Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giới thiệu về điểm đến du lịch lào cai...

Tài liệu Giới thiệu về điểm đến du lịch lào cai

.PDF
25
1
116

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA DU LỊCH HỌC PHẦN: TỔNG QUAN DU LỊCH BÀI GIỮA KÌ: GIỚI THIỆU VỀ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH LÀO CAI Giáo viên hướng dẫn: Th.s Lê Quỳnh Chi Tên thành viên: Nguyễn Tuấn Dũng (Leader) Đinh Thị Hà Hoàng Thị Kim Dung Vũ Ngọc Dũng Nguyễn Thị Duyên Đoàn Thị Giang Trần Hương Giang Khổng Thị Minh Hải Đỗ Bùi Mai Hằng Hà Nội - 2021 MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................2 I. Thông tin chung...................................................................................3 1. vị trí địa lý của lào cai.....................................................................3 2. lịch sử hình thành............................................................................3 3. Truyền thuyết..................................................................................5 4. Nguồn gốc tên gọi...........................................................................6 II. Tài nguyên du lịch............................................................................6 1. Tài nguyên du lịch tự nhiên.............................................................6 2. Tài nguyên du lịch văn hóa...........................................................11 III. Phát triển du lịch............................................................................19 1. Tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh Lào Cai..............................19 2. Sáu loại hình du lịch ở Lào Cai.....................................................20 3. Các loại hình du lịch phù hợp để phát triển ở Lào Cai..................24 C. PHẦN KẾT BÀI................................................................................25 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................25 E. PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC................................................................26 A. PHẦN MỞ ĐẦU Lào Cai là một vùng đất cổ, diện mạo địa hình được hình thành cách nay 50-60 triệu năm, trong đợt tạo sơn cuối cùng, vỏ trái đất vặn mình, đứt gãy. Từ một vùng đất nghèo khó, ít người biết đến trên thượng nguồn sông Hồng của miền núi cao Tây Bắc Việt Nam, sau ngày tái lập tỉnh tới nay, Lào Cai - mảnh đất vừa có núi rừng hoang sơ hùng vỹ, lại vừa mang trong mình sự sầm uất tấp nập của một thành phố ngày càng phát triển, đang được nhiều du khách xa gần tìm đến thăm, khám phá những địa danh nổi tiếng của tỉnh Lào Cai như : “Cao nguyên trắng Bắc Hà” ; “Lào Cai – Nơi con sông Hồng chảy vào Đất Việt”; “Sa Pa – Thành phố trong sương”... Những ai đã từng đặt chân đến Lào Cai, được đắm mình trong bầu không khí tinh khôi, êm dịu và mát mẻ của Sa Pa - nơi gặp gỡ của đất trời sẽ chẳng thể nào quên được những cảm xúc bâng khuâng về một miền đất tiên cảnh. Kho báu du lịch của tỉnh Lào Cai không chỉ có Sa Pa mà còn nhiều địa danh khác như Bắc Hà, Bát Xát…, những điểm đến đẹp hút hồn mà du khách không thể bỏ qua. B. PHẦN NỘI DUNG I. Thông tin chung 1. vị trí địa lý của lào cai - Lào Cai là một tỉnh miền núi nằm ở phía Bắc Việt Nam, diện tích tự nhiên 6.383,89km2, chiếm 2,44% diện tích cả nước, là tỉnh có diện tích lớn thứ 19/64 tỉnh, thành phố cả nước. - Vị trí nằm ở các điểm: Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc; phía Nam giáp tỉnh Yên Bái; phía Đông giáp tỉnh Hà Giang; phía Tây giáp tỉnh Lai Châu. Lào Cai có 203,5 km đường biên giới với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc. 2. lịch sử hình thành - Cách ngày nay hơn vạn năm, con người đã có mặt tại địa bàn Lào Cai. Thời Hùng Vương dựng nước, vùng đất Lào Cai thuộc bộ Tân Hưng, là một trong 15 bộ của Nhà nước Văn Lang - là một trung tâm kinh tế chính trị lớn ở thượng nguồn sông Hồng. Đến đời Đinh, Lý, Trần, Lê có biết bao biến động về địa danh... Đến đời nhà Nguyễn, vùng đất Lào Cai chủ yếu thuộc đất của châu Thủy Vỹ, châu Văn Bàn, một phần thuộc châu Chiêu Tấn và một phần nhỏ thuộc châu Lục Yên thuộc phủ Quy Hóa. Đến thời điểm này địa danh Lào Cai chưa được hình thành. - Vùng đất thị xã Lào Cai ngày nay xưa kia có một khu chợ, dần dần người ta mở mang thêm một phố chợ. Vì thế phố chợ đầu tiên này theo tiếng địa phương được gọi là Lão Nhai (tức Phố Cũ). Sau này người ta mở thêm một phố chợ khác gọi là Tân Nhai (Phố Mới ngày nay). Theo cố giáo sư Đào Duy Anh, từ Lão Nhai được biến âm thành Lao Cai và được gọi một thời gian khá dài. Khi làm bản đồ, người Pháp viết Lao Cai thành Lào Kay. Danh từ Lào Kay đã được người Pháp sử dụng trong các văn bản và con dấu. Nhưng trong giao tiếp và dân gian người ta vẫn gọi là Lao Cai. Sau ngày tỉnh Lao Cai được giải phóng (11-1950), đã thống nhất gọi là Lào Cai cho đến ngày nay. Sau khi đánh chiếm Lào Cai (3 -1886) và khi hoàn thành công cuộc bình định quân sự, thực dân Pháp cai quản địa hạt Lào Cai theo chế độ quân sự. Ngày 7/01/1899, đạo quan binh IV được thành lập bao gồm Tiểu quân khu Yên Bái và Tiểu quân khu Lào Cai. Lào Cai là đạo lỵ, thủ phủ của đạo quan binh IV. Để dễ bề kiểm soát và tiến hành khai thác bóc lột, thực dân Pháp đã chia lại khu vực hành chính và thay đổi chế độ cai trị. Ngày 12/7/1907, toàn quyền Đông Dương ra nghị định bãi bỏ đạo quan binh IV Lào Cai, chuyển từ chế độ quân quản sang chế độ cai trị dân sự, thành lập tỉnh Lào Cai. Từ đây địa danh tỉnh Lào Cai được xác định trên bản đồ Việt Nam. - Trải qua những biến động thăng trầm của lịch sử, địa lý Lào Cai cũng có nhiều thay đổi. Về địa danh hành chính,qua nhiều lần tách nhập:  Thành lập tỉnh dân sự Lào Cai (12/7/1907), phần đất của châu Thủy Vỹ bên hữu ngạn sông Hồng sáp nhập vào Chiêu Tấn, vẫn lấy tên là châu Thủy Vỹ. Từ đó địa danh Chiêu Tấn không còn. Phần đất của châu Thủy Vỹ bên tả ngạn sông Hồng được tách ra lập thành châu Bảo Thắng. Tỉnh Lào Cai gồm hai châu Thủy Vỹ, Bảo Thắng và các đại lý Mường Khương, Phong Thổ, Bát Xát, Bắc Hà (Pa Kha) và thị xã Lào Cai, trong đó có 855 làng bản, 6.812 hộ, 39.099 nhân khẩu, với 11 dân tộc chủ yếu: Hmông, Dao, Tày, Giáy... trong đó người H'mông chiếm 26,56%, Dao 22,41%, Tày, Giáy 20,77%, Kinh 4,52%, Nùng 7,33%, Thái 9,25%, U Ní 2,48%, Hoa Kiều 4,44%, còn lại là các dân tộc khác. - Sau khi tỉnh Lào Cai được giải phóng lần thứ nhất, Lào Cai được chia thành 8 huyện: Bắc Hà, Mường Khương, Bản Lầu, Bảo Thắng, Sa Pa, Bát Xát, Phong Thổ và thị xã Lào Cai.  Ngày 7/5/1955, khu tự trị Thái Mèo được thành lập, huyện Phong Thổ của tỉnh Lào Cai chuyển sang khu tự trị Thái Mèo, sau này thuộc tỉnh Lai Châu.  Ngày 27/3/1975, tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa V đã nghị quyết hợp nhất ba tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Nghĩa Lộ thành tỉnh mới lấy tên là Hoàng Liên Sơn.  Ngày 17/4/1979, Hội đồng Chính phủ ra quyết định hợp nhất thị xã Lào Cai và Cam Đường thành thị xã Lào Cai trực thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn.  Ngày 12/8/1991 kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII ra Nghị quyết chia tỉnh Hoàng Liên Sơn thành hai tỉnh Yên Bái và Lào Cai.  Ngày 01/10/1991 tỉnh Lào Cai được tái lập, trên cơ sở vùng đất Lào Cai (cũ) và bổ sung thêm ba huyện: Bảo Yên, Văn Bàn (thuộc Yên Bái cũ), Than Uyên (thuộc Nghĩa Lộ cũ) bao gồm 8 huyện, hai thị xã.  Ngày 9/6/1992, Hội đồng Bộ trưởng quyết định tách thị xã Lào Cai thành hai thị xã Lào Cai và Cam Đường.  Ngày 30/12/2000, huyện Bắc Hà được tách thành hai huyện Si Ma Cai và Bắc Hà.  Ngày 31/01/2002, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định sáp nhập thị xã Lào Cai và thị xã Cam Đường thành thị xã tỉnh lỵ Lào Cai.  Ngày 1/01/2004, huyện Than Uyên được tách ra thuộc tỉnh Lai Châu (mới).  Ngày 30/11/2004, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 195/2004/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Lào Cai thuộc tỉnh Lào Cai, gồm thành phố Lào Cai và 8 huyện: Bảo Thắng, Bảo Yên, Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương, Sa Pa, Bát Xát, Văn Bàn. 3. Truyền thuyết - Núi cô Tiên Ngược dốc về phía Tây Nam, vượt con đường cheo leo, lên đỉnh ngọn núi, một phiến đá rộng chừng 1m hình chiếc bàn, một ghế đá có hình Cô Tiên ngồi, xung quanh là 4 chiếc ghế nhỏ, 4 chàng trai tựa như hình 4 con rồng chầu quanh phóng tầm nhìn bảo vệ cả một vùng thung lũng, biên giới “Mưng Khang”. - Cũng giống như Thác Tình Yêu, Cái tên Cô Tiên không phải ngẫu nhiên mà có. Tương truyền ngày xưa có một nàng tiên xuống hạ giới du xuân, tới nơi đây thấy cảnh lạ thường, nên nặng lòng ở lại, vì vậy núi này được gọi là núi Cô Tiên. - Còn có Truyền thuyết kể lại, ngày ấy có hai cha con nhà nọ đi chơi chợ Pạc Kha (tức Bắc Hà ngày nay). Tới đây thì người con gái bị ốm nặng, người cha loay hoay đủ mọi phương cách nhưng không cứu được con. - Đau buồn tuyệt vọng, ông đành lấy đá đắp xác con rồi xuống bản xin nén nhang thắp cho vong hồn con đỡ nguội lạnh. Cảm thông với ông, bà con dân bản người góp công, người góp của cùng ông lão lên núi làm ma cho cô gái. Khi nén nhang còn đang cháy dở thì lạ thay, cô tỉnh dậy nói năng hoạt bát như người vừa qua một giấc ngủ và kể lại đã được gặp Quan âm Bồ Tát. - Phật Bà dặn dò cô việc thờ phụng ở chốn dương gian rồi dẫn cô trở về cõi trần. Mọi người bàng hoàng sửng sốt cùng ngước lên trên và bắt gặp đám mây ngũ sắc tụ ngay trên đỉnh đầu. Thấy đây là điềm lành và để tạ ơn Quan âm Bồ Tát cứu mạng cho con gái, người cha cùng dân bản đã thuê người đục am trên vách đa cao hơn mặt đất tới hai tầm cây mai đại rồi tạc tượng Quan âm Bồ Tát để thờ. Tới nay, cứ đến ngày 19 tháng 9 dân làng lại mang oản, vải đỏ để cầu Quan âm Bồ Tát xin điềm lành, xoá đi điềm dữ. 4. Nguồn gốc tên gọi - Cái tên Lào Cai bắt nguồn từ địa danh khu đô thị cổ “Lão Nhai” có nghĩa là “Phố cổ”. Ngày 12/7/1907, tỉnh Lào Cai được thành lập, tên của đô thị cổ trở thành tên tỉnh Lào Cai. II. Tài nguyên du lịch 1. Tài nguyên du lịch tự nhiên a. Địa hình Thành phố biên giới Lào Cai hôm nay – Báo Hòa Bình - Địa hình Lào Cai rất phức tạp, phân tầng độ cao lớn, mức độ chia cắt mạnh. Hai dãy núi chính là dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Con Voi cùng có hướng Tây Bắc - Đông Nam nằm về phía đông và phía tây tạo ra các vùng đất thấp, trung bình giữa hai dãy núi này và một vùng về phía tây dãy Hoàng Liên Sơn. Ngoài ra còn rất nhiều núi nhỏ hơn phân bố đa dạng, chia cắt tạo ra những tiểu vùng khí hậu khác nhau. - Do địa hình chia cắt nên phân đai cao thấp khá rõ ràng, trong đó độ cao từ 300m - 1.000m chiếm phần lớn diện tích toàn tỉnh. Điểm cao nhất là đỉnh núi Phan Xi Păng trên dãy Hoàng Liên Sơn có độ cao 3.143m so với mặt nước biển, Tả Giàng Phình: 3.090m. - Dải đất dọc theo sông Hồng và sông Chảy gồm thành phố Lào Cai - Cam Đường - Bảo Thắng - Bảo Yên và phần phía đông huyện Văn Bàn thuộc các đai độ cao thấp hơn (điểm thấp nhất là 80 m thuộc địa phận huyện Bảo Thắng), địa hình ít hiểm trở hơn, có nhiều vùng đất đồi thoải, thung lũng, là địa bàn thuận lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp hoặc xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng. b. Khí hậu - Lào Cai có khí hậu nhiệt đới gió mùa, song do nằm sâu trong lục địa bị chia phối bởi yếu tố địa hình phức tạp nên diễn biến thời tiết có phần thay đổi, khác biệt theo thời gian và không gian. Đột biến về nhiệt độ thường xuất hiện ở dạng nhiệt độ chênh lệch trong ngày lên cao hoặc xuống thấp quá (vùng Sa Pa có nhiều ngày nhiệt độ xuống dưới 00C và có băng hoặc tuyết rơi). - Khí hậu Lào Cai chia làm hai mùa: mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình nằm ở vùng cao từ 15℃ – 20 ℃ (riêng Sa Pa từ 14℃ – 16℃và không có tháng nào lên quá 200C), lượng mưa trung bình từ 1.800mm - 2.000mm. Nhiệt độ trung bình nằm ở vùng thấp từ 23℃– 29℃lượng mưa trung bình từ 1.400mm - 1.700mm. - Sương mù thường xuất hiện phổ biến trên toàn tỉnh, có nơi ở mức độ rất dày. Trong các đợt rét đậm, ở những vùng núi cao và các thung lũng kín gió còn xuất hiện sương muối, mỗi đợt kéo dài 2 - 3 ngày. - Khí hậu Lào Cai rất thích hợp với các loại cây ôn đới, vì vậy Lào Cai có lợi thế phát triển các đặc sản xứ lạnh mà các vùng khác không có được như: hoa, quả, thảo dược và cá nước lạnh. Chính khí hậu này đã tạo nên cảnh quan thiên nhiên đa dạng, giúp Lào Cai thu hút được khách du lịch cả trong nước lẫn khách quốc tế. c. Nước - Lào Cai có hệ thống sông suối dày đặc được phân bố khá đều trên địa bàn tỉnh với hai con sông lớn chảy qua là sông Hồng (130 km chiều dài chảy qua tỉnh) và sông Chảy bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc) có chiều dài đoạn chảy qua tỉnh là 124 km. Ngoài hai con sông lớn, trên địa bàn tỉnh còn có hàng nghìn sông, suối lớn nhỏ (trong đó có 107 sông, suối dài từ 10 km trở lên). Đây là điều kiện thuận lợi cho Lào Cai phát triển các công trình thuỷ điện vừa và nhỏ. - Ngoài các sông trên còn có hệ thống sông suối nhỏ khá dầy, mật độ lưới sông khá dày đạt 1,5 - 1,7 km/km2, vùng thung lũng có độ cao 300 m trở xuống có mạng lưới sông suối thưa thớt đạt 0,3 - 0,5 km/km 2. Những phụ lưu chính trong lưu vực sông Thao gồm: Ngòi Nhù với diện tích lưu vực 1550 km 2 có chiều dài sông chảy qua tỉnh là 68 km; Ngòi Bo với diện tích lưu vực 587 km2; Ngòi Phát với diện tích lưu vực 512 km 2; Ngòi Đum với diện tích lưu vực 156 km2; Ngòi San với diện tích lưu vực 140 km2. - Do lượng mưa phong phú, kết hợp với yếu tố địa lý, cảnh quan khác nên Lào Cai có nguồn nước khá dồi dào. Đây là một thuận lợi cơ bản cho sự phát triển các ngành kinh tế của tỉnh. - Bên cạnh đó, nguồn nước nguồn ước tính có trữ lượng xấp xỉ 30 triệu m3, trữ lượng động khoảng 4.448 triệu m3 với chất lượng khá tốt, ít bị nhiễm vi khuẩn. - Theo các tài liệu điều tra, trên địa bàn tỉnh có bốn nguồn nước khoáng, nước nóng có nhiệt độ khoảng 400C và nguồn nước siêu nhạt ở huyện Sa Pa, hiện chưa được khai thác, sử dụng. d. Sinh vật - Tỉnh Lào Cai có 03 khu rừng đặc dụng với tổng diện tích quy hoạch là 64.526 ha, trong đó: Diện tích có rừng 56.247,7 ha, rừng tự nhiên 55.884,9 ha, rừng trồng 326,8 ha, đất trống 8.278,8 ha. Gồm: Vườn quốc gia Hoàng Liên có diện tích 20.951 ha, Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn có diện tích 24.939 ha và Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Xát có diện tích 18.637 ha. Đây là những khu rừng có diện tích tập trung lớn liền vùng và giữ vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, điều tiết nguồn nước, là nơi có tính đa dạng sinh học cao, có nhiều loài động, thực vật đặc hữu và quý hiếm cần được bảo vệ. T h e o nhiều tài liệu nghiên cứu cho thấy, hệ thực vật ở đây mang đặc trưng á nhiệt đới và ôn đới (Vân Nam - Hymalaya, Bắc Việt Nam - Nam Trung Quốc và Ấn Độ - Malaixia). Qua tổng hợp bước đầu đã thống kê được 2.399 loài thực vật có mạch thuộc 1.020 chi và 256 họ. Số lượng loài thực vâ ̣t phong phú, đặc biệt có các loài chịu lạnh mang tính chất đặc trưng của vùng, trong đó các loài thực vật đặc hữu chiếm tới 25% các loài thực vật đặc hữu tại Việt Nam như bách tán Đài Loan, bách xanh, thông đỏ, vân sam Hoàng Liên (sam lạnh), thiết sam và phát hiện các loài thích tím… Có thể nói, vùng núi Hoàng Liên là kho tàng gen cây rừng quý, hiếm bậc nhất của Việt Nam. Khu hệ thực vật không chỉ đa dạng về thành phần loài mà còn về công dụng. Trong số 2.399 loài thực vật, có 754 loài làm thuốc; 214 loài ăn được; 458 loài lấy gỗ; 311 loài làm cảnh; 67 loài cho dầu; 45 loài cây cho tanin, chất màu; 23 loài lấy sợi; 125 loài cây có công dụng khác. - Khu hệ động vật rừng đặc dụng của Lào Cai cũng rất phong phú về thành phần loài, với 955 loài động vật, thuộc 106 họ và 29 bộ. 5 Lớp. Trong đó, có 155 loài quý, hiếm chiếm 16,23%, có 20 loài quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam và sách đỏ Thế Giới chiếm 2,3%, có 19 loài thuộc phụ lục của Công ước CITES, có 22 loài đặc hữu điển hình cho vùng núi cao Hoàng Liên Sơn. - Bên cạnh đó, hệ động vật của vùng núi cao Hoàng Liên Sơn đã thống kê được 621 loài động vật có xương sống trên cạn, trong đó có 96 loài thú, 376 loài chim, 68 loài bò sát và 60 loài lưỡng thể, đặc biệt có loài ếch gai rất hiếm vừa được phát hiện. Trong tổng số loài động vật có xương sống đã ghi nhận, có 80 loài động vật quý, hiếm trong Sách đỏ Việt Nam (1992), 49 loài trong Danh lục đỏ IUCN/2004, 8 loài chim đặc hữu của Việt Nam và 25 loài chim khác; khu hệ lưỡng thê (8 loài) và đang bảo tồn nguồn gen của trên 1/2 số loài ếch nhái có ở Việt Nam. Qua đó cho thấy, khu vùng núi cao Hoàng Liên Sơn rất đa dạng về các loài động vật có xương sống, cũng như tính xác đáng và hiệu quả của công tác bảo vệ, phục hồi sinh cảnh tự nhiên. Đây cũng là cơ sở để thực hiện bảo tồn tại chỗ động vật rừng trong môi trường tự nhiên; đặc biệt, Vườn Quốc Gia Hoàng Liên đã được công nhận là Vườn Di sản ASEAN. e. Cảnh quan thiên nhiên - Nhắc đến tỉnh Lào Cai ta không thể không nhắc tới một nơi được mệnh danh là “ Xứ sở sương mù “, đó chính là Sa Pa. Sapa là một danh lam thắng cảnh nằm ở phía tây bắc của Tổ quốc, là một huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai. Sa Pa là một điểm du lịch nổi tiếng cảu cả nước. Nằm cách trung tâm thành phố Lào Cai khoảng hơn 30 km. Nằm ở độ cao trung bình 1500 – 1800 m so với mặt nước biển. Sapa luôn chìm trong làn sương mù dầy đặc khiến cho ta có cảm giác bồng bềnh, tạo nên một bức tranh huyền ảo đẹp đến kỳ lạ. Nơi đây, có thứ tài nguyên vô giá. Đó là khí hậu quanh năm trong lành mát mẻ, với nhiệt độ trung bình 15-18°C. gần đây vào mùa đông chúng ta còn có thể ngắm cảnh tuyết rơi bao phủ trắng Sapa - Hang Tiên: Thắng cảnh Hang Tiên nằm tại xã Bảo Nhai, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Là một điểm du lịch Lào Cai nổi tiếng. Ngược dòng sông Chảy khoảng 6 km, từ trung tâm xã Bảo Nhai (huyện Bắc Hà) thuyền sẽ đưa bạn qua thành cổ Trung Đô với nhiều huyền thoại. Dòng sông Chảy đến đây thắt lại tạo thành dòng sâu, hiền hoà, len lỏi giữa hai bờ vách thành dựng đứng. Thắng cảnh Hang Tiên là một Hạ Long thu nhỏ, gắn liền với sự tích về miếu thờ Ba Cô xã Bảo Nhai. - Cốc San: Tọa lạc tại xã Cốc San, huyện Bát Xát, cách thành phố Lào Cai khoảng 7km, Cốc San là một hệ thống các thác nước và các hang động to nhỏ khác nhau. Từ quốc lộ 4D, có một con đường đất nhỏ dài khoảng hơn 1km dẫn vào Cốc San. Vẻ đẹp của Cốc San vẫn hoàn toàn mang tính chất tự nhiên, hoang sơ. Có một điều rất đặc biệt là hầu như ở mỗi gầm một con thác, sau làn nước đổ từ trên cao xuống lại có một hang động. Phong cảnh Cốc San mang vẻ đẹp huyền bí diệu kỳ toát lên từ những ngọn thác, những mô đá và những hang động. - Núi cô tiên:  Một trong những điểm du lịch Lào Cai mà du khách không nên bỏ qua. Nằm trong vùng cao nguyên đá vôi của vòm sông Chảy. Gần thị trấn Bắc Hà, ở độ cao trên 1000m, du khách gặp núi Cô Tiên đứng sừng sững. Trên vách đá phẳng rộng như được bàn tay nghệ nhân đẽo gọt tạo am nhỏ, đặt tượng bà Quan Âm mặt quay về phương Nam, du khách không những được thưởng thức những nét đẹp văn hoá truyền thống độc đáo của người vùng cao, mà còn được ngắm nhìn cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, và núi Cô Tiên sừng sững ngay trước mặt du khách. 2. Tài nguyên du lịch văn hóa a. Di sản văn hóa - - Hiện nay, toàn tỉnh đã có tổng số 26 di tích được công nhận, trong đó có 11 di tích được công nhận   cấp tỉnh, 15 di tích được công nhận cấp quốc gia.  Trong đó có nhiều di sản nổi tiếng, như: Ruộng bậc thang Sa Pa (xã Lào Chải, xã Tả Van, xã Hầu  Thào) huyện Sa Pa,...  Các di sản văn hóa phi vật thể: Lễ hội Roóng poọc của người Giáy huyện Sa Pa; Lễ Pút tồng của người Dao đỏ huyện Sa Pa; Nghề Chạm khắc bạc huyện Sa Pa và Nghề Chàng slaw của người Nùng Dín huyện Mường Khương. Với hơn 20 nhóm dân tộc cùng sinh sống, Lào Cai trở thành mảnh đất phong phú về bản sắc văn hoá, về truyền thống lịch sử, di sản văn hoá, ... Ruộng bậc thang Sa Pa Lễ hội Roóng poọc ở Sapa Hiện Lào Cai đã sưu tầm được 13.695 hiện vật, di vật, cổ vật, trong đó có 4.111 hiện vật thể khối với nhiều cổ vật giá trị như: Trống đồng Võ Lao ở huyện Văn Bàn, vò gốm ở huyện Mường Khương, chăn đắp bằng vỏ cây sui ở xã Cam Đường; hàng nghìn hiện vật dân tộc học về công cụ sản xuất, săn bắn, hái lượm, các nhạc cụ cổ truyền, các bộ y phục, đồ trang sức, tranh thờ cổ… của 13 nhóm, ngành dân tộc ở Lào Cai. - Đến nay, một số giá trị văn hóa đã dần trở thành thương hiệu của riêng Lào Cai như: Chảo thắng cố Bắc Hà được công nhận kỷ lục Guinness Việt Nam, giải đua ngựa truyền thống tại Bắc Hà, lễ hội trên mây Sa Pa. - Kéo co của người Tày, người Giáy Lào Cai được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia  Theo đó, 19 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia được công nhận lần này thuộc các loại hình: Tiếng nói, chữ viết, nghệ thuật trình diễn dân gian, tập - quán xã hội và tín ngưỡng, nghề thủ công truyền thống, lễ hội truyền thống và tri thức dân gian.  Trò chơi kéo co của người Tày, người Giáy Lào Cai là một trong những trò chơi dân gian có từ lâu đời và thường được tổ chức trong các lễ hội cầu mùa vào đầu mùa xuân, mong cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi, cuộc sống hạnh phúc, sinh sôi, nảy nở. Trong những lễ hội ấy, trò kéo co thường có trong phần hội, thể hiện sức mạnh đoàn kết.  Theo ông Sần A Cháng, dân tộc Giáy, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian các dân tộc thiểu số, nguyên Giám đốc Sở Văn hoá - Thông tin Lào Cai: trò chơi kéo co dân gian của người Tày, người Giáy… với nhiều hình thức đa dạng như kéo co bằng thừng, dây chão, kéo bằng gậy, kéo co bằng cách dang tay kéo người trực tiếp...Tục kéo co ở mỗi nơi có những lối chơi khác nhau, nhưng  đều thể hiện sức mạnh, tinh thần đoàn kết, gắn kết tập thể, rèn luyện sức khỏe, nhưng không bạo lực, không đặt nặng tính ăn thua mà trò chơi luôn thể hiện niềm vui, chính bởi những giá trị đó mà nó được công nhận là 1 trong 19 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. b. Nghệ thuật biểu diễn - Các dân tộc ở Lào Cai có vốn di sản múa, âm nhạc độc đáo, là sản phẩm tạo ra từ chính quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt hàng ngày của các dân tộc tỉnh Lào Cai, tiêu biểu là đồng bào dân tộc Mông, Dao và Hà Nhì, là kết tinh truyền thống văn hóa của mỗi tộc người. Ví dụ như: Múa giã lanh, múa chiêng, múa sàng sảy, múa khèn… của người Mông; múa bắt ba ba, múa bát quái, nhảy Pút tồng, múa chuông… của người Dao. Ngoài ra, các điệu múa, nhạc cụ, làn điệu dân tộc cũng được các nhạc sĩ, biên đạo nghiên cứu, cải biên trở thành những tác phẩm nghệ thuật mang đậm màu sắc dân gian, giới thiệu đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước. c. Di tích lịch sử văn hóa  Đền Thượng Lào Cai - Đền Thượng Lào Cai được xây trên đất thuộc phố Bảo Thắng, Châu Thủy Vĩ, tỉnh Hưng Hóa nay thuộc phường Lào Cai, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai, cách cửa khẩu quốc tế Lào Cai gần 500m. Đền Thượng được xây dựng theo lối kiến trúc cổ hình chữ Công (I), tuân theo thuyết phong thủy vừa đường bệ mà lại rất trang nghiêm. Khu vực đền Thượng có cảnh quan thiên - nhiên sơn thủy hữu tình cùng sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc truyền thống với nét văn hóa bản địa tạo cho ngôi đền vẻ uy nghiêm. - Đền Thượng nằm trong quần thể di tích văn hóa với chùa Tân Bảo, đền Am, đền Mẫu, đền Cấm, đền Quan. Đặc biệt, Đền Thượng là một trong những ngôi đền linh thiêng được nhiều người biết đến nhất trong hệ thống các đền, chùa ở Lào Cai. Qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, năm 1996, Đền Thượng đã được xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia  Thành cổ Nghị Lang - Thành cổ Nghị Lang hay còn gọi là đền Phúc Khánh nằm ở thung lũng Phố Ràng, thuộc huyện Bảo Yên, Lào Cai, được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 2002. Thành cổ Nghị Lang là điểm linh thiêng thờ các vị Chúa Bầu, mang dấu tích oanh liệt hùng cứ một phương chống nhà Mạc, bảo vệ biên cương của các chúa Bầu bảo vệ nhân dân, bảo vệ đất nước. Lễ hội thờ cúng Chúa bầu diễn ra ngày 10/1 âm lịch hàng năm, nhân dân tụ họp lại để tưởng nhớ công ơn bảo vệ nước của các vị chúa Bầu. d. Lễ hội - Có thể nói, chặng đường phát triển trong du lịch của Lào Cai đã và đang gắn liền với rất nhiều lễ hội. Nhưng tất thảy những lễ hội này đều mang một mục đích chung đó chính là quảng bá cho nét đẹp văn hóa của nơi đây. - Là tỉnh vùng cao sát biên giới, là nơi có đông đảo dân tộc anh em với 13 dân tộc cư trú vì vậy Lào Cai là nơi sở hữu những đặc thù văn hóa xã hội mang đậm tính dân gian. - Việc bảo tồn văn hóa lễ hội Lào Cai chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng và được chú trọng hàng đầu tại đây. Hiện nay, Lào Cao có rất nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn toàn tỉnh. - Các dân tộc ở Lào Cao vốn dĩ đã và đang bảo tồn các di sản văn hóa âm nhạc được tạo ra từ chính quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt mỗi ngày của người dân tộc nơi đây .  Lễ Tết nhảy - Đây là lễ hội truyền thống đặc sắc ở Sa Pa được đồng bào dân tộc Dao chuẩn bị công phu. Lễ hội diễn ra vào mùng 1, 2 Tết, thể hiện rõ nhất nét đẹp truyền thống của đồng bào dân tộc Dao ở Tả Van. Điểm nhấn của lễ Tết nhảy chính là 14 điệu nhảy độc đáo và đặc sắc. Mỗi điệu nhảy lại mô tả những hành động khác nhau và kể về sự tích, truyền thống của dòng họ, công lao của tổ tiên.  Lễ hội xuống đồng  - Lễ hội xuống đồng thường được bà con dân tộc Tày và Dao ở Sa Pa tổ chức được ngày mùng 8 Tết. Lễ hội gồm có nhiều phần, như rước đất, rước nước, lễ cúng, cày đồng, … nhưng nổi bật nhất và vui nhất đó chính là các tiết mục văn dìu trong tiếng kèn, tiếng trống vang dội, những trò chơi dân gian độc đáo, hấp dẫn đã khiến cả người bản xứ và khách du lịch không muốn về. e. Làng nghề truyền thống  Làng nghề nấu rượu truyền thống - Lào Cai là vùng đất của nhiều loại rượu ngon, mỗi loại rượu có công thức, bí quyết riêng của từng dân tộc. Các làng nghề nấu rượu truyền thống ở Lào Cai đã được hình thành, tạo ra những sản phẩm nổi tiếng như rượu thóc San Lùng của người Dao ở huyện Bát Xát, rượu ngô Bản Phố của người Mông ở huyện Bắc Hà. Hiện các làng nghề vẫn trình diễn, giới thiệu quy trình nấu rượu truyền thống tới du khách và các sản phẩm rượu đã được sản xuất thành hàng hóa, đăng ký nhãn hiệu, trở thành sản vật ưa thích khi du khách đến Lào Cai. Đặc biệt, rượu San Lùng lọt vào tốp 100 đặc sản quà tặng Việt Nam 2020 - 2021 do tổ chức Hội Kỷ lục Việt Nam ghi nhận. Lễ hội rượu Bát Xát Hình ảnh người dân nấu rượu truyền thống  Làng nghề chạm khắc bạc - Lào Cai cũng chú trọng phát triển làng nghề chạm khắc bạc. Trên địa bàn tỉnh đã hình thành các làng nghề và nghề chạm khắc bạc như thôn Nậm Giàng 1, thôn Trung Chải, xã Dền Sáng (huyện Bát Xát); thôn Séo Pờ Hồ, xã Mường Hum (huyện Bát Xát); thôn Nậm Cang 1, xã Liên Minh (thị xã Sa Pa); thôn Sả Séng, xã Tả Phìn (thị xã Sa Pa); thôn Cát Cát, xã Hoàng Liên (thị xã Sa Pa); xã Ngũ Chỉ Sơn (thị xã Sa Pa). Đặc biệt, nghề chạm khắc bạc của người Dao đỏ thôn Séo Pờ Hồ (xã Mường Hum) đã được Sở Công Thương công nhận và đang được bảo tồn, phát huy. Nghề chạm khắc bạc của người Mông ở Sapa – Lào Cai  Các làng nghề truyền thống khác - Lào Cai còn có nhiều nghề truyền thống khác có thể trở thành sản phẩm du lịch như nghề đan lát của dân tộc Hà Nhì ở xã Y Tý (huyện Bát Xát); nghề rèn đúc lưỡi cày của người Mông xã Bản Phố và xã Na Hối (huyện Bắc Hà); nghề làm hương của người Giáy ở huyện Bát Xát và người Mông ở huyện Si Ma Cai... III. Phát triển du lịch 1. Tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh Lào Cai - Ngành Du lịch từng bước trở thành khâu “đột phá” trong phát triển kinh tế của tỉnh Lào Cai. a. Điểm sáng trong phát triển du lịch của Lào Cai - Trên thực tế, những năm qua lĩnh vực phát triển du lịch của tỉnh Lào Cai đã có thêm hướng đi mới. - Trong đó, du lịch nông nghiệp là điểm sáng mới. Thông qua các sản phẩm nông nghiệp, sản vật đặc thù địa phương, như: Dệt thổ cẩm, chạm khắc bạc, mây tre đan, nấu rượu, hay mở rộng các vùng cây ăn loại quả ôn đới  Ngành du lịch nông nghiệp được xác định là mũi nhọn - Tiếp theo đó, Du lịch cộng đồng được quan tâm phát triển theo đúng định hướng, gắn với lợi thế về cảnh quan thiên nhiên và các giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào - Điểm nổi bật của Lào Cai là thị trấn Sa Pa – được mệnh danh là “Thị trấn trong mây”, nơi đây khí hậu quanh năm mát mẻ, một ngày có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, cùng cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, những bản làng ẩn hiện trong sương, trăm hoa khoe sắc, thu hút du khách đến với Lào Cai. - Nhiều ngành, nghề thủ công, lễ hội truyền thống được phục dựng và mở rộng về quy mô tổ chức, trở thành sự kiện văn hóa, điểm du lịch quan trọng, như Lễ hội Roóng poọc của người Giáy ở Tả Van (Sa Pa), Lễ hội Xuống đồng của người Tày Bắc Hà, Lễ hội Gầu tào của người Mông ở Pha Long (Mường Khương) - Bên cạnh Sa Pa, Lào Cai còn có đỉnh Fansipan nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn trong khu vực Vườn quốc gia Hoàng Liên. Cùng với đó là nhiều sản phẩm cùng điểm du lịch sinh thái gắn với thăm quan như: vườn mận, bưởi, quýt, thung lũng hoa Bắc Hà, vườn hồng mộng mơ Sa Pa... Thác Bạc, Suối Vàng, Thác Tình Yêu... đã được quan tâm xây dựng bước đầu đáp ứng nhu cầu của du khách b. Vấn đề tồn đọng trong phát triển du lịch - Tiềm năng du lịch của Lào Cai chưa được khai thác đồng bộ, thiếu sự đa dạng hóa và làm mới sản phẩm du lịch; Hạ tầng giao thông còn hạn chế. - Bên cạnh đó, sự thiếu ý thức của một bộ phận đã khiến cho hình ảnh của du lịch Sa Pa bị ảnh hưởng, nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của địa phương đang dần mất đi hoặc bị biến tướng. - Nguồn nhân lực phục vụ cho du lịch chưa được đáp ứng về số lượng, chất lượng hướng dẫn viên du lịch cũng còn bất cập. -Việc đầu tư cho các hoạt động quảng bá, xây dựng sản phẩm du lịch, lễ hội chưa được quan tâm đúng mức - Tất cả những tồn tại, hạn chế trên đã và đang tác động trực tiếp đến sự phát triển bền vững của du lịch Lào Cai. c. Giải pháp, hướng đi bền vững phát triển du lịch của Lào Cai. - Nhìn đến năm 2030, Lào Cai kiên định quan điểm, tiếp tục đưa ngành Du lịch trở thành khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh - Tỉnh Lào Cai cần phát triển du lịch theo hướng bền vững gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan thiên nhiên; bảo đảm quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội; giải quyết tốt vấn đề môi trường, lao động, việc làm... - Từ đó, bố trí nguồn lực thích hợp từ ngân sách địa phương đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, nâng cao khả năng kết nối giao thông đến các khu, điểm du lịch, trọng tâm là Sa Pa, Bắc Hà, Bát Xát, thành phố Lào Cai ,đầu tư hạ tầng kỹ thuật đồng bộ : điện, wifi các phương tiện giao thông.  Rà soát, đánh giá, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của dịch vụ, sản phẩm du lịch đã có.  Nghiên cứu, phát triển sản phẩm du lịch mới có sức hút đối với du khách, ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, có lợi thế cạnh tranh như sân golf; dù lượn; chợ văn hóa, ẩm thực; công viên văn hóa; tham quan, nghỉ dưỡng núi.  Khuyến khích phát triển du lịch cộng đồng theo hướng “Đặc sắc - bền vững chuyên nghiệp.  Ứng dụng công nghệ thông tin trong quảng bá, xúc tiến du lịch...  Bên cạnh đó, ngành du lịch cũng tăng cường liên kết, khai thác tối đa lợi thế tuyến hành lang kinh tế để kết nối du lịch núi với du lịch biển; mở rộng liên kết với các trung tâm du lịch lớn của Việt Nam để khai thác các loại hình du lịch nghỉ dưỡng núi cao cấp.  Phát triển tuyến du lịch ruộng bậc thang liên quốc gia: Mù Cang Chải, Yên Bái - Sa Pa, Lào Cai (Việt Nam) - Nguyên Dương (Trung Quốc)  Duy trì hợp tác phát triển du lịch với vùng Aquitaine Nouvelle (cộng hòa Pháp), ADB, KOICA, JICA trong việc lập quy hoạch, phát triển hạ tầng du lịch 2. Sáu loại hình du lịch ở Lào Cai a. Loại hình 1: Du lịch tham quan, nghỉ dưỡng Tham quan di tích lịch sử, thắng cảnh: Đây là hình thức du lịch truyền thống ở Việt Nam nói chung và Sapa nói riêng. Sapa có được sự đa dạng và phong phú của yếu tố tự nhiên. Ví dụ: - Tour tại Sa Pa (02 ngày 1 đêm: Ô tô, đi bộ, xe máy, xe điện): Các điểm du lịch lựa chọn: Thị xã Sa Pa, Khu du lịch núi Hàm Rồng, Cát Cát, Tả Phìn, Lao Chải, Tả Van, vùng sản xuất rau – hoa quả – cá hồi Ô Quý Hồ.v.v... Nghỉ đêm tại thị trấn Sa Pa. - Tour tại Bắc Hà (02 ngày 1 đêm: Ô tô, thuyền, đi bộ): Các điểm du lịch lựa chọn tại Bắc Hà: Thị trấn Bắc Hà, chợ phiên Bắc Hà, dinh thự Hoàng A Tưởng, thung lũng hoa Bắc Hà, Bản Phố, động Tả Van Chư, Hang Tiên, sông Chảy, Cốc Ly. Nghỉ đêm tại thị trấn Bắc Hà hoặc thành phố Lào Cai. - Tour du Lịch khác:  Tại Mường Khương, Si Ma Cai, Bát Xát, Bảo Yên: Bản Dì Thàng, Động Hàm Rồng, Thác Khu Hàm Rồng, Các bản Nùng - Vang Leng; Chợ dân tộc ở Pha Long, huyện Mường Khương; trung tâm huyện lỵ Si Ma Cai, Bản Mế, Chợ Cán Cấu, huyện Si Ma Cai. Cột Mốc 92 – Lũng Pô nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt, các điểm du lịch tại Y Tý, chợ Mường Hum, động Mường Vi, huyện Bát Xát.  Tour Du Lịch 01 ngày tham quan các công trình du lịch tâm linh. - Các điểm du lịch: Đền Thượng, Chùa Tân Bảo, Cầu Hồ Kiều, đền Bảo Hà, đền Cô Tân A, các điểm phát hiện trống đồng, Đền Đôi Cô và Chùa Cam Lộ, Thiền viện Trúc Lâm Đại giác Sa Pa, quần thể khu du lịch tâm linh Fansipan… b. Loại hình 2: Trekking tour/ hoặc du lịch cộng đồng Trekking là một hoạt động du lịch dã ngoại mà những người đi trekking (hay được gọi là trekker) có những chuyến đi bộ đường dài/đi bộ leo núi nhiều ngày, băng qua những cung đường với đủ loại địa hình để đến với những khu vực xa xôi, phần lớn là những vùng đồi núi, nơi tương tác nhiều với thế giới tự nhiên. Khác với những loại hình du lịch thông thường, trekking chỉ có một phương tiện di chuyển duy nhất là đôi chân bạn, cùng với việc đi đến những nơi núi rừng xa xôi hiểm trở và chịu ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện tự nhiên như địa hình, thời tiết, do vậy mà đây là loại hình du lịch tương đối mạo hiểm và không phải dành cho tất cả mọi người.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan