Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển du lịch gắn với bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa và danh thắng tỉn...

Tài liệu Phát triển du lịch gắn với bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa và danh thắng tỉnh kiên giang

.PDF
120
582
77

Mô tả:

§¹i häc quèc gia hµ néi tr-êng ®¹i häc khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n NGUYỄN THỊ NGỌC BĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH GẮN VỚI BẢO TỒN CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA VÀ DANH THẮNG TỈNH KIÊN GIANG luËn v¨n th¹c sÜ du lÞch Hµ Néi, 2013 1 §¹i häc quèc gia hµ néi tr-êng ®¹i häc khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n NGUYỄN THỊ NGỌC BĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH GẮN VỚI BẢO TỒN CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA VÀ DANH THẮNG TỈNH KIÊN GIANG Chuyªn ngµnh: Du lÞch (Ch-¬ng tr×nh ®µo t¹o thÝ ®iÓm) luËn v¨n th¹c sÜ du lÞch ng-êi h-íng dÉn khoa häc: PGS.TS. NGUYỄN PHẠM HÙNG Hµ Néi, 2013 2 MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 5 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 5 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ...................................................................................... 6 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 8 5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 8 6. Bố cục luận văn ........................................................................................................ 8 7. Đóng góp của luận văn ............................................................................................ 8 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA TRONG DU LỊCH .................................................................................................... 10 1.1. Một số vấn đề lý luận về bảo tồn di sản văn hóa trong du lịch ................................. 10 1.1.1. Khái niệm di tích .............................................................................................. 10 1.1.2. Quan niệm về văn hóa ...................................................................................... 10 1.1.3. Quan niệm về di sản văn hóa ............................................................................ 11 1.1.4. Vấn đề bảo tồn di sản văn hóa ......................................................................... 13 1.1.5. Các nguyên tắc bảo tồn văn hóa ....................................................................... 14 1.1.6. Bảo tồn văn hóa trong du lịch .......................................................................... 15 1.2. Tác động của du lịch tới các di tích lịch sử văn hóa và danh thắng trong du lịch 23 1.2.1. Những tác động tích cực của du lịch đối với các di tích lịch sử văn hóa và danh thắng trong du lịch ............................................................................................. 23 1.2.2. Những tác động tiêu cực của du lịch đối với các di tích lịch sử văn hóa và danh thắng trong du lịch .............................................................................................. 24 1.2.3. Những yêu cầu cấp bách của việc bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa và danh thắng ............................................................................................................................ 25 1.3. Những bài học kinh nghiệm trong và ngoài nước................................................ 26 1.3.1. Những bài học kinh nghiệm trong nước .......................................................... 26 1.3.2. Những bài học kinh nghiệm ngoài nước ........................................................... 27 3 Tiểu kết chương 1........................................................................................................ 28 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH GẮN VỚI BẢO TỒN DI TÍCH LỊCH SỬ VÀ DANH THẮNG Ở KIÊN GIANG ................................ 29 2.1. Các di tích lịch sử văn hóa và danh thắng tiêu biểu của Kiên Giang ........... …29 2.1.1. Giới thiệu chung về tỉnh Kiên Giang ............................................................. 29 2.1.2. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................... 29 2.1.3. Điều kiện xã hội ............................................................................................. 32 2.1.4. Các di tích lịch sử văn hóa ............................................................................. 34 2.1.5. Các danh lam thắng cảnh ............................................................................... 37 2.2. Thực trạng du lịch tại các di tích lịch sử văn hóa và danh thắng Kiên Giang .......................................................................................................................... ……..40 2.2.1. Nhu cầu khách du lịch đối với các di tích lịch sử và danh thắng Kiên Giang ........................................................................................................................... …….40 2.2.2. Sản phẩm du lịch tại các di tích lịch sử và danh thắng Kiên Giang ........... …41 2.2.3. Cơ sở vật chất tại các di tích lịch sử và danh thắng Kiên Giang ................ …48 2.2.4. Nhân lực du lịch tại các di tích lịch sử và danh thắng Kiên Giang ............. …51 2.2.5. Công tác tổ chức quản lý du lịch tại các di tích lịch sử và danh thắng Kiên Giang ..................................................................................................................... …52 2.2.6. Hoạt động xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch đối với các di tích lịch sử và danh thắng Kiên Giang .......................................................................................... …53 2.3. Thực trạng công tác bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa và danh thắng Kiên Giang ..................................................................................................................... …54 2.3.1. Thực trạng tổ chức quy hoạch các di tích LSVH và danh thắng tại Kiên Giang ................................................................................................................................ …54 2.3.2. Thực trạng trùng tu, tôn tạo các di tích LSVH và danh thắng tại Kiên Giang ................................................................................................................................ …59 2.3.3. Thực trạng bảo vệ cảnh quan môi trường tại các di tích LSVH và danh thắng Kiên Giang: ........................................................................................................... …60 4 2.3.4. Hoạt động bảo tồn, tôn tạo di sản văn hóa của các cơ quan quản lý nhà nước ................................................................................................................................ …61 2.3.5. Hoạt động bảo tồn, tôn tạo di sản văn hóa của chính quyền địa phương và cộng đồng cư dân ........................................................................................................... …62 2.3.6. Kết quả của hoạt động bảo tồn di tích danh thắng .......................................…65 2.4. Vai trò của du lịch trong bảo tồn di tích LSVH và danh thắng Kiên Giang ...…66 2.4.1. Vai trò của cơ quan quản lý về du lịch.......................................................... ...67 2.4.2. Vai trò của công ty, doanh nghiệp du lịch ...................................................…68 2.4.3. Vai trò của du khách ....................................................................................…69 Tiểu kết chương 2 ...................................................................................................…70 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH GẮN VỚI BẢO TỒN DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA VÀ DANH THẮNG ........................................... …72 3.1. Chính sách nhà nước trong tổ chức quản lý gắn với bảo tồn ....................... ….72 3.2. Đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật gắn với bảo tồn ................................. 73 3.3. Vấn đề xây dựng và khai thác sản phẩm du lịch gắn với bảo tồn ...................... 74 3.4. Vấn đề đào tạo nhân lực du lịch gắn với bảo tồn .......................................... …75 3.5. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp gắn với bảo tồn .................... …. …….76 3.6. Vấn đề xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch gắn với bảo tồn ...................... 77 3.7. Vai trò của chính quyền địa phương và cộng đồng cư dân trong bảo tồn……..78 Tiểu kết chương 3......................................................................................................79 KẾT LUẬN ................................................................................ ………………… 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... ….84 5 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AHDT: Anh hùng dân tộc ÂL: Âm lịch CHXHCN: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa DTLS: Di tích lịch sử ĐBSCL: Đồng bằng Sông Cửu Long HĐND: Hội đồng nhân dân LSVH: Lịch sử văn hóa NCPT: Nghiên cứu phát triển QHTT: Quy hoạch tổng thể QHTTPTKTXH: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh UBND: Ủy ban nhân dân VH: Văn hóa VHTT&DL: Văn hóa, Thể thao và Du lịch VHTT: Văn hóa thông tin VQG: Vườn quốc gia 6 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Xã hội ngày càng phát triển thì đời sống của con người ngày càng được nâng cao. Khi đó, du lịch không còn là “nhu cầu cao cấp” [45] nữa mà trở thành một nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của con người. Và xu hướng hiện nay, du khách thường tìm đến những tour gắn liền với tự nhiên, lịch sử, tìm hiểu về văn hóa, cội nguồn dân tộc. Kiên Giang là tỉnh thuộc khu vực đồng bằng Sông Cửu Long; có nhiều cảnh đẹp và địa hình phong phú, đa dạng bao gồm: đồng bằng, núi rừng và biển đảo. Bên cạnh đó, Kiên Giang còn là tỉnh có bề dày truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời với hàng trăm di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh; trong đó có 43 di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia và cấp tỉnh, đây còn là điều kiện và tiềm năng để Kiên Giang phát triển loại hình du lịch văn hóa. Trong những năm qua, du lịch Kiên Giang phát triển chủ yếu dựa vào tài nguyên và sản phẩm du lịch văn hóa, các điểm du lịch như Lăng Mạc Cửu, Chùa hang, Thạch Động, hay biển Mũi Nai, ... thu hút rất nhiều du khách đến tham quan. Vì thế, các di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh của địa phương là nguồn tài nguyên du lịch có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển du lịch của quốc gia nói chung và của tỉnh Kiên Giang nói riêng. Tuy nhiên, du lịch Kiên Giang vẫn chưa phát triển xứng với tiềm năng vốn có của nó; ngành du lịch có phát triển nhưng còn nhiều hạn chế: tài nguyên du lịch cũng như các sản phẩm du lịch văn hóa chưa được đầu tư thích đáng, chưa thu hút được vốn đầu tư của nước ngoài cho các sản phẩm du lịch có chất lượng cao đủ tiêu chuẩn quốc tế, cũng như vốn đầu tư cho các dịch vụ phục vụ khách du lịch chưa nhiều nên chưa thu hút được du khách lưu lại dài ngày trên địa bàn. Bên cạnh đó, công tác bảo tồn văn hóa còn hạn chế, nhiều dự án trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa đến nay chưa có kinh phí để thực hiện. Đồng thời hoạt động du lịch chưa gắn với bảo tồn văn hóa, các cơ quan chức năng và doanh nghiệp du lịch chưa có sự 7 gắn kết trong việc khai thác và bảo tồn tài nguyên du lịch. Và cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào về phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa. Từ những lý do trên, đề tài: “Phát triển du lịch gắn với bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa và danh thắng tỉnh Kiên Giang” được chọn làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Du lịch. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Vấn đề bảo tồn di tích lịch sử văn hóa là vấn đề cấp thiết, được đề cập và nghiên cứu nhiều trong những năm gần đây với nhiều khía cạnh và mục đích khác nhau. Các tỉnh thành trong cả nước đã tổ chức Hội nghị, hội thảo bàn luận, đưa ra chiến lược, mục tiêu bảo tồn, trùng tu các di tích có sự tham gia của cộng đồng được chính quyền địa phương và người dân đặc biệt quan tâm: Ở Đồng Tháp với chuyên đề: “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp”, xác định di sản văn hóa có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống lịch sử văn hóa của dân tộc và tạo tiền đề cho chiến lược phát triển du lịch, góp phần tăng trưởng kinh tế - xã hội. Hội thảo do Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở VHTT&DL tổ chức ngày 20/10/2012 tại Bảo tàng Không gian văn hóa Mường với tên gọi: “Phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản văn hóa tỉnh Hòa Bình”, cũng đã xác định di sản văn hóa là nguồn tài nguyên vô giá, cần đẩy mạnh thu hút đầu tư, tăng tỷ trọng du lịch trong cơ cấu kinh tế, gắn phát triển du lịch với gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Tại Kiên Giang, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản đồng ý về chủ trương tiếp tục thực hiện việc bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử U Minh Thượng (huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang); cũng như việc tiếp tục bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa ở Phú Quốc. Ngoài ra còn có các bài viết, đề tài nghiên cứu: “Bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa – thiên nhiên thế giới phục vụ phát triển ở nước ta” của tác giả Nguyễn Quốc Hùng, nhấn mạnh: tăng cường hợp 8 tác giữa các cấp, các ngành ở Trung ương và địa phương, trước hết là giữa ngành du lịch và bảo tồn di sản văn hóa để tạo ra sự phát triển du lịch thực sự bền vững. Bài viết “Tu bổ và tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa là hoạt động có tính đặc thù chuyên ngành” của tác giả Đặng văn Bài, cho rằng công tác quản lý việc xây dựng và thi công các dự án tu bổ, tôn tạo di tích là một hoạt động có tính chất chuyên ngành có nhiều đặc điểm khác biệt so với việc quản lý các dự án xây dựng các công trình mới. Do đó, tất yếu phải có cơ chế quản lý mang tính chuyên biệt trên cơ sở tuân thủ nghiêm túc các quy định của Luật di sản văn hóa và Luật xây dựng. Bài viết: “Phát huy giá trị di tích phục vụ sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước”, tác giả Nguyễn Thế Hùng khẳng định: di tích có vai trò to lớn đối với sự phát triển lành mạnh và bền vững của cuộc sống đương đại, bảo vệ và phát huy giá trị của di tích là nền tảng, là nguồn động lực cho sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước, là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi người và của cả cộng đồng. Đề tài: “Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa phục vụ phát triển du lịch Thủ đô” của tác giả Bùi Thanh Thủy, đã đưa ra những giải pháp cụ thể cũng như những yêu cầu để thực hiện giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa để phục vụ cho phát triển du lịch. Nhìn chung các tác giả đã làm rõ đặc điểm, thực trạng phát triển du lịch cũng như vấn đề bảo tồn di tích lịch sử văn hóa ở các địa phương. Tuy nhiên, nói đến phát triển du lịch gắn với bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa và danh thắng của Kiên Giang thì đến nay vẫn chưa có một tài liệu chuyên khảo nào được công bố. Các Hội thảo chuyên đề, các bài viết chỉ nêu lên được khái quát tình hình, thực trạng chung trên cả nước, chưa đưa ra được thực trạng cụ thể vấn đề bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa, cũng như các giải pháp để phát triển du lịch tại Kiên Giang. Vì thế, vấn đề được đề cập trong đề tài không trùng lặp với tài liệu nào. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là phát triển du lịch gắn với việc bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa và danh thắng tỉnh Kiên Giang. 9 Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ của đề tài: Tìm hiểu thực trạng phát triển du lịch tại các di tích lịch sử văn hóa và danh thắng, thực trạng bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa của Kiên Giang. Từ đó, đưa ra các giải pháp phát triển du lịch gắn với bảo tồn di tích lịch sử và danh thắng Kiên Giang. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch; vấn đề bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa và danh thắng để phát triển du lịch Kiên Giang. Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Nghiên cứu hoạt động du lịch tại các di tích lịch sử văn hóa và danh thắng tiêu biểu của tỉnh Kiên Giang. - Về thời gian: Các số liệu được sử dụng nghiên cứu từ năm 2008 đến năm 2012. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập tài liệu: Tài liệu sơ cấp, tham vấn khách du lịch và cộng đồng địa phương, khảo sát thực tế. Tài liệu thứ cấp, các đề tài nghiên cứu, sách báo xuất bản. Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp: Tổng hợp các tài liệu của Ngành du lịch và tài liệu lưu trữ của cơ quan Tỉnh. 6. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về bảo tồn di sản văn hóa trong du lịch. Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch gắn với bảo tồn di tích lịch sử và danh thắng ở Kiên Giang. Chương 3: Giải pháp phát triển du lịch gắn với bảo tồn di tích lịch sử văn hóa và danh thắng. 7. Đóng góp của luận văn Luận văn trình bày tổng quan những vấn đề lý luận về phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa. Đồng thời, phân tích thực trạng phát triển du lịch gắn với bảo 10 tồn các di tích lịch sử văn hóa và danh thắng của tỉnh Kiên Giang; khẳng định vai trò, tầm quan trọng của di tích lịch sử văn hóa trong đời sống và phát triển du lịch. Bên cạnh đó, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần triển du lịch gắn với bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa và danh thắng của Kiên Giang. 11 Chƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA TRONG DU LỊCH 1.1. Một số vấn đề lý luận về bảo tồn di sản văn hóa trong du lịch 1.1.1. Khái niệm di tích Di tích được hiểu là những dấu vết vật chất của quá khứ còn tồn tại đến nay. Theo từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học Việt Nam (2006) thì: Di tích là dấu vết của quá khứ còn lưu lại trong lòng đất hoặc trên mặt đất có ý nghĩa về mặt văn hóa và lịch sử. [58, tr.161] 1.1.2. Quan niệm về văn hóa Các chuyên gia nghiên cứu trong các lĩnh vực, cũng như các tổ chức đã đưa ra khoảng trên 200 khái niệm khác nhau về văn hóa; mỗi khái niệm thể hiện cách nhìn nhận và góc độ đánh giá khác nhau. Có thể khái quát một số khái niệm như sau: Edward Burnett Tylor (1832-1917) đưa ra khái niệm: “Văn hóa hay văn minh hiểu theo nghĩa rộng trong dân tộc học là một tổng thể phức hợp gồm kiến trúc, đức tin, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục và bất cứ những khả năng, tập quán nào mà con người thu nhận được với tư cách là một thành viên của xã hội”. Theo các tác giả của bộ Từ điển Triết học thì: “Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Văn hóa là một hiện tượng xã hội tiêu biểu cho trình độ mà xã hội đã đạt được: tiến bộ kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất và lao động, học vấn, giáo dục, khoa học, nghệ thuật và những tổ chức thích ứng với những cái đó”. Tại Hội nghị quốc tế về văn hóa ở Mêhicô (1982), UNESCO đã đưa ra khái niệm về văn hóa như sau: “Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng: Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy 12 xét về bản thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lí tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lí. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân”. Trong nước, các nhà nghiên cứu về văn hóa cũng có những nhìn nhận khác nhau về văn hóa: Theo Nguyễn Từ Chi thì văn hóa là “cái tự nhiên được biến đổi bởi con người” hay “tất cả những gì không phải là thiên nhiên đều là văn hóa”. Theo PGS.TS Trần Ngọc Thêm: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” [48, tr10]. Chủ tịch Hồ Chí Minh thì cho rằng: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” [30]. Nhìn chung, các khái niệm trên đều có cùng đặc điểm: văn hóa là những gì do con người sáng tạo và thuộc về con người. Những gì không do con người làm nên không phải là văn hóa. Vì vậy, văn hóa là đặc trưng căn bản phân biệt con người với động vật, đồng thời cũng là tiêu chí phân biệt sản phẩm nhân tạo với sản phẩm tự nhiên. 1.1.3. Quan niệm về di sản văn hóa Di sản được hiểu là những tài sản chúng ta kế thừa từ các thế hệ trước, bao gồm toàn bộ môi trường thiên nhiên và văn hóa: cảnh quan, các di tích lịch sử, tập tục truyền thống, tri thức và kinh nghiệm sống v.v... Chúng ta phải có trách nhiệm giữ gìn và phát huy, bởi đó là những tài sản quý báu, là nền tảng quan trọng cho sự phát triển xã hội hiện tại và tương lai. Điều này được khẳng định trong Luật di sản văn hóa năm 2001(Được sửa đổi, bổ sung năm 2009) của nước CHXHCN Việt Nam: 13 “Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta”. Theo quan niệm của UNESCO có 2 loại di sản văn hóa: Một là, những di sản văn hóa hữu thể (Tangible) như đình, đền, chùa, miếu, lăng, mộ. nhà sàn… Hai là, những di sản văn hóa vô hình (Intangible) bao gồm các biểu hiện tượng trưng và “không sờ thấy được” của văn hóa được lưu truyền và biến đổi qua thời gian, với một số quá trình tái tạo, “trùng tu” của cộng đồng rộng rãi… Những di sản văn hóa tạm gọi là vô hình này theo UNESCO bao gồm cả âm nhạc, múa, truyền thống, văn chương truyền miệng, ngôn ngữ, huyền thoại, tư thế (thư thái), nghi thức, phong tục, tập quán, y dược cổ truyền, việc nấu ăn và các món ăn, lễ hội, bí quyết và quy trình công nghệ của các nghề truyền thống. Cái hữu thể và cái vô hình gắn bó hữu cơ với nhau, lồng vào nhau như thân xác và tâm trí con người. Luật di sản văn hóa năm 2001 (Được sửa đổi, bổ sung năm 2009) của nước CHXHCN Việt Nam, điều 4.1và 4.2: - Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan; có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đống; không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác. - Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. Vì thế, Luật di sản văn hóa năm 2001 đã định nghĩa: “Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. 14 1.1.4. Vấn đề bảo tồn di sản văn hóa Hiện nay, vấn đề bảo tồn di sản văn hóa được xác định là nhiệm vụ quan trọng của toàn xã hội bởi chúng ta đã nhận thức được vai trò và giá trị vô cùng to lớn của nguồn tài nguyên này. Ngoài ra, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Trong những năm qua, với sự quan tâm, nổ lực của xã hội, nhiều di tích đã được xếp hạng và trùng tu, sửa chữa, đảm bảo sự tồn tại lâu dài, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhiều di tích tiêu biểu đã phát huy giá trị một cách tích cực, thu hút nhiều khách tham quan và mang lại nguồn thu lớn cho đất nước. Nhìn chung, vấn đề bảo tồn di sản văn hóa đã có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại không ít những di tích đang bị xuống cấp trầm trọng, nhiều di tích tu bổ chưa hoàn chỉnh, cũng như nhiều di tích tôn tạo chưa đạt yêu cầu về chuyên môn. Thực tế tồn tại những hạn chế này là do: - Tuy xã hội có quan tâm đến vấn đề bảo tồn di sản văn hóa nhưng nhận thức chưa được sâu sắc và toàn diện nên chưa được cụ thể hóa bằng các biện pháp, các kế hoạch và chương trình hành động cụ thể; dẫn đến sự lúng túng trong việc làm hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn di tích và phát triển kinh tế. Có nơi còn thương mại hóa các di tích, xem mục tiêu phát triển kinh tế quan trọng hơn mục tiêu bảo vệ di tích. - Công tác bảo tồn di tích còn thiếu định hướng, chưa có biện pháp chế tài, chính sách khuyến khích kêu gọi sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân… chưa tập trung dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước cũng như biện pháp sử dụng có hiệu quả từ các nguồn đóng góp này. - Nhiều di tích được tu bổ, sửa chữa không theo quy hoạch nên thiếu sự đầu tư đồng bộ cho di tích; kiến trúc di tích không hài hòa với môi trường xung quanh. - Thiếu sự quan tâm, chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong việc khai thác và bảo tồn di tích. 15 - Thông tin về di tích còn hạn chế; công tác tuyên truyền, giáo dục đào tạo chưa được coi trọng. Do đó, tăng cường công tác quản lý nhà nước và chăm lo đào tạo, xây dựng đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư, nghệ nhân, công nhân… để phục vụ cho việc bảo tồn, trùng tu di tích là vấn đề quan trọng và cấp thiết hiện nay. 1.1.5. Các nguyên tắc bảo tồn văn hóa Căn cứ Luật Di sản Văn hóa năm 2001 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009), tại Điều 34, khoản 1: Việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích phải bảo đảm các yêu cầu sau đây: - Giữ gìn tối đa các yếu tố gốc cấu thành di tích; - Lập quy hoạch, dự án trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, trừ trường hợp sửa chữa nhỏ không ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích. Đối với di tích cấp tỉnh, phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch cấp tỉnh; đối với di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt, phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; - Công bố công khai quy hoạch, dự án đã được phê duyệt tại địa phương nơi có di tích. Do đó, công tác bảo tồn văn hóa (theo tác giả Đặng Văn Bài, trong Báo cáo Hội thảo khoa học“Bảo tồn di tích và cuộc sống đương đại”) chỉ đạt hiệu quả cao khi chúng ta tuân thủ theo các nguyên tắc khoa học sau: - Thứ nhất, đảm bảo tính nguyên gốc, chỉ can thiệp tối thiểu tới di tích nhưng cần thiết lập một cơ chế duy tu, bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ để đảm bảo cho di tích được ổn định lâu dài. - Thứ hai, di tích có thể sử dụng và phát huy phục vụ nhu cầu xã hội theo những chuẩn mực khoa học đã được xác định. Sử dụng và phát huy các mặt giá trị của di tích cũng chính là biện pháp bảo tồn có hiệu quả nhất. 16 - Thứ ba, bảo tồn di sản văn hóa phải triển khai song song và phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội và ngược lại, phát triển phải kết hợp với bảo tồn di sản văn hóa. Tính nguyên gốc của di tích được thể hiện qua kiểu dáng, phong cách, nguyên gốc về vật liệu xây dựng, về địa điểm xây dựng cũng như về cảnh quan môi trường. Tính nguyên gốc của di tích cũng là nội dung cơ bản tạo nên sự khác biệt giữa thiết kế xây dựng một công trình mới với thiết kế tu bổ di tích [69]. 1.1.6. Bảo tồn văn hóa trong du lịch Bảo tồn văn hóa trong du lịch là hoạt động mang tính cấp thiết hiện nay, bởi du lịch và di sản văn hóa luôn có sự gắn kết chặt chẽ với nhau; nếu di sản văn hóa được bảo tồn tốt thì tính hấp dẫn và giá trị của nó sẽ là cơ sở để phát triển du lịch, góp phần phát triển kinh tế của quốc gia. Vì thế, công tác bảo tồn di sản văn hóa được xác định là trách nhiệm của toàn xã hội. 1.1.6.1. Nội dung bảo tồn Bảo tồn di sản văn hóa là hoạt động đặc trưng của con người để nhằm đảm bảo sự tồn tại lâu dài, ổn định duy trì tính xác thực của các quá trình phát triển và đa dạng của di sản văn hóa nhằm phát triển bền vững cho thế hệ hiện tại và tương lai. [58, tr.84] Từ khái niệm trên, ta thấy hoạt động bảo tồn bao gồm: * Bảo vệ là hoạt động đảm bảo cho di sản không bị xâm phạm hoặc hư hỏng, là việc áp dụng các biện pháp để gìn giữ di sản không bị hư hỏng, không bị phá hoại (do cháy, ngập nước…) hoặc bị xâm phạm trái phép. Bảo vệ là sự gìn giữ di sản bằng pháp luật. - Tu bổ là hoạt động nhằm chống sự biến dạng di sản, khắc phục hư hỏng di sản bằng các biện pháp sửa chữa (tu sửa) về kỹ thuật (chắp, vá, nối, gia cố, định hình… gia cố, tôn tạo di tích bằng các biện pháp). - Tu sửa cấp thiết di tích là hoạt động sửa chữa nhỏ nhằm gia cố, gia cường các bộ phận di tích để kịp thời ngăn chặn di tích khỏi bị sập đổ trước khi tiến hành công tác tu bổ toàn diện. 17 * Bảo tồn là những nổ lực nhằm tìm hiểu và nhận rõ được giá trị và ý nghĩa của di sản, đảm bảo gìn giữ các vật liệu gốc, có thể cải tạo và nâng cấp cần thiết. * Phục chế - Trùng tu là sự tái lập lại hình thức của di sản (với chi tiết về nguyên liệu tạo tác, kỹ thuật chế tác cũng như những đặc điểm di sản) một cách chuẩn xác như đã sẵn có trong một thời điểm xác định, bằng cách loại bỏ những chỗ thay đổi không phù hợp hoặc bổ sung những bộ phận bị mất, tùy theo mức độ cần có sự phân biệt giữa bộ phận và phục chế toàn phần. * Tôn tạo trong nghĩa thông thường là đổi mới, sự cách tân, sự canh tân, sự làm mới. Đối với di sản là việc bổ sung các thành phần mới nhằm phát huy giá trị di sản và đáp ứng nhu cầu đổi mới của thời đại, các thành phần tôn tạo là biểu hiện của thời hiện tại, nhưng nó phải phù hợp một cách hữu cơ với các thành phần cũ và cấu trúc chung của di tích. Khái niệm này giúp cho việc diễn giải các di sản một cách hoàn chỉnh nhất là khi những di sản ấy chỉ còn sót lại một phần hay một bộ phận. Cụ thể là đưa những công trình lịch sử, văn hóa và những công trình phụ cận trở lại với đời sống. * Tái thiết là việc dựng lại di sản bằng các vật liệu, chất liệu cũ, theo hình thể nguyên gốc, thường được áp dụng để có thông tin cụ thể về sự toàn vẹn của tổng thể di sản và phải được tuân thủ theo nguyên tắc xác thực. Để công tác bảo tồn đạt hiệu quả và đúng quy chế, chúng ta cần đảm bảo các nội dung sau: - Xây dựng dự án bảo tồn di tích, đây là bước quan trọng cần được thực hiện bởi cơ quan chuyên môn có uy tín và kinh nghiệm thực tế làm tư vấn. - Khảo sát thực tế nhằm thu thập các tư liệu, giá trị và hiện trạng của di tích; đây là công việc có ý nghĩa quan trọng để thiết kế và thi công tu bổ di tích. - Căn cứ vào hiện trạng di tích, tư liệu lịch sử thu thập được; tiến hành xây dựng bản vẽ tu bổ, phục hồi đảm bảo trung thực các yếu tố nguyên gốc ban đầu theo nguyên tắc bảo tồn và quy chế tu bổ di tích.[58] 1.1.6.2. Đối tượng bảo tồn Đối tượng được bảo tồn là di sản văn hóa, bao gồm: 18 - Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích LSVH, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. - Di tích LSVH là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. - Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học. 1.1.6.3. Trách nhiệm của cơ quan quản lý Căn cứ Nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa, tại chương VII đã quy định trách nhiệm của cơ quan quản lý như sau: * Trách nhiệm của Bộ Văn hóa - Thông tin - Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; - Soạn thảo và trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; - Xây dựng, ban hành tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; - Phê duyệt, thẩm định dự án bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa theo thẩm quyền; - Xếp hạng và cấp bằng xếp hạng di tích, hướng dẫn Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh xếp hạng và cấp bằng xếp hạng di tích theo thẩm quyền; - Xếp hạng bảo tàng, hướng dẫn người đứng đầu cơ quan, tổ chức chủ quản và Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh xếp hạng bảo tàng theo thẩm quyền; - Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức và nhân viên làm công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; 19 - Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; - Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; - Tổ chức công tác thi đua, khen thưởng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; - Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về di sản văn hóa; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về di sản văn hóa; - Thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật có liên quan về di sản văn hóa. * Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ VHTT và các bộ, ngành có liên quan xây dựng quy hoạch, kế hoạch, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. - Tổng hợp và cân đối vốn đầu tư hàng năm cho các dự án bảo vệ và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt, bảo tàng quốc gia, di tích lịch sử cách mạng và di sản văn hóa phi vật thể có giá trị tiêu biểu. - Thẩm định các dự án bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa theo thẩm quyền. * Trách nhiệm của Bộ Tài chính - Bộ Tài chính bảo đảm kinh phí thường xuyên cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. - Kiểm tra việc cấp phát, quản lý và sử dụng kinh phí theo quy định của pháp luật. - Ban hành hoặc phối hợp với Bộ VHTT ban hành các văn bản quy định phí, lệ phí và việc thu nộp, quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa theo sự phân cấp của Chính phủ. - Ngăn chặn, xử lý việc xuất khẩu, nhập khẩu trái phép di sản văn hóa. * Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Thương mại 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan