Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch đà lạt luận văn ths. du lịch...

Tài liệu Nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch đà lạt luận văn ths. du lịch

.PDF
141
3254
123

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN _________________________________________________________ DƢƠNG NGỌC LANG NGHIÊN CỨU NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH ĐÀ LẠT LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH Hà Nội, 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN _________________________________________________________ DƢƠNG NGỌC LANG NGHIÊN CỨU NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH ĐÀ LẠT Chuyên ngành: Du lịch (Chương trình đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Quang Vinh Hà Nội, 2014 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận được sự giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô khoa Du lịch và quý thầy cô thỉnh giảng tại khoa Du lịch, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đặc biệt đến những quý thầy cô đã tận tình dạy bảo cho tôi suốt thời gian học tập tại trường. Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Nguyễn Quang Vinh đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Nhân đây, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh cùng quí thầy cô trong khoa Sau đại học đã tạo rất nhiều điều kiện để tôi học tập và hoàn thành tốt khóa học. Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn quí anh, chị và ban lãnh đạo sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch các tỉnh Lâm Đồng đã tạo điều kiện cung cấp số liệu cho tôi để hòan thành luận văn. Mặc dù đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những đóng góp quý báu từ quý thầy cô và các bạn. Hà Nội, tháng 12 năm 2013 Học viên Dương Ngọc Lang LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi. Mọi tài liệu tham khảo, trích dẫn khoa học đều có nội dung chính xác. Các kết luận khoa học chưa công bố ở bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Học viên thực hiện luận văn Dương Ngọc Lang MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................ 3 DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... 4 MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 5 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 5 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 6 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................... 7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 11 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 12 6. Cấu trúc của luận văn ........................................................................................ 15 Chương 1. ĐIỂM ĐẾN VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH ......................................................................................................................... 16 1.1. Điểm đến du lịch ............................................................................................. 16 1.1.1. Du lịch ...................................................................................................... 16 1.1.2. Khái niệm điểm đến du lịch ..................................................................... 18 1.1.3. Phân loại điểm đến du lịch ....................................................................... 19 1.1.4. Các yếu tố cấu thành điểm đến du lịch..................................................... 20 1.2. Lý thuyết về cạnh tranh .................................................................................. 22 1.2.1. Cạnh tranh ................................................................................................ 22 1.2.2. Phân loại cạnh tranh ................................................................................. 24 1.2.3. Năng lực cạnh tranh ................................................................................. 27 1.3. Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch ............................................................ 28 1.3.1. Khái niệm ................................................................................................. 28 1.3.2. Các nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch .................. 28 1.3.3. Các phương pháp đo lường và kỹ thuật đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến ............................................................................................................. 29 Chương 2. NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH ĐÀ LẠT ...... 36 2.1. Tổng quan về điểm đến du lịch Đà Lạt .......................................................... 36 2.1.1. Các yếu tố cấu thành điểm đến du lịch Đà Lạt ........................................ 36 1 2.1.2. Các nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Đà Lạt ...... 42 2.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Đà Lạt ................................. 44 2.2.1. Đánh giá trên cơ sở so sánh với đối thủ cạnh tranh ................................. 44 2.2.2. Đánh giá theo phương diện phía cung ...................................................... 59 2.2.3. Đánh giá theo phương diện phía cầu ........................................................ 66 2.2.4. Đánh giá theo mô hình SWOT ................................................................. 80 Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH ĐÀ LẠT .................................................................................................. 93 3.1. Mục tiêu phát triển của du lịch Đà Lạt ........................................................... 93 3.2. Định hướng phát triển du lịch Đà Lạt ............................................................. 93 3.3. Giải pháp ......................................................................................................... 95 3.3.1. Củng cố, phát triển nguồn lực .................................................................. 95 3.3.2. Đẩy mạnh việc phát triển sản phẩm ......................................................... 99 3.3.3. Tăng cường các hoạt động phát triển thị trường .................................... 108 3.3.4. Tăng cường công tác quản lý và bảo vệ môi trường .............................. 113 3.3.5. Thiết lập và triển khai các kế hoạch quản lý rủi ro ................................ 115 3.4. Kiến nghị....................................................................................................... 115 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 118 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 120 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 123 2 DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng 2.1. Số khách sạn, số phòng, công suất sử dụng phòng khách Trang 41 sạn của Lâm Đồng giai đoạn 2009 – 2013 ......................... 2.2. Tổng lượt khách, doanh thu, mức chi tiêu và số ngày lưu 46 trú bình quân của du khách đến Đà Lạt, Lào Cai và Đà Nẵng giai đoạn 2009 – 2013............................................... 2.3. Kết quả đánh giá của du khách khi lựa chọn điểm đến du 48 lịch ...................................................................................... 2.4. Thu nhập của khách du lịch đến Đà Lạt ............................. 67 2.5. Độ tuổi của khách du lịch đến Đà Lạt ................................ 68 2.6. Mức độ hài lòng của khách du lịch khi đến Đà Lạt ........... 69 2.7. Mức độ hài lòng của khách du lịch về các dịch vụ tại Đà Lạt ....................................................................................... 71 2.8. Mong muốn quay trở lại Đà Lạt của khách du lịch ............ 74 2.9. Mức độ hài lòng của du khách về đội ngũ nhân viên phục vụ du lịch ............................................................................ 77 2.10. Mức độ hài lòng của du khách về chất lượng các tiện nghi du lịch ................................................................................. 78 2.11. Ma trận SWOT điểm đến du lịch Đà Lạt ........................... 80 2.12. Bảng nhiệt độ các tháng ở Đà Lạt ...................................... 81 3 DANH MỤC CÁC HÌNH Số hiệu Tên hình Trang 2.1. Tổng lượt khách đến với Đà Lạt, Lào Cai và Đà Nẵng giai đoạn 2009 - 2013 ................................................................... 47 2.2. Tổng lượt khách quốc tế đến với Đà Lạt, Lào Cai và Đà Nẵng giai đoạn 2009 - 2013 .................................................. 50 2.3. Doanh thu từ hoạt động du lịch của Đà Lạt, Lào Cai và Đà Nẵng giai đoạn 2009 - 2013 .................................................. 2.4. Mức chi tiêu của khách du lịch tại Đà Lạt, Lào Cai và Đà 54 56 Nẵng giai đoạn 2009 - 2013 .................................................. 2.5. Số ngày lưu trú bình quân của khách du lịch tại Đà Lạt và Lào Cai giai đoạn 2009 - 2013 .............................................. 56 2.6. Đánh giá nguồn lực thừa hưởng của du lịch Đà Lạt ............. 59 2.7. Đánh giá nguồn lực sáng tạo của du lịch Đà Lạt ................ 61 2.8. Đánh giá nguồn lực và các nhân tố hỗ trợ của du lịch Đà Lạt ........................................................................................ 63 2.9. Đánh giá quản trị điểm đến của du lịch Đà Lạt .................. 64 2.10. Đánh giá điều kiện về cầu của du lịch Đà Lạt..................... 66 2.11. Mức độ hài lòng của khách du lịch khi đến Đà Lạt ............ 70 2.12. Mong muốn quay trở lại Đà Lạt của khách du lịch............. 75 2.13. Quy trình quản lý rủi ro ....................................................... 115 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm qua, sự nghiệp đổi mới đất nước đã đạt được những thành tựu quan trọng, đặc biệt từ khi nước ta gia nhập và chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Các ngành kinh tế, dịch vụ đều có bước phát triển mới tích cực, diện mạo đất nước cũng dần thay đổi, đời sống của người dân được cải thiện, khả năng thanh toán và thời gian nhàn rỗi tăng nên nhu cầu du lịch ngày càng nâng cao và nhanh chóng được hiện thực hóa bằng những tour du lịch cụ thể. Du khách ngày càng có nhiều kiến thức, kinh nghiệm và yêu cầu cao hơn về chất lượng các dịch vụ du lịch. Việc đầu tư mạnh đã dẫn đến ngày càng có nhiều điểm đến du lịch hấp dẫn, phương tiện vận chuyển ngày càng hiện đại và thuận tiện. Khách du lịch quan tâm nhiều hơn tới chất lượng vệ sinh, môi trường của các cơ sở dịch vụ và điểm đến du lịch… Sự tăng trưởng du lịch cả về cung và cầu đã làm gia tăng áp lực với các địa phương trong việc duy trì sự phát triển du lịch và nâng cao năng lực cạnh tranh. Do đó, năng lực cạnh tranh trở thành yếu tố quan trọng quyết định thành công mang tính dài hạn của một địa phương, một điểm đến du lịch. Cùng với xu thế phát triển chung của du lịch toàn cầu và cả nước, trong những năm gần đây, du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng đã tăng trưởng khá nhanh, trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Du lịch phát triển đã góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, cải thiện kết cấu hạ tầng và nhiều lĩnh vực trọng yếu khác. Bên cạnh sự phát triển, tuy có nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phong phú, nhưng sự hội nhập quốc tế ngoài việc mở ra những cơ hội phát triển mới cũng đặt ra không ít khó khăn thách thức với ngành du lịch Đà Lạt. Nhiều điểm đến du lịch trong nước đang dần trở thành những điểm đến thành 5 công, có thương hiệu trên thị trường du lịch trong nước, quốc tế và trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với điểm đến du lịch Đà Lạt. Các số liệu thống kê đã chỉ ra rằng, khách quốc tế chỉ chiếm khoảng 10% trong tổng số lượt khách đến du lịch Đà Lạt và tỷ lệ này đang có xu hướng giảm. Đây là một con số khá thấp trong những điểm đến du lịch nổi tiếng của Việt Nam hiện nay. Điều này cho thấy việc phát triển du lịch Đà Lạt bộc lộ những nhân tố không bền vững và nội lực du lịch chưa thực sự vững chắc trước áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng từ các điểm đến khác. Hiểu rõ về năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Đà Lạt, biết được vị trí của Đà Lạt trên bản đồ du lịch Việt Nam sẽ là những căn cứ quan trọng để đề xuất những giải pháp giúp ngành du lịch địa phương có những bước đi phù hợp nhằm thu hút và phục vụ tốt hơn nhu cầu của du khách. Với lý do đó, tác giả đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Đà Lạt” làm luận văn tốt nghiệp của mình. Kết quả nghiên cứu sẽ là sẽ góp phần giúp các nhà quản lý du lịch làm cơ sở để hoạch định chiến lược phát triển dài hạn cho thành phố, thúc đẩy du lịch địa phương phát triển ở tầm cao hơn. Thông qua luận văn, tác giả hy vọng sẽ góp một phần ý kiến giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho du lịch Đà Lạt, đưa Đà Lạt trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn, có vị thế cạnh tranh cao trong nước và quốc tế, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong thời kỳ hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của luận văn là góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Đà Lạt trước sự phát triển và đầu tư mạnh mẽ của nhiều điểm đến du lịch khác trong nước. Với việc nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Đà Lạt trên 6 phương diện thực tiễn theo hướng tiếp cận cả định lượng và định tính, luận văn sẽ tiến hành giải quyết các nhiệm vụ chính sau: - Tổng hợp lý thuyết về cạnh tranh và các phương pháp xác định năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch, qua đó lựa chọn phương pháp xác định năng lực cạnh tranh phù hợp nhất. - Đánh giá theo định lượng để phân tích hiện trạng, các yếu tố nội sinh ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Đà Lạt. - Đánh giá theo định tính bằng việc phân tích các số liệu tổng hợp từ việc thu thập ý kiến của du khách, áp dụng công cụ NPS để nhận định rõ hơn mức độ hài lòng của du khách về du lịch Đà Lạt. - Căn cứ vào áp lực cạnh tranh từ các điểm đến du lịch khác và xu hướng phát triển của thị trường để đề xuất các giải pháp nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Đà Lạt. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Suốt thập niên vừa qua, các tài liệu nghiên cứu về du lịch ngày càng quan tâm nhiều hơn đến khái niệm “cạnh tranh điểm đến”. Trong các thập niên trước đây, sự cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch thường thể hiện qua yếu tố giá cả và chỉ giới hạn ở tầm vóc vi mô. Không thể phủ nhận rằng đối với một điểm đến cũng như một doanh nghiệp, giá cả là yếu tố quan trọng của sức cạnh tranh [23, 9-22]. Tuy nhiên, từ đầu thập niên 90 (AIEST, 1993; Poon, 1993; Goeldner và những người khác, 2000), ngành du lịch và các nhà nghiên cứu du lịch đã ý thức được rằng bên cạnh lợi thế cạnh tranh và giá cả, còn có nhiều biến số khác xác định sức cạnh tranh của một doanh nghiệp du lịch hay một điểm đến du lịch. Ngày càng có nhiều tác giả tập trung vào điểm đến cạnh tranh. Ý tưởng về điểm đến cạnh tranh bao gồm hai thành phần: điểm đến và sức cạnh tranh. 7 Hiện nay trên thế giới có nhiều công trình đề cập tới vấn đề cạnh tranh điểm đến du lịch như: “Yếu tố quyết định đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Châu Á – Thái Bình Dương: toàn diện và phổ quát” [27, Michael J. Enright & James Newton], để tạo được các dữ liệu thực nghiệm mong muốn, một cuộc điều tra đã được tiến hành tại Hong Kong, Bangkok và Singapore với mục đích liệt kê tất cả những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh điểm đến du lịch. Kết quả được phân tích phương sai và kiểm định giả thuyết bằng ANOVA. Tuy nhiên, phương pháp này rất khó áp dụng trong thực tế vì yêu cầu dữ liệu rất nhiều và phải chính xác với thực tế mới cho nhận xét đúng; “Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch: những thách thức thị trường và hệ thống đánh giá” [25, Ines Milohnić & Dora Smolčić Jurdana, Croatia], công trình cho rằng chất lượng đã trở thành một yếu tố quan trọng trong khả năng cạnh tranh điểm đến du lịch, vì vậy cần phải so sánh thường xuyên với các đối thủ cạnh tranh tốt nhất trên thị trường với mục đích xác định được các điểm yếu cũng như tạo ra các yếu tố để nâng cao khả năng cạnh tranh cho điểm đến. Phương pháp Benchmarking (được sử dụng để so sánh tình hình hoạt động giữa các tổ chức khác nhau nhưng hoạt động trong lĩnh vực tương tự nhau hoặc giữa các bộ phận trong cùng một tổ chức) được thực hiện sẽ đảm bảo phân loại và đánh giá kết quả, cùng với đó đề tài còn sử dụng các hệ thống khác là IDES và BSC để đánh giá một địa điểm cụ thể, phương pháp này được triển khai dễ dàng nếu lựa chọn được những đối thủ có nhiều điểm tương đồng để so sánh; “Kiểm tra năng lực cạnh tranh điểm đến từ du khách. Quan điểm: mối quan hệ giữa kinh nghiệm du lịch và nhận thức năng lực cạnh tranh điểm đến” [24, Fang meng], nghiên cứu cũng xác định các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến chất lượng những trải nghiệm du lịch và năng lực cạnh tranh điểm đến của du khách. Có thể nói, các nghiên cứu trên và nhiều nghiên cứu khác nữa đã trình bày khá đa dạng về cách thức xác định năng lực cạnh tranh của một điểm đến 8 du lịch, trong đó chủ yếu tập trung khảo sát điều tra từ khách hàng & nội lực bên trong của mình. Ngoài ra, còn có thể so sánh với các đối thủ cạnh tranh tương đương để xác định những điểm yếu và thiết lập nên những lợi thế cạnh tranh cho riêng mình. Tại Việt Nam, hiện đã có một số công trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh, các nghiên cứu này thường được tiến hành theo hướng định lượng với một nhóm các đơn vị theo ngành hoặc theo lĩnh vực hoạt động cho một vùng, một quốc gia, thường sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu. Trong lĩnh vực du lịch, đáng chú ý nhất là đề tài “Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế” do vụ Lữ hành, Tổng cục Du lịch Việt Nam thực hiện năm 2007. Nội dung chính của đề tài là phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của toàn bộ lĩnh vực lữ hành quốc tế giữa mối tương quan với các nước trong khu vực, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của cả hệ thống này trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Về cơ bản, khuôn khổ phân tích của nghiên cứu này vẫn thiên nhiều về cạnh tranh điểm đến mà trong đó hoạt động của toàn bộ hệ thống lữ hành quốc tế giữ vai trò trung tâm. Ngoài ra còn có đề tài “Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam”, luận án tiến sĩ kinh tế chính trị của Nguyễn Anh Tuấn thực hiện năm 2010. Đề tài cũng đã làm rõ các vấn đề lý luận về cạnh tranh điểm đến cũng như đánh giá ở tầm vĩ mô năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam. Đối với cạnh tranh du lịch địa phương, hiện cũng có một số đề tài được triển khai như “Nghiên cứu tính cạnh tranh trong du lịch của thành phố Huế” (Thái Thanh Hà & Đặng Ngọc Hiệp, tạp chí khoa học, đại học Huế, số 60, 2010), Nghiên cứu này chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến tính cạnh tranh trong du lịch của thành phố Huế, vốn là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng ở miền Trung. Bằng phương pháp phân tích nhân tố đối với 36 nội hàm 9 về tính cạnh tranh trong du lịch và sau đó là phương pháp kỹ thuật phân tích số liệu đa biến hồi quy theo bước có trọng số. Đề tài “nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Đà Nẵng” (Nguyễn Thị Thu Vân, luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, đại học Đà Nẵng, 2011), đề tài thu thập dữ liệu bằng các bảng phỏng vấn. Căn cứ vào mô hình tích hợp, 84 chỉ số cạnh tranh được xây dựng thành 84 câu hỏi khảo sát. Hai đề tài trên mặc dù đã xác định được năng lực cạnh tranh của địa phương theo các tiêu chí đánh giá nhưng không so sánh khách quan với các điểm đến du lịch tương đồng khác. Đối với du lịch Đà Lạt, hiện đã có một số công trình nghiên cứu về hoạt động du lịch của địa phương như: “Khảo sát ý kiến khách du lịch nước ngoài về những điểm mạnh – điểm yếu của du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng” (Chủ nhiệm: Trương Thị Ngọc Thuyên (2009-2010, đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, trường Đại học Đà Lạt); “Khảo sát và đánh giá năng lực đáp ứng của hệ thống nhà hàng phục vụ khách du lịch tại thành phố Đà Lạt” (Phạm Thị Thúy Nguyệt, 2009, đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, trường đại học Đà Lạt); “Khảo sát năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” (Nguyễn Duy Mậu, 2007, đề tài nghiên cứu khoa học, trường Đại học Đà Lạt); “Môi trường du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng” (chủ nhiệm: Nguyễn Trọng Hoàng, 2005)... Các đề tài trên đã tập trung nghiên cứu sâu về từng khía cạnh của năng lực cạnh tranh, cho thấy rõ được những điểm yếu cũng như những lợi thế của Đà Lạt trong việc khai thác, thu hút khách du lịch. Tuy nhiên, các công trình chủ yếu phân tích theo hướng chủ quan của du lịch địa phương. Ngoài ra, tính toàn diện tất cả các mặt trong cạnh tranh lại rất ít được đề cập, có đề tài cập nhật toàn diện thì lại chú ý đến khía cạnh khách quốc tế. Do vậy, chưa có một công trình nào đề cập đến khía cạnh cạnh tranh của du lịch Đà Lạt trên phương diện tổng hợp nhiều yếu tố. Vì thế, luận văn nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Đà Lạt bằng định lượng và định 10 tính theo khung lý thuyết của Kozak, Dwyer & Kim để làm rõ hơn các khía cạnh của đề tài. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Đà Lạt. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh là một khái niệm động, không đứng độc lập một mình mà được đặt trong so sánh tương quan với các điểm đến du lịch khác. Do vậy, ngoài đối tượng nghiên cứu chính, luận văn còn tập trung vào đối tượng là các đối thủ cạnh tranh tương đồng trong nước. - Phạm vi nghiên cứu của luận văn  Về mặt không gian: bao gồm phạm vi toàn quốc nhưng tập trung chủ yếu tại thành phố Đà Lạt. Bên cạnh đó, để có cái nhìn khách quan hơn về hoạt động du lịch địa phương, tác giả đã tiến hành thu thập các số liệu về du lịch của các điểm đến tương đồng khác. Lựa chọn nhiều điểm đến thì kết quả sẽ chính xác và tốt hơn. Tuy nhiên, do thời gian có hạn nên tác giả chỉ lựa chọn những tỉnh theo ba tiêu chí: các điểm du lịch nổi tiếng, có điểm tương đồng và phân chia nguồn khách.  Về mặt thời gian: luận văn tiến hành khảo sát, thu thập số liệu về du lịch Đà Lạt, Lào Cai từ năm 2009 đến 2013. Việc điều tra du khách được tiến hành từ tháng 3 đến tháng 4 năm 2013.  Phạm vi lý thuyết: đề tài chủ yếu tiếp cận theo 2 hướng: đánh giá định lượng và định tính theo lý thuyết của Metin Kozak và các chỉ số của Dwyer & Kim. 11 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Các phương pháp thu thập số liệu 5.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp Số liệu thứ cấp là các số liệu do người khác thu thập, sử dụng cho các mục đích có thể khác với mục đích nghiên cứu của mình. Dữ liệu thứ cấp có thể là dữ liệu chưa xử lý (còn gọi là dữ liệu thô) hoặc dữ liệu đã xử lý. Như vậy, dữ liệu thứ cấp không phải do người nghiên cứu trực tiếp tiến hành. Những số liệu thứ cấp được tác giả thu thập bao gồm: - Báo cáo kết quả hoạt động ngành Văn hóa – Thể thao & Du lịch Lâm Đồng từ năm 2009 đến 2013. Ngoài ra, tác giả còn tham khảo thêm số liệu du lịch của Lào Cai và Đà Nẵng. - Số liệu từ các website, báo đài,… có đề cập đến các hoạt động của du lịch Đà Lạt, Lào Cai và Đà Nẵng. 5.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp 5.1.2.1. Phương pháp điều tra bảng hỏi Bảng hỏi là hệ thống các câu hỏi được sắp xếp trên cơ sở của các nguyên tắc: tâm lý, logic và theo nội dung nhất định nhằm tạo điều kiện cho người được hỏi thể hiện được quan điểm của mình với những vấn đề thuộc về đối tượng nghiên cứu. Phương pháp được áp dụng vào luận văn nhằm điều tra các yếu tố khách quan từ du khách như: đặc điểm kinh tế - xã hội; nhân khẩu học của khách du lịch; mức độ hài lòng, không hài lòng, phàn nàn của du khách; chất lượng nguồn nhân lực du lịch; chất lượng các tiện nghi,… Các tiêu chí này được xây dựng thành bảng hỏi, điều tra đối tượng khách du lịch quốc tế và nội địa đến với thành phố Đà Lạt (bảng hỏi này được dịch sang ngôn ngữ phổ 12 biến là tiếng Anh để điều tra du khách quốc tế). Cỡ mẫu điều tra được tác giả tính toán theo công thức: z 2 ( p.q) n e2 Trong đó: - n: là cỡ mẫu - z: là giá trị phân phối tương ứng với độ tin cậy lựa chọn - p: là ước tính tỷ lệ % của tổng thể - q = 1-p (thường tỷ lệ p và q được ước tính 50%/50% đó là khả năng lớn nhất có thể xảy ra của tổng thể) - e: sai số cho phép (+-3%, +-4%,+-5%...) Với sai số là 5%, kết quả tính cỡ mẫu là 385, tác giả đã tiến hành phát ra 350 phiếu, số phiếu thu vào được 312 phiếu. Sau khi sàng lọc các phiếu không đạt yêu cầu (không đánh vào phiếu, để trống nhiều,…). Cuối cùng, số phiếu được chấp nhận để đưa vào xử lý là 299 phiếu. Thời gian khảo sát được rải đều trong 6 tháng. Tác giả cùng nhóm cộng tác đã tiến hành tiếp xúc với khách du lịch quốc tế và nội địa từ 16 tuổi trở lên ở các khách sạn có mức phân hạng khác nhau và các điểm, khu du lịch của thành phố thu hút khá đông khách du lịch như: hồ Tuyền Lâm – thiền viện Trúc Lâm, vườn hoa thành phố, đồi Mộng Mơ, thung lũng Tình Yêu. Để tránh hiện tượng trùng lặp, vào từng thời điểm, tác giả và nhóm cộng tác tổ chức điều tra ở một vài địa điểm nhất định. 5.1.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu và phương pháp chuyên gia Phỏng vấn sâu là những cuộc đối thoại được lặp đi lặp lại giữa nhà nghiên cứu và người cung cấp thông tin nhằm tìm hiểu cuộc sống, kinh 13 nghiệm và nhận thức của người cung cấp thông tin thông qua chính ngôn ngữ của người ấy. Phương pháp này được tiến hành để làm rõ và kỹ hơn một vấn đề nào đó của đề tài. Phương pháp chuyên gia là phương pháp hỏi ý kiến và đánh giá của các chuyên gia về vấn đề nghiên cứu, qua đó tìm ra giải pháp tối ưu cho đề tài. Đối tượng phỏng vấn gồm: 1 chuyên gia làm việc tại sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Lâm Đồng, 2 chuyên gia là giám đốc 2 công ty lữ hành tại Đà Lạt, 1 chuyên gia là giảng viên du lịch, 5 điều hành, hướng dẫn viên của các công ty du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang và Hà Nội. Các câu hỏi phỏng vấn chính được trình bày tại phần phụ lục 6. Ngoài ra, từng câu hỏi phỏng vấn, tác giả sẽ hỏi sâu và kĩ hơi những khía cạnh có liên quan để làm rõ hơn cho đề tài. 5.2. Các phương pháp, công cụ thống kê, xử lý số liệu 5.2.1. Phương pháp phân tích, so sánh Phân tích là phương pháp tách một vật thể hoặc một hiện tượng phức tạp ra thành những bộ phận, những yếu tố, những mặt đơn giản của nó. Phương pháp này giúp xem xét kĩ hơn từng khía cạnh của năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch. Từ đó kết hợp với phương pháp so sánh, so sánh giữa các địa phương du lịch khác, tìm ra được những vấn đề mới và có hướng giải quyết phù hợp. Áp dụng phương pháp này vào đề tài, tác giả tiến hành so sánh, đối chiếu với các chỉ tiêu của du lịch Đà Lạt như: số lượng khách du lịch đến, doanh thu du lịch/năm, mức chi tiêu của khách du lịch, thời gian lưu lại của khách du lịch so với các điểm đến được chọn để so sánh. 5.2.2. Phân tích SWOT (Phương pháp này được làm rõ tại mục 1.3.3.2, chương 1) 14 5.2.3. Công cụ - SPSS (Statistical Package for the Social Sciences): là một chương trình máy tính phục vụ công tác thống kê. SPSS được sử dụng rộng rãi trong công tác thống kê điều tra. - NPS (Net Promoter Score): NPS là một công cụ đo lường sự hài lòng của khách hàng. Hệ thống NPS được sáng tạo bởi Fred Reichheld, một thành viên của công ty tư vấn Poston Bain & Co và là nhà tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu sự trung thành của khách hàng, sau này được áp dụng rộng rãi để đo lường sự hài lòng của khách hàng trong việc sử dụng dịch vụ. NPS được tính như sau: NPS = % những người rất yêu thích sản phẩm, dịch vụ - % những người đang cân nhắc hoặc không hài lòng về sản phẩm, dịch vụ. Trong quá trình tính toán, chỉ lấy con số đơn thuần, không đưa % vào quá trình tính toán. Kết quả âm thì đây là một con số báo động đối với các điểm đến du lịch. Ngược lại, số NPS càng cao thì đây là tín hiệu càng tốt cho các điểm đến. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1. Điểm đến và năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch. Chương 2. Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Đà Lạt. Chương 3. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Đà Lạt. 15 Chƣơng 1. ĐIỂM ĐẾN VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH 1.1. Điểm đến du lịch 1.1.1. Du lịch 1.1.1.1. Khái niệm du lịch Theo luật Du lịch Việt Nam: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. [12, 2] Khái niệm cho thấy du lịch là hoạt động liên quan đến một cá nhân, một nhóm hay một tổ chức rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của họ bằng các cuộc hành trình ngắn hoặc dài ngày ở một nơi khác với mục đích chủ yếu không phải là kiếm lời. Quá trình đi du lịch của họ được gắn với các hoạt động kinh tế, các mối quan hệ, hiện tượng ở nơi họ đến. 1.1.1.2. Các điều kiện phát triển du lịch * Những điều kiện chung - Điều kiện an ninh chính trị và an toàn xã hội: không khí chính trị hòa bình bảo đảm cho việc mở rộng các mối quan hệ kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa và chính trị giữa các dân tộc. Trong phạm vi các mối quan hệ kinh tế quốc tế, sự trao đổi du lịch quốc tế ngày càng phát triển và mở rộng. Du lịch nói chung, du lịch quốc tế nói riêng chỉ có thể phát triển được trong bầu không khí hòa bình, ổn định, trong tình hữu nghị giữa các dân tộc. Về phương diện quốc gia có thể dễ dàng nhận thấy, những đất nước ít xảy ra biến cố chính trị, quân sự thường có sức hấp dẫn đối với đông đảo quần chúng nhân dân, các khách du lịch tiềm năng. Ngược lại, sự phát triển của du lịch sẽ gặp khó khăn nếu ở đất nước xảy ra những sự kiện làm xấu đi tình hình chính trị 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan