Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Yếu tố kỳ ảo trong tập truyện pêtécbua của n.v.gogol...

Tài liệu Yếu tố kỳ ảo trong tập truyện pêtécbua của n.v.gogol

.PDF
56
553
69

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ĐÀO THỊ THU HƢƠNG YẾU TỐ KỲ ẢO TRONG TẬP TRUYỆN PÊTÉCBUA CỦA N.V.GOGOL KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. LÊ THỊ THU HIỀN HÀ NỘI, 2014 LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Lê Thị Thu Hiền - người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình giúp tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, đặc biệt là thầy cô trong tổ Văn học nước ngoài và các bạn sinh viên đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa luận. Hà Nội, ngày 28 tháng 05 năm 2014 Ngƣời thực hiện Đào Thị Thu Hƣơng LỜI CAM ĐOAN Khóa luận này hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô Lê Thị Thu Hiền. Tôi xin cam đoan rằng: - Khóa luận là kết quả nghiên cứu, tìm tòi của riêng tôi. - Những tư liệu được trích dẫn trong khóa luận là trung thực. - Kết quả nghiên cứu này không hề trùng khít với bất kì công trình nghiên cứu nào từng công bố. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 28 tháng 05 năm 2014 Ngƣời thực hiện Đào Thị Thu Hƣơng MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................... 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 6 5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 7 6. Cấu trúc của khóa luận ............................................................................ 7 NỘI DUNG ..................................................................................................... 8 Chƣơng 1. Yếu tố kỳ ảo - một thành tố của chủ nghĩa hiện thực trong sáng tác của Gogol .......................................................................................... 8 1.1. Khái niệm ............................................................................................. 8 1.1.1. Khái niệm “kỳ ảo” ...................................................................... 8 1.1.2. Khái niệm “văn học kỳ ảo” ....................................................... 11 1.2. Giá trị hiện thực được tô đậm thông qua yếu tố kỳ ảo ........................ 15 1.3. Yếu tố kỳ ảo - một biện pháp nghệ thuật của Gogol ......................... 23 Chƣơng 2. Không gian và thời gian kỳ ảo ................................................. 27 2.1. Khái niệm ........................................................................................... 27 2.1.1. Khái niệm về không gian nghệ thuật ........................................ 27 2.1.2. Khái niệm về thời gian nghệ thuật ............................................ 28 2.2. Không gian - thời gian kỳ ảo ............................................................... 30 2.2.1. Không gian kỳ ảo ...................................................................... 30 2.2.2. Thời gian kỳ ảo .......................................................................... 34 Chƣơng 3. Nhân vật kỳ ảo ............................................................................. 37 3.1. Khái niệm ........................................................................................... 37 3.2. Yếu tố kỳ ảo trong nghệ thuật thể hiện nhân vật của Gogol ............... 39 3.2.1. Nhân vật trong Tập truyện Pêtécbua của Gogol ...................... 39 3.2.2. Yếu tố kỳ ảo trong nghệ thuật thể hiện nhân vật của Gogol .... 42 KẾT LUẬN .................................................................................................. 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Yếu tố kỳ ảo là sản phẩm của trí tưởng tượng sáng tạo của nghệ sĩ, là phương thức tư duy nghệ thuật được thể hiện bằng những yếu tố có tính siêu nhiên nằm ngoài tư duy lý tính của con người. Việc sử dụng yếu tố kỳ ảo xuất hiện từ lâu trong văn học nghệ thuật. Nhà văn sử dụng các yếu tố kỳ ảo như một phương thức nghệ thuật để chiếm lĩnh và khám phá hiện thực. Trong phương thức kỳ ảo, các nhà văn thường sử dụng các dạng thức khác nhau tạo nên các sắc màu phong phú đa dạng, hấp dẫn cho tác phẩm, góp phần cùng với các yếu tố nghệ thuật khác để xây dựng cốt truyện, nhân vật hướng đến việc bộc lộ chủ đề, tư tưởng tác phẩm. Chính cái kỳ ảo cũng là một trong những yếu tố tạo nên phong cách nghệ thuật của tác phẩm văn học. Mấy chục năm gần đây, cái kỳ ảo trong văn học nghệ thuật đã trở thành đối tượng hấp dẫn, lôi cuốn giới nghiên cứu, phê bình văn học trên toàn thế giới. Ngoài vai trò tạo sự “lạ hóa” nhằm hấp dẫn người đọc, yếu tố kỳ ảo còn có tác dụng giúp nhà văn biểu hiện, khám phá hiện thực và thể hiện những quan niệm mới mẻ về nhân sinh, thế sự, con người. 1.2. N.V.Gogol là một trong những ngôi sao trên bầu trời văn học Nga thế kỷ XIX. Tập truyện Pêtécbua chỉ là một mảng trong sự nghiệp sáng tác của Gogol nhưng chiếm vị trí hết sức quan trọng. Tác phẩm này như bức tranh nhỏ góp phần cùng tiểu thuyết vĩ đại Những linh hồn chết miêu tả toàn cảnh xã hội Nga đương thời. Qua tác phẩm, Gogol thể hiện rất rõ bút lực và phản xạ nghệ sĩ thiên tài trước các hiện tượng cuộc sống. Mỗi chi tiết, mỗi sự kiện với ông đều có tiếng nói, có ngôn ngữ nghệ thuật để từ đó khái quát thành những vấn đề xã hội lớn lao. Ngòi bút Gogol khi tiếp cận, cảm thụ và phản ánh hiện thực đã tỏ ra không đơn điệu. Có khi nó như lưỡi dao sắc bén 1 mổ xẻ hiện thực một cách tỉ mỉ, trần trụi, có khi lại phản ánh hiện thực bằng những yếu tố kỳ ảo. Nếu như “cái sức mạnh khủng khiếp của tài năng Sêkhốp chính là ở chỗ ông không bao giờ tự bịa đặt ra một cái gì không có trên đời này” (M.Gorki) thì việc sử dụng yếu tố kỳ ảo là nét nghệ thuật độc đáo, thể hiện cá tính sáng tạo của Gogol. 1.3. Đề tài này còn gắn với thực tế văn học Việt Nam đương đại. Có thể nhận thấy từ sau năm 1986, yếu tố kỳ ảo bằng một con đường khác đã bắt đầu quay trở lại một cách đáng chú ý trong nền văn học Việt Nam. Với một sức sống tươi mới, ham mê cái lạ và cả dũng khí lật lại các vấn đề những tưởng đã ổn thỏa. Từ những Đêm bướm ma, Truyện không nên đọc lúc giao thừa,… còn trích lại nhiều tác phẩm thời Trung đại, người đọc trong nước còn tiếp xúc với các tập truyện kỳ ảo đương đại như Hồn hoa trở lại, Hồn hoa đêm tháp cổ, Truyện kỳ ảo Thế giới (Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1999), Truyện ngắn kinh dị (Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1997), Truyện dị thường (Nxb Văn hóa Thông tin, 2002),… Vì thế nghiên cứu mảng văn học kỳ ảo trở thành một nhu cầu tất yếu. Đề cập đến yếu tố kỳ ảo trong Tập truyện Pêtécbua của Gogol, chúng tôi hi vọng phần nào đáp ứng được mối quan tâm này. Trên đây là lý do giải thích vì sao chúng tôi lại chọn đề tài này cho khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Cùng với Puskin, Gogol là người đặt nền móng cho chủ nghĩa hiện thực trong văn học Nga. Ông là một nhà văn lớn, một bậc thầy về văn học không chỉ của riêng nước Nga mà của cả thế giới. Vì thế, chắc rằng trên thế giới cũng như ở nước Nga đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về ông. Nhưng do hạn chế về ngoại ngữ nên chúng tôi không thể tiếp cận được hết tất cả những công trình nghiên cứu này. Trong điều kiện cho phép của mình, chúng tôi chỉ 2 có thể tiếp xúc với những công trình, những bài nghiên cứu về Gogol đã được dịch bằng Tiếng Việt. Trong các cuốn sách giáo trình Đại học, Gogol được giới thiệu như một đại biểu xuất sắc của Văn học Nga thế kỉ XIX. Tuy nhiên, do tính chất của giáo trình cho nên người viết chỉ giới thiệu những nét khái quát nhất về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả này. Đáng lưu ý là cuốn giáo trình “Lịch sử văn học Nga” (Đỗ Hồng Chung chủ biên, Nxb Giáo dục) và các chuyên luận “Thi pháp truyện ngắn N.V.Gogol” (Nguyễn Huy Hoàng, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001). Ở hai cuốn sách này, ngoài phần giới thiệu về tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của Gogol, tác giả bước đầu đề cập đến nghệ thuật của truyện ngắn Gogol và có những nhận xét tinh tế chính xác “Truyện của Gogol đã đặt nền móng vững chắc cho chủ nghĩa hiện thực trong văn học Nga”[4, tr.173] hay “Sáng tác của Gogol đã giáng đòn mạnh mẽ vào thứ văn chương hoa mĩ, giả dối. Gogol đã sáng tạo ra vô vàn điển hình sinh động xuất phát từ cuộc sống. Ông đã thực sự trở thành người khởi xướng ra trường phái hiện thực trong văn học Nga…”[4, tr.213]. Như vậy, trong hai cuốn sách này tác giả đã bàn đến một số vấn đề nghệ thuật truyện ngắn của Gogol. Nhưng nhìn chung vấn đề mới chỉ dừng lại ở mức độ khái quát, còn dưới góc độ thi pháp học nói chung, yếu tố kỳ ảo nói riêng tác giả chưa đề cập đến một cách chuyên sâu. Trong chuyên luận Thi pháp truyện ngắn N.V.Gogol của Nguyễn Huy Hoàng, nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng hiện nay chưa có những công trình chuyên khảo về thi pháp của những truyện Pêtécbua. Những vấn đề thi pháp của Gogol lần đầu tiên được các nhà lí luận và lịch sử văn học lưu ý vào những năm 20. Việc nghiên cứu thi pháp của Gogol lôi cuốn đại biểu của các trường phái khoa học khác nhau. B.M.Ekhenbaum đã phát biểu những ý kiến độc đáo trong bài báo “Gogol đã viết Chiếc áo khoác như thế nào” (1919) (B.M.Ekhenbaum, Bàn về văn xuôi, 1969, tr.396). Nhà nghiên cứu đã lưu ý 3 đến lối kể chuyện khôi hài, trào lộng trong truyện, đến hiện tượng âm nghĩa trong ngôn ngữ của nhà văn. Ông chỉ dừng lại tập trung phân tích những thủ pháp nghệ thuật của truyện. B.M.Ekhenbaum khảo sát các nhân vật của Gogol như là những “dáng đứng bất động hoàn toàn phụ thuộc vào nhà nghệ sĩ đóng vai đạo diễn”. Trong số những công trình nghiên cứu xuất hiện vào những năm 30 cần phải kể đến cuốn sách của A.Belưi “Nghệ thuật của Gogol” (A.Belưi, Nghệ thuật của Gogol, 1934). Trong đó ông đặc biệt tập trung đến vấn đề thi pháp. Nhìn chung tình hình nghiên cứu của Gogol vào những năm 30-50, có thể nói trong thời kỳ ấy, vấn đề thi pháp của ông đang còn nhường chỗ cho vấn đề tiến trình trong sáng tác nhà văn, vấn đề mâu thuẫn trong thế giới quan của ông, vấn đề quan điểm thẩm mĩ - văn chương… Nổi bật trong giai đoạn này phải kể đến những cuốn sách như: X. Poxpelov G.N, Sáng tác của N.V.Gogol, 1953; Stapanov N.L, N.V.Gogol: Con đường sáng tác, 1959; Khravtrenco M.B, Sáng tác của Gogol, 1959. Giai đoạn mới trong việc nghiên cứu thi pháp văn xuôi của Gogol bắt đầu từ khi ra đời cuốn sách của G.A.Gukovxki “Chủ nghĩa hiện thực của Gogol” vào năm 1959. Nhiệm vụ của ông là: xác định vị trí của Gogol trong sự phát triển phong cách hiện thực chủ nghĩa trong nền văn học Nga thế kỷ XIX (X.Gukopxki G.A, Chủ nghĩa hiện thực của Gogol, 1959). Trong số những công trình nghiên cứu của những năm 80 có thể dẫn ra tác phẩm của Iu.Mann mang tính chất lí luận cơ bản và phân tích tỉ mỉ thi pháp của Gogol. Nhà nghiên cứu nhìn thấy trong thi pháp của Gogol một hệ thống động chứa đựng các cấp độ thống nhất và hòa kết với nhau giữa các bình diện như cái hiện thực và cái viễn tưởng, mối tương quan giữa những năng lực tinh thần và thể chất… (Iu.Mann, Thi pháp của Gogol, 1978, tr.6). 4 Ngoài ra còn có rất nhiều chuyên luận về cái kỳ ảo. Trước hết phải nói đến cuốn “Cái kỳ ảo trong tác phẩm Balzac” (Lê Nguyên Cẩn, NXB Đại học sư phạm, 2002). Cuốn sách đã đem đến một cái nhìn tổng thể, những quan niệm của các nhà nghiên cứu về cái kỳ ảo và văn học kỳ ảo. Từ đó giúp cho chúng ta hiểu sâu hơn về nghệ thuật kỳ ảo trong các sáng tác của Gogol. “Truyện kỳ ảo Thế giới” do Ngô Tự Lập sưu tầm và giới thiệu, NXB Văn học 1999 cũng rất đáng chú ý. Ngoài một truyện kỳ ảo được chọn lọc thì với bài giới thiệu “Những đường bay của mê lộ” tác giả đưa ra một tầm nhìn khái quát về sự ra đời, hình thành và phát triển của thể loại văn học kỳ ảo. Nhờ đó bổ sung thêm cho khóa luận của chúng tôi những hiểu biết mới. Như vậy, chúng ta thấy ở Việt Nam đã có một số giáo trình và sách báo nghiên cứu về Gogol và một số chuyên luận về cái kỳ ảo. Song nhìn chung các công trình này chỉ mới khái quát chung và sơ lược hoặc đi vào những hiện tượng, những khía cạnh cụ thể, nhưng chưa đi sâu về vấn đề yếu tố kỳ ảo trong Tập truyện Pêtécbua của Gogol. Đó vẫn còn là một khoảng trống. Bởi vậy, chúng tôi mạnh dạn đi sâu vào nghiên cứu về Gogol cùng vấn đề còn để trống này với sự tiếp nối, tiếp thu của những công trình nghiên cứu mang tính gợi mở trên, cùng những khóa luận mở đường với hi vọng góp phần lấp đầy khoảng trống ấy. Yếu tố kỳ ảo trong Tập truyện Pêtécbua đã được nhắc đến trong nhiều chuyên luận nghiên cứu về Gogol. Trong đó, Stapanov đánh giá: “Yếu tố hoang đường là phương tiện vạch trần có tính chất trào phúng cái giả dối, ti tiện làm sâu sắc hơn tính điển hình của hiện thực” (Gogol - Con đường sáng tác, 1950, Nxb Văn học nghệ thuật,). X.Masinxki nhấn mạnh: “Cấu trúc nghệ thuật của Tập truyện Pêtécbua dựa trên những biến cố kì quặc khác thường. Biến cố phi lý hoang đường và những chi tiết hiện thực là một trong những 5 đặc điểm cơ bản của thi pháp Gogol” (Thế giới nghệ thuật của Gogol, 1971, Nxb Giáo dục). Từ góc độ yếu tố kỳ ảo, khóa luận hướng tới khai thác một khía cạnh nghệ thuật quan trọng góp phần tạo nên giá trị cho Tập truyện Pêtécbua của Gogol. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Tìm ra những nét độc đáo và riêng biệt trong cách thể hiện “yếu tố kỳ ảo” trong sáng tác của Gogol. Thông qua đó khóa luận nêu lên một số ý kiến đánh giá về những đóng góp của nhà văn đối với nền văn học nước Nga thế kỉ XIX. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Trình bày khái niệm về yếu tố kỳ ảo và vai trò của nó trong sáng tác văn học. - Nghiên cứu yếu tố kỳ ảo các truyện ngắn trong Tập truyện Pêtécbua của Gogol để thấy được những nét riêng biệt trong thế giới nghệ thuật của tác giả. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Gogol sáng tác nhiều thể loại (kịch, truyện ngắn, thơ, tiểu thuyết) nhưng trong phạm vi yêu cầu của đề tài chúng tôi chỉ nghiên cứu về Tập truyện Pêtécbua của ông. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Trong đó, tôi không đi sâu tìm hiểu toàn diện các khía cạnh về Tập truyện Pêtécbua của Gogol mà chỉ đi vào nghiên cứu phương diện “yếu tố kỳ ảo” trong 5 truyện nói về Pêtécbua của ông. Đó là những truyện Đại lộ Nhepxki, Cái mũi, Bức chân dung, Chiếc áo khoác, Nhật ký người điên. 6 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi kết hợp các phương pháp truyền thống quen thuộc. Chúng tôi khảo sát kỹ từng truyện nói về Pêtécbua bằng phương pháp thống kê, hệ thống. Từ đó đi sâu vào phân tích, đánh giá. Trên cơ sở phân tích và tổng hợp sẽ đưa ra nhận định khái quát về Tập truyện Pêtécbua của ông. 6. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung được triển khai thành ba chương: Chương 1: Yếu tố kỳ ảo - một thành tố của chủ nghĩa hiện thực trong sáng tác của Gogol. Chương 2: Không gian và thời gian kỳ ảo Chương 3: Nhân vật kỳ ảo 7 NỘI DUNG Chƣơng 1 YẾU TỐ KỲ ẢO - MỘT THÀNH TỐ CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC TRONG SÁNG TÁC CỦA GOGOL 1.1. Khái niệm 1.1.1. Khái niệm “kỳ ảo” Khái niệm cái kỳ ảo đã được thảo luận nhiều nhưng tập trung nhất là thông qua ý kiến của Todorov từ những năm 1970 trong công trình Dẫn luận về văn chương kỳ ảo. Theo ông, cái kỳ ảo là “sự kiện không thể giải thích được bằng những quy luật của chính cái thế giới quen thuộc này... Người cảm nhận sự kiện phải lựa chọn một trong hai giải pháp: hoặc đây chỉ là ảo ảnh của giác quan, một sản phẩm của tưởng tượng và những quy luật của thế giới này vẫn vậy; hoặc quả thật sự kiện đã diễn ra, nó là bộ phận của toàn bộ thực tế, nhưng bây giờ thực tế ấy lại được điều hành bởi những quy luật mà chúng ta không biết... Cái kỳ ảo chiếm lĩnh thời gian của sự mơ hồ ấy: tới khi chọn lấy một trong hai giải đáp, ta đã rời bỏ cái kỳ ảo để đi vào một thể loại cận kề, cái lạ hoặc cái thần tiên. Cái kỳ ảo đó là sự lưỡng lự cảm nhận bởi một con người chỉ biết có các quy luật tự nhiên, đối diện với một hiện tượng bên ngoài mang tính siêu nhiên” [23, tr.34]. Todorov xác định sự lưỡng lự của độc giả là điều kiện thứ nhất của cái kỳ ảo, sau đó thứ hai là độc giả hóa thân và đồng nhất với nhân vật lưỡng lự, cuối cùng là phải tồn tại một lối đọc không theo lối thơ hoặc ngụ ngôn. Như vậy, văn học kỳ ảo hay cái kỳ ảo muốn đạt chân giá trị của nó thì phải được duy trì để không trở thành chuyện đời thường hay thần thoại, ngụ ngôn. Điều này có nghĩa là cái kỳ ảo nằm trong một độ căng nhất định mà vị thế của nó không phải là không bấp bênh, nhưng Todorov chấp nhận điều đó. 8 Vì giải thích sẽ dẫn đến tiêu vong cái kỳ ảo, thế nên Todorov chủ yếu đưa ra các đề tài về tôi, về mình,... Về tôi, hệ đề tài này có nguyên lý ở thế khả năng biến đổi từ tinh thần sang vật chất, xóa nhòa chủ thể sang đối tượng, tạo nên cái nhìn tổng hợp. Về mình, hệ thống này hiện lên với đề tài tính dục và vì thế nó chủ yếu mang tính chất kỳ lạ xã hội chứ không còn siêu nhiên như những đề tài loạn luân, tình yêu hơn một đôi, đồng giới, ân ái với xác chết,… Có thể thấy ý kiến của Todorov đã hạn định yếu tố kỳ ảo khá hẹp, chủ yếu là trong văn học cận đại, chính xác hơn là khi ý thức về cái kỳ ảo đã được định hình và người ta buộc phải chấp nhận yêu cầu khá kiêu kỳ của cái kỳ ảo đặt ra cho sự tồn tại của mình. Bởi lẽ, cái kỳ ảo sẽ mất đi nếu được giải thích, có nghĩa là trong khi bản thân đòi hỏi một quyết định thì tự thân nó lại từ chối một quyết định dù là khiêm tốn nhất từ phía người đọc. Vì vậy, tuy có đề cập đến phương diện ngữ nghĩa của tác phẩm nhưng Todorov phải đẩy việc giải thích ý nghĩa theo hướng khác đó là hướng chỉ ra hệ đề tài dù rằng việc này không thể nào che giấu chúng ta rằng đó cũng là một dạng giải thích, tuy có khác biệt là thay vì xác quyết một ý nghĩa cho từng trường hợp cụ thể ông quy tất cả thành một cái khung ta - mình để bao quát hết các ý nghĩa nhân sinh liên quan đến cá nhân và cộng đồng. Thật ra, điều này cũng không phải là trở ngại lớn trong việc phân tích Tập truyện Pêtécbua của Gogol khi ít nhiều vẫn phải chỉ ra những lớp ý nghĩa văn hóa xã hội. Bởi lẽ, thứ nhất người đọc đã không tách khỏi tính chất kỳ ảo mà vẫn ở trong đó, nói chung vẫn duy trì nó. Thứ hai, có thể hiểu ý nghĩa đó như một bộ phận trong tổng thể - đó là tổng thể đa nghĩa nhưng không phải theo kiểu nhiều nghĩa mà nghĩa nào cũng đúng nhưng phải hiểu là một nghĩa duy nhất đúng nhưng không thể giải thích cụ thể vì rào cản hạn chế ngôn ngữ cũng như tư duy, tuy nhiên soi vào lăng kính thì sẽ tạo nên những nét nghĩa gần đúng. Nhờ đó, điều này có thể duy trì cái kỳ ảo. 9 Về phía các công trình trong nước, Lê Nguyên Cẩn với “Cái kỳ ảo trong tác phẩm của Balzac” đã vạch ra những điểm khái quát nhất về cái kỳ ảo. Về bản chất, ông dùng thuật ngữ Le fantastique từ tiếng Pháp để minh định thuật ngữ cái kỳ ảo: “như vậy, cái kỳ ảo là một phạm trù tư duy nghệ thuật, nó được tạo ra nhờ trí tưởng tượng và biểu hiện bằng các yếu tố siêu nhiên, khác lạ, phi thường, độc đáo... Nó có mặt trong văn học dân gian, văn học viết qua các thời đại. Nó tồn tại trên trục thực - ảo, và tồn tại độc lập, không hòa tan vào các dạng thức khác của trí tưởng tượng” [3, tr.16]. Ông xem cái kỳ ảo như một yếu tố nghệ thuật xuất phát từ trí tưởng tượng. Nó như một vết đứt gãy, đảo lộn trong trần thuật đưa người đọc sang một thế giới khác. Lê Nguyên Cẩn đã đưa ra 11 đề tài kỳ ảo của Roger Caillois, sau đó là 23 đề tài kỳ ảo của M.Schneider, chủ yếu tập trung vào các mô típ và nhân vật, đồng nhất ba nhóm đề tài kỳ ảo của Dan Pavel Sergiu cũng được ông trình bày khá kỹ lưỡng. Có thể nhận thấy, tác giả Lê Nguyên Cẩn đã chỉ ra rằng cái kỳ ảo tồn tại từ xa xưa trong bất cứ nền văn học dân tộc nào dưới những hình thức được phân theo cấp độ: thần linh, quái dị, ma quỷ, khác lạ, phi thường, siêu nhiên. Những cấp độ này tùy thuộc vào ý đồ sáng tạo ra sự đa dạng về mặt hình thức đề tài. Yếu tố niềm tin cũng được ông nhắc đến khi thẩm định cái kỳ ảo (điều này đã được Todorov giải quyết khá rõ). Như vậy, căn cứ trên ý đồ tác giả, Lê Nguyên Cẩn đã không giải thích rõ sự khác biệt về tính chất của cái kỳ ảo trong diễn trình của nó. Ví dụ như độ lệch của vết đứt gãy này thuần túy là trí tưởng tượng hay có thể ghi nhận sự tham gia của yếu tố niềm tin, đặc biệt trong các nền văn học cổ xưa; hay vết đứt gãy này là vi phạm với tư duy sáng tác hiện đại vì nó phá vỡ các quy luật còn chặt chẽ và bất biến. Vậy vai trò của nó với tư duy cổ đại là phá vỡ hay chính là tác thành quy luật?... Vì thế, tác giả có khuynh hướng khái quát hóa và đặt trọng tâm ở các đề tài. Rõ ràng, 10 về lý thuyết, Lê Nguyên Cẩn tạo ra một độ rộng cho khái niệm cái kỳ ảo và khẳng định nó như sự tưởng tượng có ý thức sáng tạo nghệ thuật là khá táo bạo, đặc biệt khi chúng ta đem áp dụng cho các tác phẩm thần thoại cổ xưa, hay Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh. Tuy nhiên, khi ứng dụng, tác giả chủ yếu vận dụng khái niệm cái kỳ ảo như một thành tố nghệ thuật xuất hiện khi được ý thức đầy đủ, điều này hiển nhiên do quy định của đề tài, đối tượng hướng đến là cái kỳ ảo của Balzac. Cái kỳ ảo này chủ yếu ở phương diện hình thức, mục tiêu của nó không gì khác hơn là khái quát hiện thực, mà nhiều khi bản thân cái kỳ ảo nếu bị tách rời thì cốt truyện vẫn không có gì thay đổi. Những chuyện lạ xảy ra trong Tấm da lừa đều có cơ sở thực tế của nó bởi nó là hình ảnh tập trung thể hiện một đối tượng xuyên suốt trong Tấn trò đời đó là dục vọng, cái kỳ ảo là một lớp áo khác khái quát mọi dạng thức dục vọng nhân sinh, cái kỳ ảo này có lẽ đi trên con đường của biểu tượng. 1.1.2. Khái niệm “văn học kỳ ảo” Giới nghiên cứu văn học trên thế giới đến nay vẫn chưa dễ gì có một quan niệm thống nhất về cái kỳ ảo và văn học kỳ ảo. Về cơ bản, các nhà nghiên cứu đều thống nhất với nhau ở chỗ: cái kỳ ảo phải đề cập đến cái siêu nhiên (supernatural), cái không thể xảy ra (impossible). Tuy nhiên, liệu có phải cứ đề cập đến cái siêu nhiên, cái không thể xảy ra thì đó là cái kỳ ảo và văn học kỳ ảo hay không? Sự không thống nhất trong quan niệm về cái kỳ ảo do vậy tập trung vào một số bình diện sau: tính lịch sử của cái kỳ ảo - cái kỳ ảo đã xuất hiện từ trong văn học dân gian hay chỉ ra đời trong thời hiện đại cùng với sự phát triển của chủ nghĩa duy lí (rationalism)? Sự khác biệt giữa cái kỳ ảo (fantastic) và cái phóng túng hư huyễn thuần tuý (fantasy), cái huyền diệu (marvellous)? Sự phức tạp trong cách hiểu về cái kỳ ảo còn nảy sinh ngay trong quan niệm về cái tưởng như đã giành được sự thống nhất 11 trong giới nghiên cứu: quan niệm như thế nào là cái không thể xảy ra? Liệu cái không thể xảy ra có phải là cái không có thực (unreal) hay không? Một quan niệm về cái kỳ ảo không thể không đi liền với quan niệm của chúng ta về cái hiện thực (reality). Sự nan giải khi đi tìm một định nghĩa thích đáng cho cái kỳ ảo do vậy là ở chỗ quan niệm về hiện thực của chúng ta không cố định mà thay đổi không ngừng theo trình độ phát triển nhận thức của con người và thay đổi theo quan niệm của từng không gian văn hoá khác nhau. Ở thời điểm này, một sự kiện được đánh giá là siêu nhiên, là không thể xảy ra nhưng ở một thời điểm khác, sự phát triển của khoa học kĩ thuật lại có thể chứng minh sự tồn tại của nó là hiện thực. Trong mặt bằng nhận thức đương đại của chúng ta, cùng với cô bé Alice trong Alice ở xứ sở diệu kì (Alice in Wonderland) của L.Carroll, chúng ta có thể ngạc nhiên và thích thú khi cái cây cất lên tiếng nói, nhưng rất có thể rằng trong thế kỷ tới, chuyện cái cây có thể giao tiếp với con người là một điều có thể xảy ra trong điều kiện thành tựu khoa học cho phép, và khi đó chúng ta lại cho là không bình thường khi có một ai đó quan niệm rằng cây cối chỉ là vật vô tri vô giác không thể hiểu được tiếng người. Cũng vậy, nhiều thế kỷ trước, hình tượng tấm thảm bay chỉ thuần tuý là sản phẩm trong trí tưởng tượng đầy chất lãng mạn của con người, là một cái không thể xảy ra, nhưng trong cuộc sống hiện đại, khoa học đã thực tại hoá ước mơ ấy bằng những phương tiện như máy bay, khinh khí cầu…, thì nó lại trở thành cái thực tại. Hơn nữa, ngay trong chính thế giới hiện đại của chúng ta, ở một mặt bằng nhận thức chung, nhiều sự kiện được cho là cái không thể xảy ra, thì đối với những người ở một không gian văn hoá khác, nó lại là điều hết sức bình thường, mà sự phát triển với nhiều thành tựu của chủ nghĩa hiện thực thần kì (magical realism) [chủ nghĩa hiện thực huyền ảo] Mĩ Latinh là một thí dụ điển hình. 12 Như vậy, cái không thể xảy ra không phải là cái không có thực. Nó có thực, nó vẫn tồn tại nhưng theo một hệ quy chiếu khác, bởi xung quanh chúng ta tồn tại đồng thời nhiều thế giới với những hệ quy chiếu khác nhau. Thế giới cảm tính của chúng ta chỉ là một trong số đó, và ta đánh giá một sự kiện là không thể xảy ra bởi ta nhìn nó từ hệ quy chiếu của riêng chúng ta, bởi nó không thể được giải thích theo những quy luật thông thường trong hệ quy chiếu này. Có thể nói rằng, cái không thể xảy ra, cái siêu nhiên là thành tố tất yếu của cái kỳ ảo, nhưng không thể dừng lại ở cấp độ quan niệm cho rằng cái kỳ ảo đồng nghĩa với cái không thể xảy ra, cái siêu nhiên, và cứ đề cập đến chúng thì đó là văn học kỳ ảo. Trước khi đề cập đến một cách tiếp cận hợp lí cho việc nghiên cứu về cái kỳ ảo, chúng ta cần nhìn lại lịch sử ra đời và lịch sử nghiên cứu về khái niệm này. Trong việc đi tìm một định nghĩa cho cái kỳ ảo và văn học kỳ ảo, chúng ta cần tránh sự cực đoan của cả hai khuynh hướng trái ngược nhau: khuynh hướng thứ nhất, đồng nhất cái kỳ ảo với cái huyền diệu (marvellous) và tất cả các dạng thức tưởng tượng huyễn hoặc đối lập với hiện thực, theo đó văn học kỳ ảo đã ra đời từ thời xa xưa, và các hình thức cụ thể của nó thì bao trùm một lĩnh vực rộng lớn từ kiểu truyện cổ tích thần kì (fairy tale) đến văn học viễn tưởng (science fiction) trong thời hiện đại. Quan niệm này thường bắt gặp ở các tác giả khi truy tìm cội nguồn của cái kỳ ảo từ các yếu tố hư huyễn, hoang đường trong văn học dân gian, đã đồng nhất những hình thức đó với chính cái kỳ ảo. Tóm lại, khi nghiên cứu về cái kỳ ảo, văn học kỳ ảo cũng như cái huyễn tưởng và văn học huyễn tưởng nói chung, thống nhất quan điểm cho rằng mầm mống của cái kỳ ảo là từ văn học dân gian với các thể loại truyện cổ tích, truyền thuyết bình dân, sự tích các thánh…Tuy nhiên, cần có sự đối 13 lập giữa kiểu truyện kỳ ảo và văn học huyễn tưởng nói chung với kiểu truyện cổ tích bởi sự khác nhau về bản chất trong ý hướng sáng tạo của chúng. Tương tự, một cực kia của sự đối lập với văn học kỳ ảo và văn học huyễn tưởng là kiểu truyện khoa học viễn tưởng (science fiction), bởi truyện khoa học viễn tưởng cũng đưa người đọc vào một thế giới hoàn toàn hư cấu mà chẳng cần bất cứ một sự quy chiếu nào những sự kiện không thể xảy ra (chính xác ở đây là chưa thể xảy ra) với hiện thực hiện thời để tạo ra một sự hoang mang trong sự cố gắng cắt nghĩa như là cứu cánh - đặc trưng làm nên bản chất của cái kỳ ảo. Cái kỳ ảo và văn học kỳ ảo đã tạo ra một sự rạn nứt của hiện thực quen thuộc, từ đó gây nên hiệu ứng hoang mang trong sự cắt nghĩa khi luôn hướng đến một sự quy chiếu giữa tính chất siêu nhiên với tính thực tại. Ở cái fantasy, cũng có sự đối lập này nhưng nó không tồn tại như là cứu cánh. Chính bởi vậy, thế giới huyễn tưởng của văn học fantasy hoặc chứa đựng ý nghĩa biểu tượng như các tác phẩm fantasy cổ điển, thường có trong thời cổ trung đại, kiểu Thần khúc của Dante, Gargantua và Pantagruel của Rabelais,… hoặc mở rộng biên độ của trí tưởng tượng, thực hiện chức năng giải trí cho lớp độc giả của thời đại kĩ trị kiểu Harry Potter… Về mặt lịch sử, cái kỳ ảo và văn học kỳ ảo xuất hiện từ thời cổ đại, khi chủ thể sáng tạo có ý thức xây dựng trong tác phẩm sự đối lập giữa cái siêu nhiên với cái hiện thực. Đến cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, khi điều kiện xã hội với sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa duy lí cho phép con người thôi tin vào phép màu nhiệm, và trong tác phẩm, sự đối lập giữa cái siêu nhiên và cái hiện thực tồn tại như là cứu cánh, ấy là thời điểm của sự ra đời cái kỳ ảo và văn học kỳ ảo. Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là thời điểm ra đời của văn học viễn tưởng, cơ sở của nó là văn học kỳ ảo và văn học huyễn tưởng nói chung, kết hợp với thành tựu của khoa học kĩ thuật; bản chất của nó là tính giả thuyết, tính dự báo của thế giới mà nó đưa ra, cho phép trí tưởng tượng của con người có thể 14 đi trước thời gian hiện tại, quên đi hiện tại để sống với tương lai trong tưởng tượng. Thực tế, các loại hình văn học này (cổ tích, huyễn tưởng, kỳ ảo, khoa học viễn tưởng) có thể song song tồn tại, bởi các nhà văn có thể sáng tác các truyện cổ tích ngay trong thời hiện đại này, và lúc đó, sự phân biệt đặc trưng loại hình của chúng là tuỳ thuộc vào tính ý hướng của sự sáng tạo, thể hiện qua giọng điệu cụ thể của từng tác phẩm. 1.2. Giá trị hiện thực đƣợc tô đậm thông qua yếu tố kỳ ảo Từ thời trung học, chúng ta đã được dạy “văn học phản ánh hiện thực”. Và đến nay các nhà nghiên cứu cũng vẫn khẳng định điều đó như một mệnh đề đúng đắn. Văn học và hiện thực vẫn là vấn đề trung tâm của lí luận văn học. Ngày nay chúng ta hiểu rằng sẽ thật cực đoan và thiển cận nếu cho rằng văn học hiện thực là sao chép, mô phỏng người thật, việc thật xảy ra trong xã hội, phản ánh đúng một khuôn mẫu nhân vật, mâu thuẫn thời đại mà không được thoát ra khỏi hiện tại ấy. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là văn học có thể vượt thoát hoàn toàn khỏi đời sống xã hội. Một tác phẩm văn học dù có cách tân, sáng tạo, lệch chuẩn thế nào thì nó vẫn được soi chiếu trong một hệ quy chiếu hiện thực nhất định nào đó. Tính tái hiện là yếu tố không thể phủ nhận của văn học. “Khoa học thì không có biên giới nhưng nhà bác học thì có quê hương”. Trong một góc độ nào đó ta có thể vận dụng câu nói trên vào văn học và giải thích vì sao văn học không thể xa rời hoàn toàn hiện thực. Trong một tác phẩm văn học bất kì, người ta đều có thể tìm ra dấu vết của hiện thực xã hội mà tác phẩm đó phản ánh. Trong tương quan với cái hiện thực là cái kỳ ảo. Bởi vì nhận thức về hiện thực của chúng ta không ổn định mà nó thay đổi theo thời đại và không gian văn hóa. Cái kỳ ảo trong văn học là cần thiết trong một thời đại mà lí tính khô khan và máy móc đang làm xơ cứng, thoái hóa tâm hồn con người vốn rất mềm yếu và giàu chất thơ. Cái kỳ ảo trong văn học cũng là cách để thỏa mãn những nhu cầu tâm linh trong một xã hội đầy 15 bất trắc, phức tạp, được bao bọc bên ngoài một lớp vỏ êm đềm, bình an. Đôi khi trong một vài trường hợp cái kỳ ảo là giải pháp để tác giả và cả độc giả đi tìm sự công bằng và như một sự khát khao công lý phải được thực hiện (trường hợp Chiếc áo khoác của Gogol). Văn học phản ánh đời sống con người. Mục đích quan trọng bậc nhất của văn học là nhận thức, khám phá ra bản chất và quy luật của hiện thực. Văn học vì thế, ngay từ thời kỳ sơ sinh nó đã tồn tại và phát triển trong sự gắn bó mật thiết với hiện thực. Những thay đổi, biến động của đời sống xã hội thường kéo theo những biến động trong lịch sử của xã hội và tạo nên những chuyển động trong sự phát triển của văn học. Cuộc sống đi vào tác phẩm nghệ thuật thường dưới dạng các chi tiết, được nhào nặn bởi trí tưởng tượng của nhà văn, trong chỉnh thể nghệ thuật ấy chúng giữ những chức năng nhất định, nhưng không tách rời nhau. Cái kỳ ảo được sử dụng trong tác phẩm cũng không nằm ngoài quy luật chung đó. Chủ nghĩa hiện thực sử dụng yếu tố kỳ ảo như một thủ pháp nghệ thuật. Đối với chủ nghĩa hiện thực, việc miêu tả cuộc sống trong những dạng thức vốn có của chính bản thân cuộc sống là phương thức miêu tả chủ yếu vì nó mở ra những khả năng rộng lớn để diễn tả các hiện tượng thực tại trong tính chất cụ thể, chân thực. Song đời sống vốn đa dạng, muôn hình muôn vẻ, nhà văn có nhiều cách tiếp cận, phản ánh. Yếu tố kỳ ảo không xa lạ với chủ nghĩa hiện thực khi chúng được sử dụng như những phương tiện phát hiện chân lý đời sống. Truyện Pêtécbua đánh dấu bước phát triển lớn trong chủ nghĩa hiện thực của Gogol. Ngay trước khi bắt tay viết những truyện này, Gogol đã lựa chọn dứt khoát hướng đi của ngòi bút mình: “nhà thơ chỉ còn hai cách: hoặc là rước văn phong của mình lên cho rõ thật cao, đem sức mạnh lại cho cái bất lực, nồng nhiệt với cái không chứa đựng chút nhiệt thành, lúc đó đám đông 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất