Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Y tế - Sức khỏe Y học Nghiên cứu kết quả điều trị bệnh nhân thoái hóa cột sống cổ bằng thuốc kết hợp v...

Tài liệu Nghiên cứu kết quả điều trị bệnh nhân thoái hóa cột sống cổ bằng thuốc kết hợp vật lý trị liệu

.DOCX
68
821
100

Mô tả:

Nghiên cứu kết quả điều trị bệnh nhân thoái hóa cột sống cổ bằng thuốc kết hợp vật lý trị liệu
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CI Đốt sống cổ 1 CII Đốt sống cổ 2 CIII Đốt sống cổ 3 CIV Đốt sống cổ 4 CV Đốt sống cổ 5 CVI Đốt sống cổ 6 CVII Đốt sống cổ 7 CSC Cột sống cổ DI Đốt sống lưng 1 BN Bệnh nhân NC Nghiên cứu NPQ Bảng dùng đánh giá mức độ đau và ảnh hưởng của đau vùng cổ lên chức năng sinh hoạt hàng ngày (Northwich pack Neck Pain Questionaire) THCSC Thoái hoá cột sống cổ TVĐ Tầm vận động VLTL : Vật lý trị liệu MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ: .................................................................................................1 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...............................................................3 1.1. Giải phẩu chức năng cột sống cổ..........................................................3 1.1.1. Cơ sở giải phẩu...........................................................................3 1.1.2. Đặc điểm chung của các đốt sống cổ..........................................4 1.1.3. Đĩa đệm cột sống cổ....................................................................6 1.1.4. Tuỷ sống cổ.................................................................................6 1.1.5. Dây thần kinh cổ.........................................................................7 1.1.6. Chức năng cột sống cổ................................................................7 1.1.7. Tầm hoạt động của cột sống cổ...................................................7 1.2. Thoái hóa cột sống cổ...........................................................................8 1.2.1. Định nghĩa...................................................................................8 1.2.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh...............................................8 1.2.3. Chẩn đoán thoái hoá cột sống cổ................................................9 1.3. Điều trị thoái hóa cột sống cổ..............................................................11 1.3.1. Điều trị phẩu thuật.....................................................................11 1.3.2. Các phương pháp dùng thuốc....................................................11 1.3.3. Điều trị bằng y học cổ truyền....................................................16 1.3.4. Các phương pháp vật lý trị liệu.................................................16 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................18 2.1. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................18 2.1.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.............................................18 2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân.................................................18 2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ....................................................................18 2.1.4. Chọn nhóm nghiên cứu.............................................................19 2.2. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................19 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu...................................................................19 2.2.2. Cỡ mẫu cho nghiên cứu............................................................19 2.2.3. Nội dung nghiên cứu.................................................................19 2.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá.................................................................20 2.2.5. Phác đồ dùng thuốc điều trị trong nghiên cứu..........................24 2.2.6. Kỹ thuật phục hồi chức năng áp dụng trong nghiên cứu..........24 2.3. Thu thâ pâ phân tích và xử lý số liê âu.....................................................26 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................27 3.1. Đặc điểm chung nhóm nghiên cứu......................................................27 3.1.1. Đặc điểm về tuổi.......................................................................27 3.1.2. Đặc điểm về giới.......................................................................28 3.1.3. Đặc điểm về nghề nghiệp..........................................................28 3.2. Kết quả điều trị....................................................................................29 3.2.1. Mức đô â cải thiện đau theo thang điểm Likert...........................29 3.2.2. Mức độ cải thiện hạn chế tầm vận động cột sống cổ................30 3.2.3. Mức độ cải thiện chức năng sinh hoạt......................................37 3.2.4. Đánh giá kết quả điều trị của nhóm nghiên cứu.......................38 Chương 4: BÀN LUẬN..................................................................................39 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.........................................39 4.1.1. Đặc điểm về tuổi.......................................................................39 4.1.2. Đặc điểm về giới.......................................................................40 4.1.3. Đặc điểm về nghề nghiệp..........................................................40 4.2. Kết quả điều trị....................................................................................41 4.2.1. Mức độ cải thiện đau theo thang điểm Likert...........................41 4.2.2. Mức độ cải thiện hạn chế tầm vận động cột sống cổ................43 4.2.3. Mức độ cải thiện chức năng sinh hoạt......................................45 4.2.4. Đánh giá kết quả điều trị...........................................................46 KẾT LUẬN.....................................................................................................48 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi...........................................................27 Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo giới...........................................................28 Bảng 3.3. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp.............................................28 Bảng 3.4. Đánh giá mức độ đau theo thang điểm Likert trước điều trị...........29 Bảng 3.5. Đánh giá mức độ đau theo thang điểm Liket sau điều trị...............29 Bảng 3.6. Hạn chế tầm vâ ân đô nâ g gâ âp cô ât sống cổ trước điều trị .....................30 Bảng 3.7. Hạn chế tầm vâ ân đô nâ g gâ âp cô ât sống cổ sau điều trị ........................30 Bảng 3.8. Hạn chế tầm vâ nâ đô nâ g ngửa cô ât sống cổ trước điều trị..................31 Bảng 3.9. Hạn chế tầm vâ ân đô nâ g ngửa cô ât sống cổ sau điều trị......................31 Bảng 3.10. Hạn chế tầm vâ nâ đô nâ g nghiêng phải cô ât sống cổ trước điều trị....32 Bảng 3.11. Hạn chế tầm vâ ân đô nâ g nghiêng phải cô ât sống cổ sau điều trị.......32 Bảng 3.12. Hạn chế tầm vâ ân đô nâ g nghiêng trái cô ât sống cổ trước điều trị.....33 Bảng 3.13. Hạn chế tầm vâ ân đô nâ g nghiêng trái cô tâ sống cổ sau điều trị........33 Bảng 3.14. Hạn chế tầm vâ ân đô nâ g xoay phải cô ât sống cổ trước điều trị.........34 Bảng 3.15. Hạn chế tầm vâ ân đô nâ g xoay phải cô ât sống cổ sau điều trị............34 Bảng 3.16. Hạn chế tầm vâ ân đô nâ g xoay trái cô ât sống cổ trước điều trị..........35 Bảng 3.17. Hạn chế tầm vâ ân đô nâ g xoay trái cô ât sống cổ sau điều trị.............35 Bảng 3.18. Hạn chế tầm vâ nâ đô nâ g chung cô ât sống cổ trước điều trị...............36 Bảng 3.19. Hạn chế tầm vâ ân đô nâ g chung cô ât sống cổ sau điều trị..................36 Bảng 3.20. Ảnh hưởng đau đến chức năng sinh hoạt trước điều trị................37 Bảng 3.21. Ảnh hưởng đau đến chức năng sinh hoạt sau điều trị...................37 Bảng 3.22. Đánh giá mức đô â trước điều trị.....................................................38 Bảng 3.23. Đánh giá kết quả điều trị...............................................................38 ĐẶT VẤN ĐỀ Cô tâ sống cổ là đoạn cô tâ sống mềm dẻo nhất có tầm vâ nâ đô nâ g linh hoạt hơn cô tâ sống thắt lưng và luôn phải chịu mô tâ trọng lực tuy nhẹ nhưng thường xuyên, hơn nữa với tác đô nâ g co cơ liên tục của các cơ vùng gáy sẽ tạo nên mô ât áp lực đă tâ biê ât lên cô ât sống cổ [10]. Cùng với quá trình lão hóa, tình trạng chịu áp lực quá tải kéo dài của sụn khớp và đĩa đê m â sẽ dần đến thoái hóa cô ât sống cổ. Theo Spencer – 1989, thoái hóa cột sống cổ có tỷ lệ mắc bệnh cao đứng thứ 2 sau thoát vị đĩa đệm cột sống [2]. Biểu hiê ân lâm sàng của thoái hóa cô ât sống cổ rất đa dạng và phức tạp. Đau và hạn chế vâ ân đô nâ g cô ât sống cổ là những triê âu chứng thường xuyên và phổ biến nhất. Đau và hạn chế vâ ân đô nâ g cô ât sống cổ không chỉ ảnh hưởng đến cuô âc sống, chức năng sinh hoạt của người bê ânh mà còn ảnh hưởng đến kinh tế, chất lượng cuô âc sống của bê ânh nhân. Mă ât khác nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng đắn bê ânh sẽ tiến triển nă nâ g dần, có thể dẫn đến chèn ép rễ, tủy gây đau hoă âc tàn phế. Vì vâ ây, thoái hóa cô ât sống cổ ngày càng trở thành vấn đề quan trọng trong chăm sóc sức khỏe cô nâ g đồng, là mối quan tâm của nhiều chuyên nghành như nô âi thần kinh, phẩu thuâ ât, vâ ât lý trị liê âu phục hồi chức năng, đông y, chẩn đoán hình ảnh… [10] Tại Mỹ, hàng năm thoái hóa cô ât sống cổ tiêu tốn tới 40 tỷ USD, những người trên 55 tuổi có dấu hiê âu thoái hóa trên X quang chiếm hơn 80%, trong khi những người từ 15 đến 24 tuổi là 10% [10]. Tại Pháp cũng chi tới 6tỷ France cho những bê nâ h nhân thoái hóa cô ât sống cổ. Theo tài liệu của Reuter Health, ở Châu Âu, đau mạn tính tiêu tới 34 tỷ Euro mỗi năm, trong đó đau do viêm khớp và thoái hóa khớp chiếm tới 34% bê nâ h nhân [13]. Ở Viê ât Nam, đến nay tuy chưa có thống kê cụ thể về chi phí điều trị cho những bê nâ h nhân thoái hóa nhưng đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả về điều trị thoái hóa cô ât sống cổ bằng các phương pháp khác nhau. 1 Theo y học hiê nâ đại, có thể dùng thuốc chống viêm giảm đau toàn thân hoă âc kết hợp giữa vâ ât lý trị liệu và châm cứu, kết hợp giữa vâ ât lý trị liê âu và thuốc hoă âc chỉ dùng các phương pháp vâ ât lý trị liê âu [2]. Tại Đà Nẵng, ít có đề tài nghiên cứu về hiê âu quả của vâ ât lý trị liê âu kết hợp với thuốc trong điều trị thoái hóa cô ât sống cổ. Tại Bê ânh viê ân Quân Y 17 đã điều trị thoái hóa cô tâ sống cổ bằng thuốc kết hợp với vật lý trị liệu, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đánh giá hiê âu quả của chúng. Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu kết quả điều trị bệnh nhân thoái hóa cột sống cổ bằng thuốc kết hợp vật lý trị liệu tại bệnh viện 17”, nhằm mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân thoái hóa cột sống cổ bằng thuốc kết hợp với vật lý trị liệu so với điều trị bằng thuốc đơn thuần. 2 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giải phẩu chức năng cột sống cô 1.1.1. Cơ sở giải phẩu Cột sống là trụ cột của bộ xương người, chịu sức ép của đầu và trọng lượng toàn thân, nó là điểm tỳ của tứ chi qua xương bả vai và khung chậu. Cột sống vừa mềm dẽo vừa vững chắc, bao bọc và bảo vệ tủy sống nằm trong ống sống. Cột sống cổ (CSC) gồm 7 đốt nối từ lỗ chẩm đến đốt sống ngực 1. Được chia làm 2 đoạn có chức năng khác nhau: - Các đốt sống cổ cao: gồm đốt trục (CI) và đốt đội (CII) - Các đốt sống cổ thấp: từ đốt sống cổ 3 (CIII) đến đốt sống cổ 7 (CVII). Hình 1.1. Các đốt sống cổ trên ghép lại [3] 3 Cột sống cổ là trụ cột chính để giữ và vận động đầu, cong ra trước, di động nhiều, các mỏm khớp hơi nghiêng nên dễ bị tổn thương (thường gặp ở đoạn chuyển tiếp CV-CVII [2], [3], [10]. 1.1.2. Đặc điểm chung của các đốt sống cổ Mỗi đốt sống gồm hai phần: Thân đốt sống ở phía trước, cung đốt sống ở phía sau. Thân đốt sống có đường kính ngang dài hơn đường kính trước sau. Mỗi cung đốt sống gồm hai cuống cung nối hai mảnh cung đốt sống vào thân đốt sống, có một mỏm gai, hai mỏm ngang, bốn mỏm khớp (2 mỏm khớp trên và 2 mỏm khớp dưới). - Mỏm khớp: Diện khớp tương đối phẳng rộng. - Gai sống: đỉnh gai sống tách ra 2 củ, gai sống dài dần từ CII đến CVII. - Lỗ đốt sống: Các lỗ to dần từ đốt C I đến CV, sau đó nhỏ dần ở đốt CVI và CVII [2], [3], [10]. * Đốt sống cổ I (đốt đội): Hình 1.2. Đốt đội (CI) (Nhìn trên) - Mặt trên tiếp khớp với 2 lồi cầu của xương chẩm. - Không có gai sống và thân đốt sống. - Có 2 cung giống như đai vòng: Cung trước và cung sau mỏng. Đây là điểm yếu khi có chấn thương. - Mặt trước cung trước có củ trước là nơi bám của các cơ, mặt sau cung trước có hõm răng tạo nên diện khớp nhỏ tiếp nối với mỏm nha của đốt trục. 4 - Lỗ đốt sống ở đây rất rộng có dây chằng ngang chia lỗ thành 2 phần không đều nhau, phần trước nhỏ có mỏm răng, phần sau rộng có tuỷ sống [2], [3], [10]. * Đốt sống cổ II (đốt trục) - Có thân đốt như các đốt CIII đến CVIII nhưng còn có thêm mỏm nha. - Mỏm nha dính liền vào thân đốt làm trục tựa để đốt C I quay quanh mỏm nha nên biên độ xoay cổ rất rộng vì thế đốt CII còn gọi là đốt trục. * Đốt sống cổ dưới (CIII - CVIII) Hình 1.3. Đốt sống CIV (nhìn phía trên) [3] Có chung những đặc tính: - Thân đốt sống có bề mặt hình bầu dục, chiều cao nhỏ hơn chiều rộng. - Mỏm ngang ở 2 bên và có lỗ ở giữa, lỗ ở mỏm ngang cho động mạch đốt sống đi qua. - Lỗ sống lớn rộng và có hình tam giác, tạo bởi 2 mảnh cung đốt sống rộng và dẹt. - Mỏm gai CVIII dài và lớn nhất, giống như mỏm gai của đốt sống ngực. Lỗ của mỏm ngang CVII nhỏ hơn các đốt sống cổ khác và không cho động mạch đốt sống đi qua. - Mặt trên thân đốt sống có thêm hai mỏm móc (hai mấu bán nguyệt) ôm lấy góc dưới của thân đốt sống phía trên hình thành khớp mỏm móc đốt sống. 5 - Các khớp này được phủ bằng sụn và cũng có một bao khớp chứa dịch, có tác dụng giữ cho đĩa đệm không bị lệch sang hai bên khi khớp này bị thoái hoá gai xương của mỏm móc nhô vào lỗ gian đốt sống sẽ chèn ép vào rễ thần kinh ở đó [2], [3], [10]. 1.1.3. Đĩa đệm cột sống cổ Đĩa đệm là bộ phận chính cùng với các dây chằng đảm bảo sự liên kết chặt chẽ giữa các thân đốt sống và đóng vai trò hấp thu chấn động. Ở phía trước, đĩa đệm dày hơn phía sau nên cột sống cổ có chiều cong sinh lý ưỡn ra trước. Đĩa đệm có hình thấu kính hai mặt lồi, nằm trong khoang gian đốt sống bao gồm nhân nhày, võng sợi và mâm sụn. Nhân nhày có tỷ lệ rất cao 80%, các sợi collagen chứa nhiều nhóm có tác dụng ngậm nước theo quy luật pascôl. Dưới 20 tuổi đĩa đệm được nuôi dưỡng trực tiếp từ các mạch máu, sau đó mạch máu trở nên bị đặc do sự Calci hoá. Từ 30 tuổi trở lên đĩa đệm được nuôi dưỡng chủ yếu bằng sự thẩm thấu của các ion hoà tan trong chất nuôi dưỡng đĩa đệm [2], [3], [10]. 1.1.4. Tuỷ sống cổ Nằm trong ống sống được bao bọc bởi màng cứng, màng nhện và màng nuôi. - Đường kính trung bình của tuỷ sống cổ là 1cm. Ở đoạn CVDI đoạn này phình to. Các rễ từ CV đến DI tạo nên đám rối thần kinh cánh tay chi phối cho toàn bộ chi trên. - Tuỷ sống cổ có 8 khoang tuỷ, tách ra 8 đôi rễ thần kinh tuỷ sống cổ. Rễ trước chi phối vận động, rễ sau chi phối cảm giác. - Một rễ thần kinh cổ được hợp bởi rễ trước và rễ sau nằm trong lỗ gian đốt sống, chạy ngang sang bên nên mức của tuỷ sống và rễ ngang nhau. 6 Các rễ thần kinh có 8 cặp rễ thần kinh tuỷ sống cổ, mỗi rễ thần kinh tuỷ sống được tạo bởi sự hợp nhất của rễ trước ( vận động) và rễ sau ( cảm giác). Màng tuỷ: Màng tuỷ của ống sống là sự kéo dài của màng bao phủ tiểu não, các rễ thần kinh được màng cứng bao quanh, đi qua lỗ gian đốt sống "màng cứng là một cấu trúc nhạy cảm đau" [3] 1.1.5. Dây thần kinh cổ Có 8 đôi dây thần kinh cổ (CI đến CVIII) cùng với đám rối cổ - cánh tay, các thần kinh vùng cổ, đóng vai trò vận động, cảm giác, phản xạ gân xương cho chi trên và chi phối cho da cơ ở đầu và sau gáy. Hệ thống giao cảm cổ: Hai thành phần chủ yếu của hệ thống thần kinh của thần kinh giao cảm ảnh hưởng ở vùng cột sống cổ, nó tác động đến toàn thân, tuyến mồ hôi, nang lông. Chuỗi giao cảm cổ: Chuỗi hạch giao cảm cổ nối với các dây thần kinh tuỷ sống bởi các rễ nối thông. Thần kinh sống là thần kinh vận mạch tới động mạch. Mặc dù không truyền cảm giác nhưng chuỗi giao cảm như là một chất kiểm soát đau [2], [3], [10]. 1.1.6. Chức năng cột sống cổ Cột sống cổ có chức năng làm trục đỡ và vận động đầu, tiếp nối toàn bộ các dẫn truyền thần kinh quan trọng từ trung ương xuống chi phối hoạt động cảm giác cho toàn bộ cơ thể và dẫn truyền các cảm giác cảm thụ bản thể từ ngoại vi lên não bộ, CSC có 2 chức năng: - Chức năng vận động: cột sống cổ là đoạn mềm dẻo nhất, linh hoạt hơn cột sống thắt lưng bảo đảm cho đầu chuyển động nhanh và dễ dàng. - Chức năng chịu tải trọng và bảo vệ tuỷ: Tải trọng tác động lên đĩa đệm cột sống cổ lớn hơn các phần khác của cột sống vì các thân đốt sống nhỏ, đĩa đệm cột sống cổ không chiếm toàn bộ thân đốt sống. C V - CVI, CII - CIII là nơi chịu tải trọng nhiều nhất vì vậy hay gặp thoái hoá ở đoạn cổ này [10] 7 1.1.7. Tầm hoạt động của cột sống cổ Cột sống cổ có hoạt động: gấp, duỗi, nghiêng, xoay. - Động tác gấp đạt tới mức cằm chạm vào ngực. - Động tác duỗi đạt tới mức chẩm ở tư thế nằm ngang. - Động tác nghiêng đạt tới mức tai chạm đầu trên xương cánh tay. - Động tác xoay đạt tới mức cằm ở trên vai. - Số đo tầm hoạt động cột sống cổ người bình thường ở người Việt Nam: + Cử động gấp - duỗi: Tầm hoạt động 450. + Cử động nghiêng trái - nghiêng phải: Tầm hoạt động 450. + Cử động xoay: tầm hoạt động 450 [2], [10]. 1.2. Thoái hóa cột sống cô 1.2.1. Định nghĩa THCSC là bệnh cột sống mạn tính, đau và biến dạng, không có biểu hiện viêm. Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hoá của sụn khớp và đĩa đệm (ở cột sống cổ), phối hợp với những thay đổi ở phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch. Bệnh thường gặp ở những người trên 30 tuổi và tăng dần theo lứa tuổi [2], [10]. 1.2.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh Nguyên nhân chính của THCSC là quá trình lão hoá và tình trạng chịu áp lực quá tải lâu dài của sụn khớp, kết hợp sự có mặt của một số yếu tố khác thúc đẩy làm quá trình thoái hoá này nhanh và nặng lên [2], [10]. * Thoái hoá sinh học Quá trình THCS tiến triển theo tuổi (thoái hoá sinh học) được yếu tố vi chấn thương và các yếu tố khác thúc đẩy thêm (thoái hoá bệnh lý). Theo thời gian các tế bào sụn sẽ già đi, khả năng tổng hợp các chất để tạo nên Mucpoly saccarid và sợi Collagen bị giảm sút và rối loạn. Sụn sẽ mất dần tính đàn hồi và chịu lực giảm. Mặt khác tế bào sụn của người trưởng thành lại không có 8 khả năng sinh sản và tái tạo, tư thế đứng thẳng sẽ làm cho quá trình thoái hoá tăng dần theo tuổi và diễn ra liên tục trong suốt cuộc đời [2], [10]. * Thoái hoá bệnh lý: Do nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài thúc đẩy quá trình thoái hoá tăng lên bao gồm: - Yếu tố chấn thương (đặc biệt là chấn thương mạn tính) đây là những sang chấn tuy không mạnh nhưng lặp đi, lặp lại nhiều lần. Thường gặp ở người thợ may, đánh máy chữ, công nhân xây dựng phải đội nặng, thợ lặn, vận động viên thể thao, xiếc nhào lộn... - Yếu tố cơ học: Đó là hiện tượng quá tải như biến dạng thứ phát của cột sống sau chấn thương, viêm, vi chấn thương... làm thay đổi hình thái, tương quan của khớp và cột sống. - Các dị dạng bẩm sinh làm thay đổi diện tỳ - nén bình thường của khớp và cột sống. - Sự tăng tải trọng do béo, thừa cân, do nghề nghiệp [2], [10]. 1.2.3. Chẩn đoán thoái hoá cột sống cổ Dựa vào dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng: * Lâm sàng Biểu hiện lâm sàng của thoái hoá CSC rất đa dạng, biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng. Gồm 5 hội chứng: - Hội chứng cột sống cổ: Đau cột sống cổ cấp hoặc mạn tính, có thể kèm theo cảm giác cứng gáy, đau ê ẩm sau khi ngủ dậy, hạn chế vận động cột sống cổ khi bệnh chuyển thành mạn tính hoặc có điểm đau ở cột sống cổ khi nghiêng đầu về bên đau. - Hội chứng rễ thần kinh cổ: Chủ yếu là tổn thương rễ cổ V và cổ VI do đặc điểm giải phẫu của đoạn CSC này. Bệnh nhân có rối loạn cảm giác, vận 9 động ở vùng cổ, vai, tay, đau dây thần kinh chẩm, vai, gáy, hội chứng vai tay... Nguyên nhân do các gai xương thoái hoá mỏm móc hoặc mỏm khớp trên của khớp gian đốt sống làm hẹp lỗ gian đốt sống hoặc thoát vị đĩa đệm cột sống cổ vào lỗ gian đốt sống. - Hội chứng động mạch đốt sống:Đau đầu vùng chẩm và chóng mặt từng cơn do thiếu máu ở động mạch đốt sống và động mạch sống nền. Có thể có ù tai, ve kêu trong tai, rung giật nhãn cầu, mờ mắt, giảm thị lực, dị cảm ở hầu họng, có thể gây bại liệt 1 hoặc 2 tay, rối loạn cảm giác tứ chi, rối loạn thần kinh thực vật... - Hội chứng thực vật dinh dưỡng:Tuỳ mức độ thoái hoá mà biểu hiện lâm sàng khác nhau: Đau thường xuất phát từ tổ chức dây chằng, gân, màng xương và tổ chức cạnh khớp. Có thể có biểu hiện: Đau đĩa đệm cổ (đau vùng gáy liên tục hoặc từng cơn, co cứng gáy, hạn chế vận động cột sống cổ...), hội chứng cơ bậc thang (co cứng các cơ ở cổ, đau như kim châm dọc mặt trong cánh tay lan đến ngón 4, 5), viêm quanh khớp vai - cánh tay, hội chứng vai bàn tay hoặc các hội chứng nội tạng khác... - Hội chứng tuỷ: Đây là biểu hiện lâm sàng nặng nhất của THCSC, do các gai xương xuất phát từ thân đốt sống hay mỏm móc chèn ép tuỷ mạn tính thường gặp ở người cao tuổi và diễn biến kéo dài. Khởi phát từ từ, nặng dần, liệt và teo cơ rõ dần rối loạn cảm giác, rối loạn cơ vòng [2], [10]. * Cận lâm sàng Chụp Xquang quy ước là xét nghiệm đầu tiên khi tiêu chuẩn lâm sàng có biểu hiện của THCSC, Xquang ở tư thế thẳng, nghiêng, chếch 3/4 phải, trái. - Phim thẳng: Thấy rõ từ C III đến đốt sống ngực đầu tiên, bờ bên đốt C V và CVI có hình chồng lên của sụn giáp trạng, các sụn này đôi khi có vôi hoá. Ở CIII có hình xương móng chồng lên. 10 - Phim nghiêng: Thấy rõ từ C I đến CVI, CVIII hoặc DI. Việc thấy CVII hoặc DI sẽ phụ thuộc vào sự chồng lên của vai nhiều hay ít. Các mỏm gai có kích thước khác nhau, mỏm gai CII và CVII là dài hơn cả. - Phim chếch: Sẽ thấy được rõ hình các lỗ liên hợp, các lỗ này bình thường có hình bầu dục [2], [10]. * Trên Xquang quy ước có các hình ảnh thường gặp sau - Thay đổi đường cong sinh lý đơn thuần. - Mọc gai xương, mỏ xương. - Phì đại mấu bán nguyệt. - Thoái hoá thân đốt. - Hẹp lỗ liên đốt. - Vôi hoá dây chằng. - Đặc xương dưới sụn. - Mờ, hẹp khe khớp đốt sống [2], [10]. 1.3. Điều trị thoái hóa cột sống cô 1.3.1. Điều trị phẩu thuật Là phương pháp điều trị thoái hoá gây ra thoát vị đĩa đệm. Phương pháp này được áp dụng khi điều trị nội khoa không đỡ, đau tăng lên, có triệu chứng chèn ép tuỷ - rễ [2], [10]. 1.3.2. Các phương pháp dùng thuốc Thuốc thường dùng gồm: - Nhóm giảm đau, kháng viêm Non - sterroid: tác dụng chống viêm, giảm phù nề do đó giảm đau. Có nhiều loại như: Motrin, Brexin… - Corticoides: Thường dùng tiêm trực tiếp vào khoang ngoài màng cứng hoặc phong bế thần kinh trong các chỉ định điều trị tại chỗ. - Thuốc giảm đau: dùng trong đau kéo dài. 11 - Thuốc giãn cơ: co thắt cơ là phản xạ tự nhiên với hiện tượng viêm để giữ cổ bất động, thuốc thường dùng mydocalm... [2], [10]. * Các thuốc sử dụng trong nghiên cứu 1. Etoricoxib [12] + Chỉ định: - Điều trị viêm khớp dạng thấp, viêm cô ât sống cứng khớp, các bê nâ h viêm khớp và các dấu hiê âu của viêm trong cơn viêm khớp Gout cấp. - Điều trị cấp tính và mạn tính các dấu hiê âu và triê âu chứng viêm xương khớp (osteoarthritis – OA) và viêm đa khớp dạng thấp (rheumatoid arthitis – RA). - Điều trị viêm cô ât sống dính khớp (ankylosing spondylitis – AS). - Điều trị viêm khớp thống phong cấp tính (acute gouty arthritis). - Giảm đau cấp tính va mạn tính. - Điều trị chứng đau bụng kinh nguyên phát… + Chống chị định: - Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc. - Loét dạ dày, tá tràng tiến triển. - Suy gan nă nâ g, suy thâ ân nă nâ g. - Trẻ em dưới 12 tuổi, phụ nữ có thai, cho con bú. + Tác dụng phụ Nhức đầu, rối loạn tiêu hóa, choáng váng, viêm ruô ât, táo bón, viêm dạ dày, phản ứng dị ứng, thiếu máu, viêm phế quản, viêm gan, vàng da. + Liều lượng Dùng đường uống và có thể uống trước hoă âc sau khi ăn. Thuốc có thể có tác dụng nhanh hơn nếu uống lúc đói. Viêm xương khớp: liều khuyến cáo là 30mg mỗi ngày mô tâ lần. Nếu cảm thấy không giảm triê uâ chứng rõ rệt cần tăng liều lên đến 60mg mỗi ngày. Viêm khớp dạng thấp: liều khuyến cáo là 90mg mỗi ngày mô tâ lần. 12 Cơn Gout cấp: liều khuyến cáo là 120 mg mỗi ngày một lần, chỉ dùng liều này trong đợt Gout cấp, không nên dùng quá liên tục 8 ngày. Viêm đốt sống cứng khớp: liều khuyến cáo là 90 mg mỗi ngày một lần. Người cao tuổi: không cần điều chỉnh liều cho bệnh nhân cao tuổi nhưng cần thận trọng khi dùng. Bệnh nhân suy gan: không nên vượt quá liều 60 mg mỗi ngày một lần. Có thể xem xét giảm liều xuống còn 30mg mỗi ngày một lần. Bệnh nhân suy thận: không cần điều chỉnh liều nếu bệnh nhân có độ thanh thải creatinine >30 ml/ phút. Chống chỉ định dùng cho bệnh nhân có độ thanh thải creatinine <30 ml/ phút. Trẻ em: chống chỉ định cho trẻ dưới 12 tuổi. 2. Tolperisone [12] + Chỉ định : Ðiều trị sự tăng trương lực cơ xương một cách bệnh lý trong các rối loạn thần kinh thực thể (tổn thương bó tháp, xơ vữa nhiều chỗ, tai biến mạch não, bệnh tủy sống, viêm não tủy...). Tăng trương lực cơ, co thắt cơ và các co thắt kèm theo các bệnh vận động (ví dụ: thoái hóa đốt sống, thấp khớp sống, các hội chứng thắt lưng và cổ, bệnh khớp của các khớp lớn). Phục hồi chức năng sau các phẫu thuật chấn thương - chỉnh hình. Ðiều trị các bệnh nghẽn mạch (vữa xơ động mạch nghẽn, bệnh mạch máu do tiểu đường, viêm mạch tạo huyết khối nghẽn, bệnh Raynaud, xơ cứng bì lan tỏa) cũng như những hội chứng xuất hiện trên cơ sở suy giảm sự phân bố thần kinh-mạch (xanh tím đầu chi, chứng khó đi do loạn thần kinh-mạch từng cơn). Bệnh Little và những bệnh não khác kèm theo loạn trương lực cơ là những chỉ định nhi khoa đặc biệt của thuốc này. + Chống chỉ định: 13 Nhạy cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Nhược cơ nặng. Vì thiếu những kết quả nghiên cứu thích hợp, nên chống chỉ định dùng thuốc tiêm Tolperisone chlorhydrate cho trẻ em. Chống chỉ định tương đối: Mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Không nên dùng Tolperisone chlorhydrate trong thời kỳ cho con bú. + Thận trọng lúc dùng: Với các liều thấp hàng ngày, nên dùng Tolperisone chlorhydrate viên nén bao phim 50mg để điều trị cho trẻ em. Lúc có thai và cho con bú: trên động vật, tolperisone không gây quái thai. Ở chuột cống và thỏ, độc tính với phôi xuất hiện sau liều uống 500mg/kg thể trọng và 250mg/kg thể trọng theo thứ tự tương ứng. Tuy nhiên, những liều này cao hơn liều điều trị gấp nhiều lần. Vì không có những dữ liệu lâm sàng thích hợp, không nên dùng Tolperisone chlorhydrate cho người mang thai (đặc biệt trong 3 tháng đầu), trừ khi tác dụng có lợi cho mẹ vượt hẳn bất kỳ độc tính với phôi có thể có. Tương tự, cũng vì không biết tolperisone có được bài tiết qua sữa mẹ hay không, nên không dùng Tolperisone chlorhydrate trong thời kỳ cho con bú. + Tác dụng phụ Nhược cơ, nhức đầu, hạ huyết áp, buồn nôn, nôn, đau bụng. Những tác dụng ngoài ý muốn này thường biến mất khi giảm liều. Hiếm khi xảy ra phản ứng quá mẫn (ngứa, hồng ban, mề đay, phù thần kinh mạch, sốc phản vệ, khó thở). + Liều lượng: Người lớn: Dùng đường uống, liều hàng ngày là 150-450mg, được chia thành 3 phần bằng nhau tùy theo nhu cầu và dung nạp của từng người bệnh. Trẻ em: trẻ em dưới 6 tuổi có thể uống với liều 5mg/kg thể trọng/ngày, những liều này được chia thành 3 phần bằng nhau. Trong nhóm 6-14 tuổi, liều hàng ngày là 2-4mg/kg thể trọng, những liều này được chia thành 3 phần bằng nhau. 14 3. Gabapentin [12] + Chỉ định : Ðộng kinh Ðau thần kinh: Gabapentin được chỉ định điều trị đau thần kinh ở người lớn từ 18 tuổi trở lên. Ðộ an toàn và hiệu quả của gabapentin ở bệnh nhân dưới 18 tuổi chưa được thiết lập. + Chống chỉ định : Gabapentin bị chống chỉ định ở các bệnh nhân quá mẫn cảm với gabapentin hay bất kỳ thành phần nào của thuốc. + Thận trọng lúc dùng : Ảnh hưởng trên khả năng lái xe và vận hành máy: Nên khuyên các bệnh nhân không được lái xe và vận hành các máy có độ nguy hiểm cao cho đến khi biết chắc rằng thuốc này không ảnh hưởng trên khả năng tham gia vào các hoạt động này của họ. Lúc có thai: Không có các nghiên cứu đầy đủ và có kiểm chứng ở các phụ nữ mang thai. Vì các nghiên cứu trên hệ sinh sản của động vật không phải luôn luôn đúng với các đáp ứng trên người. Nên chỉ sử dụng thuốc này trong thời kỳ mang thai khi những lợi ích điều trị mang lại lớn hơn những rủi ro tiềm tàng trên phôi thai. Lúc nuôi con bú: Gabapentin được bài tiết qua sữa người. Ảnh hưởng của gabapentin trên các đứa trẻ đang trong thời kỳ bú sữa mẹ còn chưa được biết. Nên thận trọng khi dùng gabapentin cho các bà mẹ trong thời kỳ cho con bú. Chỉ nên dùng gabapentin ở các bà mẹ trong thời kỳ cho con bú nếu những lợi ích điều trị mang lại lớn hơn một cách rõ ràng so với các nguy cơ. + Tác dụng phụ Toàn thân: Suy nhược, yếu, phù mặt. Hệ tim mạch: Tăng huyết áp. Hệ tiêu hóa: Ðầy hơi, chán ăn, viêm lợi. Hệ máu và bạch huyết: Ban da thường được mô tả như các vết thâm tím gặp phải khi bị chấn thương. 15 Hệ cơ xương: Ðau khớp. Hệ thần kinh: Chóng mặt, tăng vận động, tăng, giảm hay mất các phản xạ, dị cảm, lo âu, cảm giác hận thù. Hệ hô hấp: Viêm phổi. Hệ tiết niệu - sinh dục: Nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Các giác quan đặc biệt: Nhìn bất thường, thường được mô tả như là rối loạn tầm nhìn. + Liều lượng : Trong điều trị đau thần kinh ở người lớn: Liều khởi đầu là 900mg/kg chia làm 3 liều nhỏ bằng nhau và tăng lên nếu cần thiết, tuỳ theo đáp ứng, lên đến liều tối đa 3600mg/ngày. Giảm liều đối vớ bê ânh nhân suy thâ nâ . 1.3.3. Điều trị bằng y học cổ truyền Châm cứu, bấm huyệt [2], [10]. 1.3.4. Các phương pháp vật lý trị liệu Từ nhiều năm nay, ở Việt Nam cũng như ở nước ngoài, các phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng THCSC đã được áp dụng rộng rãi, càng ngày các phương pháp này càng phát triển bởi tác dụng cải thiện các triệu chứng lâm sàng THCSC rất tốt bao gồm: [6], [8]. - Hồng ngoại: Dùng đèn hồng ngoại chiếu 15 - 20 phút/lần/ngày, khoảng cách 50 60cm.Tác dụng sinh lý của hồng ngoại: + Gây nên hiệu ứng nhiệt sinh học do hấp thu của các tổ chức qua cơ chế thần kinh - thể dịch. + Tăng nhiệt độ tại chỗ, tăng ngưỡng cảm giác đau, giảm dẫn truyền cảm giác  giảm đau. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng