Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xu thế phát triển của phát thanh phi truyền thống tại việt nam (khảo sát trường ...

Tài liệu Xu thế phát triển của phát thanh phi truyền thống tại việt nam (khảo sát trường hợp viettel radio và tuổi trẻ online)

.PDF
4
276
138

Mô tả:

Xu thế phát triển của phát thanh phi truyền thống tại Việt Nam (khảo sát trường hợp Viettel radio và Tuổi trẻ online) Phạm Thị Huệ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Luận văn ThS. ngành: Báo chí học; Mã số: 60 32 01 Người hướng dẫn: TS. Đặng Thị Thu Hương Năm bảo vệ: 2013 Abstract. Tổng quan cái nhìn toàn cảnh về nền công nghiệp phát thanh hiện nay. Trình bày một số xu thế phát triển của phát thanh hiện đại, chỉ ra 4 xu hướng phát triển chính, gồm phát thanh công nghệ số, phát thanh qua di động, phát thanh Internet, phát thanh bằng hình ảnh. Điểm khác biệt cơ bản nhất so với phát thanh truyền thống là phương thức phát sóng, và sự tương thích về công nghệ, thiết bị mang tính chất quyết định. Nghiên cứu 2 hình thức phát thanh phi truyền thống là phát thanh Internet và phát thanh trên di động thông qua khảo sát Tuổi trẻ Radio và Viettel Radio, chỉ ra những điểm khác nhau căn bản với phát thanh truyền thống, thế mạnh vượt trội của các hình thức phát thanh mới này. So sánh, đối chiếu để thấy điểm giống và khác nhau trong quy trình sản xuất, kết cấu chương trình, đối tượng công chúng… của phát thanh Internet và phát thanh trên di động, từ đó rút ra đặc trưng riêng của từng phương thức. Tiến hành khảo sát công chúng nghe phát thanh qua di động và internet, sự đánh giá của thính giả đối với các chương trình phát sóng, nhu cầu của công chúng… Đồng thời đánh giá những ưu, nhược điểm của Tuổi trẻ Radio và Viettel radio. Có thể nói, tuy là một mảnh đất nhiều hứa hẹn, song sự phát triển của phát thanh trên di động và phát thanh internet ở nước ta vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của Viettel Radio và Tuổi trẻ Radio nói riêng, cũng như để phát triển phát thanh phi truyền thống ở Việt Nam nói chung. Keywords. Báo chí học; Phát thanh; Viettel radio; Tuổi trẻ online Content 1.Lý do chọn đề tài Phát thanh đang phải đối mặt với những cạnh tranh rất lớn trong thời đại bùng nổ truyền thông. Tuy nhiên, một số lợi thế sẵn có của phát thanh vẫn được công chúng ghi nhận. Trên thế giới, phát thanh chuyển mình phát triển mạnh mẽ theo 4 xu thế phát triển của phát thanh hiện đại, gồm phát thanh số, phát thanh internet, phát thanh bằng hình ảnh và phát thanh trên di động. Các hình thức phát thanh phi truyền thống với những thế mạnh riêng này, đã và đang làm thay đổi diện mạo của nền công nghiệp phát thanh, đưa phát thanh đến gần hơn với thính giả, làm hài lòng công chúng từ những nhu cầu riêng tư nhất. Tại Việt Nam, hai hình thức phát thanh phi truyền thống là phát thanh internet và phát thanh trên di động đã manh nha phát triển và có một số kết quả bước đầu đáng ghi nhận. Đi tiên phong phải kể tới Viettel – mạng di động đầu tiên khai thác phát thanh trên di động, hay VietNamNet, Tuổi trẻ online – những trang báo trực tuyến thử nghiệm xây dựng và phát triển Radio Online. Có thể nói, phát thanh phi truyền thống là hướng đi mới giàu tiềm năng ở nước ta. Nó mang lại sự tiện ích cho công chúng trong quá trình tiếp nhận thông tin: nhanh chóng, chủ động và tính tương tác cao. Nếu được quan tâm, chú trọng đầu tư thì chắc chắn các mô hình này sẽ được nhân rộng và phát triển. Chính vì thế, tôi quyết định lựa chọn đề tài: Xu thế phát triển của phát thanh phi truyền thống tại Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp của Viettel Radio và Tuổi trẻ Online) làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài Trong quá trình tìm hiểu tư liệu cho luận văn, tôi nhận thấy có những nghiên cứu đáng chú ý như: Luận văn thạc sỹ của tác giả Vũ Trà My (năm 2001) với đề tài: Nâng cao hiệu quả của các chương trình phát thanh, Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Sơn Minh (năm 2002) với đề tài Phát thanh trên mạng Internet, Luận văn của tác giả Nguyễn Thị Thúy Bình (năm 1999) với đề tài: Ứng dụng truyền thông đa phương tiện trên báo trực tuyến của các cơ quan phát thanh truyền hình, Các luận văn của tác giả Đồng Mạnh Hùng (Đổi mới, nâng cao chất lượng chương trình thời sự đài TNVN), của tác giả Phạm Nguyên Long (Đổi mới và nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh Kinh tế của đài TNVN), khóa luận tốt nghiệp “Tìm hiểu mô hình phát thanh trên điện thoại di động sử dụng công nghệ 3G. Nghiên cứu trường hợp Viettel Radio” của Vũ Thị Thùy Linh… Đây là những tư liệu giá trị giúp tác giả luận văn có cơ sở bước đầu quan trọng trong nghiên cứu của mình. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Do hạn chế về thời gian, luận văn tập trung khảo sát phát thanh trực tuyến của Tuổi trẻ Online và các chương trình Radio trên Mobile 3G của Viettel trong 9 tháng, từ 1/9/2010 đến 31/05/2011. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn nhằm đưa đến một cái nhìn tổng quan về nền công nghiệp phát thanh Việt Nam hiện nay, trong đó có sự phát triển mạnh mẽ của các hình thức phát thanh phi truyền thống. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích mô hình phát thanh trên Internet qua các chương trình Radio trên Tuổi trẻ Online, phát thanh trên điện thoại di động sử dụng công nghệ 3G của Viettel Radio, luận văn hi vọng sẽ chỉ ra được những đặc trưng riêng biệt, ưu điểm, hạn chế của hai dạng phát thanh này, đánh giá được giá trị của nó đối với người làm báo và giới truyền thông phát thanh Việt Nam. Tác giả luận văn cũng bước đầu đề xuất những cách thức và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả các phương thức phát thanh phi truyền thống. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Về mặt lý luận: Luận văn đã góp phần hệ thống hóa lý luận về phát thanh, phát thanh hiện đại, các phương thức sản xuất phát thanh hiện đại. Luận văn cũng chỉ ra những đặc trưng riêng biệt của hai hình thức phát thanh phi truyền thống là phát thanh trên di động và phát thanh Internet. Về mặt thực tiễn: Luận văn đi sâu tìm hiểu quy trình sản xuất, kết cấu chương trình, phương thức phát sóng của phát thanh trên di động và phát thanh qua Internet, khảo sát nhu cầu của công chúng nghe phát thanh và nhận xét của họ về phát thanh phi truyền thống. Qua phân tích, đánh giá nội dung cũng như số liệu, đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của Viettel Radio, Tuổi trẻ Media, đồng thời cũng là những đóng góp cho việc phát triển của phát thanh phi truyền thống ở Việt Nam hiện nay. 6. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó có phương pháp thu thập tài liệu, phân tích nội dung, so sánh, thống kê, tổng hợp… 7. Bố cục luận văn Luận văn chia làm 3 chương: Chương 1: Chương 1 cung cấp cái nhìn toàn cảnh về nền công nghiệp phát thanh hiện nay. Trong đó, phát thanh truyền thống đang đứng trước những thách thức vô cùng to lớn khi mà các loại hình báo chí cạnh tranh nhau ngày càng khốc liệt. Để tiếp tục tồn tại và phát triển, phát thanh buộc phải tìm lối đi riêng cho mình. Từ các so sánh, phân tích, đánh giá…có thể thấy phát thanh phi truyền thống ra đời là tấ t yế u của thời đa ̣i truyề n thông kỹ thuâ ̣t số . Chương 2: Chương 2 đi sâu nghiên cứu 2 hình thức phát thanh phi truyền thống là phát thanh Internet và phát thanh trên di động thông qua khảo sát Tuổi trẻ Radio và Viettel Radio, chỉ ra những điểm khác nhau căn bản với phát thanh truyền thống, thế mạnh vượt trội của các hình thức phát thanh mới này. Chương 3: Chương 3 tiến hành khảo sát công chúng nghe phát thanh qua di động và internet, sự đánh giá của thính giả đối với các chương trình phát sóng, nhu cầu của công chúng… Đồng thời đánh giá những ưu, nhược điểm của Tuổi trẻ Radio và Viettel radio. Tác giả luận văn cũng đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của Viettel Radio và Tuổi trẻ Media nói riêng, cũng như để phát triển phát thanh phi truyền thống ở Việt Nam nói chung. References 1. Nguyễn Thị Thúy Bình (1999), Ứng dụng truyền thông đa phương tiện trên báo trực tuyến của các cơ quan phát thanh truyền hình, Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ chuyên ngành Báo chí, khoa Báo chí – Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 2. Đức Dũng (2003), Lý luận báo phát thanh, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội. 3. Đài Tiếng nói Việt Nam – Phân viện Báo chí Tuyên truyền (2002). Báo phát thanh, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 4. Đài Tiếng nói Việt Nam (2000), 55 năm phát thanh đối ngoại, Hà Nội. 5. Đài Tiếng nói Việt Nam (1999), Tiếng nói Việt Nam với đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc, Hà Nội. 6. Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học kỹ thuật. 7. Hà Minh Đức (2000), Cơ sở lý luận báo chí – Đặc tính chung và phong cách, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 8. Vũ Quang Hào (2001), Ngôn ngữ báo chí, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 9. Vũ Văn Hiền - Đức Dũng (2007), Phát thanh trực tiếp, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 10. Đồng Mạnh Hùng (2001), Đổi mới nâng cao chất lượng chương trình Thới sự, đài TNVN, Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ ngành Báo chí, khoa Báo chí – Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 11. Đặng Thị Thu Hương (2002), Quản lý và kinh doanh báo chí trong cơ chế thị trường, Tạp chí Người làm báo 12. Đặng Thị Thu Hương (2002), Xu thế phát triển của phát thanh hiện đại, Tạp chí Người làm báo. 13. Đặng Thị Thu Hương (2009) Phát thanh trong cuộc cạnh tranh truyền thông đại chúng, Đề tài cấp Đại học Quốc gia Hà Nội 14. Đặng Thị Thu Hương (2010) Chức năng, nhiệm vụ của báo chí cách mạng Việt Nam trong tình hình mới, Tạp chí Người làm báo 15. Đinh Văn Hường – Dương Xuân Sơn – Trần Quang (1995), Cơ sở lý luận báo chí truyền thông, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 16. Khoa Báo chí – Đại học khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội (1996), Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiến, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 17. Khoa Báo chí – Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội (2001), Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, tập 4, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 18. Vũ Thị Thùy Linh (2011), Tìm hiểu mô hình phát thanh trên điện thoại di động sử dụng công nghệ 3G, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Báo chí, khoa Báo chí và Truyền thông – Đại học Quốc gia Hà Nội,Hà Nội. 19. Phạm Nguyên Long (2009), Đổi mới và nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh Kinh tế của đài TNVN, Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ ngành Báo chí, khoa Báo chí – Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 20. Nguyễn Sơn Minh (2002), Phát thanh trên mạng Internet, Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ ngành Báo chí, khoa Báo chí – Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 21. Vũ Trà My (2000), Nâng cao hiệu quả của các chương trình phát thanh, Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ ngành Báo chí, khoa Báo chí – Đại học Quốc gia Hà Nội. 22. Trần Quang (2005), Các thể loại báo chí chính luận, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 23. Dương Xuân Sơn (2004), Các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 24. Tạ Ngọc Tấn (1999), Từ lý luận đến thực tiễn báo chí, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội. 25. Hữu Thọ (1997), Nghĩ về nghề báo, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 26. Bạch Đình Vinh (1999), Những kiến thức cơ bản về mạng và Internet, NXB Hà Nội, Hà Nội. 27. Tài liệu tham khảo từ Internet www.vietnamnet.vn www.vnexpress.net www.vietnamjournalism.com www.vietteltelecom.vn www.mobitv.vn http://www.nghebao.com http://vov.vn http://Tuoitre.com.vn http://m.tuoitre.com
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất