Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh nam định...

Tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh nam định

.PDF
146
5340
147

Mô tả:

§¹i häc Quèc gia Hµ Néi Tr-êng ®¹i häc khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n ………………..................................... NGUYỄN THỊ THU DUYÊN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH TỈNH NAM ĐỊNH LuËn v¨n th¹c sü du lÞch Hà Nội, 2014 §¹i häc Quèc gia Hµ Néi Tr-êng ®¹i häc khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n NGUYỄN THỊ THU DUYÊN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH TỈNH NAM ĐỊNH Chuyªn ngµnh: Du lÞch (Ch-¬ng tr×nh ®µo t¹o thÝ ®iÓm) LuËn v¨n th¹c sü du lÞch Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: PGS.TS. PHẠM QUỐC SỬ Hµ Néi, 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của tôi và không sao chép dưới bất kỳ hình thức nào. Số liệu trong luận văn này được điều tra trung thực. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Học viên Nguyễn Thị Thu Duyên LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô đã giảng dạy trong khoa Du lịch học – Trường Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội, những người đã truyền đạt kiến thức hữu ích về du lịch, làm cơ sở cho tôi thực hiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Phạm Quốc Sử đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới cán bộ, nhân viên đang công tác tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nam Định đã tận tình giúp đỡ tôi trong việc thu thập số liệu, tài liệu có liên quan và góp ý trong việc thực hiện đề tài. Sau cùng, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới gia đình đã luôn tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học cũng như thực hiện luận văn. Hà Nội, tháng... năm 2014 Học viên Nguyễn Thị Thu Duyên MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 6 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 6 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 7 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 9 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................. 9 5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 10 6. Đóng góp của luận văn ............................................................................ 10 7. Bố cục luận văn ....................................................................................... 10 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH .. 11 1.1. Những vấn đề lý luận về văn hóa tâm linh ........................................... 11 1.1.1. Khái niệm văn hóa.......................................................................... 11 1.1.2. Tâm linh.......................................................................................... 12 1.1.3. Văn hóa tâm linh ............................................................................ 16 1.1.4. Một số biểu hiện của văn hóa tâm linh .......................................... 17 1.2. Những vấn đề lý luận về du lich ̣ văn hóa tâm linh .......................... 20 1.2.1. Quan niê ̣m về du li ̣ch văn hóa........................................................ 20 1.2.2. Quan niê ̣m về du li ̣ch văn hóa tâm linh ......................................... 21 1.2.3. Điể m đế n của du li ̣ch văn hóa tâm linh ......................................... 26 1.2.4. Cơ sở vật chất, kỹ thuật của du lịch văn hóa tâm linh ................... 27 1.2.5. Sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh ................................................ 27 1.2.6. Khách du lịch với mục đích văn hóa tâm linh ................................ 28 1.2.7. Bảo tồn di sản văn hóa trong du lịch văn hóa tâm linh ................. 28 1.3. Du lịch văn hóa tâm linh ở Việt Nam và kinh nghiệm rút ra cho Nam Định .................................................................................................... 31 1.3.1. Đặc điểm và xu hướng phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại Việt Nam .. 31 1.3.2. Thực trạng hoạt động du lịch văn hóa tâm linh tại Việt Nam ....... 33 1.3.3. Một số kinh nghiệm rút ra cho du lịch văn hóa tâm linh Nam Định . 36 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH TỈNH NAM ĐỊNH ............................................................................. 39 2.1. Giới thiệu chung về Nam Định .......................................................... 39 2.1.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................... 39 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................... 41 2.1.3. Đặc điểm tín ngưỡng, tôn giáo của người Nam Định.................... 45 2.2. Giới thiệu chung về di sản văn hóa tâm linh tỉnh Nam Định ......... 53 2.2.1. Các di sản văn hóa tâm linh vật thể ............................................... 53 2.2.2. Các di sản văn hóa tâm linh phi vật thể ......................................... 58 2.2.3. Đánh giá chung về nguồn lực phát triển du lịch văn hóa tâm linh Nam Định ................................................................................................. 62 2.3. Hiện trạng về du lịch văn hóa tâm linh tỉnh Nam Định.................. 63 2.3.1. Cơ sở vật chất, kỹ thuật .................................................................. 63 2.3.2. Đội ngũ nhân lực ............................................................................ 68 2.3.3. Thị trường và khách du lịch ........................................................... 69 2.3.4. Doanh thu du lịch ........................................................................... 78 2.3.5. Sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh ................................................ 81 2.3.6. Công tác tổ chức, quản lý............................................................... 87 2.3.7. Hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch ............................................ 90 2.4. Đánh giá chung về hiện trạng phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh Nam Định..................................................................................................... 93 2.4.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân .................................................. 93 2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân ..................................................... 95 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LICH VĂN HÓA ̣ TÂM LINH TỈNH NAM ĐINH ̣ ................................................................... 99 3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp.................................................................... 99 3.1.1. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh Nam Định ......................................... 99 3.1.2. Quan điểm phát triển du lịch tỉnh Nam Định............................... 103 3.1.3. Các định hướng phát triển ........................................................... 105 3.2. Những giải pháp cụ thể nhằm phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh Nam Định .......................................................................................... 108 3.2.1. Giải pháp về tổ chức, quản lý ...................................................... 108 3.2.2. Giải pháp phát triển cơ sở vật chất, kỹ thuật ............................... 111 3.2.3. Giải pháp phát triển nhân lực ...................................................... 112 3.2.4. Giải pháp thị trường du lịch ........................................................ 113 3.2.5. Giải pháp sản phẩm du lịch ......................................................... 115 3.2.6. Giải pháp quảng bá, xúc tiến và liên kết phát triển du lịch ......... 118 3.2.7. Giải pháp bảo tồn di sản văn hóa trong du lịch .......................... 120 3.3. Đề xuất một số kiến nghị .................................................................. 122 3.3.1. Kiến nghị với tỉnh Nam Định và Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Nam Định ............................................................................................... 122 3.3.2. Kiến nghị với chính quyền địa phương ........................................ 123 3.3.3. Kiến nghị với các công ty du lịch ................................................. 124 KẾT LUẬN .................................................................................................. 125 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 127 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BQL Ban quản lý KNĐ Khách nội địa KQT Khách quốc tế KDL Khách du lịch ICOMOS Hội đồng Quốc tế về di tích và di chỉ (International Council On Monuments and Sites) UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (United Nations Educational Scientific and Cultural Organization) UBND UNWTO Ủy ban nhân dân Tổ chức Du lịch thế giới (World Tourism Organization) USD Đô la Mỹ VNĐ Việt Nam đồng DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Bảng 1.1: Số lượng khách tại một số điểm du lịch tâm linh tiêu biểu ............ 32 Bảng 1.2: Thời gian lưu trú của KDL tại các điểm ......................................... 32 du lịch tâm linh tiêu biểu năm 2012 ................................................................ 32 Bảng 2.1: Tăng trưởng kinh tế tỉnh Nam Định thời kỳ 2000 – 2012.............. 41 Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu dân số, nguồn nhân lực tỉnh Nam Định ................. 42 thời kỳ 2000 - 2012 ......................................................................................... 42 Bảng 2.3: Bảng thống kê các di tích thờ Mẫu tại Nam Định .......................... 48 Bảng 2.4. Tính thời vụ trong du lịch tâm linh Nam Định qua các điểm du lịch ..... 62 Bảng 2.5. Thống kê các cơ sở kinh doanh du lịch Nam Định ........................ 63 Bảng 2.6: Số liệu hiện trạng về cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Nam Định..... 64 Bảng 2.7: Hiện trạng chất lượng lao động du lịch Nam Định ....................... 68 Bảng 2.8: Hiện trạng khách du lịch đến Nam Định 2000 – 2012 ................... 70 Bảng 2.9: Tỷ lệ khách du lịch Nam Định so với vùng đồng bằng sông Hồng ..... 71 Bảng 2.10: So sánh khách du lịch đến Nam Định với các tỉnh lân cận và vùng đồng bằng sông Hồng (khách có lưu trú) ........................................................ 72 Biểu đồ 2.1. Hiện trạng khách du lịch đến Nam Định giai đoạn 2000 – 201273 Bảng 2.11: Cơ cấu khách du lịch đến các điểm du lịch ở Nam Định ........... 74 Bảng 2.13: Thu nhập của ngành du lịch Nam Định giai đoạn 2002 – 2012 ... 78 Bảng 2.14: So sánh thu nhập từ hoạt động du lịch của Nam Định ................. 79 với các tỉnh lân cận trong vùng đồng bằng sông Hồng................................... 79 Hình 2.1: Tác phẩm đạt giải nhất cuộc thi thiết kế mẫu biểu tượng logo du lịch Nam Định lần thứ II – 2010, tác giả Lương Văn Phương ....................... 92 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, thị trường châu Á đã và đang trở thành một thị trường du lịch hấp dẫn thu hút các quốc gia của các châu lục khác. Phát triển du lịch tạo điều kiện cho du khách hiểu biết nhiều hơn về các địa điểm du lịch, các nền văn minh, các đặc trưng văn hóa, các công trình tuyệt tác không chỉ của thiên nhiên mà có sự góp sức của bàn tay con người và những nghệ nhân qua các thời đại. Với nhu cầu ham hiểu biết, con người ngày càng tập trung vào các vấn đề không thuộc phạm vi vật chất, mà là những hoạt động mang tính chất tôn giáo, tinh thần đặc biệt là hoạt động mang tính triết lý, trải nghiệm. Cùng với sự thay đổi nhận thức thế giới quan và sự phát triển của những tôn giáo, các loại hình thức du lịch văn hóa tâm linh và du lịch hành hương ngày càng phát triển. Với tiềm năng tài nguyên nhân văn và truyền thống tôn giáo, tín ngưỡng, tại các quốc gia như Nhật Bản, Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc…loại hình du lịch văn hóa tâm linh đã trở thành một hình thức du lịch đem lại hiệu quả cho đất nước. Hàng năm, các cơ quan tôn giáo của các quốc gia này kết hợp với các công ty lữ hành tổ chức các chuyến du lịch văn hóa tâm linh cho du khách đến các thánh tích của nhau. Ở châu Âu, đặc biệt là nước Ý cũng tổ chức nhiều đoàn khách tham gia các lễ hội tôn giáo, các khóa tìm hiểu và nghiên cứu tôn giáo, các khóa tu thiền tại các quốc gia cùng châu lục và sang các quốc gia châu Á. Đối với Việt Nam, văn hóa dân tộc gắn liền với nền văn minh lúa nước đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử, vì thế tâm linh của người Việt trong tôn giáo, tín ngưỡng mang những nét đặc trưng ghi dấu ấn riêng của dân tộc với rất nhiều hệ thống các di tích tôn giáo, tín ngưỡng gắn với các lễ hội tôn giáo, văn hóa đa dạng và phong phú kéo dài suốt cả năm trên khắp 3 miền. Tuy cũng có rất nhiều điều kiện để phát triển loại hình du lịch văn hóa tâm linh nhưng chưa được các cấp, ngành và đơn vị tổ chức du lịch quan tâm, khai thác. Nam Đinh ̣ là mô ̣t tỉnh phía N am đồ ng bằ ng sông Hồ ng, là mảnh đất “địa linh nhân kiệt”, nơi sinh ra nhiều danh nhân của đất nước, nơi phát tích vương triều Trần – một triều đại hưng thịnh vào bậc nhất trong lịch sử phong kiến. Trên địa bàn tỉnh hiện có gần 2000 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có gần 300 di tích đã được Nhà nước xếp hạng. Tài nguyên du lịch Nam Định rất đa dạng, phong phú, nhiều các quần thể di tích có giá trị lịch sử, văn hóa và kiến trúc gắn liền với các lễ hội truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc có sức hấp dẫn, thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế như: Khu di tích lịch sử văn hóa đền Trần, Phủ Dầy, chùa Cổ Lễ, chùa Keo Hành Thiện…; các làng nghề truyền thống nổi tiếng được nhiều người biết đến như làng nghề chạm khảm gỗ La Xuyên, sơn mài Cát Đằng, đúc đồng Tống Xá, mây tre đan Vĩnh Hào, dệt lụa ươm tơ Cổ Chất, cây cảnh Vị Khê…; hay các loại hình văn hóa phi vật thể mang nét đặc trưng riêng gắn liền với cuộc sống lao động của cộng đồng cư dân nơi đây: các điệu chèo cổ, hầu đồng, hát văn, nghệ thuật đi cà kheo, múa rối nước, kéo chữ… Những yếu tố đó là tiền đề để Nam Định phát triển loại hình du lịch văn hóa tâm linh hấp dẫn và tạo điều kiện nâng cao sức cạnh tranh cho du lịch của tỉnh. Tuy nhiên, hiện nay du lịch tâm linh Nam Định vẫn chưa có những bước phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có. Hoạt động du lịch tại các khu, tuyến, điểm đang diễn ra tự phát, thiếu định hướng, chỉ tập trung vào các lợi ích kinh tế trước mắt nên phần nào đã làm suy giảm các giá trị của tài nguyên. Sản phẩm du lịch đơn điệu, rời rạc, dịch vụ du lịch nghèo nàn, thiếu thốn, đặc biệt là các dịch vụ bổ sung. Các hoạt động du lich ̣ văn hóa tâm linh còn mang tí nh bô ̣t phát , thiế u quy củ, chưa thể tạo ra sự thu hút đối với du khách quốc tế, và cũng là nguyên nhân khiến du khách đến đây thường lưu trú ngắn và chi tiêu rất ít. Trong bố i cảnh trên , viê ̣c lựa cho ̣n mô ̣t phương thức tiế p câ ̣n mới sao cho vừa khai thác đươ ̣c những tiề m năng du lich ̣ văn hóa tâm linh đa da ̣ng và phong phú vừa ha ̣n chế những tác đô ̣ng xấ u tới viê ̣c bảo tồ n các di sản văn hóa là rấ t cầ n thiế t. Đề tài : “Nghiên cứu phát triể n du li ̣ch văn hóa tâm linh t ỉnh Nam Đi ̣nh” sẽ góp phần khơi dậy tiềm năng văn hóa tâm linh , đồ ng thời hướng tới mu ̣c tiêu bảo tồ n các giá tri di ̣ sản văn hóa vâ ̣t thể và phi vâ ̣t thể của tỉ nh. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Về vấn đề văn hóa và văn hóa tâm linh, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu như: Trần Ngọc Thêm với Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam (2006), Lê Văn Quán với Nguồn văn hóa truyền thống Việt Nam (2007), Hoàng Quốc Hải với Văn hóa phong tục (2007), Nguyễn Đăng Duy với Văn hóa tâm linh (2001), Văn hóa tâm linh Nam Bộ (1997), Các hình thái tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam (2001), Văn Quảng với Văn hóa tâm linh Thăng Long – Hà Nội (2009), Nguyễn Duy Hinh với Tâm linh Việt Nam (2001), Hồ Văn Khánh với Tâm hồn – khởi nguồn cuộc sống văn hóa tâm linh (2011)… Các công trình nghiên cứu trên tuy chưa trực tiếp đề cập đến vấn đề du lịch văn hóa tâm linh, song đây là nguồn tài liệu rất bổ ích để người viết kế thừa phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài này. Đề cập trực tiếp tới hoạt động du lịch văn hóa tâm linh, đề tài luận văn cao học của Đoàn Thị Thùy Trang trường Đại học KHXH và NV “Tìm hiểu hoạt động du lịch văn hóa tâm linh của người Hà Nội (khảo sát trên địa bàn quận Đống Đa)” đã hệ thống các cơ sở lý luận về du lịch văn hóa tâm linh và đánh giá nhu cầu du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn Hà Nội, đồng thời khảo sát tài nguyên và các hoạt động du lịch văn hóa tâm linh tiêu biểu trên địa bàn quận Đống Đa. Các nghiên cứu về văn hóa, lễ hội, tín ngưỡng tôn giáo tại Nam Định cũng rất nhiều, tiêu biểu là 2 tác giả: Nguyễn Xuân Năm với Nam Định đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc (2007), Hồ Đức Thọ với Huyền tích thánh mẫu Liễu Hạnh và di sản văn hóa – lễ hội Phủ Dầy (2003), Trần triều Hưng Đạo Đại Vương trong tâm thức dân tộc Việt (2000)… Bên cạnh đó, có một số bài báo đăng tải trên các tạp chí trong nước viết về du lịch Nam Định, một số đề tài luận văn cao học của trường Đại học KHXH và NV cũng đã đi sâu nghiên cứu về du lịch Nam Định ở nhiều góc độ khác nhau: Học viên Trần Thị Lan với đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng dải ven biển Nam Định”, học viên Nguyễn Thị Thu Thủy “Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch văn hóa tỉnh Nam Định”... Các bài viết, nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào phát triển du lịch nói chung và du lịch văn hóa, lễ hội nói riêng tại Nam Định và những tác động tích cực và tiêu cực của nó đối với đời sống xã hội. Nhưng cho tới nay, cũng chưa có cuốn sách hay công trình nghiên cứu khoa học nào nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề du lịch văn hóa tâm linh tại Nam Định. Vì vâ ̣y, đề tài: “Nghiên cứu phát triể n du li ̣ch văn hóa tâm linh tỉnh Nam Đi ̣nh” là cách tiế p câ ̣n cu ̣ thể mô ̣t liñ h vực chưa đươ ̣c đề câ ̣p mô ̣t cách hoàn chỉnh , là một hướng đi mới nên chắc chắn còn nhiều thiếu sót, rất mong được các tác giả khác quan tâm, hoàn thiện trong các công trình nghiên cứu lần sau. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là góp phần phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh Nam Định cũng như góp phần bảo tồn di sản văn hóa trong kinh doanh du lịch của tỉnh. Để đạt được mục đích trên người viết sẽ tiến hành giải quyết các nhiệm vụ chính là: - Nghiên cứu cơ sở lý luâ ̣n về du lich ̣ văn hóa tâm linh. - Nghiên cứu, đánh giá thực trạng khai thác sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh tỉnh Nam Định. Du lịch văn hóa tâm linh của tỉnh đã phát triển tương xứng với tiềm năng chưa? Nguyên nhân của hiện trạng trên? - Nêu ra mô ̣t số giải pháp nhằ m góp phầ n phát triể n du li ̣ ch văn hóa tâm lin h và bảo tồn các di sản văn hóa tỉnh Nam Định. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn: - Nguồn lực phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh Nam Định. - Hiện trạng phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh Nam Định, cụ thể các vấn đề: cơ sở vật chất, nhân lực du lịch, sản phẩm du lịch, thị trường khách du lịch, công tác tổ chức, quản lý, hoạt động xúc tiến, quảng bá… - Sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh đặc trưng của tỉnh. - Những yếu tố tác động, cơ hội và thách thức phát triển du lịch văn hóa tâm linh Nam Định. Phạm vi nghiên cứu của luận văn: - Phạm vi nội dung: Nghiên cứuhoạt động du lich ̣ văn hóa tâm linh ta ̣i Nam Đi. nh ̣ - Phạm vi không gian: Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn thành phố Nam Định và một số huyện: Mỹ Lộc, Vụ Bản, Trực Ninh, Xuân Trường, Hải Hậu, Giao Thủy. - Phạm vi thời gian: Số liệu, tài liệu được thu thập từ năm 2000 đến nay. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu: Tổng hợp, phân tích các tài liệu thu thập được về loại hình du lịch đang nghiên cứu. - Phương pháp thống kê, phân loại, so sánh: Trong khuôn khổ đề tài này, những thống kê về số liệu có liên quan đến các hoạt động du lịch ở tỉnh Nam Định sẽ được thu thập, thống kê trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2012 theo quy chuẩn chung của ngành Du lịch làm cơ sở cho việc xử lý, phân tích, đánh giá nhằm thực hiện những mục tiêu đã đề ra. - Phương pháp khảo sát thực địa: Nhằm nắm bắt được hiện trạng hoạt động tại các điểm du lịch văn hóa tâm linh, qua đó đánh giá tiềm năng, hiện trạng phát triển du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn tỉnh Nam Định. 6. Đóng góp của luận văn Luận văn đi sâu vào nghiên cứu tiềm năng và thực trạng hoạt động du lịch văn hóa tâm linh của tỉnh và từ đó đưa ra các giải pháp mang tính thực tế nhằm khai thác tài nguyên du lịch văn hóa tâm linh một cách hiệu quả. 7. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kế t luâ ̣n, kiế n nghi,̣ danh mu ̣c tài liê ̣u tham khảo và trić h dẫn, danh mu ̣c từ viế t tắ t , danh mu ̣c bảng, biể u, hình, phụ lục, phầ n nghiên cứu của luâ ̣n văn chia làm 3 chương: Chƣơng 1. Cơ sở lý luâ ̣n về du lich ̣ văn hóa tâm linh Chƣơng 2. Thực trạng hoạt động du lịch văn hóa tâm linh tỉnh Nam Định Chƣơng 3. Một số giải pháp phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh Nam Định Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH 1.1. Những vấn đề lý luận về văn hóa tâm linh Văn hóa tâm linh là một khái niệm hợp bởi 2 yếu tố văn hóa và tâm linh. Chính vì vậy, trước khi nghiên cứu về văn hóa tâm linh thì cần phải hiểu được 2 khái niệm văn hóa và tâm linh. 1.1.1. Khái niệm văn hóa Ở phương Đông, danh từ văn hóa đầu tiên xuất hiện trong thư tịch Trung Quốc. Sách Thuyết Uyển, thiên Chi Vũ, Lưu Hướng (khoảng năm 77 đến năm 6 trước Công Nguyên) đời Tây Hán đã đề xuất đến văn hóa: Phàm vũ chi hưng, vị bất phục dã, văn hóa bất cải, nhiên hậu gia tru. (Phàm dùng vũ lực là để đối phó với kẻ không phục tùng; dùng văn hóa mà không thay đổi được thì sau mới giết (trừng phạt). Văn hóa ở đây là để chỉ văn trị và giáo hóa của nhà nước. Từ đời Hán, Đổng Trọng Thư “bãi truất bách gia, độc tôn Nho thuật” trải qua các vương triều phong kiến đều đề xướng văn trị giáo hóa, để hưng nước yên dân. Đó có lẽ là nguyên nhân quan trọng để xã hội phong kiến Trung Quốc tồn tại lâu dài, văn hóa Trung Quốc phồn vinh, hưng thịnh đã đồng hóa rất nhiều dân tộc khác và đặc biệt là có ảnh hưởng không nhỏ đến văn hóa của một số nước phương Đông. [26, tr. 9] Ở nước ta, từ xa xưa đã phổ biến khái niệm “văn hiến”. Từ đời Lý (1010) người Việt đã tự hào mình là một “văn hiến chi bang”. Đến đời Lê (thế kỷ XV), trong tác phẩm Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi đã viết “Duy ngã Đại Việt chi quốc, thực vi văn hiến chi bang” (Duy nước Đại Việt ta thực sự là một nước văn hiến). Từ văn hiến mà Nguyễn Trãi dùng ý chỉ một nền văn hóa cao trong đó nếp sống tinh thần, đạo đức được chú trọng. Ngày nay, danh từ văn hóa có nhiều cách giải thích khác nhau. Mỗi học giả ở mỗi quốc gia ở mỗi thời kỳ khác nhau đều có những lý giải không hoàn toàn giống nhau. Nhưng mọi người đều thừa nhận văn hóa là một hiện tượng xã hội và có phạm trù lịch sử. Trong ghi chép của mình, Hồ Chí Minh đã dẫn một định nghĩa về văn hóa như sau: "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, phát luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng với những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn". [21, tr. 431] Theo E.B.Tylor (1871) thì văn hóa được hiểu như là: “một sự văn minh mà trong đó chứa đựng cả tri thức, luật lệ, nghệ thuật, nhân bản, niềm tin và tất cả những khả năng và thói quen mà con người đạt được với tư cách là thành viên trong xã hội”. [38, tr. 3] Mới đây nhân dịp phát động thập kỷ thế giới phát triển văn hóa (1988-1997), tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc UNESCO đã đưa ra định nghĩa mới về văn hóa: “Văn hóa là tổng thể các hệ thống giá trị, bao gồm các mặt tình cảm, trí thức, vật chất, tinh thần của xã hội. Nó không thuần túy bó hẹp trong sáng tác nghệ thuật mà bao gồm cả phương thức sống, những quyền con người cơ bản, truyền thống, tín ngưỡng”. Nhƣ vậy, văn hóa được hiểu là hệ thống những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra và được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Bản chất của văn hóa chính là sự khác biệt. Các đặc trưng cơ bản của văn hóa là: tính hệ thống, tính giá trị, tính lịch sử và tính nhân sinh. 1.1.2. Tâm linh 1.1.2.1. Khái niệm Trong Từ điển Tiếng Việt, tâm linh được giải thích theo 2 nghĩa: “1 – Khả năng biết trước một biến cố nào đó sẽ xảy ra đối với mình, theo quan niệm duy tâm. 2 – Tâm hồn, tinh thần, thế giới tâm linh”. Nhà tâm lý học người Đức, Sigmund Freud cho rằng con người là một thực thể đa chiều. Trong đó có 3 mặt bản chất cơ bản: Bản chất sinh học, bản chất xã hội và bản chất tâm linh. Ba bản chất này được tạo thành chiều sâu, chiều rộng và chiều cao của con người. Trong sách Văn hóa gia đình Việt Nam và sự phát triển viết: “Trong đời sống con người, ngoài mặt hiện hữu còn có mặt tâm linh. Về mặt cá nhân đã như vậy, về mặt cộng đồng (gia đình, làng xã, dân tộc) cũng như vậy. Nếu mặt hiện hữu của đời sống con người có thể nhận thức qua những tiêu chuẩn cụ thể sờ mó được, thì về mặt tâm linh bao giờ cũng gắn với cái gì đó rất trìu tượng, rất mông lung nhưng lại không thể thiếu được ở con người. Con người sở dĩ trở thành con người, một phần căn bản là do nó có đời sống tâm linh. Nghĩa là tuân theo những giá trị bắt nguồn từ cái thiêng liêng, cái bí ẩn, những giá trị tạo thành đời sống tâm linh của nó.” [22, tr. 36] Trong sách “Tâm linh Việt Nam”, tác giả Nguyễn Duy Hinh quan niệm: “Tâm linh là thể nghiệm của con người (tâm) về cái Thiêng (linh) trong tự nhiên và xã hội thông qua sống trải, thuộc dạng ý thức tiền lôgíc không phân biệt thiện ác.” [9, tr. 52] Một quan niệm khác của tác giả Nguyễn Đăng Duy trong cuốn “Văn hóa tâm linh” về tâm linh như sau: “Tâm linh là cái thiêng liêng cao cả trong cuộc sống đời thường, là niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo”. Cái thiêng liêng cao cả, niềm tin thiêng liêng ấy được đọng lại ở những biểu tượng, hình ảnh, ý niệm. [4, tr. 14] Nhƣ vậy, từ các quan niệm trên đây, ta có thể tạm hiểu về tâm linh như sau: - Tâm linh là một hình thái ý thức của con người. - Tâm linh là những gì trìu tượng, cao cả, vượt quá cảm nhận của tư duy thông thường và gắn liền với niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng hay tôn giáo của mỗi người. Những nhận thức của con người về thế giới xung quanh (vũ trụ, xã hội, v..v..) có thể phân thành hai loại: Một loại có thể kiểm nghiệm, chứng minh bằng thực nghiệm, bằng lý trí, bằng lô gích, đó là loại gọi là thuộc lĩnh vực khoa học. Loại thứ hai chỉ có thể nhận thức được bằng trực giác của từng người chứ không thể chứng minh bằng thực nghiệm hoặc bằng lý trí, đó là lĩnh vực tâm linh. - Tâm linh là ngưỡng vọng của con người về những biểu tượng, hình ảnh thiêng liêng. 1.1.2.2. Bản chất của tâm linh - Thứ nhất, tâm linh là một hình thái ý thức của con người, tâm linh gắn liền với ý thức con người và chỉ có ở con người. Trong cuộc sống của các loài vật không có sự tồn tại của tâm linh. - Thứ hai, nói đến tâm linh là nói đến những gì trìu tượng, cao cả, vượt quá cảm nhận của tư duy thông thường. Trong cuộc sống có những sự vượt quá khả năng cảm nhận của tư duy thông thường, những điều khác thường mà không gì giải thích nổi với nhận thức của trí não. Song, chúng ta cũng không nên “thần bí hóa” khái niệm tâm linh, gán cho nó những đặc tính cao siêu phi thường. Tâm linh huyền bí một phần được thêu dệt nên từ những sự vật hiện tượng đó. - Thứ ba, tâm linh gắn liền với niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống. Niềm tin là sự tín nhiệm, khâm phục ở con người với một con người, một sự việc, một học thuyết, một tôn giáo,…được thể hiện ra bằng hành động theo một lẽ sống. Niềm tin là hạt nhân quyết định trong việc xác lập các mối quan hệ xã hội. - Thứ tư, tâm linh có sức truyền cảm, truyền lệnh, tập hợp ghê gớm. Do con người có là sinh vật có linh hồn, có ý thức, có trái tim biết rung động trước những giá trị thẩm mỹ, trước cái anh hùng, cái cao cả. Sự nhận biết ý thức đó tạo nên niềm tin thiêng liêng của con người, và chính niềm tin thiêng liêng đó nuôi sống “tâm linh” con người. Đó chính là sức mạnh truyền lệnh kỳ diệu của niềm tin tâm thức hay tâm linh. 1.1.2.3. Phân biê ̣t tâm linh với tín ngưỡng, tôn giáo Trước đây, nói đến tâm linh người ta hay nghĩ đến tín ngưỡng và tôn giáo và đồng nhất nó với tín ngưỡng và tôn giáo. Trong chuyên luận viết về các tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam, giáo sư Đặng Nghiêm Vạn nhiều lần nhắc tới chữ tâm linh tôn giáo. Và khi viết về thời kỳ phong kiến đế quốc “Tầng lớp quý tộc tiếp nhận tôn giáo như là một công cụ để trị nước, trị dân. Nhân dân lao động lại xem tôn giáo như là một cứu cánh để thỏa mãn tâm linh tôn giáo của bản thân”. [49, tr. 205] Thực ra khái niệm tâm linh vừa hẹp hơn nhưng lại vừa rộng hơn khái niệm tín ngưỡng tôn giáo. Hẹp hơn vì tín ngưỡng tôn giáo ngoài phần tâm linh còn có phần mê tín dị đoan và sự cuồng tín tôn giáo. Bởi tôn giáo vừa là một lĩnh vực của đời sống tinh thần vừa là một thiết chế xã hội, mà đã là thiết chế xã hội thì không tránh khỏi sự thế tục hóa, sự tha hóa do việc lợi dụng của giai cấp thống trị. Rộng hơn vì tâm linh gắn liền với những khái niệm thiêng liêng, cái cao cả, cái siêu việt…không chỉ có ở đời sống tôn giáo, mà có cả ở đời sống tinh thần, đời sống xã hội. Không chỉ có ở Thượng đế, Chúa Trời, Thần, Phật mới linh thiêng mà cả Tổ quốc, lòng yêu thương con người, sự thật, công lý cũng linh thiêng không kém. Có như vậy, con người mới đạt đến chiều cao của con người. 1.1.2.4. Phân biệt tâm linh với mê tín dị đoan Mê tín dị đoan được hiểu là là “tin một cách mê muội, kỳ dị, lạ thường”, tin không lý trí và đến mức không cần cả mạng sống của mình. Khi con người ta tin rằng một hiện tượng xảy ra là hậu quả của một hiện tượng khác, trong khi thật ra không có mối liên hệ nguyên nhân hệ quả nào giữa các hiện tượng này. Trong thực tế cuộc sống, có rất nhiều khi người ta cố gắng làm hoặc tránh làm một hành động gì đó với niềm tin để một sự việc gì đó khác sẽ xảy ra hoặc không xảy ra. Lâu dần, người đó trở nên bị lệ thuộc bởi chính những lối suy nghĩ, những niềm tin mà bản thân họ gây dựng. Theo Voltare (1694 - 1778), một nhà văn, nhà triết học người Pháp: “Một người mê tín cũng như một kẻ nô lệ bị trói buộc bởi những nỗi lo sợ vô cớ do chính mình áp đặt”. Nói về nguồn gốc, mê tín dị đoan tồn tại được là bám vào trình độ văn hóa khoa học còn thấp kém, con người không đủ trình độ để phân tích, lý giải khoa học và thỏa đáng cho những hiện tượng xảy ra xung quanh. Thậm chí cho đến ngày nay, nhiều câu hỏi tương tự vẫn chưa thể được trả lời bởi khoa học và sự sợ hãi về các hiện tượng thiên nhiên và “siêu nhiên” vẫn còn tác động mãnh liệt trong tiềm thức con người. Thực tế cho thấy những người càng có nghề nghiệp nguy hiểm, càng bấp bênh, càng tùy thuộc vào thiên nhiên thì thường càng có nhiều thủ tục mê tín gắn liền vào cách thức, lề lối sinh sống hàng ngày của họ. Dần dần mê tín dị đoan trở thành những thói quen phiền toái, tốn kém, tuy vậy người ta vẫn sẵn sàng đánh đổi để có thể cảm thấy “an toàn” hơn, hay “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Với nhiều hình thái khác nhau, mê tín dị đoan đang hàng ngày ràng buộc chi phối ý nghĩ và hành động của con người, đó là nguyên nhân dẫn đến sự lãng phí, phiền toái, tốn kém, đi ngược lại với tiến trình của xã hội. Còn tâm linh là niềm tin thiêng liêng có ở trong nhiều mặt của đời sống tinh thần. Ví dụ như những người tin vào Phật vào Chúa, đi tu, theo đạo suốt cuộc đời tâm niệm vào Phật, vào Chúa có thể giải thoát về cái chết cho mình. Hoặc những người không theo tôn giáo nào, nhưng vẫn tin vào Thần Phật thiêng liêng, tự đến đình chùa thắp hương khấn lễ, cầu mong sự phù hộ bình yên, mạnh khỏe, gặp nhiều may mắn. Còn xuất phát từ một số người muốn kiếm lợi bằng dựa vào Thần Phật, thương mại hóa niềm tin, đặt ra phán bảo nhiều điều kỳ dị khác thường, cúng lễ cho người khác, khiến cho người khác tin theo mê muội, hành động theo sự tin ấy, gây tốn kém sức khỏe, tiền bạc vô ích, thậm chí nguy hại đến tính mệnh…đó chính là mê tín dị đoan. Nhƣ vậy, cả mê tín dị đoan và tâm linh tồn tại được đều dựa trên cơ sở niềm tin của con người nhưng với tâm linh thì đó là niềm tin thiêng liêng có ở trong nhiều mặt của đời sống tinh thần. Còn với mê tín dị đoan thì đó là niềm tin mù quáng. Ranh giới giữa tâm linh và mê tín dị đoan là rất mong manh. 1.1.3. Văn hóa tâm linh “Văn hóa tâm linh là một mặt hoạt động văn hóa xã hội của con người, được biểu hiện ra những khía cạnh vật chất hoặc tinh thần, mang những giá trị thiêng liêng trong cuộc sống đời thường và biểu hiện niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo, thể hiện nhận thức, thái độ (e dè, sợ hãi hay huyền diệu) của con người”. [4, tr. 27] Trong cuộc sống đời thường không ai là không có một niềm tin linh thiêng nào đó. Đó là những ý niệm thiêng liêng về chùa, đền, đình, phủ…về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, về sự cầu cúng, là niềm tin thiêng liêng về cuộc sống con người. Niềm tin thiêng liêng trong tín ngưỡng tôn giáo được biểu hiện: - Thứ nhất là niềm tin của những người không theo đạo Phật nhưng vẫn đến chùa lễ Phật, cầu bình yên, mạnh khỏe… hay là niềm tin của những người không
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan