Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu thị trường khách du lịch quốc tế đến điện biên...

Tài liệu Nghiên cứu thị trường khách du lịch quốc tế đến điện biên

.PDF
130
58244
166

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------------------------------------------- NGUYỄN NGỌC LAN NGHIÊN CỨU THỊ TRƢỜNG KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN ĐIỆN BIÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH Hà Nội, 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HÀ NỘI ---------------------------------------------NGUYỄN NGỌC LAN NGHIÊN CỨU THỊ TRƢỜNG KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN ĐIỆN BIÊN Chuyên ngành: Du lịch (Chương trình đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN ĐỨC THANH Hà Nội, 2014 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 2 4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 3 5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 4 6. Cấu trúc của đề tài ...................................................................................... 4 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƢỜNG KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN ............................................................................................... 6 1.1. Thị trƣờng du lịch .................................................................................... 6 1.1.1.Khái niệm về thị trường du lịch.............................................................. 6 1.1.2. Phân loại thị trường du lịch .................................................................. 6 1.1.3. Thị trường khách du lịch quốc tế đến ................................................... 9 1.1.4. Cung du lịch ......................................................................................... 10 1.1.5. Cầu du lịch ........................................................................................... 12 1.2. Khách du lịch .......................................................................................... 16 1.2.1. Khái niệm về khách du lịch ................................................................. 16 1.2.2. Phân loại khách du lịch ....................................................................... 16 1.3. Nội dung nghiên cứu thị trƣờng khách du lịch quốc tế đến .............. 17 1.3.1. Cơ cấu khách du lịch ........................................................................... 17 1.3.2. Đặc điểm tâm lý chung của khách du lịch ......................................... 18 1.3.3. Đặc điểm tiêu dùng của khách du lịch................................................ 18 Tiểu kết chương 1........................................................................................... 21 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG THỊ TRƢỜNG KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN ĐIỆN BIÊN .................................................................................... 22 2.1. Giới thiệu khái quát về du lịch Điện Biên ............................................ 22 2.2. Thực trạng nguồn khách du lịch quốc tế đến Điện Biên .................... 25 2.2.1. Lượng khách .......................................................................................... 25 2.2.2. Cơ cấu nguồn khách ............................................................................ 26 2.2.3. Doanh thu du lịch ................................................................................ 34 2.3. Đặc điểm tâm lý chung của khách du lịch quốc tế đến Điện Biên (Thị trƣờng mục tiêu) ............................................................................................ 36 2.3.1. Đặc điểm của khách du lịch Lào ......................................................... 36 2.3.2. Đặc điểm của khách du lịch Pháp ....................................................... 38 2.3.3 Đặc điểm của khách du lịch Trung Quốc ............................................ 40 2.3.4. Đặc điểm của khách du lịch Thái Lan ................................................ 42 2.4. Đặc điểm tiêu dùng của khách du lịch quốc tế đến Điện Biên (Thị trƣờng mục tiêu) ........................................................................................... 43 2.4.1. Mục đích chuyến đi .............................................................................. 43 2.4.2. Các điểm du lịch được quan tâm ......................................................... 46 2.4.3. Khả năng và cơ cấu chi tiêu du lịch .................................................... 47 2.4.4. Thời vụ du lịch .................................................................................... 48 2.4.5. Số ngày lưu trú trung bình ..................................................................... 49 2.4.6. Phương tiện giao thông ....................................................................... 49 2.4.7. Kênh thông tin và hình thức đi du lịch ............................................... 49 2.5. Đánh giá của khách quốc tế về du lịch Điện Biên theo kết quả nghiên cứu (Khách Lào, Pháp, Trung Quốc, Thái Lan) ........................................ 50 Tiểu kết chương 2........................................................................................... 52 Chƣơng 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNGTHU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN ĐIỆN BIÊN ..................................... 53 3.1. Các căn cứ đề xuất giải pháp thu hút khách du lịch quốc tế đến Điện Biên.................................................................................................................. 53 3.1.1.Quyết định của Chính phủ và Tỉnh Điện Biên về giải pháp thu hút khách du lịch quốc tế đến Điện Biên ............................................................ 53 3.1.2. Đánh giá về thị trường khách du lịch quốc tế đến Điện Biên bằng phân tích TOWS (Thách thức, cơ hội; Điểm mạnh, điểm yếu) ................... 59 3.2. Đề xuất giải pháp thu hút khách quốc tế đến Điện Biên .................... 66 3.2.1. Định hướng .......................................................................................... 66 3.2.2. Giải pháp............................................................................................... 67 3.3. Một số kiến nghị khác ............................................................................ 74 3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ ..................................................................... 74 3.3.2. Kiến nghị với Bộ giao thông vận tải và Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam. ................................................................................................................ 74 3.3.3. Kiến nghị đối với Tổng cục du lịch ..................................................... 74 3.3.4. Kiến nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Điện Biên ......................................................................................... 75 3.3.5. Kiến nghị với các công ty du lịch ........................................................ 75 Tiểu kết chương 3........................................................................................... 75 KẾT LUẬN .................................................................................................... 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 78 PHỤ LỤC ........................................................................................................... DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU BẢNG Bảng 2.1. Lƣợng khách quốc tế đến Điện Biên……………………..……. 24 Bảng 2.2. Tổng doanh thu khách du lịch quốc tế đến Điện Biên………… 33 BIỂU ĐỒ Biểu 2.1. Cơ cấu khách quốc tế đến Điện Biên…………………….……. 25 Biểu 2.2. Cơ cấu giới tính khách quốc tế đến Điện Biên………….…….. 27 Biểu 2.3. Cơ cấu giới tính bốn thị trƣờng khách mục tiêu tại Điện Biên. 28 Biểu 2.4. Cơ cấu tuổi bốn thị trƣờng khách mục tiêu tại Điện Biên…….. 29 Biểu 2.5. Cơ cấu nghề nghiệp khách quốc tế đến Điện Biên……………. 31 Biểu 2.6. Cơ cấu nghề nghiệp bốn thị trƣờng khách mục tiêu đến Điện Biên……………………………………………………………………… 32 Biểu 2.7. Cơ cấu chi tiêu khách quốc tế đến Điện Biên………………… 34 Biểu 2.8: Mục đích du lịch của bốn thị trƣờng mục tiêu………………... 43 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Một thực tế về du lịch Việt Nam hiện nay cho thấy có sự chênh lệch giữa các vùng miền, cụ thể là hoạt động du lịch ở khu vực miền núi phía Bắc vẫn còn chênh lệch so với các vùng du lịch khác trong cả nƣớc. Trong khi nguồn tài nguyên du lịch vốn có của vùng rất phong phú, đa dạng nhƣng chƣa phát triển xứng đáng với tiềm năng ấy. Điện Biên là một tỉnh thuộc vùng Tây Bắc, miền núi phía Bắc Việt Nam. Điện Biên là trung tâm giao lƣu kinh tế, văn hóa trong khu vực và giữa các tỉnh Tây Bắc Việt Nam với các tỉnh của các quốc gia khác: Bắc Lào, Vân Nam - Trung Quốc. Thành phố Điện Biên Phủ, trung tâm hành chính của tỉnh, cách Hà Nội 474km, có sân bay dân dụng phục vụ du khách theo tuyến Hà Nội – Điện Biên Phủ. Điện Biên có nhiều di sản văn hoá, bao gồm cả di sản vật thể và phi vật thể. Điện Biên có di tích quốc gia đặc biệt đó là chiến trƣờng Điện Biên Phủ đƣợc cả trong nƣớc và thế giới biết đến bởi gắn với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954) “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Bên cạnh đó Điện Biên đƣợc biết đến với 19 dân tộc cùng sinh sống nhƣ Thái, Mƣờng, Tày…, mỗi dân tộc mang trong mình bản sắc văn hóa truyền thống, phong tục tập quán riêng. Những đặc điểm trên đã tạo cho Điện Biên tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch. Trƣớc những tiềm năng du lịch sẵn có, du lịch luôn là lĩnh vực đƣợc tỉnh quan tâm hàng đầu với mong muốn góp phần phát phát triền hoạt động du lịch của vùng. Bởi vậy Tỉnh uỷ, Hội đồng Nhân dân, UBND tỉnh Điện Biên đã chỉ đạo Sở văn hóa thể thao và du lịch phối hợp với Viện Kiến trúc Nhiệt đới - Đại học Kiến trúc Hà Nội, Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch - Tổng cục Du lịch và một số cơ quan Trung ƣơng khác xây dựng dự án: “ Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Điện Biên giai đoạn 2006 - 2020 “ làm cơ sở cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển ngành du lịch nói riêng và kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XI Tỉnh đảng bộ Điện Biên. Bên cạnh đó, ngày 08/05/2012, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên đã ra quyết định số 1 377/QĐ-UBND về việc phê duyệt “Đề án tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch tỉnh Điện Biên giai đoạn 2012-2015, định hướng đến năm 2020”. Một trong những định hƣớng và chiến lƣợc của Điện Biên là thu hút khách quốc tế. Tuy vậy các đề án, quy hoạch đều bàn một cách tổng thể đối với cả thị trƣờng nội địa, quốc tế và một số các vấn đề khác với mong muốn Điện Biên trong tƣơng lai không xa sẽ khoác trên mình một màu áo mới, góp phần kích cầu du lịch của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ nói chung. Xuất phát từ những lý do trên, đề tài: “Nghiên cứu thị trƣờng khách du lịch quốc tế đến Điện Biên” đƣợc chọn làm luận văn, nhằm đƣa ra những giải pháp thu hút khách du lịch quốc tế đến Điện Biên, có ý nghĩa rất lớn đối với việc phát triển du lịch của vùng Trung du, miền núi Bắc Bộ nói chung và của tỉnh nói riêng. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là đề xuất giải pháp góp phần tăng cƣờng thu hút khách du lịch quốc tế đến với Điện Biên. * Nhiệm vụ nghiên cứu Với mục tiêu trên, luận văn có những nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Nghiên cứu tổng quan tài liệu lí thuyết về thị trƣờng, thị trƣờng du lịch, thị trƣờng khách du lịch quốc tế, khách du lịch quốc tế. - Điều tra, khảo sát tiềm năng du lịch của Điện Biên - Điều tra, khảo sát thị trƣờng khách du lịch quốc tế đến Điện Biên (cầu du lịch) - Đánh giá thị trƣờng khách du lịch quốc tế đến Điện Biên. - Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cƣờng thu hút khách du lịch quốc tế đến Điện Biên 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Thị trƣờng khách du lịch quốc tế đến Điện Biên. * Phạm vi nghiên cứu 2 - Phạm vi không gian: Điều tra khách du lịch có mặt tại các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Điện Biên - Phạm vi thời gian: Giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2013 - Phạm vi nội dung: Đề tài nghiên cứu đặc điểm nguồn khách quốc tế đến Điện Biên. Tập trung vào các đối tƣợng điển hình: Pháp, Lào, Thái Lan, Trung Quốc. 4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Cho đến nay có rất ít các công trình nghiên cứu về các vấn đề liên quan tới nội dung luận văn nghiên cứu. Về mặt lý luận có các tác giả trong nƣớc nhƣ Nguyễn Văn Lƣu viết về Thị trƣờng du lịch, Vũ Mạnh Hà viết về cung- cầu du lịch, các nguồn tài liệu về Marketing du lịch của tác giả Nguyễn Văn Đính viết về một số vấn đề thuộc phạm trù thị trƣờng du lịch. Các nguồn tài liệu này chỉ rõ hoặc đề cập về phân loại thị trƣờng du lịch, kết cấu của thị trƣờng du lịch. Trong tài liệu của tác giả Nguyễn Văn Lƣu chỉ rất rõ “Thị trường du lịch là bộ phận của thị trường chung, một phạm trù sản xuất và lưu thông hàng hóa, dịch vụ du lịch, phản ánh toàn bộ quan hệ trao đổi giữa người mua và người bán, giữa cung và cầu và toàn bộ các mối quan hệ, thông tin kinh tế, kỹ thuật gắn với mối quan hệ đó trong lĩnh vực du lịch”, đặc biệt là lý luận về vấn đề phân loại thị trƣờng du lịch với các tiêu thức khác nhau: các tiêu thức theo khả năng kinh tế của bên bán và bên mua; theo đặc điểm không gian của cung và cầu du lịch; và theo một số tiêu thức thông dụng như: địa lý- chính trị, khoảng cách cung- cầu, thực trạng thị trường, theo thời gian….Các lý luận của các tác giả khác thì tập trung trong vấn đề cung- cầu du lịch, thành tố chính của thị trƣờng. Nhƣ vậy, lý luận về thị trƣờng du lịch đã đƣợc công bố tƣờng minh trong lịch sử nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, khái niệm và cách hiểu về thị trường khách du lịch quốc tế đến không có sự trùng khớp về mặt thuật ngữ trong cách phân loại của tác giả Nguyễn Văn Lƣu, vì vậy khái niệm này sẽ đƣợc hệ thống trong luận văn dựa trên những cơ sở lý luận đã có. 3 Nghiên cứu về du lịch điện Biên, hiện nay chỉ có công trình nghiên cứu nghiên cứu về chính sách du lịch, thực trạng khai thác du lịch Điện Biên trong chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam….Các công trình này với mong muốn đề xuất những định hƣớng phát triển du lịch Điện Biên một cách tổng thể. Bên cạnh đó là các bản Quy hoạch, Đề án xúc tiến quảng bá du lịch Điện Biên do Sở văn hóa thể thao du lịch phối hợp với các cơ quan ban ngành triển khai, điều quan trọng là các bản quy hoạch này vẫn đang đƣợc thực hiện và gặp nhiều khó khăn, đó cũng là những quy hoạch tổng thể dài hơi và định hƣớng lâu dài trong đó vấn đề thu hút khách quốc tế là một mảng màu trong bức tranh tổng thể quy hoạch đó.. Hƣớng nghiên cứu của đề tài không trùng lặp với các công trình khoa học, các tài liệu đã công bố. Đề tài tập trung vào vấn đề khách quốc tế đến Điện Biên, đặc biệt là các thị trƣờng mục tiêu và đề xuất giải pháp tăng cƣờng thu hút các đối tƣợng khách quốc tế mục tiêu và mở rộng đến Điện Biên. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp thu thập và xử lý số liệu thứ cấp: Thu thập và xử lý các số liệu trong các tài liệu, báo cáo…về thị trƣờng du lịch, số lƣợng khách đến Điện Biên - Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi: Điều tra khách du lịch (Pháp, Lào, Trung Quốc, Thái Lan) với số lƣợng 200 phiếu. Các câu hỏi tập trung vào lƣợng khách, đặc điểm tâm lý và đặc điểm tiêu dùng của khách du lịch, sự đánh giá của khách du lịch về du lịch Điện Biên. Số phiếu cụ thể: Pháp: 100 phiếu (Thu về: 55 phiếu, 3 phiếu không hợp lệ); Lào: 100 phiếu (Thu về: 67 phiếu); Trung Quốc: 50 phiếu (Thu về: 48 phiếu); Thái Lan: 50 phiếu (Thu về 40 phiếu, 03 phiếu không hợp lệ) - Phƣơng pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn nguồn nhân lực du lịch tại Điện Biên về các đối tƣợng khách quốc tế đến Điện Biên 6. Cấu trúc của đề tài: Gồm 3 chƣơng 4 - Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƢỜNG KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN - Chƣơng 2. THỰC TRẠNG THỊ TRƢỜNG KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN ĐIỆN BIÊN - Chƣơng 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN ĐIỆN BIÊN 5 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƢỜNG KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN 1.1. Thị trƣờng du lịch 1.1.1.Khái niệm về thị trường du lịch Thị trường du lịch là bộ phận của thị trường chung, một phạm trù sản xuất và lưu thông hàng hóa, dịch vụ du lịch, phản ánh toàn bộ quan hệ trao đổi giữa người mua và người bán, giữa cung và cầu và toàn bộ các mối quan hệ, thông tin kinh tế, kỹ thuật gắn với mối quan hệ đó trong lĩnh vực du lịch. [4, tr.34] Nhƣ vậy, khi đề cập đến thị trƣờng du lịch cần chú ý tới ba khía cạnh quan trọng: - Thứ nhất: Thị trƣờng du lịch chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế trong nền sản xuất hàng hóa nhƣ quy luật cung- cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh… Do thị trƣờng du lịch là một bộ phận cấu thành của thị trƣờng hàng hóa nói chung. - Thứ hai: Thị trƣờng du lịch là nơi thực hiện hàng hóa (hàng hóa dƣới dạng vật chất và hàng hóa dƣới dạng dịch vụ) nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội về du lịch, do vậy nó có sự độc lâp tƣơng đối. - Thứ ba: Toàn bộ các mối quan hệ về cơ chế kinh tế trên thị trƣờng du lịch đều phải đƣợc liên hệ với vị trí, thời gian, điều kiện và phạm vi thực hiện hàng hóa. Nhƣ vậy để bán đƣợc một sản phẩm du lịch cần phải xác định cơ chế kinh tế, chính trị đối với một địa điểm cụ thể, một thời gian xác định và các đối tƣợng khách hàng rõ ràng. Điều này cho thấy sự thay đổi của một vấn đề nào đó trên thị trƣờng cũng có thể ảnh hƣởng ít nhiều tới hoạt động lƣu thông sản phẩm. 1.1.2. Phân loại thị trường du lịch * Phân loại thị trường du lịch theo khả năng kinh tế của bên bán và bên mua Theo tiêu chí phân loại này, có ba loại thị trƣờng du lịch khác nhau: - Thị trƣờng bên bán hay thị trƣờng cầu: Là thị trƣờng du lịch mà ở đó bên bán ở vào vị trí chi phối, ngƣời mua bị chi phối vì giữa họ tồn tại sự cạnh tranh 6 nhau. Hay nói cách khác, trên thị trƣờng này cầu lớn hơn cung, ngƣời bán không thể đáp ứng thỏa mãn đƣợc nhu cầu về dịch vụ, hàng hóa du lịch. - Thị trƣờng bên mua hay thị trƣờng cung: Là thị trƣờng mà ở đó cung lớn hơn cầu. Trên thị trƣờng này mọi nhu cầu về dịch vụ hàng hóa du lịch đƣợc thỏa mãn một cách đầy đủ, kể cả trong nƣớc và quốc tế. Khả năng kinh tế giữa bên mua chi phối khả năng kinh tế của bên bán, vì giữa những ngƣời bán có sự cạnh tranh khốc liệt để tiêu thụ hàng hóa du lịch của mình. - Thị trƣờng thế cân đối hay thị trƣờng cân bằng cung- cầu: Trên thị trƣờng du lịch cân đối không có sức ép của bên mua và không có sự lũng đoạn của bên bán. Đây là trạng thái lý thuyết rât lý tƣởng của thị trƣờng. * Phân loại thị trường theo một số tiêu thức thông dụng: - Phân loại thị trường du lịch theo tiêu thức địa lý chính trị: Phân loại thị trƣờng du lịch theo tiêu thức này có thể chia thành hai nhóm, dưới góc độ một quốc gia và dưới cách nhìn toàn cục thế giới + Dưới góc độ một quốc gia, căn cứ vào tiêu thức địa lý chính trị, thị trƣờng du lịch đƣợc phân loại thành thị trƣờng du lịch quốc tế và thị trƣờng du lịch nội địa. Thị trường du lịch quốc tế là thị trƣờng mà ở đó cung thuộc một quốc gia, còn cầu thuộc một quốc gia khác. Trên thị trƣờng du lịch quốc tế, các doanh nghiệp du lịch của một quốc gia kết hợp với doanh nghiệp quốc gia khác đáp ứng cầu du lịch của công dân hai quốc gia hoặc quốc gia thứ ba. Quan hệ tiềnhàng đƣợc hình thành và vƣợt qua biên giới quốc gia. Trong thị trƣờng du lịch quốc tế có thể chia thành thị trƣờng du lịch quốc tế chủ động và thị trƣờng du lịch quốc tế bị động. Thị trường du lịch quốc tế chủ động là thị trƣờng mà trong đó quốc gia bán sản phẩm du lịch cho khách du lịch là công dân nƣớc ngoài. Thị trường du lịch quốc tế bị động là thị trƣờng mà quốc gia đó đóng vai trò ngƣời mua sản phẩm du lịch của quốc gia khác để đáp ứng cầu du lịch của công dân nƣớc mình. 7 Thị trường du lịch nội địa là thị trƣờng mà ở đó cung và cầu du lịch đều nằm trong biên giới lãnh thổ của một quốc gia. + Dưới góc độ toàn thế giới: Căn cứ vào tiêu thức địa lý, chính trị theo cách nhìn toàn cục thì bao gồm thị trƣờng du lịch thế giới, phân loại thành thị trƣờng du lịch các khu vực và thị trƣờng du lịch quốc gia. Thị trƣờng du lịch các khu vực: Là thị trƣờng du lịch của một số nƣớc ở vùng địa lý nào đó, nhƣ thị trƣờng du lịch Đông Âu, Tây Âu, châu Á- Thái Bình Dƣơng…. Thị trƣờng du lịch quốc gia: Là phần thị trƣờng mà mỗi nƣớc chiếm lĩnh đƣợc Thị trƣờng du lịch thế giới: Là tổng thị trƣờng du lịch của các quốc gia. * Phân loại thị trường du lịch theo đặc điểm không gian của cung và cầu du lịch: Bao gồm có thị trƣờng nhận khách và thị trƣờng gửi khách. Thị trƣờng gửi khách: Là thị trƣờng mà tại đó xuất hiện nhu cầu và cầu du lịch. Khách du lịch xuất phát từ đó để đi đến nơi khác tiêu dùng các sản phẩm du lịch. Ví dụ: Khi công dân Pháp sang Việt Nam đi du lịch thì Pháp là thị trƣờng gửi khách trực tiếp của Việt Nam. Khi công dân nƣớc thứ ba sang Pháp du lịch sau đó đi du lịch tiếp sang Việt Nam, thì Pháp là thị trƣờng gửi khách trung gian của Việt Nam. Thị trƣờng nhận khách: Là thị trƣờng mà tại đó đã có cung du lịch, nơi có điều kiện sẵn sàng cung ứng các sản phẩm du lịch, đáp ứng nhu cầu du lịch của khách du nƣớc ngoài, khách các địa phƣơng đến. Thị trƣờng nhận khách có ý nghĩa quan trọng đối với việc tổ chức du lịch quốc tế thụ động của một quốc gia hoặc tổ chức du lịch gửi khách của một vùng, một địa phƣơng; đồng thời cung cấp những thông tin cần thiết về đối thủ cạnh tranh trong du lịch quốc tế chủ động của một nƣớc, hoặc trong việc tổ chức đón khách đến du lịch của một vùng, một địa phƣơng. * Phân loại thị trường theo thực trạng thị trường: Theo cách phân loại này, gồm có các loại thị trƣờng du lịch sau: 8 - Thị trƣờng du lịch thực tế: Là thị trƣờng mà ở đó ngƣời mua và bán đều tìm thấy khả năng để thực hiện ý định mua, bán của mình, hàng hóa du lịch (cả hàng hóa vật chất và dịch vụ du lịch) đƣợc công nhận và thực hiện. Trên thị trƣờng này có đủ điều kiện để thực hiện hàng hóa du lịch. Tuy nhiên, một thị trƣờng du lịch có thể là thị trƣờng thực tế đối với doanh nghiệp này, cá nhân này, nhƣng không phải là thị trƣờng thực tế đối với các thị trƣờng du lịch khác. - Thị trƣờng du lịch tiềm năng: Là thị trƣờng mà ở đó thiếu một số điều kiện để có thể thực hiện đƣợc hàng hóa du lịch. Tiềm năng có thể ở cung và cầu du lịch. Do thiếu một số điều kiện cần thiết, có thể do phía cung, có thể do phía cầu hoặc do các hoạt động môi giới, mà cung và cầu du lịch không thể hoặc chƣa thể gặp nhau, thị trƣờng du lịch vì thế mà không đƣợc hình thành và phát triển trọn vẹn theo đúng nghĩa của nó. * Phân loại thị trường theo thời gian Theo cách phân loại này có hai loại thị trƣờng du lịch: - Thị trƣờng du lịch quanh năm: Là thị trƣờng mà ở đó, hoạt động du lịch không bị gián đoạn; việc mua và bán các sản phẩm du lịch diễn ra quanh năm. - Thị trƣờng du lịch thời vụ: Thị trƣờng mà ở đó hoạt động du lịch bị giới hạn theo mùa. Cung hoặc cầu du lịch chỉ xuất hiện vào thời gian nhất định nào đó trong năm. [4; tr.48-62] 1.1.3. Thị trường khách du lịch quốc tế đến Thị trƣờng khách du lịch quốc tế đến đƣợc hiểu theo hai cách phân loại phân loại thị trường du lịch theo tiêu thức địa lý chính trị và phân theo đặc điểm không gian cung và cầu du lịch (thị trường nhận khách và thị trường gửi khách) Nhƣ phần trình bày ở trên, thị trƣờng khách du lịch quốc tế đến sẽ đƣợc hiểu phân loại dƣới góc độ một quốc gia theo tiêu thức địa lý chính trị. Dƣới góc độ một quốc gia sẽ đƣợc phân thành thị trƣờng du lịch quốc tế và thị trƣờng du lịch nội địa. Trong thị trƣờng du lịch quốc tế lại phân chia ra thành thị trƣờng 9 quốc tế chủ động (bán sản phẩm du lịch cho ngƣời nƣớc ngoài), thị trƣờng quốc tế bị động (đến quốc gia khác mua sản phẩm) Theo tiêu thức về không gian cung và cầu du lịch: đƣợc phân loại thành thị trƣờng nhận khách và thị trƣờng gửi khách. Cả hai tiêu thức này đều có một điểm chung đó là có khoảng cách giữa nơi cung ứng du lịch và nơi tiếp nhận sản phẩm du lịch. Đối với tiêu thức về địa lý chính trị thì cách phân loại có sự chỉ rõ yếu tố ngoài biên giới một quốc gia, còn tiêu thức khoảng cách cung- cầu thì bao hàm cả yếu tố quốc tế và nội địa. Vì vậy, vấn đề thị trƣờng khách du lịch quốc tế đến Điện Biên sẽ đƣợc tiếp cận theo cách hiểu, đó là những nhóm du khách từ những đất nƣớc khác nhau đến Điện Biên của Việt Nam để mua sản phẩm du lịch, về mặt lý thuyết đó là thị trường quốc tế bị động hay nói cách khác là thị trường gửi khách. Vấn đề nghiên cứu chính trong thị trƣờng khách du lịch quốc tế đến Điện Biên chính là “chủ thể của cầu du lịch”, đó chính là khách du lịch quốc tế. 1.1.4. Cung du lịch 1.1.4.1. Khái niệm cung du lịch Cung du lịch là một thành phần cơ bản của thị trƣờng du lịch, bao gồm toàn bộ hàng hóa du lịch (cả hàng hóa vật chất và hàng dịch vụ du lịch) mà các chủ thể thị trƣờng bên bán có khả năng đƣa ra thị trƣờng và sẵn sàng bán trong một thời điểm xác định để đáp ứng nhu cầu du lịch nhằm mục đích sinh lời. [4; tr.123] Ngoài ra còn có khái niệm cung du lịch là lƣợng cung. Khái niệm lƣợng cung chỉ rõ toàn bộ số lƣợng hàng hóa vật chất và dịch vụ du lịch mà ngƣời bán sẵn sàng bán và có khả năng bán ở mức giá đã xác định trong khoảng thời gian nhất định trên thị trƣờng du lịch. Nhƣ vậy, cung du lịch hàm chứa toàn bộ mối quan hệ giữa lƣợng cung du lịch, cơ cấu cung và giá cả trên thị trƣờng.[4; tr.125] Nhƣ vậy: Cả hai khái niệm trên về bản chất không khác nhau. Hai khái niệm đều mang hàm ý cung du lịch là bao gồm hàng hóa du lịch và giá cả. 10 1.1.4.2. Nội dung và các yếu tố của cung du lịch Cung du lịch đƣợc tạo ra do việc phối hợp bởi hai thành tố, đó là yếu tố cung và tạo cung: Yếu tố cung du lịch: Bao gồm tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, dịch vụ và hàng hóa vật chất phục vụ du lịch. Yếu tố tạo cung du lịch: Nguồn nhân lực du lịch - Yếu tố cung du lịch: + Tài nguyên du lịch: Theo Luật Du lịch Việt Nam thì tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử- văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con ngƣời và các giá trị nhân văn khác có thể đƣợc sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch. (Khoản 4, Điều 4, Luật Du lịch năm 2005) Tài nguyên du lịch đƣợc phân loại theo cách phổ biến, bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Đây là điều kiện cần, hấp dẫn ban đầu để tạo ra cung du lịch. + Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Nếu nhƣ coi tiềm năng, tài nguyên du lịch là điều kiện cần cho sự phát triển du lịch của một quốc gia, vùng, một địa phƣơng, một điểm du lịch, tạo nên sự hấp dẫn thu hút khách du lịch, thì cơ sở vật chất là điều kiện đủ cho sự phát triển du lịch. Cơ sở hạ tầng là bao gồm hệ thống cơ sở của nhiều ngành khác nhƣ: điện, đƣờng, trƣờng, trạm phục vụ cho nhu cầu của xã hôi nói chung và ngành du lịch nói riêng. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi những điểm du lịch đƣợc hƣởng hoặc gần cơ sở hạ tầng tốt, ví dụ nhƣ: công viên, những con đƣờng đẹp, các trung tâm thể thao,...nó sẽ giúp cho cung du lịch trở nên hoàn thiện hơn. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là hệ thống nhà hàng, khách sạn, các hệ thống vật chất khác trực tiếp phục vụ hoạt động du lịch. Vấn đề này cần đƣợc chú trọng và quan tâm để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của khách du lịch. 11 + Dịch vụ phục vụ khách du lịch: Trên thị trƣờng du lịch khách hàng đòi hỏi một số lƣu lƣợng lớn dịch vụ bao gồm các dịch vụ chính (dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú và ăn uống), dịch vụ khác bao gồm dịch vụ đặc trƣng ( thuê hƣớng dẫn viên, các dịch vụ vì nó mà ngƣời ta đi du lịch) và dịch vụ bổ sung (vui chơi, giải trí, dịch vụ mua sắm, sửa chữa, tƣ vấn.....). Số lƣợng dịch vụ, cơ cấu các loại dịch vụ khác đòi hỏi trong mỗi chuyến đi tùy thuộc loại hình du lịch, cách tổ chức và nhu cầu của khách du lịch. + Hàng hóa cung cấp cho khách du lịch: Bao gồm những hàng hóa chuyển bán (hàng hóa phục vụ tại chỗ nhƣ: rƣợu, bia,..), hàng lƣu niệm, hàng có giá trị kinh tế cao. Việc bán đƣợc nhiều hàng hóa trên thị trƣờng du lịch là hình thức xuất khẩu tại chỗ, thu đƣợc nhiều ngoại tệ cho đất nƣớc. Hình thức xuất khẩu tại chỗ này có đƣợc nhiều lợi thế và có ý nghĩa đối với nhiều ngành kinh tế. - Yếu tố tạo cung du lịch: Cung du lịch tạo ra không phải là sự gộp lại các yếu tố cấu thành cung mà phải là quá trình phối hợp phức tạp, đa dạng và khéo léo...hài hòa các bộ phận cấu thành. Để có đƣợc sự phối hợp hài hòa ấy cần phải có một đội ngũ nhân lực du lịch sẽ là cầu nối tạo ra một sản phẩm du lịch hoàn chỉnh phục vụ nhu cầu của du khách. Đội ngũ nhân lực này đƣợc hiểu là đội ngũ trực tiếp sản xuất, tiếp xúc với khách hàng để cung cấp các dịch vụ và đội ngũ nhân lực tại các tổ chức trung gian (đại lý lữ hành, công ty lữ hành..). Việc ghép nối các yếu tố tạo thành cung du lịch đòi hỏi phải có nguồn nhân lực du lịch. Cung du lịch chỉ thực sự phát triển nếu có một đội ngũ nhân lực chất lƣợng cao, toàn vẹn. Bởi vậy, việc đào tạo và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực du lịch là vô cùng quan trọng 1.1.5 Cầu du lịch 1.1.5.1. Khái niệm cầu du lịch Nhu cầu du lịch là một loại nhu cầu xã hội đặc biệt và mang tính tổng hợp cao, biểu hiện sự mong muốn tạm thời rời nơi ở hàng ngày để đến với thiên nhiên và văn hóa ở một nơi khác; là nguyện vọng cần thiết của con ngƣời muốn 12 đƣợc thay đổi tạm thời khung cảnh cuộc sống đơn điệu, tĩnh lặng thƣờng ngày của mình hoặc đƣợc giải phóng khỏi sự căng thẳng, tiếng ồn, sự ô nhiễm môi trƣờng ngày càng tăng tại các trung tâm công nghiệp, đô thị để nghỉ ngơi, giải trí, tăng cƣờng sự hiểu biết, phục hồi sức khỏe. Vậy: Cầu du lịch“là một bộ phận nhu cầu của xã hội có khả năng thanh toán về hàng hóa, vật chất và dịch vụ du lịch đảm bảo sự đi lại, lưu trú tạm thời, giải trí của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ, nhằm mục đích nghỉ ngơi, giải trí, tìm hiều văn hóa, chữa bệnh, tham gia vào các chương trình đặc biệt và các mục đích khác“ [4; tr.82] 1.1.5.2. Nội dung và các yếu tố của cầu du lịch Các yếu tố của cầu du lịch bao gồm: Cầu du lịch về dịch vụ và cầu du lịch về hàng hóa vật chất. + Cầu du lịch về dịch vụ Đây là thành phần cơ bản của cầu du lịch, chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ cầu du lịch. Cầu du lịch về dịch vụ bao gồm: Cầu du lịch về dịch vụ chính, cầu du lịch về dịch vụ đặc trƣng, cầu du lịch về dịch vụ bổ sung. Cầu du lịch về dịch vụ chính: Đây là nhóm nhu cầu du lịch về dịch vụ vận chuyền, cầu du lịch về dịch vụ lưu trú, ăn uống của khách du lịch. Cầu du lịch về vận chuyển là nhằm đảm bảo sự di chuyển của khách du lịch từ nơi ở thƣờng xuyên đến điểm thăm quan du lịch, và tại điểm thăm quan du lịch. Bản chất của du lịch là sự dịch chuyển. Không có sự dịch chuyển thì không có du lịch. Cầu du lịch về dịch vụ ăn uống, lưu trú: Ăn uống, lƣu trú mặc dù không phải là mục đích của chuyến đi, nhƣng do tính chất tự nhiên của nhu cầu sinh lý, cầu du lịch về dịch vụ lƣu trú và ăn uống chiếm phần đáng kể trong tổng chi tiêu của du khách. Tuy cầu du lịch về ăn uống, lƣu trú xuất phát từ nhu cầu sinh lý nhƣng ăn uống và lƣu trú trong du lịch có những nét khác biệt so với ăn uống, 13 lƣu trú thông thƣờng. Khác nhau về khung cảnh, khác nhau về thẩm mỹ, nhu cầu thƣởng thức...bởi vì khi đi du lịch là lúc con ngƣời nghỉ ngơi và hƣởng thụ. Cầu du lịch về dịch vụ đặc trưng: Là cầu dịch vụ về đáp ứng sự cảm thụ, thƣởng thức, mà vì nó con ngƣời chấp nhận đi du lịch. Cầu du lịch về dịch vụ đặc trƣng thƣờng là nguyên nhân và mục đích của chuyến đi. Ví dụ: nhu cầu về tắm biển, thôi thúc du khách đi du lịch biển; nhu cầu về nghĩ dƣỡng, chữa bệnh thôi thúc du khách đi du lịch chữa bệnh. Một trong những dịch vụ đặc trƣng quan trọng trong du lịch là dịch vụ hƣớng dẫn. Hƣớng dẫn viên là ngƣời cung cấp cho du khách biết đƣợc giá trị văn hóa, lịch sử, thẩm mỹ..của tài nguyên du lịch, làm tăng sự hấp dẫn của tài nguyên du lịch. Cầu du lịch về dịch vụ bổ sung: Là cầu du lịch về những dịch vụ phục vụ khác yêu cầu đòi hỏi rất đa dạng phát sinh trong chuyến đi của du khách, bao gồm các dịch vụ thông tin liên lạc, dịch vụ làm vi sa, đặt chỗ, mua vé máy bay, giặt là, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, vui chơi giải trí, thể thao, sửa chữa đồ đạc, hành lý...Các dịch vụ này có mặt hầu hết tại các điểm du lịch, tại các khách sạn. Việc thỏa mãn các dịch vụ bổ sung trong chuyến đi du lịch của du khách sẽ góp phần làm thỏa mãn tối đa nhu cầu của du khách. Việc thỏa mãn tối đa nhu cầu của du khách là một trong những chiến lƣợc mà các nhà kinh doanh du lịch luôn hƣớng tới vì nó làm tăng giá trị gia tăng trong kinh doanh du lịch. + Cầu du lịch về hàng hóa vật chất Cầu du lịch về hàng hóa vật chất bao gồm hai nhóm là cầu về hàng lưu niệm và cầu về hàng hóa có giá trị kinh tế. Cầu du lịch về hàng lưu niệm: Tùy theo quan niệm của mỗi ngƣời mà hàng lƣu niệm có thể là những hàng hóa tƣợng trƣng cho mỗi đất nƣớc, mỗi địa phƣơng, giá trị sử dụng của nó đối với ngƣời mua là giúp ngƣời mua hồi tƣởng, ghi nhớ, đánh dấu những điểm thăm quan du lịch mà họ đã tới, chứa đựng những trải nghiệm du lịch. Hàng lƣu niệm cũng có thể là những quà tặng có giá trị kinh tế cao, giá trị sử dụng là ghi nhớ đến ngƣời tặng quà và ngƣời nhận quà. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan