúc và cách vận hành của thế giới tự nhiên được đúc kết thông qua việc quan sát, mô tả, đo đạc, thực nghiệm, phát triển lý thuyết bằng các phương pháp khoa học. Khoa học lịch sử là những vấn đề phương pháp luận mà những người làm công tác sử học phải nắm vững nó để phục vụ vào việc nghiên cứu của mình. Khoa học lịch sử mới hình thành và từ đầu thời cận đại thì nó trở thành một khoa học thật sự và chân chính theo quan điểm của Marx - sử học Marxist. Phương pháp luận theo cách hiểu đơn giản là một hệ thống các nguyên tắc điều khiển hoạt động cải tạo hiện thực hay hoạt động nhận thức lí luận của con người. Trong giai đoạn hiện nay, các nhà sử học chủ yếu dựa vào một số phương pháp như phương pháp tự sự lịch sử và các thành phần tự sự lịch sử; phương pháp lịch sử và phương pháp logic; phân kì lịch sử,… để phục vụ cho việc nghiên cứu của mình. Phương pháp luận theo cách hiểu đầy đủ nhất đó là phương pháp luận tổng quát của các ngành khoa học thường được gọi là logic học, triết học hay lý luận về khoa học đều không có một đối tượng với những ranh giới được quy định chặt chẽ. Như ta thấy, trong tình hình đó, đi tìm một định nghĩa cho đối tượng của phương pháp luận khoa học nhằm làm cho các bên hữu quan đều đồng ý thì thật là đều không thích hợp. Việc làm hữu ích hơn có lẽ là chỉ ra phạm vi các vấn đề mà phương pháp luận tổng quát của các ngành khoa học đang nghiên cứu và đồng thời theo dự luận khoa học, đó là những vấn đề cần nghiên cứu. Bằng cách đó chúng ta có thể tiến đến chỗ đưa ra một tập hợp nhất định về những vấn đề thích hợp cho các công trình nghiên cứu về phương pháp luận mà không ai chối cãi được. Phải trên cơ sở phân tích như thế mới có thể đề xuất một cách hiểu về phương pháp luận có thể sử dụng trong công tác khảo sát đối với vấn đề phương pháp luận sử học. Phương pháp luận theo cách hiểu đơn giản là một hệ thống các nguyên tắc điều khiển hoạt động cải tạo hiện thực hay hoạt động nhận thức lí luận của con người. Trong giai đoạn hiện nay, các nhà sử học chủ yếu dựa vào một số phương pháp như phương pháp tự sự lịch sử và các thành phần tự sự lịch sử; phương pháp lịch sử và phương pháp logic; phân kì lịch sử,… để phục vụ cho việc nghiên cứu của mình. Lý luâ ̣n sử học đóng vai trò thúc đẩy mối quan tâm của chúng ta đối với sử học. Lý luận sử học ờ đây được định nghĩa là các lý thuyết soi sáng cho việc nhận thức lịch sử và khôi phục lại quá khứ của các xã hội con người trong các thời gian khác nhau. Nói cách khác, lý luâ ̣n sử học là lý thuyết cần thiết cho việc biên soạn lịch sử. Để xác định được đúng đắn việc biên soạn lịch sử thì trước hết phải nhận thức đúng đắn lịch sử của thời kỳ đã tồn tại của xã hội, của cộng đồng mà chúng ta cần biên soạn lịch sử. Như vậy, về mặt lý thuyết có hàng loạt vấn đề được đặt ra. Một trong những vấn đề quan trọng là phạm trù thời gian. Nếu không có thời gian thì không có lịch sử. Thời gian trong lịch sử mà chúng ta biên soạn là thời gian có định hướng. Thời gian trong lịch sử khác với thời gian cúa huyền thoại hay của các khoa học khác. Từ cách nhận thức như vậy ta sẽ thấy các quy tắc biên soạn lịch sứ về thời gian, các quy tắc cùa miêu tả tự sự lịch sử. Từ đó, ta thấy cặp phạm trù mà các nhà sừ học thế giới đặc biệt quan tâm là quá khứ - hiện tại (passé - présent) hay cồ đại - hiện đại (antique - modeme). Một vấn đề liên quan đến phạm trù thời gian mà nhà sử học cần chú ý là vấn đề liên tục và dứt đoạn, về mặt xã hô ̣i vấn đề này lại liên quan đến vấn đề tiến hoá hay cách mạng1. Do đó, việc nghiên cứu một đề tài lịch sử một cách khách quan và công tâm nhất là điều hết sức khó khăn, vì chúng đòi hỏi bản thân người nghiên cứu thứ nhất là phải có cái nhìn tổng quan về sự kiện, hiện tượng đã xảy ra; thứ hai là phải biết vận dụng đúng các phương pháp bổ trợ nhằm xâu chuỗi các sự kiện đó lại sao cho phù hợp với nhau. Vì thế, việc vận dụng các phương pháp ấy vào bài nghiên cứu chưa bao giờ dễ dàng, nó đòi hỏi cao về sự sáng tạo, linh hoạt trong việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu và khi chưa nắm vững được những nguyên tắc và mối quan hệ qua lại giữa chúng thì rất dễ mắc sai lầm và đưa ra những kết luận thiếu chính xác trong quá trình nghiên cứu. Đặc biệt là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Tính tới thời điểm hiện tại, việc nghiên cứu về hai phương pháp này vẫn chưa có nhiều công trình được thực hiện. Hiện tại, các nhà nghiên cứu rất dễ mắc phải một số sai lầm trong cách nhìn nhận, đánh giá và vận dụng hai phương pháp này vào nghiên cứu. Vì vậy, việc nghiên cứu và xem xét lại cả hai phương pháp lịch sử và phương pháp logic là rất cần thiết. Chính vì lẽ đó, trong bài nghiên cứu này, chúng tôi tập trung làm rõ những nguyên tắc và mối quan hệ về phương pháp lịch sử và phương pháp logic từ đó chỉ ra những sai lầm có thể mắc phải khi vận dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic vào nghiên cứu sử học nhằm tạo điều kiện cho mọi người có cái nhìn khác hơn về bản chất, vai trò và cả mối quan hệ qua lại của hai phương pháp này trong quá trình công tác sử học để cho ra đời thêm nhiều công trình lịch sử khách quan và toàn diện hơn. Tập thể nhóm 8. 1 Hà Văn Tấn (2008), Mô ̣t sô vân đê ly luâ ̣n sư ho, NXB Đại học uốc gia Hà Nô ̣i, Hà Nô ̣i (2008), tr. 9-10. CHƯƠNG I: MỘT VÀI KHÁI NIỆM TRONG PHƯƠNG PHÁP LỊCH SỬ VÀ PHƯƠNG PHÁP LOGIC 1.1. Hai phạm trù “lịch sử” và “logic” theo quan điểm marxist Phương pháp lịch sử và phương pháp logic có liên quan mật thiết đến các phạm trù “logic” và “lịch sử” mà chúng ta cần làm sáng tỏ trước khi đi sâu vào tìm hiểu nội dung và mối quan hệ giữa hai phương pháp này2. Từ logic có nguồn gốc từ Hy Lạp là “logos”, có rất nhiều nghĩa, trong đó hai nghĩa ngày nay được dùng nhiều nhất là: thứ nhất, logic là cái trật tự, cái quy luật, sự liên hệ tất yếu giữa các thành phần, các đối tượng, quá trình… trong thế giới hiện thực khách quan, nó là logic khách quan. Với nghĩa này, logic khách quan là tiến trình biện chứng của thế giới, là cái logic tự nó. Ngoài ra, logic được hiểu là những hình thức, quy luật của tư duy trong quá trình vận động, đây là logic chủ quan. uan điểm marxist coi những hình thức logic như khái niệm, phán đoán, suy lý… là những hình thức phản ánh và tái tạo trong tư duy con người những mối liên hệ khách quan của sự vật. Sự phản ánh đó không bỏ qua sự xuất hiện, biến đổi và phát triển của chúng. Các quy luật, hình thức của tư duy, chính vì vậy mà giúp ta nghiên cứu, nhận thức được thế giới khách quan. Logic khách quan là cơ sở, nền tảng, là nguồn gốc căn nguyên của mọi hình thức logic chủ quan. Sử gia Văn Tạo trong tác phẩm P ương p áp ịo sư à P ương p áp ogio khi giải thích về phạm trù logic, ông đã trích dẫn quan điểm của Lenin về logic: “Lenin ooi “ ogio à ho t luyết ê n ận t ứo. Nó à ly luận ê n ận t ứo. N ận t ứo à sự p ản án giới tự n iên bởi oon người. N ưng đó k ông p ải à một p àn án đơn giản, trựo tiếp, oàn toàn...”. “...Hìn t ứo oủa sự p ản án oùa giới tự n iên ào trong n ận t ứo oon người..., dó à n ững k ái niệm, n ững qluy luật, n ững p ạm trù, . ...” 3 uan điểm marxist coi phạm trù lịch sử là bản thân hiện thực khách quan, tồn tại và phát triển theo một logic khách quan không phụ thuộc vào ý thức con người. Hiện thực ấy luôn luôn phát triển và ở trạng thái biến đổi không ngừng. Cụ thể như xã hội loài 2 Phan Ngọc Liên (chủ biên) (2011), P ương p áp luâ ̣n sư ho, NXB Đại học Sư phạm, TP.HCM, tr.139. 3 Văn Tạo (1995), P ương p áp ịo sư à P ương p áp ogio, Viện Sử học xuất bản, Hà Nội, tr. 27. người phát triển từ mông muội đến văn minh là theo một logic khách quan, con người không thể lật ngược lại được logic phát triển đó. Cũng vậy, sinh vật phát triển từ đơn bào đến đa bào, từ đơn giản đến phức tạp không phụ thuộc vào ý muốn của ai cả. Ngày nay sinh học có thể làm thay đổi quy trình đó, nhưng cũng là nhờ vào nhận thức được logic phát triển nội tại của nó, chứ không thể thoát ly khỏi nó...4 Bản thân tư duy cũng có lịch sử của nó. Trong hoạt động thực tiễn, tức là quá trình tác động vào lịch sử, con người ngày càng nhận thức được sâu sắc hơn thế giới khách quan nhờ nắm được logic phát triển của sự vật thông qua việc xây dựng nên hệ thống khái niệm, phạm trù, quy luật. Những khái niệm, phạm trù, quy luật đó là những bậc thang của nhận thức, là sự phản ánh gần đúng logic khách quan của hiện thực vào trong ý thức của con người. Giữa lịch sử và logic có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Về mặt nhận thức luận, lịch sử là bản thân hiện thực khách quan phát triển với những hiện tượng muôn màu muôn vẻ, và logic là bản chất của hiện thực đó sự nghiên cứu lí luận vạch ra. Trong mối quan hệ giữa lịch sử và logic thì lịch sử quyết định logic, còn logic thì phản ánh lịch sử. Và như vậy là trong nhận thức, lịch sử và logic thống nhất. Không nắm vững được tính thống nhất này chúng ta sẽ không nhận thức được thế giới quan một cách đúng đắn, không phát hiện được bản chất, quy luật của thế giới, do đó cũng không có hành động đúng để cải tạo thể giới5. Tách rời lịch sử với logic là phương pháp duy tâm siêu hình. Sự phân tích phải theo cái logic của bản thân hiện thực, logic của bản thân đời sống, chứ không phải ngược lại. Bước đi của logic phải ăn khớp (phù hợp, bắt nhịp) với quá trình phát triển khách quan của lịch sử6. Trong khi nhấn mạnh tính thống nhất giữa lịch sử và logic, triết học Marixst không đồng nhất chúng mà xem đó là hai phạm trù riêng, khác nhau, có liên quan với 4 Văn Tạo (1995), P ương p áp ịo sư à P ương p áp ogio, sđd, tr. 26. 5 Phan Ngọc Liên (chủ biên) (2011), P ương p áp luâ ̣n sư ho, sđd, tr. 139. 6 Phan Ngọc Liên (chủ biên) (2011), P ương p áp luâ ̣n sư ho, sđd, tr. 139. nhau. Sự khác nhau đó biểu hiện ở chỗ lịch sử là bản thân hiện thực phát triển muôn màu muôn vẻ, còn logic là sự phản ánh, mà là sự phản ánh không toàn bộ, không thụ động, đã được uốn nắn lại, những uốn nắn theo quy luật mà bản thân của quá trình lịch sử thực tế đem lại. Sự liên hệ đó là sự liên hệ giữa hiện thực và nhận thức, giữa tồn tại và tư duy, giữa khách quan và chủ quan7. 1.2. Hai phương pháp biện chứng: phương pháp lịch sử và phương pháp logic Cụ thể, trong tổng kết một quá trình cách mạng, một giai đoạn cách mạng hay một cuộc vận động cách mạng, có người có lập trường, quan điểm vững chắc, nhưng không có phương pháp khoa học đúng, đã dẫn đến nhận thức không đúng về thực tiễn cách mạng, quy luật cách mạng và kinh nghiệm cách mạng. Phương pháp lịch sử và phương pháp logic là bộ phận quan trọng của phương pháp khoa học đó. Không nắm được thật sát, thật chắc, thật đúng các hiện tượng, sự kiện lịch sử sẽ không nắm được cái nào là hiện tượng, cái nào là bản chất, cái nào là ngẫu nhiên, cái nào là tất yếu, mặt nào là cá biệt, mặt nào là phổ biến... Đến khi khái quát để tìm ra quy luật, đặc điểm, kinh nghiệm... của các quá trình lịch sử, của cuộc vận động cách mạng đó, sẽ không chính xác và có thể dẫn đến sai lầm. Đem ứng dụng những kinh nghiệm sai lầm đó vào quá trình vận động cách mạng tiếp theo, v.v... hậu quả lại còn nghiêm trọng hơn nhiều. Vì vậy, có thể nói rằng, trong tổng kết lý luận cách mạng, không chỉ cần có lập trường, quan điểm vững vàng, mà còn cần có phương pháp khoa học đúng đắn. Vận dụng tốt phương pháp lịch sử và phương pháp logic có thể góp phần nhất định vào nhiệm vụ cách mạng này8. Đó là ý nghĩa rộng của hai phương pháp kể trên. Riêng trong công tác sử học, hai phương pháp này là vô cùng cần thiết. Đó vừa là phương pháp tư duy, vừa là phương pháp cụ thể: Vê tư dluy: uá trình đi từ tư duy cảm tính đến tư duy lí tính, từ trực quan sinh đô ̣ng đến tư duy trừu tượng, để trở về nhâ ̣n thức được cái cụ thể cao hơn, sâu sắc hơn, tất 7 Phan Ngọc Liên (2011), P ương p áp luâ ̣n sư ho, sđd, tr. 139. 8 Văn Tạo (1995), P ương p áp ịo sư à P ương p áp ogio, sđd, tr. 25-26. cả đều cần phải vâ ̣n dụng tốt hai phương pháp này9. Vê p ương p áp ou t a: Trong công tác sưu tầm tư liê ̣u, nghiên cứu các đối tượng lịch sử, phải từ cái logic giả thiết đi tìm tư liê ̣u, tiếp đó bằng cả hai phương pháp kết hợp mà phân tích, tìm hiểu tư liê ̣u, sự kiê ̣n lịch sử, để rồi từ nhiều tư liê ̣u, sự kiê ̣n đã được phân tích, nhâ ̣n thức mà khái quát ra được “logic” phát triển nô ̣i tại của đối tượng10. Bên cạnh đó, kho tàng phương pháp luận chuyên môn của khoa học lịch sử có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc nhận thức chân lí lịch sử. Nó bao gồm hệ phương pháp, phương pháp luận đặc biệt về lịch sử và logic học trong nghiên cứu lịch sử. Theo định nghĩa của tác giả, “p ần p ương p áp oủa oáo bộ môn ịo sư đượo p ân oại một oáo o ặt o ẽ t eo n ững đặo điam oủa đôi tượng ng iên oứlu à à một tổng t a oủa n ững t ủ p áp, biện p áp, oáo t ủ tuo kĩ t luật, oáo oạt động, oáo đê ng ị t ựo iện ê iệo tổ o ứo à tiến àn oáo ng iên oứlu ịo sư - đó à “môn k oa ho ê oáo p ương p áp ng iên oứlu ịo sư, ly luận à t ựo tiễn áp dung o úng trong n ững ng iên oứlu ịo sư, p ương p áp luận ng iên oứlu ịo sư p ù ợp ới sự tổng ợp p ạm trù trong k oa ho ịo sư, p ù ợp ới iệo tạo ra một bứo tran k oa ho oàn o ỉn ê qluá trìn ịo sư”. Logio ho ng iên oứlu ịo sư - à “môn k oa ho ng iên oứlu kỹ t luật ogio ho n ằm t lu t ận, xư í à ệ t ông oá n ững kiến t ứo ịo sư, ng iên oứlu tín o vât đặo biệt oủa iệo sư dung n ững p ạm trù n ận t ứo k oa ho p ù ợp ới qluá trìn oứlu n ững qluy địn ịo sư, ng iên ogio ho oủa bướo o luyan tiếp từ oáo sự kiện đến ly luận ịo sư, tư iệo o hn ho à đặt vân đa o o đến iệo kiam tra (xáo n ận) n ững kết qluả ng iên oứlu ịo sư ou t a”11. 1.2.1. Phương pháp lịch sử Phương pháp lịch sử dựa trực tiếp vào nguyên tắc khoa học Marxist-Leninist là tính lịch sử. Nguyên tắc này được rút ra từ những nguyên lí và phạm trù phổ biến của phép biện chứng, tư tưởng triết học về sự phát triển.12 9 Văn Tạo (1995), P ương p áp ịo sư à P ương p áp ogio, sđd, tr. 26. 10 Văn Tạo (1995), P ương p áp ịo sư à P ương p áp ogio, sđd, tr. 26. 11 Viện Thông tin Khoa học xã hội (1982), Một sô vân đê ê p ương p áp luận, p ương p áp ng iên oứlu oáo k oa ho ịo sư, Viện Thông tin Khoa học xã hội xuất bản, Hà Nội, tr. 59-60. 12 N.N.Ma-xlốp Nguyễn Thế Tự dịch (1987) P ương p áp Máo-Xít Lê-nin-nít Ng iên oứlu ịo sư ảng, NXB Sách giáo khoa Mác Lenin, Hà Nô ̣i, tr. 39. Mọi sự vật và hiện tượng của tự nhiên và xã hội đều có quá trình lịch sử của nó, tức là có quá trình phát sinh, phát triển và tiêu vong. Đó là một quá trình vận động và biến đổi liên tục, hết sức cụ thể, đầy quanh co, phức tạp, bao gồm cả những cái ngẫu nhiên lẫn cái tất yếu, muôn hình, muôn vẻ, trong những hoàn cảnh, điều kiện khác nhau và theo một trật tự thời gian nhất định. Và vì thế mà phương pháp lịch sử là một phương pháp phổ biến. Trong lĩnh vực khoa học nào thì phương pháp này cũng có nhiệm vụ dựng lại hiện tượng với tư cách là một quá trình đang phát triển, với tất cả những nét chung, những nét đặc thù, những nét không lặp lại và cá biệt. Đây là phương pháp nghiên cứu bằng cách đi tìm nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển và biến hóa của đối tượng để phát hiện bản chất và quy luật của đối tượng. Phương pháp này được sử dụng để phân tích các tài liệu lý thuyết đã có nhằm phát hiện các xu hướng, các trường phái nghiên cứu, từ đó xây dựng tổng quan về vấn đề nghiên cứu. Một thuộc tính quan trọng của phương pháp này là xác định trình tự lịch sử của quá trình phát triển tất yếu đang được nghiên cứu từ giai đoạn lịch sử này đến giai đoạn lịch sử khác; làm rõ nguồn gốc và những hiện tượng của quá trình ấy. Nhiệm vụ của phương pháp lịch sử là thông qua các nguồn tư liệu để nghiên cứu và phục dựng đầy đủ các điều kiện hình thành, quá trình ra đời, phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp của các sự kiện, hiện tượng, đồng thời đặt quá trình phát triển đó trong mối quan hệ tác động qua lại với các nhân tố liên quan khác trong suốt quá trình vận động của chúng, từ đó có thể dựng lại bức tranh chân thực của sự vật, hiện tượng như đã xảy ra. Ví dụ như khi nghiên cứu về phong trào Cần Vương, bằng phương pháp pháp lịch sử, nhà nghiên cứu sẽ tìm kiếm nguồn tư liệu một cách chính xác và đầy đủ nhất có thể để mô tả quá trình hình thành mâu thuẫn, chuẩn bị lực lượng, bùng nổ và đến lúc thất bại hoàn toàn với đầy đủ các chi tiết cụ thể và phức tạp, gồm cả những sự kiện tất nhiên lẫn ngẫu nhiên, theo đúng thứ tự thời gian như nó đã từng diễn ra. Một số nguyên tắc cơ bản của phương pháp lịch sử: Thứ nhất, tính biên niên: nhà nghiên cứu phải trình bày quá trình hình thành và phát triển của sự vật, hiện tượng theo đúng trình tự của nó như đã diễn ra trong thực tế để thấy được tính liên tục trong quá trình vận động, phát triển của nó. Ví dụ: Khi tìm hiểu về sự kiện Cách mạng tháng 8 ở nước ta thì người nghiên cứu phải bám sát vào quá trình của cuộc cách mạng này từ sự chuẩn bị kĩ càng về lực lượng, về đường lối đến việc chớp thời cơ như thế nào để cách mạng nổ ra và dành thắng lợi, để thấy được cái sự vận động phát triển của cuộc cách mạng này. Thứ hai, tính toàn diện: khi phục dựng quá khứ, nhà nghiên cứu phải khôi phục đầy đủ tất cả các mặt, các yếu tố và các bước phát triển của sự vật, hiện tượng, vì lịch sử phát triển muôn màu muôn vẻ vì vậy phải đi sâu vào đó để tìm ra cái đặc thù trong cái phổ biến, tránh tình trạng qua loa, đơn giản thậm chí cắt xén thông tin. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần tránh tình trạng liệt kê, chất đống tư liệu, phải biết lựa chọn các tư liệu tiêu biểu, điển hình về các sự vật, hiện tượng cần nghiên cứu. Ví dụ: Khi nói đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp. Đòi hỏi người nghiên cứu phải khôi phục đầy đủ tất cả các mặt, các yếu tố, các bước phát triển để dẫn đến thắng lợi này. Kháng chiến chống Pháp thành công chúng ta không thể chỉ tiếp cận ở mặt quân sự, mà ta phải nhìn nhận một cách toàn diện đó là thắng lợi là thắng lợi do sự kết hợp toàn tiện từ các mặt như quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế xã hội. Thứ ba, tính chi tiết: người nghiên cứu phải bám sát và phản ánh chi tiết quá trình vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng, kể cả các bước phát triển quanh co, thụt lùi tạm thời của nó để đảm bảo tính trung thực và phản ánh đúng tiến trình vận động của sự vật, hiện tượng. Ví dụ: Sau Cách mạng tháng 8, những mầm mống quan hệ kinh tế xã hội của chủ nghĩa như Ngân hàng nhà nước, các hợp tác xã sản xuất, tiêu thụ đã nảy sinh. Nhưng thực dân Pháp quay trở lại xâm lược, quan hệ sản xuất thực dân, phong kiến chưa thực sự bị thủ tiêu nên những mầm mống kinh tế xã hội chủ nghĩa đã có bước thụt lùi tạm thời và đến 1950 mới có điều kiện để phát triển. Tuy khái quát logic phát triển kinh tế lúc đó là kinh tế dân chủ nhân dân tuy nhiên khi trình bày lịch sử thì không thể bỏ qua những bước thụt lùi tạm thời này. Thứ tư, tính cụ thể: các sự vật, hiện tượng tồn tại luôn gắn liền với không gian, thời gian và con người cụ thể. Do đó, người nghiên cứu cần chú ý nêu rõ địa điểm, thời gian xảy ra của sự vật, hiện tượng. Ví dụ: Lịch sử là những việc đã xảy ra và không thể thay đổi. Mỗi sự kiện lịch sử đều tồn tại một cách cụ thể ví dụ như cuộc chiến tranh Thế giới lần thứ nhất diễn ra vào năm 1914-1918, một cuộc chiến tranh với sự tham gia của nhiều quốc gia trên thế giới và được chia thành hai phe đó là phe Hiệp ước gồm có các nước lớn như:Anh, Pháp, Nga và phe Liên minh gồm: Đức, Áo Hung. Với chiến trường chính là Châu Âu sau đó lan rộng ra toàn thế giới. Thứ năm, phương pháp lịch sử yêu cầu chúng ta phải tìm hiểu cái không lắp lại bên cái lắp lại. Bởi các hiện tượng lịch sử thường hay tái diễn, những không bao giờ diễn lại hoàn toàn như cũ. Nhà nghiên cứu phải chú ý tìm ra những cái khác trước, cái không lắp lại để thấy được đặc thù của lịch sử. Ví dụ: Cùng là khởi nghĩa nông dân nhưng khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu lại không giống khởi nghĩa của Hoàng Hoa Thám về lực lượng, quy mô và hình thức đấu tranh... Song, khi xem xét những biến cố và sự kiện của lịch sử từ góc độ phương pháp lịch sử, cần lưu ý điều sau đây: để nghiên cứu một hiện tượng ở một thời điểm nhất định trong quá trình vận động của nó dường như ta phải làm nó dừng lại ở trạng thái tĩnh như trong “Bút kly triết ho”, Lenin viết: “C úng ta k ông t a bialu iện, t a iện, đo ường, ìn dlung sự ận động mà k ông oắt đứt tín iên tuo, k ông đơn giản oá, k ông àm t ô ỗ, k ông táo rời, k ông àm o ết oứng oái đang sông. Việo tư dluy (k ông n ững tư dluy mà oả oảm giáo) ìn dlung sự ận động (k ông n ững sự ận động mà tvât oả oáo k ái niệm) bao giờ oũng t ô ỗ, àm o ết oứng”. Phương pháp khắc phục được mâu thuẫn này, nó xét hiện tượng trên các nấc thang (giai đoạn) phát triển kế tiếp nhau. Nhờ so sánh các trạng thái về chất các nấc thang, chúng ta phát hiện được thay đổi nội tại của nó theo thời gian, làm rõ được phương hướng và xu hướng vốn có của nó, qua đó dựng lại trong tư duy toàn bộ quá trình phát triển của đối tượng nghiên cứu. Chính đặc điểm đó của việc nghiên cứu các đối tượng đã phát triển đã nảy sinh phương pháp chuyên môn về phân kì lịch sử13. Tóm lại, phương pháp lịch sử là nhằm diễn lại tiến trình phát triển lịch sử với tính muôn màu, muôn vẻ của mình, nhằm thể hiện cái lịch sử với tính cụ thể, hiện thực và sinh động. Nó giúp chúng ta nắm được cái lịch sử để có cơ sở nắm cái logic được đúng đắn và sâu sắc hơn. 1.2.2. Phương pháp logic Những thuộc tính của một xã hội sống, đang phát triển như khả năng tiến từ hình thức thấp lên hình thức cao, tác động qua lại và sự quy định lẫn nhau của các yếu tố, tính quyết định của quy luật khách đối với những diễn biến xã hội,… Điều được bao hàm - tất nhiên là dưới hình thức trừu tượng trong nguyên tắc tính lịch sử. Trong nguyên tắc ấy, logic của cuộc sống phù hợp hơn với logic của lịch sử14. Phương pháp logic là phương pháp khoa học nghiên cứu các quy luật, các hình thức tư duy, cách thức phát triển tri thức và xây dựng các hệ thống trị thức khoa học. Logic có hai hướng phát triển chính: với tư cách là một học thuyết về cách thu nhận tri thức, về những quy luật liên hệ các hình thức tư duy và nội dung khách quan được phản ánh trong những hình thức đó; cũng như với tính cách nghiên cứu các hình thức suy luận và hình thức trị thức khoa học. Hướng thứ nhất biểu hiện rõ hơn trong logic biện chứng, hướng thứ hai biểu hiện trong logic hình thức15. Logio ho ìn t ứo đã nêu ra được những quy luật cơ bản có giá trị. Đó là: 13 N.N.Ma-xlốp 44. 14 N.N.Ma-xlốp 39. 15 N.N.Ma-xlốp 51-52. Nguyễn Thế Tự dịch (1987) , P ương p áp Máo-Xít Lê-nin-nít Ng iên oứlu ịo sư ảng, sđd, tr. Nguyễn Thế Tự dịch (1987), P ương p áp Máo-Xít Lê-nin-nít Ng iên oứlu ịo sư ảng, sđd, tr. Nguyễn Thế Tự dịch (1987) , P ương p áp Máo-Xít Lê-nin-nít Ng iên oứlu ịo sư ảng, sđd, tr. - Luật đồng nhất. - Luật mâu thuẫn. - Luật bài trung. - Luật lý do đầy đủ Công thức của luật đổng nhất là: “Trong luận đoán, tranh luận và thẫo luận, mỗi khái niệm dèu phải dược dùng theo một nghĩa đồng nhất”. Công thức của luật mâu thuẫn là: “Hai ý kiến trái ngược nhau trong cùng một thời gian và cùng một quan hệ như nhau tổng thể cả hai đều đúng”. Công thức của luật bài trung là: “Trong hai câu phán đoán mâu thuẫn với nhau, trước sau chỉ có một câu là đúng, còn câu kia là sai, không thể có câu thứ ba được”. Công thức của luật lý do đầy đủ là: “Bất cứ một sự suy luận nào hạp với chân lý cũng đều phải có căn cứ”. 16 Và ogio biện o ứng bắt đẩu từ Hegel. Hegel đã phê phán thuyết bất khả tri của Kant khi coi logic chỉ là một phạm trù tiên nghiệm. Hegel viết: “Kant đã gán cho các phạm trù logic một ý nghía về bản chất từ chủ quan”, nhưng những phạm trù logic có “một giá trị và một tồn tại khách quan”. Hegel đã coi nội dung của logic là sự “vận đô ̣ng của ý thức về mặt là sự phát triển của mọi sinh hoạt tự nhiên và tinh thần”. Hegel viết tiếp: “Logic là khoa học thuần túy, tức là khoa học thuần túy trong tất cả toàn bộ sự phát triển của nó”. Tuy vậy, Lenin đã phê phán ý này: “Dòng đầu là một điều ngu xuẩn, dòng thứ hai là thiên tài”. Như vậy, cái cống hiến lớn lao của Hegel vào logic học là quan điểm biện chứng, là sự cho ra đời logic biện chứng17. Nhưng cái không đạt của Hegel là ở mặt duy tâm, là ở biện chứng duy tâm. Ông coi sự vận động của ý thức đó chi là dựa trên “bản tính của những bản chất thuần túy”, 16Văn Tạo (1995), P ương p áp ịo sư à P ương p áp ogio, sđd, tr. 33-34. 17 Văn Tạo (1995), P ương p áp ịo sư à P ương p áp ogio, sđd, tr. 34. tức là của một ý niệm tuyệt đối nào đó tách rời sự phát triển của thế giới khách quan. Điều mà Hegel viết “tồn tại và bản chất cũng đều là những vòng khâu của cái sinh thành của nó (của khái niệm)” (tức là ý thức quyết định tồn tại), được Lenin phê phán: “Đào ngược lại: những khái niệm là những sản phẩm cao nhất của bộ óc, mà bản thân bộ óc lại là sản phẩm cao nhất của vâ ̣t chất”18. Những quy luật cơ bản này, chúng ta thường vẫn phải tuân theo trong tranh luận, nghị luân hay phát biểu vể một vấn để gì. Thí dụ, trong một bài phát biểu mà lập luân trên dưới mâu thuẫn nhau thì bài đó không còn giá trị gì nữa; hoặc hai người tranh luận với nhaù mà nội dung một khái niệm được dùng không đổng nhất thì không đi đến đâu cả. Phương pháp nhận thức logic là cách tìm kiếm độc đáo để đi đến chân lí và được sử dụng cùng với các phương pháp nghiên cứu khác. Nhiệm vụ của nó là vạch rõ vai trò của từng yếu tố của hệ thống trong một chính thể đã phát triển19. Phương pháp logic cho phép nhà nghiên cứu xác định nội dung bên trong của hình thức bề ngoài hoặc mặt thật bức tranh sự kiện qua nhiều chi tiết ngẫu nhiên và không cơ bản của sự kiện. Khác với phương pháp lịch sử, phương pháp này đòi hỏi chủ không phải là qua quan sát mà là phân tích20. Lịch sử phát sinh, phát triển và tiêu vong của sự vật, hiện tượng luôn quanh co, phức tạp, bao gồm cả những yếu tố tất nhiên lẫn ngẫu nhiên. Sự đa dạng, quanh co phức tạp đó đã làm cho bản chất, quy luật tất yếu của sự vật, hiện tượng bị “che khuất” mà trong nghiên cứu khoa học việc sử dụng phương pháp lịch sử chỉ giúp người nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc phục dựng quá khứ của sự vật hiện tượng. Việc loại bỏ đi những yếu tố ngẫu nhiên, không cơ bản để thấy được những cái tất yếu, cơ bản và những cái được lặp đi lặp lại,… từ đó làm bộc lộ bản chất, quy luật phát triển khách quan của sự vật, hiện tượng là mục tiêu quan trọng của công tác nghiên cứu. Để tìm ra bản chất, quy luật vận 18 Văn Tạo (1995), P ương p áp ịo sư à P ương p áp ogio, sđd, tr. 34-35. 19 N.N.Ma-xlốp Nguyễn Thế Tự dịch (1987), P ương p áp Máo-Xít Lê-nin-nít Ng iên oứlu ịo sư ảng, sđd, tr. 52. 20 N.N.Ma-xlốp Nguyễn Thế Tự dịch (1987) , P ương p áp Máo-Xít Lê-nin-nít Ng iên oứlu ịo sư ảng, sđd, tr. 52. động và phát triển của chúng, người nghiên cứu cần kết hợp vận dụng phương pháp logic và một số phương pháp khác… Các đặc điểm của phương pháp logic là: Thứ nhất, nhằm đi sâu tìm hiểu cái bản chất, cái phổ biến, cái lắp lại của các sự vật, hiện tượng. Muốn vậy, nó phải đi vào nhiều hiện tượng, phân tích, so sánh, tổng hợp…để tìm ra bản chất của những sự vật, hiện tượng. Ví dụ: Giữa năm 1965, Mỹ ào ạt kéo quân vào xâm lược miền Nam nước ta. Các trận đánh của quân và dân diễn ra khác nhau trên các mặt trận và dưới nhiều hình thức: quân sự, chính trị, kinh tế… Phương pháp logic đi sâu vào nghiên cứu các trận đánh và nhằm phát hiện ra cái chung của các trận đánh đó, có thể khái quát ra nhiều nét bản chất, phổ biến, trong đó có tính chất tấn công liên tục, từ đầu trên khắp các mặt trận chẳng hạn. Thứ hai, nếu phương pháp lịch sử đi sâu vào cả những bước đường quanh co, thụt lùi tạm thời của lịch sử, thì phương pháp logic lại có thể bỏ qua những bước đường đó, mà chỉ nắm lấy bước phát triển tất yếu của nó, nắm lấy cái xương sống phát triển của nó, nắm lấy quy luật của nó. Như Engels đã nói “Logic không phải là sự phản ánh lịch sử một cách đơn thuần, mà là sự phản ánh đã được uốn nắn lại, nhưng uốn nắn theo quy luật mà bản thân quá trình lịch sử đem lại”. Thứ ba, khác với phương pháp lịch sử, phải nắm lấy từng sự việc cụ thể, nắm lấy không gian, thời gian, tên người cụ thể, phương pháp logic lại chỉ cần đi sâu nắm lấy những nhân vật, sự kiện, giai đoạn điển hình và nắm qua những phạm trù, quy luật nhất định. Ví dụ: Trong khi viết “Tư bản luận”, Marx có thể đi ngay vào giai đoạn phát triển điển hình cao nhất của lịch sử lúc đó là xã hội tư bản. Khi phát hiện ra được quy luật cơ bản của chủ nghĩa tư bản là quy luật thặng dư giá trị, tức nắm được sâu sắc các giai đoạn điển hình, thì từ đó có thể dễ dàng tìm ra quy luật phát triển của các xã hội trước tư bản chủ nghĩa mà không nhất thiết phải đi từ giai đoạn đầu của lịch sử xã hội loài người. Ngay trong khi nghiên cứu xã hội tư bản, Marx cũng không cần phải bắt đầu từ tích lũy tư bản nguyên thủy, từ tư bản thương mại, mặc dù những quan hệ này có trước tư bản công nghiệp. Marx cũng không bắt đầu từ ruộng đất và địa tô là những cái tồn tại rộng rãi trong xã hội tư bản, mà bắt đầu từ hàng hóa, tiền tệ, tư bản, phát hiện ra quy luật thặng dư là giường mối của cơ cấu xã hội tư bản. Từ đó, có thể giải thích được các mối quan hệ khác. Đó là nói về sự bắt đầu từ giai đoạn điển hình, sự kiện điển hình. Còn trong thể hiện trình bày thì phương pháp logic cần vận dụng những khái niệm, phạm trù, quy luật hơn là trình bày những nhân vật, sự việc cụ thể. Cũng như trong Tư bản luận, Marx không cần chỉ rõ nhà tư sản A hay B nào đó, cũng như hàng hóa cụ thể gì, tiền tệ của nước nào đó, mà bằng những khái niệm chung: tư sản, hàng hóa, tiền tệ, giá trị… Nhờ những đặo điam đó, mà p ương p áp ogio có những k ả năng riêng: Thứ nhất, giúp ta nhìn nhận ra cái mới. Bởi vì logic là sự phản ánh của thế giới khách quan vào ý thức con người, mà thế giới khách quan thì không ngừng phát triển, cái mới luôn luôn nảy sinh. Do luôn luôn chú ý đến cái phổ biến, cái bản chất mà phương pháp logic dễ nhìn thấy những bước phát triển nhảy vọt và thấy được cái mới đang nảy sinh và phát triển như thế nào. Đặc điểm của cái mới là nó khác về chất với cái cũ. Mặc dù là hình thức thì chưa thay đổi, nhưng chất mới đã nảy sinh. Ví dụ: Trong xây dựng nông thôn mới theo cơ chế thị trường và kinh tế nhiều thành phần hiện nay đã nảy sinh những làng có tính chất thị tứ, như làng Trai Trang, làng Hội Xuyên (Hải Dương) trong những năm 90. Đó là những làng từ nông nghiệp chuyển mạnh sang công, thương nghiệp “ly nông bất ly hương”, cả làng có hàng trăm ô tô tải và ô tô chở hàng,... Rõ ràng đây là những điển hình làng xã mới có thay đổi về chất, so với làng xã cũ. Lãnh đạo trung ương và địa phương đang từ đó rút ra điểm có tính bản chất để xây dựng nên các làng thị tứ, làng văn hóa trong cả nước. Thứ hai, do thấy được mầm mống của cái mới mà phương pháp này giúp ta thấy trước được hướng đi của lịch sử, nhằm chỉ đạo thực tiễn, cải tạo thế giới. Ví dụ: Hiện nay, trong xây dựng giai cấp công nhân có hiện tượng chuyển dịch từ khu vực nhà nước sang khu vực tư doanh công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Chỉ tính từ năm 1988-1992,ở Thành phố Hồ Chí Minh đã có 67.000 công nhân chuyển khỏi khu vực công nghệ quốc doanh, gần 20% công nhân lành nghề, thợ bậc cao chuyển từ khu vực quốc doanh sang khu vực tư nhân và gần 70% công nhân giỏi nghề chuyển sang các đơn vị liên doanh. Hậu quả đến năm 1993, TP HCM chỉ còn 13% công nhân làm việc ở khu vực quốc doanh, 87% làm việc ở khu vực kinh tế tư nhân, cá thể và tập thể. Cái mới đó, cho ta thấy hướng đi của lịch sử này hợp hay không hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa mà có biện pháp bổ sung, điều chỉnh, đào tạo bồi dưỡng, cải tiến công tác quản lý. Thứ ba, phương pháp logic giúp chúng ta tác động tích cực vào hiện thực, nhằm tái sản sinh ra lịch sử ở một trình độ cao hơn, nghĩa là chủ động cải tạo, cải biến lịch sử, nhờ nắm được những quy luật khách quan đó. Ví dụ: Từ cuối những năm 90 đến nay, một số xí nghiệp quốc doanh được cổ phần hóa đã giúp công nhân có thể trở thành người vừa sản xuất, vừa làm chủ thực sự xí nghiệp, lại cải thiện nhanh chóng được đời sống. Nhà nước đã chủ động tác động tới quá trình đó, đưa lịch sử tiến lên… Một số ngluyên tắo oơ bản của p ương p áp ogio: Thứ nhất, tránh máy móc và định kiến, áp đặt: sự vật hiện tượng vận động theo quy luật của nó, chính vì vậy, khi sử dụng phương pháp logic để phát hiện ra quy luật vận động và phát triển của sự vật hiện tượng, đòi hỏi nhà khoa học phải đi tìm quy luật từ chính quá trình vận động phát triển phức tạp của chúng. Có như vậy, người nghiên cứu mới phát hiện được cả những quy luật phổ biến lẫn đặc thù (riêng), sự phong phú, đa dạng và phát triển đi lên của các sự vật, hiện tượng. Cần tránh tình trạng áp đặt những định kiến, những quy luật chung có sẵn để làm khuôn mẫu cho việc nhận thức, đánh giá về những đặc điểm, quy luật của các sự kiện hiện tượng khác nhau. Thứ hai, không tách rời khỏi lịch sử: việc nghiên cứu để tìm ra cái phổ biến, bản chất, quy luật… của sự vật, hiện tượng phải được tiến hành trên cơ sở khái quát hóa và rút ra từ hiện thực. Nghĩa là phải sử dụng phương pháp logic gắn liền với phương pháp lịch sử, nếu tách rời phương pháp lịch sử thì nhà khoa học sẽ rơi vào tình trạng suy luận trừu tượng thiếu cơ sở, nhận xét chung chung, thậm chí kết luận sai lầm. Đồng thời cũng tránh trường hợp chỉ dựa vào vài dữ kiện ít ỏi để khái quát hóa thành quy luật, bản chất của sự vật, hiện tượng. Tóm lại, phương pháp logic cho phép nhận thức các quy luật và tính quy luật của quá trình lịch sử và cho phép hiểu sự độc đáo của hiện tượng này so với hiện tượng khác, hiểu bản chất, cơ cấu của nó, hiểu các mối liên hệ chức năng và sự phụ thuộc của các yếu tố trong cơ cấu, những động lực phát triển sự vật hiện tượng21. 1.2.3. Phương pháp lịch sử và phương pháp logic trong nghiên cứu lịch sử Phương pháp lịch sử và phương pháp logic là hai phương pháp chuyên ngành nghiên cứu, biên soạn lịch sử. Kết quả và chất lượng mỗi công trình nghiên cứu, biên soạn lịch sử phụ thuộc rất nhiều vào việc kết hợp chặt chẽ hai phương pháp này. Khi xem về tác phẩm phê phán chính trị - kinh tế học của Marx, Engels đã nhận xét phương pháp logic đối với bộ môn Chính trị - kinh tế học là thích hợp nhất mặc dù sẽ có vận dụng phương pháp lịch sử. Ở đây phương pháp lịch sử không phải là chủ yếu nhưng cũng đã góp phần đạt được mục đích nghiên cứu. Trong phạm vi nghiên cứu này ông không hề có ý đánh giá thấp phương pháp lịch sử như nhiều người đã nghĩ. Hơn thế, trong một số lĩnh vực nghiên cứu, như trong nghiên cứu lịch sử chẳng hạn, phương pháp lịch sử là phương pháp thích hợp duy nhất, còn phương pháp logic sẽ chỉ là hình thức hỗ trợ mà thôi.Cho nên việc vận dụng các phương pháp nghiên cứu hoàn toàn tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu, nhưng do mục đích nghiên cứu khác nhau, thuộc lĩnh vực khác nhau nên mỗi khoa học phải xác định phương pháp chủ yếu, thích hợp nhất với mình. 21 N.N.Ma-xlốp tr.54. Nguyễn Thế Tự dịch (1987), P ương p áp Máo-Xít Lê-nin-nít Ng iên oứlu ịo sư ảng, sđd, Trong cuốn đấu tranh giai cấp của Pháp, Marx đã trình bày diễn biến lịch sử theo trình tự thời gian, các sự kiện, tên người, tên đất cụ thể, các nhân vật lịch sử, với đầy đủ những nét đặc thù, ngẫu nhiên thể hiện tính lịch sử của quá trình, thì trong bộ Tư bản chúng ta sẽ được thấy Marx đi ngay vào giai đoạn điển hình của xã hội , trình bày rõ logic phát triển của xã hội Tư bản, rút ra những quy luật thặng dư giá trị. Tuy có sự khác biệt về phương pháp nghiên cứu, nhưng cả hai tác phẩm đều nhằm trình bày bản chất và nêu quy luật phát triển của xã hội tư bản. Marx đều phải luôn vận dụng hai phương pháp logic và lịch sử để hỗ trợ cho nhau. Trong bộ Tư bản khi dùng phương pháp logic là chủ yếu, Marx đã dẫn ra nhiều sự kiện lịch sử để minh họa cho phương pháp logic. Và ngược lại trong tác phẩm Đấu tranh giai cấp ở Pháp, khi dùng phương pháp lịch sử là chủ yếu, Marx cũng đã vận dụng phương pháp logic để nắm bản chất, quy luật của cuộc đấu tranh giai cấp, nên Marx mới miêu tả được cuộc đấu tranh đó một cách chân thực và sinh động. Từ sự phân tích nêu trên, chúng ta có thể thấy phương pháp lịch sử là phương pháp thích hợp duy nhất đối với việc nghiên cứu lịch sử. Điều này hoàn toàn do đối tượng và chức năng khoa học lịch sử quyết định, tức là nghiên cứu để miêu tả, khôi phục, giải thích sự phát triển cụ thể của quá trình lịch sử. Song không nên hiểu rằng chức năng của phương pháp lịch sử chỉ có vậy vì điều này không phù hợp với chức năng và mục đích của khoa học lịch sử, vì vậy phương pháp lịch sử còn phải vạch ra được cái logic khách quan ẩn náu đằng sau những sự kiện, những hoạt động của các nhân vật lịch sử đó. Như đã nêu trên, phương pháp lịch sử là phương pháp duy nhất thích hợp nhất với khoa học lịch sử, nhưng trong nghiên cứu sử học vẫn phải vận dụng phương pháp logic. Trong một công trình nghiên cứu sử học lúc nào cũng phải vận dụng cả hai phương pháp, chứ không phải khi khôi phục thì dùng phương pháp lịch sử, khi khái quát lý luận tiến trình lịch sử thì lại dùng phương pháp logic. Vậy chúng ta đều đã thấy được chất lượng và sức mạnh của một tác phẩm sử học ngoài việc miêu tả, khôi phục quá khứ, nó còn đặc biệt ở chỗ phân tích, khái quát lý luận. Việc sử dụng phương pháp logic trong nghiên cứu lịch sử cũng không thể xem nó hoàn toàn tách rời với phương pháp lịch sử. Hai phương
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan