Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghĩa...

Tài liệu Nghĩa

.DOCX
18
193
55

Mô tả:

THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP THIẾU VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI DÂN NÔNG THÔN TẠI XÃ PHÙ LƯU, HUYỆN ỨNG HÒA , THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Đề Tài : THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP THIẾU VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI DÂN NÔNG THÔN TẠI XÃ PHÙ LƯU, HUYỆN ỨNG HÒA , THÀNH PHỐ HÀ NỘI PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Sự cấp thiết của đề tài nghiên cứu Ngày nay với sự phát vượt bậc của khoa học kỹ thuật đã không ít tạo ra những sự nhảy vọt về mọi mặt. Đã đưa nhân loại tiến xa hơn. Trong những năm gần đây chúng ta đã đạt được một số thành tựu về khoa học kỹ thuật , dịch vụ , xuất khẩu.... Đằng sau những thành tựu chúng ta đã đạt được, thì cũng có không ít vấn đề mà Đảng và nhà nước ta cần quan tâm như: Tệ nạn xã hội, lạm phát, việc làm và tình trạng thất nghiệp ...Song với hạn chế của bài viết mà chúng ta không thể phân tích kỹ từng vấn đề đang xảy ra trong xã hội như hiện nay được. Nhưng có lẽ điều được quan tâm hàng đầu ở đây có lẽ là vấn đề thất nghiệp , và thiếu việc làm Thất nghiệp,và thiếu việc làm đó là vấn đề cả thế giới cần quan tâm. Bất kỳ một quốc gia nào dù nền kinh tế có phát triển đến đâu đi chăng nữa thì vẫn tồn tại thất nghiệp và thiếu việc làm đó là vấn đề không tránh khỏi chỉ có điều là ở mức độ thấp hay cao mà thôi.Với thời gian không cho phép chính vì thế mà bài viết này chúng ta chỉ đề cập đến tỷ lệ thất nghiệp, và thiếu việc làm ở nông thôn .Thất nghiệp và thiếu việc làm , nó còn kéo theo nhiều vấn đề đằng sau: Sẽ dẫn đến tình trạng làm suy giảm nền kinh tế, sự gia tăng của các tệ nạn xã hội như cờ bạc, trộm cắp,làm sói mòn nếp sống lành mạnh, phá vỡ nhiều mối quan hệ.Tạo ra sự lo lắng cho toàn xã hội . Phù Lưu là một xã nằm ở phía Nam huyện Ứng Hòa cách trung tâm huyện 12 km với nghề chính của người dân là nghề nông. Cùng với sự phát triển của đô thị hóa và công nghiệp hóa nông thôn, diện tích đất nông nghiệp của xã giảm dần, tốc độ tăng của lực lượng lao động hằng năm cao. Do đó mà lao động trong xã thường xuyên thiếu việc làm. Xuất phát từ những thực tế trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Thực trạng thất nghiệp và thiếu việc làm của người dân nông thôn tại xã Phù Lưu, huyện Ứng Hòa ,thành phố Hà Nội. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài dặt ra là: 1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá được thực trạng thất nghiệp và thiếu việc làm của người dân nông thôn tại xã ứng hòa , đề xuất một số giải pháp chủ yếu để giải quyết việc làm, sử dụng lao động một cách đầy đủ và hợp lý. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về thất nghiệp và thiếu việc từ đó làm cơ sở khoa học cho các nghiên cứu của đề tài. - Đánh giá thực trạng thất nghiệp và thiếu việc làm , giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại địa bàn nghiên cứu, làm rõ kết quả đạt được đồng thời nhận định đúng những tồn tại và khó khăn hiện nay. - Đưa ra một số giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn và tăng thu nhập cho người lao động trên địa bàn xã trong thời gian tới. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu - Là lao động của các hộ trong xã. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung : nghiên cứu thực trạng thất nghiệp và thiếu việc làm của người dân nông thôn tại xã Phù Lưu, huyện Ứng Hòa ,thành phố Hà Nội - Phạm vi về thời gian : từ ngày 05-05-2016 đến ngày 15-05-2016 - Phạm vi về không gian: địa bàn xã Phù Lưu, huyện Ứng Hòa, tp Hà Nội 1.4 Phương pháp nghiên cứu 1) Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 2) Phương pháp thu thập số liệu +Thu thập số liệu thứ cấp + Thu thập số liệu sơ cấp 3) Phương pháp điều tra hộ + Phương pháp PRA 3) Phương pháp xử lý số liệu 4) Phương pháp phân tích - Phương pháp thống kê kết hợp với phương pháp so sánh - Phương pháp SWOT 5) Hệ thống các chỉ tiêu 3.2.5.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh nguồn lao động - Tổng số lao động hiện có trong độ tuổi lao động - Số lao động bình quân 1 hộ - Cơ cấu nguồn lao động được biểu hiện bằng số người và tỷ lệ % từng nhóm lao động trong tổng số lao động: Số lao động theo giới tính, theo điều kiện tự nhiên, theo ngành nghề… 3.2.5.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh phân bổ và sử dụng lao động – việc làm - Tổng số lao động hiện có trong độ tuổi lao động - Tổng số lao động từng ngành - Tỷ lệ lao động từng ngành - Tổng số lao động nông nghiệp hiện có trong độ tuổi lao động - Số lao động có việc làm, thiếu việc làm và không có việc làm. II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 2.2.1. Điều kiện tự nhiên -Vị trí địa lý: Xã Phù Lưu có tổng diện tích tự nhiên là 454,71 ha, cách trung tâm huyện Ứng Hòa 12km về phía Nam, có ranh giới hành chính như sau: -Phía Bắc giáo xã Hòa Phú -Phía Nam giáp xã Lưu Hoàng -Phía Đông giáp xã Hòa Lâm và Đội Bình -Phía Tây giáp xã Vạn Kim huyện Mỹ Đức Trong đó: -Đất Nông nghiệp : 326,67 ha -Đất phi nông nghiệp : 128,04 ha -Đất chưa sử dụng không có -Đất ở : 34,68 ha -Địa hình: Là một xã đồng bằng, Phù Lưu có địa hình bằng phẳng, cao dần từ hai phía Đông và Tây, địa hình vàn và vàn thấp cùng với sông Đáy chảy qua địa bàn xã tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp. -Khí hậu: Phù Lưu mang đặc điểm của khí hậu Bắc Bộ, một năm chia thành 4 mùa rõ rệt, có khí hậu nhiệt đới gió mùa. -Nhiệt độ: Cao nhất từ 36-37OC vào tháng 6-tháng 7,nhiệt độ thấp nhất từ 7-9oC tháng 11-tháng 12. Số giờ nắng trung bình năm là 2.602 giờ, nhiệt độ trung bình hàng năm là 25 độ C. -Lượng mưa: Trung bình hàng năm là 1931,1mm, số ngày mưa trung bình trong năm trên địa bàn khoảng 138 ngày. Lượng ưa cao nhất trong năm thường tập trung vào các tháng 7, 8, 9. Có những năm mưa to kéo dài gây ngập úng cục bộ. Lượng mưa thấp nhất trong năm thường vào các tháng hanh khô như tháng 1, 2 thời tiết hanh giá rét dã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp cũng như đời sống dinh hoạt của nhân dân trong xã. -Độ ẩm: Độ ẩm không khí hàng năm của xã khá cao 83-85%, ngay những tháng có mùa khô hạn nhất của mùa hè có gió Tây Nam độ ẩm vẫn thường xuyên trên 70%. -Địa chất, thủy văn: -Địa chất công trình: Nhìn chung xã có nền địa hình, địa chất thủy văn và địa chất công trình tương đối tốt. Nền đất khu vực tương đối ổn định. Các công trình xây dựng ở mức đơn giản mà khả năng chịu tải tương đối theo thời gian. -Thủy văn: Xã Phù Lưu có hệ thống thủy văn rất phong phú. Sông Đáy chảy qua địa bàn xã với chiều rộng trung bình từ 75-200 m, về mùa mưa chiều sâu trung bình là 14,80 m, còn mùa khô từ 5-7 m. Lưu lượng lớn nhất về mùa mưa 798,0 m3/s, nhỏ nhất về mùa khô 1,01 m3/s. Ngoài sông Đáy còn có hệ thống mương máng và hồ vực dày đặc như mương Tây Ninh, mương Chìm mương Nổi, hồ Xuôi, hồ Ngược…Và các thùng đào, ao, hồ, Mạng lưới thủy lợi tương đối chủ động cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và các hoạt động khác. -Gió Bão: Xã Phù Lưu nói riêng và huyện Ứng Hòa nói chung là một trong những vùng có nhiều cơn bão đi qua. Trung bình hàng năm có 4-6 cơn bão đi qua ảnh hưởng trực tiếp đến xã, chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính là Đông Bắc và Tây Nam. 2.2.2. Đặc điểm Kinh tế-Xã hội 2.1.2.1. Tình hình dân số và lao động Dân số và nguồn lao động là hai phạm trù có tính tương đối độc lập với nhau. Quy mô và kết cấu dân số quyết định đến quy mô và cơ cấu của nguồn lao động, dân số đông tỷ lệ nguồn lao động trong dân số lớn và ngược lại. Toàn xã Phù Lưu năm 2013 có 5.907 nhân khẩu, nữ chiếm 3.039 nhân khẩu và nam chiếm 2.868 nhân khẩu; năm 2014 có 6011 nhân khẩu, nữ chiếm 3.101 nhân khẩu và nam chiếm 2.910 nhân khẩu; năm 2015 có 6.077 nhân khẩu, nữ chiếm 3.130 nhân khẩu và nam chiếm 2.947 nhân khẩu. Tốc độ phát triển dân số trung bình của xã không đồng đều qua các năm, năm 2013 dân số của xã có 5.907 người đến năm 2015 dân số xã có 6.077, bình quân năm 2013-2015 tăng 1,38%/năm. Tỷ lệ dân số nam, nữ của xã Phù Lưu không thay đổi nhiều qua các năm. Tính trung bình tỷ trọng nam, nữ chênh nhau khoảng 0,12% nhưng tỷ trọng dân số nữ có xu hướng tăng dần. BẢNG 2.1.2.1: Dự báo lao động năm 2016 tại xã Phù Lưu TT 1 2 3 3.1 3.2 3.3 Hạng mục Tổng dân số toàn xã Phù Lưu Dân số trong độ tuổi lao động Tỷ lệ % so với dân số Phân theo ngành nghề Lao động nông nghiệp Tỷ lệ % so với dân số Lao động công nghiệp, tiểu thủ Đơn vị Hiện trạng Hiện Dự báo tính 2011 trạng 2020 5.567 3.820 68,62% 2016 6.069 4.182 70.00% 6.017 4.212 70.00% 2560 45.99% 750 2.801 35% 819 1.444 24% 1.955 Người Người % công nghiệp và xây dựng Tỷ lệ % so với dân số 13,47% 21,50% 32,50% Lao động dịch vụ thương mại 510 560 812 Tỷ lệ % so với dân số 9,16% 13,50% 13,50% Nguồn: Thống kê phòng lao động xã Phù Lưu 2.1.2.2. Hệ thống y tế-giáo dục Diện tích khuôn viên 2.666 m2, diện tích xây dựng 243 m2. Hiện công trình là 1 dãy nhà mái bằng cấp 4 có 7 phòng. Cơ sở vật chất không đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh cần được tư nâng cấp. Đội ngũ cán bộ có 4 y sĩ và 1 nữ hộ sinh, 1 bác sĩ. Trạm chưa có hệ thống xử lý chất thải y tế rắn và lỏng. Về giáo dực, toàn xã có 2 trường học các cấp, trong đó 1 trường học tiểu học, 1 trường THCS, 1 trung tâm dạy nghề may tại Phù Lưu hạ. Hệ thống giáo dục của xã đang đáp ứng tương đối tốt cho nhu cầu học tập của nhân dân. Với đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất giáo dục như hiện nay đủ số lượng, chất lượng cán bộ quản lý và đội ngũ lao động phục vụ cho sự phát triển trong thời kỳ hội nhập. 2.1.2.3. Cơ sở hạ tầng *Về đường giao thông Xã không có đường liên xã(UBND nằm sát QL21B). Đường trục thôn, liên thông dài 2,22 km mặt đường rộng 5m; đường ngõ xóm tổng chiều dài là 11 km mặt đường rộng 3,5m, đã xuống cấp 8,42 km cần nâng cấp cải tạo, còn lại 2,58% km là đường đất cấp phối xây mới. Giao thông nội đồng có tổng chiều dài 45,14 km là đường đất cấp phối cần xây dựng. Rãnh thoát nước tổng chiều dài là 13,25 km kiên cố hóa 7,4 km trong đó còn tốt 1,2 km còn 6,2 km đã xuống cấp cần nâng cấp cải tạo. Còn lại 5,85 km chưa kiên cố hóa cần làm mới. *Về thủy lợi Tổng diện tích được tưới tiêu toàn xã là 326,67 ha.  Hệ thống trạm bơm: Xã Phù Lưu có tổng 8 trạm bơm với tổng công suất 9000 m3/h đều đã xuống cấp cần nâng cấp cải tạo. Trong đó, trạm bơm sông Đáy thôn PL Thượng có công suất 2000 m3/h, trạm bơm Cầu Ngoài thôn PL Thượng và 5 trạm thuộc thôn PL Hạ đều có công suất 1000 m3/h.  Hệ thống kênh mương tưới tiêu: Toàn xã có 41,8 km kênh mương trong đó có 1,38 km(3,3%) được kiên cố hóa nhưng cũng đã xuống cấp cần nâng cấp cải tạo. Còn lại 40,42 km là mương đất cần được đầu tư xây mới. Số cống nội đồng diện có 602 chiếc, trong đó số còn tốt 75 chiếc. 527 chiếc xuống cấp cần nâng cấp. Để đáp ứng nhu cầu cần xây dựng mới 150 chiếc. Số cống thoát nước đường làng ngõ xóm có 87 chiếc, 15 chiếc còn tốt và 72 chiếc xuống cấp trong đó 40 chiếc đã hỏng cần xây mới, 32 chiếc cần nâng cấp.  Hệ thống lưới điện: Đường dây hạ thế có tổng chiều dài 12,5 km. Ngành điện đã quản lý, trực tiếp bán điện đến 100% hộ dân với thời gian cấp điện 24h/24h trong ngày. Cần xây thêm 3 trạm mới: 1 trạm 400KVA tại thôn Thượng khu trung tâm xã, 1 trạm 500KVA tại khu Đồng Mối thôn Hạ và 1 trạm 500KVA tại thôn Đồng Láng thôn Thượng mới đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân trong xã.  Hệ thống chợ: Phù Lưu có chợ nằm ở thôn Phù Lưu Hạ với diện tích 4337 m2 nhưng hiện nay chợ vẫn chưa được đưa vào hoạt động vì người dân ở xã không đồng tình về chợ mới. Chợ tạm ở Phù Lưu Thượng được người dân sử dụng và họp thường xuyên hàng ngày vì phí chợ tạm không cao, người dân có thể đáp ứng được. Vì vậy, cần điều tra nhu cầu của người dân và hạ thấp phí họp chợ để có sự đồng tình của người dân cũng như tạo điều kiện cho thu nhập của họ. 2.2 Một vài khái niệm về thất nghiệp, và thiếu việc làm 2.2.1) Khái niệm thất nghiệp Theo tổ chức Lao động quốc tế (ILO), “Thất nghiệp là tình trạng tồn tại một số người trong lực lượng lao động muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm ở mức lương thịnh hành”. Định nghĩa thất nghiệp ở Việt nam: “ Thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, có nhu cầu việc làm, đang không có việc làm, đang đi tìm việc làm”. Hội nghị Thống kê Lao động Quốc tế lần thứ tám năm 1954 tại Giơnevơ đưa ra định nghĩa: “Thất nghiệp là người đã qua một độ tuổi xác định mà trong một ngành hoặc một tuần xác định, thuộc những loại sau đây: – Người lao động có thể đi làm nhưng hết hạn hợp đồng hoặc bị tạm ngừng hợp đồng, đang không có việc làm và đang tìm việc làm. – Người lao động có thể đi làm trong một thời gian xác định và đang tìm việc làm có lương mà trước đó chưa hề có việc làm, hoặc vị trí hành nghề cuối cùng trước đó không phải là người làm công ăn lương (ví dụ người sử dụng lao động chẳng hạn) hoặc đã thôi việc. – Người không có việc làm và có thể đi làm ngay và đã có sự chuẩn bị cuối cùng để làm một công việc mới vào một ngày nhất định sau một thời kỳ đã được xác định. – Người phải nghỉ việc tạm thời hoặc không thời hạn mà không có lương. Các định nghĩa tuy có khác nhau về mức độ, giới hạn (tuổi, thời gian mất việc) nhưng đều thống nhất người thất nghiệp ít nhất phải có 3 đặc trưng: o Có khả năng lao động. o Đang không có việc làm o Đang đi tìm việc làm. 2.2.2) Khái niệm về thiếu việc làm Thiếu việc làm : là những việc làm không tạo điều kiện cho người lao động tiến hành nó sử dụng hết quĩ thời gian lao động , mang lại thu nhập cho họ thấp dưới mức lương tối thiểu và người tiến hành việc làm không đầy đủ là người thiếu việc làm . 2.2.3) Đặc điểm của lao động – việc làm nông thôn Lao động nông thôn mang tính thời vụ: sản xuất nông nghiệp luôn chịu sự tác động và bị chi phối mạnh mẽ của các quy luật sinh học và các điều kiện tự nhiên cụ thể của từng vùng, tiểu vùng. Quá trình sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ rất cao, cho nên có thời kỳ cần hoặc cần rất ít lao động song cũng có thời kỳ cần rất nhiều lao động. Do đó, khả năng thu hút lao động trong nông nghiệp, nông thôn là không đều, khác nhau trong từng giai đoạn sản xuất. Đối với ngành trồng trọt việc làm chỉ tập trung chủ yếu vào thời điểm gieo trồng và thu hoạch, thời gian còn lại là rỗi rãi, đó là lao động nông nhàn trong nông thôn. Trong thời kỳ nông nhàn, một bộ phận lao động nông thôn thường chuyển sang làm các công việc phi nông nghiệp hoặc đi sang các địa phương khác hành nghề để tăng thu nhập. Tình trạng thời gian nông nhàn cùng với thu nhập thấp trong sản xuất nông nghiệp là nguyên nhân đầu tiên gây nên hiện tượng di chuyển lao động nông thôn từ vùng này sang vùng khác, từ nông thôn ra thành thị. Lao động nông thôn ít chuyên sâu, trình độ thấp hơn so với trong công nghiệp. Lao động trong nông thôn có việc làm không ổn định và rất đa dạng: hoạt động sản xuất nông nghiệp diễn ra trên phạm vi không gian rộng lớn lại luôn phụ thuộc vào các yếu tố điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ sản xuất. Bởi vậy rủi ro có thể xảy ra đối với họ bất cứ lúc nào. Do đó, mà công việc của người lao động thường không ổn định và rất bấp bênh. Có lúc thì thừa việc làm song có lúc lại thiếu việc làm. Việc làm trong nông nghiệp, nông thôn thường là những việc làm giản đơn, thủ công, ít đòi hỏi tay nghề cao, tư liệu sản xuất chủ yếu là đất đai và tư liệu cầm tay, dễ học hỏi, dễ chia sẻ. Vì vậy, khả năng thu dụng lao động cao, nhưng sản phẩm làm ra chất lượng thấp và mẫu mã thường đơn điệu, năng suất lao động thấp nên thu nhập bình quân của lao động nông thôn nói chung không cao, tỷ lệ đói nghèo ở nông thôn còn khá cao so với khu vực đô thị. Thị trường lao động ở nông thôn thực tế đã có từ lâu nhưng kém phát triển. Hình thức trao đổi sức lao động diễn ra tự phát theo quan hệ truyền thống trong cộng đồng, thiếu một cơ chế điều tiết thống nhất và không được pháp chế hóa. Vì vậy, giá trị công lao động thường được đánh giá theo thỏa thuận dân sự, trực tiếp, việc thanh toán kết hợp với giá trị và hiện vật Với những đặc điểm đặc trưng kể trên đã làm tăng thêm tính trầm trọng của nguồn lao động nông nghiệp với số lượng dồi dào, chất lượng thấp. Tất cả những cái đó không chỉ đặt ra vấn đề khách quan về sự cần thiết phải tạo việc làm cho lao động nông nghiệp. 2.3 THỰC TRẠNG , NGUYÊN NHÂN , GIẢI PHÁP CỦA TÌNH TRẠNG THẤT NGHIỆP VÀ THIẾU VIỆC LÀM A ) Thực trạng 1 ) Thực trạng thiếu việc làm Hiện nay, khu vực nông thôn - đặc biệt là những vùng có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi để làm khu công nghiệp - đang dư thừa lao động lớn. Để tìm kế sinh nhai, lực lượng lao động dôi dư này đã phải lăn lộn khắp nơi tìm kiếm việc làm. Nhưng người nhiều, việc ít cộng với khả năng có hạn, không phải ai cũng có được cơ may và có thu nhập tối thiểu. Bảng 1. Lao động nông thôn thiếu việc làm phân theo nhóm ngành 2013 Chỉ tiêu SL (người) Tổng số Nông nghiệp CN-XD TM-DV 799 699 60 40 2014 SL (người 2015 SL (người) ) 811 833 702 700 64 83 45 50 (Nguồn: Số liệu từ ban thống kê xã) Cùng chung tình trạng với các xã, các tỉnh khác, trong những năm qua, lao động của xã Phù Lưu luôn trong tình trạng thiếu việc làm. Đây là một trong những khó khăn, trở ngại mà cán bộ xã cần giải quyết trong quá trình thực hiện mục tiêu kinh tế do huyện đề ra. Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng rất lớn đến lao động – việc làm ở nông thôn bắt nguồn từ đặc điểm, tính chất của sản xuất nông nghiệp. Nếu như lao động ở trong các nhà máy, xí nghiệp, các công nhân viên chức nhà nước làm việc theo một quỹ thời gian nhất định, có lịch trình, có ngày chủ nhật, ngày lễ, ngày tết… thì lao động ở nông thôn làm việc không có thời gian cụ thể. Điều đó bắt nguồn từ tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp. Xã Phù Lưu hiện nay đang tồn tại một bộ phận đáng kể lao động thiếu việc làm. Bởi lẽ đại bộ phận lao động trong xã sống bằng nghề nông, mà sản xuất nông nghiệp lại phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên. Hơn nữa, diện tích đất canh tác tính bình quân trên đầu người lại thấp, đồng thời diện tích đất lại không tập trung mà còn mang tính chất nhỏ lẻ, manh mún, đất đai không được bồi tụ thêm dinh dưỡng mà ngày càng bạc màu, mất chất, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra một cách chậm chạp, thiếu tính đồng bộ. Nếu phân lao động nông thôn thiếu việc làm của xã theo nhóm ngành thì lao động nông nghiệp chiếm phần lớn. Theo số liệu thống kê từ ban thống kê xã thì năm 2013 toàn xã có 799 lao động thiếu việc làm. Đến năm 2015 tăng lên đến 833. Trong số lao động thiếu việc làm đó thì lao động thiếu việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp lại chiếm tỷ lệ cao. Năm 2013 là 699 người chiếm 87.48%, năm 2014 tỷ lệ này là 86.56% và năm 2015 là 84.03%. Qua 3 năm, tỷ trọng lao động thiếu việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp giảm nhẹ. Ngành CN – XD và TM – DV: lao động thiếu việc làm trong 2 lĩnh vực này tăng lên cả về số lượng và cơ cấu. Trong những năm qua, mặc dù lao động tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp có xu hướng giảm song tỷ lệ thất nghiệp trong lĩnh vực này vẫn ở con số cao. Điều đó gây khó khăn trong cuộc sống của người lao động, do đó không tránh khỏi quá trình di dân từ nông thôn ra thành thị để kiếm việc làm, trang trải cuộc sống hằng ngày. Nếu phân chia tỷ lệ lao động nông thôn theo nhóm tuổi thì ta thấy tập trung chủ yếu vào độ tuổi từ 25 – 35 và 35 – 44. Năm 2013 tỷ lệ này lần lượt là 67.83% và 15.27%; đến năm 2015 tỷ lệ này là 72.84% và 12.24%. Bảng2: Lao động nông thôn thiếu việc làm phân theo nhóm tuổi Diễn giải Tổng 15-24 25-34 35-44 45-54 55-59 60 2013 SL 799 68 542 122 49 18 0 2014 SL 811 64 557 132 37 20 1 2015 SL 833 58 607 102 45 20 1 (Nguồn: Số liệu từ ban thống kê xã) Nhận xét: - Lực lượng lao động trong xã khá dồi dào song tỷ lệ thiếu việc làm cũng ở mức cao. - Lao động trong xã chủ yếu tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp nhưng số lượng người thiếu việc làm trong lĩnh vực này lại chiếm tỷ lệ cao nhất. - Lao động trong xã là lao động trẻ thì tình trạng thiếu việc làm lại tập trung vào nhóm tuổi 25 – 34 và 35 – 44. Vì vậy cần tập trung giải quyết việc làm cho lao động bằng cách chuyển bớt một phần lao động trong lĩnh vực nông nghiệp sang các ngành khác, đặc biệt chú trọng tới độ tuổi của lao động để bố trí việc làm cho phù hợp. Trong những lúc nông nhàn, lao động nông thôn ra thành thị tìm kiếm việc làm là điều dễ nhận thấy. Lao động nông thôn xã Phù Lưu cũng không phải là ngoại lệ. Theo số liệu thu thập được, số lượng lao động ra thành thị làm việc tăng dần qua các năm. Tính chung cho toàn xã năm 2014 có 842 lao động di chuyển ra thành phố làm việc .Ra thành thị, người ta mướn gì thì làm cái đó, ngày có người thuê thì làm, còn không thì nghỉ việc, thời gian và công việc bấp bênh, không ổn định. Đa phần những lao động này tập trung ở hộ trung bình, cận nghèo và nghèo. Họ đi tìm việc để duy trì và nâng cao đời sống. Nhưng những người lao động này chỉ làm những công việc tay chân, cơ bắp, không có trình độ chuyên môn kỹ thuật nên rất khó tìm cho mình một công việc ổn định, có thu nhập tương đối. Một điều nữa nhận thấy từ thực tế là phần lớn lao động di chuyển từ nông thôn ra là nam giới, còn nữ thì rất ít, nếu đi thì chủ yếu là giúp việc cho các gia đình ở thành thị. Bảng điều tra số thời gian làm việc và số thời gian nông nhàn của người dân tại xã Phù Lưu Stt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tên chủ hộ Số thời gian làm việc Số thời gian nông 3 2,2 3 2,5 8 2,3 4,5 3 2,7 8 nhàn 5 5.8 5 5,5 0 5,7 3,5 5 5,3 0 Nguyễn Thị Thái Vũ Văn Cương Ngô Thị Lánh Vũ Văn Tĩnh Nguyễn Văn Sỹ Bùi Văn Minh Nguyễn Văn Sơn Nguyễn Đình Hải Phạm Ngọc Khương Nguyễn Văn Hoàng Từ bảng trên ta thấy được những hộ làm nông nghiệp thì đa số là thiếu việc làm , vì tính chất mùa vụ nên thời gian nông nhàn là khá lớn , vì vậy dẫn đến tình trạng thiếu việc làm cho người dân nông thôn . 2) Thực trạng thất nghiệp - Trong những năm qua, mặc dù lao động của xã Phù Lưu tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp có xu hướng giảm song tỷ lệ thất nghiệp trong lĩnh vực này vẫn ở con số cao. Điều đó gây khó khăn trong cuộc sống của người lao động, do đó không tránh khỏi quá trình di dân từ nông thôn ra thành thị để kiếm việc làm, trang trải cuộc sống hằng ngày. - Nếu phân chia tỷ lệ lao động nông thôn theo nhóm tuổi thì tập trung chủ yếu vào độ tuổi từ 20 – 30. Nhóm tuổi càng cận trên của độ tuổi lao động thì thất nghiệp càng ít. - Số người thất nghiệp của xã năm 2015 là 200 người chủ yếu tập trung vào 2 nhóm đối tượng là sinh viên mới ra trường và người dân bị mất đất do quá trình công nghiệp hóa . Tỷ lệ thất nghiệp ở xã Phù Lưu tương đối cao, đang có xu hướng tăng theo từng năm B) Nguyên nhân - Đặc thù của sản xuất nông nghiệp là mang tính thời vụ, đối tượng của sản xuất nông nghiệp là những cây trồng, vật nuôi, quá trình bảo quản khó khăn, khâu chế biến còn ở mức độ hạn chế, khâu đầu ra gặp khá nhiều khó khăn làm cho người nông dân có sự chán nản, không thật sự thiết tha với đồng ruộng càng làm cho lao động nông nghiệp dôi dư, thiếu việc làm. - Ở Phù Lưu, bình quân diện tích đất nông nghiệp/lao động thấp; hệ số sử dụng đất nông nghiệp thấp: 2 vụ lúa hoặc một vụ lúa một vụ màu, diện tích đất trồng 2 lúa : 1 màu là rất ít. Không có nghề phụ, chỉ bám vào ruộng đất nên lao động nông nghiệp thiếu việc làm trong những lúc nông nhàn là điều dễ thấy - Đất nông nghiệp bị thu hồi chuyển sang xây dựng khu công nghiệp làm cho quỹ đất nông nghiệp giảm xuống. Mất đất nông nghiệp, những gia đình ở ngoài mặt đường, gần khu vực quy hoạch khu du lịch chuyển sang hoạt động dịch vụ, buôn bán nhưng đạt hiệu quả không cao. Một số đi tìm việc nơi khác, còn lại trong tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp - Trình độ lao động thấp , năng suất lao động chưa cao ý thức kỷ luật chưa cao ,lên các doanh nghiệp không tuyển dẫn đến tình trạng thất nghiệp tại địa phương. C) Giải pháp - Huy động mọi nguồn lực của xa để tạo ra môi trường kinh tế phát triển nhanh có khả năng tạo ra nhiều chỗ làm việc mới thường xuyên và liên tục - Phát triển mạnh mẽ các ngành nghề phi nông nghiệp, khôi phục và phát triển ngành nghề truyền thống hướng đầu tư vào phát triển các cây trồng, vật nuôi đem lại giá trị kinh tế cao, có khả năng xuất khẩu, để tăng việc làm lúc nông nhàn và thu nhập cho người dân - Mở các lớp đào tạo nghề , các lớp tập huấn cho người dân để họ có thể tim được các công việc mới , phù hợp với họ - Thâm canh các loại cây trồng để giảm tính mùa vụ - Di chuyển lao động nông nghiệp sang các ngành nghề công nghiệp, dịch vụ, xuất khẩu lao động - Khai thác tiềm năng lao động, đánh giá đúng kinh tế nông thôn nhằm tạo điều kiện sử dụng đầy đủ và hợp lý nguồn lao động, tận dụng tốt nhất quỹ thời gian dư thừa của nông dân. - Giải quyết việc làm kết hợp với đào tạo nguồn nhân lực một cách có hiệu quả. - Giải quyết việc làm kết hợp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH – HĐH - Có thể tổ chức cho người dân đi la động ở nước ngoài cũng là một giải pháp hay 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Qua việc tìm hiểu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn cho thấy tính đặc thù của nông nghiệp, việc làm trong nông nghiệp cũng phụ thuộc nhiều vào những đặc điểm đó, đồng thời. Qua việc tìm hiểu đặc điểm địa bàn nghiên cứu chúng ta thấy được điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã trong thời gian qua. Lao động nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao, - Việc làm chưa đầy đủ. Tỷ lệ thất nghiệp còn cao. Chủ yếu tập trung vào nhóm tuổi 25 – 34 và 35 – 44 tuổi. + Diện tích đất nông nghiệp bình quân/hộ thấp. + Chất lượng lao động thấp, chủ yếu là lao động chưa qua đào tạo + Trên 60% lực lượng lao động tập trung vào ngành nông nghiệp, trong đó phần lớn lại là lao động tham gia trong lĩnh vực trồng trọt. Lao động là một tế bào quan trọng của xã hội, lao động dư thừa và thiếu việc làm diễn ra khá phổ biến không chỉ ở các vùng nông thôn nói chung và xã Phù Lưu nói riêng . Tạo và giải quyết việc làm cho lao động xã hội không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà là trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, các gia đình bản thân người lao động và của toàn xã hội Kiến nghị Giải quyết thất nghiệp và thiếu việc làm ở khu vực nông thôn không chỉ là vấn đề trước mắt mà là vấn đề mang tính chiến lược của toàn xã hội. Để vấn đề này đạt hiệu quả ngày một cao hơn, tôi xin đưa ra một số khuyến nghị sau  Tổ chức tốt công tác đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ hiện thực chương trình giải quyết việc làm các cấp.  Đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ .  Hỗ trợ trực tiếp cho lao động thất nghiệp và thiếu việc làm thông qua các chính sách như hỗ trợ về vay vốn, hỗ trợ đào tạo nghề,  Làm tốt công tác hướng nghiệp và giới thiệu việc làm để người lao động có cơ hội tìm việc làm có mức thu nhập cao hơn.  Chính quyền địa phương cần coi trọng vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn vì đây là vấn đề trọng tâm trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Tài liệu tham khảo 1) http://www.zbook.vn/ebook/nghien-cuu-tinh-hinh-lao-dong-viec-lamtrong-khu-vuc-nong-thon-o-xa-ly-hoc-huyen-vinh-bao-thanh-pho-hai- 2) phong-3605/ http://text.123doc.org/document/3028254-giai-quyet-viec-lam-cho-laodong-khu-vuc-nong-thon-o-ha-noi.htm
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan