Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Y tế - Sức khỏe Y học KHẢO SÁT THỜI GIAN VÀ CHI PHÍ KHÁM BỆNH BHYT TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THỐNG NHẤT N...

Tài liệu KHẢO SÁT THỜI GIAN VÀ CHI PHÍ KHÁM BỆNH BHYT TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THỐNG NHẤT NĂM 2013

.PDF
12
608
72

Mô tả:

1 KHẢO SÁT THỜI GIAN VÀ CHI PHÍ KHÁM BỆNH BHYT TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THỐNG NHẤT NĂM 2013 TRẦN THỊ QUỲNH HƯƠNG ĐỖ MINH QUANG và cs Chương 1. TỔNG QUAN 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Vấn đề nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, giảm thời gian chờ khám bệnh là vấn đề quan trọng của tất cả các cơ sở khám chữa bệnh. Giảm thời gian chờ khám bệnh bao gồm: thời gian đăng ký, khám bệnh, đóng viện phí, thực hiện cận lâm sàng, ra toa thuốc, nhận thuốc là tiêu chí có ý nghĩa đối với người bệnh, đặc biệt là người bệnh có BHYT. Để nâng cao chất lương khám bệnh và giảm thời gian chờ đợi trong thời gian qua, Bệnh viện Đa Khoa Thống Nhất đồng Nai cũng như nhiều bệnh viện trên toàn quốc đã áp dụng nhiều biện pháp như tăng thêm phòng khám, triển khai hệ thống công nghệ thông tin…tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng đươc mong đợi của người bệnh. Vấn đề cải tiến quy trình khám bệnh, giảm thời gian chờ đợi khám bệnh được bộ Y tế quan tâm. Ngày 22 tháng 4 năm 2013 bộ Y Tế ban hành quyết định số 1313/QĐ – BYT về việc Hướng dẫn Quy trình khám bệnh tại khoa khám bệnh của bệnh viện. Theo hướng dẫn quy trình khám bệnh gồm 4 bước và chỉ tiêu thời gian khám bệnh trung bình là 2 giờ, nếu làm 01 kỹ thuật cận lâm sàng là 3 giờ, 2 cận lâm sàng là 3.5 giờ và 3 cận lâm sàng là 4 giờ. Thực tế tại bệnh viện Đa khoa Thống nhất quy trình khám bệnh đã được cải tiến liên tục và hiện tại cơ bản như hướng dẫn của Bộ y Tế, có 5 bước thêm khâu thu tiền cận lâm sàng hoặc thu ứng đối với bệnh nhân cấp cứu. Thời gian trung bình khám bệnh và của từng bước trong quá trình khám bệnh là bao lâu thì chưa được khảo sát. Vấn đề chi phí khám chữa bệnh cũng là vấn đề cần được quan tâm đặc biệt là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam với mục tiêu tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân. Chúng tôi làm đề tài này nhằm xác định trung bình thời gian và chi phí khám bệnh của bệnh nhân bảo hiểm y tế ngoại trú đồng thời xác định các yếu tố liên quan đến thời gian và chi phí khám bệnh nhằm có những biện pháp cải tiến quy trình khám bệnh nhanh chóng hơn làm tăng sự hài lòng người bệnh. 1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 1/Xác định trung bình thời gian và chi phí khám bệnh của bệnh nhân bảo hiểm y tế ngoại trú. 2/ Xác định các yếu tố liên quan đến thời gian và chi phí khám bệnh. Vấn đề đạo đức: Đề tài nghiên cứu không có ảnh hưởng vấn đề đạo đức, là đề tài cần thiết cho công đồng. Tính khả thi của đề tài: Đề tài có thể thực hiện tại bệnh viện Đa khoa Thống Nhất vì đã có hệ thống mạng công nghệ thông tin quản lý công tác khám bệnh ngoại trú. Số liệu được lấy từ hệ thống mạng nên đảm bảo sự chính xác và có thể kiểm tra tại 2 mọi thời điểm. Đội ngũ cán bộ công nghệ thông tin có trình độ tốt, có khả năng truy cập, lấy và kiểm tra số liệu. Tính ứng dụng và cần thiết của đề tài: Kết quả của đề tài sẽ giúp cho người quản lý có những chiến lược, giải pháp khắc phục và cải tiến quy trình khám bệnh tốt hơn đồng thời có những biện pháp điều chỉnh chi phí khám bệnh cho người bệnh hợp lý hơn mang lại sự hài lòng cho người bệnh. 1.3 TỔNG QUAN TÀI LIỆU Hướng dẫn quy trình khám bệnh của bộ Y tế ban hành ngày 22/4/2013 [3] nêu rõ mục đích là hướng dẫn các bệnh viện thực hiện các giải pháp cải tiến quy trình và thủ tục trong khám chữa bệnh, rút ngắn thời gian chờ, tránh phiền hà và tăng sự hài lòng người bệnh đặc biệt đối với người bệnh bảo hiểm y tế. Theo hướng dẫn quy trình khám có 4 bước, tuy nhiên đây là quy trình tối thiểu, thực tế mỗi bệnh viện áp dụng tùy theo điều kiện cụ thể và có những cải tiến cho phù hợp. Tại bệnh viện Đa khoa Thống Nhất bệnh nhân phải đóng tiền cận lâm sàng trước đối với người bệnh không có bảo hiểm y tế và có bảo hiểm y tế nhưng chi phí cận lâm sàng cao. Nếu không thu trước, rất nhiều người bệnh sẽ thực hiện cận lâm sàng xong và bỏ về, không thanh toán và không lấy thuốc kể cả người có bảo hiểm y tế đã được giữ thẻ bảo hiểm do đó bệnh viện không thể kiểm soát được khâu này. Đề tài đã được một số tác giả nghiên cứu. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thanh Chiến [1] tại bệnh viện cấp cứu Trưng Vương năm 2012 thời gian khám bệnh trung bình 4.11 giờ. Quy trình khám bệnh ngắn nhất là 4 bước và dài nhất là 12 bước. Theo nghiên cứu của tác giả Hoàng Quốc Hòa [2 ] trong nghiên cứu “Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và cải thiện sự hài lòng của người bệnh tại khoa khám bệnh – bệnh viện nhân dân Gia Định” năm 2012 quy trình tối thiểu 4 bước nếu không làm cận lâm sàng và 5 bước nếu có 1 cận lâm sàng. 3 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng: 2.1.1 Dân số mục tiêu: Bênh nhân khám bệnh ngoai trú tại bệnh viện Thống Nhất năm 2013 2.1.2 Dân số chọn mẫu: Bênh nhân khám bệnh ngoai trú có BHYT tại bệnh viện Thống Nhất từ tháng 2/2013 đến 9/2013 vào các ngày thứ 2, 3, 5, 6. 2.1.3 Tiêu chuẩn lựa chọn; Bệnh nhân có BHYT khám bệnh tại khoa khám bệnh từ tháng 2/2013 đến 9/2013 đồng ý tham gia nghiên cứu 2.1.4. Tiêu chuẩn loại trừ Bệnh nhân bỏ về, chuyển viện, không lấy thuốc… Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu 2.2 Cỡ Mẫu được tính theo công thức: Dựa vào mục tiêu số 1 xác định giá trị trung bình nên chọn cỡ mẫu theo Công thức tính cỡ mẫu cho xác định một trị số trung bình 2 2 N  Z (1  2 )  d 2 Với mức ý nghĩa α = 0,05 Độ tin cậy 95% ta có Z= 1,96 - ∂ : độ lệch chuẩn (Standard Deviation) = 1.7 (theo nghiên cứu tác giả Lê Thanh Chiến [1] ) - d : độ chính xác mong muốn =5 phút n= 1.96 2 x1.7 2 = 1599 0.08 2 N= 1599  Trung bình 1 ngày có khoảng 1500 bệnh nhân BHYT  Khả năng lấy mẫu trong 1 ngày: 20 ca  Chọn mẫu ngẫu nhiên trong 1 ngày: bệnh nhân được chọn theo 1 số ngẫu nhiên do bốc thăm là i, 1 ≤ i ≤ 1500/20=75  Những mẫu trong 1 ngày sẽ mang thứ tự: i, i+75, i+2.75,…  Bệnh nhân được đánh dấu lúc đăng ký khám bệnh, đến giai đoạn nhận thuốc được ghi nhận thời điểm, và hoàn thành câu hỏi theo bảng thu thập số liệu. 2.3 Phương pháp nghiên cứu. 2.3.1 Loại nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. 2.3.2 Xác định biến Biến phụ thuộc: Thời gian và chi phí khám bệnh 4 Biến độc lập: tuổi, giới, giờ đăng ký, ngày khám, loại bệnh, CLS, huyết học , sinh hoá, vi sinh, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng. 2.3.3 Định nghĩa biến: 1/ Tuổi: Biến định lượng không liên tục 2/ Giới: biến định tính gồm 2 giá trị: 1 là nữ, 0 là nam 3/ Ngày khám bệnh: Biến định tính gồm 5 giá trị 2,3,4,5,6. 2 là thứ hai, 3 là thứ ba, 4 là thứ 4, 5 là thứ 5, 6 là thứ sáu. 4/ Loại bệnh: Biến định tính gồm 4 giá trị 0,1,2,3. 0 là bệnh ngoại khoa; 1 là bệnh nội khoa, 2 là bệnh sản phụ khoa, 3 là bệnh liên chuyên khoa..... 5/ Giờ đăng ký: Biến định lượng liên tục 6/ Giờ khám bệnh: Biến định lượng liên tục 7/ Giờ lấy thuốc: Biến định lượng liên tục. 8/ Tổng chi phí: Biến định lượng liên tục. 9/ Chi phí KB +CLS: Biến định lượng liên tục 10/ Chi phí thuốc: Biến định lượng liên tục 11/ CLS: Biến định tính có 2 giá tri 1 và 0. 1 là có CLS, 0 là không có CLS. 12/ Huyết học: Biến định tính có 2 giá tri 1 và 0. 1 là có xét nghiệm huyết học , 0 là không 13/ Sinh hóa : Biến định tính có 2 giá tri 1 và 0. 1 là có xét nghiệm sinh hóa , 0 là không 14/ Vi sinh: Biến định tính có 2 giá tri 1 và 0. 1 là có xét nghiệm vi sinh, 0 là không 15/ Chẩn đoán hình ảnh: Biến định tính có 2 giá tri 1 và 0. 1 là có, 0 là không . 16/ Thăm dò chức năng: Biến định tính có 2 giá trị 1 và 0: 0 là không có làm thăm dò chức năng; 1 là có làm thăm dò chức năng. 3.4 Kỹ thuật sử dụng: Phương pháp thu thập số liệu: Bảng thu thập số liệu. các số liệu được lấy từ phần mềm Ehospital. Nhập liệu bằng phần mềm Epidata, xử lý số liệu bằng phần mềm STATA 10.0.  Các thống kê mô tả: xác định tỷ lệ, trung bình, độ lệch chuẩn, tối đa tối thiểu . (Xác định trung bình thời gian và chi phí khám bệnh của bệnh nhân bảo hiểm y tế ngoại trú).  Các thống kê phân tích: Dùng test ANOVA để phân tich mối liên quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập (tuổi, giới, giờ đăng ký, ngày khám, loại bệnh, CLS với thời gian và chi phí trung bình 5 Chương 3. KẾT QUẢ 1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu: 1.1 Giới Freq. Biểu 1 613; 36% nam nữ 1.087; 64% 1.2 Tuổi Bảng 1 Biến số Tuổi Trung bình 52.4 Độ lệch chuẩn 17.3 Tối thiểu 14 Tối đa 103 1.3 Phân bố theo loại bệnh Số bênh nhân 1.200 1.000 800 600 1.111 Số bênh nhân 400 200 0 Biểu 2 255 Nội LCK 221 Ngoại 113 Sản 6 1.4 Tỷ lệ thực hiện cận lâm sàng Số bệnh nhân XN CLS 48% Không 52% Có Biểu 3 Nx Tỷ lệ chung của là gần ½ số bệnh nhân thực hiện các cận lâm sàng. 1.5 Tỷ lệ thực hiện cận lâm sàng theo loại bệnh Bảng 2 Thực hiện CLS Loại bệnh Không Có Ngoại 118 (53.4 %) 103 (46.6 %) Nội 583 (52.5 %) 528 (47.5 %) Sản 19 (16.8 %) 94 (83.2 %) LCK 172 (67.4 %) 83 (32.6 %) p <0.001 NX Các phòng khám sản có tỷ lệ xét nghiệm cận lâm sàng cao nhất và các phòng khám liên chuyên khoa thực hiện cận lâm sàng íit1 nhất, có lẽ do đặc điểm của chuyên khoa và điều này tương ứng với thời gian khám ở khối sản là dài nhất và ngắn nhất ở các phòng khám liên chuyên khoa. 7 1.6 Tần suất các loại cận lâm sàng Bảng 3 Cận lâm sàng Số bệnh nhân Tần suất(%) Thăm dò chức năng 426 25.06 Sinh hóa 371 21.82 Huyết học 327 19.24 Chẩn đoán hình ảnh 230 13.53 Vi sinh 181 10.65 2. Thời gian khám bệnh: 2.1 Trung bình thời gian khám bệnh và thời gian các giai đoạn: Bảng 4 Các giai đoạn TB(phút) TB(giờ) ĐLC Tối thiểu Tối đa Tổng TG(3 giai đoạn) 208.4 3.5 110 13 546 Kê toa - Lấy thuốc (1) 88.1 1.5 55.8 4 442 Khám bệnh - Kê toa (2) 60.4 1 71.4 1 420 Đăng ký - khám bệnh (3) 60 1 43.1 1 294 p- 1,2 <0.001; p-1,3 <0.001: P-2,3 = 0.841 Thời gian kham bệnh trung bình trong nghiên cứu là 3.5 giờ, ngắn hơn tác giả Lê Thanh Chiến nghiên cứu tại bệnh viện Trưng Vương là 4.11 giờ 8 2.2 Trung bình thời gian theo các chuyên khoa Bảng 5 Loại bệnh Số TB TB ĐLC lượng (Phút) (GIỜ) Tối thiểu Tối đa SẢN 113 239 4.0 114 48 501 NỘI 1111 219 3.7 116 13 546 NGOẠI 221 185 3.1 90 17 476 LCK 255 167 2.8 80 23 516 P 0.001 Thời gian khám trung bình nhanh nhất là các phòng khám khối LCK, dài nhất ở phòng khám sản 2.3 Trung bình thời gian khi có thực hiện cận lâm sàng Bảng 6 Không Có CLS P CL (phút) CL (Giờ) CLS Thời gian 145.1 278.4 <0.001 133.4 2.2 (phút) Nếu không có cận lâm sàng thời gian khám bệnh rung bình là 145 phút (2.4 giờ). Nếu thực hiện cận lâm sàng, thời gian trung bình tốn thêm 133.4 phút. Nếu thực hiện ít nhất 1 cận lâm sàng thì mất trung bình 94.5 phút tức là khoảng 1.6 giờ. Điều này chưa đạt yêu cầu của bộ Y tế là nếu thực hiện 1 cận lâm sàng thì tổng thời gian là 3.5 giờ. 2.4 Trung bình thời gian theo các loại cận lâm sàng. Bảng 7. Loại CLS Không Có P Cl (phút) Cl (giờ) Sinh hóa 179.4 312.3 <0.001 132.9 2.2 Huyết học 182.9 315.7 <0.001 132.8 2.2 Vi sinh 195.5 316.7 <0.001 121.2 2.0 TDCN 188.3 268.8 <0.001 80.5 1.3 CĐHA 197.6 277.5 <0.001 79.9 1.3 Nx; Thời gian làm cận lâm sàng ở các khoa xét nghiệm trung bình là 2 giờ. Thời gian làm cận lâm sàng ở các khoa CĐHA và TDCN là 1.3 giờ. 9 3. Chi phí khám bệnh 3.1Tổng chi phí và các loại chi phí (nghìn đồng) Bảng 8. Loại chi phí Trung bình Tối thiểu Tổng chi phí 434.2 18.0 Khám bệnh + CLS 160.6 15.0 Thuốc 273.4 3.0 Tối đa 2785.3 2515.0 1560.0 NX: Chi phí thuốc trung bình cao hơn chi phí khám bệnh và cận lâm sàng 3.2 Chi phí theo kiểu khám bệnh (Nghìn đồng): Bảng 9. Kiểu khám Số bệnh TB ĐLC Tối thiểu Tối đa bệnh nhân Không 892 305.0 157.3 18.0 1575.0 CLS Có 808 576.8 243. 66.2 2785.3 CLS Chênh lệch 271.8 p <0.001 NX: Nếu thực hiện cận lâm sàng, chi phí trung bình tăng thêm 271.800 đồng. 3.3Chi phí khám bệnh trung bình theo các chuyên khoa (nghìn đồng) Bảng 10. Loại bệnh Số bệnh TB Tối thiểu Tôi đa p nhân Ngoại 221 492.8 46.8 2625.3 Nội 1111 461.0 29.1 2785.3 Sản 213 381.6 61.4 2387.5 LCK 255 289.6 18.0 1200.1 <0.001 NX: Chi phí trung bình cao nhất ở các phòng khám khối ngoại và thấp nhất ở các phòng khám khối LCK. 10 3.4 Chi phí trung bình theo các loại cận lâm sàng (nghìn đồng) Bảng 11. Loại CLS Không Có P Chênh lệch CĐHA 395.4 912.0 < 0.001 552.6 Vi Sinh 413.8 605.4 < 0.001 191.6 Sinh Hóa 402.8 546.6 < 0.001 143.8 Huyết học 407.2 547.5 < 0.001 140.3 TDCN 434.9 453.2 < 0.001 18.3 Nx: Chi phí cận lâm sàng cao nhất là chẩn đoán hình ảnh và thấp nhất là thăm dò chức năng. Chương 4. BÀN LUẬN 1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu: 1.1 Giới Trong nghiên cứu của chúng tôi, nữ chiếm ưu thế và chiếm 64% số bệnh nhân. 1.2 Tuổi Tuổi trung bình là 52.4 ± 17.3 tương tự như nghiên cứu của Lê Thanh Chiến là 53.9 ± 14.2 [1] 1.3 Phân bố theo loại bệnh: Bệnh nhân nội khoa bao gồm cả khám y học cổ truyền, chiếm ưu thế và chiếm 65% tổng số bệnh nhân đến khám ngoại trú tại bệnh viện đa khoa Thống Nhất 1.4 Tần suất thực hiện cận lâm sàng chiếm 48%. Tỷ lệ này là hợp lý 2. Thời gian khám bệnh: 2.1 Thời gian trung bình. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi, thời gian khám bệnh trung bình là 208.4 phút tương đương 3.5 giờ, nếu không thực hiện cận lâm sàng thời gian trung bình là 145 phút tương đương 2 giờ 25 phút, như vậy chưa đạt yêu cầu đề ra của Bộ Y Tê là 2 giờ, do đó cần có biện pháp cải tiến để rút ngắn thời gian khám bệnh theo yêu cầu của Bộ Y TẾ và mục đích chính lá tăng sự hài lòng của người bệnh đối với bệnh viện công [3]. Có thể triển khai các biện pháp như: 11 Tăng thêm phòng khám và quày phát thuốc giờ cao điểm, tăng điểm thu viện phí, cải tiến quy trình nhận trả xét nghiệm…[2]. 2.2 Thời gian các giai đoạn khám bệnh  Thời gian từ khi đăng ký đến lúc khám bệnh trung bình là 60 phút. Tổng thời gian trung bình từ khi bác sỹ kê toa đế khi nhận được thuốc là 1.5 giờ, bao gồm thời gian di chuyển, thanh toán viện phí và cấp phát thuốc. Như vậy chúng ta có thể xem xét để cải khâu này nhanh chóng hơn nhằm đạt được mục tiêu yêu cầu của Bộ y tế là tổng thời gian khám bệnh nếu không có cận lâm sàng là 2 giờ.  Theo kết quả bảng 5, thời gian trung bình theo các chuyên khoa thì khối liên chuyên khoa có thời gian khám bệnh ngắn nhất và khối sản có thời gian khám bệnh dài nhất là 4 giờ. Có thể do đặc điểm của việc khám chuyên khoa sản tốn thời gian hơn và tương ứng đến tỷ lệ cho thực hiện cận lâm sàng của khối sản là cao nhất. Tuy nhiên cũng cần có giải pháp để rút ngắn thời gian khám bệnh ở khối này.  Thời gian thực hiện cận lâm sàng trung bình là 2.2 giờ. Nếu thực hiện 1 cận lâm sàng thì trung bình mất 1.5 giờ, như vậy chưa đạt yêu cầu theo QĐ1313/BYT [3], nếu thực hiện 1 cận lâm sàng thì tổng thời gian là 3 giờ.  Thời gian thực hiện cận lâm sàng theo từng loại cận lâm sàng kết quả ở bảng 7 cho thấy thời gian thực hiện cận lâm sàng dài nhất thuộc về khoa sinh hóa và huyết học, thời gian này tương đương ở 2 khoa và mất 2.2 giờ. Dài hơn so với tác giả Hoàng Quốc Hòa nghiên cứu tại bệnh viện Nhân dân Gia định là 1.5 giờ [2]. Qua tìm hiểu thực tế, chúng tôi thấy hai khoa này thường lấy mẫu và trả kết quả chung với nhau. Giải pháp để rút ngắn thời gian xét nghiệm theo nhóm nghiên cứu chúng tôi là nên đặt ra. 3. Chi phí khám bệnh 3.1 Tổng chi phí trung bình. Tổng chi phí trung bình trong nghiên cứu là 434.200 đồng, trong đó chi phí thuốc là 273.400 đồng, chiếm 63%. Theo khuyến cáo chung của một số bệnh viện ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, chi phí thuốc trung bình là 250.000đ/đơn thuốc. 3.2 Chi phí trung bình theo các chuyên khoa Theo kết quả nghiên cứu ở bảng 10 thì chi phí khám bệnh cao nhất ở các phòng khám khối ngoại là 492.800 đồng. Các phòng khám có chi phí thấp nhất là các phòng khám thuộc khối Liên chuyên khoa là 289.600đồng tương ứng với tỷ lệ cho thực hiện cận lâm sàng ở khối này là thấp nhất (32%). 4. Các yếu tố ảnh hưởng thời gian và chi phí khám bệnh 4.1 Thời gian Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt về thời gian giữa các phương thức khám có thực hiện cận lâm sàng hay không. Điều này thì đã quá rõ 12 ràng. Nếu thực hiện thêm cận lâm sàng thời gian trung bình tăng thêm 2.2 giờ, nếu thực hiện 1 cận lâm sàng thời gian trung bình tăng thêm 1.5 giờ. Như vậy so với yêu cầu của bộ Y Tế thì chưa đạt, cần có các biện pháp cải tiến để thực hiện cận lâm sàng nhanh hơn [3]. Ngoài ra thời gian cũng có sự khác biệt giữa các loại cận lâm sàng, trong đó các cận lâm sàng về thăm dò chức năng chiếm thời gian ngắn nhất còn các xét nghiệm sinh hóa và huyết học chiếm thời gian dài nhất. Sự khác biệt về thời gian còn thể hiện khác nhau giữa các phòng khám, trong đó thời gian ít nhất ở khối liên chuyên khoa, thời gian dài ở khối sản. Điều này tương ứng với tần suất thực hiện cận lâm sàng của 2 khối này theo kết quả ở bảng 2. 4.2 Chi phí Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt về chi phí giữa các phương thức khám có thực hiện cận lâm sàng hay không. Điều này thì đã quá rõ ràng. Nếu thực hiện thêm cận lâm sàng chi phí trung bình tăng 272.000 đồng. Ngoài ra chi phí cũng có sự khác biệt giữa các loại cận lâm sàng, trong đó các cận lâm sàng về chẩn đoán hình ảnh chiếm chi phí cao nhất. Sự khác biệt về chi phí còn thể hiện khác nhau giữa các phòng khám, trong đó chi phí thấp nhất ở khối liên chuyên khoa, cao nhất ở khối ngoại. KẾT LUẬN 1. Thời gian khám bệnh trung bình của bệnh nhân BHYT tại bệnh viện Đa khoa Thống Nhất là 3.5 giờ. Thời gian khám bệnh trung bình đối với trường hợp không làm cận lâm sàng là 2. giờ 25 phút. Chi phí trung bình là 434.200 đồng, trong đó chi phí thuốc trung bình là 273.400 đồng. 2. Các yếu tố liên quan đến thời gian và chi phí bao gồm:  Thực hiện cận lâm sàng  Loại cận lâm sàng  Loại bệnh hay loại phòng khám TÀI LIỆU THAM KHẢO 1) Nguyễn Thanh Chiến, Huỳnh Thị Thanh Trang (2012). “Khảo sát quy trình khám chữa bệnh tại khoa khám bệnh bệnh viện cấp cứu Trưng Vương”. Hội nghị thường niên câu lạc bộ giám đốc các bệnh viện phía Nam 2) Hoàng Quốc Hòa (2012). “Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và cải thiện sự hài lòng của người bệnh tại khoa khám bệnh – bệnh viện nhân dân Gia Định”. Hội nghị thường niên câu lạc bộ giám đốc các bệnh viện phía Nam 3) Bộ y Tế Ngày (2013) quyết định số 1313/QĐ – BYT về việc “Hướng dẫn Quy trình khám bệnh tại khoa khám bệnh của bệnh viện”.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng