Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Y tế - Sức khỏe Y học Giáo trình tâm lý y học...

Tài liệu Giáo trình tâm lý y học

.DOCX
37
425
63

Mô tả:

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ QUẢNG NAM KHOA Y HỌC CỘNG ĐỒNG --------------------------------------- GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC Y HỌC (Lưu hành nội bộ) Chủ biên: Ths. Phan Thị Mỹ Linh Ths. Lê Đỗ Mười Thương QUẢNG NAM - 2018 MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................................. BÀI 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ TÂM LÝ VÀ TÂM LÝ Y HỌC..................................................1 1. Định nghĩa tâm lý học...................................................................................................1 2. Lịch sử phát triển của tâm lý học................................................................................1 3. Tâm lý học y học............................................................................................................2 4. Nhiệm vụ và ý nghĩa của tâm lý y học.........................................................................3 4.1. Nhiệm vụ của tâm lý y học.....................................................................................3 4.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu tâm lý y học.............................................................3 BÀI 2. BẢN CHẤT CỦA HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ............................................................4 1. Khái niệm hiện tượng tâm lý........................................................................................4 2. Các quan niệm về bản chất của hiện tượng tâm lý người.........................................4 3. Quan niệm về bản chất của hiện tượng tâm lý người theo khoa học ngày nay.......4 2.1. Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua hoạt động của mỗi người .................................................................................................5 2.2. Tâm lý người mang bản chất xã hội và có tính lịch sử:...........................................5 BÀI 3. ĐẶC ĐIỂM CỦA HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ............................................................7 1. Đặc điểm chung của hiện tượng tâm lý.......................................................................7 1.1. Tính chủ thể..............................................................................................................7 1.2. Tính tổng thể của đời sống tâm lý............................................................................7 1.2. Sự thống nhất giữa hoạt động tâm lý bên trong và bên ngoài................................7 2. Chức năng của tâm lý...................................................................................................8 3. Phân loại hiện tượng tâm lý.........................................................................................8 BÀI 4. TÂM LÝ NGƯỜI BỆNH VÀ NGƯỜI NHÀ NGƯỜI BỆNH...............................10 1. Bệnh tật và bệnh nhân...................................................................................................10 1.1 Khái niệm về bệnh.....................................................................................................10 1.2. Khái niệm về bệnh nhân..........................................................................................10 2. Những biểu hiện tâm lý ở bệnh nhân...........................................................................11 2.1. Cấu trúc căn nguyên tâm lý của bệnh.....................................................................11 2.2. Các biểu hiện tâm lý thường gặp ở bệnh nhân.......................................................12 3. Các loại nhận thức của bệnh nhân...............................................................................15 3.1. Nhận thức đúng đắn và bình thường......................................................................15 3.2. Nhận thức cường điệu quá mức..............................................................................16 3.3. Nhận thức yếu..........................................................................................................17 3.4. Nhận thức không ổn định, loạn nhận thức............................................................17 4. Các loại phản ứng của bệnh nhân.................................................................................18 4.1. Phản ứng hợp tác.....................................................................................................18 4.2. Phản ứng nội tâm.....................................................................................................18 4.3. Phản ứng bàng quan................................................................................................18 4.4. Phản ứng hốt hoảng.................................................................................................19 4.5. Phản ứng nghi ngờ..................................................................................................19 4.6. Phản ứng tiêu cực....................................................................................................19 4.7. Phản ứng phá hoại...................................................................................................20 5. Tâm lý người nhà bệnh nhân........................................................................................20 BÀI 5. CHẤN THƯƠNG TÂM LÝ VÀ CÁC BIỆN PHÁP DỰ PHÒNG.......................22 1. Các loại chấn thương tâm lý cơ bản:............................................................................22 1.1. Lo âu.........................................................................................................................22 1.2. Căng thẳng...............................................................................................................24 1. 3. Trầm cảm................................................................................................................25 2. Nguyên tắc dự phòng chấn thương tâm lý..................................................................26 3. Giới thiệu các thang đo lường chấn thương tâm lý....................................................27 BÀI 6. LIỆU PHÁP TÂM LÝ..............................................................................................28 1. Định nghĩa, mục đích và nhiệm vụ của liệu pháp tâm lý............................................28 1.1. Định nghĩa................................................................................................................28 1.2. Mục tiêu của liệu pháp tâm lý.................................................................................28 1.3. Cơ sở khoa học của liệu pháp tâm lý.......................................................................28 2. Các liệu pháp tâm lý cơ bản..........................................................................................29 2.1. Liệu pháp tâm lý gián tiếp........................................................................................29 2.2. Liệu pháp tâm lý trực tiếp........................................................................................29 TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................................31 CBYT DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT : Cán bộ y tế DASS : Depression Anxiety Stress Scales (Thang đánh giá trầm cảm, lo âu, căng thẳng) WHO : World Health Organizatin (Tổ chức y tế thế giới) RLLA : Rối loạn lo âu RLTC : Rối loạn trầm cảm 1 BÀI 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ TÂM LÝ VÀ TÂM LÝ Y HỌC Mục tiêu: 1. Trình bày được khái niệm về tâm lý học và tâm lý học y học 2. Nêu được sơ lược lịch sử phát triển của tâm lý học y học 1. Định nghĩa tâm lý học. Tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu về tâm trí và hành vi, về mọi mặt của ý thức, vô thức và tư duy. Đây là một bộ môn học thuật thuộc khoa học xã hội, tìm hiểu về các cá nhân và nhóm bằng cách thiết lập những nguyên tắc chung và nghiên cứu những trường hợp cụ thể [1]. 2. Lịch sử phát triển của tâm lý học. Từ xa xưa,chỉ bằng quan sát và tự thử nghiệm, con người đã có những nhận xét tinh vi, sâu sắc về hiện tượng tâm lý. Tất nhiên những cách lý giải, mô tả lúc bấy giờ mới chỉ là những hiểu biết kinh nghiệm. Thế kỷ XVII, các khoa học tự nhiên phát triển mạnh. Những quan sát của khoa học này đã chỉ ra mối quan hệ giữa hiện tượng tâm lý và môi trường bên ngoài. Một loạt khái niệm khoa học và phi khoa học đã nẩy sinh ra trong thời kỳ này, như khái niệm về phản xạ, về “ lý tính tối cao” về tâm lý học kinh nghiệm, về sự nảy sinh hiện tượng tâm lý một cách tự nhiên từ vật chất … Đến thế kỷ XIX, thuyết tiến hóa sinh vật của Darwin ra đời, góp phần giải thích nguyên nhân nẩy sinh, phát triển hiện tượng tâm lý từ thấp đến cao, kể cả hành vi bản năng. Sự phát triển của sinh lý học giác quan và sinh lý học bộ não đã chứng minh mối quan hệ giữa hiện tượng tâm lý với hoạt động của não và của toàn cơ thể. Khoa học tự nhiên phát triển đã góp phần tích cực vào sự hình thành và phát triển các khoa học về tinh thần. Dựa vào khoa học đó, người ta đã 2 đi sâu nghiên cứu tâm lý động vật, tâm lý trẻ em, tâm lý người chậm phát triển trí tuệ… Cuối thế kỷ XIX, tâm lý học tách khỏi triết học thành khoa học riêng với tính cách là một khoa học thực nghiệm, mô tả của vật lý học và sinh lý học để nghiên cứu các hiện tương tâm lý. Cuộc khủng hoảng về phương pháp luận của tâm lý học truyền thồng đầu thế kỷ XX đã làm nẩy sinh nhiều trường phái tâm lý học. Có trường phái dùng quan điểm sinh vật học để nghiên cứu tâm lý người, như tâm lý học hành vi của Watson ( 1878- 1958) và một số người khác. Trường phái phân tâm học của Freud ( 1858- 1939) dựa trên quan điểm duy tâm, đã quy tâm lý vào bản năng vô thức và cia tâm lý làm ba phần: cái nó ( là cái vô thức, gồm những bản năng) là phần quan trọng nhất, thực chất nhất của tâm lý; cái tôi, là cái hoạt động nhằm thỏa mãn các bản năng vô thức; cái siêu tôi hay là cái tôi lý tưởng, là sự ràng buộc của xã hội, của đạo đức… Triết học Mác – lênin đã tác động mạnh mẽ đến tâm lý học. Lý luận phản ánh của các ông đã vạch ra nguồn gốc, bản chất của tâm lý , ý thức của con người, đồng thời chỉ ra đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp của tâm lý học khoa học. Luận điểm duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin đã khẳng định tâm lý là chức năng của não và phải nghiên cứu tâm lý con người trên quan điểm xã hội- lịch sử . Cùng với sự phát triển của khoa học khác, tâm lý ngày nay đã lớn mạnh cả về lý thuyết lẫn thức hành. Nhiều ngành tâm lý học mới ra đời( như tâm lý học lao động, tâm lý học thể thao, tâm lý học y học…), một mặt nhằm phục vụ từng lĩnh vực hoạt động cụ thể của con người, mặt khác giúp con người tiếp cận bản chất đích thực của hiện tượng tâm lý nói chung và của bản chất tâm lý con người nói riêng tốt hơn. 3. Tâm lý học y học. 3 Tâm lý học y học là môn khoa học nghiên cứu các trạng thái tâm lý của bệnh nhân, thầy thuốc và cán bộ y tế (CBYT) khác trong các điều kiện, hoàn cảnh khác nhau [2]. Tâm lý học y học nghiên cứu các yếu tố xã hội, hành vi, cảm xúc ảnh hưởng đến: - Việc giữ gìn sức khỏe - Phát triển và diễn biến của bệnh tật - Sự đáp ứng của bệnh nhân và gia đình đối với bệnh tật 4. Nhiệm vụ và ý nghĩa của tâm lý y học. 4.1. Nhiệm vụ của tâm lý y học .Về cơ bản tâm lý y học có 3 nhiệm vụ chính sau: - Nghiên cứu các trạng thái tâm lý của người bệnh, người nhà người bệnh và cán bộ y tế. - Nghiên cứu các yếu tố tâm lý của người bệnh, người nhà người bệnh và CBYT ảnh hưởng đến sự phát sinh, phát triển bệnh, quá trình điều trị và phòng bệnh. - Nghiên cứu mối quan hệ giao tiếp giữa CBYT, người bệnh và người nhà người bệnh trong phòng và điều trị bệnh. 4.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu tâm lý y học - Cung cấp kiến thức cho cán bộ y tế, người bệnh và những người quan tâm về các loại bệnh, nguyên nhân nhân phát sinh, phát triển của bệnh và cách phòng ngừa, điều trị hiệu quả của bệnh. - Hướng dẫn cho cán bộ y tế, người bệnh và những người quan tâm về nghệ thuật giao tiếp, cách thức phối hợp hành động (thông qua tìm hiểu tâm lý của đối tượng tác động) để thúc đẩy sự tiến bộ của người bệnh. 4 - Ngày nay, nghiên cứu tâm lý y học còn đi sâu vào các liệu pháp tâm lý sử dụng trong điều trị phối hợp nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất trong điều trị bệnh. BÀI 2. BẢN CHẤT CỦA HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ Mục tiêu: 1. Trình bày được bản chất của hiện tượng tâm lý người. 2. Phân tích tính xã hội và lịch sử của hiện tượng tâm lý người, từ đó ứng dụng vào điều trị và chăm sóc bệnh nhân. 1. Khái niệm hiện tượng tâm lý. Hiện tượng tâm lý là hiện tượng có cơ sở tự nhiên là hoạt động thần kinh và hoạt động nội tiết, được nảy sinh bằng hoạt động sống của từng người và gắn bó mật thiết với các quan hệ xã hội [3]. 2. Các quan niệm về bản chất của hiện tượng tâm lý người. - Quan niệm duy tâm cho rằng tâm lý của con người là do thượng đế, do trời sinh ra và nhập váo thể xác con người. Tâm lý con người không phụ thuộc vào thế giới khách quan cũng như điều kiện thực tại của đời sống. Cũng có những nhà duy tâm cho rằng tâm lý con người là một trạng thaí tinh thần sẵn có trong con người, nó không gắn gì vào thế giới bên ngoài và cũng không phụ thuộc gì vào cơ thể. - Quan niệm duy vật tầm thường cho rằng tâm lý tâm hồn cũng như mọi sự vật hiện tượng đều được cấu tạo từ vật chất, do vật chất trực tiếp sinh ra, tâm hồn giống như gan tiết ra mật, họ đem đồng nhất cái vật lý, cái sinh lý với cái tâm lý, phủ nhận vai trò của chủ thể, tính tích cực năng động của tâm lý, ý thức, phủ nhận bản chất xã hội của tâm lý và tính tích cực của tâm lý con người. - Quan niệm khoa học về bản chất hiện tượng tâm lý người: Tâm lý con người là chức năng của não, là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não bộ người thông qua chủ thể. Tâm lý người có bản chất xã hội và mang tính lịch sử. 3. Quan niệm về bản chất của hiện tượng tâm lý người theo khoa học ngày nay. 5 Tâm lý con người là chức năng của não, là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não bộ người thông qua chủ thể. Tâm lý người có bản chất xã hội và mang tính lịch sử [3]. 2.1. Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua hoạt động của mỗi người . - Hiện thực khách quan: là những cái tồn tại xung quanh chúng ta, có cái nhìn thấy được, có cái không nhìn thấy được . Hiện thực khách quan phản ánh vào não người nảy sinh ra hiện tượng tâm lý. Nhưng sự phản ánh tâm lý khác với sự phản ánh khác ở chỗ đây là sự phản ánh đặc biệt – Phản ánh thông qua lăng kính chủ quan của mỗi người: + Hình ảnh tâm lý mang tính chất sinh động, sáng tạo. + Hình ảnh tâm lý mang tính chất chủ thể, mang đậm màu sắc cá nhân, hay nói cách khác hình ảnh tâm lý là hình ảnh chủ quan về hiện thực khách quan, hình ảnh tâm lý mang tính chất chủ thể . Tính chủ thể trong phản ánh tâm lý thể hiện ở chỗ: Cùng nhận sự tác động của thế giới, về cùng một hiện thực khách quan nhưng ở những chủ thể khác nhau cho ta những hình ảnh tâm lý với những mức độ khác nhau. Cùng một hiện thực khách quan, tác động đến một chủ thể duy nhất nhưng vào thời điểm khác nhau, ở những hoàn cảnh khác nhau, với trạng thái cơ thể, trạng thái tinh thần khác nhau, có thể cho ta thấy mức độ biểu hiện và các sắc thái tâm lý khác nhau ở chủ thể ấy. Nguyên nhân sự khác nhau: Do mỗi người có những đặc điểm riêng về cơ thể, giác quan, hệ thần kinh, và não bộ. Mỗi người có hoàn cảnh sống khác nhau, điều kiện giáo dục cũng không như nhau và đặc biệt là mỗi cá nhân thể hiện mức độ tích cực hoạt động, tích cực giao lưu khác nhau trong hoạt động, vì vậy tâm lý người này khác người kia. Rút ra một số kết luận - Tâm lý người có nguồn gốc từ thế giới khách quan, vì thế khi ngiên cứu cũng như khi hình thành cải tạo tâm lý phải nghiên cứu hoàn cảnh con người đó sống và hoạt động. - Tâm lý người mang tính chất chủ thể, nên trong giáo dục, quản lý con người phải chú ý đến nguyên tắc sát đối tượng. 6 - Tâm lý là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp, vì thế phải tổ chức hoạt động và giao tiếp để nghiên cứu sự hình thành và phát triển tâm lý người. 2.2. Tâm lý người mang bản chất xã hội và có tính lịch sử: Bản chất xã hội và tính lịch sử của tâm lý người thể hiện như sau: 3.2.1. Bản chất xã hội : Tâm lý người có nguồn gốc là thế giới khách quan, trong đó nguồn gốc xã hội là cái quyết định. Phần xã hội của thế giới quyết định tâm lý người thể hiện qua, các quan hệ kinh tế xã hội, quan hệ đạo đức, pháp quyền, các mối quan hệ con người – con người… Các mối quan hệ trên quyết định bản chất tâm lý người. Tâm lý người là sản phẩm hoạt động giao tiếp của con người trong các mối quan hệ xã hội. Tâm lý của mỗi cá nhân là kết quả lĩnh hội tiếp thu vốn kimh nghiệm xã hội loài ngườ, nền văn hoá xã hội thông qua hoạt động, giao tiếp, trong đó giáo dục giữ vai trò chủ đạo. 2.2.2. Tính chất lịch sử: Tâm lý con người hình thành, phát triển và biến đổi cùng với sự phát triển của lịch sử cá nhân, lịch sử dân tộc và cộng đồng. Vì vậy khi sinh ra là con người nhưng không sống trong xã hội loài người, trong các mối quan hệ người – người thì sẽ không có tâm lý người bình thường. Từ những luận điểm trên cần chú ý nghiên cứu môi trường xã hội, các quan hệ xã hội để hình thành và phát triển tâm lý, cần tổ chức có hiệu quả hoạt động đa dạng ở từng giai đoạn lứa tuổi khác nhau giúp cho con người lĩnh hội nền văn hoá xã hội để hình thành và phát triển tâm lý con người. 7 BÀI 3. ĐẶC ĐIỂM CỦA HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ Mục tiêu: 1. Trình bày được đặc điểm chung của hiện tượng tâm lý. 2. Trình bày được chức năng của tâm lý và phân loại các hiện tượng tâm lý. 1. Đặc điểm chung của hiện tượng tâm lý. Hiện tượng tâm lý là hiện tượng có cơ sở tự nhiên là hoạt động thần kinh và hoạt động nội tiết, được nảy sinh bằng hoạt động sống của từng người và gắn bó mật thiết với các quan hệ xã hội [3]. Hiện tượng tâm lý có 3 đặc điểm cơ bản sau: 1.1. Tính chủ thể. Sự phản ánh tâm lý khác với sự phản ánh cơ giới vào sinh vật, bao giờ nó cũng mang dấu vết riêng của chủ thể phản ánh. Mỗi chủ thể phản ánh hiện tượng tâm lý đều thông qua kinh nghiệm, thái độ, cảm xúc riêng của chủ thể, phản ánh trình độ nghề nghiệp, trí thức và tâm lý riêng của chủ thể. Tính chủ thể khiến cho hiện tượng tâm lý ngoài cái chung ra, còn luôn luôn mang màu sắc riêng của mỗi cá nhân. 1.2. Tính tổng thể của đời sống tâm lý. Mọi hiện tượng tâm lý không đứng riêng lẻ mà luôn luôn liên quan đến mọi hiện tượng tâm lý khác [4]. Đời sống tâm lý của cá nhân là trọn vẹn và mỗi hiện tượng tâm lý cũng mang tính toàn vẹn, chủ thể. Mọi hiện tượng tâm lý đều có quan hệ với nhau và chịu sự chỉ đạo tập trung của não bộ. 1.2. Sự thống nhất giữa hoạt động tâm lý bên trong và bên ngoài.. Tâm lý là hiện tượng thuộc về thế giới bên trong song có liên quan chặt chẽ đến thế giới bên ngoài qua những sự vật, hiện tượng của thế giới bên ngoài mà nó phản ánh. Thông qua bản thể vật chất của nó là não bộ và những biểu 8 hiện bên ngoài như hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ vẻ mặt cùng dáng điệu… chúng ta có thể đoán xét được tâm lý bên trong. 2. Chức năng của tâm lý. Hiện thực khách quan quyết định tâm lý con người, nhưng chính tâm lý con người lại tác động trở lại hiện thực bằng tính năng động, sáng tạo của nó thông qua hoạt động, hành động, hành vi. Mỗi hoạt động, hành động của con người đều do "cái tâm lý" điều hành. Sự điều hành ấy biểu hiện qua những mặt sau: -Tâm lý có chức năng chung là định hướng cho hoạt động, ở đây muốn nói tới vai trò động cơ, mục đích của hoạt động. Động cơ có thể là một nhu cầu được nhận thức, hứng thú, lí tưởng, niềm tin, lương tâm, danh vọng... - Tâm lý có thể thúc đẩy, lôi cuốn con người hoạt động, khắc phục moi khó khăn vươn tới mục đích đã đề ra hoặc kiềm hãm, hạn chế hoạt động của con người - Tâm lý điều khiển, kiểm tra quá trình hoạt đông bằng chương trình, kế hoạch, phương pháp, phương thức tiến hành hoạt động, làm cho hoạt động của con người trở nên có ý thức, đem lại hiệu quả nhất định. - Cuối cùng, tâm lý giúp con người điều chỉnh hoạt động cho phù hợp với mục tiêu đã xác định, đồng thời phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế cho phép. Nhờ có các chức năng định hướng, điều khiển, điều chỉnh nói trên mà tâm lý giúp con người không chỉ thích ứng với hoàn cảnh khách quan, mà còn nhận thức, cải tạo và sáng tạo ra thế giới, và chính trong quá trình đó con người nhận thức, cải tạo chính bản thân mình. Nhờ chức năng điều hành nói trên mà nhân tố tâm lý giữ vai trò cơ bản, có tính quyết định trong hoạt động của con người. 3. Phân loại hiện tượng tâm lý. Có nhiều cách phân loại hiện tượng tâm lý. Trong khuôn khổ giáo trình này chúng tôi chỉ giới thiệu cách phân loại hiện tượng tâm lý theo thời gian tồn 9 tại và vị trí tương đối của chúng trong nhân cách. Theo cách phân loại này các hiện tượng tâm lý có ba loại chính: Các quá trình tâm lý, Các trạng thái tâm lý, Các thuộc tính tâm lý. - Các quá trình tâm là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối ngắn, có mở đầu, diễn biến, kết thúc tương đối rõ ràng. Người ta thường phân biệt thành ba quá trình tâm lý: + Các quá trình nhận thức gồm: cảm giác, tri giác, trí nhớ, tưởng tượng, tư duy, ngôn ngữ. + Các quá trình cảm xúc biểu thị sự vui mừng hay tức giận, dễ chịu hay khó chịu, nhiệt tình hay thờ ơ... + Quá trình hành động ý chí. - Các trạng thái tâm lý là hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối dài, việc mở đầu và kết thúc không rõ ràng, như: chú ý, tâm trạng. - Các thuộc tính tâm lý là những hiện tượng tâm lý tương đối ổn định, khó hình thành và khó mất đi, tạo thành những nét riêng của nhân cách. Người ta thường nói tới bốn nhóm thuộc tính tâm lý cá nhân như: xu hướng, tính cách, khí chất và năng lực. 10 BÀI 4. TÂM LÝ NGƯỜI BỆNH VÀ NGƯỜI NHÀ NGƯỜI BỆNH Mục tiêu: 1. Trình bày được các biểu hiện, nhận thức và các loại phản ứng của bệnh nhân. 2. Trình bày được các biểu hiện tâm lý cơ bản của người nhà bệnh nhân. Khi bị bệnh tâm lý người bệnh không thể không bị thay đổi. Sự thay đổi tâm lý thể hiện trong mối quan hệ tương hỗ giữa hiện tượng tâm lý và bệnh tật và mối quan hệ giữa tâm lý người bệnh và môi trường xung quanh. Tâm lý học nghiên cứu tâm lý người bệnh trong hai mối quan hệ này được gọi là tâm lý học người bệnh. Những vấn đề lý luận và thực hành của tâm lý học phần nào giúp các thầy thuốc đi sâu tìm hiểu sự phát sinh, phát triển của bệnh tật, chẩn đoán và điều trị hợp lý cũng như giúp người bệnh có thái độ đúng đắn về bệnh tật của mình, tích cực hợp tác cũng thầy thuốc trong dự phòng và điều trị bệnh. 1. Bệnh tật và bệnh nhân 1.1 Khái niệm về bệnh Bệnh là những tổn thương thực thể hay cơ năng ở một bộ phận hay nhiều bộ phận cơ thể ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của con người làm cho con người khó chịu, đau đớn. Bệnh có thể là một bệnh thực thể, một bệnh cơ năng có những bệnh hoàn toàn do căn nguyên tâm lý (như hysteria...). 11 1.2. Khái niệm về bệnh nhân Là người bị bệnh, người đau khổ, bị rối loạn sự thoải mái về cơ thể, tinh thần và xã hội, bị rối loạn những thích nghi sinh học, tâm lý xã hội với cảm giác bị phụ thuộc vào bệnh với nhận cảm tự do bị hạn chế. 2. Những biểu hiện tâm lý ở bệnh nhân Bệnh tật tác động đến tâm lý và ngược lại bệnh tật chịu sự ảnh hưởng nhất định của tâm lý người bệnh. Bất kỳ một bệnh dù nặng hay nhẹ đều ảnh hưởng đến tinh thần người bệnh. Bệnh ảnh hưởng đến người thân và cả những người xung quanh, đó là sự lo âu thay đổi kinh tế, sinh hoạt và hạnh phúc gia đình. Bệnh tật làm thay đổi tâm lý người bệnh, có khi chỉ làm thay đổi nhẹ về cảm xúc, song cũng có khi làm biến đổi mạnh mẽ, sâu sắc toàn bộ nhân cách người bệnh. Thông thường bệnh càng nặng, càng kéo dài thì sự biến đổi tâm lý càng trầm trọng. Bệnh tật có thể làm người bệnh thay đổi từ điềm tĩnh, tự chủ khiêm tốn thành cáu kỉnh, khó tính nóng nảy; từ người chu đáo thích quan tâm đến người khác thành người ích kỷ; từ người vui tính hoạt bát thành người đăm chiêu uể oải nghi bệnh; từ người lịch sự nhã nhặn thành người khắt khe hạnh hoẹ người khác; từ người có bản lĩnh độc lập thành người mê tín dị đoan tin vào những lời bói toán số mệnh... Song cũng có khi bệnh tật làm cho tâm lý người bệnh theo hướng làm cho họ yêu thương, quan tâm tới nhau hơn, làm cho người bệnh có ý chí quyết tâm cao hơn... Mỗi người có thái độ khác nhau trước những bệnh tật, bệnh tật là điều bất hạnh không thể tránh được, đành cam chịu mặc cho bệnh tật hoành hành. Có người kiên quyết đấu tranh khắc phục bệnh tật; có người lại sợ hãi lo lắng bệnh tật; đôi khi chúng ta gặp những người bệnh thích thú với bệnh tật. Bên cạnh những người giả vờ bị bệnh có người lại giả vờ như không bị bệnh. 12 2.1. Cấu trúc căn nguyên tâm lý của bệnh Cấu trúc căn nguyên tâm lý của bất kỳ bệnh nào cũng bao gồm các thành tố chủ yếu như nhân cách, các quá trình nhận thức, cảm xúc, thái độ hành vi và mối quan hệ tác động qua lại giữa các thành tố trong môi trường, hoàn cảnh bệnh tật của người bệnh. - Phần cơ bản nhất trong cấu trúc căn nguyên tâm lý của người bệnh, đó là nhân cách của người bệnh. Do ảnh hưởng của bệnh tật mà nhân cách có thể bị biến đổi, ngược lại nhân cách biến đổi cũng tác động lên tình trạng bệnh tật, làm cho bệnh nặng lên hoặc nhẹ đi. - Yếu tố trung tâm trong cấu trúc căn nguyên tâm lý của bệnh là cảm xúc của người bệnh. - Những yếu tố vật lý, xã hội... của môi trường bên ngoài tác động lên nhân cách của người bệnh, hình thành nên hình ảnh lâm sàng bên trong của người bệnh. - Người bệnh có những kế hoạch, dự kiến, quyết định đối với bệnh tật. Các kế hoạch, quyết định này được thể hiện bằng hành vi, thái độ, tác phong thích hợp với môi trường, hoàn cảnh bệnh tật. 2.2. Các biểu hiện tâm lý thường gặp ở bệnh nhân Tất nhiên mỗi trường hợp hiện tượng tâm lý đều khác nhau tuỳ thuộc loại bệnh, tuỳ thuộc loại thần kinh và tuỳ hoàn cảnh gia đình và nhân cách của người bệnh. Nhưng. có thể nêu tổng quát những biểu hiện thông thường và chủ yếu, chiều hướng nhận thức, thái độ và phản ứng của bệnh nhân. Bệnh dù nhẹ đến đâu cũng làm cho người bệnh lo nghĩ... đó là những hiện tượng tâm lý mới. 2.2.1. Sợ hãi Là phản ứng tự nhiên hợp quy luật biểu lộ khả năng tự vệ. Cái sợ còn do người thầy thuốc, nhân viên y tế thiếu thận trọng trong khi nói, chăm sóc (lộ bí 13 mật bệnh tình, cường điệu bệnh tật, doạ dẫm bệnh nhân...); ngoài ra còn sợ chết, sợ không khỏi bệnh. Trạng thái này hay gặp ở những bệnh nhân lần đầu đến viện, đặc biệt là đối với những bệnh nhân ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số, họ chưa từng được tiếp xúc với môi trường mới. Khi bị bệnh họ phải tới một môi trường mới phải tiếp xúc với y bác sĩ, với những máy móc hiện đại. Họ rất lúng túng bỡ ngỡ không biết phải trình bày ra sao, phải làm những thủ tục gì khi khám bệnh, xét nghiệm... vì thế họ thường có cảm giác sợ hãi. Đấy là không kể tới thái độ lạnh nhạt hay bực tức thiếu thiện cảm của y bác sĩ, giải thích qua loa đại khái... Để giải quyết nỗi sợ hãi cán bộ y tế cần: - Nhẹ nhàng, thái độ luôn đúng mực, ôn tồn giải thích cho bệnh nhân những gì cần thiết để bệnh nhân yên lòng. - Nhiệt tình chu đáo trong chăm sóc người bệnh. - Chẩn đoán ra bệnh. 2.2.2. Lo âu, xao xuyến Lo âu là cảm nhận có một nguy cơ khó tránh nhưng không định được đó là gì, người bệnh cảm thấy bất lực trước những nguy cơ đó. Lo âu có thể sẽ kèm theo hồi hộp, ngạt thở, khó ngủ, mệt và khó chịu toàn thân. Sự chân tình, bình dị và chân thành của người thầy thuốc và nhân viên y tế sẽ làm dịu nỗi lo âu xao xuyến của người bệnh. 2.2.3. Trầm cảm Là trạng thái buồn chán, một ấn tượng ảm đạm mơ hồ rằng thân thể dã bị đổi khác, như bị bỏ rơi, như mất mát một cái gì... không còn tự tin ở chính mình, nhân cách trở nên yếu đuối. Nếu trầm cảm nặng có thể đưa đến tự sát. Do đó cần phải an ủi động viên tinh thần bệnh nhân. 14 2.2.4. Bực tức Là phản ứng tự nhiên, mỗi khi phải khó chịu, phải bị bó buộc, không làm được mọi việc như ý mình (ví dụ: do bệnh tật làm khó chịu và bó buộc phải nằm một chỗ, kiêng có, phải uống thuốc phải phục tùng nội quy phải thay đổi thỏi quen hoặc nếp sống). Biểu hiện rõ ràng nhất là cau có khó tính, hay bắt bẻ thậm chí còn hăm doạ. Tuỳ theo nhân cách xảy ra với nhiều mức độ khác nhau kín đáo hay rõ nét. Thầy thuốc và nhân viên y tế hiểu và chấp nhận như một hiện tượng hợp quy luật tâm sinh lý và đáp ứng bằng sự bình tính hoà nhã tế nhị, kiên trì giải thích cho bệnh nhân một cách ôn tồn. 2.2.5. Vị kỷ Là trạng thái tâm lý khiến cho người bệnh hướng mọi suy nghĩ vào bệnh tật và bản thân mình, quan tâm tột bực vào thân xác mình, bệnh nhân chú ý cái gì có liên quan đến bệnh các diễn biến của bệnh, chăm chú nghe mọi sự nhận xét về sức khoẻ của họ từ người khác không bỏ qua sắc mặt, cái lắc đầu của người thấy thuốc, nhân viên y tế. Thầy thuốc và nhân viên y tế không vì thế mà thành kiến ấn lượn.g, trái lại cần chăm sóc ân cần, giải thích chu đáo. 2.2.6. Thoái hồi Là trạng thái quay lại kỳ sơ sinh, là phản ứng tự vệ của người bệnh. Đối với người bệnh, tuỳ theo nặng hay nhẹ, tuỳ theo nhân cách từng người mà biểu hiện thoái hồi ở nhiều mức độ khác nhau, khi bệnh nhân đỡ và dần khỏi thì các biểu hiện thoái hồi mất đi. Ví dụ: bệnh nhân không quan tâm đến cái gì khác hơn khung cảnh mình đang sống. Bệnh nhân có tâm lý giống như một đứa trẻ muốn có người chơi cùng, muốn được chú ý, hay đòi hỏi và muốn được chiều chuộng. 15 2.3. Các trạng thái tâm lý của người bệnh Trạng thái tâm lý của người bệnh và trạng thái bệnh thực thể có mối quan hệ khăng khít với nhau. Cơ sở tâm lý cửa trạng thái này là các hệ thống chức năng cơ động của phức hợp các tế bào thần kinh có hoạt động thống nhất. Trong lâm sàng có 3 loại trạng thái tâm lý như sau: - Trạng thái biến đổi tâm lý: đây là trạng thái nhẹ nhất và có thể gặp ở bất kỳ người bệnh nào. Những biến đổi tâm lý ở đây còn trong giới hạn bình thường. Biến đổi chung nhất là thay đổi hứng thú, thay đổi suy nghĩ, thay đổi tri giác từ thế giới bên ngoài đến bản thân và tới chức năng của cơ thể, quan hệ có tính chọn lọc với người xung quanh, mong muốn được cứu chữa tập trung chú ý vào bệnh tật, đầu óc lộn xộn, ứ đọng nhiều ý nghĩ, thay đổi giọng nói, nét mặt thay đổi điệu bộ một cách đặc biệt, dễ xúc động, cảm giác sống bị đe doạ, thay đổi hồi tưởng về quá khứ. - Trạng thái loạn thần kinh chức năng với các triệu chứng tâm lý bệnh: trong trạng thái này có sự gián đoạn và rối loạn các quá trình hoạt động thần kinh cao cấp, biểu hiện bằng các hội chứng như suy nhược, nghi bệnh ám ảnh, hysteria, lo âu, rối loạn phân ly... Ở đây ý thức người bệnh không bị rối loạn, bệnh nhân có thái độ phê phán đối với bệnh tật và sức khoẻ của mình. - Trạng thái loạn thần (kể cả những người mác bệnh thực thể): người bệnh không còn khả năng phán đoán thế giới xung quanh, hành vi của bệnh nhân bị rối loạn và mất khả năng phê phán đối với bệnh tật. Biểu hiện đặc trưng của bệnh này là các hội chứng hoang tưởng và rối loạn ý thức. Đối với trạng thái tâm lý của người bệnh thực thể có nhiều yếu tố tác động tới như: giai đoạn và đặc điểm của bệnh, đặc điểm nhân cách, các yếu tố tác động tới, các yếu tố nhiễm độc, nhiễm trùng hoàn cảnh bên ngoài và tác động của nó. Từ đó đàn đến những biến đổi đặc biệt của tâm lý. 16 Trong thực tế rất khó xác định ranh giới giữa các trạng thái tâm lý của người bệnh. 3. Các loại nhận thức của bệnh nhân 3.1. Nhận thức đúng đắn và bình thường Loại này có quá trình hưng phấn cân bằng với ức chế. Số bệnh nhân này chịu ảnh hưởng rất tốt đối với thầy thuốc của mình, phân biệt được cái đúng cái sai. Bệnh nhân này rất dễ tín nhiệm thầy thuốc, do nhận thức đúng đắn nên bệnh nhân biết được bệnh của mình, bệnh sẽ tiến triển ra sao? Kết quả như thế nào? Bản thân mình phải phấn đấu ra sao để góp phần cùng thầy thuốc khỏi bệnh? Trong loại này còn có một số khá lớn có kiểu thần kinh cân bằng nhưng chậm. Họ suy nghĩ cân nhắc, có chiều sâu, phải qua thực tế mới nhận thức đúng đắn đối với bệnh tật Đối với bệnh nhân này thầy thuốc không nên hứa xuống mà phải kiên trì, thận trọng, nói sao làm vậy; phải chứng minh bằng thực tế, tinh thần thái độ, phong cách, tài năng của mình, nói ít làm nhiều, phải tác động đến tam lý bệnh nhân. Khi đã gieo cho họ niềm tin thì rất vững chắc nhưng nếu đánh mất niềm tin thì khó bù đắp được thậm chí họ còn định kiến và xa lánh thầy thuốc. 3.2. Nhận thức cường điệu quá mức Bệnh nhân kiểu này thường có biểu hiện thần kinh hưng phấn mạnh hơn ức chế, dễ bị khích thích, quan trọng hoá tình trạng sức khoẻ và bệnh tật của mình, dễ bị nổi nóng, dễ bị kích động, dễ phản ứng trên lời nói nét mặt đòi hỏi phục vụ cao, chẩn đoán ngay, chữa bệnh cũng vậy, đòi hỏi bệnh phải được thuyên giảm ngay. Bệnh nhân này thường chủ quan chỉ tin ở mình nhiều hơn, thường biểu hiện quá mức, quá đáng trong cư xử, nhận xét. Nhạy cảm với cảm giác đan, cô đơn, dễ buồn phiền, dễ mất hy vọng, dễ phản ứng, đồng thời cũng dễ thay đổi ý kiến, chính kiến không kiên định, dễ hoài nghi hoang mang dao động, tự ý tô
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng