Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Cơ hội và thách thức cho phát triển du lịch cộng đồng tại xã vũ lăng, huyện bắc ...

Tài liệu Cơ hội và thách thức cho phát triển du lịch cộng đồng tại xã vũ lăng, huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

.PDF
71
1
56

Mô tả:

1 MỤC LỤC MỤC LỤC ........................................................................................................................... 1 DANH MỤC HÌNH ẢNH .................................................................................................. 4 DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................... 5 DANH MỤC BIỂU ĐỒ ...................................................................................................... 6 PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 7 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................... 7 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 7 2.1. Mục tiêu.................................................................................................................... 7 2.2. Nhiệm vụ .................................................................................................................. 8 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 8 3.1. Đối tượng.................................................................................................................. 8 3.2. Phạm vi ..................................................................................................................... 8 4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ........................................................ 8 4.1. Ý nghĩa khoa học ..................................................................................................... 8 4.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................................... 8 5. Nội dung nghiên cứu....................................................................................................... 8 6. Phương pháp và quy trình nghiên cứu ......................................................................... 9 6.1. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................ 9 6.2. Quy trình nghiên cứu .............................................................................................. 9 6.2.1. Sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu ............................................................ 9 6.2.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp dữ liệu ................................................... 10 6.2.3. Phương pháp trình bày kết quả........................................................................ 11 7. Kết cấu đề tài................................................................................................................. 11 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ..................................................................................... 12 1.1. Một số khái niệm ................................................................................................... 12 1.1.1. Cơ hội ................................................................................................................ 12 1.1.2. Thách thức ........................................................................................................ 12 1.1.3. Du lịch cộng đồng ............................................................................................. 12 1.1.4. Cách mạng công nghiệp 4.0 ............................................................................. 13 2.1. Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến du lịch cộng đồng .................... 13 2.1.1. Tác động tích cực .............................................................................................. 13 2 2.1.2. Tác động tiêu cực .............................................................................................. 15 3.1. Mối quan hệ giữa du lịch cộng đồng và cách mạng công nghiệp 4.0 ............... 16 4.1. Vai trò du lịch cộng đồng và cách mạng công nghiệp 4.0 ................................. 17 4.1.1. Vai trò của du lịch cộng đồng .......................................................................... 17 4.1.2. Vai trò của cách mạng công nghiệp 4.0 .......................................................... 18 5.1. Ý nghĩa du lịch cộng đồng và cách mạng công nghiệp 4.0 ................................ 19 5.1.1. Ý nghĩa của du lịch cộng đồng ......................................................................... 19 5.1.2. Ý nghĩa của cách mạng 4.0 .............................................................................. 19 6. Những bài học kinh nghiệm......................................................................................... 19 Tiểu kết chương 1 ............................................................................................................. 22 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở XÃ VŨ LĂNG, HUYỆN BẮC SƠN, TỈNH LẠNG SƠN TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ......................................................................................................... 23 2.1. Tình hình kinh tế - xã hội của xã Vũ Lăng, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn ... 24 2.1.1. Tình hình xã hội ............................................................................................... 24 2.1.2. Tình hình kinh tế .............................................................................................. 28 2.2. Tài nguyên du lịch của xã Vũ Lăng, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn (tập trung ở thôn Tràng Sơn III) .................................................................................................. 33 2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên ............................................................................. 33 2.2.2. Tài nguyên du lịch văn hóa .............................................................................. 36 2.3. Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại xã Vũ Lăng, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ..................................................... 38 2.3.1. Lịch sử hình thành ........................................................................................... 38 2.3.2 Cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch.................................................................... 39 2.3.3. Các dịch vụ du lịch ........................................................................................... 42 2.3.4. Lao động du lịch ............................................................................................... 43 2.3.5. Thị trường khách du lịch ................................................................................. 44 2.3.6. Công tác quản lý ............................................................................................... 44 Tiểu kết chương 2 ............................................................................................................. 45 CHƯƠNG III: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ VŨ LĂNG, HUYỆN BẮC SƠN, TỈNH LẠNG SƠN TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 .................................................................. 46 3 3.1. Cơ hội và thách thức đối với phát triển du lịch cộng đồng tại xã Vũ Lăng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ................................................................................. 46 3.2. Bàn luận về ảnh hưởng của cơ hội và thách thức của cuộc công nghiệp 4.0 đến sự phát triển du lịch cộng đồng tại xã Vũ Lăng ........................................................ 59 3.3. Đề xuất.................................................................................................................... 60 Tiểu kết chương 3 ............................................................................................................. 61 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 62 DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................... 63 4 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1. Bản đồ hành chính tỉnh Lạng Sơn ....................................................................... 23 Hình 2. Bản đồ hành chính xã Vũ Lăng, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn ........................ 24 Hình 3. Hồ Vũ Lăng, xã Vũ Lăng, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn ................................. 27 Hình 4. Một số trường học của xã Vũ Lăng, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn .................. 27 Hình 5. Trạm ý tế xã Vũ Lăng .......................................................................................... 28 Hình 6. Đồng ruộng của xã Vũ Lăng, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn ............................ 32 Hình 7. Chợ trung tâm của xã Vũ Lăng, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn ........................ 33 Hình 8. Một số loài sinh vật của xã Vũ Lăng ................................................................... 36 Hình 9. Nhà di tích và bia đá của xã Vũ Lăng .................................................................. 36 Hình 10. Đàn tính và Giao lưu văn nghệ tại homestay của ông Nguyễn Văn Hả ............ 37 Hình 11. Món ăn: Khâu nhục và Bánh trưng đen ............................................................ 38 Hình 12. Biển du lịch sinh thái cộng đồng hồ Vũ Lăng ................................................... 39 Hình 13. Homestay của anh Nguyễn Văn Hả và anh Nguyễn Mạnh Hà ........................ 40 Hình 14. Tuyến đường giao thông của xã Vũ Lăng ......................................................... 41 5 DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Tình hình dân số của xã Vũ Lăng từ năm 2013 – 2017 (đơn vị: nghìn người) ... 24 Bảng 2. Tình hình quảng bá du lịch trên facebook qua fanpage của xã Vũ Lăng ............ 50 Bảng 3. Kết quả khảo sát sự hiện diện của công nghệ trong công tác triển khai, giám sát và quản lý của ban quản lý và chính quyền các cấp đối với hoạt động du lịch cộng đồng tại xã Vũ Lăng ................................................................................................................... 51 Bảng 4. Khái quát về cơ hội và thách thức của du lịch cộng đồng tại xã Vũ Lăng trong thời đại 4.0 ......................................................................................................................... 58 6 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1. Tình hình dân số của xã Vũ Lăng từ năm 2013 – 2017 (Đơn vị: Nghìn người) ............................................................................................................................................ 25 Biểu đồ 2. Tỷ lệ phần trăm thành phần dân tộc của xã Vũ Lăng (Đơn vị: %) .................. 25 Biểu đồ 3. Tháp dân số phân theo độ tuổi lao động của xã Vũ Lăng năm 2017 (Đơn vị: Nghìn người) ...................................................................................................................... 26 Biểu đồ 4. Thành phần kinh tế tính theo tỷ lệ phần trăm của xã Vũ Lăng năm 2017 ....... 29 Biểu đồ 5. Diện tích phân bố đất nông – lâm nghiệp của xã Vũ Lăng .............................. 29 Biểu đồ 6. Phân bố diện tích đất trồng nông nghiệp của xã Vũ Lăng .............................. 30 Biểu đồ 7. Phân bố diện tích đất phi lâm nghiệp của xã Vũ Lăng ..................................... 30 Biểu đồ 8. Phân bố diện tích đất trồng lâm nghiệp của xã Vũ Lăng ................................. 31 Biểu đồ 9. Phân bố diện tích đất chưa sử dụng của xã Vũ Lăng ....................................... 31 Biểu đồ 10. Nhận định của người dân xã Vũ Lăng về thực trạng cơ hội và thách thức trong phát triển du lịch cộng đồng tại xã Vũ Lăng (Đơn vị: hộ gia đình) .......................... 46 Biểu đồ 11. Thực trạng sử dụng internet để trang bị kiến thức về du lịch cộng đồng của người dân xã Vũ Lăng (đơn vị: hộ gia đình) ...................................................................... 48 Biểu đồ 12. Tình hình áp dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh du lịch cộng đồng của người dân xã Vũ Lăng (đơn vị: hộ gia đình) ............................................................... 48 Biểu đồ 13. Đánh giá vai trò của công nghệ trong công tác triển khai, giám sát và quản lý hoạt động du lịch cộng đồng tại xã Vũ Lăng ..................................................................... 52 Biểu đồ 14. Đánh giá của khách du lịch về thực trạng du lịch cộng đồng tại xã Vũ Lăng 55 Biểu đồ 15. Đánh giá của khách du lịch về khả năng đáp ứng nhu cầu liên quan đến công nghệ của du lịch cộng đồng tại xã Vũ Lăng ....................................................................... 55 7 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lạng sơn là một tỉnh nằm ở vùng núi, biên giới khu vực phía đông bắc của Việt Nam. Nơi đây được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh đẹp hoang sơ, bí ẩn, thu hút khách du lịch. Với khí hậu mát mẻ cùng đời sống văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, Lạng Sơn rất thích hợp để phát triển mô hình du lịch cộng đồng. Hiện nay, mô hình này đã được triển khai tại nhiều nơi trên toàn tỉnh như: Làng Quỳnh Sơn, Hữu Liên, Mẫu Sơn, Vũ Lăng. Trong đó, du lịch cộng đồng tại xã Vũ Lăng, huyện Bắc Sơn là một mô hình mới đi vào hoạt động từ cuối năm 2018. Vũ lăng là xã vùng cao nằm ở phía tây nam huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Được bao bọc xung quanh là núi đá vôi và đồi, ở giữa là rừng núi đất thấp và những thung thũng đồng ruộng tạo thế mạnh về kinh tế. Với địa hình độc đáo này, Vũ Lăng sở hữu hệ thống động – thực vật rất phong phú, đặc trưng của hệ sinh thái rừng. Bên cạnh đó, có tới bốn dân tộc khác nhau cùng chung sống quần tụ tại Vũ lăng là Tày, Nùng, Kinh, Dao thể hiện sự đa dạng trong văn hóa. Từ những điều kiện về tài nguyên tự nhiên và tài nguyên văn hóa nêu trên có thể thấy được rằng xã Vũ Lăng rất thuận lợi để phát triển mô hình du lịch cộng đồng. Tuy nhiên trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Vũ Lăng rất khó tận dụng tối đa những tiềm năng và lợi thế để phát triển loại hình du lịch cộng đồng bởi phải đối mặt với rất nhiều thách thức như: Cơ sở vật chất kỹ thuật đặc thù cho phát triển du lịch cộng đồng còn thiếu thốn; sản phẩm và dịch vụ còn nghèo nàn, manh mún chưa gắn với định hướng thị trường nên chưa giữ chân được du khách. Bên cạnh đó, số lượng và chất lượng nguồn nhân lực đã qua đào tạo cơ bản không bắt kịp với tốc độ phát triển của du lịch trong thời đại 4.0 dẫn đến năng lực kinh doanh hiệu quả thấp, lượng khách và doanh thu còn nhỏ lẻ; vấn đề xây dựng cách ứng xử thích hợp với môi trường cũng chưa được quan tâm sâu rộng kèm theo đó là nhận thức của người dân đối với du lịch cộng đồng vẫn còn chưa sâu sắc, không đáp ứng được yêu cầu của thời đại. Đây là những nguyên nhân quan trọng làm cho mô hình du lịch cộng đồng tại xã Vũ Lăng chưa thể bứt phá và có những đóng góp tích cực hơn cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương như kỳ vọng. Vì vậy, nhóm nghiên cứu chọn đề tài “Cơ hội và thách thức cho phát triển du lịch cộng đồng tại xã Vũ Lăng, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0” nhằm nghiên cứu và đánh giá đúng mức những cơ hội và thách thức của du lịch cộng đồng tại xã Vũ Lăng trong bối cảnh công nghiệp 4.0. Từ đó đưa ra một số định hướng giải pháp cho phát triển của du lịch cộng đồng tại địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống người dân nhưng cũng không làm mất đi giá trị vốn có tại đây. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu Đánh giá được những cơ hội và thách thức của việc phát triển du lịch cộng đồng trong thời đại 4.0 tại xã vũ Lăng, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. 8 Từ đó, nhóm nghiên cứu cũng mong muốn qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu sẽ học hỏi được cách tiếp cận một đề tài nghiên cứu khoa học và đưa ra một số bàn luận về vấn đề du lịch cộng đồng trong thời đại 4.0 tại xã Vũ Lăng, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn, góp nhần nhỏ vào xây dựng cơ sở lý luận, đề xuất những định hướng và kiến nghị cho phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương. 2.2. Nhiệm vụ Nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực trạng phát triển du lịch cộng đồng gắn với cách mạng công nghiệp 4.0 tại xã Vũ Lăng, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Tổng hợp và phân tích một số bài học kinh nghiệm về mô hình du lịch cộng đồng trong thời đại 4.0 nhằm thấy được điểm mạnh và điểm yếu của những mô hình trước đó. Từ đó tìm ra được những cơ hội và thách thức hiện có trong phát triển mô hình du lịch cộng đồng tại xã Vũ Lăng. Đưa ra một số kết quả bàn luận, góp một phần nhỏ trong việc xây dựng mô hình du lịch cộng đồng tại xã Vũ Lăng trong thời đại 4.0. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng Cơ hội và thách thức trong phát triển mô hình du lịch cộng đồng tại xã Vũ Lăng, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn trong thời đại công nghệ 4.0. Mối quan hệ giữa mô hình du lịch cộng đồng và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. 3.2. Phạm vi Nghiên cứu trên địa bàn xã Vũ Lăng, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. (Tập trung vào thôn Tràng Sơn III) 4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 4.1. Ý nghĩa khoa học Góp phần nhỏ trong việc xây dựng cơ sở lý luận cho những bài nghiên cứu khoa học sau này. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn Góp phần quảng bá các sản phẩm du lịch tại xã Vũ Lăng Đưa ra định hướng giúp cho người dân có thể ứng dụng 4.0 vào việc quảng bá, phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương. 5. Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại xã Vũ Lăng từ đó tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của mô hình này. Đánh giá được những cơ hội và thách thức để phát triển du lịch cộng đồng tại xã Vũ Lăng trong thời đại 4.0. 9 Đưa ra định hướng và giải pháp cụ thể cho phát triển du lịch cộng đồng tại đây. 6. Phương pháp và quy trình nghiên cứu .1. Phương pháp nghiên cứu Về phương pháp nghiên cứu, nhóm nghiên cứu chia ra làm 3 phương pháp: + Phương pháp thu thập dữ liệu. + Phương pháp phân tích dữ liệu. + Phương pháp trình bày kết quả. 6.2. Quy trình nghiên cứu 6.2.1. Sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu 6.2.1.1. Dữ liệu sơ cấp Nhóm nghiên cứu đã tổ chức điều tra, thu thập các dữ liệu liên quan đến hoạt động du lịch cộng đồng tại xã Vũ Lăng như: Số hộ tham gia làm du lịch cộng đồng, tình trạng sử dụng các thiết bị công nghệ trong phát triển du lịch, cách thức sinh hoạt và trải nghiệm văn hóa tại địa phương. Trong quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả cũng xin ý kiến của giám đốc trung tâm thông tin xúc tiến du lịch tỉnh Lạng Sơn là bà Trần Thị Bích Hạnh, Chủ tịch xã Vũ Lăng là ông Đặng Văn Hội. 6.2.1.2. Dữ liệu thứ cấp Nhóm nghiên cứu đã tiến hành thu thập các dữ liệu thông qua: Báo cáo tình hình kinh tế xã hội xã Vũ Lăng, niên giám thống kê tỉnh Lạng Sơn năm 2018, trang thông tin của Sở văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Lạng Sơn, trung tâm xúc tiến du lịch tỉnh Lạng Sơn. Bên cạnh đó cũng sử dụng thông tin trong các tài liệu về tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa và kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng của ủy ban nhân dân xã Vũ Lăng. 6.2.1.3. Phương pháp khảo sát thực địa Phương pháp này sẽ được thực hiện tham gia những chuyến điền dã từ tháng 10 năm 2018 đến tháng 2 năm 2019 Các chuyến điền dã bao gồm 4 đợt: Đợt 1: 26/10/2018: Khảo sát và chụp ảnh về các nguồn tài nguyên tự nhiên của xã Vũ Lăng như: Sông, hồ, suối, những cánh đồng lúa, khí hậu, vị trí tiếp giáp, tài nguyên sinh vật, các núi đá vôi. Đợt 2: 5/11/2018: Khảo sát về cơ sở vật chất của 7 hộ tham gia làm homestay, cơ sở hạ tầng của xã Vũ Lăng Đợt 3: 1/12/2018: Khảo sát về trình độ tay nghề của người dân trong hoạt động làm các sản phẩm truyền thống tại địa phương; về trang phục; văn hóa; cách trang trí trong và ngoài nhà đối với các hộ làm du lịch. Đợt 4: 26/2/2019: Khảo sát về tình hình các trang thiết bị kỹ thuật công nghệ và tình hình sử dụng công nghệ của người dân; về chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển du lịch cộng đồng; 10 6.2.1.4. Phương pháp phỏng vấn sâu bằng bảng hỏi Nhóm nghiên cứu đưa ra ban đầu phỏng vấn 4 đối tượng chính: Cộng đồng địa phương tham gia du lịch cộng đồng, khách du lịch, chính quyền địa phương và ban quản lý du lịch. Đối với cộng đồng địa phương tham gia du lịch: nhóm nghiên cứu tiến hành phỏng vấn sâu bằng bảng hỏi và phỏng vấn qua điện thoại. + Phỏng vấn sâu bằng bảng hỏi: Nhóm chia ra làm 3 bảng hỏi: bảng hỏi về nhận định thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Vũ Lăng (60 hộ); bảng hỏi về tình trạng sử dụng internet trong hoạt động du lịch cộng đồng (35 hộ), bảng hỏi về việc ứng dụng internet trong hoạt động du lịch cộng đồng (28) + Phỏng vấn qua điện thoại: Thu thập những dữ liệu còn thiếu như: nhu cầu của khách trong lĩnh vực lưu trú; phản hồi của du khách; thái độ của người dân khi tiếp xúc với khách du lịch, những khó khăn trong việc ứng dụng công nghệ vào quảng bá du lịch. (20 hộ) Đối với chính quyền địa phương: nhóm nghiên cứu phỏng vấn trực tiếp với ông Đặng Văn Hội (chủ tịch xã Vũ Lăng) về những khó khăn gặp phải trong quá trình làm du lịch cộng đồng. Đối với ban quản lý du lịch, nhóm nghiên cứu lựa chọn phỏng vấn đại diện là bà Trần Thị Bích Hạnh - giám đốc Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch tỉnh Lạng Sơn về những cơ hội và thách thức bà nhận định được trong tương lai đối với du lịch cộng đồng tại xã Vũ Lăng. Đối với khách du lịch: Nhóm nghiên cứu đã tiếp cận 50 du khách sử dụng các dịch vụ tại mô hình du lịch cộng đồng tại xã Vũ Lăng (chia đều 2 đợt) và sử dụng bảng hỏi để phỏng vấn. Bảng hỏi xoay quanh các vấn đề: Cảm nhận của du khách và mức độ hài lòng của du khách khi trải nghiệm mô hình du lịch cộng đồng tại Vũ Lăng. Thời gian phỏng vấn: Nhóm hộ dân tham gia du lịch cộng đồng tiến hành phỏng vấn ở 2 thời điểm là tháng 12/2018 và 2/2019 Chính quyền địa phương tiến hành phỏng vấn vào tháng 1 năm 2019 Đối với khách du lịch tiến hành phỏng vấn vào: 1/2019 và 2/2019 Phạm vi phỏng vấn: Xã Vũ Lăng, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. 6.2.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp dữ liệu Phương pháp phân tích và tổng hợp là việc lựa chọn, sắp xếp các dữ liệu thông tin từ các nguồn thứ cấp và sơ cấp nhằm định lượng chính xác và đầy đủ phục vụ cho mục đích điều tra và nghiên cứu mối quan hệ chặt chẽ giữa công nghiệp 4.0 và sự phát triển du lịch cộng đồng tại xã Vũ Lăng, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Phương pháp SWOT 11 + Điểm mạnh (strength): Là những tác nhân bên trong của du lịch cộng đồng tại xã Vũ Lăng, mang tính tích cực hoặc có lợi giúp cho du lịch cộng đồng tại xã Vũ Lăng nói riêng là tỉnh Lạng Sơn nói chung. Cần được duy trì, sử dụng chính làm nền tảng hoặc đòn bẩy. + Điểm yếu (weakneses): Là những tác nhân bên trong, nó mang tính tiêu cực hoặc gây bất lợi cho sự phát triển của du lịch cộng đồng tại xã Vũ Lăng. Cần phải sửa chữa, thay thế hoặc chấm dứt. + Cơ hội (Opportunities): Là những tác nhân bên ngoài mang tính tích cực, có lợi cho du lịch cộng đồng tại xã Vũ Lăng. Cần vận dụng kịp thời, tận dụng cơ hội, thời cơ, xây dựng, phát triển trên cơ hội này. + Thách thức (threats): Là tác nhân bên ngoài mang tính tiêu cực hoặc gây khó khăn cho sự phát triển của du lịch cộng đồng xã Vũ Lăng. Cần đưa những thách thức này vào kế hoạch để có biện pháp giải quyết, quản lý. 6.2.3. Phương pháp trình bày kết quả 6.2.3.1. Phương pháp trình bày bằng word Kết quả nghiên cứu được nhóm tác giả trình bày dưới dạng văn bản word trong trang Chương 1: 12 trang. Chương 2: 25 trang. Chương 3: 17 trang. Kết luận 6.2.3.2. Phương pháp trình bày bằng power point Đây là phương pháp báo cáo nghiên cứu khoa học giúp người xem có thể dễ dàng theo dõi và tiếp cận nội dung của bài nghiên cứu. Nhóm tác giả sử dụng chủ yếu power point để trình chiếu sơ đồ, hình ảnh, bảng biểu của bài nghiên cứu. 6.2.3.3. Trình bày bảng Các bảng này giúp việc trình bày dữ liệu một cách khoa học, dễ hiểu hơn. 6.2.3.4. Hình ảnh Các hình ảnh sử dụng trong bài đều từ các nguồn chính thống, đã được kiểm duyệt. Hình ảnh giúp người xem dễ dàng hình dung hơn về đối tượng nghiên cứu. 7. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, bài nghiên cứu khoa học còn có nội dung gồm 4 chương chính: Chương 1: Cơ sở lí luận. 12 Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại xã Vũ Lăng, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Cơ hội Cơ hội có nhiều cách giải nghĩa khác nhau, nhưng đối với đề tài này, nhóm nghiên cứu đồng tình với cách hiểu: “Cơ hội nói chung là hoàn cảnh thuận lợi để thực hiện được điều mình muốn”1. Đây là khái niệm tương đối cơ bản và phổ biến. Tuy nhiên, khái niệm “cơ hội” phải được đặt vào từng bối cảnh, lĩnh vực cụ thể thì mới có thể hiểu được đầy đủ và chính xác ý nghĩa của nó. Đối với du lịch thì “cơ hội” là những tác nhân bên ngoài mang tính tích cực và có lợi cho hoạt động phát triển du lịch, đó có thể là: Tình hình an ninh chính trị, chính sách đầu tư, chính sách hội nhập, các hoạt động xúc tiến, nhu cầu và thị hiếu của khách hàng, sự xuất hiện của các thiết bị công nghệ hiện tại. 1.1.2. Thách thức Thách thức là “Những khó khăn, cản trở từ áp lực bên ngoài tạo ra”2, là những yếu tố khách quan mà mình không mong muốn. Đối với du lịch mà đặc biệt là du lịch cộng đồng, những thách thức thường gặp phải là: Tình trạng ô nhiễm môi trường, những tác động của biến đổi khí hậu, giao thông chưa thuận tiện, các chính sách quản lý còn lỏng lẻo, đầu tư chưa đúng mức, đặc biệt là sự tác động của công nghệ quá mạnh và quá nhanh dẫn tới sự suy yếu của văn hóa bản địa. 1.1.3. Du lịch cộng đồng Viện nghiên cứu phát triển Miền núi (Mountain Institues) đưa ra khái niệm về du lịch dựa vào cộng đồng như sau: “Du lịch cộng đồng là một quá trình tương tác giữa cộng đồng và khách du lịch mà sự tham gia có ý nghĩa của cả hai phía mang lại các lợi ích kinh tế, bảo tồn cho cộng đồng và môi trường địa phương”.3 Theo Respondsible Ecological Social Tours thì: Du lịch cộng đồng là “phương thức tổ chức du lịch đề cao về môi trường, văn hóa xã hội. Du lịch cộng đồng do cộng đồng sở hữu và quản lý, vì cộng đồng và cho phép khách du lịch nâng cao nhận thức và học hỏi về cộng đồng, về cuộc sống đời thường của họ”4 1 Tra từ Soha http://tratu.soha.vn/dict/vn_vn/C%C6%A1_h%E1%BB%99i http://dinhdoan.net/ky-nang-xac-dinh-thuan-loi-kho-khan-co-hoi-thach-thuc-swot/ 3 Tạp chí du lịch cộng đồng- viện nghiên cứu phát triển miền núi, 2000 4 Respondsible Ecological Social Tours, Thailand, 1997 2 13 Nhìn chung, có rất nhiều khái niệm về du lịch cộng, từ những khái niệm nêu trên nhóm nghiên cứu thống nhất với khái niệm: “Du lịch cộng đồng là mang lại cho du khách những trải nghiệm về cuộc sống địa phương, trong đó các cộng đồng địa phương trực tiếp tham gia vào các hoạt động du lịch và thu được các lợi ích kinh tế - xã hội từ các hoạt động du lịch và chịu trách nhiệm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường và văn hóa địa phương”.5 1.1.4. Cách mạng công nghiệp 4.0 “Cách mạng” được hiểu là xóa bỏ cái cũ để thay thế cái mới tiến bộ hơn. Trong lịch sử thế giới, theo quy luật phát triển của tự nhiên, đã có rất nhiều cuộc cách mạng diễn ra ở nhiều nơi, trên nhiều phương diện khác nhau. Dù kết quả thu về có sự khác biệt nhưng nhìn chung mọi cuộc cách mạng đều là hành trình gian khổ mà phạm vi ảnh hưởng của nó không chỉ gói gọn trong lĩnh vực có cách mạng diễn ra. Kết quả của mọi cuộc cách mạng đều có thể dẫn đến nhiều thay đổi trong các mặt khác nhau của đời sống theo cả chiều dọc và chiều ngang. Cụ thể như đối với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ngoài làm thay đổi nền công nghiệp của các nước tham gia, nó còn tạo nên tác động to lớn trên các lĩnh vực khác như kinh tế, xã hội, chính trị, giáo dục, y tế, v.v…suốt từ khi cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu hình thành từ đầu thế kỉ 18 đến hiện tại và mãi về sau. Cách mạng công nghiệp 4.0 hay cách mạng công nghiệp lần thứ 4 có rất nhiều tranh cãi trong việc đưa ra một khái niệm chính xác. Ở bài nghiên cứu khoa học này, nhóm tác giả thống nhất đồng tình với cách cắt nghĩa của Klaus Schwab, người sáng lập và là chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế Giới về khái niệm “cách mạng công nghiệp 4.0”: "Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Bây giờ, cuộc Cách mạng Công nghiệp Thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học" 6 . Nói cách khác, cách mạng công nghiệp 4.0 là cuộc cách mạng hướng đến sự kết nối vạn vật và sự tự động hóa, giảm bớt sức người trong mọi hoạt động mà internet chạm đến. 2.1. Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến du lịch cộng đồng Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là cuộc cách mạng đem lại sự thay đổi về mọi mặt đời sống của con người. Trong từng lĩnh vực, nó lại có những tác động khác nhau, đối với du lịch cộng đồng cũng vậy. 2.1.1. Tác động tích cực 2.1.1.1. Mở rộng không gian, thời gian và thị trường Việc phát triển Internet kết nối vạn vật làm xóa nhòa không gian và thời gian, tạo nên một thế giới phẳng, con người trên khắp thế giới, chỉ cần có kết nối internet là có thể truy cập và tìm hiểu tất cả những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh du lịch nổi tiếng 5 6 SỔ TAY DU LỊCH CỘNG ĐỒNG VIỆT NAM: PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN DỰA VÀO THỊ TRƯỜNG (2013) Klaus Schwab 14 trên toàn thế giới. Đây chính là cú hích quan trọng làm nảy sinh nhu cầu đi du lịch ở mọi người dân, là cơ hội vàng để mở rộng thị trường du lịch. 2.1.1.2. Giảm chi phí quảng cáo, tiếp thị Nếu như trước kia, để quảng bá, phát triển các điểm du lịch cộng đồng, người ta phải mất rất nhiều thời gian và phải trả một khoản kinh phí khá lớn cho việc quảng cáo trên truyền hình, báo, đài, phát tờ rơi, tập gấp, bản đồ, giới thiệu các tour và giá mỗi tour du lịch … thì nay thông qua ứng dụng các Website thông minh (như Web30s, Smart Live Chart, Smart Marketing Tool) và tổng đài ảo (tất cả các phần mềm này đều chạy trên môi trường điện toán đám mây) giá thành chi phí quảng cáo, tiếp thị và thời gian dành cho nó đã giảm đi rất nhiều. Đây là một lợi thế to lớn do công nghiệp 4.0 mang lại. 2.1.1.3. Số hóa cơ sở dữ liệu Việc số hóa các cơ sở dữ liệu du lịch như giới thiệu các dạng tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, bản đồ các điểm du lịch, hệ thống các homestay, hệ thống giao thông… của mỗi địa phương, mỗi quốc gia đang được triển khai rộng rãi, mang lại tiện ích cho các nhà quản lý, kinh doanh du lịch và du khách ở khắp nơi trên thế giới. 2.1.1.4. Bán hàng qua mạng và thanh toán trực tuyến Thương mại điện tử, kinh doanh qua mạng, trong đó có kinh doanh du lịch hiện đang là xu thế thời đại. Công nghiệp 4.0 giúp cho các nhà kinh doanh du lịch triển khai bán các dịch vụ du lịch cho mọi đối tượng có nhu cầu trên khắp thế giới với chi phí ít nhất, thời gian tiết kiệm nhất và doanh thu cao nhất. Các sản phẩm du lịch cộng đồng cũng có thể được đăng bán online thông qua các trang web. Việc này giúp cho việc kết nối giữa khách hàng và cộng đồng địa phương kinh doanh mô hình du lịch cộng đồng thuận tiện, nhanh chóng hơn. Đặc biệt trong mùa du lịch cao điểm thì việc đặt phòng không còn là mối lo ngại của người du lịch nữa. 2.1.1.5. Giảm nhân lực lao động, thời gian, chi phí, giảm giá thành các dịch vụ du lịch Ứng dụng công nghệ hiện đại đã làm giảm đáng kể nguồn nhân lực lao động, rút ngắn thời gian làm việc, giảm mạnh các chi phí dẫn tới giảm giá thành các dịch vụ du lịch. Chính nhờ mua và bán hàng qua mạng nên các doanh nghiệp du lịch có thể liên kết, cùng hợp tác, chia sẻ khó khăn và lợi nhuận, bán hàng cho số lượng khách đông, chi phí và thời gian ít nên họ có thể ổn định giá, giảm giá, thậm chí giảm giá cực sốc các dịch vụ du lịch. 2.1.1.6. Liên kết tour, tuyến du lịch Internet kết nối vạn vật đã giúp cho các doanh nghiệp lữ hành dễ dàng kết nối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh mô hình du lịch cộng đồng, đồng thời cũng liên kết được các tour và tuyến điểm du lịch trong cùng lộ trình, điều này giúp cho việc hoạt động không ngừng nghỉ, tăng lượng khách và tăng hiệu suất kinh doanh lên đáng kể. 2.1.1.7. Phát triển thương hiệu điểm du lịch cộng đồng 15 Công nghiệp 4.0 đưa thông tin, hình ảnh điểm đến cho mọi người ở tất cả mọi lúc, mọi nơi, nó kích thích và tạo ra nhu cầu khám phá, tìm hiểu điểm đến. Các điểm du lịch cộng đồng nổi tiếng, có chất lượng dịch vụ tốt, thông qua công nghệ 4.0 sẽ lợi dụng được hiệu ứng đám đông, tạo nên thương hiệu nhanh chóng và mang tầm vóc quy mô toàn cầu. 2.1.1.8. Liên kết các doanh nghiệp du lịch Liên kết vùng, liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch, chia sẻ khách, dịch vụ, chia sẻ lợi nhuận cũng như khó khăn là xu thế tất yếu để chuyên môn hóa và giảm giá thành các dịch vụ du lịch. Công nghiệp 4.0 giúp cho mối liên kết này ngày càng thuận lợi, mở rộng không gian, làm cho ngành du lịch phát triển bền vững hơn. 2.1.1.9. Nâng cao trình độ, nhận thức cho người dân nhờ vào các thiết bị công nghệ Mô hình du lịch cộng đồng chủ yếu được xây dựng tại những điểm xa khu vực đông dân cư, trình độ dân trí còn thấp. Vì vậy mà nhờ các thiết bị công nghệ, người dân địa phương có thể chủ động tìm kiếm và thu nhận thêm các tri thức cần thiết cho không chỉ việc phát triển du lịch cộng đồng mà còn đối với các vấn đề khác trong xã hội. Giúp họ có thể cập nhật được các xu hướng mới và biết cách thay đổi góp phần hoàn thiện hơn các dịch vụ của mô hình du lịch cộng đồng trong tương lai. 2.2.1. Tác động tiêu cực 2.2.1.1. Khó khăn trong việc làm chủ công nghệ, dễ ảnh hưởng đến tính nguyên bản của mô hình du lịch cộng đồng Du lịch cộng đồng hướng tới lối sống tổi giản của con người. Tuy được sản sinh trong bối cảnh của nền công nghiệp 4.0 nhưng các ứng dựng công nghệ chỉ nên phục vụ cho hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch để dữ nguyên đặc tính của nó. Thế nhưng hiện nay, khi internet đang được nhân rộng và phủ sóng toàn cầu thì con người lại quá phụ thuộc vào công nghệ, mất dần quyền tự chủ trong cuộc sống. Nhiều nơi xây dựng mô hình du lịch cộng đồng nhưng lại cho lắp đặt các thiết bị công nghệ không cần thiết trong quá trình xây dựng homestay cũng như các tour trải nghiệm. Điều này làm giảm tính hiệu quả và mất đi những giá trị tự nhiên và văn hóa vốn có tại địa phương. 2.2.1.2. Phá hủy cảnh quan tự nhiên Việt Nam là một quốc gia giàu tài nguyên tự nhiên. Đặc biệt là các cảnh quan còn hoang sơ, bí ẩn. Đây là một trong những lợi thế hàng đầu để phát triển du lịch cộng đồng. Thế nhưng việc công nghệ số lan tỏa trong kỷ nguyên 4.0 khiến cho việc khai thác cảnh quan tự nhiên để làm du lịch gặp nhiều bất ổn. Chủ sở hữu các mô hình du lịch cộng đồng dễ dàng bị lung lay bởi tính thương mại cao trong thời đại công nghệ, từ đó đưa ra nhiều đề án phát triển vượt quá mức cho phép đối với khai thác tự nhiên trong du lịch. Ban quản lý và chính quyền nếu không tìm hiểu kỹ càng và có phương hướng đúng đắn sẽ dẫn đến việc “đóng băng dự án”. Các cảnh quan tự nhiên đã được khai thác để phục vụ cho du lịch mặc nhiên không thể cải tạo lại như ban đầu, cũng không còn phù hợp cho những dự án khác. Đây là sự phí phạm tài nguyên không đáng có trong bối cảnh hiện tại. 16 2.2.1.3. Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng Nền công nghiệp 4.0 là sự bùng nổ của hệ thống máy móc và các thiết bị số hiện đại. Hoạt động sản xuất trở nên dễ dàng, chất lượng và số lượng của sản phẩm tăng lên đáng kể nhưng kéo theo đó là hệ lụy của việc ô nhiễm môi trường. Du lịch được coi là ngành công nghiệp không khói tuy nhiên nó lại bị ảnh hưởng bởi những ngành công nghiệp khác có hiệu suất ô nhiễm môi trường cao. Lượng khí độc, chất thải tỏa ra từ các nhà máy ngày một nhiều và dần trở thành mối họa cho không chỉ du lịch nói chung mà còn đối với cuộc sống nhân loại trên toàn cầu. Bên cạnh đó nền công nghiệp 4.0 cũng hình thành cho con người một lối sống vội vã và thiếu trách nhiệm. Khách du lịch chỉ quan tâm đến trải nghiệm của chính mình mà không hề để tâm đến trải nghiệm của những người đi sau. Họ mang đến các khu du lịch đồ ăn, thức uống và mọi vật dụng cần thiết để tự phục vụ nhưng sau đó lại tạo ra một môi trường ô nhiễm nghiêm trọng bởi rác thải. Du lịch cộng đồng từ đó cũng không thể đem lại một cuộc sống trong lành, bình dị như đúng đặc trưng vốn có của nó. 2.2.1.4. Mai một bản sắc văn hóa cộng đồng Công nghệ số xóa tan mọi rào cản địa lý, giúp con người tương tác với nhau dễ dàng và nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, nó cũng tạo ra một khó khăn không nhỏ trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Giao thông mở lối, internet dẫn đường, con người sẵn sàng tìm kiếm và đi đến những nơi xa xôi, cách trở. Tại từng điểm đến, mỗi người lại mang theo một nền văn hóa khác nhau. Nếu không biết cách tiếp thu có chọn lọc sẽ dẫn tới hiện tượng “hòa tan” trong văn hóa. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của lượng thông tin “khủng” từ internet cũng khiến người dân bản địa khó khăn trong việc tìm tòi những kiến thức phù hợp để áp dụng vào thực tiễn. Đây là một vấn đề khá nghiêm trọng mà mô hình du lịch cộng đồng ở Việt Nam đang gặp phải. Nhiều nơi người dân không còn mặc trang phục truyền thống của địa phương, cũng không còn duy trì những lễ hội hay phong tục tập quán bản địa. Điều này khiến cho du lịch cộng đồng mất dần đi ý nghĩa bảo tồn văn hóa vốn có của nó, biến nó trở thành hình thức kinh doanh không bền vững trong bối cảnh hiện đại. 3.1. Mối quan hệ giữa du lịch cộng đồng và cách mạng công nghiệp 4.0 Về bản chất ban đầu, du lịch cộng đồng và nền công nghiệp 4.0 hình thành một cách độc lập. Tuy nhiên giữa chúng lại có mối quan hệ qua lại hỗ trợ vô cùng khăng khít. Trước hết, du lịch cộng đồng như một sản phẩm tất yếu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Sự tiên tiến vượt trội về mọi mặt khiến con người ngày càng phải chạy đua với chính những thứ hiện đại mà mình tạo ra. Lúc này, hơn bất cứ điều gì, con người thường tìm đến những thứ nguyên bản, thuộc về nguồn cội như một hình thức để giải trí. Và du lịch cộng đồng là sự lựa chọn hoàn hảo. Du lịch cộng đồng đem đến lối sống tối giản, những cảm xúc và trải nghiệm không dập khuôn, khác xa so với cuộc sống hiện đại của con người trong kỷ nguyên mới. Bên cạnh đó, Internet trong thời đại 4.0 cũng là cánh cửa mở ra cho du lịch cộng đồng nhiều cơ hội phát triển, đặc biệt là trong hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch. Việc xây dựng các trang web, các diễn đàn trực tuyến trên mạng để giới thiệu các sản phẩm và tuyến, tour du lịch là cập nhật được xu thế và tận dụng được sự thuận tiện của 17 internet. Bên cạnh đó, nhờ internet, những việc như đặt phòng, đặt vé, thanh toán qua mạng, số hóa các cơ sở dữ liệu cũng trở nên dễ dàng, nhanh chóng hơn. Ngày nay còn xuất hiện những hoạt động mang tính phản hồi, đánh giá về du lịch trên nhiều mạng xã hội, đẩy mạnh tương tác và được chia sẻ rộng rãi, xóa tan nỗi lo về maketing truyền thông trong du lịch. Hơn thế, du lịch là một ngành công nghiệp hỗn hợp bởi sự tham gia của nhiều ngành công nghiệp khác. Bản thân du lịch cộng đồng trong quá trình khai thác, phát triển cũng cần đến nhiều máy móc và thiết bị hiện đại để góp phần hoàn thiện và phù hợp hơn trong bối cảnh của cách mạng công nghệ. Khi du lịch cộng đồng đã đạt đến một trình độ phát triển nhất định thì tự nó lại đưa ra những yêu cầu đòi hỏi phải có những sản phẩm tiên tiến khác được sản sinh trong nền công nghiệp 4.0. Hay nói cách khác, du lịch cộng đồng động lực cho kỷ nguyên số phát triển. Nhờ có công nghiệp 4.0 mà mô hình du lịch cộng đồng ngày càng trở thành xu hướng chung, được nhân rộng ở nhiều nơi, tuy nhiên cũng không thể phủ nhận được sự ảnh hưởng ngược lại của du lịch cộng đồng đối với công nghệ số. Đây là mối quan hệ hậu thuẫn qua lại, khó tách rời trong bối cảnh hiện đại. 4.1. Vai trò du lịch cộng đồng và cách mạng công nghiệp 4.0 4.1.1. Vai trò của du lịch cộng đồng Du lịch cộng đồng có vai trò quan trọng không chỉ với cộng đồng địa phương mà còn đối với bộ mặt quốc gia 4.1.1.1. Cung cấp cơ hội tạo thêm việc làm cho người dân, tạo điều kiện để kinh tế địa phương phát triển Mô hình du lịch cộng đồng lấy nhân lực chủ yếu là người dân bản địa. Hoạt động này tạo ra nhiều việc làm giúp cho người dân kiếm thêm thu nhập, đôi khi còn là nguồn thu nhập chính của họ. Họ có thể trở thành nhân viên bán hàng hay nhà điều hành tour, với vốn kiến thức sâu sắc về địa phương, họ cũng có thể trở thành những tourguide chuyên nghiệp. Từ đó mức sống của người dân trong cộng đồng cũng được cải thiện đáng kể, kinh tế chung cho toàn vùng cũng được nâng lên. 4.1.1.2. Cung cấp thị trường hàng hóa và dịch vụ địa phương Các sản phẩm mà người dân địa phương làm ra có thể được bày bán thông qua mô hình du lịch cộng đồng hạn chế việc ứ đọng hàng hóa. Đó hầu hết là các sản phẩm thủ công và mang đặc trưng văn hóa của mỗi dân tộc. Bên cạnh đó người dân cũng có thể bán thêm nhiều dịch vụ khác như thuê hướng dẫn viên hay tham gia vào các trải nghiệm như trekking, trèo thuyền kajak, học làm đồ lưu niệm hay nấu những món ăn dân tộc… tùy theo từng mô hình cụ thể. 4.1.1.3. Giữ gìn văn hóa bản địa Bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc đang dần bị mai một bởi sự tiến hóa vượt bậc về công nghệ trong thế giới hiện đại. Con người dễ dàng chạy theo cái mới mà mình cho là tiên tiến để mong muốn phát triển nhưng không hề biết rằng nó cũng có thể kéo theo 18 những hệ lụy về sự sụp đổ của một nền văn hóa. Du lịch cộng đồng ra đời và một trong những vai trò chính của nó là phương thức để giúp người dân có thể bảo tồn và giữ gìn được những nét văn hóa độc đáo của địa phương mình. Chính phong tục tập quán, trang phục, nếp ăn, nếp ở của họ là những yếu tố để thu hút du khách. Vì vậy mà du lịch cộng đồng trong quá trình nâng cao đời sống, thu nhập cho người dân bản địa thì cũng ngày càng thúc đẩy họ duy trì những truyền thống vốn có. Nếu khai thác kinh tế trong mô hình này không đi đôi với việc bảo vệ những giá trị văn hóa thì sớm muộn gì cũng kéo theo những hệ quả nghiêm trọng về sau. 4.1.1.4. Góp phần nâng cao hình ảnh của địa phương và của quốc gia Du lịch cộng đồng thể hiện bản ngã địa phương, bản ngã của mỗi quốc gia, dân tộc. Qua du lịch cộng đồng, bạn bè quốc tế có thể dễ dàng thấy được rằng Việt Nam là một đất nước có một nền văn hóa vô cùng đa dạng. Mỗi một vùng miền lại mang những nét đặc trưng khác nhau, không thể trộn lẫn. Chính vì thế mà ngày nay, du lịch cộng đồng còn được coi mà một trong những mô hình quan trọng của ngành du lịch. Nó không chỉ quảng bá hình ảnh dân tộc mà còn góp phần khẳng định tính duy nhất, độc nhất nhìn từ góc độ văn hóa, là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển về mọi mặt của đời sống xã hội. 4.1.2. Vai trò của cách mạng công nghiệp 4.0 Cách mạng công nghiệp 4.0 tác động mạnh mẽ và trực tiếp đến tất cả các khâu của nền kinh tế, bao gồm sản xuất và tiêu dùng, thúc đẩy nền kinh tế thế giới chuyển sang kinh tế tri thức. Đặc biệt, trong lĩnh vực du lịch nói chung và du lịch cộng đồng nói riêng, cách mạng công nghiệp 4.0 có vai trò vô cùng quan trọng. Thứ nhất, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 chứng kiến sự du nhập của các công nghệ tiên tiến giúp tạo ra sản phẩm và dịch vụ mới, thúc đẩy sáng tạo và phát triển của ngành du lịch trong dài hạn. Các thiết bị số được sản sinh tại thời kì này là phương tiện để sản xuất ra máy móc phục vụ cho du lịch. Mô hình du lịch cộng đồng từ đó cũng có thể sáng tạo ra nhiều hoạt động trải nghiệm hơn phục vụ thị hiếu của du khách. Thứ hai, cách mạng 4.0 có vai trò như cầu nối giữa mô hình du lịch cộng đồng với khách du lịch trong nước và quốc tế. Mạng internet ngày càng đáp ứng được nhiều hơn những nhu cầu của con người, chủ thể tham gia du lịch cộng đồng có thể lợi dụng internet để quảng bá du lịch tại địa phương. Khách du lịch cũng có thể bắt nguồn từ những người sử dụng công nghệ, nhận thấy được lượt phản hồi và đánh giá trên các trang mạng của khu du lịch cộng đồng, từ đó thu hút họ đến thăm quan và nghỉ dưỡng. Internet cũng là công cụ đắc lực giúp người dân tại địa phương có thể nghiên cứu trực tiếp các phản hồi đến từ khách hàng, từ đó thay đổi, điều chỉnh sao cho mô hình ngày càng phát triển. Thứ ba, cách mạng 4.0 tạo nên việc số hóa trong cơ sở dữ liệu, giúp cho việc tổ chức, quản lý tại mô hình du lịch cộng đồng đơn giản mà hiệu quả hơn. Các số liệu giờ đây chỉ cần đưa vào máy tính để xử lý thành một hệ thống có chọn lọc và được sắp xếp bài bản. Việc mà trước đây đã làm hao tốn rất nhiều thời gian, công sức của con người. Thứ tư, việc đặt phòng, đặt tour tuyến và thanh toán đã bớt rủi ro hơn từ khi có internet. Có thể thấy, trước đây, vào những mùa du lịch cao điểm, hiện tượng hết phòng, hết vé gây nên nhiều bức xúc cho người dân. Thế nhưng từ khi có dịch vụ đặt phòng và 19 giữ vé qua mạng thì vấn đề này đã được cải thiện đáng kể. Du khách có thể ngồi tại nhà và gọi điện tới các khu du lịch yêu cầu cung cấp dịch vụ. Ngoài ra, về hình thức thanh toán cũng đã thay đổi để phù hợp với lối sống hiện đại của con người. Ngày nay du khách có thể chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng trên internet hoặc thanh toán bằng thẻ tín dụng. Điều này giúp người dân giảm thiểu được nỗi lo mất mát trong khi đi du lịch. 5.1. Ý nghĩa du lịch cộng đồng và cách mạng công nghiệp 4.0 5.1.1. Ý nghĩa của du lịch cộng đồng Đây được coi là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích phát triển kinh tế bền vững nhất cho bản địa. Du lịch cộng đồng không chỉ giúp người dân bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái, mà còn là dịp để bảo tồn và phát huy những nét văn hoá độc đáo của địa phương. Không những du lịch cộng đồ ng góp phầ n nâng cao thu nhập cho các cộng đồ ng điạ phương, đặc biệt ở các vùng sâu vùng xa nơi nghèo đói đươ ̣c thấ y rõ rệt hơn. Điề u này cực kỳ quan tro ̣ng vì nó làm giảm áp lực của con người lên các nguồ n lực tự nhiên và cảnh quan địa phương. Du lich ̣ cộng đồ ng ta ̣o ra các cơ hội để giao lưu văn hóa và kinh tế ̂ giữa Viẹt Nam và các nước khác. Đây là nhân tố quan tro ̣ng để bảo tồ n và phát huy các giá tri ̣văn hóa truyền thố ng và phát triể n các cơ hội phát triể n kinh tế ở các vùng nghèo. Việc phát triển các sản phẩm du lịch cộng đồng là phù hợp với xu thế thời đại, đáp ứng nhu cầu khám phá của đông đảo du khách muốn trải nhiệm cuộc sống cùng người dân và tìm hiểu văn hoá dân tộc đặc sắc. 5.1.2. Ý nghĩa của cách mạng 4.0 Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra một thế giới mà ở trong đó các hệ thống ảo và vật lý của chuỗi sản xuất trên toàn cầu có thể hợp tác với nhau một cách linh hoạt. Cách mạng công nghiệp 4.0 không đơn thuần chỉ là về các máy móc, hệ thống thông minh được kết nối, mà còn có phạm vi rộng lớn hơn nhiều, nó có ý nghĩa lớn lao đối với từng lĩnh vực, ngành nghề, đặc biệt là trong du lịch. Thời đại 4.0 mang đến cho ngành du lịch muôn vàn cơ hội để phát tiển và trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn. Nó cung cấp cho du lịch các máy móc công nghệ phục vụ cho quá trình khai thác, cung cấp nguồn tri thức rộng lớn, nó mang đến tiện ích về quảng bá và xúc tiến không cần vốn, ngay cả nguồn lao động năng động và nhạy bén. Bên cạnh đó, cách mạng 4.0 cũng tác động mạnh mẽ đến nhu cầu hưởng thụ và trải nghiệm của con người trong du lịch, nói hẹp hơn nữa chính là du lịch cộng đồng. Thời đại 4.0 càng phát triển thì con người càng mong muốn hướng về lối sống tối giản, lối sống mà hiện giờ đang được áp dụng trong mô hình du lịch cộng đồng. Hơn thế nữa, cách mạng 4.0 cũng đem đến nguồn tri thức rộng lớn giúp con người dễ dàng học hỏi và thích nghi với thời cuộc. Dễ dàng tiếp cận với thông tin để áp dụng vào hoạt động xây dựng mô hình du lịch cộng đồng. Vừa có nền tảng kiến thức vững chắc, vừa không ngừng thay đổi để phù hợp hơn với bối cảnh xã hội. 6. Những bài học kinh nghiệm 20 Trên thực tế, có thể thấy rằng Việt Nam là một quốc gia rất mực trù phú về tài nguyên tự nhiên, điều này là lợi thế hàng đầu để phát triển du lịch cộng đồng. Bên cạnh việc vận dụng những kiến thức lý luận vào phát triển mô hình du lịch cộng đồng thì việc xem xét tới những bài học kinh nghiệm là việc cần và nên phải làm trong thời đại công nghệ số không ngừng hội nhập như hiện nay. Những bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch cộng đồng sẽ giúp cho cộng đồng tổ chức du lịch nhận ra điểm mạnh để phát huy và điểm yếu để khắc phục. Trên tạp chí Kinh tế đối ngoại – Trường đại học Ngoại Thương (5/1/2018) đã đăng tải một bài viết của tác giả Nguyễn Quyết Thắng có nhan đề: PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG MỘT SỐ NƯỚC ASEAN – BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM7 Bài viết đã tổng hợp, phân tích thực tiễn, đánh giá một số thực trạng chủ yếu và đưa ra những bài học kinh nghiệm từ các nước ASEAN, để đề xuất giải pháp nhằm phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam. Tác giả chỉ ra rằng du lịch cộng đồng ở Việt Nam vẫn chưa gắn với cộng đồng địa phương một cách rõ nét; Lợi ích mang lại cho cộng đồng chưa cao và chưa được phân phối đồng đều. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự hấp dẫn cũng như tính bền vững của hoạt động du lịch cộng đồng. Sau đó tác giả đã nêu ra một số bài học kinh nghiệm gắn liền với những thực trạng ấy: • Trao quyền rộng hơn cho cộng đồng trong việc quy hoạch du lịch sinh thái tại các điểm tài nguyên Đây là công việc được thực hiện dựa trên những nguyên tắc hướng đến cộng đồng, Người dân tham gia vào việc quy hoạch không chỉ thể hiện quyền lợi của mình mà chính họ còn là chủ tại điểm du lịch. Họ biết được những gì mình có và chưa có, biết được nơi nào có địa thế đẹp, tài nguyên dồi dào để phát triển du lịch cộng đồng. Đồng thời họ còn là người nắm giữ những nét phong tục, tập quán của địa phương, chính họ sẽ có những điều chỉnh phù hợp về mô hình sao cho việc phát triển du lịch gắn liền với bảo tồn văn hóa. • Gắn kết lợi ích của cộng đồng trong phát triển du lịch sinh thái Cần xây dựng các chính sách và cơ chế để cộng đồng địa phương có thu nhập thông qua việc: Khôi phục nghề truyền thống phục vụ du lịch, thuê người dân địa phương làm các nghề dịch vụ liên quan đến du lịch, khuyến khích sản xuất và sử dụng các sản phẩm do địa phương sản xuất v.v... Trước mắt cần nhanh chóng ban hành các “nguyên tắc chỉ đạo” cho du lịch cộng đồng, trong đó có các nguyên tắc bảo vệ lợi ích cho cộng đồng như: (i) Mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phương; (ii) Bảo tồn các giá trị văn hóa-xã hội của cộng đồng; (iii) Gia tăng phúc lợi cho cộng đồng địa phương. Ngoài ra, cần có cơ chế và khuyến khích các doanh nghiệp mang lại lợi ích cho cộng đồng thông qua các chính sách giảm thuế, chính sách ưu đãi đầu tư v.v… PHÁ T TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG MỘT SỐ NƯỚC ASEAN – BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM, NGUYỄN QUYẾT THẮNG, 2018 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan