Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khám phá tuyến du lịch buôn ma thuột, giải pháp để phát triển tuyến du lịch buôn...

Tài liệu Khám phá tuyến du lịch buôn ma thuột, giải pháp để phát triển tuyến du lịch buôn ma thuột

.PDF
24
1
59

Mô tả:

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA DU LỊCH TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH ĐỀ TÀI: KHÁM PHÁ TUYẾN DU LỊCH BUÔN MA THUỘT, GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN TUYẾN DU LỊCH BUÔN MA THUỘT Giáo viên hướng dẫn: Ths. Lê Hồ Quốc Khánh Sinh viên thực hiện: Đặng Thị Kiều Hân MSSV: D19DL251 Lớp: 19DLH3 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2021 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 3 1. Lý do chọn đề .................................................................................................. 3 2. Mục đích nghiên cứu........................................................................................ 4 3. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 4 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 4 5. Cấu trúc luận văn ............................................................................................ 4 NỘI DUNG ................................................................................................................ 5 Chương 1: Khái quát tài nguyên thực trạng du lịch tỉnh Đắk Lắk ........................... 5 1.1. Khái quát và điều kiện tự nhiên tỉnh Đắk Lắk ........................................... 5 1.2. Tài nguyên du lịch tỉnh Đắk Lắk ............................................................... 5 1.3. Kết cấu hạ tầng-kỹ thuật ........................................................................... 8 1.4. Thực trạng du lịch tỉnh Đắk Lắk ............................................................. 10 Chương 2: Tuyến du lịch khám phá Buôn Ma Thuột ............................................ 11 2.1. Độ dài của tuyến ...................................................................................... 11 2.2. Nội dung của tuyến ................................................................................. 12 2.3. Quy mô của tuyến, Thời gian, Thời điểm khai thác tuyến .................... 18 2.4. Hệ thống các cơ sở và dịch vụ quanh tuyến ......................................... 19 Chương 3: Giải pháp phát triển tuyến du lịch khám phá Buôn Ma Thuột ............. 20 3.1. Phát triển tuyến du lịch bền vững kết hợp bảo vệ môi trường .......... 20 3.2. Phát triển nguồn nhân lực, xây dựng tổ chức bộ máy, hoàn thiện thể chế và nâng cao năng lực quản lý các điểm khu du lịch theo tuyến .......... 20 3.4. Phát triển cơ sở hạ tầng dọc tuyến ........................................................ 20 3.5. Đầu tư quảng bá, xúc tiến du lịch .......................................................... 21 3.6. Các giải pháp về yếu tố xã hội ................................................................ 22 KẾT LUẬN............................................................................................................... 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 24 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề Du lịch từ lâu đã được ghi nhận như một sở thích, một hoạt động nghĩ ngơi tích cực của con người. Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến trên toàn thế giới,nó được xem như là một nhu cầu không thể thiếu của con người và được coi như là một trong như một nhu cầu không thể thiếu của con người và được coi là mọt tiêu chuẩn và đánh giá chất lượng cuộc sống. Với Việt Nam du lịch không chỉ tạo ra nguồn thu nhập rất lớn cho nền kinh tế quốc dân mà còn góp phần đưa bạn bè quốc tế đến với nước ta, tạo ra mối quan hệ toàn cầu về kinh tế, văn hoá và thúc đẩy việc quảng bá sâu rộng hình ảnh Việt Nam đến với các quốc gia trên thế giới. Nhận thức được xu hướng trên, trong nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Đảng vá nhà nước đã đề ra đường lối: “Phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”. Ngành du lịch Đắk Lắk cùng với ngành du lịch các tỉnh khác đãvẽ lên bức tranh sinh động và tươi sáng với nhiều cố gắng và thành quả góp phần đáng kể vao sự nghiệp phát triển du lịch quốc tế chung của quốc gia. Đến với Đắk Lắk với đặc điểm địa lý của một vùng đất cao nguyên, quy tụ rất nhiều các dân tộc và tài nguyên du lịch đa dạng. Đăk Lăk được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến như một điểm du lịch hấp dẫn khi đến núi rừng Tây Nguyên. Trong bối cảnh đó, du lịch Đắk Lắk cũng đang có những bước khởi sắc. Với đặc điểm địa lí của một vùng đất cao nguyên, quy tụ rất nhiều các dân tộc và tài nguyên du lịch đa dạng, Đắk Lắk được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến như một điểm du lịch hấp dẫn. Với nhu cầu tham quan du lịch ngày càng nhiều, nhiều người muốn khám phá thiên nhiên trải nghiệm những điều mới mẽ của thiên nhiên mang lại và đặc biệt là tận hưởng vẽ đẹp hoang sơ sẳn có của thiên nhiên. Tuy nhiên với bạt ngàn rừng nguyên sinh phủ bóng, những đồi càfê trải dài tít tắp. Nơi đây đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách qua men vị cay nồng của rượu cần say sưa trong vũ điệu cồng chiêng, cưỡi voi dạo chơi, khám phá nét độc đáo của ngôi nhà làm bằng gỗ những câu chuyện về nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng ....Tất cả làm nên sự linh thiêng hùng tráng của đất và người DakLak khiến cho du khách càng thêm lưu luyến mỗi khi bước chân về. Để làm cho nền văn hóa đặc sắc và lịch sử hình thành nên con người dân tộc Buôn Ma Thuột ở Đắk Lắk là điều không thể bỏ lỡ khi đến với Đắk Lắk. Vì vậy với đề tài “khám phá Trang 3 tuyến du lịch Buôn Ma Thuột, giải pháp để phát triển tuyến du lịch Buôn Ma Thuột”. Để khám phá và nâng cao tuyến du lịch này, em chọn đề tài này để kết thúc học phần tuyến điểm du lịch. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu tuyến du lịch Buôn Ma Thuột tiềm năng, thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển tuyến du lịch này. 3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu vấn đề tuyến du lịch trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột Phân tích tiềm năng và hiện trạng phát triển tuyến du lịch Buôn Ma Thuột và đề xuất một số giải pháp phát triển tuyến du lịch 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Thu thập, xử lí thông tin Thu thập những tài liệu có liên quan ở các nguồn tin cậy, sắp xếp và xử lí tài liệu một cách có hệ thống, phân tích từng nội dung đưa ra những kết luận đúng đắn nhất. 4.2. Phân tích, tổng hợp, so sánh Thông tin, số liệu sau khi thu thập sẽ được so sánh, phân tích, tổng hợp cho phù hợp với mục đích của từng phần. Quá trình tổng hợp sẽ có được cái nhìn bao quát về tuyến du lịch Buôn Ma Thuột . Qua phân tích, các thông tin được chắt lọc với độ tin cậy và mang lại hiệu quả cao nhất. 4.3. Phương pháp thống kê Sau khi thu thập thông tin, số liệu, tiến hành thống kê, sắp xếp chúng lại cho phù hợp với cấu trúc của đề tài, trình tự thời gian và lập ra các bảng biểu về quá trình phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh cũng như ngành du lịch của thành phố Buôn Ma Thuột 5. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày qua 3 chương: Chương 1: Khái quát thực trạng, tài nguyên, du lịch tỉnh Đắk Lắk. Chương 2: Tuyến du lịch khám phá Buôn Ma Thuột Chương 3: Giải pháp phát triển tuyến du lịch khám phá Buôn Ma Thuột Trang 4 NỘI DUNG Chương 1: Khái quát tài nguyên thực trạng du lịch tỉnh Đắk Lắk 1.1. Khái quát và điều kiện tự nhiên tỉnh Đắk Lắk Vị trí: Đắk Lắk là một trong 5 tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, nằm ở khu vực trung tâm của vùng; phía Bắc giáp với tỉnh Gia Lai, phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Tây giáp với Vương quốc Campuchia, phía Tây Nam giáp tỉnh Đắk Nông, phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa. Diện tích: 13.125,37 km² Khí hậu: Khí hậu tỉnh Đắk Lắk vừa mang tính chất khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm, vừa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khô nóng và chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau (khí hậu mát và lạnh, độ ẩm thấp), mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 (khí hậu ẩm và dịu mát, tập trung 90% lượng mưa hàng năm, rất thuận lợi cho các loại cây trồng phát triển). Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.600 – 2.000mm, tập trung chủ yếu vào mùa mưa. Nhiệt độ trung bình năm 22 – 23°C, nhiệt độ cao nhất 37°C (tháng nóng nhất là tháng 4); nhiệt độ thấp nhất 14°C (tháng lạnh nhất vào tháng 12). Địa hình: Địa hình tỉnh Đắk Lắk có sự xen kẽ giữa các địa hình thung lũng, cao nguyên xen giữa núi cao và núi cao trung bình, có hướng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc, độ cao trung bình từ 500 – 800m so với mặt nước biển. Ở giữa là cao nguyên Buôn Ma Thuột rộng lớn trải dài từ Bắc xuống Nam trên 90km và từ Đông sang Tây khoảng 70km, bề mặt có dạng đồi lượn sóng, độ dốc từ 3 – 80, độ cao trung bình 450 – 500 m, diện tích khoảng 371 km², chiếm 28,4% diện tích toàn tỉnh, phần lớn diện tích cao nguyên này là đất đỏ bazan màu mỡ. Tổ chức hành chính: Hiện Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chính, bao gồm: TP. Buôn Ma Thuột (đô thị loại I là trung tâm tỉnh lỵ), Thị xã Buôn Hồ và 13 huyện: Buôn Đôn, Cư Kuin, Cư M’Gar, Ea H’leo, Ea Kar, Ea Súp, Krông Bông, Krông Buk, Krông Păk, Lắk, M’Đrắk, Krông Ana, Krông Năng Dân số: 1.733.113 người (tính đến năm 2009), gồm 41 dân tộc anh em sinh sống. Mật độ dân số: 132,04 người/km². Lực lượng lao động: 1.052.150 người (chiếm 60,7% dân số) 1.2. Tài nguyên du lịch tỉnh Đắk Lắk Trang 5 1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên Đắk Lắk được thiên nhiên ban tặng tài nguyên đất rộng lớn, đất đai ở đây khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp (dễ khai thác, đầu tư cải tạo thấp, độ an toàn sinh thái cao). Nhóm đất đỏ có diện tích 324.679 ha chiếm 24,81% diện tích tự nhiên, phần lớn nằm trên địa hình tương đối bằng phẳng rất phù hợp cho phát triển cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su v.v. Ngoài ra còn có nhiều loại đất khác như đất xám, đất nâu, đất nâu thẫm, đất phù sa, thích nghi với nhiều loại cây trồng khác nhau như cây lương thực thực phẩm, công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả và một số cây lâu năm khác... Đây là điều kiện khá thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp đa dạng. Tài nguyên nước: Đắk Lắk có 2 hệ thống sông chính là sông Sêrêpôk và lưu vực sông Ba. Hệ thống sông Sêrêpôk chảy theo hướng tây bắc đổ vào sông Mê Kông, với chiều dài chảy qua địa bàn tỉnh 341km, tổng diện tích lưu vực là 30.100km², gồm 2 nhánh chính: sông Krông Ana và Krông Nô. Hiện tại sông Sêrêpôk đem lại tiềm năng to lớn về thủy điện, với tổng trữ năng trên 1.000MW. Hệ thống lưu vực sông Ba có diện tích lưu vực 13.900km², nằm về phía đông bắc tỉnh và có hai phụ lưu chính chảy trong phạm vi của tỉnh là sông Krông Hin và sông Krông Năng. Hai sông này bắt nguồn từ dãy núi cao và chảy qua các vùng có lượng mưa lớn và phong phú. Ngoài ra, nguồn tài nguyên nước ở Đắk Lắk còn được bổ sung bởi gần 500 hồ tự nhiên và nhân tạo, độ sâu từ vài đến 25m và gần 1.000 con suối. Đây là những khu vực chứa nước trên cao nguyên phục vụ cho các nhu cầu dân sinh kinh tế như tưới tiêu, du lịch tham quan, nuôi trồng thủy sản và điều hòa sinh thái, bảo vệ môi trường. Tài nguyên rừng: Đắk Lắk là một trong những tỉnh có tiềm năng lớn về rừng với gần 1 triệu ha đất nông, lâm nghiệp, trong đó gần 620.000 ha có rừng, độ che phủ của rừng là 50%. Ở đây có vườn quốc gia Yôk Đôn rộng trên 115.500 ha, là khu vườn quốc gia lớn nhất Việt Nam. Ngoài ra, Đắk Lắk còn có 4 rừng đặc dụng là: vườn quốc gia Chư Yang Sin (huyện Krông Bông – Lắk), khu bảo tồn thiên nhiên Nam Kar (huyện Lắk) và rừng lịch sử văn hóa môi trường Hồ Lắk (huyện Lắk), khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô (huyện Ea Kar), mỗi khu có diện tích từ 20-60 nghìn ha. Đắk Lắk không chỉ có núi non trùng điệp với những thảm rừng đa sinh thái (rừng kín lá rộng, rừng thường xanh quanh năm, rừng lá kim á Trang 6 nhiệt đới, rừng kín nửa rụng lá mưa mùa nhiệt đới, rừng thưa, rừng hỗn giao tre nứa, thảm cỏ tự nhiên).với hơn 3 nghìn loài cây, 93 loài thú, 197 loài chim, mà còn là cao nguyên đất đỏ phù hợp với việc phát triển cây công nghiệp dài ngày. Tài nguyên khoáng sản: Đắk Lắk là tỉnh có tiềm năng về tài nguyên khoáng sản, nhất là khoáng sản phục vụ cho phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng như: Caolin (phân bố chủ yếu ở M’Đrắk, Ea Kar), Fenspat ( mỏ Krông Hnăng ở M’Đrắk, mỏ Iak Bo của huyện Ea Kar), Cát, cuội sỏi xây dựng phân bố ở các thềm sông suối, các vùng trũng trong sông suối tại các huyện Krông Ana, Lắk, Krông Bông, Krông Pắk, Ea H’leo, Buôn Ma Thuột. Riêng mỏ Bắc Chư Pông (Ea H’Leo), Đá khai thác phục vụ cho xây dựng có đá granit ở Ea H’leo, Krông Bông, đá bazan...hiện đang được khai thác, tuy nhiên mức độ khai thác chưa hợp lý và rất lãng phí, Than bùn với 20 khu vực chứa than bùn, phân bố rải rác trên địa bàn tỉnh. Các mỏ than bùn điển hình như: Ea Pôk, Buôn Ja Wầm, Cuôr Đăng, Krông Ana, Ea Ktur, ... Ngoài các loại khoáng sản kể trên, Đắk Lắk còn có thể khai thác một số loại khoáng sản khác như quặng chì, kẽm, fluorit... 1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn Dân tộc Việt Nam có 54 dân tộc anh em cùng sinh sống và lao động, nhưng ở Đăk Lăk đã có hơn 44 dân tộc anh em trên địa bàn tỉnh tạo nên nét đặc trưng riêng cho nền văn hóa lâu đời của Đăk Lăk. Người Êđê và người Mnông là hai dân tộc đại diện cho vùng đất Tây Nguyên với một bề dày lịch sử và văn hóa. Bên cạnh đó Đắk Lắk còn có kho tàng sử thi phong phú nhất Việt Nam với 292 pho, đã sưu tầm 77 pho (gồm 12 sử thi Êđê và 65 sử thi M’nông). Nổi tiếng nhất là Bài ca chàng Đam San (Klei khan Y Đam San) của dân tộc Êđê. Đắk Lắk là một trong những cái nôi nuôi dưỡng Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại. Chỉ một đội cồng chiêng nổi tiếng của người Đắk Lắk, vỏn vẹn chỉ có 8 nam và 3 nữ mà họ đã đem tài năng và vốn văn hóa của mình đi biểu diễn khắp nơi trong cả nước và còn sang Thụy Điển dự lễ hội Womek. Đắk Lắk còn có chiếc ghế Kpan (được làm gỗ nguyên khối) dài nhất Việt Nam. Ghế Kpan là tài sản quý của những gia đình giàu có và uy thế người Êđê. Chiếc Kpan lớn nhất dài 11,46m, dày 8cm, bề mặt 68cm, cao 48cm hiện đang được trưng bày ở Bảo tàng Văn hóa dân tộc tỉnh Đắk Lắk. Nói đến Tây Nguyên không thể không nói tới lễ hội voi ở Trang 7 nơi đây bởi tỉnh là nơi có đàn voi nhà đông nhất với 54 con , lễ hội này được coi là lễ hội voi lớn nhất Việt Nam, với 30 chú voi thiện chiến dự thi nhiều môn như đá banh, đua voi, xiếc…. Bên cạnh đó các Lễ hội Cồng chiêng, Lễ hội cà phê đã được nhà nước công nhận và tổ chức đều đặn hàng năm như một giá trị truyền thống. Đáng chú ý khi đến thăm Đắk Lắk là những ngôi nhà dài truyền thống theo huyền thoại có thể “dài như tiếng chiêng ngân” hoặc các bến nước của các buôn làng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, một nét văn hoá rất đặc trưng của vùng đất này và ấn tượng với du khách bằng Những sản phẩm gia dụng như bàn, ghế và cả thuyền độc mộc đẻo từ những cây rừng lớn nguyên vẹn… Là một mảnh đất có bề dày về văn hóa và lịch sử nên Đăk Lăk có rất nhiều di tích có giá trị, có rất nhiều di tích đã và đang được kiểm kê, công nhận và xếp hạng. Ngoài những di tích khảo cổ như khu mộ táng Ea Knuếk (Krông Păc), mộ Chăm Hòa Sơn (Krông Bông), tháp Yang Prong (Ea Súp)…trong tình còn có hàng chục di tích lịch sử và văn hóa, như: Nhà đày Buôn Ma Thuột.,Đình Lạc Giao, Buôn Dliêya (Krông Năng), buôn căn cứ trong chống Pháp và chống Mỹ, Buôn Cháy (Cư Mgar), buôn căn cứ trong chống Mỹ , Hang đá Đăk Tuôr (Krông Bông) trụ sở của Tỉnh ủy trong vùng căn cứ thời kỳ chống Mỹ, Hang đá Khuê Ngọc Điền (Krông Bông) , Đèo Phượng Hoàng (MĐrăk), Hang Ba tầng (Lăk) Chùa Khải Đoan (TP.Buôn Ma Thuột), Mộ Khun Ju Nốp (Buôn Đôn) 1.3. Kết cấu hạ tầng-kỹ thuật Cơ sở hạ tầng Giao thông: Đắk Lắk có hệ thống đường bộ và đường hàng không tương đối phát triển, bao gồm nhiều tuyến quốc lộ quan trọng, vừa nối liền với các tỉnh Tây Nguyên và thông ra biển, vừa thông thương với vùng đông bắc Campuchia. Đường bộ:Toàn tỉnh hiện có 397,5km đường quốc lộ, trong đó: Quốc lộ 14 dài 126km, từ ranh giới tỉnh Gia Lai đến ranh giới tỉnh Đắk Nông. Quốc lộ 26 dài 119km, từ ranh giới tỉnh Khánh Hòa đến TP. Buôn Ma Thuột. Quốc lộ 27 dài 84km, từ TP. Buôn Ma Thuột đến ranh giới tỉnh Lâm Đồng. Quốc lộ 14C dài 68,5km, từ ranh giới tỉnh Gia Lai đến ranh giới tỉnh Đắk Nông. Cùng với việc Chính phủ đầu tư tuyến đường Hồ Chí Minh, hàng loạt các công trình đầu tư nhằm khai thác lợi thế của tuyến giao thông này như việc đầu tư xây dựng cửa khẩu quốc tế Bờ Y (Kon Tum) và các trục Trang 8 giao thông sẽ hình thành nhánh của con đường xuyên Á bắt đầu từ Côn Minh (Trung Quốc) – Myanmar – Lào – Thái Lan qua cửa khẩu Bờ Y tạo mối quan hệ thương mại quốc tế giữa các tỉnh đông bắc Thái Lan, nam Lào với các tỉnh Tây Nguyên, Duyên hải Miền Trung và Đông Nam Bộ. Bên cạnh đó, các tuyến đường giao thông nội tỉnh được đầu tư mở mới và nâng cấp thuận lợi có thể thông thương đến biên giới Campuchia. Đường hàng không: Cảng hàng không Buôn Ma Thuột là cảng cấp 4E cho loại máy bay A321 lên xuống, công suất nhà ga 150.000 hành khách/năm, hàng ngày có các chuyến bay từ Buôn Ma Thuột đi Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và ngược lại bằng máy bay cỡ trung A320, hiện nay có 02 hãng hàng không khai thác: Việt Nam Airlines và Mê Kông Airlines. Nhà ga sân bay đang được đầu tư xây dựng theo hướng hiện đại phục vụ du khách trong và ngoài nước đến với Đắk Lắk. Năm 2010, cảng hàng không Buôn Ma Thuột phục vụ 300.000 hành khách/năm và 3.000 tấn hàng hóa/năm. Dự kiến, đến năm 2020 sẽ phục vụ 800.000 hành khách/năm. Đường sắt: Theo quy hoạch tuyến đường sắt Tuy Hòa – Buôn Ma Thuột có tổng chiều dài 160km, toàn tuyến có 8 ga, đoạn nằm trên địa phận tỉnh Đắk Lắk dài khoảng 85km và có 5 ga. Tuyến đường sắt Tuy Hòa – Buôn Ma thuột sẽ phục vụ cho việc lưu thông vận tải hàng hóa và hành khách không chỉ cho riêng tỉnh Đăk Lăk mà còn cho các tỉnh trong vùng Tây Nguyên, liên kết Tây Nguyên với các cảng biển Duyên Hải miền Trung. Ngoài ra tuyến đường sắt Vũng Rô – Đắk Lắk – Đắk Nông – cảng Thị Vải, phục vụ tốt nhu cầu khai thác bô xít ở Đăk Nông và vận tải hàng hóa của các tỉnh Tây Nguyên cũng đang được nghiên cứu đề xuất xây dựng. Cơ sở vật chất -kỹ thuật đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức khai thác các tiềm năng du lịch. Cùng với sự phát triển du lịch, số cơ sở lưu trú và chất lượng dịch vụ cũng tăng lên. Tính đến cuối năm 2006, Đắk Lắk có 39 khách sạn và có 28 nhà nghỉ. Các khách sạn chú trọng việc nâng cao chất lượng phòng ở dịch vụ lưu trú đi lại. Có bốn khu du lịch là khu du lịch hồ Lắk, khu du lịch hồ Ea Kao, Khu du lịch Buôn Đôn, khu vui chơi giải trí ở tp Buôn Ma Thuột. Nhà thi đậu thể thao của tỉnh có diện tích rộng lên tới 8.700m², hiện đại, có 3000 chỗ ngồi đã đăng cai một số giải thể thao toàn quốc như quyền anh, cầu lông. Không chỉ thi đấu nhà thi đấu còn tổ chức các hoạt động văn hóa mang tính cộng đồng thông qua các chương trình biểu diễn văn nghệ, ca nhạc, giao lưu các thế hệ. Bốn bể bơi, bốn Trang 9 sân tennis và các cơ sở thể thao văn hóa đáp ứng nhu cầu của người dân và du khách. 1.4. Thực trạng du lịch tỉnh Đắk Lắk Tại tỉnh Đắk Lắk, tỷ lệ dân cư địa phương có nhu cầu và có đủ điều kiện thực hiện các chuyến du lịch đang tăng nhanh, nhu cầu du lịch cuối tuần, du lịch vào dịp hè, dịp lễ đến các điểm du lịch gần tăng vọt trong một vài năm gần đây và sẽ tiếp tục tăng cao trong thời gian tới. Dựa vào các yếu tố tác động đã nêu trên, dự báo số lượt khách nội địa đến Đắk Lắk chiếm 85 – 90% gồm khách tại địa phương, khách du lịch đến Đắk Lắk với mục đích kết hợp hoạt động thương mại, văn hóa, thăm các khu bảo tồn, vườn quốc gia, khách nghiên cứu, tìm hiểu thiên nhiên, văn hóa, học sinh, sinh viên ở các trường trong tỉnh cũng như các vùng lân cận. Khách du lịch quốc tế chiếm tỷ lệ 10 – 15% chủ yếu là khách trẻ, khách đi tự do và khách nghiên cứu, thị trường khách quốc tế chủ yếu là Châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc và các nước thuộc khu vực ASEAN. Trang 10 Chương 2: Tuyến du lịch khám phá Buôn Ma Thuột 2.1. Độ dài của tuyến Các điểm khu du lịch của tuyến nằm trên quốc lộ 26, 27, trên các tuyến đường trung tâm thành phố Hồ Lak nằm ở thị trấn Liên Sơn, huyện Lăk, tỉnh Đăk Lăk. Nằm cạnh tuyến đường giao thông giữa Buôn Ma Thuột và Đà Lạt. Cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 56 km, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 323 km Từ trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột, du khách có thể chạy xe về phía Nam theo quốc lộ 27 cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 56 km, để đến được hồ Lắk chỉ mất hơn khoảng 1 tiếng nơi đây được mệnh danh là hồ nước lớn thứ 2 ở Việt Nam. Từ hồ Lắk chạy về trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột nằm tọa lạc tại đường số 2 Y-Ngông với biệt điện-bảo tàng các dân tộc Việt Nam được bao bọc bởi 3 đường Lê Duẩn, Y Ngông (trước đây là đường Nguyễn Du) và đường Lê Hồng Phong. Bảo tàng được đặt ngay tại tòa nhà Biệt điện Bảo Đại – một di tích lịch sử của tỉnh Đắk Lắk. Đến nay, tòa nhà được thiết kế, xây dựng theo phong cách nhà dài Ê đê, bao bọc xung quanh là mảng xanh của các cây cổ thụ của vùng núi rừng Tây Nguyên. Đáng chú ý nhất là hai cây long não nằm ở ven 2 bên đường rất đẹp và có thể gọi đây là hai cây long não lớn nhất Việt Nam. Từ biệt điện đi về hướng tây lên đường Y-Ngông đi 60m tại vòng xuyến đi theo lối thứ 4 vào đường Y-Ngông chạy thêm150m tại vòng Xuyến đi theo lối thứ 3 vào đường Lê Duẩn/quốc lộ 14 chạy 750m tại ngã 6 đi theo lối ra thứ 1 đường Nguyễn Tất Thành/ quốc lộ 14 đi khoảng 2,5km tại bùng binh đi theo lối ra thứ 1 tại Nguyễn Văn Cừ/quốc lộ 26 đi khoảng 2,5km đi theo lối ra thứ 2 Phạm Văn Đồng /quốc lộ 26 đi khoảng 4,1km tới khu du lịch ko tam nơi đây mang đến vẻ đẹp đậm chất núi rừng Tây Nguyên, không gian hoang sơ nhưng chứa đựng những nét hùng vĩ và mộc mạc. Từ khu du lịch ko tam về lại ngã 6 thành phố Buôn Ma Thuột đi theo lối ra thứ 2 vào Nơ Trang Long đi khoảng 500m rẽ phải về hướng Quang Trung khoảng 140m rẽ trái vào Quang Trung đi khoảng 300m tới chùa Sắc Tứ Khải Đoan ngôi chùa đẹp nhất Buôn Ma Thuột, chùa Sắc Tứ Khải Đoan ngôi chùa còn lưu giữ bản sắc tứ cuối cùng của chế độ phong kiến Nhà Nguyễn. Có thể chiêm ngưỡng toàn thể ngôi chùa đậm nét cổ kính với mái ngói cong cong, mềm mại, hài hòa với thiên nhiên xung quanh tạo nên khung cảnh tuyệt đẹp, cuốn hút. Từ chùa Sắc Tứ Khải Đoan đi về hướng đông lên Quang Trung về phía Trần Bình Trọng 700m rẽ trái vào Phan Chu Trinh 150m rẽ phải vào Phan Bội Châu đi khoảng 3km ngoặc trái tại Nguyễn Hữu Thọ đi 10m rẽ trái thêm 80 rẽ Trang 11 trái 50m tới làng cà phê Trung Nguyên Nơi đây mang một mô thức đẹp của kiến tạo không gian, được thiết kế như một thế giới cà phê thu nhỏ với những nét độc đáo, đặc trưng và riêng biệt của vùng đất đại ngàn. Đi khoảng 29km về hướng đông từ làng cà phê Trung Nguyên đến với thác Dray Nur ngắm dòng sông nước ào ạt tuôn trào từ độ cao mấy mươi mét như một bức tường thành khổng lồ, kỳ vĩ vốn là biên giới tự nhiên giữa hai tỉnh Dak Lak và Dak Nông. Sau khi trải qua cuộc thám hiểm đầy kích thích trong hang đá, các du khách có thể thảnh thơi đi tham quan cảnh đẹp hoang sơ hùng vĩ của núi rừng nơi đây.Đi khoảng 62km về hướng đông sẽ đến điểm cuối cùng của tuyến Buôn Đôn tham quanđến Mộ Vua Voi là lăng mộ của một vị tù trưởng đầy quyền lực và được nhân dân khắp vùng kính phục, người đã khai sinh ra Buôn Đôn, có công lớn trong buổi đầu tạo lập và phát triển nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng nơi đây. Tham quan cầu treo và ngắm cảnh sông Sêrepok. Đoàn tiếp tục tham quan trường huấn luyện voi lớn nhất Việt Nam năm xưa. Tìm hiểu nét văn hóa của người dân Ê-đê. 2.2. Nội dung của tuyến Với những người yêu thích du lịch khám phá những điều bí ẩn của thiên nhiên hùng vĩ, con người, dân tộc, và lịch sử hình thành nên cùng đất tuyệt đẹp này. Đến với tuyến du lịch khám phá Buôn Ma Thuột, điểm đến đâu thì tiên sẽ mang bạn đến với hồ nước ngọt lớn nhất ở Tây Nguyên, hồ Lắk có diện tích khoảng 6,2 km2, nằm ở độ cao hơn 500 mét so với mực nước biển, với nguồn cung cấp nước chính đến từ con sông Krông Ana. Hồ được bao bọc bởi cánh rừng nguyên sinh rộng lớn với hệ động thực vật phong phú, mặt hồ phẳng lặng, xanh ngắt, phản chiếu hình bóng của núi rừng, mang đến cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp, bình yên và vô cùng thơ mộng. Sinh sống xung quanh hồ đa phần là người M’Nông đến từ các buôn làng như buôn Jun, buôn M’Liêng, buôn Lê… vẫn còn lưu giữ được nhiều giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc. Chính vì vậy mà du khách khi du lịch hồ Lắk, không chỉ được cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên mà còn có cơ hội khám phá những nét đẹp văn hóa. Không chỉ sở Trang 12 hữu vẻ đẹp thiên nhiên kỳ thú mà du lịch hồ Lắk du khách còn được khám phá những điều cực kỳ thú vị. Ghim ngay một số trải nghiệm tuyệt vời mà bạn có thể thực hiện khi đến với hồ Lắk Check in hồ Lắk chiêm ngưỡng vẻ đẹp bình yên mơ màng. Còn gì tuyệt vời hơn khi được tay trong tay cùng người thương hay bạn bè thân yêu của mình đi dạo và thưởng thức vẻ đẹp hồ Lắk, mặt hồ xanh biếc, vẻ đẹp khiến người ta như muốn thổn thức. Hồ Lắk – vẻ đẹp lãng mạn yên bình giữa Tây Nguyên đại ngàn. Ngồi trên thuyền độc mộc lướt nhẹ nhàng và chậm rãi trên mặt hồ cũng là những trải nghiệm rất khó quên. Đặc biệt là ngắm hoàng hôn dần buông xuống sẽ khiến bạn cảm thấy thật bình yên. Đến với điểm đến thứ 2 của tuyến là Biệt Ðiện bảo tàng các dân tộc Việt Nam tọa lạc ngay trung tâm Buôn Ma Thuột, trong khuôn viên thoáng rộng Bảo tàng văn hóa các dân tộc Đắk Lắk là một trong những điểm tham quan du lịch Đắk Lắk khá nổi tiếng. Đây là một di tích lịch sử của tỉnh Đắk Lắk, nằm ngay tại trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột. Bắt đầu xây dựng từ năm 2008 với tổng diện tích là 9.200 mét vuông, chiều dài là 130 mét, chiều rộng là 65 mét. Bảo tàng được đặt ngay tại tòa nhà Biệt điện Bảo Đại – một di tích lịch sử của tỉnh Đắk Lắk. Đến nay, tòa nhà được thiết kế, xây dựng theo phong cách nhà dài Ê đê, bao bọc xung quanh là mảng xanh của các cây cổ thụ của vùng núi rừng Tây Nguyên. Đáng chú ý nhất là hai cây long não nằm ở ven 2 bên đường rất đẹp và có thể gọi đây là hai cây long não lớn nhất Việt Nam. Nếu đi sâu vào bảo tàng bạn sẽ nhận thấy kết cấu của bảo tàng văn hóa các dân tộc Đắk Lắk được thiết kế gồm có 2 tầng mô phỏng phong cách hiện đại kết hợp với truyền thống văn hóa dân tộc Tây Nguyên. Ở tầng 1, bảo tàng trưng bày những hình ảnh, hiện vật giới thiệu đặc điểm Trang 13 tự nhiên của Đắk Lắk cũng như nền văn hóa của hai dân tộc thiểu số: Ê đê và M’Nông. Còn tầng 2, trưng bày những hiện vật mô phỏng về cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của nhân dân Đắk Lắk. Bên cạnh đó, bảo tàng còn trưng bày những hình ảnh miêu tả cuộc sống lao động của người dân Đắk Lắk sau ngày đất nước giải phóng với một tâm thế tràn đầy hăng say, hứng khởi và lòng tự hào dân tộc. Trong bảo tàng có trưng bày khoảng 1.000 hiện vật, hình ảnh tổ chức thành 3 không gian trưng bày: đa dạng sinh học, văn hóa dân tộc và lịch sử. Độc đáo hơn khi hầu hết ngôn ngữ mô tả vật thể, sự kiện lịch sử đều là ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số bản địa, tiếng Pháp, tiếng Anh… Trong những ngày nghỉ lễ thì bảo tàng văn hóa các dân tộc Đắk Lắk cũng thu hút đông đảo những người con xa đến thăm quan hoặc những người dân quan tâm đến các giá trị văn hóa – lich sử của các dân tộc. Việc thành lập bảo tàng văn hóa các dân tộc Đắk Lắk mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống văn hóa – xã hội của tỉnh, nó góp phần thể hiện chính sách dân tộc và việc quan tâm, bảo tồn những giá trị văn hóa của các dân tộc nói riêng, đồng thời là kho lưu trữ tư liệu lớn của tỉnh Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung. Theo các hành trình tour du lịch Đắk Lắk, đến thăm Bảo tàng văn hóa các dân tộc Đắk Lắk một trong số những bảo tàng lớn của đất nước, bạn sẽ có góc nhìn đa chiều hơn về bản sắc văn hóa – lịch sử của các dân tộc thiểu số từ xưa cho đến nay. Điểm đến thứ 3 trên tuyến khu du lịch ko tam nơi đây mang đến vẻ đẹp đậm chất núi rừng Tây Nguyên, không gian hoang sơ nhưng chứa đựng những nét hùng vĩ và mộc mạc. Kết hợp với hệ sinh thái đa dạng có nhiều khu nhân tạo làm cho KoTam trở thành điểm đến thú vị của khách du lịch khi đặt chân đến Buôn Mê Thuột. Nơi đây có dòng sông nguồn KoTam, có bến nước, ngôi nhà sàn dài đậm sắc văn hóa của người Êđê, có những vườn hoa, bướm lượn trên những con dốc quanh co, có bầu không khí trong lành và mát dịu. Đến với KoTam, bạn sẽ quên đi những lo toan vất vã của cuộc sống thường ngày, để trở về với thiên Trang 14 nhiên, thả mình trong một không gian vô cùng lý tưởng và thưởng thức những món ăn đặc sản của Tây Nguyên trong khung cảnh tươi mát, rực rở màu sắc. Nơi đây được xây dựng với phong cách giữ gìn dòng nước đầu nguồn trong lành của suối KoTam, kết hợp trồng cây, tôn tạo cảnh quan thiên nhiên trong khu vực, tái hiện, khôi phục các bến nước lâu đời, nhà dài – cồng chiêng – di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại và các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Êđê. Tạo một không gian sinh thái độc đáo, đặc trưng ,phục vụ nhu cầu tìm hiểu văn hóa, phong tục, tập quán của người đồng bào Êđê thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế đến địa phương; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tại địa phương. Tạo ra các sản phẩm sạch,giới thiệu, quảng bá các đặc sản của Đắk Lắk như: cà phê, mật ong, măng tre, các loại cây ăn quả, hương liệu, dược liệu. Điểm đến thứ 4 của tuyến là ngôi chùa đẹp nhất Buôn Ma Thuột, chùa Sắc Tứ Khải Đoan ngôi chùa còn lưu giữ bản sắc tứ cuối cùng của chế độ phong kiến Nhà Nguyễn. Có thể chiêm ngưỡng toàn thể ngôi chùa đậm nét cổ kính với mái ngói cong cong, mềm mại, hài hòa với thiên nhiên xung quanh tạo nên khung cảnh tuyệt đẹp, cuốn hút. Cũng như các ngôi chùa khác, chùa sắc tứ Khải Đoan Đắk Lắk phía trước là cổng tam quan, tiếp đến là chính điện, còn phía sau là hậu tổ. Đặc biệt phần chính điện được xây dựng với các cột gỗ lim vững chãi. Chánh điện nổi bật với tượng Phật Thích Ca uy nghi cùng chiếc chuông đồng lớn đặt ở gian bên phải. Theo như các chư tăng ở chùa cho biết, tượng Phật này được chế tác bằng đồng, cao 1,1m, đài sen được làm bằng gỗ quý, chạm khắc tỉ mỉ, công phu. Còn chiếc chuông đồng cao tới 1,15m do các nghệ nhân ở kinh Trang 15 thành Huế đúc vào năm 1954. Ngoài ra, chùa còn có điện thờ Quan Âm Bồ tát được xây bên cạnh với hình lục giác. Trên tuyến du lịch khám phá Buôn Ma Thuột không thể thiếu làng cà phê Trung Nguyên. Nơi đây mang một mô thức đẹp của kiến tạo không gian, được thiết kế như một thế giới cà phê thu nhỏ với những nét độc đáo, đặc trưng và riêng biệt của vùng đất đại ngàn. Đến với Làng cà phê Trung Nguyên du khách sẽ được hòa mình trong không gian xanh, ngắm những cây cà phê cổ đan xen những pho tượng Tây Nguyên, nghe những huyền thoại và văn hóa cà phê các nước, tham quan không gian nhà dài Êđê, nơi trưng bày những hiện vật cổ có giá trị lớn và lâu đời nhất của Tây Nguyên như bộ sưu tập cồng chiêng và các công cụ, nông cụ, vũ khí…, cần thiết trong đời sống hàng ngày và sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của người dân Tây Nguyên; Những dụng cụ dùng trong quá trình trồng trọt, vận chuyển và chế biến cà phê của người dân Tây Nguyên được trưng bày trên chiếc k’pan. Làm bằng tấm ván gỗ dày và rất dài xẻ từ một thân cây cổ thụ, k’pan là biểu tượng cho sự sung túc của những gia đình Ê Đê giàu có. Đặc biệt, du khách được thưởng thức nhiều phong cách cà phê thế giới như Thổ Nhĩ Kỳ, Ethiopia, Italia, Nhật Bản, Brazil…, xem bộ sưu tập các loại máy xay, máy rang, máy sàng, máy phân loại, máy chiết xuất… cà phê của Đức từ năm 1700 đến nay. Và vừa nhâm nhi cà phê, vừa thưởng thức các chương trình biểu diễn “văn hóa văn nghệ” theo yêu cầu. Ngoài ra, Làng cà phê Trung Nguyên còn có khu ẩm thực, phục vụ trên 50 món ăn đặc sắc của ba miền nước Việt. Làng cà phê Trung Nguyên, được xem như một bảo tàng về nông nghiệp của các dân tộc Tây Nguyên. Nhiều du khách đã tìm đến làng cà phê này không chỉ để thưởng thức hương vị cà phê độc đáo mà còn để chiêm ngưỡng không gian đặc sắc, đậm đà bản sắc Tây Nguyên. Du khách còn có dịp trải nghiệm những kiến thức về cây cà phê từ việc tìm hiểu xuất xứ, cách trồng, chăm sóc cây, cách phân biệt cà phê và hiểu rõ hơn quá trình chế biến, pha chế đầy nghệ thuật. Đi xem những vườn cà phê cổ Trang 16 với các loại cà phê, chè, vối, mít, robusta, robica…, đã được dày công sưu tập qua nhiều năm. Và thưởng thức lý cà phê thơm lừng bên những hòn “giả sơn” kỳ vĩ. Tham quan Nhà Dài trưng bày các hiện vật của bảo tàng cà phê thế giới và Tây Nguyên, những tác phẩm nghệ thuật sáng tạo độc đáo ghép bằng hạt cà phê, mua sắm tại shop lưu niệm tại Làng Cà Phê.Điểm đến tiếp theo của tuyến là thác Dray Nur ngắm dòng sông nước ào ạt tuôn trào từ độ cao mấy mươi mét như một bức tường thành khổng lồ, kỳ vĩ vốn là biên giới tự nhiên giữa hai tỉnh Dak Lak và Dak Nông. Sau khi trải qua cuộc thám hiểm đầy kích thích trong hang đá, các du khách có thể thảnh thơi đi tham quan cảnh đẹp hoang sơ hùng vĩ của núi rừng nơi đây. Ngay dưới chân thác là hồ nước rộng với làn xanh trong vắt mát lành, mang nét đặc trưng của nước non nơi núi rừng. Không ồn ào dữ dội như dòng nước từ trên thác đổ xuống, sóng nước trong hồ mang nét đẹp hiền hòa, êm dịu hơn. Nhấp nhô giữa sóng nước là hàng trăm các mỏm đá lớn nhỏ với đủ mọi hình thù, chúng yên tĩnh nằm ở đó từ ngày này qua tháng khác, là nơi ẩn náu trú mình của những loài cá nhỏ. Tản bộ trong khu rừng nguyên sinh ở gần đó, chiêm ngưỡng những loại cây cổ thụ lên tới hàng ngàn tuổi với gốc và rễ cây khổng lồ. Đặc biệt khi tới với thác Dray Nur, bạn sẽ không thể bỏ qua cơ hội được bước trên chiếc cầu treo cao chênh vênh. Cầu treo gỗ được làm bắc ngang qua sông nước, khi bước qua đó, bạn sẽ cảm nhận được sự chòng chành, đáng sợ của loại cầu gỗ quen thuộc với người dân của các vùng dân tộc. Thế nhưng chính cảm giác kích thích khi chậm bước từng bước qua cầu sẽ để lại cho du khách Trang 17 những trải nghiệm không thể nào quên. Hơn nữa, khi được đứng trên cầu, phóng tầm mắt ra xa, bạn sẽ được chiêm ngưỡng trọn vẹn khung cảnh hùng vĩ tuyệt đẹp của thiên nhiên sóng nước nơi đây. Đó là một khung cảnh vừa oai hùng tráng lệ nhưng cũng rất hiền dịu, nên thơ. Điểm đến cuối cùng của tuyến là buôn Đôn đến Mộ Vua Voi là lăng mộ của một vị tù trưởng đầy quyền lực và được nhân dân khắp vùng kính phục, người đã khai sinh ra Buôn Đôn, có công lớn trong buổi đầu tạo lập và phát triển nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng nơi đây. Tham quan cầu treo và ngắm cảnh sông Sêrepok. Đoàn tiếp tục tham quan trường huấn luyện voi lớn nhất Việt Nam năm xưa. Tìm hiểu nét văn hóa của người dân Ê-đê, có thể đi bộ hoặc đạp xe ngắm cảnh rừng quốc gia Yok Đôn, trải nghiệm hoạt động cưỡi voi tham quan cuộc sống thường nhật của người dân trong buôn làng hoặc cưỡi voi vượt sông Sêrêpôk khám phá Vườn quốc gia Yok Đôn Còn nếu là người yêu thích tìm hiểu lịch sử, văn hóa thì hoạt động tham quan các nhà trưng bày sẽ giúp bạn hiểu hơn về đời sống văn hóa, phong tục tập quán, lối sinh hoạt thường ngày của nhiều dân tộc Tây nguyên. Tại đây, bạn sẽ được nghe thuyết minh về lịch sử của Buôn Đôn, những câu chuyện về vị vua săn voi Khunjunop với kỹ thuật săn bắt voi điêu nghệ. Bên cạnh đó, bạn còn được thưởng thức các đặc sản nơi đây như rượu cần, cơm lam, canh chua cá sông,… cũng như tham gia giao lưu văn hóa cồng chiêng với người dân trong buôn làng. Không gian núi rừng hùng vĩ với nền văn hóa mang đậm bản sắc vùng đại ngàn Tây Nguyên chắc chắn sẽ để lại những ấn tượng khó phai trong lòng du khách khi đặt chân đến vùng đất này. 2.3. Quy mô của tuyến, Thời gian, Thời điểm khai thác tuyến Quy mô của tuyến: chiều dài của tuyến khoảng 226km từ trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột. Tuyến du lịch khám phá Buôn Ma Thuột mang khách du lịch khám phá các con đường đi đến cá điểm khu du lịch. Tài nguyên thiên nhiên phong phú khu du lịch vẫn giữ nguyên được vẽ Trang 18 đẹp của tài nguyên nơi đây. Văn hóa cộng đồng dân tộc nơi đây được thể hiện một cách sáng tạo vào độc đáo, cho khách du lịch trải nghiệm những điều mới mẻ trong sinh hoạt của dân tộc, tham quan kiến trúc đặc biệt của người dân tộc Ê đê, xem sự hình thành và phát triển của người nơi đây. Tuyến là sợ kết hợp độc đáo giữa tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn sự liên kết giữa các khu và điểm du lịch khi khách du lịch tham gia tuyến du lịch khám phá Buôn Ma Thuột. Thời gian khai thác tuyến khai thác được vĩnh viễn do các tài nguyên tại các điểm khu du lịch dễ khai thác, các dịch vụ thì đầy đủ mang lại giá trị lớn cho tuyến. Thời điểm khai thác tuyến theo du lịch Đắk Lắk thì một năm ở đây có hai mùa khác biệt rõ rệt là mùa mưa (tháng 5 – 10) và mùa khô (tháng 11 – 4). Tuyến có thể khoảng thời gian từ tháng 9 – 12 vì vào khoảng thời gian này cây cối xanh mướt tươi tốt khiến cho cảnh quan thiên nhiên đẹp hơn, và thời tiết cũng mát mẻ, dễ chịu hơn cho những chuyến đi. 2.4. Hệ thống các cơ sở và dịch vụ quanh tuyến Các khu du lịch điểm du lịch nằm trên khu vực TP Buôn Ma Thuột, nên dọc theo tuyến có những cơ sở lưu trú hiện đại cho những ai cần. Đặc biết trên những con đường duy chuyển dọc tuyến có những con đường ăn uống đặc biệt hấp dẫn nơi đây. Cơ sở y tế thì phát triển nhiều trạm y tế ngỏ dọc theo tuyến. Hay ngay tại khu du lịch có các cơ sở lưu trú cho khách tham quan như homestay khách sạn nhà nghỉ gần các điểm tham quan. Nhiều trạm xăng dầu dọc theo tuyến chỉ cách nhau vài cây đủ điều kiện phục vụ cho tuyến đi. Trang 19 Chương 3: Giải pháp phát triển tuyến du lịch khám phá Buôn Ma Thuột 3.1. Phát triển tuyến du lịch bền vững kết hợp bảo vệ môi trường Để giảm thiểu mức thấp nhất các yếu tố gây ảnh hưởng môi trường, tuyến cần chú ý những điểm sau: Tất cả các công trình phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ quan chuyên môn trước khi tiến hành xây dựng công trình phục vụ du lịch, nhàm phát hiện sớm và làm sáng tỏ tác động môi trường của các dự án. Qua đó, trình các cơ quan chức năng xem xét, cân nhắc trước khi cấp trên ra quyết định cấp phép đầu tư khai thác phục vụ du lịch. Tổ chức công tác giám sát, kiểm tra định kỳ, xác định các nguồn gây tác động môi trường để có giải pháp ngăn chặn hữu hiệu. Lồng ghép các dịch vụ du lịch vào việc tuyên truyền bảo vệ môi trường, bảo vệ tính văn hóa, sinh học được giữ nguyên khi đến tham quan các điểm khu du lịch trên tuyến. 3.2. Phát triển nguồn nhân lực, xây dựng tổ chức bộ máy, hoàn thiện thể chế và nâng cao năng lực quản lý các điểm khu du lịch theo tuyến Thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển du lịch; có kế hoạch đào tạo và nâng cao năng lực cho những người làm du lịch về chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, kiến thức về môi trường – sinh thái – văn hóa bản địa và tiếng dân tộc; tiếp cận công nghệ mới trong quản lý rừng, kinh doanh du lịch, bảo tồn văn hóa truyền thống…; xây dựng các tuyến, điểm du lịch sinh thái, khu nghỉ dưỡng, lưu trú để đầu tư xây dựng và khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch sinh thái, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Bên cạnh đó, thường xuyên trao đổi, giao lưu với các vườn trong nước và quốc tế có hoạt động du lịch nhằm nâng cao kiến thức năng lực, mô hình hiệu quả trong quản lý và khai thác tuyến du lịch khám phá Buôn Ma Thuột. 3.4. Phát triển cơ sở hạ tầng dọc tuyến Tăng cường đầu tư cho việc cải tạo, nâng cấp các cơ sở hạ tầng, các công trình và hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch như hệ thống đường giao thông, điện, nước tại các khu du lịch, điểm du lịch trên tuyến. Tăng cường mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ du lịch cho đội ngũ hướng dẫn viên du lịch, để từng bước chuyên nghiệp hóa Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan