Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn tình hình sản xuất giống cá rô đầu vuông ở hậu giang...

Tài liệu Luận văn tình hình sản xuất giống cá rô đầu vuông ở hậu giang

.PDF
33
318
80

Mô tả:

PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Giới thiệu Hiện nay, trong việc đầu tư nuôi trồng thủy sản thì vấn đề mà các hộ dân quan tâm hàng đầu là lựa chọn đối tượng nuôi sao cho phù hợp với nhu cầu thị trường, mang lại giá trị kinh tế. Ngoài các loài cá đã nuôi nhiều năm, thì Cá rô đầu vuông mới được phát hiện trong các năm gần đây. Theo tài liệu của Chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thuỷ sản tỉnh Hậu Giang, cá rô đầu vuông được ông Nguyễn Văn Khải, thuộc ấp 5, xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thuỷ phát hiện đầu tiên năm 2008 với số lượng khoảng 70 con lẫn trong ao nuôi cá rô đồng. Việc nuôi cá rô đầu vuông mang lại lợi nhuận cao do cá rất mau lớn. Trung bình thời gian nuôi 4 tháng đầu có thể đạt trọng lượng 6 con/kg (http://www.khuyennongvn.gov.vn ngày 24/08/2011). Song do lợi nhuận quá lớn mà cá rô đầu vuông mang lại mà nhiều hộ dân đổ xô nuôi một cách ồ ạt, dẫn đến tình trạng không có đầu ra bởi vì thị trường tiêu thụ cá rô đầu vuông chủ yếu là tiêu thụ nội địa (http://www.phunghiep.vn ngày 07/03/2011). Thị trường sản xuất giống vốn nhộn nhịp ban đầu nay đã lắng xuống. Hiện tại, nhiều hộ nuôi bán cả cá giống bố mẹ cho thương lái để đưa ra chợ bán cá thịt. Cá rô đầu vuông giống bố mẹ (loại 600g/con trở lên) trước đây có giá từ 500.000 đồng – 1 triệu đồng/con, nay giá cao nhất – bán cho người làm giống, cũng chỉ khoảng 100.000 đồng/con, nhưng lại khó bán (http://sgtt.vn ngày 25/08/2012). Hay việc một số hộ sản xuất giống ở Hậu Giang đã chuyển sang hoạt động cầm chừng hoặc chuyển sang tìm đối tượng mới. Điều đó cho thấy nguy cơ có thể dẫn đến nghề sản xuất giống cá rô đầu vuông bị mai một, làm giống cá trên bị lai tạp hoặc làm mất giống. Nên cần xây dựng phương án bảo tồn, lưu giữ cá rô đồng đầu vuông tại tỉnh Hậu Giang, bên cạnh đó cũng cần xây dựng một quy trình sản xuất giống có chất lượng cao. Góp phần nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững nghề sản xuất giống cá rô đầu vuông của tỉnh Hậu Giang nói riêng và đồng bằng sông Cửu Long nói chung, đồng thời bảo vệ được nguồn vật liệu di truyền quý cho các chương trình chọn giống cá rô đầu vuông lâu dài. Để góp phần thực hiện được mục tiêu trên thì đề tài “Khảo sát kỹ thuật sản xuất giống cá rô đồng đầu vuông ở Hậu Giang” được thực hiện nhằm tìm hiểu một cách khách quan nguồn gốc cá rô đầu vuông bố mẹ hiện nay và tình hình sản xuất giống cá rô đầu vuông của các hộ dân ở Hậu Giang. 1 1.2 Mục tiêu của đề tài Khảo sát nguồn gốc đàn cá rô đầu vuông bố mẹ, kỹ thuật sản xuất giống và quản lý đàn cá rô đầu vuông bố mẹ ở Hậu Giang nhằm cung cấp những thông tin quan trọng trong việc đánh giá chất lượng và thu thập đàn cá bố mẹ phục vụ công tác bảo tồn dòng cá này. 1.3 Nội dung của đề tài: - Khảo sát kỹ thuật sản xuất giống cá rô đầu vuông. - Điều tra nguồn gốc đàn cá bố mẹ của các hộ dân ở Hậu Giang. - Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong việc sản xuất giống cá rô đầu vuông ở Hậu Giang. 1.4 Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 08/2012 đến tháng 12/2012. 2 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Đặc điểm sinh học của cá rô đồng và cá rô đầu vuông 2.1.1 Hệ thống phân loại Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), cá rô đồng thuộc: Lớp cá xương Osteichthes Bộ cá vược Perciformes Họ Anabantidae Giống Anabas Loài Anabas testudineus (Bloch, 1792) Hình 1 Cá rô đầu vuông Theo http://www.fishbase.org thì họ Anabas có 2 loài là Anabas cobojius (Hamilton, 1822) có tên thường gặp là Gangetic koi phân bố ở Ấn Độ và Anabas testudineus (Bloch, 1792). Cá Rô đồng (Anabas testudineus Bloch, 1792) là loài cá sống trong môi trường nước ngọt ở vùng nhiệt đới. Cá hiện diện trong các thủy vực như ao đìa, đầm lầy, mương vườn và ruộng lúa ở Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993). Cá rô đầu vuông hiện nay chưa được xác định hệ thống phân loại rõ ràng. Nghiên cứu ban đầu của Trần Kiều Lan Phương (2011) về mối quan hệ họ hàng của cá rô đầu vuông và cá rô đồng thường dựa trên trình tự đoạn gen Cytochrome-b cho thấy cá rô thường và cá rô đầu vuông ở cùng thứ hạng phân loại với khoảng cách di truyền là 0,02387 và mức độ tương đồng khá cao là 94%. 3 2.1.2 Đặc điểm hình thái Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) cá rô đồng có thân hình bầu dục, dẹp bên, cứng chắc. Đầu lớn, mõm ngắn. Miệng hơi trên, rộng vừa, rạch miệng xiên kéo dài đến đường thẳng đứng kẻ qua giữa mắt. Theo Trần Kiều Lan Phương (2011) cá rô đồng đầu vuông có thân dài, dẹp bên, cứng chắc và thân hình hơi cong, còn cá rô đồng thường thì thân mình bầu dục. Cá rô đồng đầu vuông có phần đầu to và vuông, mõm ngắn và nhọn còn cá rô đồng thường thì mõm ngắn và hơi bầu. 2.1.3 Đặc điểm sinh trưởng Cá rô đồng có tốc độ sinh trưởng tương đối chậm, sau 6 tháng nuôi cá đạt trọng lượng từ 60 – 100 g/con. Trong điều kiện nhân tạo, cá rô đồng sống được trong bể xi măng, ao ương có diện tích nhỏ, ngoài ra nếu cá ở nơi mát và bề mặt cơ thể được giữ ấm, cá có thể sống được ngoài không khí trong nhiều giờ nhờ có cơ quan hô hấp phụ trên mang sử dụng khí trời, đây là ưu thế trong việc vân chuyển và nuôi với mật độ cao trong ao (http://kcmdanang.org.vn ngày 03/07/2012). Cá rô đầu vuông có ưu điểm lớn nhanh, hệ số tiêu thụ thức ăn thấp, theo kinh nghiệm của các hộ nuôi thì chỉ tốn 1,4 kg thức ăn cho 1 kg cá, trong khi đó nuôi cá rô đồng bình thường tốn đến 2 kg thức ăn. Nuôi cá rô đầu vuông thương phẩm sẽ mang lại lợi nhuận rất cao do đặc điểm cá rất mau lớn. Trung bình thời gian nuôi 4 tháng đầu có thể đạt trọng lượng 6 con/kg. Nếu nuôi kéo dài 7 tháng, trọng lượng cá có thể đạt từ 500-800 g/con. Nhiều cặp cá giống bố mẹ nuôi lâu ngày có thể đạt trọng lượng 900 g/con (http://nongnghiep.vn ngày 02/07/2010). 2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng Cá rô đồng là cá ăn tạp thiên về động vật do cấu tạo ống tiêu hóa ngắn so với chiều dài của thân cá. Cá có răng chắc, sắc. Cá rô đồng có thể ăn cá, tép, tôm, động vật không xương sống, côn trùng bay trong không khí, lúa gạo, hạt cỏ, phân động vật (Dương Nhựt Long, 2003). Cá rô đầu vuông ăn tạp thiên về động vật. Thức ăn cá bao gồm tôm, tép, cá con, sinh vật phù du, động vật không xương sống, các phụ phẩm nông nghiệp như cám, gạo, các phế phẩm nhà máy chế biến thủy sản… Trong nuôi thâm canh, cá sử dụng thức ăn viên với hàm lượng đạm thích hợp (http://thuysan.net ngày 11/07/2011). 4 2.1.5 Đặc điểm sinh sản Mùa vụ sinh sản chủ yếu của cá rô từ tháng 4 – 6. Cá thường để những lúc mưa to (Mai Đình Yên, 1983). Khi đẻ cá thường tìm đến nơi có dòng nước mát, chảy chậm. Sức sinh sản của cá cao khoảng 300.000 đến 700.000 trứng/kg cá cái. Trứng cá rô thành thục thường có màu trắng ngà hoặc màu trắng hơi vàng. Trứng cá rô thuộc loại trứng nổi (Nguyễn Văn Kiểm, 2005). Đối với cá rô đầu vuông thì cá thành thục sau 8 tháng tuổi. Sinh sản tập trung vào mùa mưa, tháng 6-7 và có khả năng sinh sản nhiều lần trong năm (http://thuysan.net ngày 11/07/2011). 2.2. Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá rô Cá rô đồng là một đối tượng thủy sản phổ biến được nuôi nhiều ở các tỉnh vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Do đó, để đảm bảo nguồn giống với chất lượng tốt cung cấp cho các hộ nuôi cá rô với nhiều mô hình khác nhau thì đã có nhiều nghiên cứu về sản xuất giống cá rô đồng đã được tiến hành. Theo Nguyễn Văn Triều và Dương Nhựt Long (2004) cho thấy với điều kiện nuôi lồng đặt trong ao đất và thức ăn có hàm lượng đạm 30%, khẩu phần ăn 2% khối lượng thân hằng ngày và cho ăn 2 lần/ngày thì sau 50 – 60 ngày cá thành thục sinh dục và tham gia sinh sản tốt. Cá sau khi đẻ có thể nuôi tái phát dục tiếp trong lồng với thời gian khoảng 25 – 30 ngày. Các loại kích dục tố là não thùy, HCG và LHRHa đều có thể sử dụng để kích thích sinh sản nhân tạo cá rô đồng với các mức nồng độ như Não thùy: 8 mg/kg; HCG: 3000 UI/kg và LHRHa: 50 µg/kg. Theo Lê Hoàng Quý (2011) trong việc thực nghiệm kích thích sinh sản cá rô đầu vuông thì liều lượng kích dục tố thích hợp là: Liều lượng LHRHa + DOM (120µg + 5mg DOM) sử dụng cho sinh sản cá rô đầu vuông tốt nhất cho tỷ lệ đẻ 100%, sức sinh sản 161.200 trứng/kg, tỷ lệ thụ tinh 94%, tỷ lệ nở 97.4%. Liều lượng kích thích tố não thùy 7 mg sử dụng tốt nhất cho tỷ lệ đẻ 100%, sức sinh sản 280.879 trứng/kg, tỷ lệ thụ tinh 94%, tỷ lệ nở 91.1%. Liều lượng kích thích tố HCG sử dụng tốt nhất là 4000 UI/kg cá cái cho tỷ lệ đẻ 100%, sức sinh sản 376487 trứng/kg, tỷ lệ thụ tinh cao 86%, tỷ lệ nở 96%. 5 2.3 Tổng quan về tỉnh Hậu Giang Vị trí địa lý: Diện tích tự nhiên là 160.058,69 ha, chiếm khoảng 4% diện tích vùng ĐBSCL và chiếm khoảng 0,4% tổng diện tích tự nhiên nước Việt Nam. Tỉnh Hậu Giang có một hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài khoảng 2.300km. Mật độ sông rạch khá lớn 1,5 km/km, vùng ven sông Hậu thuộc huyện Châu Thành lên đến 2 km/km. Do điều kiện địa lý của vùng, chế độ thuỷ văn của tỉnh Hậu Giang vừa chịu ảnh hưởng của chế độ nguồn nước sông Hậu, vừa chịu ảnh hưởng chế độ triều biển Đông, biển Tây và chế độ mưa nội tỉnh. Nhiệt độ trung bình là 270C không có sự trên lệch quá lớn qua các năm. Tháng có nhiệt độ cao nhất (350C) là tháng 4 và thấp nhất vào tháng 12 (20,30C). Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm, chiếm từ 92 - 97% lượng mưa cả năm. Lượng mưa ở Hậu Giang thuộc loại trung bình, khoảng 1800 mm/năm, lượng mưa cao nhất vào khoảng tháng 9 (250,1mm). Ẩm độ tương đối trung bình trong năm phân hoá theo mùa một cách rõ rệt, chênh lệch độ ẩm trung bình giữa tháng ẩm nhất và tháng ít ẩm nhất khoảng 11%. Độ ẩm trung bình thấp nhất vào khoảng tháng 3 và 4 (77%) và giá trị độ ẩm trung bình trong năm là 82%. Hoạt động kinh tế - xã hội: Năm 2011, tốc độ tăng trưởng kinh tế là 14,12%. Giá trị sản xuất tăng 18,37%. Trong đó: nông - lâm - ngư nghiệp tăng 7,2%, công nghiệp - xây dựng tăng 22,1%, thương mại - dịch vụ tăng 21,79%. Thu nhập bình quân đầu người 19,66 triệu đồng/người/năm, tăng 22,92% so với cùng kỳ, quy tương đương 942 USD/người/năm. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tương đối tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp xây dựng, dịch vụ trong cơ cấu tăng trưởng kinh tế (http://www.haugiang.gov.vn ngày 08/02/2012). Trong năm 2010, tỉnh Hậu Giang có 6,446 ha diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản trong đó có diện tích lớn nhất lần lượt là các huyện Phụng Hiệp (3.516 ha), Long Mỹ (1.078 ha), Châu Thành A (815 ha) và Vị Thủy (475 ha) (Niên giám thống kê tỉnh Hậu Giang, 2010). Tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng năm 2010 đạt 44.430 tấn. Trong đó, Huyện Phụng Hiệp có sản lượng cá nuôi lớn nhất với 12,242 tấn trong năm 2010 theo sau đó mà các huyện Long Mỹ và Vị Thủy (Sổ tay niên giám thống kê tỉnh Hậu Giang 2010). 6 2.4 Tình hình sản xuất giống và nuôi cá rô đầu vuông ở Hậu Giang Tình hình nuôi cá rô ở Hậu Giang: Nếu như vào thời điểm năm 2004, diện tích thả cá rô toàn tỉnh chỉ 31ha, thì đến năm 2009 đã tăng lên 306ha, bình quân tăng 164,5%/năm giai đoạn 2004 - 2009. Đến năm 2010, diện tích thả nuôi cá rô toàn tỉnh lên đến 393,76ha, tăng 12,7 lần so với năm 2004 và tăng 1,29 lần so với năm 2009, vượt 35,5% so với quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản năm 2010 là 290ha. Theo số liệu thống kê của ngành nông nghiệp Hậu Giang, diện tích nuôi cá rô tại thời điểm cuối tháng 8 - 2011 là 274ha, tập trung chủ yếu ở các huyện Long Mỹ, Vị Thủy và Phụng Hiệp. Theo Chi cục Thủy sản Hậu Giang, thời gian qua, tình hình sản xuất cá rô trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn, sản lượng nuôi tồn đọng nhiều. Nguyên nhân do thời điểm trước khi cá rô đầu vuông xuất hiện, diện tích nuôi và sản lượng tương đối ổn định. Theo Sở NN & PTNT Hậu Giang thì nhiều nông dân đã chuyển sang nuôi cá rô đầu vuông với diện tích lớn, do có quá nhiều người đổ xô nuôi, trong khi chưa tìm được đầu ra ổn định làm cho cá rô đầu vuông thời gian qua bị rớt giá. Khi giá cá giảm bất ngờ, đa phần người dân bán cá phải chịu cảnh thua lỗ, thậm chí có hộ lỗ đến hàng chục triệu đồng/vụ nuôi (http://www.baohaugiang.com.vn ngày 12/09/2011). 7 PHẦN 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Vật liệu nghiên cứu Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thời gian thực hiện: 08/2012 đến 12/2012. Địa điểm nghiên cứu: Tại các hộ sản xuất giống cá rô đầu vuông thuộc các huyện Vị Thủy, Long Mỹ, Phụng Hiệp, Châu Thành tỉnh Hậu Giang. Đối tượng nghiên cứu: Thu thập thông tin từ các cơ quan ban ngành có liên quan đến thủy sản ở địa phương; điều tra, phỏng vấn các hộ sản xuất giống cá rô đầu vuông Vật liệu sử dụng trong nghiên cứu: Phiếu phỏng vấn được thiết kế sẵn. Hình 2 Địa bàn thực hiện nghiên cứu 8 3.2 Phương pháp nghiên cứu Số liệu thứ cấp: Các số liệu thứ cấp được thu thập từ Sở NN & PTNN tỉnh Hậu Giang và các trạm khuyến nông – khuyến ngư của các huyện Châu Thành, Phụng Hiệp, Long Mỹ và Vị Thủy. Tổng hợp được từ các báo cáo của các cơ quan ban ngành ở địa bàn nghiên cứu về các điều kiện kinh tế - xã hội, tình hình của ngành nuôi trồng thủy sản. Các nghiên cứu có liên quan đã được thực hiện và trên các báo, tạp chí thủy sản, các website,… Số liệu sơ cấp: phỏng vấn ngẫu nhiên 30 hộ sản xuất giống cá rô đầu vuông tại các huyện Châu Thành, Phụng Hiệp, Long Mỹ và Vị Thủy. Trong đó, huyện Châu Thành thu 2 hộ, Phụng Hiệp thu 9 hộ, Long Mỹ thu 6 hộ và Vị Thủy thu 13 hộ. Danh sách các biến chủ yếu trong biểu mẫu phỏng vấn: Thông tin về nông hộ  Thông tin về chủ hộ.  Thông tin về nuôi thủy sản ở nông hộ.  Về nguồn gốc đàn cá bố mẹ.  Số lượng, thành phần đàn cá bố mẹ hiện nay.  Nguồn gốc đàn cá bố mẹ ban đầu.  Kế hoạch bổ sung, phát triển đàn cá bố mẹ hiện tại. Nuôi vỗ cá bố mẹ  Diện tích, mật độ, tỷ lệ đực/cái khi nuôi vỗ cá bố mẹ.  Loại thức ăn, số lần cho ăn và lượng cho ăn.  Thuốc và hóa chất thường dùng.  Tỷ lệ hao hụt, các bệnh thường gặp trong quá trình nuôi vỗ. Kỹ thuật sinh sản nhân tạo  Mùa vụ, tuổi, cỡ cá cho sinh sản.  Kích dục tố sử dụng.  Cách ấp trứng.  Các tỷ lệ: nở, thụ tinh và sức sinh sản. 9 Về mặt kinh tế  Chi phí đầu tư.  Chi phí sản xuất.  Giá thành sản phẩm.  Lợi nhuận. 3.3 Phương pháp thu thập, tính toán và xử lý số liệu Số liệu được thu bằng cách phỏng vấn trực tiếp các hộ đang sản xuất giống cá rô đầu vuông trên địa bàn nghiên cứu. Sau đó, được ghi nhận trên mẫu phiếu điều tra chuẩn bị sẵn. Số liệu sẽ được kiểm tra, mã hóa trước khi xử lý. Sau khi mã hóa xong được kiểm tra lại và tính toán các chỉ tiêu cần thiết trước khi tiến hành xử lý thống kê. Các phương pháp phân tích: Thống kê mô tả: cung cấp cỡ mẫu, giá trị trung bình, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất, độ lệch chuẩn,... Phương pháp xử lí số liệu: sử dụng phần mềm Excel 2003 để sử lý số liệu và Word 2003 để viết bài. 10 PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Thông tin về hộ nuôi 4.1.1 Thông tin chung Kinh nghiệm sản xuất là yếu tố có ảnh hưởng rất quan trọng trong việc sản xuất của người nuôi. Theo kết quả khảo sát lực lượng tham gia sản xuất giống cá rô đầu vuông ở Hậu Giang đa số đều đã từng có kinh nghiệm sản xuất cá rô đồng trước đây. Trong tổng số 30 hộ thì đã có 19 hộ là đã từng có kinh nghiệm SXG cá rô đồng trung bình là 6,6±5,0 năm. Như vậy, các hộ đều đã có kinh nghiệm khá lâu trong việc nuôi cá rô đồng đây là điều kiện tạo nền tảng tốt cho việc phát triển đối tượng mới là cá rô đầu vuông. Bên cạnh đó, các hộ dân có số năm kinh nghiệm trong việc sản xuất giống cá rô đầu vuông trung bình là 2,6±0,8 năm, dao động trong khoảng từ 1 4 năm. Như vậy, các hộ sản xuất giống đã có khá nhiều kinh nghiệm trong việc sản xuất đối tượng mới. Trong đó số kinh nghiệm 2 năm chiếm cao nhất là 43,3%, 1 năm chiếm thấp nhất là 3,3%. Số năm kinh nghiệm của các hộ dân đã cho thấy cá rô đầu vuông là đối tượng cũng còn khá mới, nhưng khi được phát hiện tới nay các hộ cũng đã chuyển dần sang sản xuất đối tượng này. 13.3% 3.3% 1 năm 2 năm 43.3% 3 năm 4 năm 40.0% Hình 3 Tỷ lệ số năm kinh nghiệm sản xuất cá rô đầu vuông của nông hộ 11 4.1.2 Nguồn thông tin kỹ thuật Các hộ SXG có nhiều cách tiếp cận đến các thông tin kinh tế - kỹ thuật khác nhau, nhằm góp phần tăng vốn hiểu biết về đối tượng mới, giảm giá thành và nâng cao hiệu quả kinh tế khi sản xuất. Qua khảo sát, các hộ nuôi cho thấy số hộ được tìm hiểu thông qua các lớp tập huấn ngắn hạn chiếm đa số với 43,3%, sau đó là các hộ tự tìm tòi học hỏi từ các hộ xung quanh với 26,6%, rồi đến số hộ học hỏi từ các trại sản xuất giống đã có kinh nghiệm chiếm 20,0%. Cho thấy các cơ quan chức năng địa phương thường xuyên mở các lớp tập huấn nhằm chuyển giao kỹ thuật giúp người dân tiếp thu được các kỹ thuật mới, tìm hiểu thông về đối tượng. Như vậy, các hộ nông dân cũng rất quan tâm về đối tượng mới nên đã chủ động đi tìm nguồn thông tin kỹ thuật để tự phục vụ cho sản xuất. 4.1.3 Lao động tham gia Tuy cá rô đầu vuông là đối tượng mới được đa số hộ sản xuất với diện tích nhỏ nên số lao động trung bình là 2,6±1,9 người trên 1 hộ sản xuất giống. Bên cạnh đó cũng có 1 số cơ sở được đầu tư quy mô số lao động cao nhất lên đến 10 người, và 1 số hộ sản xuất nhỏ lẻ nên chỉ có 1 người. Việc sử dụng lao động gia đình là chủ yếu. Số lao động trong gia đình được sử dụng dao động từ 1 - 6 người. Góp phần giảm chi phí nhân công, tạo công ăn việc làm cho lao động nhàn rỗi tại gia đình và góp phần tăng thu nhập. 4.1.4 Diện tích sản xuất Do đa số hộ sản xuất giống thương mại kết hợp với nuôi thâm canh nên diện tích sản xuất dao động rất lớn trung bình từ 0,5±1,0ha. Hộ có diện tích lớn nhất lên đến khoảng 56,0ha và thấp nhất là 0,2ha, cho thấy quy mô đầu tư rất khác nhau giữa các hộ sản xuất giống. Trong tổng số hộ được khảo sát có 7 hộ đầu tư hệ thống bể ấp trứng chiếm 23,3% tổng số hộ sản xuất giống. Thể tích của bể ấp trung bình là 5,9±6,1m3. Bảng 1 Thông tin tổng quát về các cơ sở sản xuất giống cá rô đầu vuông Chỉ tiêu Kinh nghiệm SXG cá rô đồng (năm) Kinh nghiệm SXG cá rô đầu vuông (năm) Tổng số lao động (người) Lao động gia đình (người) Diện tích sản xuất (ha) 12 Số mẫu 19 30 30 30 30 Trung bình±ĐLC 6,6±5,0 2,6±0,8 2,6±1,9 2,3±1,3 0,5±1,0 4.2 Nguồn gốc đàn cá bố mẹ 4.2.1 Số lượng đàn cá bố mẹ hiện nay Lượng cá bố mẹ phục vụ cho việc SXG tại các nông hộ hiện nay còn lưu trữ trung bình là 413,6±612,2kg. Các cơ sản xuất lớn có lượng cá bố mẹ hiện nay lên đến 2 tấn. Điều này cho thấy trữ lượng đàn cá bố mẹ còn lưu giữ tại các hộ còn khá lớn. Có thể phục vụ cho nhu cầu con giống khi cần thiết với lượng lớn. 4.2.2 Nguồn gốc và cách quản lí đàn cá bố mẹ hiện nay Nguồn cá bố mẹ hiện nay của các hộ SXG đã khảo sát đa số được mua về từ các hộ Nguyễn Văn Khải, Nguyễn Hùng Anh, Trương Phú Quốc, Đinh Ngọc Ẩn (xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy). Trong đó, hộ ông Nguyễn Văn Khải là người phát hiện đầu tiên cá rô đầu vuông lẫn trong cá rô đồng, đã giữ lại để nhân giống. Nhờ vậy, mà cá rô đầu vuông được phát hiện và sản xuất đại trà như hiện nay. Đàn cá bố mẹ mua về lúc ban đầu có 3 hộ (10,3%) ở giai đoạn trứng; 6 hộ (20,7%) mua về ở giai đoạn cá giống; 8 hộ (27,6%) mua về ở giai đoạn cá thịt với kích cỡ 7,1±2,6 con/kg; 12 hộ (41,4%) mua về ở giai đoạn cá bố mẹ đang sẵn sàng cho đẻ với kích cỡ 3,3±1,2 con/kg. 10.3% 20.7% 41.4% trứng cá giống cá thịt cá bố mẹ 27.6% Hình 4 Tỷ lệ giai đoạn cá bố mẹ mua từ ban đầu Với tỉ lệ đực:cái của đàn cá bố mẹ ban đầu là 1:2 chiếm 15,8% và tỉ lệ 1:1 là 84,2%. Thời gian nuôi tái phát của đàn cá bố mẹ hiện nay trung bình là 60,8±30,0 ngày dao động từ 30 - 150 ngày sau khi đẻ lần 1 thì có thể tiếp tục cho sinh sản lần 2. Trong đó, có 16 hộ (chiếm 53,3%) cho nuôi riêng giữa cá cho sinh sản và chưa sinh sản, có 14 hộ (46,7%) thả cá chung trở lại với cá chưa cho sinh sản để tiếp tục nuôi vỗ. Qua đó cho thấy kỹ thuật quản lý cá bố mẹ hiện nay ở một số hộ còn chưa 13 được coi trọng. Khó nhận biết giữa cá đã cho sinh sản và chưa sinh sản để lựa chọn cá bố mẹ tốt nhất cho việc SXG. Có thể dẫn đến 1 số cặp cá bố mẹ sẽ được cho sinh sản lại nhiều lần. Cá bố mẹ sau khi cho sinh sản thì có 63,3% hộ bán cá thịt; 10,0% bán làm cá bố mẹ cho những hộ khác; 27,7% thả về với môi trường tự nhiên. Cho thấy nhận thức về bảo vệ nguồn cá bố mẹ chưa cao việc bán cá bố mẹ như cá thịt có thể gây ảnh hưởng cho người sử dụng do có thể còn tồn lưu hóa chất hay kích dục tố, việc thả cá bố mẹ đã cho sinh sản về tự nhiên dễ gây lai tạp với các giống cá ngoài tự nhiên làm mất giống ảnh hưởng đến chất lượng cá sau này. Bảng 2 Thông tin và cách quản lý đàn cá bố mẹ ban đầu Chỉ tiêu Đàn cá bố mẹ mua về ban đầu ở giai đoạn Trứng Cá giống Cá thịt Cá bố mẹ Cá đã cho sinh sản và chưa cho sinh sản Được thả riêng Được thả chung Cá bố mẹ sau khi cho sinh sản Bán cá thịt Làm cá bố mẹ Thả Số mẫu 29 3 6 8 12 30 16 14 30 19 3 8 Tỉ lệ (%) 10,3% 20,7% 27,6% 41,4% 53,3% 46,7% 63,3% 10,0% 26,7% 4.3 Kế hoạch phát triển đàn cá bố mẹ hiện tại Đa số các hộ đã khảo sát đều vừa nuôi dưỡng cá bố mẹ để sản xuất cá giống khi có yêu cầu vừa nuôi dưỡng để phục vụ nhu cầu con giống để nuôi thịt trong gia đình. Trong việc bổ sung đàn cá bố mẹ thì có 13,8% trong tổng số hộ là mua cá bố mẹ từ hộ khác để tránh trường hợp cận huyết có nguy cơ dẫn đến suy giảm chất lượng đàn cá bố mẹ. Và 88,9% hộ còn lại tuyển mới cá bố mẹ từ chính ao nuôi thịt của nông trại. Giúp giảm chi phí, dễ dàng lựa chọn cá bố mẹ có chất lượng, nguồn gốc rõ ràng nhưng nguy cơ bị trùng huyết cũng cao hơn khi tuyển từ chính ao nuôi thịt. Lượng cá bố mẹ được tuyển từ ao nuôi thịt trung bình vào khoảng 182,8±201,4kg. Đủ đảm bảo số lượng đàn cá bố mẹ phục vụ sản xuất giống tại nông hộ trong thời gian dài. Cá bố mẹ sau khi tuyển đa số các hộ (66,4%) sẽ được thả 14 nuôi chung với đàn cá bố mẹ cũ, số hộ còn lại (33,4%) thả nuôi riêng với đàn cá bố mẹ ban đầu. Có 9 hộ (31,3%) bổ sung đàn cá bố mẹ do tỉ lệ đẻ của đàn cá ban đầu giảm, cá mang trứng chậm hoặc không lên trứng dễ gây tăng chi phí chăm sóc; 11 hộ (37,9%) bổ sung vì sức sinh sản của đàn cá bố mẹ bị suy giảm; 4 hộ (13,8%) bổ sung vì thấy chất lượng trứng và tinh của cá bố mẹ đã giảm; 5 hộ (17,2%) do chất lượng ấu trùng và cá con giảm. Sức sinh sản của đàn cá bố mẹ hiện nay theo các hộ vào khoảng 315.625,0±207.423,6 trứng/kg cá cái. Cho thấy, sức sinh sản của cá rô đầu vuông khá cao. Theo nhận xét của các hộ sản xuất thì có 23,3% số hộ cho rằng sức sinh sản của cá bố mẹ lần sau cao hơn lần trước, 46,7% thấy sức sinh sản giảm sau mỗi lần cho cá bố mẹ sinh sản; 20,0% số hộ thì thấy sức sản vẫn không thay đổi nhiều giữa các lần cho cá bố mẹ sinh sản, các hộ còn lại thì không biết là có sự thay đổi hay không. Bảng 3 Cách bổ sung và quản lý đàn cá bố mẹ hiện nay Chỉ tiêu Bổ sung đàn cá bố mẹ Mua từ hộ khác Tuyển từ ao nuôi thịt Nguyên nhân bổ sung Tỉ lệ đẻ đàn cá ban đầu giảm Sức sinh sản của đàn cá ban đầu giảm Chất lượng trứng và tinh giảm Chất lượng ấu trùng và cá con giảm Sức sinh sản qua các lần đẻ Tăng Giảm Không thay đổi Không biết 15 Số mẫu 29 4 25 29 9 11 4 5 30 7 14 6 4 Tỉ lệ (%) 13,8 86,2 31,3 37,9 13,8 17,0 23,3 46,7 20,0 10,0 4.4 Nuôi vỗ cá bố mẹ Ao/giai nuôi vỗ cá bố mẹ có kích thước từ 3 - 2000m2 trung bình 220,9m2 với độ sâu 1,2±0,4m. Đa số các hộ có cho sên vét ao 1 lần/năm. Hóa chất cải tạo thường là vôi với liều lượng từ 20 - 100 kg/1000m2, muối với liều lượng từ 10 - 100 kg/1000m2, bên cạnh đó còn sử dụng thêm chlorine và men vi sinh khi cải tạo. Mật độ thả nuôi cá bố mẹ trung bình là 33,1 con/m2 với mật độ này đảm bảo cho việc chăm sóc cá bộ mẹ. Thức ăn sử dụng khi nuôi vỗ là thức ăn công nghiệp dạng viên nổi. Loại thức ăn được sử dụng nhiều nhất là Tongwei, tomboy, cargill, CP,... Với độ đạm trung bình là 30%. Để đảm bảo sự lên trứng của đàn cá bố mẹ, trung bình các hộ thay thay nước 8,4 lần/ tháng với lượng thay là 58,9±28,5% thể thích ao nuôi vỗ cá bố mẹ. Trong quá trình nuôi vỗ cá bố mẹ cũng hay gặp 1 số bệnh thường gặp như xuất huyết, đường ruột, đen thân, nấm nhớt hay phồng đuôi,... Trong quá trình nuôi vỗ có xảy ra hao hụt trong lúc nuôi vỗ lần đầu. Trong đó có 52,2% số hộ cho rằng hao hụt chủ yếu do bệnh tỉ lệ hao hụt là 23,9±22,7%. Còn số hộ còn lại hao hụt ít chỉ khoảng 11,5% là do chết rải rác không rõ nguyên nhân. Hao hụt do nuôi vỗ tái phát chủ yếu là do sử dụng kích thích tố với tỉ lệ hao hụt có thể lên đến 20,5%. Bảng 4 Một số thông tin về nuôi vỗ cá bố mẹ Chỉ tiêu Diện tích ao/giai muôi vỗ (m2) Độ sâu ao (m) Mật độ nuôi (con/m2) Số lần thay nước (lần/tháng) Số mẫu 30 30 20 17 16 Trung bình±ĐLC 220,9±453,9 1,2±0,4 33,1±29,9 8,4±10,6 4.5 Kỹ thuật sinh sản nhân tạo Cá rô đầu vuông bố mẹ có thể cho sinh sản tốt quanh năm. Một số hộ cho biết vào tháng 9 - 11 âm lịch thì cá có biểu hiện chậm lên trứng, tỉ lệ sinh sản giảm. Do lúc này thời tiết bắt đầu lạnh, hạn chế cho cá sinh sản vào các tháng này. Tuổi cá bố mẹ cho sinh sản thường là 9,7 tháng ở giai đoạn này cá đã đạt được kích cỡ mong muốn và có tỉ lệ mang trứng tốt. Tốt nhất là nên chọn cá bố mẹ trên 10 tháng và không nên chọn cá dưới 8 tháng do chưa đủ kích cỡ mà độ thành thục chưa cao. Khoảng 2/3 số hộ chỉ giữ cho cá đẻ trong 1 năm. Vì sau đó chất lượng giống và sức sinh sản có vẻ như giảm, ảnh hưởng đến chất lượng con giống và làm tăng chi phí sản xuất. Do đó, cần tuyển cá bộ mẹ mới bổ sung đảm bảo nguồn cá bố mẹ tốt phục vụ cho sản xuất. Cá bố mẹ cho đẻ được lựa chọn có trọng lượng từ 200 - 500 g/con. Kích cỡ đủ lớn và tỷ lệ mang trứng cao. Đa số các hộ chỉ sử dụng 1 loại kích thích tố là LHRHa và chỉ tiêm 1 liều duy nhất. Cá cho sinh sản được tiêm theo cặp. Thể tích bể ấp trứng từ 0.25 đến 11m3 và được lắp đặt hệ thống sục khí. Tỉ lệ cá đẻ trung bình là 90,1%. Tỉ lệ cá nở trung bình là 62,5%. Cá bột sau 2 - 5 ngày sẽ được thả xuống ao ương. Sau khi cá hết noãn hoàn và bắt đầu ăn ngoài. Trong đó, có 10,5% hộ thả cá sau 2 ngày; 47,4% hộ thả cá sau 3 ngày; 26,3% thả cá sau 4 ngày và 15,8% hộ thả sau 5 ngày. Tùy theo yêu cầu của khách hàng mà các hộ sản xuất giống có thể xuất trứng, cá bột hay cá giống. 4.6 Thuận lợi và khó khăn trong sản xuất giống cá rô đầu vuông Những thuận lợi đối với các hộ sản xuất giống đầu tiên là kỹ thuật sản xuất đã ổn định, đa số các hộ sản xuất giống đều nắm rõ quy trình và có kinh nghiệm. Chất lượng đàn cá bố mẹ hiện nay chấp nhận được với sức sinh sản cao, chất lượng con giống sản xuất ra được đánh giá là tốt và ổn định. Và có nguồn vốn tự có từ gia đình với chi phí sản xuất thấp. Bên cạnh đó cũng có một số khó khăn cơ bản như 50% số hộ nhận thấy xu hướng phát triển của sản xuất giống cá rô đầu vuông đang suy giảm; có 56,7% hộ sản xuất cho rằng khó khăn lớn nhất hiện nay vẫn là không có (hoặc rất nhỏ) thị trường tiêu thụ con giống. Một số hộ cho biết có ý định giảm quy mô sản xuất. Các 17 hộ (66,7%) nhận thấy rằng việc cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất giống có vẻ giảm do không tìm được nguồn tiêu thụ sau khi sản xuất dẫn đến 1 số hộ ngừng sản xuất hay chuyển sang đối tượng khác. Việc quản lí bệnh ngày càng khó khăn và khó xử lí đối với 67,9% hộ do hiểu biết về các bệnh và phòng trị còn hạn chế. 18 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1 Kết luận Qua khảo sát cho thấy các hộ nuôi tìm hiểu được từ các lớp tập huấn ngắn hạn chiếm đa số với 43,3% sau đó là các hộ tự tìm tòi học hỏi từ các hộ xung quanh với 26,6% rồi đến số hộ học hỏi từ các trại SXG đã có kinh nghiệm chiếm 20,0%. Diện tích sản xuất của các hộ cũng dao động rất lớn trung bình từ 0,5±0,1ha. Đàn cá bố mẹ mua về lúc ban đầu có 3 hộ (10,3%) ở giai đoạn trứng; 6 hộ (20,7%) mua về ở giai đoạn cá giống; 8 hộ (27,6%) mua về ở giai đoạn cá thịt với kích cỡ 7,1±2,6 con/kg; 12 hộ (41,4%) mua về ở giai đoạn cá bố mẹ đang sẵn sàng cho đẻ với kích cỡ 3,3±1,2 con/kg. Trong việc bổ sung đàn cá bố mẹ thì có 13,8% trong tổng số hộ là mua cá bố mẹ từ hộ khác để tránh trường hợp cận huyết có nguy cơ dẫn đến suy giảm chất lượng đàn cá bố mẹ. Và 88,9% hộ còn lại tuyển mới cá bố mẹ từ chính ao nuôi thịt của nông trại. Ao/giai nuôi vỗ cá bố mẹ có kích thước từ 3 - 2000m2 trung bình 220,9m2 với độ sâu 1,2±0,4m. Đa số các số cho sên vét ao 1 lần/năm. Hóa chất cải tạo thường là vôi với liều lượng từ 20 - 100 kg/1000m2, muối với liều lượng từ 10 - 100 kg/1000m2, bên cạnh đó còn sử dụng thêm chlorine và men vi sinh khi cải tạo. Mật độ thả nuôi cá bố mẹ trung bình là 33,1 con/m2 với mật độ này đảm bảo cho việc chăm sóc cá bộ mẹ. Thức ăn sử dụng khi nuôi vỗ là thức ăn công nghiệp dạng viên nổi chứa 30% đạm. Loại thức ăn được sử dụng nhiều nhất là Tongwei, tomboy, cargill và CP,... 19 5.2 Đề xuất Cần quản lý tốt đàn cá rô đầu vuông bố mẹ hiện nay để bảo tồn nguồn gen quý, tránh bị lai tạp. Phục vụ nghiên cứu, nhu cầu sản xuất giống lâu dài. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng