Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bài thu hoạch thực tế ngoài trường du lịch 2 cần thơ – côn đảo – tân lộc...

Tài liệu Bài thu hoạch thực tế ngoài trường du lịch 2 cần thơ – côn đảo – tân lộc

.DOCX
51
1
83

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC VÀ Xà HỘI NHÂN VĂN BỘ MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ - DU LỊCH ��� BÀI THU HOẠCH THỰC TẾ NGOÀI TRƯỜNG DU LỊCH 2 CẦN THƠ – CÔN ĐẢO – TÂN LỘC Tên học phần: Thực tế ngoài trường - Du lịch 2. Mã học phần: XN 309 Cố vấn thực tế: Giảng viên Lý Mỷ Tiên, 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ - DU LỊCH BÀI THU HOẠCH THỰC TẾ NGOÀI TRƯỜNG DU LỊCH 2 CẦN THƠ – CÔN ĐẢO – TÂN LỘC Tên học phần: Thực tế ngoài trường - Du lịch 2. Mã học phần: XN309 Cố vấn thực tế: Giảng viên Lý Mỷ Tiên. LỜI MỞ ĐẦU Vừa qua chúng em đã tham gia Chuyến thực tế ngoài trường du lịch 2 do Bộ môn Lịch Sử - Địa Lí – Du Lịch tổ chức, đây là một chuyến đi vô cùng có ích cho sinh viên chúng em. Cảm ơn nhà trường và thầy cô bộ môn đã tạo điều kiện cho chúng em có cơ hội học tập, trãi nghiệm thực tế. Chuyến đi đã giúp sinh viên có cái nhìn chính xác hơn về ngành nghề của mình, học hỏi được nhiều điều hay, biết thêm nhiều đều mới mẻ có ích cho công việc sau này. Cảm ơn lãnh đạo trường đại học Cần Thơ đã tạo điều kiện, cảm ơn Giảng viên Lê Thị Mỹ Tiên ( trưởng đoàn) cùng các thầy cô Khoa Khoa Học Xã Hội và Nhân Van đã luôn đi theo dẫn dắt chúng em trong suốt qua trình đi thực tế, tiếp theo nhiều kiến thức cho chúng em. Cảm ơn công ty TOURIFI đã tổ chức tour du lịch này, cảm ơn sự chu đáo của các anh Hướng dẫn viên, bác tài xế. Chân thành cảm ơn đoàn ! MỤC LỤC...................................................................................................Trang Lời nói đầu....................................................................................................3 1. Lịch trình chuyến thực tế ngoài trường................................................5 2. Sơ đồ tuyến điểm du lịch trong chuyến thực tế ngoài trường.............8 3. Các điểm du lịch thực tế ngoài trường................................................10 3.1 Chùa Núi Một.......................................................................................10 3.2 Miếu bà Phi Yến...................................................................................10 3.3 Cụm Di tích nhà tù Côn Đảo.................................................................11 3.4 Bảo tàng Côn Đảo.................................................................................19 3.5 Nghĩa trang Hàng Dương......................................................................20 3.6 Nữ Anh hùng Võ Thị Sáu, cuộc đời và sự nghiệp CM của chị............22 3.7 Vườn Quốc Gia Côn Đảo......................................................................23 3.8 Miếu Cậu..............................................................................................24 3.9 Bãi Đầm Trầu.......................................................................................26 3.10 Cơ sở Ngọc Trai..................................................................................26 3.11 Vườn mận Mười Hai...........................................................................27 3.12 Nhà cổ họ Trần...................................................................................28 3.13 Vườn nho thân gỗ thầy Thống............................................................29 3.14 Đình Thần Tân Lộc.............................................................................30 3.15 Rượu mận Sáu Tia..............................................................................31 3.16 Vườn dừa Tân Lộc..............................................................................33 3.17 Cơ sở làm Mắm Út Anh......................................................................33 4. Ưu Khuyết Điểm Chuyến Thực Tế 2 Khóa 44....................................35 1. LỊCH TRÌNH CHUYẾN THỰC TẾ NGOÀI TRƯỜNG. Ngày 1 1h45 Xe xuất phát tại hội trường rùa. Đi đường Nam Sông Hậu đến cảng Trần Đề tại tỉnh Sóc Trăng. 4h đoàn khai báo y tế, làm thủ tục lên tàu. 5h tàu Superdong khởi hành đi Côn Đảo. 7h15 tàu cập bến tại cảng tàu Côn Đảo. 8h10 lên xe đến khách sạn, trên đường đi nghe thuyết minh bãi Nhát, đảo cát, cây bàng, đỉnh tình yêu,…. 8h đến khách sạn Côn Sơn Blue Sea, làm thủ tục nhận phòng, để đồ tại khách sạn sau đó ăn sáng tại nhà hàng Vị Biển. 9h20 khởi hành tham quan Chùa núi Một hay còn gọi là Vân Sơn Tự, đây là ngôi chùa được xây dựng vào thời Mỹ ngụy bởi những người chiến sĩ bị giam giữ tại Côn Đảo. Để lên đến được chùa quý khách sẽ vượt qua 200 bậc thang đá. 10h20 tham quan miếu bà Phi Yến còn gọi là An Sơn Miếu (cách chùa Núi Một 600k), nơi đây thờ bà Phi Yến – thứ phi của vua Gia Long, một người phụ nữ tài sắc vẹn toàn và giàu lòng yêu nước nhưng số phận hẩm hiu. 11h20 Đoàn ăn trưa tại nhà hàng HQ Restaurant. 13h Trở về khách sạn nghỉ ngơi. 14h khởi hành tham quan nhà Chúa Đảo, trại giam Phú Hải, Hầm xây lúa, Chuồng cọp kiểu Pháp, nhà giam tắm nắng, chuồng cọp kiểu Mỹ, Trại giam Phú Bình, nhà bảo tàng Côn Đảo,….nghe HDV tại điểm thuyết minh về những cực hình mà ông cha ta đã chịu dưới tay bọn Mỹ ngụy. 17h30 Đoàn đến tham quan nghĩa trang Hàng Dương, dâng hương các anh hùng liệt sĩ, tham quan và dâng hương mộ của Nữ Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu, nghe HDV tại điểm thuyết mình về nghĩa trang Hàng Dương, cuộc đời và sự nghiệp đấu tranh cách mạng của chị Võ Thị Sáu. 18h30 ăn tối sau đó về khách sạn nghĩ ngơ, tự dọ tham quan Côn Đảo về đêm. Ngày 2: 6h ăn sáng buffet tại khách sạn. 7h chơi teambuilding tại bãi biển. 9htắm biển tự do. 12h Đoàn ăn trưa tại nhà hàng HQ, sau đó khởi hành đi tham quan. 13h đến tham quan vườn QG Côn Đảo. 16h về phòng nghỉ ngơi, chuẩn bị tham gia chương trình Gala diner. 18h Đoàn ăn tối tại nhà hàng và tham gia Gala diner “ TOGETHER WE CAN”. Cùng xem lại chuyến hành trình, những khoảnh khắc mà cả đoàn trãi qua cùng nhau, tham gia các Game show vô cùng hấp dẫn, thi tài năng, thi Hướng dẫn viên giỏi, đốt nến tri ân và cảm ơn các thầy cô. Kết thúc Gala đoàn trở về khách sạn nghĩ ngơi. Ngày 3: 6h ăn sáng buffet tại khách sạn. 8h Làm thủ tục trả phòng khách sạn, tiếp tục chương trình tham quan, ghé điểm chụp hình lưu niệm. 9h Tham quan miếu Cậu, hoàng tử Hội An hay còn gọi là Hoàng tử Cải – con trai của bà Phi Yến và vua Gia Long.Tham quan bãi bãi Đầm Trầu, một bãi biển độc nhất tại Côn Đảo khi nó tọa lạc gần một sân bay, đoàn có thể vừa ngấm biển vừa check in bắt trọn những khoảnh khắc khi máy bay chuẩn bị hạ cánh. 11h30 ăn cơm trưa tại nhà hàng Du Thuyền Côn Đảo. 12h ra bến tàu làm thủ tục lên tàu trở về Sóc Trăng. 13h tàu khởi hành từ Côn Đảo về Trần Đề 14h30 đến cảng Trần Đề sau đó lên xe khởi hành tham quan chùa Dơi, nghe thuyết minh về chùa Dơi cũng như văn hóa của người dân giản dị nơi đây. 18h ghé nhà hàng chùa Dơi ăn chiều sau đó khởi hành về Cần Thơ. Ngày 4: 6h sáng tập trung tại trường đi Cù lao Tân Lộc. 9h đến vườn dừa Tân Lộc, thưởng thức nước dừa thỏa thích. Tham quan đình Thần Tân Lộc, rượu 6 Tia, vườn ổi cô Điệp. 11h30 đoàn ăn trưa tại vườn ổi cô Điệp, thưởng thức đặc sản gỏi ổi cùng nhiều món ngon khác. Đoàn nghỉ ngơi tại chổ. 13h đoàn tham quan tại vườn nho Thầy Thống, cùng chiêm ngưỡng cây sầu riêng cổ thụ. Tham quan vườn mận Mười Hai, nhà cổ họ Trần. 16h Đoàn đến tham quan và thưởng thức đặc sản được làm từ cá Tra, đặc sản thương hiệu của Cù Lao Cá. Đoàn ăn bữa chiều và thưởng thức đờn ca tài tử. 17h30 Đoàn chở về Cần Thơ và kết thúc chuyến hành trình thực tế. 2. SƠ ĐỒ TUYẾN ĐIỂM THỰC TẾ 2 KHÓA 44. Vườn mận Mười Hai Nhà cổ họ Trần Cơ sở làm mắm Út Anh THỐT NỐT QL 91 C Vườn ổi cô Điệp CÙ LAO TÂN LỘC Vườn Dừa Tân Lộc Vườn nho thầy Thống Đình Thần Tân Lộc Rượu mận Sáu Tia CẦN THƠ QL 91 C SÓC TRĂNG QL 91 C CẢNG TRẦN ĐỀ Cở Sở Nuôi Trai Nghĩa Trang Hàng Dương Bảo Tàng Côn Đảo Cụm Di Tích Nhà tù Côn Đảo CÔN ĐẢO Bãi Đầm Trầu Miếu Hoàng Tử Cải VQG Côn Đảo Chùa Núi Một An Sơn Miếu CHÚ THÍCH : Điểm tham quan Thành phốố, tỉnh, địa danh Cốn Đảo Tuyếốn đường bộ chính Tuyếốn đường biển chính Tuyếốn đường sống Tuyếốn đường bộ các điểm tham 3. CÁC ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH TRONG CHUYẾN THỰC TẾ NGOÀI TRƯỜNG. 3.1 Chùa Núi Một. Côn Đảo là một điểm đến nổi tiếng với các điểm du lịch tâm linh và đầu tiên phải kể đến đó chính là Chùa Núi Một. Được mệnh danh là ngôi chùa duy nhất tại Côn Đảo, du khách đên chùa Núi Một không chỉ để cầu bình an, sức khỏe,… mà còn được ngắm nhìn toàn cảnh Côn Đảo từ trên núi cao. Chùa Núi Một hay còn gọi là An Sơn Tự tọa lạc trên núi Một, huyện Côn Đảo với tổng diện tích là 19.434 m2. Được xây dựng vào năm 1964 với mục đích phục vụ cho các tay sai, binh lính là người Vệt làm việc trên đảo. Ngoài ra còn để mị dân, trá hình che mắt dự luận về tội ác của chế độ Mỹ ngụy và bọn tay sai của chúng. Được công nhận là di tích lịch sử văn hóa và danh thắng cấp tỉnh, Chùa còn được xem là một thắng cảnh tuyệt đẹp của Côn Đảo. Chùa chủ yếu là thờ Phật và Bồ Tát, tứ hướng là phong cảnh hữu tình. Hướng Đông là vịnh Côn Sơn với một màu nước biển xanh ngất, nơi đây ta có thể ngắm nhìn những hòn nhỏ lân cận từ xa, hướng Bắc là cánh đồng Sen của hồ nước ngọt An Hải và sau lưng chùa là những ngọn núi xanh trãi dài sừng sửng. Để lên đến được chùa, khách du lịch sẽ leo lên vượt qua 200 bậc thang đá, vẽ tĩnh lặng và kiến trúc của ngôi chùa sẽ làm ta cảm giác thanh tịnh và nhẹ nhàng. Nơi đây có tượng Quang Âm cao 2m đứng trên tòa sen được trạm trổ từ những cây gỗ lớn, ngoài ra còn có các tượng phật, Gác chuông, miếu Địa Tạng, Miếu Sơn Thần, Nhà Tổ, …Nơi đây còn là nơi cư ngụ của những chú khỉ thông minh nghịch ngượm. Du khách đến viếng chùa ngoài đốt nhang khấn nguyện cầu phước thì cũng đừng bỏ lở những khoảnh khắc lưu lại nhưng kỉ niệm nơi đây, sẽ tuyệt với cho một bức ảnh cùng người thân và gia đình trước phong cảnh tuyệt thế này. Sau gian chính là gian nhà nghỉ trưa cho khách, mọi người có thể đến đây ngồi nghỉ ngơi, thưởng thức chè và nước giải khác miễn phí. Ngoài ra khách du lịch thành tâm có thể xin lộc bình an mang về. 3.2. Miếu bà Phi Yến. Miếu bà Phi Yến hay còn gọi là An Sơn miếu, nằm cách chùa Núi Một 600km. Đây là một ngôi miếu linh thiêng, thờ bà Phi Yến – thứ Phi của vua Gia Long, tên tục của bà Lê Thị Răm. Đến đây khách du lịch sẽ được nghe kể về cuộc đời bi thương của bà, một người con gái tài sắc vẹn toàn. Về sự tích và cuộc đời của bà Phi Yến thì khi vua Gia Long trốn chạy quân Tây Sơn, ông đã ở tại Côn Đảo. Với tình hình chiến sự thất bại liên tục, ông có ý định đưa Hoàng Tử Hội An cùng Bá Đa Lộc sang Pháp làm con tin với mong muốn xin viện binh để đánh đuổi quân Tây Sơn. Bà Phi Yến ngỏ lời khuyê Nguyễn Ánh: “Việc đánh nhau với quân Tây Sơn là chuyện trong nhà, thiếp nghĩ chúa công không nên nhờ vả ngoại bang, nếu thắng được quân Tây Sơn thì chẳng vẻ vang gì mà e còn lắm điều rối rắm về sau…”. Vì lời khuyên ấy Nguyễn Ánh nổi giận cho rằng bà có ẩn ý thông đồng với quân Tây Sơn ra lệnh giam bà tại một hang đá trên hòn đảo hoang vắng (hòn Bà ngày nay). Sau đó được tin quân Tây Sơn đã đuổi đến, ông cùng đoàn tùy tùng xuống thuyền bỏ chạy, khi đó Hoàng Tử Cải còn nhỏ khóc đòi mẹ không chịu theo, trong lúc tức giận Nguyễn Ánh đã ném con xuống biển, xác trôi tấp vào làng Cỏ Ống – nơi đặt miếu thờ cậu ngày nay. Sau khi bà được người dân nơi đây giải thoát, hai con vật là Vượn Bạch và Hắc Hổ đưa đến làng Cỏ Óng, nơi có mộ con trai bà. Đến ngày hội chay tế lễ tại làng An Hải tháng 10 năm 1785, người dân đến rước bà tham dự. Đêm đó có một tên đồ tể tên là Biện Thi trong thấy nhan sắc của bà thì giở trò sàm sỡ, cũng trong đêm đó bà treo cổ tự tử để được vẹn toàn danh tiết. Sau khi bà mất thì người dân nơi đây đã lập miếu thờ được gọi là miếu Bà Phi Yến, đến năm 1981 ngôi miếu được người dân trên đảo trùng tu lại và thờ cúng đến ngày hôm nay. Đối với người dân trên đảo đây là một ngôi miếu linh thiêng, phù hộ và bảo hộ cho bà con trên đảo. 3.3 Cụm di tích nhà tù Côn Đảo: 3.3.1 Nhà Chúa Đảo. Hay còn được gọi là Dinh ông lớn, Dinh tỉnh trưởng, được hình thành khoảng thời gian 1862 – 1876, là nơi ngự trị của 53 đời chúa đảo gồm 39 chúa đảo thời thực dân Pháp và 14 chúa đảo thời đế quốc Mỹ qua 113 năm. Đây là cơ quan đầu não của hệ thống nhà tù, tất cả điều dưới quyền điều khiển của chúa đảo. Nhà chú đảo là nơi xuất phát những mệnh lệnh, những thủ đoạn nhằm tra tấn đày ải các chiến sĩ chính trị được mệnh danh là “Địa ngục trần gian” điển hình cho sự tàn bạo nơi đây là Chúa Đảo Nguyễn Văn Vệ ( Chúa Đảo thời Mỹ - ngụy) với sự kiện chùa Cọp làm chấn động cả thế giới. Nhà Chúa Đảo còn là nơi thể hiện sự đối lập của cuộc sống xa hoa của chúa đảo và sự cực khổ của những người tù, hàng chục người tù phải lao động khổ sai và phục dịch tất cả những sinh hoạt của Chúa đảo. Đây còn là nơi đầu tiên được thành lập chính quyền cách mạng ở Côn Đảo năm 1945. Sau khi Côn Đảo được giải phóng, nhà Chúa đảo được sử dụng làm phòng chứng bày Khu di tích Côn Đảo. Phòng chưng bày với nhiều hiện vật và hình ảnh có giá trị, là bằng chứng cho những tội ác của bọn thực dân và đế quốc. Ngày 10/5/2012 Thủ Tướng chính phủ ra quyết định công nhận nhà Chúa Đảo là Di tích Đặc biệt Quốc gia. 3.3.2 Trại giam Phú Hải. Trại giam Phú Hải là một trong những hệ thống biệt giam do Thực dân Pháp lập nên, nơi đây đã giam cầm rất nhiều cán bộ cách mạng của Việt Nam ta. Nằm ở trung tâm thị trấn Côn Đảo, trại giam Phú Hải được xem là trại giam cổ nhất được Pháp xây đầu tiên tại Côn Đảo vào năm 1862. Vào thời thực dân Pháp, lúc đầu trại Phú Hải có tên là “banh mồ”, theo tiếng Pháp “ banh” có nghĩa là trại giam và có 1 nghĩa bóng ở đây là địa ngục trần gian, nhưng đến thời Mỹ ngụy với âm mưu là xáo trộn liên lạc của những người tù thì chúng đã cho đổi rất nhiều tên gọi và tên gọi cuối cùng là trại Phú Hải. Gồm 10 phòng giam tập thể nằm đối diện nhau (mỗi bên là 5 phòng và cấu trúc là tương tự, trong đó có 1 phòng tử hình), 20 hầm đá biệt giam, 2 hầm xay lúa và 1 khu đập đá. Trong khuôn viên trại có đầy đủ các công trình phục vụ đời sống tinh thần cho tù nhân như: câu lạc bộ, nhà bếp, nhà ăn, nhà hớt tóc, giếng nước, nhà kho, văn phòng, giảng đường, bệnh xá, nhà thờ. Tuy nhiên, tất cả đều được dựng lên để đối phó với các đoàn giám sát về nhân quyền của quốc tế và đánh lừa dư luận. Nơi đây chủ yếu giam giữ tù chính trị, thời kháng chiến chống Pháp, dãy khám trên trái ( 6 7 8 9 10) được sử dụng làm khu biệt lập để giam giữ các phần tử được cho là nguy hiểm. Hiện nay phòng số 6 được chọn là nơi tham quan điển hình tại trại Phú Hải, nơi đây được mệnh danh là “ phòng chết điển hình của trại giam” do nơi đây số lượng tù nhân hy sinh tại phòng giam rất là nhiều. Phòng giam chứa được khoảng từ 80 đến 100 tù nhân nhưng đến thời Mỹ ngụy thì lúc cao điểm nhất có thể giam đến 200 người tù, các tù nhân phải năm bệch dưới nền si măng. Bình thường các tù nhân có thể tự do đi lại và đi tiểu tiện vào bức tường bên trong, nhưng khi trong đất liền có biến động hay có bất kì một cuộc vượt ngục nào thì tù nhân sẽ bị cồng xiềng lại và phải đi vệ sinh tại chổ vào một cái thùng gỗ. Những người tù muốn đi vệ sinh phải nhờ các bạn tù chuyền cái thùng gỗ, và khi thùng gỗ đã đầy thì chuyền như thế phân và nước tiểu sẽ đổ lên người lên mình các tù nhân. Tại nhà tù Côn Đảo lúc bấy giờ có hai căn bệnh tàn lan mà không có thuốc điều trị, thứ nhất là bệnh sốt rét và thứ hai là bệnh kiết lị do tình trạng vệ sinh tồi tệ. Ở phía bên trên có 1 hàng rào kẽm rai, vào thời thực dân Pháp thì hàng rào này không có, nhưng đến thời Mỹ ngụy tại phòng giam số 3 đã xảy ra một cuộc vượt ngục, và sau cuộc vượt ngục chúng đã cho dăng kiểm rai tại tất cả các phòng giam. Trong hệ thống phòng giam thì phòng giam số 3 được xem là phòng giam của các tử tù và tại đây đã xảy ra một cuộc vượt ngục làm chấn động hệ thống nhà tù của địch. Vào đêm 12/10/1966 có 3 tử tù đó là chiến sỉ biệt động Lê Văn Việt, chiến sỉ đặc công Lê Văn Dẫu, sinh viên yêu nước Lê Hồng Tư, 3 tử tù đã dũng cảm công kênh nhau chổ mấy ngói kháng tử tù vượt ra bên ngoài. Nhưng rất tiếc khi 3 tử tù đã vượt ra bên ngoài do trên đảo không có dân thường sinh sống nên không có được sự che chở cũng như giúp đở của những người dân, diện tích trên đảo rất nhỏ nên chỉ 10 ngày sau đó 3 tử tù đã lần lượt bị bắt lại. Sau khi bị bắt lại thì vào thời điểm đó bác Lê Văn Việt còn một vết thương cũ ở bụng và dưới những đòn tra tấn dã man của địch bác đã hy sinh tại nhà tù Côn Đảo, còn 2 tử tù còn lại bị đưa về khu Xà lim giam cầm vô thời hạn đến ngày Côn Đảo hoàn toàn giải phóng. 3.3.3 Hầm xay lúa. Hầm xay lúa tại trại giam Phú Hải được xem là “ nhà tù trong nhà tù, địa ngục trong địa ngục”, bởi vì trong Hầm xay lúa ngoài việc phải lao động khổ sai, các tù nhân còn phải hứng chịu những đòn tra tấn dã mang. Sở dĩ thực dân Pháp gọi một căn phòng trên mặt đất là hầm vì căn phòng này sẽ bịt kính, không có cánh cửa thông gió như hiện nay, bên trên còn giăng một lớp trần bằng vải đen mục đích là ngăn ánh sáng vào bên trong và bụi thóc bay ra ngoài, do đó tù nhân lao động khổ sai ở đây sẽ mắc hai căn bệnh là lao phổi và mờ mắt. Ở bên trong hầm thực dân cho bố trí 5 cối xây lúa được làm bằng vỏ thùng rượu vang, sau đó cưa đôi ra lèn đất sét vào bên trong nên rất là nặng và trung bình là bốn đến sau người mới kéo nổi, ngoài ra dưới chân người tù còn phải kéo lê một quả tạ nặng từ 3 – 7 kg. Điều khiển trong hầm xay lúa chúng gọi là “ cặp rằng”, thủ đoạn của địch là “ dùng tù trị tù”, các tù nhân ở Hầm xay lúa còn phải chịu cảnh áp bức của những “ cặp rằng” đây là những tay lưa manh loại anh chị được cai ngục chỉ định, những tên này sẽ không phải làm việc do đó sẽ dồn tất cả những công việc cho những người tù khác, do vậy các tù nhân ở hầm xây lúa vô cùng hung bạo và thỉnh thoảng họ sẽ nổi dậy đập chết tên “cặp rằng”. Sau khi bác Tôn bị đưa vào Hầm xay lúa, địch chỉ định bác là “ cặp rằng” chính với ý đồ của chúng là mượn tay các tên tù thượng phạm giết bác, và sau khi bác làm “ cặp rằng” chính thì bác đã cải tạo được chế độ tại hầm xay lúa. Bác đã phân công công việc nơi đây thành một chế độ phồ hợp, tất cả mọi người đều làm việc kể cả bác, bác còn tổ chức nhiều lớp học văn hóa vào buổi tối để giáo dục và cảm hóa những người tù thượng phạm. Từ đó những người tù bớt hung hãng hơn, biết đọc biết viết, biết gữi thư cho người thân ở đất liền, sau ngày một số người sau khi ra tù đã giác ngộ và tham gia vào cách mạng. Đến thời Mỹ ngụy chúng cho mở những cánh cửa thông gió và đổi thành bệnh xá, nhưng thật chất cũng chỉ là mị dân trá hình. Mục đích của chúng là muốn mua chuộc dụ dỗ người tù tố cộng ly khai đảng trước khi chết, ở đây như một nhà xác người tù chỉ nằm chờ chết chứ không phải trị bệnh. 3.3.4 Khu Xà Lim và khu đập đá khổ sai. Khu Xà Lim: gồm 20 khu hầm đá. Cai ngục sử dụng những xà lim này để giam biệt lập những người tù bị ghép vào thành phần nguy hiểm, chống đối...hay những người vượt ngục bị bắt lại. Những tù nhân này bị cùm chân 24/24. Trong 10 ngày đầu bị phạt ở xà lim người tù phải ăn cơm nhạt, uống nước lã (mặc dù thức ăn ở nhà tù Côn Đảo chỉ là khô, tương, mắm...để lâu ngày bị mục đắng, ôi chua...) Hầm cao 2m được xây bằng đã có hình vòm, mùa đông hơi đá toả ra lạnh thấu xương, mùa hè nắng nóng ngột ngạt. Cửa xà lim bằng sắt dày, lúc đóng cửa tiếng “rầm” to như tra tấn, chỉ được hé vội một chút khi cai ngục mang cơm đến, hay dội cho một thùng nước vào buổi sáng cuối tuần (gọi là được tắm). Người tù tại đây nếu ra khỏi khu này cũng thân tàn ma dại. Khu đập đá: Những người tù nào nguy hiểm có thành tích từ trong đất liền đưa ra, địch sợ là nếu để họ lao động khổ sai cùng các tù nhân khác ở bên ngoài thì họ sẽ vượt ngục nên mới đưa họ đến khu đập đá làm khổ sai. Đá được khai thác từ núi Chúa đưa về đây, những tảng đá to chúng bắt tù nhân đập nhỏ dùng để xây dựng các công trình trên đảo. Đây không phải là công việc nặng nhọc nhất tại nhà tù Côn Đảo nhưng những người làm khổ sai ở đây là những sỉ phu yêu nước nên đối với họ khổ sai đập đá đã một công việc nặng nhọc. Ông Phan Chu Trinh khi đập đá khổ sai ở đây đã sáng tác bài thơ đập đá Côn Lôn để thể hiện tinh thần lạc quan của người chiến sĩ. 3.3.5 Chuồng cọp Pháp. Nằm tại trại giam Phú Tường thuộc hệ thống nhà tù Côn Đảo là nơi có Chuồng cọp Pháp được xây dựng vào năm 1940 với tổng diện tích 5.475 m2, có tổng cộng là 120 phòng giam gồm hai khu, mỗi khu hai dãy, mỗi dãy 20 chuồng. Chuồng Cọp thông với các trại khác bằng cánh cổng nhỏ, nằm giữa hai trại 7 và trại 8, có vườn rau phía trước nên bí mật về Chuồng Cọp tận 30 nằm sau mới được phát hiện làm chấn động dư luận thế giới. Sở dĩ gọi là Chuồng cọp Pháp vì chúng được xây dựng vào thời Pháp thuộc. Phía trên có giàn song sắt, có hành lang để gác ngục đi lại canh gác cũng như hành hạ người tù bất cứ lúc nào, người tù khi nhìn lên trên sẽ thấy một giàn song sắt như thế họ sẽ nghĩ rằng những căn phòng như thế này giống như những cái chuồng nhốt những con thú dữ chứ không phải là nơi giam giữ người tù. Ở đây địch sẽ tra tấn người dân theo mùa, mùa nắng nóng địch sẽ bỏ trống 1 số phòng sau đó dồn tù nhân lại, bình thường một phòng chỉ giam từ 5 - 6 người nhưng vào mùa nắng nóng địch sẽ giam từ 8 – 10 người. Ở phía bên trên sẽ bố trí vôi và nước sẵn, khi trời nắng nóng địch dội vôi bột rồi dội nước xuống, khi vôi gập nước sôi lên làm cho da thịt người tù bị lở loét và bỏng rộp. Mùa mưa cũng một phòng giam thế này nhưng địch sẽ tách người tù ra, mỗi phòng chỉ còn giam 1 đến 2 người tù, cộng với không khí lạnh bên trên, địch cho dội nước liên tục làm cho căn phòng lúc nào cũng ẩm ướt, không lúc nào được khô ráo, và sáng ra khi cai ngục mở cửa đã thấy người tù chết cóng từ lúc nào. Điều khủng khiếp nhất là khi người tù bị giam ở đây không có phút giây nào tự do, khi người tù muốn đi vệ sinh phải xin phép cái ngục đang đi phía trên, hay chỉ cần một tiếng thở dài hay 1 cử động bất thường khi địch đi phía bên trên thấy lập tức lấy xào ngọn bịt đầu chọc xuống người tù, những cây xào nhọn như thế đã làm cho người tù toét
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan