Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ý nghĩa biểu trưng của hình ảnh thực vật trong thành ngữ tiếng việt...

Tài liệu ý nghĩa biểu trưng của hình ảnh thực vật trong thành ngữ tiếng việt

.DOCX
65
142
66

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 *********** DƯƠNG HỒỒNG LIÊN Ý NGHĨA BIỂU TRƯNG CỦA HÌNH ẢNH THỰC VẬ KHÓA LUẬN TỒẾT NGHIỆP Đ Chuyên ngành: Ngôn Ng HÀ NỘI - 2016 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 *********** DƯƠNG HỒỒNG LIÊN Ý NGHĨA BIỂU TRƯNG CỦA HÌNH ẢNH THỰC VẬ KHÓA LUẬN TỒẾT NGHIỆP Đ Chuyên ngành: Ngôn Ng Người hướng dẫẫn khoa học TS. ĐỒỖ THỊ THU HƯƠNG HÀ NỘI - 2016 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài.............................................................................................................1 2 Lịch sử vấn đề................................................................................................................. 2 3. Mục đích và nhiện vụ nghiên cứu.................................................................................. 3 3.1 Mục đích:..................................................................................................................3 3.2 Nhiệm vụ:................................................................................................................. 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................................4 4.1. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................................4 4.2 Phạm vi nghiên cứu:.................................................................................................4 5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................4 6. Bố cục của luận văn....................................................................................................... 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN.............................................................................................6 1.1 Khái quát về thành ngữ................................................................................................ 6 1.1.1 Khái niệm thành ngữ.............................................................................................6 1.1.2 Đặc điểm của thành ngữ....................................................................................... 6 1.1.3 Nhận diện thành ngữ.............................................................................................8 1.1.4 Giá trị văn hoá – dân tộc của thành ngữ tiếng Việt............................................ 16 1.2 Nghĩa biểu trưng và hình ảnh ảnh thực vật mang nghĩa biểu trưng trong thành ngữ tiếng Việt.......................................................................................................................... 16 1.2.1 Khái niệm nghĩa biểu trưng................................................................................ 16 1.2.2 Hình ảnh thực vật mang nghĩa biểu trưng trong thành ngữ tiếng Việt...............17 CHƯƠNG 2......................................................................................................................... 20 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THỐNG KÊ.................................................................................20 2.1 Kết quả thống kê, phân loại........................................................................................20 2.2. Sự phong phú của hình ảnh thực vật trong thành ngữ tiếng Việt..............................25 2.2.1 Hình ảnh được miêu tả đa dạng về cấu trúc....................................................... 25 2.2.2 Hình ảnh đa dạng về phạm vi biểu hiện..............................................................25 2.2.3 Hình ảnh thực vật được liên tưởng từ nhiều góc độ........................................... 26 CHƯƠNG 3......................................................................................................................... 31 MIÊU TẢ NGHĨA BIỂU TRƯNG CỦA THÀNH NGỮ CÓ CHỨA.................................31 HÌNH ẢNH THỰC VẬT TRONG TIẾNG VIỆT............................................................... 31 3.1 Ý nghĩa biểu trưng của hình ảnh thực vật trong thành ngữ tiếng Việt............................31 3.1.1 Ý nghĩa biểu trưng của hình ảnh thực vật trong thành ngữ so sánh......................31 3.1.2 Ý nghĩa biểu trưng của hình ảnh thực vật trong thành ngữ ẩn dụ...................... 34 3.2 Hình ảnh biểu trưng đa nghĩa trong thành ngữ...........................................................39 3.3 Hình ảnh đồng nghĩa biểu trưng.................................................................................41 KẾT LUẬN..........................................................................................................................44 PHẦẦN MỞ ĐẦẦU 1. Lí do chọn đềề tài 1.1 Thành ngữ là một bộ phận rất quan trọng trong hệ thống từ vựng của một ngôn ngữ. Nó là một loại đơn vị có số lượng lớn, đa dạng về cấu tạo và phong phú về nội dung. Cùng với sự phát triển của tiếng nói dân tộc, thành ngữ dần dần hình thành, được nhân dân sử dụng như một công cụ giao tiếp chung. Thành ngữ phản ánh những đặc trưng văn hoá của mỗi dân tộc, bao gồm các giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc đó. Qua thành ngữ có thể thấy rõ đặc điểm của lối nói, cách tư duy, đặc điểm văn hoá của người Việt về nhận thức và phản ánh thế giới. Thành ngữ không những góp phần làm phong phú vốn từ mà còn tạo nên những nét đẹp cho tiếng Việt về nhiều phương diện. Sử dụng thành ngữ đúng lúc, đúng cách sẽ đem dến hiệu quả giao tiếp bất ngờ, làm cho cả người nói và người nghe đều tâm đắc. Vì vậy, nghiên cứu thành ngữ luôn là một đề tài có ý nghĩa cả về lí luận và thực tiễn. 1.2 Trong giao tiếp, người Việt Nam rất thích sử dụng những lối nói bóng bẩy, có hình ảnh, mang tính hình tượng cho nên trong giao tiếp nói chung và trong các loại hình nghệ thuật nói riêng, thành ngữ được sử dụng rất nhiều. Vậy trong thành ngữ, người Việt đã sử dụng những loại hình ảnh nào, các hình ảnh dó mang ý nghĩa biểu trưng ra sao? Cũng vậy, chỉ xét các hình ảnh thực vật, có bao nhiêu hình ảnh thực vật được sử dụng trong thành ngữ và chúng mang ý nghĩa gì? Đó là một câu hỏi lí thú cần thiết phải trả lời khi nghiên cứu thành ngữ. Từ những lí do trên đây, chúng tôi lựa chọn đề tài “Ý nghĩa biểu trưng của hình ảnh thực vật trong thành ngữ tiếng Việt”. Chúng tôi hi vọng các kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ đóng góp thêm một góc nhìn mới đối với 1 việc nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt, từ đó góp phần làm phong phú thêm các kết quả nghiên cứu về thành ngữ tiếng Việt. 2 Lịch sử vấấn đềề Thành ngữ học được xem như là một khoa học về ngôn ngữ độc lập vì thành ngữ được lấy làm đối tượng nghiên cứu. Môn thành ngữ học xuất hiện đầu thế kỉ XX gắn liền với tên tuổi cảu nhà ngôn ngữ học Thuỵ Sỹ gốc Pháp Charle Bally, người đặt cơ sở khoa học cho sự cần thiết phải nghiên cứu những cụm từ cố định trong ngôn ngữ. Ngay từ lúc ra đời, vấn đề thành ngữ học đã được các nhà nghiên cứu khá quan tâm. Đầu tiên phải kể đến cuốn từ điển Hán Việt thành ngữ [5] của Bửu Cân, công bố năm 1933. Tiếp đó là tập Tục ngữ phong dao, tập sách này đã tập hợp hơn 6500 đơn vị, không phân biệt thành ngữ và tục ngữ. Tiếp tục hướng biên soạn này, hàng loạt từ điển thành ngữ, tục ngữ ra đời như Thành ngữ tiếng Việt [34]; Từ điển giải thích thành ngữ tiếng Việt [18]. Công trình đầu tiên có giá trị lớn trong việc chỉ ra những đặc điểm cơ bản nhất của thành ngữ là Việt Nam văn học sử yếu (1951) của nhà nghiên cứu văn học Dương Quảng Hàm. Tiếp đến là công trình của Vũ Ngọc Phan Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam [36]… Các tác giả đã chỉ ra được những đặc trưng riêng của thành ngữ thông qua việc so sánh với tục ngữ. Đó là những đặc trưng làm cơ sở đầu tiên cho việc nhận diện thành ngữ. Các đặc điểm cơ bản của thành ngữ cũng được đề cập đến trong các cuốn từ điển về thành ngữ như: Thành ngữ tiếng Việt [3]; Từ điển giải thích thành ngữ Việt Nam [18]; Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam[15]. Ngoài ra, trong các giáo trình, sách giáo khoa tham khảo về từ vựng và các vấn đề có liên quan, nhiều tác giả đã đề cập đến thành ngữ tiếng Việt với tư cách là đơn vị từ vựng, nêu lên những đặc trưng cơ bản về cấu tạo, ngữ nghĩa và chỉ ra những giá trị của thành ngữ trong sử dụng. Đó là các công trình như: Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại [41]; Từ và nhận diện từ [15]; Từ vựng – Ngữ nghĩa tiếng Việt [5]… Có thể nói các công trình này đã cung cấp cho chúng ta những kiến thức đại cương về thành ngữ. Và gần đây, tác giả Kiều Văn trong Tân từ điển thành ngữ tiếng Việt [42] cũng đã đề cập đến thành ngữ và những đặc trưng của nó. Ngoài ra, ta còn bắt gặp những công trình đề cập đến từng mặt, từng khía cạnh của thành ngữ trong các luận văn, luận án, tạp chí… của nhiều tác giả. Nhưng có lẽ công trình quy mô nhất, mang tính lí luận nhất, chuyên sâu nhất vẫn là Thành ngữ học tiếng Việt [21] của Hoàng Văn Hành. Ông không chỉ là người đầu tiên nêu lên một cách có hệ thống các đặc trưng và giá trị của thành ngữ mà còn đặt vấn đề xem thành ngữ là một đối tượng nghiên cứu độc lập và một ngành khoa học đó là Thành ngữ học. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều vấn đề mà các tác giả mới đang gợi mở và các công trình khác cũng chưa đi sâu nghiên cứu. Kế thừa các kết quả nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt, khóa luận của chúng tôi đi sâu nghiên cứu ý nghĩa biểu trưng của hình ảnh thực vật trong thành ngữ tiếng Việt. 3. Mục đích và nhiện vụ nghiền cứu 3.1 1 Mục đích: Trên cơ sở khảo sát, tập hợp các thành ngữ có xuất hiện hình ảnh thực vật, khoá luận chỉ ra nghĩa biểu trưng của những hình ảnh thực vật trong thành ngữ tiếng Việt, từ đó góp phần làm sáng tỏ những đặc trưng văn hoá, tư duy của người Việt. 3.2 2 Nhiệm vụ: - Tổng hợp các vấn đề lí thuyết lien quan đến đề tài - Khảo sát, thống kê và phân loại ngữ liệu - Phân tích nghĩa biểu trưng của hình ảnh thực vật trong thành ngữ tiếng Việt. 4. Đốấi tượng và phạm vi nghiền cứu 4.1. Đốối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là các hình ảnh thực vật và nghĩa của chúng trong tất cả các thành ngữ tiếng Việt có xuất hiện hình ảnh thực vật. 4.2 Phạm vi nghiên cứu: Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu, ngữ liệu được khảo sát trong Thành ngữ tiếng Việt [3], Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam [15]. 5. Phương pháp nghiền cứu Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng chủ yếu các phương pháp sau: Phương pháp thống kê, phân loại: Dựa trên cơ sở các tư liệu đã chọn, tôi tiến hành khảo sát, thống kê số lượng cụ thể các thành ngữ có chứa hình ảnh thực vật trong thành ngữ tiếng Việt, sau đó phân chia chúng thành các tiểu loại. Phương pháp phân tích, tổng hợp: Dựa vào kết quả thống kê và tỉ lệ trên, chúng tôi tiến hành phân tích nghĩa biểu trưng của hình ảnh thực vật trong thành ngữ tiếng Việt. Đồng thời tổng hợp và rút ra ý nghĩa của các hình ảnh thực vật và các sắc thái văn hoá của người Việt thông qua hình ảnh và nghĩa biểu trưng. Phương pháp so sánh – đối chiếu: So sánh, đối chiếu tỷ lệ, tần số xuất hiện giữa các hình ảnh thực vật cụ thể và nghĩa của chúng trong thành ngữ tiếng Việt. 6. Bốấ cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn bao gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lí luận Chương 2: Phân tích kết quả thống kê Chương 3: Miêu tả nghĩa biểu trưng của thành ngữ có chứa hình ảnh thực vật trong tiếng Việt. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1 1 Khái quát vềề thành ngữ 1.1.1 Khái niệm thành ngữ Trong tất cả các định nghĩa về thành ngữ, tôi thấy định nghĩa dưới đây của Hoàng Văn Hành là đầy đủ và dễ hiểu nhất, trong Thành ngữ học tiếng Việt [21] ông viết: “Thành ngữ là một loại tổ hợp cố định, bền vững về hình thái – cấu trúc, hoàn chỉnh, bóng bẩy về nghĩa, được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp thường ngày, đặc biệt trong khẩu ngữ”. 1.1.2 ặc điểm của thành ngữ 1.1.2.1 Đặc điểm kết cấu Thành ngữ là một tổ hợp từ cố định, bền vững về hình thái, cấu trúc. Tính ổn định, cố định về thành phần từ vựng và cấu trúc của thành ngữ được hình thành là do thói quen sử dụng của người bản ngữ. Đầu tiên nó vốn chỉ là một tổ hợp từ tự do nhưng trải qua bao thế hệ, chúng được con người sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần và ngày càng trở nên trau chuốt, uyển chuyển trong lời nói. Cùng với sự chuyển di nghĩa nhất định, nó đã được cộng đồng người bản ngữ ghi nhận và ưa dùng. Vì vậy, dạng ổn định của thành ngữ là dạng chuẩn, mang tính xã hội cao. Ví dụ: Cá đối bằng đầu, Dai như đỉa đói, Lên voi xuống chó,... Theo Hoàng Văn Hành, tính bền vững về hình thái – cấu trúc của thành ngữ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do thời gian mà ngữ nghĩa của các thành tố và quan hệ ngữ pháp giữa chúng bị mờ nhạt dần; cũng có thể là do các thành ngữ có nguồn gốc từ truyện cổ tích, truyền thuyết (Sư tử Hà Đông; Nợ như chúa Chổm,..) hay có thể do tính vần điệu, tính tiết tấu, quan hệ đối điệp của các từ trong thành ngữ; hoặc cũng có thể do tính thoả đáng về biểu thị, tính không bình thường về cú pháp... Tuy nhiên, cũng cần nói thêm rằng dạng chuẩn nói trên của thành ngữ không mang tính tuyệt đối bởi trong thực tế sử dụng thì dạng chuẩn ấy không phải là những quy tắc bất đi bất dịch mà ngược lại nó rất sống động, linh hoạt. Điều này không hề mâu thuẫn mà nó chỉ là một đặc tính riêng biệt của ngôn ngữ nói chung. 1.1.2.2 Đặc điểm ngữ nghĩa Thành ngữ có nghĩa hoàn chỉnh, bóng bẩy, giàu giá trị biểu cảm. Nghĩa của thành ngữ không suy ra từ tổng số nghĩa của các yếu tố tạo nên nó. Thành ngữ có khả năng biểu thị những khái niệm hoặc biểu tượng trọn vẹn về các thuộc tính, quá trình hay sự vật. Thành ngữ là những đơn vị định dạng của ngôn ngữ. Tuy nhiên, khác với những đơn vị từ vựng bình thường, thành ngữ là loại đơn vị định dạng bậc hai, nghĩa là nội dung của thành ngữ không hướng tới điều được nhắc đến trong nghĩa đen của các từ ngữ tạo nên thành ngữ mà chứa đựng một ý nghĩa khác được suy ra từ chúng. Ví dụ: thành ngữ Chuột chạy cùng sào không phải đơn thuần miêu tả con chuột chạy đến đoạn cuối của cây sào mà nói đến tình thế nguy kịch, lâm vào đường cùng, không lối thoát của con người. Đây chính là nghĩa bóng hay còn gọi là nghĩa biểu trưng được hình thành nhờ quá trình biểu trưng hoá. 1.1.2.3 Đặc điểm sử dụng Thành ngữ được dùng tương với từ. Trong câu, nó chỉ là một bộ phận cấu thành câu. Khi thành ngữ là một cụm từ cố định có giá trị tương đương với từ, nó có thể dùng độc lập trong câu. Ví dụ: Chính các nhà báo Mỹ cũng nói toạc móng heo âm mưa của Mỹ. (Hồ Chí Minh toàn tập, T6, Tr. 360) Thành ngữ trên được sử dụng tương đương từ (Nói toạc móng heo = nói thẳng) Khi thành ngữ được sử dụng vào làm một thành phần của một câu phức hợp thì nó đóng vai trò như một từ, một cụm từ, một mệnh đề. Ví dụ: Chào ông anh! Hôm nay trời đi vắng, rồng đến nhà tôm! Mời ông anh vào xơi bánh xốp. (Nguyễn Thị Ngọc Tú – “Đất làng”) 1.1.3 diện thành ngữ 1.1.3.1 Thành ngữ với tục ngữ Tục ngữ là câu nói ngắn gọn, thường có vần điệu, đúc kết tri thức, kinh nghiệm sống và đạo đức thực tiễn của nhân dân. Giữa tục ngữ và thành ngữ vừa có những điểm tương đồng với nhau, vừa có những điểm khác biệt với nhau. Cụ thể: a. Điểm tương đồng: Thành ngữ và tục ngữ có nhiều điểm giống nhau, chúng đều là những tổ hợp có sẵn, có cấu trúc bền vững, cố định, được xây dựng bằng các thủ pháp cách điệu nghệ thuật (đối xứng, so sánh ví von, điệp âm, láy âm...), nội dung ngữ nghĩa thường mang tính khái quát, hình ảnh, nghĩa bóng... b. Điểm khác biệt: Sự khác biệt giữa thành ngữ và tục ngữ được biểu hiện ở một số phương diện chính sau đây: Xét về mặt cấu tạo: Tục ngữ phần lớn có hình thức cấu tạo là một câu. Câu có thể là câu đơn như: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây..., cũng có thể là câu ghép như: Người có chí ắt phải nên, nhà có nền ắt phải vững; Rồng vàng tắm nước ao tù, người khôn ở với người ngu bực mình... Còn thành ngữ phần lớn có hình thức cấu tạo là một cụm từ, có thể là cụm danh từ (Mắt bồ câu...), có thể là cụm động từ (Chạy giống Bái Công; Chửi như tát nước vào mặt,...), hay cụm tính từ (Đen như quạ, Trắng như ngó sen,...) Vì vậy, nếu tục ngữ có khả năng đứng độc lập trong lời nói thì thành ngữ thường đi kèm trong lời nói, nó được dùng như một thành phần câu. Ví dụ: Có phải ngẫu nhiên mà, mặc dầu vừa mới chân ướt chân ráo tới cái thành phố này, Đức Hoàng thượng ư rất thông thái và đầy tâm hồn nghệ sĩ đã làm quen được ngay với nghệ sĩ nổi tiếng và một thi sĩ lừng danh rồi chăng? (Hồ Chí Minh toàn tập, T4, Tr 90) Tuy nhiên, cần phải nói thêm rằng cũng có nhiều trường hợp tục ngữ có cấu tạo hình thức là một cụm từ, lại có những thành ngữ có cấu tạo hình thức là một câu (Chó cắn áo rách; Chuột chạy cùng sào...), thậm chí là hình thức của câu ghép (Ông ăn chả, bà ăn nem; Thuyền đua, bè sậy cũng đua...). Vì vậy, để phân biệt rõ hơn hai loại đơn vị này, chúng ta phải xét thêm tiêu chí chức năng - ngữ nghĩa. Tục ngữ chuyển đến người nghe, người đọc một thông báo. Mỗi câu tục ngữ là một phán đoán, chứa đựng một nội dung tương đối trọn vẹn, biểu đạt một kết luận theo hình thức liên tưởng loại suy. Ví dụ: Chuồn chuồn bay thấp thì mưa Bay cao thì nắng bay vừa thì râm. Đây là câu tục ngữ thể hiện kinh nghiệm của nhân gian về thời tiết: Nhìn vào tầm bay của con chuồn chuồn mà co thể đoán biết được tiết trời hiện tại. Còn thành ngữ có tính chất hoàn chỉnh về nghĩa. Nó biểu thị những khái niệm dựa trên các hình ảnh, các biểu tượng cụ thể. Do đó, có thể nói nghĩa của thành ngữ là nghĩa định danh, nó có chức năng như một từ, tức gọi tên sự vật, hiện tượng, trạng thái, tính chất, đặc điểm hay biểu đạt một khái niệm... Ví dụ: Đầu voi đuôi chuột chỉ việc làm không cân đối, đề ra to tát, quy mô nhưng thực hiện thu nhỏ dần, kết quả ít. Như vậy xét về mặt chức năng ngữ nghĩa ta thấy: Tục ngữ là những câu khuyên răn về đối nhân xử thế, là những bài học về kinh nghiêm sản xuất, về thê giới tự nhiên hay đời sống xã hội bằng những câu nói ngắn gọn, súc tích. Nó là những phán đoán. Ngược lại, thành ngữ chỉ là những khái niệm miêu tả những hiện tượng tự nhiên và xã hội. Xét về mawth ý nghĩa logic thì chỉ thuần tuý tường thuật lại một sự việc chứ ít hướng đến mục đích giáo dục tri thức hay đạo đức, kinh nghiệm cho con người. Nội dung của thành nhữ thường nghiêng về những hiện tượng có tính chất cụ thể, riêng lẻ, còn nội dung của tục ngữ thường là những hiện tượng có tính chất khái quát. 1.1.3.2 Thành ngữ với cụm từ tự do Cụm từ tự do là một tổ hợp hay kết cấu được lâm thời tạo ra trong quá trình giao tiếp và mang tính cá nhân. Giữa cụm từ tự do và thành ngữ có điểm tương đồng và điểm khác biệt. Tuy nhiên, giữa chúng phần lớn là điểm khác biệt. a. Nét tương đồng: Thành ngữ và cụm từ tự do đều là những tổ hợp từ hoạt động với tư cách là một bộ phận cấu thành câu. b. Nét khác biệt: Về mặt cấu trúc: Thành ngữ là cụm từ cố định có cấu trúc bền vững. Thành ngữ không phải do con người tuỳ tiện tạo ra mà đã được hình thành trong lịch sử. Chúng là những đơn vị có sẵn như những từ trong ngôn ngữ với mức độ khác nhau đã mất đi tính độc lập và tổ hợp thành một kết cấu hoàn chỉnh. Vì thế, chúng ta không thể tuỳ ý thêm ớt hay thay đổi trật tự các yếu tố trong thành ngữ. Ví dụ: Mẹ tròn con vuông; Tay làm hàm nhai, ... Còn cụm từ tự do là những nhóm từ kết hợp tạm thời theo quy luật ngữ pháp để miêu tả một sự vật, hiện tượng hay khái niệm nào đó. Ví dụ: Ngôi nhà mới của tôi, chạy nhanh lắm,... Cụm từ tự do không tồn tai sau khi đã hoàn thành việc trao đổi tư tưởng. Mỗi khi cần đến, chúng ta lại dùng những từ trong cụm từ đó để kết hợp với các từ khác tạo ra những cụm từ mới. Về mặt ý nghĩa Thành ngữ thường mang nghĩa biểu trưng. Ý nghĩa ấy không suy ra trực tiếp từ các yếu tố tạo thành mà là ý nghĩa tổng hợp của toàn bộ các yếu tố có trong thành ngữ. Ví dụ: thành ngữ Ăn cháp đái bát nói đến hành động vô ơn, bội bạc của con người. Đây là nghĩa tổng hợp toát lên từ tổ hợp. Còn cụm từ tự do: mỗi từ đều mang một nghĩa độc lập, tức nghĩa của cụm từ là do nghĩa của từng từ một hợp lại. Ví dụ: 1, Rất mệt ( trong đó rất là từ chỉ mức độ, mệt là từ chỉ trạng thái) 2, Ngôi nhà mới ( trong đó ngôi nhà là từ chỉ sự vật, mới là từ chỉ tính chất của sự vật) Về mặt âm điệu, tiết tấu của toàn cấu trúc Thành ngữ thường mang âm điệu du dương, có nhạc điệu có vần điệu. Đặc điểm này thể hiện rõ nhất ở các thành ngữ đối xứng. Ví dụ: Ba chìm bảy nổi; Chân lấm tay bùn; Nhà cao cửa rộng;... Còn cụm từ tự do là sự kết hợp của các từ nên âm điệu của nó tuỳ thuộc vào ngữ cảnh cụ thể mà nó xuất hiện. Nhờ tuân thủ một số nguyên tắc nêu trên nên thành ngữ tiếng Việt thường ngắn gọn, súc tích, dễ học, dễ nhớ. Vì vậy, nhân dân ta từ xưa đã có thói quen vận dụng thành ngữ vào trong lời ăn tiếng nói hàng ngày để làm tăng thêm giá trị biểu cảm cho lời nói. Đặc biệt, trong văn học rất nhiều nhà văn, nhà thơ (tiêu biểu là Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh...) rất ưa dùng thành ngữ trong các sáng tác của mình và trên thực tế, việc vận dụng đó của các tác giả đạt được hiệu quả nghệ thuật rất cao. 1.1.3.3 Thành ngữ với quán ngữ Quán ngữ là tổ hợp từ cố định đã dùng lâu thành quen, nghĩa có thể suy ra từ nghĩa của các yếu tố tạo thành. Nó được coi là đơn vị ngôn ngữ trung gian giữa thành ngữ và cụm từ tự do. Do đó, bên cạnh điểm tương đồng thì quán ngữ và thành ngữ cũng có những điểm khác biệt nhau. a. Nét tương đồng: Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ đều thừa nhận thành ngữ và quán ngữ đều thuộc cụm từ cố định, chúng là những đơn vị có sẵn trong hệ thống từ vựng của một ngôn ngữ. Cả hai đều được cấu tạo từ một tập hợp các từ đơn có kết cấu vững chắc, ổn định, bất biến và có ý nghĩa hoàn chỉnh. b. Nét khác biệt: Về mặt hình thức Thành ngữ thường có kết cấu cân xứng hài hoà về số lượng các âm tiết cũng như vần, thanh... Ví dụ: Ba đầu sáu tay; ra môn ra khoai... Thành ngữ chủ yếu được cấu tạo từ những thực từ biểu thị những sự vật, hiện tượng, hoạt động, tính chất...cụ thể. Còn quán ngữ có hình thức cấu tạo gần với cụm từ tự do nên tính cân đối hài hoà về âm, vần... rất thấp. Quán ngữ chủ yếu được cấu tạo từ các yếu tố gồm cả thực từ và hư từ. Ví dụ: Tóm lại; Chính vì vậy; Nói tóm lại... Về ý nghĩa Thành ngữ được dùng với nghĩa bóng, nghĩa của thành ngữ có tính biểu trưng, tính hình tượng, bóng bẩy... rất cao. Đó là ý nghĩa tổng hợp chung của tất cả các yếu tố cấu thành chúng Ví dụ: Lòng lang dạ thú chỉ sự độc ác, tàn nhẫn, không có lương tâm (nghĩa bóng). Về chức năng Thành ngữ có chức năng như từ, mang nghĩa định danh (tức gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm, hoạt động, tính chất... trong thực tế khách quan). Trong câu, nó có thể thay thế cho từ và có thể kết hợp với từ để tạo câu. Còn quán ngữ là những cụm từ có sẵn được dùng lặp đi lặp lại trong các văn bản, ngôn bản có tác dụng liên kết, đưa đẩy, rào đón, chuyển ý... hay tạo tình huống giao tiếp, nhấn mạnh một nội dung cần diễn đạt nào đó. Mỗi phong cách thường sử dụng những quán ngữ riêng. Chẳng hạn những quán ngữ như: Của đáng tội; Nói hỗn phép; Nói xin lỗi,... thường dùng trong phong cách hội thoại. Còn những quán ngữ như: Nói tóm lại; Tóm lại; Nói cách khác... thường dùng trong phong cách viết. Tuy nhiên, cũng cần nói thêm rằng trong thực tế có một số quán ngữ giống với thành ngữ ở lời biểu đạt giàu hình ảnh, gợi hình tượng biểu cảm nên nó vẫn có thể tạo nên được những sắc thái riêng cho câu khi sử dụng. Như vậy, có thể nói rằng về hình thức và ý nghĩa, quán ngữ rất giống với cụm từ tự do nhưng do chúng là những đơn vị rất cần thiết và thường xuyên được sử dụng trong quá trình giao tiếp của con người như một đơn vị có sẵn nên quán ngữ được xem như là đơn vị trung gian giữa cụm từ tự do và ngữ cố định. 1.1.3.4 Thành ngữ với từ ghép Từ ghép là từ được tạo bởi hai tiếng trở lên và có quan hệ với nhau về ngữ nghĩa. Cũng giống như tục ngữ, cụm từ tự do, quán ngữ thì giữa từ ghép và thành ngữ cũng mang những điểm trương đồng và khác biệt với nhau. a. Nét tương đồng: Thành ngữ và từ ghép có những điểm giống nhau là chúng đều thuộc cấp độ từ, đều có ý nghĩa tương đối hoàn chỉnh. Khảo sát các thành ngữ và so sánh với từ ghép, ta thấy chúng đều có hai quan hệ cơ bản đó là quan hệ đẳng lập và quan hệ chính phụ. Ví dụ: Thành ngữ Mẹ gà con vịt (quan hệ đẳng lập); Gãi đúng chỗ ngứa (quan hệ chính – phụ) Từ ghép quần áo (quan hệ đẳng lập); xe đạp (quan hệ chính – phụ) b. Nét khác biệt: Về mặt kết cấu Thành ngữ chưa được từ vựng hoá đến mức như từ ghép. Thành tố của thành ngữ tuy đã mất tính độc lập về nghĩa nhưng vẫn còn giữ địa vị của một từ. Đối với từ ghép, trật tự các thành tố rất bền vững. Ví dụ: Máy bay, tàu hoả, xe đạp,... ta không thể thay đổi trật tự hay thêm bớt các yếu tố trong đó. Còn đối với thành ngữ, trong một số trường hợp chúng ta vẫn có thể thêm bớt hay thay đổi vị trí một yếu tố nào đó mà ý nghĩa của tổ hợp vẫn không đổi. Ví dụ: Ba chìm bảy nổi Bảy nổi ba chìm (Đảo trật tự) Dai như đỉa Dai như đỉa đói (Thêm yếu tố) Ăn bữa nay lo bữa mai Ăn bữa hôm lo bữa mai (Thay yếu tố) Công như công dã tràng Công Dã Tràng ( Bớt yếu tố) Về nghĩa Nghĩa của thành ngữ nói chung không thể suy trực tiếp từ nghĩa của những yếu tố cấu thành nó. Ví dụ: Hoa tàn nhuỵ rữa chỉ người phụ nữ không còn trinh tiết, sắc đẹp tàn tạ Các thành ngữ: Không đội trời chung; Thâm gan tím ruột; ... cũng tương tự như thế. Còn nghĩa của hầu hết các từ ghép là nghĩa kết hợp của các thành tố. Ví dụ: Cha mẹ; Máy cà; Xe đạp;... Từ ghép thường chỉ có một nghĩa (không có nghĩa bóng) còn trong thành ngữ có từ có nghĩa chính, có từ có nghĩa phụ. Ví dụ: thành ngữ Lòng lim dạ sắt thì lim và sắt cùng chỉ nghĩa phụ. Mặt khác, so với nghĩa của từ ghép thì nghĩa của thành ngữ dễ được cắt nghĩa từ nguyên hơn. Ví dụ: Nợ như chúa Chổm được cắt nghĩa bằng hình tượng lịch sử. Đó là về chúa Nôm, tức vua Trang – tôn Hậu Lê trước khi lên làm vua nợ rất nhiều nên người đời gọi là chúa Chổm. Vì thế thành ngữ Nợ như chúa Chổm có nghĩa là nợ nhiều. Từ ghép có khả năng diễn đạt đồng thời quan hệ chủng và loại, có cả phương diện chung lẫn phương diện riêng ( đối với từ ghép chính phụ). Ví dụ: từ Máy sấy vừa biểu thị tổng loại máy nói chung lại vừa biểu thị một loại máy cụ thể có công dụng là dùng để sấy (lương thực, thực phẩm hay các vật dụng khác). Còn thành ngữ không có khả năng trên mà chỉ biểu thị một sắc thái ngữ nghĩa cụ thể, nêu bật một khía cạnh nào đó của đặc điểm tính chất... được nói tới. Ví dụ: thành ngữ Nhanh như thổi không biểu thị khái niệm nhanh nói chung với mọi sắc thái biểu hiện của nó mà chỉ nói lên sự phát triển nhanh như được thổi phồng lên. Nó được phân biệt với các thành ngữ tương đương khác như: Nhanh như chớp; Nhanh như cắt; ... Như vậy, thành ngữ thuộc cấp độ từ nhưng cũng có nhiều điểm khác biệt với từ. Trên đây chỉ là những điểm nổi bật làm cơ sở để chúng ta phân định thành ngưc và từ ghép. 1.1.4 Giá trị văn hoá – dân tộc của thành ngữ tiêống Việt Thành ngữ tiếng Việt chủ yếu biểu thị những hiện tượng thuộc đời sống sinh hoạt của con người như cách sống, phương thức đối nhân xử thế, tính cách, phẩm hạnh con người Việt,.. Những hiện tượng này mang đậm nét đặc trưng văn hóa dân tộc Việt nên không nhằm lẫn với đặc trưng văn hóa của các nước khác. Việt Nam là một nước nông nghiệp, những hình ảnh gợi ra trong các thành ngữ cũng chính là những hình ảnh có liên quan với nền sản xuất nông nghiệp, ví dụ: Cày sâu cuốc bẫm; Chân lấm tay bùn; Dầm mưa dãi nắng; Đồng chua nước mặn;… Thành ngữ tiếng Việt còn ẩn chứa những đặc điểm của lịch sử dân tộc, ví dụ: Con rồng cháu tiên; Con hồng cháu lạc; Nợ như chúa chổm;… Nó phản ánh phong tục, tập quán, lối sống của người Việt, ví dụ: Có voi đòi tiên; Mẹ chồng nàng dâu; Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó;… Trong thành ngữ tiếng Việt còn ẩn tàng những tri thức về văn hóa hình thành vào những thời kì lịch sử nhất định, ví dụ: Bới lông tìm chim; Lá thắm chỉ hồng; Mạt cưa mướp đắng… Tính dân tộc còn thể hiện ở việc lựa chọn hình ảnh biểu trưng. Đó có thể là hình ảnh của những đồ vật như “chén, chăn - gối, áo,…”, hay những cái cây “chanh, mướp,…”, hoặc những con vật như “trâu, mèo, ốc, cò,…”. Chính từ những hình ảnh quen thuộc mà chúng ta có cách tiếp cận tìm hiểu dễ dàng. Tất cả là những nét đặc trưng mang đậm màu sắc của quê hương, xứ sở người Việt trong xã hội nông nghiệp xưa, được quan sát một cách tài tình. 1.2 Nghĩa biểu trưng và hình ảnh ảnh thực vật mang nghĩa biểu trưng trong thành ngữ tiềấng Việt. 1.2.1 Khái niệm nghĩa biểu trưng Nghĩa biểu trưng của thành ngữ là toàn bộ những ý nghĩa, những ý niệm khái quát từ hình ảnh hoặc sự vật, sự việc cụ thể được miêu tả, được nói tới trong thành ngữ. Nội dung của thành ngữ là sự thống nhất của hai ý nghĩa, trong đó nghĩa đen là nền tảng, là cơ sở để suy ra nghĩa bóng (nghĩa biểu trưng), còn nghĩa bóng vừa là nội dung, vừa là mục đích của sự biểu trưng. 1.2.2 Hình ảnh thực vật mang nghĩa biểu trưng trong thành ngữ tiêống Việt Hình ảnh biểu trưng chính là hình ảnh có ý nghĩa biểu trưng, nó tạo nên giá trị biểu trưng cho thành ngữ. Bởi vậy, khi nói hình ảnh thực vật mang ý nghĩa biểu trưng trong thành ngữ tiếng Việt thì phải hiểu rằng bản thân thực vật đó không có “nghĩa vụ” là luôn biểu trưng cho một đặc điểm, tính chất, thuộc tính cụ thể nào đó của con người mà đó là con người đã “gán” cho nó do nó có những đặc điểm tương đồng. Chẳng hạn, rau hẹ khi nấu có đặc điểm là quấn vào nhau và có mùi đặc trưng không thể lẫn với các thứ rau khác. Từ đó, người đã lấy đặc điểm mùi vị của rau hẹ phản ánh vào thành ngữ Rối như canh hẹ hoặc Rành rành như canh nấu hẹ. Vì vậy, đi tìm hiểu giá trị biểu trưng của hình ảnh thực vật trong thành ngữ tiếng Việt chính là tìm ra những giá trị ngữ nghĩa mà con người đã lựa chọn và gán cho chúng theo cách cảm nhận riêng của họ. Tất nhiên, sự cảm nhận ấy phải dựa trên những cơ sở nhất định mà trước hết là dựa vào những đặc điểm nổi bật của mỗi thực vật, các đặc điểm đó phải có sự tương ứng với những đặc điểm của con người và cho phép người tiếp nhận liên tưởng đến nghĩa biểu trưng, bởi muốn tạo ra nghĩa để người ta có thể hiểu được thì giữa hình ảnh và bản chất của sự vật phải có sự tương đồng. Dựa vào sự tương đồng đó, cùng với quá trình nhận thức, suy diễn, liên tưởng của tư duy con người cho phép con người hình dung thực vật trong thành ngữ ấy biểu trưng cho đặc điểm gì, thuộc tính, tính chất… gì của con người. Ví dụ: Đen như củ súng; Trắng như ngó cần;...
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất