Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Y tế - Sức khỏe Y học Cap nhat chan doan va xu tri soc phan ve 2014_1...

Tài liệu Cap nhat chan doan va xu tri soc phan ve 2014_1

.PDF
74
206
70

Mô tả:

CẬP NHẬT 2014 CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ SỐC PHẢN VỆ PGS. TS. NGUYỄN ĐẠT ANH KHOA CẤP CỨU BỆNH VIỆN BẠCH MAI PHÂN HỘI CẤP CỨU - HỘI HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC VIỆT NAM THS. BS. NGUYỄN VĂN ĐĨNH BỘ MÔN DỊ ỨNG, MIỄN DỊCH LÂM SÀNG, ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI TRUNG TÂM DỊ ỨNG, MIỄN DỊCH LÂM SÀNG, BỆNH VIỆN BẠCH MAI LỊCH SỬ • Thuật ngữ phản vệ ‘‘anaphylaxis’’ được Richet và Portier đưa ra qua thực nghiệm trên chó năm 1901 – Sau khi gây mẫn cảm 1 tuần – Một số chó chết ngay sau khi được tiêm liều thứ 2 với hàm lượng độc tố thấp hơn nhiều so với liều gây chết PHẢN VỆ LÀ GÌ? • Phản ứng dị ứng hệ thống loại I (Type I hypersensitivity) • Hậu quả của tình trạng tái tiếp xúc với một dị nguyên gây một đáp ứng qua trung gian IgE J Allergy Clin Immunol 2007;120:506-15 Á PHẢN VỆ LÀ GÌ? (Anaphylactoid reactions) • Anaphylactoid hay còn gọi là giả (á) phản vệ • Là phản ứng có hậu quả tương tự phản ứng phản vệ (qua đáp ứng miễn dịch) nhưng khác cơ chế giải phóng các mediators • Các mediators giải phóng trực tiếp (do thuốc cản quang, NSAIDs, một số loại thức ăn...) • Non-immune anaphylaxis được WAO khuyến cáo dùng thay cho danh pháp cũ là Anaphylactoid or Pseudoanaphylaxis SỐC PHẢN VỆ LÀ GÌ? • Định nghĩa sốc phản vệ kinh điển: Biểu hiện nguy kịch nhất và nguy cơ gây tử vong của một phản ứng dị ứng cấp, tình trạng tăng quá mẫn tức khắc xảy ra sau khi cơ thể tiếp xúc với một dị nguyên ở một người trước đó đã được mẫn cảm, hậu quả giải phóng ồ ạt các chất trung gian hóa học gây tác động tới nhiều cơ quan đích. SỐC PHẢN VỆ LÀ GÌ? • Ủy ban Danh pháp Hiệp hội Dị ứng và Miễn dịch Lâm sàng Châu Âu (2004): Sốc phản vệ (anaphylaxis) là một phản ứng quá mẫn toàn thân hoặc hệ thống nặng, đe dọa tính mạng. Nó được đặc trưng bằng các vấn đề của tuần hoàn và/hoặc hô hấp và/hoặc đường thở đe dọa tính mạng tiến triển một cách nhanh chóng thường kết hợp với biểu hiện da và niêm mạc DANH PHÁP SỬA ĐỔI VÀ PHÂN LOẠI Phản vệ (Anaphylaxis) Phản vệ do dị ứng (Allergic anaphylaxis) Phản vệ qua trung gian IgE (IgE-mediated anaphylaxis) Phản vệ không do dị ứng (Non-allergic anaphylaxis) Phản vệ miễn dịch không qua trung gian IgE (Immunologic, non-IgE-mediated anaphylaxis) Johansson SGO et al JACI 2004,113:832-6 Các mức độ của phản ứng phản vệ (anaphylactic reactions) Mức độ Biểu hiện 1. Nhẹ (chỉ da và niêm mạc) Ban đỏ, mày đay Phù quanh mắt Phù mạch (phù Quincke) 2. Trung bình (hô hấp, tiêu hóa…) Khó thở, tím, khò khè, buồn nôn và nôn, chóng mặt, vã mồ hôi, chít hẹp họng miệng, đau bụng 3. Nặng (↓O2, ↓BP, thần kinh) Tím tái, SaO2 < 92% Huyết áp tâm thu < 90 mmHg (người lớn) Rối loạn ý thức, ngất Đại tiểu tiện mất tự chủ Brown JACI 2004;114:371-376 SỐC PHẢN VỆ (Anaphylactic shock) • Được định nghĩa là phản vệ (anaphylaxis) có kèm theo tình trạng tụt huyết áp. (Limsuwan & Demoly- 2010). • Như vậy sốc phản vệ (anaphylactic shock tương đương với mức độ 3 (grade 3) trong phân loại các mức độ nặng của phản ứng phản vệ khi có tụt áp (shock). Med Clin N Am 94 (2010) 691–710 SINH LÝ BỆNH • Kinh điển, sốc phản vệ tiến triển theo 2 thì – Giai đoạn mẫn cảm ban đầu với một kháng nguyên song không có triệu chứng lâm sàng (giai đoạn này có thời gian tiềm tàng rất thay đổi từ 7, 10 ngày – nhiều năm) – Khi tái tiếp xúc với dị nguyên sẽ gây nên các phản ứng dữ dội → Sốc phản vệ SINH LÝ BỆNH – DỊ NGUYÊN • Có 2 loại dị nguyên gặp trên lâm sàng: – Dị nguyên hoàn chỉnh: bản chất protein với trọng lượng phân tử (TLPT) cao – Haptene: không phải là protein, có TLPT thấp (thuốc). Khi kết hợp với protein vận chuyển (alb) sẽ tạo thành phức chất haptene-protein vẫn chuyển mang đủ tính chất của dị nguyên hoàn chỉnh SINH LÝ BỆNH – DỊ NGUYÊN • Đường dị nguyên vào: – Tiêm (bắp và tĩnh mạch), tiêm trong da và đường tiêu hóa là 3 con đường hay gặp nhất – Ngoài ra có các đường khác: da, niêm mạc, tiêm trong khớp, trong các khoang kín • Liều: – Người hay có biểu hiện phản vệ có mức độ phản ứng ít nặng hơn so với các lần phản ứng đầu tiên nếu liên tục tiếp xúc lại với dị nguyên (là cơ sở của việc giải mẫn cảm cho bệnh nhân) • Cơ địa: – Tiền sử tiếp xúc với dị nguyên có thể rõ hoặc không SINH LÝ BỆNH – TẾ BÀO ĐÍCH • Tương bào tổ chức, Mastocyte và bạch cầu ái kiềm lưu hành: trong có chứa các trung gian hóa học • Đặc biệt các receptor ở màng các tế bào này rất có ái lực đối với đoạn Fc của IgE (FcεRI) Gắn không hồi phục với thụ thể FcεRI trên tế bào mast , basophils và eosinophils SINH LÝ BỆNH – TẾ BÀO ĐÍCH • Phản ứng giữa kháng nguyên và kháng thể (IgE) đã cố định trên receptor bề mặt màng gây hoạt hóa tế bào đích Cơ chế qua trung gian IgE SINH LÝ BỆNH – CHẤT TRUNG GIAN HÓA HỌC • Chất trung gian hóa học là các chất hoạt mạch mạnh, khi được giải phóng ra ồ ạt chúng sẽ gây tác động lên các cơ quan đích với 3 tác động chính là: – Tăng tính thấm thành mạch – Co thắt cơ trơn mạch máu, phế quản và ruột – Phù nề và xuất tiết niêm mạc SINH LÝ BỆNH – CHẤT TRUNG GIAN HÓA HỌC • Histamin: có chứa trong các hạt của tương bào và bạch cầu ái kiềm. Tác động chủ yếu lên receptor H1. Tác dụng nhanh, ngắn SINH LÝ BỆNH – CHẤT TRUNG GIAN HÓA HỌC • Các chất khác: – Prostaglandine (F2) – Leukotriene – PAF – Tryptase (vai trò gây bệnh trong sốc phản vệ còn chưa hoàn toàn được nhất trí) – SRSA (slow reacting substance A) với tác dụng chậm TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG • Sốc phản vệ được đặc trưng trên lâm sàng bằng 3 đặc điểm – Xẩy ra đột ngột, không dự báo trước – Tình trạng nguy kịch – Có thể phục hồi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG • Hoàn cảnh xuất hiện và triệu chứng báo hiệu – Thường xẩy ra trong vòng vài phút tới nửa giờ sau khi tiếp xúc với một dị nguyên (sau khi tiêm kháng sinh hoặc bị côn trùng đốt) • Rất hay gặp các biểu hiện trong vòng 1 giờ – Lo sợ, hốt hoảng, cảm giác rét run, nhứng đầu, đỏ mắt với cảm giác sốt – Có thể thấy biểu hiện trống ngực, tê bì, ù tai, ho, hắt hơi, khó thở TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG • Thể suy tuần hoàn (Grande choc anaphylacticque) • Biểu hiện hô hấp nổi bật: co thắt cơ trơn đường hô hấp gây tắc nghẽn đường thở trong khi các dấu hiệu suy tuần hoàn có thể không quá nặng nề – Co thắt thanh quản và phù nề thanh quản gây tiếng rít, ngạt thở cấp và xanh tím (hay gặp ở bệnh nhân có phù Quincke)  tử vong rất nhanh – Co thắt phế quản gây khó thở kiểu hen
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng