Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết, truyện ngắn viết về chiến tranh giai đoạn sau 19...

Tài liệu Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết, truyện ngắn viết về chiến tranh giai đoạn sau 1975

.PDF
139
147
131

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trần Thị Mai Lan YẾU TỐ KÌ ẢO TRONG TIỂU THUYẾT, TRUYỆN NGẮN VIẾT VỀ CHIẾN TRANH GIAI ĐOẠN SAU 1975 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ MAI LAN YẾU TỐ KỲ ẢO TRONG TIỂU THUYẾT, TRUYỆN NGẮN VIẾT VỀ CHIẾN TRANH GIAI ĐOẠN SAU 1975 Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Người hướng dẫn khoa học TS. Hoàng Thị Văn Thành phố Hồ Chí Minh - 2012 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kì một công trình nào khác. Tác giả luận văn TRẦN THỊ MAI LAN LỜI CÁM ƠN Tôi xin chân thành cám ơn TS. Hoàng Thị Văn – giảng viên khoa ngữ văn trường đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cám ơn các thầy cô trong khoa ngữ văn đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt những năm tôi học tập tại nhà trường. Tôi xin chân thành cám ơn các cán bộ, công nhân viên trong thư viện trường đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi có được những tài liệu phục vụ cho quá trình học tập và tìm hiểu nghiên cứu để hoàn thành tốt luận văn này. Cuối cùng tôi xin chân thành cám ơn các bạn bè trong lớp Cao học chuyên ngành Văn học Việt Nam, khóa 19, đã cùng tôi học tập trong suốt những năm qua. Với những năm tháng đó, tôi đã học được nhiều kinh nghiệm quí báu từ các bạn. Tác giả luận văn TRẦN THỊ MAI LAN MỤC LỤC Phần mở đầu ..................................................................................................................... 7 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................................. 7 2. Lịch sử vấn đề...................................................................................................................... 9 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 13 3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................................................ 13 3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................................................... 13 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................... 14 4.1. Phương pháp khảo sát, thống kê ............................................................................................................ 14 4.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp .......................................................................................................... 14 4.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu ............................................................................................................ 14 5. Mục đích của luận văn ....................................................................................................... 14 6. Đóng góp của luận văn ....................................................................................................... 15 7. Cấu trúc của luận văn ........................................................................................................ 15 Phần nội dung................................................................................................................. 17 Chương 1: Yếu tố kì ảo và các dạng thức xuất hiện của yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết, truyện ngắn viết về chiến tranh giai đoạn sau 1975 ............................................................... 17 1.1. Khái niệm về yếu tố kì ảo ...................................................................................................................... 17 1.2. Các dạng thức biểu hiện của yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết, truyện ngắn viết về chiến tranh sau 1975 .............................................................................................................................................................. 19 1.2.1. Mô-tip giấc mơ ............................................................................................................................... 19 1.2.2. Hồn người chết trở về .................................................................................................................... 24 1.2.3. Những sự việc kinh dị, kì lạ ........................................................................................................... 28 1.2.4. Lời nói, hành động kì lạ của nhân vật ............................................................................................ 31 Chương 2: Vai trò và hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết, truyện ngắn viết về chiến tranh giai đoạn sau 1975 ............................................................... 34 2.1. Vai trò của yếu tố kì ảo trong kết cấu nghệ thuật tác phẩm ................................................................... 34 2.1.1. Yếu tố kì ảo và tình huống truyện .................................................................................................. 34 2.1.2. Yếu tố kì ảo và cốt truyện .............................................................................................................. 42 2.2. Yếu tố kì ảo và thế giới hình tượng ....................................................................................................... 53 2.2.1. Yếu tố kì ảo và nhân vật ................................................................................................................. 53 2.2.1.1. Nhân vật là những hồn ma ...................................................................................................... 53 2.2.1.2. Loại nhân vật dị thường, kì lạ ................................................................................................. 58 2.2.1.3. Loại nhân vật mang màu sắc huyền thoại, cổ tích .................................................................. 61 2.2.2. Yếu tố kì ảo và không gian - thời gian nghệ thuật ......................................................................... 63 2.2.2.1. Không gian nghệ thuật ............................................................................................................ 63 2.2.2.2. Thời gian nghệ thuật ............................................................................................................... 70 2.3. Yếu tố kì ảo và việc biểu đạt các lớp ý nghĩa trong tiểu thuyết, truyện ngắn viết về chiến tranh sau 1975 .............................................................................................................................................................. 75 2.3.1. Chiến tranh – sự mất mát không gì bù đắp..................................................................................... 75 2.3.2. Chiến tranh – nỗi cô đơn và niềm khát khao hạnh phúc ................................................................ 80 2.3.3. Người lính và sự tha hóa, biến chất ................................................................................................ 88 Chương 3: Yếu tố kì ảo từ góc nhìn thể tài, đời sống tâm linh và sắc thái thẩm mỹ ............... 91 3.1. Yếu tố kì ảo từ góc nhìn thể tài tiểu thuyết, truyện ngắn ....................................................................... 91 3.1.1. Đặc điểm thể tài tiểu thuyết, truyện ngắn ....................................................................................... 91 3.1.2. Yếu tố kì ảo - Sự giống và khác nhau trong thể tài tiểu thuyết, truyện ngắn viết về chiến tranh sau 1975. .................................................................................................................................................. 92 3.2. Yếu tố kì ảo từ góc nhìn văn hóa tâm linh ........................................................................................... 104 3.2.1. Thuật ngữ tâm linh ....................................................................................................................... 104 3.2.2. Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết, truyện ngắn viết về chiến tranh sau 1975 từ góc nhìn văn hóa tâm linh .................................................................................................................................................. 105 3.3. Yếu tố kì ảo từ sắc thái thẩm mỹ ......................................................................................................... 118 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 127 Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Kể từ sau chiến thắng mùa xuân 1975, lịch sử dân tộc mở sang một trang mới, dẫn đến nền văn học nước nhà cũng bước vào một chặng đường mới. Tuy vẫn tiếp nối nền văn học Cách mạng trước đó với đề tài chủ yếu là chiến tranh và người lính, song thông qua các trang viết, có thể thấy sự thay đổi rõ rệt trong cách thể hiện của các tác giả về cuộc chiến đã qua. Mặc dù vẫn còn mang âm hưởng sử thi và cảm hứng ngợi ca, tuy nhiên bức tranh đời sống lúc này không chỉ đơn điệu là một màu hồng. Các tác phẩm giai đoạn này không còn là một dàn đồng ca ca ngợi hùng hồn về sự vẻ vang của chiến thắng, sự anh dũng của người chiến sĩ trên mặt trận nữa mà mỗi tác phẩm là một mảng khác nhau về chiến tranh với nhiều góc khuất sáng tối, về cuộc sống của những người lính đã từng sống trong chiến tranh ác liệt. Số phận của họ sẽ ra sao khi hòa bình lập lại? Họ sẽ vui mừng trong niềm vui chiến thắng, sẽ hãnh diện với những chiến công mà mình lập được và hạnh phúc khi được về với mái ấm gia đình mà một thời họ đã bị chia cắt bởi chiến tranh,… Hay sẽ là một điều gì đó? Họ, những người chiến sĩ anh dũng một thời, trở về thời bình làm thế nào để hòa nhập với cuộc sống khi mà một phần tuổi trẻ của họ đã để lại nơi chiến trường ác liệt năm nào. Tất cả những điều này là những gì mà các nhà văn giai đoạn sau chiến tranh quan tâm, trăn trở và tìm cách lý giải trong các tác phẩm của mình. Những đổi mới mạnh mẽ về mặt nội dung đã dẫn đến sự chuyển biến rõ rệt về mặt nghệ thuật mà một trong những thay đổi đáng kể đó là yếu tố kì ảo được đưa vào sử dụng một cách dày đặc trong các tác phẩm. Yếu tố kì ảo trở thành một công cụ đắc dụng giúp nhà văn đi sâu khám phá thế giới tinh thần vốn đầy bí ẩn của con người mà cụ thể là người lính với những ám ảnh về một quá khứ không thể lãng quên và những ẩn ức bị kìm nén bên trong tâm hồn. Với vai trò là một thủ pháp nghệ thuật, yếu tố kì ảo đã góp phần không nhỏ giúp nhà văn chuyển tải đến người đọc những suy nghĩ, trăn trở của mình về cuộc chiến đã qua. Sự hiện diện của yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết, truyện ngắn viết về chiến tranh một mặt chi phối đến các thành tố khác của tác phẩm như cốt truyện, tình huống, nhân vật, không gian, thời gian,... mặt khác, sự xuất hiện của nó đã góp phần không nhỏ trong việc thể hiện chủ đề, nội dung tư tưởng của các tác phẩm. Có thể thấy các tác phẩm văn xuôi viết về chiến tranh mang yếu tố kì ảo đã giành được một vị trí riêng, tương đối vững vàng trong lòng độc giả. Góp phần làm mới diện mạo văn xuôi Việt Nam sau 1975. Trong khoảng thời gian vài năm trở lại đây, yếu tố kì ảo đã thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học nước ta. Nhiều hiện tượng văn học kì ảo được giải mã trong các các bài nghiên cứu (Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Việt Nam hiện đại giai đoạn từ sau 1975 đến nay – Phùng Hữu Hải, Vai trò của yếu tố kì ảo trong truyện Việt Nam sau 1975 – Nguyễn Văn Kha, Cái kì ảomột phương tiện hữu hiệu trong việc thể hiện đời sống tâm linh, vô thức của con người trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 – Nguyễn Thị Hải Phương,… ) hoặc các sách chuyên luận, luận văn, đề tài khoa học (Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương– Nguyễn Thị Ngọc Anh, Yếu tố kì ảo trong sáng tác Võ Thị Hảo qua tiểu thuyết Giàn Thiêu và tập truyện ngắn Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm – Cao Thị Thu Hoài, Yếu tố huyền ảo trong văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975 – Hoàng Thị Văn,….) đã đem đến cho người đọc nhiều điều thú vị và bổ ích, giúp người đọc hiểu rõ hơn những đóng góp to lớn về mặt nghệ thuật của yếu tố kì ảo khi có mặt trong tác phẩm văn học. Trên hành trình khám phá sự bí ẩn của yếu tố kì ảo trong văn xuôi Việt Nam hiện đại nói chung, việc tìm hiểu yếu tố kì ảo trong các tác phẩm viết về chiến tranh là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa trong nghiên cứu văn học. Vấn đề tìm nhận vai trò của yếu tố kì ảo trong các tác phẩm viết về chiến tranh có xuất hiện trong một số bài nghiên cứu tuy nhiên chưa đạt đến mức độ toàn diện, chuyên sâu. Vì vậy, việc nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện hơn về yếu tố kì ảo trong văn xuôi viết về chiến tranh sau 1975 là điều cần thiết. Việc nghiên cứu này nhằm đánh giá đúng những giá trị đóng góp của các tác phẩm đề tài chiến tranh đối với nền văn xuôi hiện đại Việt Nam, thấy được những điểm khác biệt giữa các sáng tác viết về chiến tranh sau 1975 với các tác phẩm văn xuôi hiện đại có sử dụng yếu tố kì ảo cũng như với những tác phẩm có cùng đề tài chiến tranh trước đây. Khi tìm hiểu về vai trò của yếu tố kì ảo trong các tác phẩm viết về chiến tranh giai đoạn sau 1975, chúng tôi tập trung vào mảng tiểu thuyết, truyện ngắn bởi đây là hai thể loại tiêu biểu có khả năng giúp người đọc tìm hiểu thấu đáo vấn đề nhìn thẳng vào sự thật và đánh giá đúng sự thật. Ngoài ra, các yếu tố kì ảo chủ yếu xuất hiện nhiều trong các tác phẩm tiểu thuyết và truyện ngắn. Khi thực hiện đề tài, chúng tôi sẽ đi vào trình bày những dạng thức kì ảo tiêu biểu trong tiểu thuyết, truyện ngắn viết về chiến tranh. Xác nhận vai trò của yếu tố kì ảo trong cấu trúc chỉnh thể tác phẩm, từ đó thấy được hiệu quả nghệ thuật mà yếu tố kì ảo đem lại trong việc thể hiện nội dung tư tưởng tác phẩm. Bên cạnh đó chúng tôi sẽ tìm nhận yếu tố kì ảo từ những góc nhìn khác nhau. Với những nghiên cứu này, chúng tôi mong muốn góp phần nhận diện những nét đặc sắc của những tác phẩm viết về chiến tranh sau 1975 có sử dụng yếu tố kì ảo. Từ đó góp phần khẳng định tác dụng của thủ pháp nghệ thuật sử dụng yếu tố kì ảo trong việc thể hiện nội dung, tư tưởng của tác phẩm. 2. Lịch sử vấn đề Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu yếu tố kì ảo trong văn học thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học nước ta. Có rất nhiều những bài viết, các công trình nghiên cứu có giá trị đã đi vào phân tích, xem xét yếu tố kì ảo trong văn học Việt Nam hiện đại một cách công phu, tỉ mỉ. Các công trình nghiên cứu ấy thật sự mang đến cho người đọc một cái nhìn khá toàn diện về diện mạo của văn học Việt Nam sau 1975 với sự đổi mới mạnh mẽ, hiểu thêm về những giá trị và ý nghĩa của yếu tố kì ảo trong văn học Việt Nam hiện đại sau 1975. Mỗi nhà nghiên cứu khác nhau có sự lý giải khác nhau về vấn đề này. Có thể kể đến những công trình nghiên cứu sau: Ở bài viết Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Việt Nam hiện đại giai đoạn từ sau 1975 đến nay, tác giả Phùng Hữu Hải nhận định: sau khi chiến tranh kết thúc, những tình cảm lớn một thời đã dần nhường chỗ cho những vấn đề số phận cá nhân. Và do đó, đề tài văn học chuyển dần sang địa hạt tâm linh với những trăn trở, uẩn khúc đang diễn ra quyết liệt trong tâm hồn con người, đặc biệt là những số phận vừa đi qua cuộc chiến. Theo tác giả, những diễn biến tâm linh rất khó nắm bắt, và đó là lý do khiến các nhà văn đến với địa hạt của yếu tố kì ảo bởi “yếu tố kỳ ảo là một hình thức đắc dụng giúp nhà văn đi sâu khám phá thế giới tinh thần hết sức trừu tượng khó nắm bắt của con người, để từ đó “thấu” con người ở phần nhân tính, mơ hồ và huyền diệu ấy”[27]. Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Việt Nam hiện đại thể hiện ở một số phương diện như: Quan niệm của con người về thế giới đa chiều và con người tâm linh; quan niệm về sự hữu hình hóa cái ác và giấc mơ về những giá trị chân thiện mỹ; cảm hứng nhận thức lại thực tại và chất triết lý. Bài viết Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 (Phạm Thị Thanh Nga) tập trung trình bày mối quan hệ giữa yếu tố kì ảo với tình huống truyện. Tác giả chỉ ra ba loại tình huống tiêu biểu trong các truyện có yếu tố kì ảo: Tình huống kì lạ, ma quái; tình huống mang tính chất ngẫu nhiên, đột biến và tình huống căng thẳng, kịch tính. Theo tác giả nhận định: trong các truyện ngắn, cái kì ảo đóng vai trò như một tình huống quan trọng đối với sự chuyển biến của cốt truyện. Nó gắn kết các nhân vật cùng tham gia một sự kiện, biến cố có ý nghĩa nào đó, góp phần bộc lộ quan hệ và tính cách nhân vật hoặc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.[10] Đi tìm nguyên nhân Sự hồi sinh của yếu tố kì ảo trong văn xuôi đương đại Việt Nam, tác giả Bùi Thanh Truyền cho rằng: từ những thay đổi trong đời sống xã hội – văn học, những đổi thay trong giao lưu văn học, từ sự mở rộng quan niệm về hiện thực và đối tượng phản ánh của văn học, từ sự mở rộng quan niệm về phương pháp sáng tác tiếp cận hiện thực và xuất phát từ truyền thống văn hóa, văn học dân tộc là những lý do khiến yếu tố kì ảo hồi sinh trở lại trong văn xuôi Việt Nam đương đại.[12] Trong bài nghiên cứu Cái kì ảo - một phương tiện hữu hiệu trong việc thể hiện đời sống tâm linh, vô thức của con người trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975. Tác giả Nguyễn Thị Hải Phương cho rằng “các cây bút truyện ngắn đã tìm đến cái kì ảo, đã sử dụng nó như một phương tiện hữu hiệu để hữu hình hóa thế giới tâm linh vô thức đầy bí ẩn, mù mờ và trừu tượng” bởi con người không chỉ có phần đời sống ý thức rõ ràng mà còn có phần trượt ra ngoài ý thức, rất khó nắm bắt. Con người không chỉ có những hành động tuân theo quy luật tất yếu mà còn có những hành động tuân theo sự mách bảo của bản năng, tiềm thức, của linh cảm, của điềm báo, mộng triệu,… Trong bài viết, tác giả đã chỉ ra các dạng thức biểu hiện của yếu tố kì ảo trong tác phẩm văn học như: Yếu tố kì ảo thể hiện ở những lời nói, hành động kì lạ của nhân vật, Yếu tố kì ảo thể hiện qua sự hiện hồn của người chết, hay như yếu tố kì ảo thể hiện ở hình thức hóa thân của nhân vật. Chuyên luận Yếu tố huyền ảo trong văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau năm 1975 (Hoàng Thị Văn) đã đi vào trình bày những dạng thức biểu hiện của yếu tố huyền ảo trong các tác phẩm văn xuôi sau 1975 như: những lời nói, hành động kì lạ của con người; sự hiện hồn của người chết; hình thức biến dạng, hóa thân của nhân vật và những việc, những sự kiện lạ, phi lý, kinh dị. Bên cạnh đó, chuyên luận cũng nêu lên vai trò của yếu tố huyền ảo trong cấu trúc chỉnh thể tác phẩm. Từ đó, tác giả hướng đến tìm nhận hiệu quả nghệ thuật của yếu tố huyền ảo trong việc thể hiện nội dung tư tưởng, chủ đề tác phẩm. Ngoài những bài nghiên cứu nêu lên những nhận định mang tính khái quát về yếu tố kì ảo trong truyện Việt Nam hiện đại, có nhiều bài nghiên cứu đi sâu tìm hiểu yếu tố kì ảo trong những truyện, những chùm truyện của những tác giả cụ thể như: Thế giới kì ảo trong Mảnh đất lắm người nhiều ma từ cái nhìn văn hóa (Lê Nguyên Cẩn), Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương (Nguyễn Thị Ngọc Anh), Yếu tố kì ảo trong sáng tác Võ Thị Hảo qua tiểu thuyết Giàn Thiêu và tập truyện ngắn Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm (Cao Thị Thu Hoài),… Luận văn Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Anh chủ yếu tập trung khảo sát, phân tích và miêu tả các dạng thức biểu hiện của yếu tố kỳ ảo, tìm hiểu vai trò của yếu tố kì ảo trong cấu trúc chỉnh thể tác phẩm như: không gian và thời gian kì ảo; nhân vật kì ảo và những phương thức tạo dựng các yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. Qua đó khám phá giá trị nghệ thuật của yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương Bài viết Thế giới nhân vật trong truyện ngắn kỳ ảo của Võ Thị Hảo, tác giả Nguyễn Thị Xuân Quỳnh cho rằng: Thế giới nhân vật của truyện ngắn kỳ ảo hết sức phong phú, đa dạng. Đó là thế giới của ma quỷ, thần tiên, con người khác thường…cùng đan xen tạo thành bức tranh đa diện về hiện thực cuộc đời. Bên cạnh các kiểu nhân vật truyền thống, trong truyện ngắn Việt Nam từ năm 1975 đến nay với sự tham gia của yếu tố kỳ ảo vào cấu trúc tác phẩm đã tạo nên nhiều kiểu nhân vật mới lạ. Từ đó tác giả đi đến khẳng định: với nhà văn Võ Thị Hảo, việc xây dựng thế giới nhân vật kỳ ảo đa dạng không nằm ngoài mục đích phản ánh sự đa chiều, sinh động của cuộc sống hiện tại. Theo tác giả thế giới nhân vật trong truyện ngắn Võ Thị Hảo rất đa dạng, bao gồm: những ma quỷ với đủ hình dạng quái đản, kì dị. Những nhân vật này tượng trưng cho cái ác, cái xấu, là sự huyền thoại hóa cái ác trong bản chất cuộc sống. Bên cạnh thế giới ma quỷ hình dạng quái đản, kì dị là thế giới đông đảo các hồn ma, linh hồn của người chết. Thế giới này sinh động, giàu màu sắc và ẩn chứa mọi trạng thái cung bậc cảm xúc của con người. Ngoài nhân vật hồn ma, truyện Võ Thị Hảo còn xuất hiện dạng nhân vật hóa thân và sự hóa thân này giống như hành động giải tỏa những xót xa đau đớn mong tìm được sự tĩnh tại trong tâm hồn. Nhìn chung, hầu hết các nhà nghiên cứu đều dành khá nhiều thời gian và tâm huyết để làm sáng tỏ sự biểu hiện và vai trò của yếu tố kì ảo trong các tác phẩm văn xuôi sau 1975. Việc tìm hiểu yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết, truyện ngắn viết về chiến tranh giai đoạn này chưa được đề cập nhiều trong các bài viết. Vì vậy cần có một đề tài nghiên cứu mang tính hệ thống và toàn diện hơn về vấn đề này. Trên cơ sở kế thừa những bài viết, khi thực hiện đề tài, chúng tôi sẽ đi sâu khảo sát những biểu hiện của yếu tố kì ảo trong các tác phẩm để từ đó thấy được vị trí, vai trò và hiệu quả nghệ thuật của yếu tố kì ảo trong cấu trúc chỉnh thể tiểu thuyết, truyện ngắn viết về chiến tranh sau 1975. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những tiểu thuyết, truyện ngắn viết về chiến tranh giai đoạn sau 1975 có sử dụng yếu tố kì ảo. Gồm 5 tiểu thuyết: Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai), Tàn đen đốm đỏ (Phạm Ngọc Tiến), Bến không chồng (Dương Hướng), Hồn trúc (Nguyễn Văn Thông) và khoảng gần 50 truyện ngắn của nhiều tác giả khác nhau. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là những dạng thức biểu hiện của yếu tố kì ảo, vai trò của yếu tố kì ảo trong cấu trúc chỉnh thể tác phẩm để từ đó làm rõ tác dụng của nó trong việc biểu đạt nội dung tư tưởng tác phẩm. Bên cạnh đó luận văn sẽ đi sâu tìm nhận biểu hiện của yếu tố từ nhiều góc nhìn, cụ thể là góc nhìn thể tài, góc nhìn văn hóa tâm linh và góc nhìn thẩm mỹ. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp khảo sát, thống kê Để thực hiện đề tài này chúng tôi khảo sát toàn bộ các tác phẩm nằm trong phạm vi đã giới hạn nhằm nhận biết những đặc điểm của yếu tố kì ảo trong các tác phẩm từ đó hệ thống hóa thành những nhận xét, nhận định có tính khái quát, khoa học. 4.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp Nhằm tìm nhận những dạng thức biểu hiện và hiệu quả nghệ thuật của yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết, truyện ngắn viết về chiến tranh sau 1975. 4.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu Sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu nhằm thấy được nét mới mẻ, khác biệt riêng của các tác phẩm viết về chiến tranh có dùng yếu tố kì ảo với những tác phẩm có cùng đề tài trước đây và những tác phẩm văn xuôi kì ảo sau 1975. 5. Mục đích của luận văn - Khảo sát sự xuất hiện của yếu tố kì ảo, các dạng thức biểu hiện chủ yếu của yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết, truyện ngắn viết về chiến tranh giai đoạn sau 1975. - Xác định vai trò của yếu tố kì ảo trong cấu trúc chỉnh thể tác phẩm, trên cơ sở đó luận văn làm rõ hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng yếu tố kì ảo trong thể hiện chủ đề tác phẩm. - Khảo sát yếu tố kì ảo từ nhiều góc nhìn khác nhau, cụ thể trong đề tài này là khảo sát yếu tố kì ảo từ góc nhìn thể tài, góc nhìn văn hóa tâm linh và góc nhìn thẩm mỹ. 6. Đóng góp của luận văn - Có được những kết luận khoa học về yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết, truyện ngắn viết về chiến tranh. - Thấy được những đóng góp về mặt nghệ thuật của yếu tố kì ảo trong các tác phẩm văn xuôi viết về chiến tranh giai đoạn sau chiến tranh. - Bên cạnh đó luận văn cũng sẽ đi sâu khảo sát yếu tố kì ảo từ nhiều góc nhìn khác nhau, cụ thể là góc nhìn thể tài, góc nhìn đời sống tâm linh và sắc thái thẩm mỹ, để thấy được sự khác biệt của yếu tố kì ảo khi tham dự vào thể tài tiểu thuyết, truyện ngắn, sự hữu hiệu của yếu tố kì ảo trong việc biểu đạt đời sống tâm linh và những sắc thái thẩm mỹ được tạo ra bởi yếu tố kì ảo. Qua đó thấy được những nét đặc sắc riêng của tiểu thuyết, truyện ngắn viết về chiến tranh sau 1975. - Phần nào bổ sung tư liệu tham khảo cho việc học tập và giảng dạy văn học Việt Nam hiện đại, đặc biệt là giai đoạn sau 1975. 7. Cấu trúc của luận văn Chương 1: Yếu tố kì ảo và các dạng thức xuất hiện của yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết, truyện ngắn viết về chiến tranh giai đoạn sau 1975 Trong chương này, bên cạnh việc giải thích rõ khái niệm yếu tố kì ảo, chúng tôi sẽ tập trung khảo sát các dạng thức kì ảo xuất hiện trong tiểu thuyết, truyện ngắn viết về chiến tranh sau 1975. Chương 2: Vai trò và hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng yếu tố kì ảo trong cấu trúc chỉnh thể của tiểu thuyết, truyện ngắn viết về chiến tranh giai đoạn sau 1975 Ở chương hai, chúng tôi sẽ thực hiện những vấn đề sau: - Tìm nhận vai trò của yếu tố kì ảo trong kết cấu nghệ thuật tác phẩm: Trong phần này chúng tôi sẽ khảo sát những tình huống thường xuất hiện trong các tác phẩm văn xuôi viết về chiến tranh sau 1975 có yếu tố kì ảo, đồng thời tìm hiểu vai trò của yếu tố kì ảo khi tham dự vào cốt truyện. - Tìm hiểu vai trò của yếu tố kì ảo với thế giới hình tượng: Ở phần này, chúng tôi đi vào tìm hiểu thế giới nhân vật cũng như những không gian, thời gian thường thấy trong các tiểu thuyết, truyện ngắn viết về chiến tranh sau 1975. Chương 3: Yếu tố kì ảo từ những góc nhìn thể tài, đời sống tâm linh, sắc thái thẩm mỹ Ở chương 3, nhiệm vụ của chúng tôi là sẽ đi vào tìm hiểu yếu tố kì ảo từ những góc nhìn khác nhau, cụ thể là: góc nhìn thể tài, đời sống tâm linh và sắc thái thẩm mỹ để thấy được sự khác biệt của yếu tố kì ảo khi tham dự vào mỗi thể tài; sự hữu hiệu của yếu tố kì ảo trong việc biểu đạt đời sống tâm linh và những sắc thái thẩm mỹ được tạo ra bởi yếu tố kì ảo. Phần nội dung Chương 1: Yếu tố kì ảo và các dạng thức xuất hiện của yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết, truyện ngắn viết về chiến tranh giai đoạn sau 1975 1.1. Khái niệm về yếu tố kì ảo Theo từ điển ngôn ngữ Pháp, “fantastique” có nghĩa là tưởng tượng, hư ảo, quái dị, bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “phantastikos” và tiếng Latinh “phantasticus” để chỉ những cái thuộc về trí tưởng tượng chứ không tồn tại trong thực tế cuộc sống. Trong tiếng Việt, kì ảo là từ Hán Việt. Trong đó kỳ có nghĩa là lạ lùng, ảo là không có thực, kì ảo có nghĩa là chuyện lạ lùng, không có thực, chuyện không thể xảy ra trong đời thực. Trên thế giới, người đầu tiên đề cập đến thuật ngữ “cái kì ảo” là một học giả người Anh tên là Joseph Addison (1672-1719). Theo ông, những sáng tác kì ảo “tạo ra một khoái cảm về nỗi sợ hãi trong tâm trí độc giả và làm thỏa mãn trí tưởng tượng của độc giả bởi những cái lạ lùng và tính chất khác thường của những con người được miêu tả trong đó. Chúng nuôi dưỡng trong trí nhớ của chúng ta những câu chuyện ma mà chúng ta nghe từ thuở ấu thơ và thích thú với những nỗi khiếp sợ bí mật, những nỗi sợ hãi mà trí óc con người phải lệ thuộc vào nó một cách tự nhiên” [8, 43]. Khi bàn về thuật ngữ kì ảo, H.Banec chủ yếu nhấn mạnh đến tính xung đột, nửa tin nửa ngờ. Theo ông: tính chất tự nhiên và sự lạ thường đan xen lẫn nhau sẽ gây ra cảm giác lo lắng, hồi hộp khiến người đọc do dự giữa một sự giải thích hợp lý và một giải thích siêu nhiên về các sự kiện. Như vậy sự do dự, hoài nghi chính là đặc trưng của yếu tố kì ảo. Trong “Từ vựng các thuật ngữ văn chương”, M.Jarrety cho rằng: “Cái kỳ ảo đưa những sự kiện huyền bí vào trong cuộc đời hoàn toàn hiện thực”.[14, 51] Ở Việt Nam, bàn về thuật ngữ kì ảo trong văn học, Lê Nguyên Cẩn cho rằng “Cái kì ảo là một phạm trù tư duy nghệ thuật, nó được tạo ra nhờ trí tưởng tượng và được biểu hiện bằng các yếu tố siêu nhiên, khác lạ, phi thường, độc đáo… Nó có mặt trong văn học dân gian, văn học viết qua các thời đại. Nó tồn tại trên trục thực - ảo, và tồn tại độc lập, không hòa tan vào các dạng thức khác của trí tưởng tượng” [43, 16]. Còn theo Phùng Văn Tửu trong bài nghiên cứu Những đổi mới trong văn học kỳ ảo thế kỷ XX thì “kỳ ảo là cái lạ lùng, không có thật, không thể bắt gặp trên thế gian này, nói chung là những yếu tố siêu nhiên, nếu ta hiểu siêu nhiên là những cái gì không tồn tại trên đời” [14, 47]. Tác giả Phùng Hữu Hải nhận định: “yếu tố kỳ ảo là sản phẩm của trí tưởng tượng, là phương thức tư duy nghệ thuật được biểu hiện bằng những năng lực, yếu tố có tính siêu nhiên, nằm ngoài tư duy lý tính của con người. Nó tham gia vào sự phát triển của cốt truyện và tạo nên những phản ánh nhận thức của người tiếp nhận một cách mạnh mẽ, hay nói cách khác nó tạo nên những cú “sốc” về tâm lý, nhận thức, làm xuất hiện những dấu hỏi về nguồn gốc xuất hiện. Yếu tố kỳ ảo không hòa tan vào các dạng thức khác của trí tưởng tượng, không bao gồm biện pháp nhân hóa”. [27] Nhìn chung, những tài liệu nghiên cứu về yếu tố kì ảo đều hướng đến làm rõ những quan niệm sau: - Yếu tố kì ảo là sản phẩm của trí tưởng tượng, là cái không có thật, chỉ tồn tại trong thế giới tinh thần của con người. - Yếu tố kì ảo là những cái khác thường, phi lý, kì lạ, độc đáo. - Trong văn học, yếu tố kì ảo là phương tiện nghệ thuật để nhà văn bộc lộ quan niệm, tư tưởng của mình về đời sống, về con người. - Hiệu quả nghệ thuật: yếu tố kì ảo đem đến cho người đọc sự hồi hộp, lo lắng, dẫn đến sự phân vân, do dự giữa sự giải thích hợp lý và sự giải thích siêu nhiên về các sự kiện. Chính điều này đã gây sự hưng phấn, thu hút, lôi cuốn người đọc. Hiệu quả đặc trưng của truyện kì ảo mang đến sự hồi hộp, lo lắng dẫn đến sự phân vân, do dự giữa sự giải thích hợp lý và sự giải thích siêu nhiên chưa nổi bật trong các truyện viết về chiến tranh sau 1975. Những yếu tố kì ảo trong các truyện này vẫn còn mang đậm tính chất “hồn nhiên” phương Đông nói chung. Trạng thái ám ảnh của con người trước một thế giới phi lý trong các truyện kì ảo phương Tây hầu như không thấy xuất hiện. Ở những tiểu thuyết, truyện ngắn viết về chiến tranh, người đọc phân biệt rạch ròi đâu là thế giới của sự hư huyễn, đâu là sự thật của cuộc sống, tuy nhiên, cả người đọc lẫn người sáng tác đều mong muốn những điều huyền bí sẽ phần nào xoa dịu được những vết thương mà chiến tranh để lại. 1.2. Các dạng thức biểu hiện của yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết, truyện ngắn viết về chiến tranh sau 1975 Trong các tiểu thuyết, truyện ngắn viết về chiến tranh sau 1975, yếu tố kì ảo được biểu hiện ở một số dạng thức tiêu biểu sau: 1.2.1. Mô-tip giấc mơ Đây là dạng thức quen thuộc được sử dụng khá nhiều trong các tác phẩm viết về chiến tranh với tần số xuất hiện 14 truyện (35 lần)/ 50 truyện. Giấc mơ là vấn đề thuộc về thế giới tâm linh, nó nằm trong vùng sâu của vô thức con người, chất chứa những khát khao thầm kín, những điều bí ẩn mà con người luôn vươn đến khám phá “Giấc mơ là biểu tượng của cuộc phiêu lưu cá thể, được cất sâu trong tâm khảm... Chiêm mộng hiện ra với chúng ta như một điều bí ẩn của chính mình” [60;17]. Nếu phân loại dựa vào tiêu chí hoàn cảnh xuất hiện, có thể phân thành hai dạng giấc mơ. Giấc mơ của người đang sống trong hoàn cảnh chiến tranh (10/ 35 lần), và giấc mơ của người sống trong hòa bình (25/35 lần). Nếu dựa vào tiêu chí trạng thái cảm xúc khi mơ, có thể phân thành các dạng: giấc mơ chất chứa nỗi khát khao hạnh phúc (9/35 lần), giấc mơ mang trạng thái bấn loạn, bất an (15/35 lần), giấc mơ mang mặc cảm tội lỗi (3/35 lần), giấc mơ thanh thản, tươi vui (3/35 lần), cảm xúc khác (5/35 lần). Trước hết phải kể đến đó là tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh. Đây là cuốn tiểu thuyết mà mô-tip giấc mơ xuất hiện nhiều nhất với tổng số 16/35 lần. Trong đó, những giấc mơ của Kiên là nhiều hơn hẳn. Do đây là một tiểu thuyết tương đối dài, để thuận tiện cho việc theo dõi, chúng tôi tạm thống kê tần số xuất hiện và nội dung những giấc mơ chính trong truyện. Sự thống kê mang tính chất tương đối. STT NỘI DUNG GIẤC MƠ HOÀN CẢNH XUẤT HIỆN TRANG Sau chiến tranh 11 1 Kiên mơ về những con bài 2 Kiên mơ về Hà Nội, và thấy Trong chiến tranh (khi trong trạng 14 3 Phương đang cùng trên thuyền thái mụ mị bởi khói hồng ma) Can mộng thấy mình chết Trong chiến tranh (nói với Kiên 22 trước lúc đào ngũ) 4 5 Kiên mơ thấy toàn bộ quãng Sau chiến tranh (trong chuyến thu Tr27 đời chiến đấu của mình gom hài cốt) đến tr44 Kiên mơ về Phương Trong chiến tranh (trong những 32 giấc ngủ về đêm) 6 Mơ trở lại Truông Gọi Hồn Sau chiến tranh 48 7 Mơ thấy Truông Gọi Hồn và Sau chiến tranh 49 cô giao liên Hòa 8 Mơ thấy đang đi qua đồi “Xáo Sau chiến tranh (khi đang đi trên 50 Thịt” la liệt người chết 9 10 vỉa hè) Giật mình vì nghe tiếng rú rít Sau chiến tranh (tỉnh dậy khi nghe 50 của trực thăng tiếng quạt trần) Kiên mơ thấy Hà Nội Trong chiến tranh (khi nghe tiếng 74 mưa sa trên vòm lá ở chiến trường) 11 Choàng tỉnh sau cơn mơ và Sau chiến tranh 76 thấy đang ở dưới sàn nhà 12 Nhìn thấy mùa mưa Cánh Bắc, Sau chiến tranh (mơ trong lúc đang 92 Ngọc Bơ Rẫy, truông Gọi Hồn đứng bên cửa sổ ngắm mưa)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất