Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ý nghĩa hiện đại hóa thơ đầu thế kỉ xx trong “hai giọt lệ” của tương phố đông ...

Tài liệu ý nghĩa hiện đại hóa thơ đầu thế kỉ xx trong “hai giọt lệ” của tương phố đông hồ

.PDF
119
134
130

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA NGỮ VĂN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP VĂN HỌC VIỆT NAM ĐỀ TÀI Người hướng dẫn: Thầy Phạm Văn Phúc Người thực hiện: Sinh viên Nguyễn Thị Thu Nga MSSV: K35.601.059 Niên khóa: 2009 - 2013 Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 05 năm 2013 LỜI CÁM ƠN Trong quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành bài khóa luận, em đã được tiếp xúc và rèn luyện nhiều hơn về kiến thức chuyên môn lẫn nghiệp vụ. Em xin chân thành cám ơn thầy Phạm Văn Phúc với sự hướng dẫn, góp ý của thầy để em hoàn thành khóa luận này. Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Thu Nga MỤC LỤC Phần thứ nhất ...................................................................................................................4 DẪN NHẬP .....................................................................................................................4 I. Lý do chọn đề tài ................................................................................................4 II. Lịch sử vấn đề ....................................................................................................5 III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................20 IV. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................20 Phần thứ hai: NỘI DUNG .............................................................................................22 CHƯƠNG I: KHÁI LƯỢC TRỞ LẠI VỀ DIỆN MẠO THƠ CA VIỆT NAM TRÊN VĂN ĐÀN CÔNG KHAI ĐẦU THẾ KỈ XX ...............................................................22 I. Bối cảnh lịch sử xã hội của diện mạo thơ trên văn đàn công khai đầu thế kỉ XX ..24 II. Bối cảnh văn học của thơ và diện mạo thơ ca giai đoạn .......................................26 II.1. Bối cảnh văn học của thơ: những đặc điểm chính của văn học trên văn đàn công khai .................................................................................................................28 II.2. Diện mạo thơ: những đặc điểm riêng của thơ ca giai đoạn ............................31 II.2.1. Một giai đoạn ôn tập lại các thể loại .........................................................31 II.2.2. Tình trạng đình đốn về nghệ thuật ............................................................34 II.2.3. Điểm qua các khuynh hướng và các nhà thơ ............................................36 II.2.4. Một số nhà thơ tiêu biểu...............................................................................40 CHƯƠNG II: Ý NGHĨA HIỆN ĐẠI HÓA CỦA “HAI GIỌT LỆ” .............................49 I. Khái quát chung ......................................................................................................49 I.1. Hoàn cảnh sáng tác ...........................................................................................49 I.1.1.“GIỌT LỆ THU” (TƯƠNG PHỐ) .............................................................49 I.1.2.“LINH PHƯỢNG KÍ” (ĐÔNG HỒ) ..........................................................50 I.2. Khái niệm “hiện đại hóa” trong văn học ..........................................................51 I.2.1. Khái niệm “hiện đại hóa” ...........................................................................51 I.2.2. Nội dung của hiện đại hoá .........................................................................54 II. Ý nghĩa hiện đại hóa của “Hai giọt lệ” ..................................................................58 II.1. Về phương diện nội dung ................................................................................58 II.2. Về phương diện hình thức ..............................................................................80 CHƯƠNG III: VỊ TRÍ CỦA ĐÔNG HỒ VÀ TƯƠNG PHỐ TRONG TỔNG THỂ BỐI CẢNH GIAO THỜI CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XX.......................93 I. Tương Phố ........................................................................................................93 I.1. Đôi nét về tác giả Tương Phố ...........................................................................93 I.2. Sự nghiệp thơ văn và đóng góp của Tương Phố ..............................................94 II. Đông Hồ ..............................................................................................................100 II.1. Đôi nét về tác giả Đông Hồ ...........................................................................100 II.2. Sự nghiệp thơ văn và đóng góp của Đông Hồ ..............................................101 Phần thứ ba: KẾT LUẬN ............................................................................................112 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................115 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN ...............................................................................118 Phần thứ nhất DẪN NHẬP I. Lý do chọn đề tài Giai đoạn 30 năm đầu thế kỉ XX có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong lịch sử văn học Việt Nam. Đây là giai đoạn chuyển tiếp, là “buổi giao thời” giữa hai thời kì văn học, trung đại và hiện đại. Vì vậy văn học giai đoạn này có một đặc điểm nổi bật là sự đan xen cũ – mới, thúc đẩy nhanh nhịp hiện đại hóa văn học. Đấy cũng là cơ hội cho sự vận động phát triển thể loại văn học; trong đó có thơ ca - một lĩnh vực vốn là truyền thống lâu đời của văn học Việt Nam. Tương Phố và Đông Hồ là hai “độc đáo” hiếm có, không chỉ trong giai đoạn 30 năm đầu của thế kỉ XX. Họ đã góp mặt vào thi đàn “Hai giọt lệ” chứa chan thương cảm, từng có lúc được coi là hai thi phẩm “trác tuyệt”. Tuy không lớn bằng, không nhiều bình diện thành công và đóng góp như Tản Đà, hay thậm chí như Á Nam Trần Tuấn Khải, để tiêu biểu cho “gạch nối” giữa hai nền thơ cũ và mới, nhưng họ đã góp vào tiếng nói chung của thơ ca thời ấy, cùng làm nên cảnh tượng về một “dàn đồng ca” thơ lãng mạn, với cái Tôi cá nhân mang theo nỗi buồn nhiều sắc độ, và với những vùng vẫy phá bỏ “khuôn khổ bất nhân” trong thơ ca (lời Xuân Diệu), mở đầu cho khuynh hướng buồn thương, ảo não ảnh hưởng đến Thơ mới sau này. Và, Đông Hồ sẽ trở thành nhà Thơ mới (1932-1945) thực thụ. Thành tựu nghiên cứu về thơ ca của Tương Phố và Đông Hồ chưa nhiều, chưa thật thấu đáo. Do vậy, chúng tôi chọn đề tài “Ý nghĩa hiện đại hóa thơ đầu thế kỉ XX trong “Hai giọt lệ” của Tương Phố - Đông Hồ” với mong muốn tìm hiểu thấu đáo hơn sự hình thành, chuẩn bị, tích lũy và vận động hiện đại hóa của thơ ca Việt Nam ở “giai đoạn giao thời” rất quan trọng này. II. Lịch sử vấn đề Trong những công trình, bài viết về văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX, một số nhà nghiên cứu đã ít nhiều đề cập đến Tương Phố và Đông Hồ. Ngoài phần viết về con người hai nhà thơ, còn có những nhận xét, phê bình về văn nghiệp của họ, về “Hai giọt lệ” – “Giọt lệ thu” của nữ sĩ Tương Phố và “Linh Phượng lệ ký” của thi sĩ Đông Hồ. Có thể quy các bài viết ấy thành ba dạng sau: Dạng thứ nhất: Những bài chủ yếu kể về kỉ niệm riêng tư của người viết đối với hai tác giả. Qua đó, ta hiểu hơn về con người của Tương Phố và Đông Hồ. Dạng thứ hai: Những bài thẩm bình, cảm nhận về các sáng tác của hai tác giả, nhất là về “Giọt lệ thu” và “Linh Phượng lệ ký”. Nhờ những bài viết này, độc giả sẽ có cái nhìn cụ thể hơn và phần nào sâu sắc hơn về sáng tác của hai tác giả. Dạng thứ ba: Những công trình có tính chất văn học sử, hoặc chuyên luận / chuyên khảo, nghiên cứu, đánh giá chung về toàn bộ văn nghiệp của Tương Phố và Đông Hồ hay một đặc điểm nổi bật nào đó về nội dung và nghệ thuật... Dạng thứ ba này chiếm số trang nhiều nhất. Nhìn chung, số lượng bài viết nghiên cứu về “giai đoạn văn học giao thời” đầu thế kỉ XX có phần ít hơn đáng kể, so với lượng bài lẫn số trang, viết về những giai đoạn khác của văn học Việt Nam (tình hình đó có những lý do khách quan của nó, xin không bàn đến ở đây). Nhưng chính vì vậy, công việc của chúng tôi, tìm hiểu về Tương Phố và Đông Hồ, sẽ gặp những khó khăn mà đề tài khác ít gặp, chẳng hạn, ngay từ khâu đầu tiên là văn bản đầy đủ của các tác phẩm để khảo sát, cũng như nguồn tư liệu phải tham khảo... Xin đi vào cụ thể từng kiểu dạng như sau: Dạng 1: Khi “Giọt lệ thu” ra đời và thổi vào lòng công chúng thành thị những nỗi buồn thê lương, dai dẳng thì tên tuổi của Tương Phố mới thực sự được nhiều người biết đến. Không ít người khi tiếp xúc với bà, vẫn giữ mãi ấn tượng đẹp về bà. Trong tuyển tập “Nữ sĩ Việt Nam” [11, 500], nhà văn Như Hiên Nguyễn Ngọc Hiên đã kể lại rằng: “Lần cuối cùng (17/4/1973) chúng tôi đến thăm bà tại nhà nữ sĩ Song Khê (em gái bà) ở 36 Trần Cao Vân, Sài Gòn. Vì chúng tôi là bạn thân với con trai, con dâu của bà, cũng lại là bạn văn nghệ vong niên với bà nữa, nên qua tâm sự bà đã tặng vợ chồng tôi một bài thơ lưu niệm với thủ bút của bà. Lúc ấy nữ sĩ Tương Phố đang bị bệnh, người rất gầy, tôi lo lắng hỏi bà bệnh gì. Bà ung dung mỉm cười và rất thân mật kéo tay tôi gí vào cục u bên hông rồi nói: “Ung thư rồi đây này Như Hiên ạ”... Rồi bằng ánh mắt xa xôi...bằng nụ cười thản nhiên, làm như không cần biết người đối thoại đang há hốc mồm chột dạ..., bà vẫn điềm nhiên mỉm cười, thong thả đọc mấy vần thơ ứng khẩu: “Lúc đau, đau đến tái người Lúc yên... thì lại đau đời sầu đau...” Tương Phố đã để lại trong lòng người mọi người hình ảnh một người phụ nữ sầu não, mảnh dẻ nhưng lại rất gan dạ, lúc nào cũng tỏ ra cương quyết. Dù ốm nặng nhưng bà vẫn rất lạc quan và mạnh mẽ. Chẳng thế mà khi đến thăm nhà văn Tam Lang Vũ Đình Chí (tác giả “Tôi kéo xe”), bà đã làm tặng bốn câu thơ nhan đề “Siêu thoát” : “Rồi cũng đi mà có ở chi Chuyện đời thôi nỏ hết sân si Phù sinh vốn biết thân là mộng Một sớm qua chời thắc mắc gì.” Sau khi bà qua đời, trong bài báo nhan đề “Vẫn về nữ sĩ Tương Phố, cô dâu xứ Huế” của nhà văn Nguyễn Hữu Thứ, có đoạn kể lại suy nghĩ của bà về tâm trạng cùng hoài bão của nữ sĩ khi làm thơ. Lúc sinh tiền, khi được nhà văn đặt câu hỏi đó, bà đã mỉm cười khiêm tốn trả lời: “... Tôi làm thơ để diễn tả tâm tình tùy theo nhu cầu, theo hứng... chứ không phải làm thơ để sáng tác văn chương. Có lẽ đó là một loại nghệ thuật vị nhân sinh cho tôi...”[11, 504] Tuy nói vậy nhưng nếu theo dõi thi nghiệp của bà thì chúng ta sẽ sớm nhận ra không hẳn vậy. Dấu vết dụng công “làm văn chương” và thậm chí là “sáo” vẫn lộ rõ và xuất hiện nhiều trong “Giọt lệ thu”, đặc biệt trong “Tái tiếu sầu ngâm” và những “thi phẩm” khác về sau. Có thể thấy rằng, Tương Phố coi thơ văn là một loại hình nghệ thuật giúp ích cho bà trong việc diễn tả cảm xúc, tình cảm chứ không hẳn là chuyện nghề nghiệp. Đó cũng là một cách nghĩ tác động đến nội dung và đề tài trong những sáng tác của bà. Bởi hầu hết các tác phẩm của Tương Phố đều là tiếng lòng xuất phát từ một tâm hồn đa cảm, đa sầu nhưng cũng không kém phần mạnh bạo, mạnh mẽ. Cùng thời với Tương Phố và cũng góp phần vào thi đàn một “giọt lệ” khóc vợ thương tâm là thi sĩ Đông Hồ. Trong mắt người đương thời từng tiếp xúc, ông là một người rất trọng phép tắc, lễ giáo. Nhà văn Nguyễn Triệu Nam đã kể lại trong bài viết “Kỷ niệm về thi sĩ Đông Hồ” [47] như sau: “…Đông Hồ là mẫu người nệ cổ, có phần kiểu cách. Hay dùng điển tích xưa mỗi khi nói chuyện. Tiếp xúc với văn hữu, thường chêm những cổ ngữ, nhất là những kính ngữ. Cách trang phục cũng cổ nữa. Lễ lạc hay tiếp tân, đều vận quốc phục, khăn đóng, áo dài, giầy Gia Định. Về hình thức bề ngoài, có thể coi con người Đông Hồ là phiên bản của hình ảnh một công dân Gia Định Thành thời Minh Mạng. Tiếp khách quý, Nhà thơ còn đốt trầm cho thêm phần trịnh trọng. Chỉ khách quý ngang vai hoặc trên vai mình thì mới bày vẽ như thế. Khách dưới vai, đáng tuổi con cháu thì khỏi.” Quả thực, tuy sinh ra trong thời đại mới nhưng Đông Hồ vẫn giữ được vẹn nguyên những giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam. Cung cách ứng xử của ông tuy có phần kiểu cách nhưng đó cũng là sự thể hiện tấm lòng hoài cổ và yêu quý những giá trị văn hóa một thời của tầng lớp trí thức. Ngoài ra, Đông Hồ còn là một thầy giáo nhiệt thành và tâm huyết với nghề, tâm huyết với việc truyền bá nét đẹp văn chương đến với thế hệ trẻ. Nói về điều này, Hoài Thanh đã có nhận định trong “Thi nhân Việt Nam” rằng: “Hoàn cầu dễ ít có thứ tiếng được âu yếm nâng niu như tiếng Nam. Âu cũng vì tiếng Nam đương ở trong cảnh khốn cùng, đương bị nhiều người rẻ rúng. Thói thường con nhà nghèo vẫn thương yêu cha mẹ hơn con nhà sang trọng. Nhưng yêu quốc văn mà đến như Đông Hồ kể cũng ít. Thất học từ năm mười lăm, mười sáu; từ đó người chỉ chuyên học quốc văn, viết quốc văn rồi mở trường chuyên dạy quốc văn”. [38, 349] Chính vì tình yêu tiếng mẹ đẻ ấy mà Đông Hồ đã không quản sức khỏe, tuổi tác để tiếp tục đứng lớp giảng dạy. Sự ra đi đột ngột trên bục giảng của người thầy đáng kính ấy đã để lại trong lòng mọi người sự thương tiếc khôn nguôi. Nhà giáo Võ Văn Nhơn - người học trò chứng kiến cái chết của thầy Đông Hồ đã viết bài “Đông Hồ - thi sĩ yêu tiếng Việt” [51] kể lại: “Cũng vì lòng yêu tiếng mẹ, nên ba mươi năm sau ngày Trí Đức học xá đóng cửa, Đông Hồ đã nhận lời giảng dạy phần Văn học miền Nam cho Đại học Văn Khoa, mặc dù tuổi đã gần sáu mươi và sức khỏe cũng đã kém. Việc trở lại dạy học chính là để nối lại “tình duyên lỡ làng” với Trí Đức học xá ngày nào, để đề cao “giọng Hàn Thuyên” và kêu gọi “hồn Đại Việt”. […]Vào ngày 25/3/1969 (tức ngày mồng 8 tháng 2 năm Kỷ Dậu), trên một giảng đường ở lầu hai lộng gió của Đại học Văn Khoa (bây giờ là Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. HCM), Đông Hồ đã bất ngờ ngã xuống lúc đang bình bài thơ “Trưng nữ vương” của Ngân Giang. Bài thơ nói về nỗi cô đơn, lạnh lẽo của người nữ anh hùng chạnh nhớ tới chồng sau chiến thắng, một tứ thơ rất độc đáo, rất nữ tính mà Đông Hồ đã tinh tế chỉ ra. Được các học trò đưa vào bệnh viện, ông mất ngay ngày hôm đó.” Chúng tôi xin mượn lời nhà thơ Hoài Anh để nói đôi điều về sự ra đi của Đông Hồ - người thầy tận tâm với nghề đến hơi thở cuối cùng: “Việc Đông Hồ ngất đi trên bục giảng khi đang ngâm bài thơ Trưng Nữ Vương và chỉ vài giờ sau hấp hối ở bệnh viện, há chẳng đủ chứng tỏ trái tim yêu nước, bị dồn nén không chịu nổi, đến mức phải phá tung đó sao”. Dạng 2: Bàn luận riêng về các sáng tác của Tương Phố và Đông Hồ, các nhà nghiên cứu đặc biệt chú ý đến hai tác phẩm tiêu biểu nổi bật là “Giọt lệ thu” và “Linh Phượng lệ ký”. Nhiều bài thẩm bình, cảm nhận xoay quanh hai tác phẩm này đã giúp chúng ta có cái nhìn tương đối sâu sắc hơn về bút lực của họ. Vì lẽ đó, trong các thẩm bình, đánh giá của dư luận về tác phẩm của Tương Phố và Đông Hồ, dường như không mấy ai không nói đến “Giọt lệ thu” và “Linh Phượng lệ ký” - hai tác phẩm làm nên tên tuổi hai nhà thơ Việt Nam trước 1932 này. Về giá trị của “Giọt lệ thu”, Như Hiên Nguyễn Ngọc Hiền (2006) đã viết: “Tác phẩm “Giọt lệ thu” được nung nấu trong hoàn cảnh bi thiết của tác giả. Hơn nữa, nếp văn chương lãng mạn thời đó đã tô điểm cho “Giọt lệ thu” đầy màu sắc ủy mị bi thu, gợi cảm lòng sầu... quyến rũ độc giả, nhất là phái nữ. Quả thật, “Giọt lệ thu” của nữ sĩ Tương Phố đã được ấn dấu son một thời, đã đưa bà bước vào sự nghiệp văn chương và bà đã nổi tiếng trên văn đàn cũng qua tác phẩm này vào năm 1928”. [11, 492] Phê bình về Tương Phố, Bùi Xuân Uyên đã viết trong lời tựa của “Mưa gió sông Tương” (1960) như sau: “Chúng ta đều đã biết Tương Phố. “Giọt lệ thu” năm nào đã thấm vào văn học sử. Cái tên của Tương Phố đã đóng dấu một nỗi buồn. Kể ra không lạ gì một trang thiếu phụ, những năm ngó đào tơ đã gặp người xứng lứa vừa đôi, yêu nhau lại lấy được người mình yêu. Nhưng thương thay, đoàn tụ để chia lìa, tang chồng đã ám mặt người vợ trẻ tay bồng con thơ. Bạn gái trong hoàn cảnh này, ai thì cũng khóc”. [24, 103] Tác phẩm này không những đã chiếm được cảm tình của độc giả bốn phương mà còn gây xôn xao cho giới cầm bút một thời. Nhà văn Nguyễn Vỹ (1970) đã nêu trong “Văn thi sĩ tiền chiến”: “... So sánh thơ văn của nữ sĩ Tương Phố, với cô Desbordes Valmore, một nữ thi sĩ Pháp cũng thuộc thế kỉ XIX... “... Desbordes Valmore đã khóc sướt mướt suốt cả tập thơ; nhưng lệ của Valmore là những nốt đàn rơi đọng tuyết... héo hắt! Còn giọt lệ của Tương Phố là những hạt sương xao xuyến bình minh, là những thổn thức lóng trong tim hoa, khiến “Giọt lệ thu” dễ cảm lòng người”. [43, 493] Đến nhà phê bình Nguyễn Tấn Long (1968) cũng đã nhận xét trong “Việt Nam thi nhân tiền chiến toàn tập: “... Nữ sĩ Tương Phố đã đem nỗi niềm bi thương của mình trải trên những dòng thơ và tạo thành áng văn trác tuyệt về tình... ” [24, 102] Năm 1929, bà Jeanne Duclos Salesses đã dịch “Giọt lệ thu” của Tương Phố ra Pháp ngữ nhan đề “Larmes d’Automne” đăng trên báo “Le Moniteur d’Indochine”. “Giọt lệ thu” viết từ năm 1923 cho đến mùa thu năm 1928 mới đăng trên báo Nam Phong (số 131, tháng 7 năm 1928); đến năm 1952, tác phẩm được nhà xuất bản Ngày nay – Hà Nội in lần đầu. Và đến năm 1967, tác phẩm “Giọt lệ thu” được nhà xuất bản Bốn phương cho tái bản tại Sài Gòn. Lần này sau tập “Giọt lệ thu” có thêm hai phụ lục. Cụ thể: Phần một: Nói qua về bản dịch Pháp ngữ. Phần hai: Trích đăng gần 100 cảm đề được tích tụ từ 1928 đến 1956 của các nhà trí thức, văn thi gia và độc giả khắp nơi trong, ngoài nước gửi đến khen tặng tác giả “Giọt lệ thu”. Sau đây là một số ghi nhận trích ra từ tập cảm đề: “Thu về riêng biết tình thu nặng Còn chăng châu lệ khóc sơn hà?” Hãn Mạn Tử (Huế 1933) (HMT - bút danh của cụ Phan Bội Châu) “Thím ơi! Một giọt lệ ấy, đủ mát mẻ vong hồn người cửu nguyên rồi!...” Cháu: Thái Thị Nghĩa Huế 1928 “Cành hoa xuân mới vừa quen mặt “Giọt lệ thu” xưa luống chạnh lòng.” Ưng Bình Thúc Giạ Thị Vĩ Dạ, Huế 1933 “... Bài “Giọt lệ thu” mà Tương Phố viết năm Quý Hợi (1923) và đăng tạp chí Nam Phong cách đây 13 năm. Có thể coi là một bài mở đầu cho lối thơ thê lương ảo não... Cái buồn của Tương Phố là cái buồn có cớ, cái buồn thực sự, cái buồn ghi sâu tận đáy lòng... ” Vũ Ngọc Phan, tác giả “Nhà văn hiện đại” “... Phàm những sự đau đớn trên đời này, chỉ về chữ tình là nhiều nhất, và lại là sâu nhất. Thật vậy, không phải nói ngoa đâu. Mà từ nghìn xưa cái giống văn chương vẫn là dòng đa tình. Nhưng cũng phải yêu nhau thế nào, tình ái thiết tha đến thế nào mới có được giọt lệ như “GIỌT LỆ THU”!” Song An – Hoàng Ngọc Phách (Kiến An 1928) “Giọt lệ thu” thực là một bài văn đã chiếm phần ưu thắng về tình cảm và tưởng tượng, lại thêm ý đẹp lời hay, giọng điệu mới mẻ, biệt lập riêng một loại. Bài văn ấy, đã được Nha học chánh Đông Pháp lựa chọn làm tài liệu giảng văn trong khoa Việt Nam ban Trung học về “khuynh hướng lãng mạn”. Dương Quảng Hàm Hà Nội 1944 Cảm đề “Giọt lệ thu” của nữ sĩ Tương Phố: “Tờ thơ mấy độ lệ sầu chan Bàng ến cũ não can tràng Hồn nương mấy dặm mờ quan ải Bóng lẩn thâu đêm tiếc mộng tàn Hương cũ mơ hồ sen Tịnh Đế Trời Nam sầu đọng khắp rừng bàng.” Thanh Vân NDN (Nha Trang 15/06/1954) Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng “Giọt lệ thu” đã có tầm ảnh hưởng khá sâu rộng tới độc giả đương thời. Bằng tấm lòng chân tình thể hiện trong ngòi bút tài hoa, Tương Phố đã ghi dấu ấn trong lòng mọi người và góp phần đưa văn học Việt Nam vượt ra khỏi biên giới thông qua các văn bản dịch. Bàn về “Linh Phượng lệ ký” của thi sĩ Đông Hồ, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã viết: “Đông Hồ vốn là một thi sĩ giàu tình cảm, nên văn bài Linh Phượng của ông là một thứ văn đẽo gọt, lời nhiều hơn ý, lời tràn lan mà ý quanh co, như không bao giờ hết. Bài lệ kí Linh Phượng được kể là một áng văn hay, nhờ ở mấy điều này: Từ đầu đến cuối chỉ toàn một giọng tha thiết, ai oán; lại có nhiều việc tuy nhỏ mà đầy đau thương, như giặt giũ, thuốc thang, bóp chân tay, chải đầu vấn tóc cho người đàn bà sắp mất, làm cho người ta thấy rằng cái tình yêu đương của hai vợ chồng không cứ ở việc lớn, mà chỉ một vài cử động nhỏ cũng tiêu biểu được tấm lòng khăng khít”. [30, 125] “Toàn bài, câu nào cũng được; nhân mấy chữ “bỗng châu chìm” ở câu hai mà hạ được câu bốn hay tuyệt “Lạnh lẽo đêm xuân giấc mộng tìm”, âm điệu trầm, gây nên một cảm tưởng thật buồn... ” [30, 126] Hoài Anh trong tập “Chân dung văn học, NXB Hội nhà văn, 2001” cũng đã nhận xét rằng: “... Đông Hồ thực sự nổi tiếng bằng bài “Linh Phượng” trong tập “Trác Chi lệ kí” (1928). Khi người yêu là nàng Linh Phượng qua đời giữa lúc đang độ tình ái nồng thắm đã gây xúc động mạnh cho Đông Hồ khi viết những dòng thơ não nuột... ” [1, 395]. Tuy nhiên, Hoài Anh cũng đã có chỗ chưa đúng khi nói Linh Phượng là “người yêu” của Đông Hồ. Bởi lẽ, Linh Phượng, nói một cách chính xác, không chỉ là người yêu mà là vợ của Đông Hồ. Thứ đến, thời Đông Hồ người ta vẫn chưa có quan niệm “người yêu” như thời Hoài Anh. Đông Hồ sáng tác nhiều nhưng một trong các tác phẩm đánh dấu tên tuổi của ông chính là “Linh Phượng lệ ký”. Bởi lẽ đây là tiếng lòng của một người chồng yêu thương vợ sâu sắc nên dễ đi vào tâm khảm của độc giả và tìm được sự đồng cảm nơi họ. “Linh Phượng lệ ký” của Đông Hồ và “Giọt lệ thu” của Tương Phố là hai áng văn đặc sắc lúc bấy giờ. Thấy hai nhà thơ, kẻ ở miền Nam khóc vợ, người ở miền Bắc khóc chồng nên ông Giám đốc Nhà xuất bản Nam Ký Hà Nội có sáng kiến đề nghị hai tác giả Đông Hồ và Tương Phố cho phép nhà xuất bản in chung hai tác phẩm thành một quyển lấy nhan đề “Hai giọt lệ”, nhưng hai tác giả chưa trả lời dứt khoát nên việc không thành. Sau đó, người ta thấy cuốn sách này xuất hiện trong tủ sách “Những áng văn hay” của Nhà xuất bản Tân Dân Hà Nội do ông Vũ Đình Long làm giám đốc mà hai tác giả cũng không phản ứng gì. Do chuyện này mà Đông Hồ làm bài thơ Hai giọt lệ gửi cho Tương Phố: “Giọt lệ thu” kia vẫn đượm sầu, Cánh chim “Linh Phượng” biết về đâu? Đài gương nhạt phấn phôi pha nét, Viện sách tàn hương lạnh lẽo màu. Cõi Bắc trời Nam Hai giọt lệ, Đông Hồ, Tương Phố một dòng châu. Đoạn trường gặp gỡ năm canh mộng, Một hội thương tâm, một nhịp cầu.” Nhận được bài này, Tương Phố bèn làm một bài thơ đáp tạ: “Hai giọt lệ chưa tuôn đã cạn, Khúc đoạn trường dạo bán cũng thôi. Lửa hương kiếp trước tàn rồi, Dây tơ một đứt, mấy hồi thương tâm. Lệ Nam Bắc âm thầm rỏ giọt, Tiết xuân thu chua xót lòng nhau. Ngùi trông trời thảm đất sầu, Hỏi chim “Linh Phượng” bay đâu quên về? “Giọt lệ thu” dầm dề ứa mãi, Buổi thu về lệ lại chứa chan. Hồ Đông mạch nước còn tràn, Sông Tương lai láng khôn hàn tình xưa. Tâm sự kể bao giờ cho xiết, Giấy mực đâu giãi hết niềm đau? Não tình kẻ Bắc người Nam, Cảm “Hai giọt lệ” mấy hàng châu rơi. Tạ lòng quân tử mấy mươi!” 25/3/1929 Đó cũng là một cái duyên thú vị của hai tác giả trong nghiệp văn chương thi phú trên văn đàn Việt Nam thời bấy giờ... Dạng 3: Đánh giá chung về toàn bộ văn nghiệp của Tương Phố và Đông Hồ hay một đặc điểm nổi bật nào đó về nội dung và nghệ thuật chiếm số lượng trang viết nhiều nhất, nhiều nhà nghiên cứu đã có những tìm hiểu khá sâu sắc và đa dạng. Hãy đi vào một số trong đó, mà khóa luận thấy là tiêu biểu: Nói về tình yêu của mình đối với thơ Tương Phố, Nguyễn Vỹ trong “Văn thi sĩ tiền chiến” đã viết: “Tôi yêu thơ Tương Phố từ hồi 11 tuổi. Tình yêu thơ mộng hồn nhiên và viển vông còn mãi trong tâm trí. Lớn lên tưởng tình yêu đó đã chết, không ngờ nó cũng lớn lên với tôi...”[43, 345]. Tìm hiểu về những điểm làm nên nét độc đáo của thơ Tương Phố, Nguyễn Tấn Long và Nguyễn Hữu Trọng trong “Việt Nam thi nhân tiền chiến” nhận định: “Chỉ trong thời gian ba năm, đôi vợ chồng trẻ đã làm một cuộc tạm biệt rồi vĩnh biệt nhau. Đau khổ, Tương Phố đã đem nỗi bi thương của mình trải trên những dòng thơ và tạo thành áng văn trác tuyệt về tình... Nó không hề vay mượn của ai, nó hề không gò bó, gượng ép hay giả tạo... Đó chính là nét độc đáo của Tương Phố.”[24, 87-88]. Vũ Ngọc Phan trong “Nhà văn hiện đại” (trọn bộ) đã đánh giá cao thơ Tương Phố bằng những lời lẽ khen ngợi: “Gần đây, thơ mà âm điệu du dương, nhưng tính tình lại thấm thía và gần gũi với người đời, trước hết phải kể thơ của Tương Phố... Và bài “Giọt lệ thu” có thể coi là một bài mở đầu cho lối thơ thê lương, ảo não... Trong thi phẩm này, Tương Phố hay kể lể, hay dùng chữ cổ đượm những màu xưa... nên ngày nay chắc nhiều người cho là lôi thôi (đúng là những lời kể lể của người đàn bà trong khi khóc chồng), là cổ, nhưng nó thật là lối văn đặc biệt... vẫn có cái sức cảm người ta về âm điệu trước, về ý sau... Nếu đem so sánh Đông Hồ với Tương Phố, người ta thấy Đông hồ là tay thợ thơ, còn Tương Phố mới thật có tâm hồn thi sĩ. Cái tâm hồn này lại là một tâm hồn đặc Việt Nam, không chịu ảnh hưởng một cái học ngoại lai nào cả... Nhìn chung, thơ của Tương Phố réo rắt và cảm động, nhưng văn xuôi của bà lại kém phần chân thật”. [30, 137 - 138 và 147]. Ông đã có cái nhìn tinh tế và thẳng thắn khi nhận định về những ưu – nhược điểm của Tương Phố ở hai lĩnh vực văn xuôi và thơ. Tuy nhiên, tác giả cũng đã quá đề cao Tương Phố mà có phần xem nhẹ Đông Hồ khi cho rằng thi sĩ chỉ là “tay thợ thơ” trong mối tương quan so sánh giữa hai tác giả. Phạm Thế Ngũ trong “Việt Nam văn học sử giản ước tân biên” (quyển III) đã tóm tắt những điểm chính và sự đóng góp của Tương Phố đối với văn đàn như sau: “Chỉ từ khi bài "Giọt lệ thu" đăng trên tạp chí Nam Phong (tháng 7 năm 1928), cái tên Tương Phố mới ra đời. Nhưng mãi đến 1930, sau khi bài “Khúc thu hận” và bài “Tái tiếu sầu ngâm” đăng trên Nam Phong, thì nữ sĩ mới thật sự chiếm được một ghế thi gia vững vàng trên thi đàn, và đủ làm cho ngây ngất cả một thế hệ vốn ôm sẵn chữ “thu” trong lòng. Hơn mười năm sau, mấy vần réo rắt ấy vẫn còn được Vũ Ngọc Phan tán tụng. Song đối với chúng ta ngày nay, cái giọng gọi hồn, cái tiếng khóc đám ma ấy đã giảm nhiều hấp lực. Có thể khen là tác giả có ý thành thật, song nó sáo, sáo quá... Còn truyện của bà, đa phần là những ký sự, hồi ký cá nhân. Cách kết cấu của chúng (trừ “Giọt lệ thu”) đều sơ sài, cốt chuyện có khi rất giả tạo, hình như tác giả viết cốt để giảng luân lý, để giải bày những tư tưởng của mình về nhân sinh, về thời thế”. [28, 338 và 404]. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải nhìn nhận rằng, không phải hai bài “Khúc thu hận” và “Tái tiếu sầu ngâm” đưa Tương Phố “chiếm được một ghế thi gia vững vàng trên thi đàn”. Bởi sự thật thì chính mấy tác phẩm này lại làm nhạt và nhẹ “ghế thi gia văn đàn” của Tương Phố. Cả hai bài đều không có điểm gì mới (thậm chí còn nặng hơn) so với “Giọt lệ thu” ở tính “sáo”. Do đó, chúng cũ hơn, lạc hậu hơn so với trình độ văn đàn và trình độ thưởng thức của công chúng đương thời. Không chỉ nhận xét về hình thức nghệ thuật của văn thơ Tương Phố, Thanh Lãng còn đi sâu hơn về những đóng góp mang tính tư tưởng thời đại của nữ sĩ trong “Bảng lược đồ văn học Việt Nam” (quyển hạ): “Ba nhà viết truyện ngắn tiêu biểu ở thời kỳ này (1913-1932) là Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn và Tương Phố. Xét kỹ về kỹ thuật, không ai giống ai... Cả hai ông đều quan niệm truyện là một sự tập trung, một sự đổ dồn có giàn xếp để đi đến chỗ chung kết, nhưng truyện của Tương Phố thì không. Hình như nó chủ ý không có kết cấu... Văn thơ của bà xét chung là thứ văn nhịp nhàng cân đối. Tuy nhiên, hồi đầu với “Giọt lệ thu”, lời lẫn ý đều rất thơ, và thường điệp ngữ... Về sau, văn của Tương Phố nhẹ nhàng hơn, gần với tiếng nói hàng ngày hơn. Lối dùng điệp ngữ chỉ thỉnh thoảng mới thấy... Về mặt tư tưởng, có lẽ Tương Phố là người đã phối kết đầy đủ hơn hết (trong một tổng hợp đầy mâu thuẫn) tất cả đặc tính của thế hệ. Cùng với Trần Tuấn Khải, Đông Hồ, Hoàng Ngọc Phách; Tương Phố là hiện thân của tình cảm lãng mạn. Nghĩa là, tất cả mọi sầu thảm của thế hệ (cảnh đất nước điêu linh, cảnh hàng mấy trăm ngàn thanh niên bị bó buộc đầu quân sang Pháp...) như cô đúc lại trong người thiếu phụ sông Thương, ấy là chưa nói đến thân phận góa bụa ở lứa tuổi 20... Nhìn chung, tài năng thực sự của Tương Phố là ở thi ca, chứ không phải ở địa hạt tiểu thuyết”. [16, 497-499 và 502]. Tiếp đến, hai nhà nghiên cứu Nguyễn Huệ Chi và Lê Chí Dũng trong “Từ điển Văn học” (bộ mới) cũng viết rằng: “Tương Phố đã góp vào bộ phận văn chương Việt hợp pháp 30 năm đầu thế kỷ XX một tiếng khóc ảo não, ít nhiều có làm sống lại tâm trạng người chinh phụ trong văn học quá khứ... Nhưng nỗi đau xót vì hạnh phúc chóng tan của bà có nhiều sầu thảm, vô vọng hơn, và cũng nhuốm màu sắc hiện đại hơn. Vì trong đó, không chỉ có nỗi đau riêng, mà còn gói cả một “trời sầu” của thế hệ thanh niên tiểu tư sản thành thị Việt Nam những năm sau Đại chiến I. Chính căn bệnh thời đại này đã đẻ ra một loạt những sáng tác kiểu “Giọt lệ thu” (Tương Phố), “Linh Phượng” (Đông Hồ), “Bể thảm” (Đoàn Như Khuê)... Đó là những tiếng nói lãng mạn, yếu ớt đầu mùa, nặng tính chất thoát ly, nhưng cũng còn bị cột trong khá nhiều thành kiến luân lý cổ. Về sau, tuy Tương Phố còn sáng tác, nhưng trong tác phẩm của bà chỉ rặt những “ý mòn, lời sáo”, nên không còn được ai chú ý nữa. Nói khác hơn, ngòi bút của bà đã lạc lõng với thời đại.”[42,491] Đồng thời, nhận xét về nghệ thuật, hai tác giả cũng đã chỉ ra những mặt còn hạn chế của thơ Tương Phố. Hai ông cho rằng “văn xuôi của bà là thứ văn có đối, có vần, có sự pha tạp giữa ký, tạp ký, luận thuyết với thể truyện. Tuy chúng có lâm ly réo rắt nhưng từ ngữ thì sáo mòn như phần đông các cây bút văn xuôi buổi đầu thế kỷ XX. Thơ bà, trước sau chỉ quanh quẩn trong hai thể loại là lục bát và song thất, thỉnh thoảng có đôi bài Đường luật, với lời lẽ sầu thảm như văn xuôi...”[42, 491]. Đánh giá sự nghiệp văn chương của Đông Hồ, các nhà nghiên cứu đã viết như sau: Tiếng thơ Đông Hồ quả tình chưa thật trong trẻo, độc đáo nhưng lại vang xa. Lê Tràng Kiều trong bài phát biểu “Tình và tứ của thi sĩ” in trên Tiểu thuyết thứ Năm (số 8, ra ngày 24/11/1938) đã chứng dẫn bằng thơ của Tản Đà, Thanh Tịnh, Yến Lan, Vũ Trọng Can và cả Đông Hồ: “Mãi đến nay ta vẫn chưa hiểu rõ những người đa tình dễ trở nên thi sĩ, hay thi sĩ dễ trở nên đa tình. Nhưng nếu chỉ đa tình mà cũng là thi sĩ thì cả một lớp thanh niên ở mọi thời đại đều đã là thi sĩ cả? Và nếu chỉ là thi sĩ mới trở nên đa tình thì đời này chẳng nhẽ ít khách đa tình ư?”[51] PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn trong “Người đương thời thơ mới bàn về thơ Đông Hồ” đã nhận định: “Đông Hồ chưa phải là một hiện tượng đột xuất trong làng Thơ mới nhưng người đương thời khắp trong Nam ngoài Bắc đã tỏ lòng tri ân, trân trọng ghi nhận một tiếng thơ bình dị, chan chứa nghĩa tình. Con đường đi từ “Thơ Đông Hồ” đến “Cô gái xuân” đã được giới phê bình đương thời đón nhận, khẳng định như một bước tiến, chứng tỏ khả năng tự vận động, đổi mới và hòa nhập của Đông Hồ với phong trào Thơ mới 1932-1945, góp phần xây dựng và nối kết vùng văn học cực Tây Nam Bộ với nền văn học Việt Nam dân tộc và hiện đại”. [50] Viết về Đông Hồ trong “Thi nhân Việt Nam”, Hoài Thanh chỉ ra rằng: “Đông Hồ là người thứ nhất đã đưa vào thi ca Việt Nam cái vị bát ngát của tình yêu dưới trăng thanh, trong tiếng sóng”. [38, 351] Hay: “Đông Hồ vẫn là người của thế hệ bây giờ vậy. Cho nên phong trào thơ mới vừa nổi lên là người nhận ngay được con đường của mình”. [38, 351] Sự nghiệp sáng tác của Đông Hồ còn dài và tiếp bước sang thời kì Thơ Mới nên phong cách thơ của ông cũng vì thế mà có sự thay đổi, biến hóa đa dạng. Trong lịch sử văn học Việt Nam, giai đoạn 1900 – 1930 là một giai đoạn có tính chất giao thời. Nếu từ thế kỉ XI đến cuối thế kỉ XIX văn học Việt Nam phát triển theo một hướng, xét về quan niệm văn học, tư tưởng mĩ học, hệ thống thể loại là cùng loại với văn học một số nước thuộc vùng Đông Á, chịu ảnh hưởng văn học Trung Quốc, thì từ năm 1930 về sau văn học Việt Nam đã lại phát triển theo một hướng khác, cùng loại với văn học thế giới cận hiện đại, về nguồn gốc thuộc truyền thống văn học châu Âu. Trong quãng từ năm 1900 đến năm 1930, văn học Việt Nam chuyển từ loại hình này sang loại hình khác. Theo đó, nhiều thể loại mới ra đời và góp phần đổi mới diện mạo của văn học Việt Nam. Nằm trong xu thế đó, sự xuất hiện “Hai giọt lệ” của Tương Phố và Đông Hồ đã thổi luồng gió mới vào dòng chảy của văn học dân tộc. Sau khúc dạo đầu ấy, thơ ca Việt Nam bắt đầu có những bước chuyển mình và thực sự khởi sắc với sự trỗi dậy mạnh mẽ mang tên “Thơ mới”. Tóm lại, các bài viết, nhận định kể trên đều nêu lên những biểu hiện tư tưởng, xác định vị trí, sự đóng góp của Tương Phố và Đông Hồ trong nền văn chương Việt Nam. Tuy còn nhiều ý kiến trái chiều về những sáng tác cũng như đóng góp của hai tác giả nhưng qua đó chúng ta cũng phần nào có cái nhìn sâu hơn về họ. Tựu chung lại, các nhà nghiên cứu đều đánh giá cao thơ của Tương Phố và Đông Hồ so với các thể loại khác do họ sáng tác. Mặc dù có ghi nhận những đóng góp mang ý nghĩa thời đại của hai tác giả nhưng hầu như chưa có công trình nào thực sự đi sâu nghiên cứu một cách cụ thể những điểm mới mẻ mà “Hai giọt lệ” mang lại cho thi đàn lúc bấy giờ. Sự ra đời của “Hai giọt lệ” – “Giọt lệ thu” và “Linh Phượng lệ kí” có ý nghĩa như thế nào đối với quá trình hiện đại hóa văn học dân tộc? Dấu ấn giao thời thể hiện ra
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất