Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Y tế - Sức khỏe Y học KHẢO SÁT HIỆU GIÁ KHÁNG THỂ TRÊN GÀ ĐẺ TRỨNG THƯƠNG PHẨM SAU KHI TIÊM VACXIN PHÒ...

Tài liệu KHẢO SÁT HIỆU GIÁ KHÁNG THỂ TRÊN GÀ ĐẺ TRỨNG THƯƠNG PHẨM SAU KHI TIÊM VACXIN PHÒNG BỆNH NEWCASTLE TẠI TỈNH ĐỒNG NAI

.PDF
73
318
102

Mô tả:

ủa gà Tam Hoàng 1 – 8 tuần tuổi” được thực hiện từ ngày 25/3/2011 đến ngày 25/5/2011 tại trại chăn nuôi heo thực nghiệm của công ty Cargill thuộc xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Đàn gà thí nghiệm được chủng vaccine phòng bệnh Newcastle là Hipraviar B1/H120 lúc 3 ngày tuổi, và Hipraviar S lúc 21 và 42 ngày tuổi. Đàn gà thí nghiệm được kiểm tra hàm lượng kháng thể chống bệnh Newcastle lúc 1, 13, 32, và 46 ngày tuổi. Sử dụng phản ứng HI để xác định hiệu giá kháng thể. Qua kết quả xét nghiệm của Chi Cục Thú Y TP.HCM, kết quả khảo sát cho thấy: MG và %CD chống bệnh Newcastle lúc 1 ngày tuổi rất thấp MG = 6,5, %CD = 23,81 Ở 13 ngày tuổi (10 ngày sau khi chủng ngừa lần 1) đàn gà đáp ứng miễn dịch tốt, hàm lượng kháng thể đã tăng lên, đủ bảo hộ đàn gà khỏi bệnh Newcastle với MG = 32, %CD = 80. Ở 32 ngày tuổi (11 ngày sau khi chủng ngừa lần 2) MG = 13,9, %CD = 60. Ở 46 ngày tuổi MG = 2,7, %CD = 15 Kết quả HI ở 32 và 46 ngày tuổi rất thấp. Tuy nhiên trong thời gian nuôi tại trại, bệnh Newcastle đã không xảy ra trên đàn gà. Tỷ lệ chết và loại thải là: 5,22 %. Năng suất: trọng lượng bình quân ở 56 ngày tuổi là 1458,72 g. Tăng trọng tuyệt đối trung bình là 25,33 g/con/ngày. Hệ số chuyển biến thức ăn là 2,22.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT HIỆU GIÁ KHÁNG THỂ TRÊN GÀ ĐẺ TRỨNG THƯƠNG PHẨM SAU KHI TIÊM VACXIN PHÒNG BỆNH NEWCASTLE TẠI TỈNH ĐỒNG NAI Họ và tên sinh viên : BÙI VĂN MẠNH Ngành : Thú Y Lớp : DH03TY Niên khóa : 2003 - 2008 Tháng 09/2008 KHẢO SÁT HIỆU GIÁ KHÁNG THỂ TRÊN GÀ ĐẺ TRỨNG THƯƠNG PHẨM SAU KHI TIÊM VACXIN PHÒNG BỆNH NEWCASTLE TẠI TỈNH ĐỒNG NAI Tác giả BÙI VĂN MẠNH Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ ngành Thú Y Giáo viên hướng dẫn: TS. LÊ ANH PHỤNG KS. LƯƠNG HẢI PHONG Tháng 09/2008 i LỜI CẢM ƠN  Nhớ ơn Con xin thành kính dâng lên lòng biết ơn đến cha mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng và dạy dỗ con để cho con có được ngày hôm nay.  Chân thành cảm ơn BGH trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm Khoa CNTY cùng quý thầy cô đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm cho tôi trong suốt qua trình học tập.  Chân thành cảm ơn TS. Lê Anh Phụng và KS. Lương Hải Phong đã tận tình chỉ dạy, hướng dẫn giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp.  Thành thật cảm ơn BSTY Nguyễn Tân Lang và các anh chị ở Trạm Chẩn đoán xét nghiệm – Chi cục Thú y Đồng Nai đã tận tình chỉ dạy tôi trong thời gian thực tập tốt nghiệp.  Chân thành cảm ơn và chia sẻ niềm vui Các bạn trong và ngoài lớp đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt qua trình học tập cũng như trong thời gian thực hiện đề tài. ii TÓM TẮT LUẬN VĂN Đề tài được thực hiện từ ngày 28/01/2008 đến ngày 28/05/2008 với nội dung khảo sát hiệu giá kháng thể (HI) trên gà đẻ trứng thương phẩm sau khi tiêm vacxin Newcastle tại 7 huyện, thị xã thuộc tỉnh Đồng Nai đó là: Trảng Bom, Vĩnh Cửu, Long Thành, Tân Phú, Xuân Lộc, Thống Nhất và Tx. Long Khánh với 1260 mẫu huyết thanh (HT) gà. Chúng tôi được một số kết quả sau: - Tỷ lệ gà có hiệu giá kháng thể (HGKT) đủ bảo hộ (≥1/16) chung là 92,70% và chỉ số MG là 84. Các huyện, thị xã đạt mức cao: Thống Nhất (98,33%), Vĩnh Cửu (98%), Trảng Bom (97,44%), Tân Phú (96%). Có 2 huyện, thị xã đạt dưới mức qui định về miễn dịch quần thể (>80%), đó là Tx. Long Khánh (78,33%) và huyện Xuân Lộc (70%). - Ở gà non thì khả năng đáp ứng miễn dịch chống bệnh Newcastle thấp hơn gà trưởng thành, sau đó giảm dần khi gà càng già. Tỷ lệ gà có HGKT đủ bảo hộ theo nhóm tuổi gà đạt từ 84,65% (ở 20 - <48 tuần tuổi) đến 97,85% (ở 48 - <72 tuần tuổi). Chỉ số MG cao nhất ở nhóm 48 - <72 tuần tuổi (91), thấp nhất ở 20 - <48 tuần tuổi (74). - Hiệu quả tiêm phòng ở nhóm qui mô chăn nuôi càng lớn thì càng cao. Tỷ lệ gà có HGKT đủ bảo hộ và chỉ số MG đạt cao nhất ở qui mô ≥30 nghìn con (98,73%/MG = 120), thấp nhất ở qui mô 2 - <5 nghìn con (80,77%/MG = 56). - Đàn gà ở những trang trại thuộc công ty CP thì khả năng tạo miễn dịch tốt hơn đàn gà ở những trang trại khác. Tỷ lệ đủ bảo hộ ở trang trại thuộc công ty CP là 98,87% (MG = 112), ở trang trại khác là 87,35% (MG = 64). - Tỷ lệ mẫu huyết thanh gà theo huyện, thị xã, theo nhóm tuổi gà, theo qui mô chăn nuôi đều tập trung ở các mức hiệu giá 1/32, 1/64, 1/128, 1/256, cao nhất ở mức 1/64. Kết quả cho thấy quần thể gà có mức độ bảo hộ rất cao chống bệnh Newcastle. iii MỤC LỤC Chương 1. MỞ ĐẦU......................................................................................................1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................1 1.2 MỤC ĐÍCH............................................................................................................2 1.3 YÊU CẦU..............................................................................................................2 Chương 2. TỔNG QUAN..............................................................................................3 2.1 SƠ LƯỢC VỀ BỆNH NEWCASTLE...................................................................3 2.1.1 Đặc điểm chung...............................................................................................3 2.1.2 Lịch sử căn bệnh .............................................................................................3 2.1.3 Căn bệnh..........................................................................................................3 2.1.3.1 Phân loại ...................................................................................................3 2.1.3.2 Hình thái và cấu trúc ...............................................................................4 2.1.3.3 Nuôi cấy ...................................................................................................5 2.1.3.4 Phân loại độc lực virus .............................................................................5 2.1.3.5 Sức đề kháng ............................................................................................6 2.1.4 Dịch tễ .............................................................................................................7 2.1.4.1 Phân bố bệnh ............................................................................................7 2.1.4.2 Loài cảm thụ .............................................................................................8 2.1.4.3 Chất có mầm bệnh ...................................................................................9 2.1.4.4 Phương thức truyền lây ...........................................................................9 2.1.4.5 Cơ chế sinh bệnh .....................................................................................9 2.1.5 Triệu chứng ..................................................................................................10 2.1.5.1 Hướng nội tạng (thể Doyle) ...................................................................10 2.1.5.2 Hướng nội tạng – thần kinh (thể Beach) ................................................10 2.1.5.3 Hướng hô hấp (thể Beaudette) ...............................................................10 2.1.5.4 Thể Hitchner...........................................................................................11 2.1.6 Bệnh tích .......................................................................................................11 2.1.6.1 Bệnh tích đại thể (thể Doyle) ................................................................11 2.1.6.2 Bệnh tích vi thể.......................................................................................12 2.1.7 Chẩn đoán......................................................................................................13 iv 2.1.7.1 Chẩn đoán lâm sàng ...............................................................................13 2.1.7.2 Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm ........................................................14 2.1.8 Miễn dịch chống bệnh Newcastle ................................................................15 2.1.9 Phòng bệnh Newcastle ..................................................................................16 2.1.9.1 Vệ sinh phòng bệnh ...............................................................................16 2.1.9.2 Phòng bệnh bằng vacxin cho gà ............................................................16 2.1.10 Biện pháp chống dịch bệnh Newcastle .......................................................18 2.2 Giới thiệu về tỉnh Đồng Nai và tình hình chăn nuôi gà ở Đồng Nai ...................19 2.2.1 Khái quát về tỉnh Đồng Nai .........................................................................19 2.2.2 Tình hình chăn nuôi gia cầm của tỉnh Đồng Nai ..........................................21 Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................23 3.1 Thời gian và địa điểm ..........................................................................................23 3.2 Vật Liệu ...............................................................................................................23 3.2.1 Kháng nguyên Newcastle thu hoạch từ nước trứng......................................23 3.2.2 Huyễn dịch hồng cầu gà 1% .........................................................................23 3.2.3 Mẫu xét nghiệm.............................................................................................23 3.2.4 Thiết bị và dụng cụ thí nghiệm .....................................................................23 3.2.5 Hóa chất ........................................................................................................24 3.3 Nội dung và đối tượng nghiên cứu ......................................................................24 3.3.1 Nội dung nghiên cứu.....................................................................................24 3.3.2 Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................24 3.4 Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................24 3.4.1 Bố trí lấy mẫu................................................................................................24 3.4.2 Phương phấp lấy mẫu....................................................................................24 3.4.3 Chuẩn bị huyễn dịch hồng cầu 1%................................................................26 3.4.4 Phản ứng ngưng kết hồng cầu HA (Haemagglutination Test)......................26 3.4.5 Xác định HGKT chống bệnh Newcastle.......................................................28 3.5 Cách tính toán các chỉ tiêu theo dõi.....................................................................30 3.6 Xử lý số liệu.........................................................................................................30 Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................31 v 4.1 Hiệu giá kháng thể (HGKT) chống bệnh Newcastle trên đàn gà đẻ trứng thương phẩm...........................................................................................................................31 4.2 HGKT đủ bảo hộ chống bệnh Newcastle trên đàn gà đẻ trứng thương phẩm theo huyện, thị xã...............................................................................................................33 4.3 HGKT đủ bảo hộ chống bệnh Newcastle trên đàn gà đẻ trứng thương phẩm theo nhóm tuổi ...................................................................................................................37 4.4 HGKT đủ bảo hộ chống bệnh Newcastle trên đàn gà đẻ trứng thương phẩm theo qui mô chăn nuôi........................................................................................................42 4.5 HGKT đủ bảo hộ chống bệnh Newcastle trên đàn gà đẻ trứng thương phẩm giữa trang trại thuộc công ty CP và trang trại khác ...........................................................45 Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................50 5.1 KẾT LUẬN..........................................................................................................50 5.2 ĐỀ NGHỊ .............................................................................................................51 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................52 PHỤ LỤC .....................................................................................................................54 vi DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Phân bố các Serotype của Paramyxovirus trên gia cầm ...................................4 Bảng 2.2: Một số trận dịch Newcastle xảy ra trên thế giới ................................................7 Bảng 2.3: Số liệu thống kê đàn gia cầm trên toàn tỉnh Đồng Nai từ năm 2001 đến năm 2008 ..............................................................................................................................22 Bảng 3.1: Bố trí lấy mẫu huyết thanh gà ...........................................................................24 Bảng 3.2: Sơ đồ thực hiện phản ứng HA ................................................................................27 Bảng 3.3: Sơ đồ thực hiện phản ứng HI .................................................................................29 Bảng 4.1: Tỷ lệ gà có HGKT đủ bảo hộ chống bệnh Newcastle và chỉ số MG trên đàn gà đẻ trứng thương phẩm .....................................................................................................31 Bảng 4.2: Tỷ lệ các mức HGKT trên đàn gà đẻ trứng thương phẩm ..............................32 Bảng 4.3: Tỷ lệ gà có HGKT đủ bảo hộ chống bệnh Newcastle và chỉ số MG trên đàn gà đẻ theo huyện, thị xã. .......................................................................................................33 Bảng 4.4: Phân bố các mức hiệu giá kháng thể trên gà đẻ theo huyện – thị xã .............36 Bảng 4.5: Tỷ lệ gà có kháng thể đủ bảo hộ chống bệnh Newcastle và chỉ số MG trên đàn gà đẻ trứng thương phẩm theo nhóm tuổi..............................................................38 Bảng 4.6: Phân bố các mức hiệu giá kháng thể trên gà đẻ theo nhóm tuổi.................40 Bảng 4.7: Tỷ lệ gà có kháng thể đủ bảo hộ với virus Newcastle và chỉ số MG trên đàn gà đẻ theo qui mô chăn nuôi ........................................................................................42 Bảng 4.8: Phân bố các mức hiệu giá kháng thể theo qui mô chăn nuôi ......................44 Bảng 4.9: Tỷ lệ gà có kháng thể đủ bảo hộ chống bệnh Newcastle và chỉ số MG trên đàn gà đẻ giữa trang trại thuộc công ty CP và trang trại khác.........................................46 Bảng 4.10: Phân bố hiệu giá kháng thể giữa trang trại thuộc công ty CP và trang trại khác................................................................................................................................... vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ các mức HGKT chống bệnh Newcastle trên đàn gà đẻ trứng thương phẩm .............................................................................................................................32 Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ gà có HGKT đủ bảo hộ chống bệnh Newcastle và chỉ số MG trên đàn gà đẻ trứng thương phẩm theo huyện, thị xã. ........................................................35 Biểu đồ 4.3: Phân bố HGKT trên gà đẻ trứng thương phẩm theo huyện - thị xã........37 Biểu đồ 4.4: Tỷ lệ các gà có HGKT đủ bảo hộ chống bệnh Newcastle và chỉ số MG theo nhóm tuổi ..............................................................................................................38 Biểu đồ 4.5: Phân bố HGKT theo nhóm tuổi chống bệnh Newcastle trên gà đẻ ........41 Biểu đồ 4.6: Tỷ lệ các gà có HGKT đủ bảo hộ chống bệnh Newcastle và chỉ số MG trên gà đẻ theo qui mô ..................................................................................................42 Biểu đồ 4.7: Phân bố HGKT chống bệnh Newcastle theo qui mô chăn nuôi trên gà đẻ .. 45 Biểu đồ 4.8: Tỷ lệ gà có HGKT đủ bảo hộ chống bệnh Newcastle và chỉ số MG giữa trang trại thuộc công ty CP và trang trại khác ..............................................................46 Biểu đồ 4.9: Phân bố HGKT trên gà đẻ trứng thương phẩm giữa trang trại thuộc công ty CP và trang trại khác ................................................................................................49 viii DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ Trang Hình 2.1: Hình dạng và cấu trúc của virus Newcastle ..................................................5 Hình 2.2: Xuất huyết niêm mạc đường tiêu hóa..........................................................12 Hình 2.3: Mô phổi từ gà bị bệnh Newcastle................................................................12 Hình 2.4: Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Nai ...............................................................20 Hình 3.1: Lấy máu gà ..................................................................................................25 Hình 4.1: Trang trại thuộc công Ty CP và trang trại khác ..........................................47 Sơ đồ 2.1: Qui trình chẩn đoán bệnh Newcastle .........................................................13 Sơ đồ 2.2: Phương pháp phát hiện virus Newcastle ....................................................14 ix DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NDV :Newcastle Disease Virus APMV : Avian Paramyxovirus HN : Haemagglutinin Neuraminidase F : Fusion CEF : Chicken Embryo Fibroblast (tế bào xơ phôi gà) CPE : Cytopathic Effects (bệnh tích tế bào đặc hiệu) MDT : Mean Dead Time (thời gian gây chết trung bình) ICPI : Intracerebral Pathogenicity Index IVPI : Intravenous Pathogenicity Index VN : Viral Neutralisation (phản ứng trung hòa virus) HI : Haemagglutination Inhibition Test (phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu) HA : Haemagglutination Test (phản ứng ngưng kết hồng cầu) HGKT : Hiệu giá kháng thể ELISA : Enzyme Linked Immuno Sorbent Assays RT-PCR : Reverse Transcriptase - Polymerase Chain Reaction IgA : Immunoglobulin A IgG : Immunoglobulin G PBS : Phosphate Buffer Saline x Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam từ xưa đến nay, ngành nông nghiệp luôn giữ vai trò to lớn trong nền kinh tế của đất nước. Trong đó, ta không thể không nói đến ngành chăn nuôi. Ngoài việc cung cấp những sản phẩm như thịt, trứng, sữa,… chăn nuôi còn tạo ra nguồn thu nhập to lớn cho con người, giải quyết vấn đề công ăn việc làm, vấn đề tận dụng phụ phế phẩm nông nghiệp. Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi nói chung, chăn nuôi gia cầm nói riêng đã gặp rất nhiều khó khăn. Sự xuất hiện của dịch cúm gia cầm năm 2003 đã làm số lượng gia cầm toàn quốc giảm đáng kể ở nhiều năm tiếp theo. Năm 2003 tổng đàn là 254,1 triệu con, đến năm 2005 tổng đàn còn 219,9 triệu con. Năm 2008 tổng đàn là 216 triệu con (theo báo cáo tổng kết của Cục chăn nuôi, tháng 1/2008). Ngoài dịch cúm gia cầm, một số bệnh dịch khác cũng gây thiệt hại nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi gia cầm. Một trong số dịch bệnh gây thiệt hại lớn nhất cần phải kể đến đó là bệnh Newcastle trên gà mọi lứa tuổi, xảy ra ở nhiều địa phương từ bắc vào nam. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính và rất lây lan, gà mắc bệnh có những triệu chứng về hô hấp, tiêu hóa và thần kinh (Nguyễn Thị Phước Ninh, 2005). Đặc biệt, bệnh làm giảm nghiêm trọng sản lượng trứng trên gà đẻ, giảm khả năng sản xuất của gà giống, làm thiệt hại nặng nề cho người chăn nuôi. Do đó việc áp dụng các biện pháp bảo vệ cho đàn gà là vô cùng quan trọng, nhất là vần đề về tiêm phòng bằng vacxin. Nhưng tiêm phòng bằng vacxin không phải là đã bảo vệ được đàn gà chống bệnh Newcastle. Có những trang trại tuy đã thực hiện tiêm vacxin Newcastle trên đàn gà nhưng bệnh vẫn nổ ra. Đây chính là một vấn đề khiến nhiều địa phương trên cả nước quan tâm. Đồng Nai là một vùng trung tâm kinh tế năng động đứng thứ hai sau TP. HCM và ở đây tập trung nhiều trại chăn nuôi lớn và cũng là nơi tiêu thụ một số lượng khá 1 lớn gia súc, gia cầm nên vấn đề quản lý dịch bệnh ở Đồng Nai hết sức phức tạp và có ý nghĩa quan trọng. Từ thực tế trên, được sự cho phép của khoa Chăn nuôi Thú y, bộ môn Vi sinh – Truyền nhiễm chúng tôi thực hiện đề tài “KHẢO SÁT HIỆU GIÁ KHÁNG THỂ TRÊN GÀ ĐẺ TRỨNG THƯƠNG PHẨM SAU KHI TIÊM VACXIN PHÒNG BỆNH NEWCASTLE TẠI TỈNH ĐỒNG NAI”. 1.2 MỤC ĐÍCH Đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vacxin Newcastle trên gà đẻ trứng thương phẩm tại 7 huyện, thị xã thuộc tỉnh Đồng Nai, phục vụ cho công tác phòng chống dịch bệnh của tỉnh. 1.3 YÊU CẦU Sử dụng phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu HI (Haemagglutination Inhibiton Test) định hiệu giá kháng thể (HGKT) chống bệnh Newcastle trên gà đẻ trứng thương phẩm. 2 Chương 2 TỔNG QUAN 2.1 SƠ LƯỢC VỀ BỆNH NEWCASTLE 2.1.1 Đặc điểm chung Bệnh Newcastle (còn gọi là bệnh gà rù hay bệnh dịch tả gà giả vì bệnh có biểu hiện lâm sàng rất giống dịch tả gà cổ điển đó là gây tiêu chảy, sau khi chết có dấu hiệu xuất huyết lấm tấm trên màng tương dịch, tiền mề, sưng thận,…) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây lan rất nhanh xảy ra chủ yếu trên gà. Đặc điểm của bệnh là gây xáo trộn trên đường tiêu hóa, hô hấp, thần kinh và có tỷ lệ chết cao (Nguyễn Thị Phước Ninh, 2005). 2.1.2 Lịch sử căn bệnh Theo Kaneveld, năm 1926 một trận dịch Newcastle đầu tiên xảy ra ở Java thuộc Indonesia. Trước đó, Ochi và Haschimoto khẳng định bệnh đã xuất hiện ở Hàn Quốc năm 1924 (Alexander, 1991). Cũng trong năm 1926, Doyle đã phát hiện bệnh ở gần một thành phố của nước Anh và đặt tên căn bệnh theo địa danh là Newcastle. Năm 1944, bệnh được phát hiện ở Mỹ, sau đó bệnh đã có mặt khắp nơi trên thế giới, nhưng lưu hành rộng rãi nhất là ở Châu Á, Châu Phi và Bắc Mỹ (trích dẫn bởi Nguyễn Thị Phước Ninh, 2005). 2.1.3 Căn bệnh 2.1.3.1 Phân loại Họ Paramyxoviridae. Họ phụ Paramyxovirinae. Giống Rubulavirus. Loài Newcastle Disease Virus (NDV) hoặc APMV1 (avian paramyxovirus 1) 3 APMV có 9 serotype (Serotype 1-9), trong đó APMV1 serotype 1 gây bệnh Newcastle ở gia cầm trên đường tiêu hóa, hô hấp và thần kinh (Trần Thị Bích Liên, Lê Anh Phụng, 2001). Bảng 2.1: Phân bố các Serotype của Paramyxovirus trên gia cầm Serotype Động vật cảm thụ chính Tính gây bệnh PMV-1/NDV Nhiều loài cầm Hô hấp, tiêu hóa, thần kinh PMV-2 Gà tây Hô hấp, giảm đẻ PMV-3 Gà tây, vẹt Hô hấp, giảm đẻ PMV-4 Vịt Không triệu chứng PMV-5 Vẹt đuôi dài (Úc) Chưa biết PMV-6 Vịt, ngỗng Không triệu chứng PMV-7 Bồ câu Chưa biết PMV-8 Vịt, ngỗng Chưa biết PMV-9 Vịt Không triệu chứng (Nguồn: theo Trần Thị Bích Liên và Lê Anh Phụng, 2001) 2.1.3.2 Hình thái và cấu trúc (Nguyễn Thị Phước Ninh, 2005) Virus có nhiều hình dạng khác nhau nhưng thường có hình cầu hoặc hình sợi, đường kính từ 100nm đến 500nm, trọng khối phân tử 5 x 106 dalton. Virus Newcastle có acid nhân là ARN 1 sợi không phân đoạn, có vỏ bọc lipid, trên vỏ bọc có 2 loại gai bản chất là glycoprotein, đó là gai HN (Hemagglutinin Neuraminidase) và gai F (Fusion). Glycoprotein HN: mang 2 hoạt tính của enzyme Neuraminidase (N) và Hemagglutinin (H). HN có tác động liên kết với thụ thể mucoprotein trên bề mặt tế bào hồng cầu gia cầm (gây ngưng kết hồng cầu). Glycoprotein F: có tác động làm tan màng tế bào của vật chủ và cho phép xâm nhập của Nucleocapside và ARN virus vào tế bào, làm các tế bào dung hợp với nhau tạo thể hợp bào. 4 Hình 2.1: Hình dạng và cấu trúc của virus Newcastle (Nguồn: http://www.brandeis.edu/.../applicationsNewcastle.html) 2.1.3.3 Nuôi cấy (Nguyễn Thị Phước Ninh, 2005) - Virus Newcastle thường được nuôi cấy trên tế bào xơ phôi gà (chicken embryo fibroblast – CEF) hoặc tế bào thận phôi gà. - Trên môi trường tế bào tạo bệnh tích tế bào đặc hiệu (CPE) là những thể vùi (inclusion bodies) và syncytia làm cho tế bào chết và tróc ra. - Virus sinh sản tốt trong thai gà 9 – 11 ngày tuổi, đường tiêm vào xoang niệu mô (allantois). 2.1.3.4 Phân loại độc lực virus Dựa vào thời gian gây chết phôi trung bình (MDT – Mean Dead Time) sau khi tiêm cấy virus vào xoang niệu mô, virus Newcastle gồm 3 nhóm: - Nhóm cường độc (Velogen): MDT < 60 giờ. - Nhóm độc lực vừa (mesogen): MDT = 60 → 90 giờ. - Nhóm độc lực yếu (lentogen): không gây chết phôi hoặc MDT > 90 giờ Dựa vào chỉ số độc lực trên não gà con (ICPI – Intracerebral Pathogenicity Index), virus Newcastle gồm 3 nhóm: - Nhóm cường độc (Velogen): ICPI = 1→ 2. - Nhóm độc lực vừa (mesogen): ICPI ≥ 0,5. - Nhóm độc lực yếu (lentogen): ICPI = 0. 5 Dựa vào chỉ số độc lực khi tiêm tĩnh mạch gà 6 tuần tuổi (IVPI – Intravenous Pathogenicity Index), virus Newcastle gồm 3 nhóm: - Nhóm cường độc (Velogen): IVPI = 1,5→ 3,0. - Nhóm độc lực vừa (mesogen): IVPI =0. - Nhóm độc lực yếu (lentogen): IVPI = 0. 2.1.3.5 Sức đề kháng - Virus Newcastle có thể tồn tại trong nước trên 21 ngày, điều kiện thời tiết nóng trong quầy thịt là trên 7 ngày (American Veterinary Medical Association, 2006). - Theo Nguyễn Thị Phước Ninh (2005), trong điều kiện khô ráo virus sống được nhiều tháng. Các chất sát trùng thông thường như: NaOH 2%, formol 1%, pH acid tiêu diệt virus nhanh chóng. 6 2.1.4 Dịch tễ 2.1.4.1 Phân bố bệnh Bệnh Newcastle trên thế giới Bảng 2.2: Một số trận dịch Newcastle xảy ra trên thế giới Năm Nơi xảy ra dịch Thiệt hại 1971 Miền nam California của nước Mỹ Chết 12 triệu gia cầm thiệt hại khoảng 56 triệu đôla 1973 Miền nam của Ireland Không biết 1998, 1999, 2000 Australia Không biết 2002 Serbia và Montenegro Không biết 2003 Macedonia, Tây Ban Nha và Bang New Mexico của Mỹ Ở Mỹ loại thải 1900 chim và gia cầm khác từ 31 đàn. 2004 Thụy Điển, Hy lạp, Albania, Cyprus và Nga Không biết 2005 Botswana, Bulgaria, Cyprus, Đan Mạch, Phần Lan, Nam Tư cũ, Macedonia, Pháp, Hy lạp, Israel, Nhật Bản, Romania, Slovakia, Thổ Nhĩ Kỳ và Anh Không biết 2007 Trung quốc, Greece, Romania và Estonia Không biết Nguồn thông tin (American Veterinary Medical Association, 2006) (OIE, 2006) (Global Invasive Species Database, 2006) (Food and Farming Group International Trade Core Function (FFG-ITCF), 2007) Bệnh Newcastle ở Đông Nam Á - Năm 1977, bệnh xảy ra trên vịt ở Indonesia (Centre for search and development of Indonesia, 1978). 7 - Từ năm 2000 đến năm 2002 nhiều ổ dịch nổ ra trên gia cầm ở Indonesia, Malaysia, Myanmar (Nguyễn Đình Quát, 2005). - Năm 1996, bệnh xảy ra ở Thái Lan (OIE, 2000). - Năm 2001, chủng virus độc lực cao hướng phủ tạng được phân lập ở Singapore (Agri – Food and Veterinary of Singapore, 2002). - Năm 2004, ở Lào xác định được mức cao kháng thể chống lại NDV trên gà (USDA Foreign Agricultural Service, 2005). Bệnh Newcastle ở Việt Nam Bệnh đã có mặt và lan truyền từ Bắc tới Nam. Năm 1938, Vottor mô tả 1 bệnh dịch trên gà ở Nam Bộ có triệu chứng giống bệnh Newcastle. Năm 1949, Jacotot và ctv đã chứng minh bệnh có ở Nha Trang. Năm 1956, Nguyễn Lương và Trần Quang Nhiên đã khẳng định sự có mặt của bệnh này ở các tỉnh phía bắc nước ta (Nguyễn Thị Phước Ninh, 2005). Theo kết quả điều tra từ năm 1995 đến 1997 của Lê Minh Chí, Hồ Đình Chúc, Bùi Quốc Huy, bệnh Newcastle có mặt ở 4 tỉnh miền Bắc là Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hà Tây, Ninh Bình (trích dẫn bởi Nguyễn Văn Quang, 2007). Kết quả nghiên cứu của Mai Hoàng Việt từ tháng 11 năm 1997 đến năm 1998 đã khẳng định bệnh có mặt ở An Giang; năm 2002, Dương Nghĩa Quốc đã chứng minh bệnh có mặt ở Đồng Tháp (Joanne Meers và cộng sự, 2004). Từ năm 2002 đến năm 2004, 2 chủng virus gây bệnh Newcastle cho chim cút đã được Nguyễn Đình Quát phân lập, chúng có nguồn gốc từ Đồng Nai và Tp. Hồ Chí Minh. 2.1.4.2 Loài cảm thụ Bệnh Newcastle chủ yếu xảy ra ở gà và các loài cùng bộ gà (Galliformes) như: cút, gà lôi, gà rừng, trĩ, gà tây và nhiều loài chim hoang dã: vẹt, khiếu, sáo, sẻ, bồ câu, đà điểu. Bệnh không xảy ra ở ngan, ngỗng, vịt trời..., tuy nhiên các loài thủy cầm nói trên lại là vật mang trùng trong tự nhiên (Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam, 2007). Mọi lứa tuổi đều cảm thụ với bệnh, gà càng non thì cảm thụ với virus càng mạnh (Nguyễn Thị Phước Ninh, 2005). 8 2.1.4.3 Chất có mầm bệnh (Nguyễn Thị Phước Ninh, 2005) - Phổi và não là nơi chứa virus nhiều nhất. - Ngoài ra hầu hết các cơ quan phủ tạng, các chất bài tiết đều chứa căn bệnh, máu chứa virus nhưng không thường xuyên (giai đoạn nhiễm trùng huyết). - Quầy thịt đông lạnh bị nhiễm bệnh đóng vai trò lây lan quan trọng qua đường buôn bán thịt. Phân, chất độn chuồng, rơm, lồng, thùng chứa và phương tiện vận chuyển gà đóng vai trò trong sự phát tán căn bệnh. - Trứng được đẻ ra từ gà bệnh thường chết phôi vào ngày ấp thứ 4 - 5 của đầu thời kỳ ấp trứng. 2.1.4.4 Phương thức truyền lây (Lê Anh Phụng, 2004) Bệnh Newcastle lây lan theo 2 phương thức sau:  Trực tiếp: tiếp xúc giữa gà khỏe với gà bệnh hay gà mang trùng.  Gián tiếp: qua yếu tố trung gian truyền lây sinh vật và không vi sinh vật. - Yếu tố trung gian truyền lây sinh vật như: gia súc, côn trùng, tiết túc, chuột, chim hoang dại, con người,.... - Yếu tố trung gian truyền lây không sinh vật như: phân, chất độn chuồng, xác gà chết, đất, nước, không khí, thức ăn, dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển,.... Sự truyền lây qua gió đã liên quan đến trận dịch Newcastle ở Anh năm 1970 và 1972 (American Veterinary Medical Association, 2006). 2.1.4.5 Cơ chế sinh bệnh (Trần Thị Bích Liên, Lê Anh Phụng, 2001) Quá trình phát bệnh và biểu hiện bệnh phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố, trong đó độc lực của virus gây bệnh đóng vai trò chủ yếu. Sau khi bị ăn hoặc hít vào cơ thể, virus Newcastle nhân lên ở lớp biểu bì hô hấp trên của gia cầm (chủ yếu là gà). Các chủng nhược độc (lentogen) ở yên tại chỗ và không gây triệu chứng lâm sàng trừ khi có kế phát như từ Mycoplasma gallinarum. Các chủng cường độc (velogen) và độc lực trung bình (mesogen) có thể nhân lên bên ngoài biểu bì hô hấp và xâm nhập vào dòng máu để đến cơ quan đích như đường tiêu hóa, đường hô hấp, hệ sinh sản, gan, tim, ống dẫn mật,…. 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng