Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tổ chức dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược chương “năng lượng” vật lý 10 nhằ...

Tài liệu Tổ chức dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược chương “năng lượng” vật lý 10 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh

.PDF
129
1
97

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG KHOA VẬT LÝ NGUYỄN MINH LÂM TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC CHƯƠNG “NĂNG LƯỢNG” VẬT LÝ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đà Nẵng, 2022 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG KHOA VẬT LÝ NGUYỄN MINH LÂM TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC CHƯƠNG “NĂNG LƯỢNG” VẬT LÝ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Sư phạm Vật lý/Vật lý học Khóa học: 2018 – 2022 Người hướng dẫn: ThS. Trần Thị Hương Xuân Đà Nẵng, 2022 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu khóa luận “Tổ chức dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược chương “năng lượng” vật lý 10 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh”. Với tấm lòng chân thành, tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý Thầy, cô giảng dạy trong Khoa Vật lí, BCN Khoa Vật lí Trường Đại học Sư phạm – ĐH Đà Nẵng, cùng các thầy cô giáo đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và trong quá trình thực hiện khóa luận khóa luận tốt nghiệp này. Tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến ThS. Trần Thị Hương Xuân – người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo về kiến thức, tài liệu và phương pháp để tôi hoàn thành khóa luận khóa luận tốt nghiệp này. Và ban giám hiệu, các thầy cô trong tổ vật lí và các em học sinh lớp 10/6, 10/2, trường THPT Nguyễn Trãi (TP Đà Nẵng) đã tạo điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ trong quá trình làm thực nghiệm sư phạm. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong suốt quá trình thực hiện khóa luận, song có thể còn có những mặt hạn chế, thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp và sự chỉ dẫn của các thầy cô. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tác giả Nguyễn Minh Lâm VIII Mục lục MỞ ĐẦU ................................................................................................................................................ 1 1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................................... 3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................................................... 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 3 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................................ 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN DẠY HỌC THEO MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC SINH................................................ 5 1.1. Dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược ............................................................................... 5 1.1.1 Mô hình lớp học đảo ngược ............................................................................................. 5 1.1.2 Lịch sử ra đời của mô hình lớp học đảo ngược................................................................ 7 1.1.3 Ưu, nhược điểm của mô hình dạy học đảo ngược............................................................ 8 Ưu điểm của mô hình lớp học đảo ngược ...................................................................................... 8 Nhược điểm của mô hình lớp học đảo ngược .............................................................................. 10 1.1.4 1.2 Sự khác nhau giữa dạy học đảo ngược và dạy học truyền thống ................................... 11 Dạy học theo hướng phát triển năng lực tự học của học sinh.............................................. 12 1.2.1 Khái niệm tự học và năng lực tự học ............................................................................. 12 1.2.2 Vai trò của tự học........................................................................................................... 13 1.2.3 Khung năng lực tự học .................................................................................................. 13 1.2.4 Bộ tiêu chí đánh giá năng lực tự học ............................................................................ 15 1.3 Phát triển NLTH trong DH theo mô hình lớp học đảo ngược ............................................. 18 1.3.1 Quy trình tổ chức dạy học chương “năng lượng” theo mô hình lớp học đảo ngược nhằm phát triển đánh giá năng lực tự học của học sinh ......................................................................... 18 1.3.2 1.4 sinh Đánh giá năng lực tự học của học sinh thông qua mô hình lớp học đảo ngược............ 21 Thực trạng dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược phát triển năng lực tự học của học 24 Thực trạng hoạt động tự học môn vật lý của học sinh ....................................................... 25 1.4.1 Kết luận Chương 1 ............................................................................................................................... 34 CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC THEO MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC CHƯƠNG NĂNG LƯỢNG VẬT LÝ 10 KNTT ................................................................................. 35 2.1. Phân tích nội dung kiến thức chương “Năng lượng” – Vật lí 10 KNTT ............................. 35 2.3.1 Vị trí – Cấu trúc nội dung chương “Năng lượng” – Vật lí 10 KNTT ............................. 35 2.3.2 Các yêu cầu cần đạt chương “Năng lượng” – Vật lí 10 ................................................. 35 2.3.3 Mục tiêu dạy học chương “Năng lượng” – Vật lí 10...................................................... 36 IX 2.2 Xây dựng tiến trình và tổ chức dạy học chương “Năng lượng” theo mô hình lớp học đảo ngược nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh ..................................................................... 37 2.2.1 Tiến trình dạy học bài “Năng lượng. Công cơ học” ...................................................... 37 2.2.2 Tiến trình dạy học bài “Công suất” ............................................................................... 40 2.2.3 Tiến trình dạy học bài “Động năng, thế năng” .............................................................. 43 2.2.4 Tiến trình dạy học bài “Cơ năng và định luật bảo toàn cơ năng”.................................. 46 2.2.5 Tiến trình dạy học bài “Hiệu suất” ................................................................................ 50 2.3. Xây dựng công cụ đánh giá năng lực tự học của học sinh qua chương “năng lượng”-Vật lí 10 .......................................................................................................................................................... 53 2.3.1 ngược. Xây dựng Rubric đánh giá năng lực tự học của học sinh theo mô hình lớp học đảo 55 Kết luận chương 2 ................................................................................................................................ 58 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ........................................................................................ 59 3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm ...................................................................... 59 3.1.1 Mục đích ........................................................................................................................ 59 3.1.2 Nhiệm vụ ........................................................................................................................ 59 3.2. Đối tượng, thời gian thực nghiệm sư phạm.......................................................................... 60 3.2.1 Đối tượng ....................................................................................................................... 60 3.2.2 Thời gian........................................................................................................................ 60 3.3. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực nghiệm sư phạm ........................................... 60 3.3.1 Thuận lợi ....................................................................................................................... 60 3.3.2 Khó khăn........................................................................................................................ 60 3.4. Tiến trình thực nghiệm sư phạm .......................................................................................... 60 3.4.1. Tiến hành tổ chức dạy học ............................................................................................. 60 3.4.2. Công cụ đánh giá năng lực học sinh.............................................................................. 61 3.5. Nội dung quá trình thực nghiệm sư phạm ........................................................................... 61 3.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm ............................................................................................. 61 3.5.1. Đánh giá kết quả năng lực tự học của học sinh thông qua mô hình lớp học đảo ngược 61 3.5.2. Đánh giá kết quả học tập thông qua bài kiểm tra........................................................... 64 Kết luận chương 3 ................................................................................................................................ 69 KẾT LUẬN .......................................................................................................................................... 70 - Kết luận .................................................................................................................................... 70 - Kiến nghị................................................................................................................................... 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................... 71 PHỤ LỤC ............................................................................................................................................... 1 X DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT CNTT Công nghệ thông tin DH Dạy học ĐC Đối Chứng GV Giáo viên HS Học sinh KN Kỹ năng KT Kiến thức KNTT Kết nối tri thức NLTH Năng lực tự học PHT Phiếu học tập SGK Sách giáo khoa TH Tự học TNSP Thực nghiệm sư phạm XI DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 Cấu trúc của năng lực tự học [3] ...................................................................... 13 Bảng 1.2 Tiêu chí đánh giá của năng lực tự học .............................................................. 15 Bảng 1.3 Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược vào hoạt động dạy học đánh giánăng lực tự học.............................................................................................................................. 21 Bảng1.0.4 Ý kiến cá nhân về mong muốn trước khi đến lớp của HS ............................... 25 Bảng 1.0.5 Ý kiến cá nhân về phương pháp học vật lý hiệu quả ...................................... 26 Bảng1.0.6 Tự đánh giá kỹ năng tự học của bản thân ....................................................... 27 Bảng 1.0.7 Khảo sát thực trạng sử dụng internet ............................................................. 28 Bảng 1.0.8 Những công việc thường thực hiện trong quá trình tự học ............................. 32 Bảng 2.1 Đánh giá năng lực TH qua phiếu học tập của từng bài: Nội dung kiến thức chương “Năng lượng, công, công suất” ........................................................................... 53 Bảng 2.2 Rubric đánh giá năng lực tự học của học sinh [2] ............................................. 55 Bảng 3.0.1 Kết quả đánh giá mức độ các tiêu chí ở bài 23 .............................................. 62 Bảng 3.0.2 Kết quả đánh giá mức độ các tiêu chí ở bài 24 .............................................. 62 Bảng 3.0.3 Đánh giá mức độ của tiêu chí qua các bài dạy ............................................... 63 Bảng 3.0.4 Tần số, tần suất, tần suất tích lũy điểm thi của nhóm đối chứng .................... 64 Bảng 3.0.5 Tần số, tần suất, tần suất tích lũy điểm thi của nhóm thực nghiệm ................ 64 Bảng 3.6 Thông số thống kê các nhóm............................................................................ 66 Bảng 3.7 Kiểm định T-test .............................................................................................. 67 XII DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ Biểu đồ Biểu đồ Biểu đồ Biểu đồ Biểu đồ Biểu đồ Biểu đồ Biểu đồ Biểu đồ 1.1 Đánh giá mức độ tham gia trao đổi, thảo luận nhóm ................................... 26 1.2 Đánh giá phương pháp học tập vật lí hiệu quả ............................................. 27 1.3 Mức độ kỹ năng tự học ............................................................................... 28 1.4 Thực trạng sử dụng internet của học sinh .................................................... 30 1.5 Vai trò tự học đối với học sinh .................................................................... 30 1.6 Đánh giá khả năng tự học môn vật lý .......................................................... 30 1.7 Thời gian dành cho hoạt động tự học của HS .............................................. 31 1.8 Những khó khăn khi tự học của học sinh..................................................... 31 1.9 Tần suất thực hiện công việc trong quá trình tự học .................................... 33 3.1 NLTH của HS qua từng bài học .................................................................. 63 XIII DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.0.1 Cấu trúc nội dung kiến thức cơ bản chương Năng lượng ............................. 35 Sơ đồ 3.1 Tiến trình xử lý kết quả sau thực nghiệm ....................................................... 62 XIV MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, cùng với quá trình hội nhập quốc tế tạo ra nhiều cơ hội đồng thời cũng tạo ra nhiều thách thức với nền giáo dục,đòi hỏi nền giáo dục phải đổi mới, phát triển, phải đào tạo nguồn nhân lực có trí tuệ và kỹ năng cao thì giáo dục phải hướng đến mục tiêu là đào tạo con người toàn diện, công dân toàn cầu với những kỹ năng tự học suốt đời, kỹ năng làm việc trong môi trường hợp tác (mục tiêu giáo dục thiên niên kỷ) đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước. Nghị quyết số 29-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (2013) có nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Cập nhật Mô đun 9 “Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh trung học phổ thông môn Vật lí” là một trong các mô đun bồi dưỡng GV theo quyết định số 4660/QĐ-BGDĐT (kí ngày 04 tháng 12 năm 2019), thông qua mô đun nhằm hỗ trợ GV tổ chức và thực hiện được các hoạt động dạy học đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018, đồng thời giúp GV nâng cao năng lực, phát triển chuyên môn và nghiệp vụ, qua đó giáo viên Vận dụng các phần mềm, học liệu số và thiết bị công nghệ như internet; các hệ thống quản lý học tập trực tuyến,... để thiết kế kế hoạch bài dạy, hoạt động giáo dục, kiểm tra đánh giá kết quả học tập, giáo dục, quản lý HS,... Trên cơ sở đó, để đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục người giáo viên cần đẩy mạnh đổi mới phương pháp và hình thức giảng dạy. Đổi mới phương pháp là đổi mới về cách truyền thụ kiến thức của người thầy, cách tiếp thu kiến thức của trò, đổi mới quan hệ giữa thầy và trò, đồng thời người thầy phải biết cách sử dụng phương tiện và thiết bị hiện đại, sử dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học , đa dạng hóa các hình thức kiểm tra đánh giá, tiếp cận với những yêu cầu 1 kiến thức, kĩ năng cũng như tâm lý của trò. Vì vậy giáo viên cần thay đổi phương pháp dạy học định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học giúp nâng cao chất lượng học tập, giúp người học chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lí quá trình tự học. Đổi mới các hình thức dạy học theo lớp, theo nhóm hay từng cá nhân cũng rất cần sự trợ giúp của truyền thông đa phương tiện như âm thanh, hình ảnh, video….Một trong những mô hình dạy học hiện đại mà công nghệ thông tin và truyền thông đa phương tiện quyết định sự thành công của mô hình dạy học đó chính là dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược. Ở đó thay vì giảng bài như thường lệ, giáo viên lại là một người hướng dẫn, ngược lại người học thay vì tiếp thu kiến thức một cách thụ động từ giáo viên, các em sẽ phải tự tiếp cận kiến thức ở nhà, tự mình trải nghiệm, khám phá, tìm tòi các thông tin liên quan về bài học thông qua cũng như rèn luyện phát triển khả năng tự học của học sinh . Còn môi trường trên lớp học là môi trường năng động giúp các em tương tác với giáo viên và học sinh khác, giúp các em sáng tạo, phát triển năng lực giải quyết vấn đề…. Lớp học đảo ngược là một trong những mô hình dạy học áp dụng hình thức kết hợp này khá phổ biến và thành công, đặc biệt là ở những nước tiên tiến như Mỹ, Úc... Với mô hình dạy học này, người dạy và người học có thể tương tác với nhau nhiều hơn, đồng thời thúc đẩy quá trình học tập ở bên ngoài lớp học. Người dạy có nhiều cơ hội để quan sát, tiếp xúc, hướng dẫn, đánh giá từng người học; người học có thể chủ động hơn trong việc tiếp nhận kiến thức, hợp tác với bạn bè, đánh giá kết quả học tập của bản thân. Qua đó, chất lượng giáo dục được cải thiện, góp phần nâng cao kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cho người dạy, và phát triển năng lực tự học cho người học. Trong chương trình Vật lí phổ thông, chương “Năng lượng” – Vật lý 10 KNTT là một chương có nhiều kiến thức thực tiễn gắn liền với cuộc sống, đồng thời học sinh cũng đã được tìm hiểu định tính ở bậc trung học cơ sở, nên giáo viên có thể áp dụng những phương pháp dạy học mới để giúp học sinh tiếp cận kiến thức mà không bị nhàm chán, mặt khác có thể phát huy tính tích cực, chủ động học tập của học sinh. 2 Xuất phát từ những lý do trên tôi lựa chọn khóa luận: Tổ chức dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược chương “Năng lượng” Vật lý 10 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề xuất được quy trình dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược định hướng phát triển năng lực tự học và tổ chức dạy học chương năng lượng theo quy trình đã đề xuất phát triển năng lực tự học cho học sinh 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu nội dung kiến thức chương “Năng lượng”. - Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc tổ chức dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược. - Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển năng lực tự học của học sinh. - Xây dựng tiến trình dạy học chương “năng lượng” theo mô hình lớp học đảo ngược định hướng phát triển NLTH - Tổ chức thực nghiệm sư phạm theo quy trình đã đưa ra với học sinh trường THPT. - Khảo sát thực trạng năng lực tự học của học sinh thông qua mô hình lớp học đảo ngược - Phân tích, sử dụng thống kê toán học để xử lí số liệu, thực nghiệm sư phạm 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Quá trình dạy học chương “năng lượng” – Vật lí 10 KNTT - Phạm vi: Tổ chức dạy học chương năng lượng vật lý 10 theo mô hình lớp học đảo ngược. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận: - Nghiên cứu các tài liệu, công trình (sách, báo, tạp chí, luận văn...) liên quan đến khóa luận. - Nghiên cứu cơ sở lý luận về mô hình Lớp học đảo ngược. - Nghiên cứu nội dung kiến thức chương “Năng lượng” trong chương trình Vật lí 10. - Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển năng lực tự học của học sinh. 5.2 Phương pháp điều tra khảo sát: - Điều tra về tình hình tự học của học sinh trước và sau khi thực nghiệm sư phạm. - Điều tra về tình hình vận dụng mô hình dạy học đảo ngược vào dạy học của giáo viên. 3 5.3 Phương pháp nghiên cứu thống kê toán học Dùng phương pháp thống kê toán học để xử lý và đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm với sự hỗ trợ của phần mềm thống kê. 5.4 Phương pháp thực nghiêm sư phạm Tiến hành thực nghiệm sư phạm tổ chức dạy học chương năng lương vật lý 10 theo mô hình lớp học đảo ngược. 5.5 Phương pháp chuyên gia Phương pháp thu thập thông tin khoa học, nhận định, đánh giá một sản phẩm khoa học giáo dục, bằng cách sử dụng trí tuệ một đội ngũ chuyên gia giáo dục có trình độ cao, ý kiến của từng người sẽ bổ sung lẫn nhau, kiểm tra lẫn nhau cho ta một ý kiến đa số, khách quan về tổ chức dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh. Xin ý kiến các chuyên gia về cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu cũng như quy trình dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược để đề xuất quy trình dạy học trong chương“Năng lượng” VẬT LÍ 10. 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN DẠY HỌC THEO MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC SINH 1.1. Dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược 1.1.1 Mô hình lớp học đảo ngược Đi đến trường, lắng nghe thầy cô giảng bài rồi trở về nhà làm bài tập… Hàng trăm năm nay đó là cách học của học sinh. Theo mô hình lớp học đảo ngược, học sinh xem các bài giảng ở nhà qua mạng. Giờ học ở lớp sẽ dành cho các hoạt động hợp tác giúp củng cố thêm các khái niệm đã tìm hiểu. Học sinh sẽ chủ động trong việc tìm hiểu, nghiên cứu lý thuyết hơn, các em có thể tiếp cận video bất kỳ lúc nào, có thể dừng bài giảng lại, ghi chú và xem lại nếu cần (điều này là không thể nếu nghe giáo viên giảng dạy trên lớp). Công nghệ Elearning giúp học sinh hiểu kỹ hơn về lý thuyết từ đó sẵn sàng tham gia vào các buổi học nhóm, bài tập nâng cao tại giờ học của lớp. Điều này giúp việc học tập hiệu quả hơn, giúp người học tự tin hơn. Lớp học đảo ngược khiến việc giảng dạy phải lấy người học làm trung tâm. Thời gian ở lớp được dành để khám phá các chủ đề sâu hơn và tạo ra những cơ hội học tập thú vị. Những video giáo dục trực tuyến được thiết kế để truyền tải nội dung tập trung vào lý thuyết. Ngoài ra, nội dung của lớp học đảo ngược có thể xây dựng ở nhiều hình thức khác nhau (thậm chí có thể sử dụng nội dung của đơn vị cung cấp phía ngoài). Lớp học đảo ngược cho phép giáo viên dành thời gian nhiều hơn với từng cá nhân học sinh chưa hiểu kỹ bài giảng . Và tại lớp học, học sinh có thể chủ động làm chủ các cuộc thảo luận. Phương pháp lớp học đảo ngược này có tính khả thi cao đối với học sinh có khả năng tự học, có kỷ luật và ý chí. Hiệu quả của phương pháp đã được kiểm chứng từ lâu ở nhiều quốc gia có nền giáo dục phát triển mạnh mẽ như Australia, Mỹ và các nước châu Âu… Ở lớp học cổ điển, học sinh đến trường ngồi nghe giảng bài thụ động và hình thức này được giới chuyên môn gọi là “Tư duy bậc thấp”. Sau đó các em về nhà làm bài tập và quá trình làm bài tập sẽ khó khăn nếu học sinh không hiểu bài. Lúc này cha mẹ các em sẽ phải đóng vai người thầy bất đắc dĩ để giúp con mình làm bài và hầu hết đều không thành công trong vai trò này, hoặc rất vất vả vì phụ huynh không có chuyên môn. 5 Như vậy, nhiệm vụ truyền đạt kiến thức mới thuộc người thầy, và theo thang tư duy Bloom thì nhiệm vụ này chỉ ở những bậc thấp (tức là “Biết” và “Hiểu”). Còn nhiệm vụ của học sinh là làm bài tập vận dụng và nhiệm vụ này thuộc bậc cao của thang tư duy (bao gồm “Ứng dụng”, “Phân tích”, “Tổng hợp” và “Đánh giá”). Điều trở ngại ở đây đó là nhiệm vụ bậc cao lại do học sinh và phụ huynh là những người không có chuyên môn đảm nhận. Với lớp học đảo ngược, việc tìm hiểu kiến thức được định hướng bởi người thầy (thông qua những giáo trình eLearning đã được giáo viên chuẩn bị trước cùng thông tin do học sinh tự tìm kiếm), nhiệm vụ của học sinh là tự học kiến thức mới này và làm bài tập mức thấp ở nhà. Sau đó vào lớp các em được giáo viên tổ chức các hoạt động để tương tác và chia sẻ lẫn nhau. Các bài tập bậc cao cũng được thực hiện tại lớp dưới sự hỗ trợ của giáo viên và các bạn cùng nhóm. Cách học này đòi hỏi học sinh phải dùng nhiều đến hoạt động trí não nên được gọi là “Tư duy bậc cao”. Như vậy những nhiệm vụ bậc cao trong thang tư duy được thực hiện bởi cả thầy và trò. Phương pháp này không cho phép học sinh ngồi nghe thụ động nên giảm được sự nhàm chán. Mặc dù vậy, muốn quá trình đảo ngược thành công thì những giáo trình eLearning phải rất bài bản và hấp dẫn để lôi cuốn được học sinh không xao lãng mà tập trung vào việc học. Vì lý do đó, phương pháp này phải gắn chặt với phương pháp eLearning. Giáo viên phải quản lý và đánh giá được việc tiếp thu kiến thức thông qua các bài tập nhỏ đi kèm với giáo trình. Một ưu điểm khác là học sinh có thể học mọi lúc, mọi nơi và với mọi thiết bị chỉ cần thiết bị đó có thể online được như smartphone, máy tính bảng, máy tính bàn kết nối Internet… 6 Tuy nhiên, phương pháp này cũng có những nhược điểm khi vận dụng vào quá trình dạy học do đặc thù của giáo dục mỗi nước cũng như tính cách và kỹ năng của học sinh. Nó làm mất nhiều thời gian và công sức cho việc soạn giảng của giáo viên. Và cần có phương pháp đánh giá phù hợp với nội dung giảng dạy, chứ không quá phụ thuộc vào các đợt thi cử. Ngoài ra, muốn thực hiện các bài giảng eLearning và sử dụng các công cụ khác để tổ chức hoạt động học tập trong lớp thì đòi hỏi giáo viên phải giỏi về công nghệ và vững về phương pháp. Mặc dù vậy, không phải học sinh nào cũng hứng thú hợp tác hoặc do đường truyền Internet kém sẽ gây gián đoạn việc học tập ở nhà. Cuối cùng giáo viên, bộ môn phải có một kế hoạch đồng bộ và xuyên suốt năm học vì không phải bài học nào cũng phù hợp với phương pháp này. [5] 1.1.2 Lịch sử ra đời của mô hình lớp học đảo ngược Năm 1993, Alison King xuất bản công trình “From sage on the stage to guide on the side” (Từ nhà thông thái trên tượng đài thành người đồng hành bên cạnh bạn). Trong đó, King đặc biệt chú trọng vào việc giáo viên cần sử dụng thời gian ở lớp để tổ chức cho học sinh tìm hiểu ý nghĩa của bài họ hơn là truyền đạt thông tin. Mặc dù chưa đưa ra khái niệm lớp học đảo ngược nhưng công trình của King thường được các nhà giáo dục trích dẫn như là sự thú đẩy và cách tân cho phép dành không gian lớp học vào các hoạt động học tập tích cực. Vào những năm 1990, tại trường Đại học Harvard, trưởng khoa khoa học công nghệ và khoa học ứng dụng Eric Mazur và giáo sư Vật lý và Vật lý ứng dụng Balkanski đã sử dụng mô hình Peer Instruction (học lẫn nhau) sau khi ông thấy bài giảng của ông được đánh giá cao, nhưng nhiều sinh viên vẫn không hiểu rõ các khái niệm Vật lý. Nhưng theo mô hình lớp học đảo ngược người học chỉ cần nghe những bài giảng ngắn qua đoạn băng video rồi sau đó trả lời câu hỏi kiểm tra khái niệm trên hệ thống quản lí HS. Sau đó người học tham gia vào các hoạt động thảo luận nhóm trên lớp học và GV sẽ phản hồi để điều chỉnh những câu trả lời sai. 7 Đến năm 2000, các tác giả Lage, Platt và Treglia xuất bản công trình “Đảo ngược lớp học- cánh cửa dẫn đến sự sáng tạo môi trường học tập trọn vẹn”, trong đó giới thiệu các nghiên cứu về lớp học đảo ngược tại trường cao đẳng. Đặc biệt, người có công lớn cho mô hình Lớp học đảo ngược là Salman Khan. Năm 2004, Khan bắt đầu ghi hình bài giảng của mình thành video để phụ đạo cho em học sống ở một bang khác. Những video này được đưa lên YouTube và rất được yêu thích. Từ đó Salman Khan thành lập học viện Khan, cho đến nay đã có khoảng 2200 video bao gồm tất cả các môn học, từ những kiến thức đơn giản nhất như thực hiện phép toán số học của tiểu học đến các bài giải tích vector trong chương trình đại học. Mỗi tháng có một triệu người học dùng trang web của Khan, với số lượt xem khoảng 100 đến 200.000 lượt mỗi ngày. Khẩu hiệu mà học viện Khan đưa ra đầy hấp dẫn. “ Bạn chỉ cần biết một điều: bạn có thể học mọi thứ, miễn phí, cho mọi người , mãi mãi !”. Năm 2006, tại hội thảo dạy học chính trị, khoa học của Mỹ GS. Bill Brantley đưa ra hình thức học tập đảo ngược. Năm 2007, Jonathan Bergmann và Aaron Sams, hai giáo viên hóa học trường THPT Woodland Park, đã ghi lại những bài giảng của mình và cung cấp cho những HS vì những lý do khác nhau đã không đến lớp học một cách đầy đủ để theo kịp chương trình, qua đó họ đã xây dựng mô hình Lớp học đảo ngược, làm thay đổi hoàn toàn cách dạy của GV, cách học của HS. [3] 1.1.3 Ưu, nhược điểm của mô hình dạy học đảo ngược Lớp học đảo ngược có những đặc thù riêng khác hẳn với cách giáo dục truyền thống. Ưu điểm của mô hình lớp học đảo ngược 8 Hình 1.1 Mô hình người học làm trung tâm Lớp học đảo ngược có những ưu điểm vượt trội giúp cải thiện hiệu quả giảng dạy đã được công nhận như:  Không giới hạn không gian, thời gian, kiến thức được truyền đạt mọi lúc mọi nơi. Người học tự do lựa chọn cách thức, không gian, thời gian học tập đảm bảo sự tiện lợi và hiệu quả nhất. Giáo viên cũng không cần đứng lớp giảng giải với những giáo trình khô khan khiến học viên ngủ gà ngủ gật.  Lấy người học làm trung tâm, chủ động nhận tư liệu và định hướng từ giáo viên, tiến hành trau dồi kiến thức, chia sẻ và trao đổi trong giờ. Thảo luận và xin chỉ dạy về những khúc mắc trong quá trình tự học. Giáo viên sẽ giải đáp và đúc kết kiến thức sau khi người học tự tư duy. Điều này giúp người học bộc phá khả năng, tự do phát triển tư duy, mạnh dạn thể hiện ý kiến cá nhân, biện hộ để bảo vệ quan điểm của mình.  Giáo viên có vai trò nòng cốt đảm bảo chất lượng, là con đường để chỉ dẫn người học tiếp thu đúng hướng các kiến thức. Bởi vậy, giáo viên luôn phải có chuyên môn sư phạm tốt, linh hoạt, nhạy bén, quan sát, lắng nghe các thông tin kiến thức và trao đổi của học viên để có đánh giá đúng, chính xác, kịp thời cho người học. Đồng thời, giáo viên cũng là cầu nối để học viên đoàn kết, gần gũi, mạnh dạn thể hiện ý kiến, tiếp thu ý kiến từ bạn bè. 9  Bản thân người giáo viên cũng tự bồi dưỡng kiến thức trước và trong quá trình trao đổi với học viên. Từ đó đúc rút ra các kiến thức, kỹ năng cần thiết để trau dồi bản thân và các thế hệ học viên tiếp theo. Nhược điểm của mô hình lớp học đảo ngược Hình 1.2 Mô hình lớp học đảo ngược Nghe thì có vẻ khá thuyết phục, nhưng khi lý thuyết ứng dụng vào thực tế lại cho ra những kết quả khác biệt. Và mô hình lớp học đảo ngược cũng có những hạn chế nhất định khi áp dụng trong thực tiễn giảng dạy.  Yếu tố kinh tế là một trở ngại của người học khi áp dụng Lớp học đảo ngược. Vì không phải ai cũng đủ khả năng để nâng cấp hạ tầng, phương tiện bổ trợ quá trình học tập cho con trẻ.  Một phần phụ huynh cảm thấy việc học ở nhà khiến con cái họ chểnh mảng, thiếu tập trung khi suốt ngày tiếp xúc các phương tiện công nghệ (điện thoại, laptop). Họ mong muốn con em được đến trường để học tập đầy đủ, an toàn, có không gian vui chơi kết bạn.  Một số giáo viên và nhà trường hiểu sai về phương pháp giáo dục này, vô tình áp dụng như một buổi luyện đề. Giáo viên kiến thức chuyên môn chưa sâu, khó đúc kết bài học và định hướng đúng cho người học. Đôi khi giáo viên không sát sao theo dõi quá trình trao 10 đổi hoặc dễ bị cuốn vào các bài giảng khi học viên có thắc mắc, dẫn tới quay về phương pháp giảng dạy cũ. Hiệu quả của phương pháp Lớp học đảo ngược còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, nhận thức của gia đình, nhà trường, chuyên môn của giáo viên. Sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố sẽ là điều kiện để phương pháp giáo dục này tận dụng tối đa giá trị của nó. [6] 1.1.4 Sự khác nhau giữa dạy học đảo ngược và dạy học truyền thống Ở lớp học truyền thống, HS đến trường nghe, ghi chép bài giảng một cách thụ động và việc này chiếm hết phần lớn thời gian trên lớp, thời gian còn lại cho việc luyện tập trên lớp của học sinh là rất ít. Theo thang tư duy Bloom (Pohl, 2000) thì nhiệm vụ này chỉ ở những bậc thấp (tức là “Nhớ” và “Hiểu”). Còn nhiệm vụ làm bài tập vận dụng, thực hiện các hoạt động nhóm... thuộc những bậc cao của thang tư duy (bao gồm “Vận dụng”, “Phân tích”, “Đánh giá” và “Sáng tạo”) lại được HS làm ở nhà, và không có sự hỗ trợ của GV. Hình 1.3 Sự liên hệ giữa thang tư duy Bloom với lớp học truyền thống và lớp học đảo ngược Với lớp học đảo ngược, việc tìm hiểu kiến thức được định hướng bởi người thầy (thông qua những giáo trình e-Learning đã được giáo viên chuẩn bị trước cùng thông tin do học sinh tự tìm kiếm), nhiệm vụ của học sinh là tự học kiến thức mới này và làm bài tập mức thấp ở nhà. Khi ở lớp các em được giáo viên tổ chức các hoạt động để tương tác và 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất