Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng mô hình lý thuyết để phân tích ảnh hưởng của tiến bộ công nghệ và các y...

Tài liệu Xây dựng mô hình lý thuyết để phân tích ảnh hưởng của tiến bộ công nghệ và các yếu tố sản xuất đến tăng trưởng kinh tế

.PDF
64
73
123

Mô tả:

LUẬN VĂN: Xây dựng mô hình lý thuyết để phân tích ảnh hưởng của tiến bộ công nghệ và các yếu tố sản xuất đến tăng trưởng kinh tế Trong mục này chúng ta tập trung vào giả quyết những vấn đề cơ bản nhất của đề tài là xây dựng các mô hình để phân tích ảnh hưởng của tiến bộ công nghệ đến tăng trưởng kinh tế. Như vậy việc đầu tiên chúng ta phải làm là làm rõ các khái niệm về tăng trưởng kinh tế , tiến bộ công nghệ , hiệu quả sản xuất và mối quan hệ giữa chúng sau đó chúng ta sẽ lần lượt trình bày các mô hình l thuyết và chỉ ra khả năng ứng dụng chúng I. Mô hình hàm sản xuất cổ điển ước lượng ảnh hưởng của tiến bộ công nghệ đến tăng trưởng 1. Khái niệm trong mục này chúng ta sẽ trình bày vắn tắt các khái niệm cơ bản. 1.1. Tăng trưởng kinh tế và sự đóng góp của các nhân tố vào tăng trưởng kinh tế Định nghĩa: Sức tăng lên của sản phẩm thực tế của một nền kinh tế qua thời gian. Khả năng vật chất của một nền kinh tế để sản xuất nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn phụ thuộc vào các yếu tố như: (i). Tư liệu sản xuất tăng lên về cả lượng và chất; (ii). Lực lượng lao động tăng lên về lượng và chất; (iii). Tài nguyên thiên nhiên tăng lên về lượng và chất; (iv) . Việc sử dụng có hiệu quả các yếu tố đầu vào; (v) . Việc áp dụng và phát triển kỹ thuật mới và sản phẩm mới. Ngoài ra còn phụ thuộc vào yếu tố nữa là mức độ tổng cầu phải đủ cao để đảm bảo sử dụng hết các năng lực sản xuất tăng lên của nền kinh tế. nghĩa quan trọng của tăng trưởng kinh tế là ở chỗ nó góp phần vào sự thịnh vượng chung của cộng đồng vì nó cho phép cộng đồng có thể tiêu thụ thêm nhiều hàng hóa và dịch vụ đồng thời làm tăng thênm lượng hàng hóa và dịch vụ xã hội , như y tế , giáo dục …do đó cải thiện mức sống thự tế của cộng đồng. Sự tăng trưởng thường được đo bằng sự tăng lên của tổng sản phẩm quốc dân thực tế (GDP) hoặc tổng quốc dân đầu người qua thời gian. 1.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Định nghĩa: Tốc độ tăng trưởng kinh tế được định nghĩa là mức tay đổi tổng sản phẩm quốc dân được biểu thị bằng một tỷ số phần trăm trong một đơn vị thời gian chẳng hạn trong một qúy hay năm. Nếu nó được điều chỉnh theo mức lạm phát thì nó được gọi là tỷ lệ tăng trưởng kinh tế thực tế > Nếu tỷ lệ tăng trưởng giảm trong 2 qu liền thì người ta coi nền kinh tế đang có tình trạng suy thoái và nếu tăng trưởng tron 2 quý liền thì nền kinh tế được xem là đang phồn thịnh. 1.3. Tiến bộ công nghệ Định nghĩa: Một kiểu thay đổi kỹ thuật là sự dịch chuyển hàm sản xuất theo thời gian phản ảnh hiệu quả lớn hơn trong việc kết hợp các đầu vào. Nó được gọi là thay đổi kỹ thuật không được biểu hiện (disembodied) 1.3. Hiệu quả kinh tế (economic efficiency) Định nghĩa: Khả năng sản xuất ra một đơn vị hàng hóa với chi phí thấp nhất . Có ba loại hiệu quả: + Hiệu quả sản xuất (production efficiency): tức là sản phẩm được sản xuất với giá thành thấp nhất; + Hiệu quả phân bổ tài nguyên (allocative efficiency): tài nguyên được phân bổ có hiệu quả cho sản xuất ra hàng hóa , dịch vụ mà xã hội yêu cầu ; + Hiệu quả phân phối (distibutional efficiency ) :sản phẩm được phân phối sao cho người tiêu dùng , với thu nhập sẵn có của họ và với giá cả thị trường đã cho không thể đem ra chi tiêu theo một cách khác được 1.4. Định nghĩa Mô Hình Hàm sản xuất biên và hiệu quả kỹ thuật Các định nghĩa :Hàm sản xuất (hay đường giới hạn) mô tả mối quan hệ về mặt công nghệ giữa đầu vào và đầu ra của một quá trình sản xuất. Hàm sản xuất biên khác với hàm sản xuất ước lượng thống kê ở trên là ở chỗ chỗ hàm thống kê cho phép đầu ra của một số hãng có thể nằm phía trên hàm sản xuất ước lượng được trong khi điều này là không thể đối với đường giới hạn. Xét một qui trình sản xuất đơn giản trong đó có một đầu vào duy nhất (x) được sử dụng để sản xuất ra một đầu ra duy nhất (Y) ( Hình 1). Đường OF’ chính là đường giới hạn. Đường này nói lên mức sản lượng tối đa có thể đạt được tại mỗi mức đầu vào. Do đó, nó phản ánh trạng thái hiện tại của công nghệ trong ngành . Các hãng trong ngành đó sẽ sản xuất tại đường giới hạn nếu như hãng đạt được hiệu quả về kỹ thuật, hoặc là dưới đường giới hạn đó nếu như hãng không đạt được hiệu quả về kỹ thuật. Điểm A tượng trưng cho một điểm không hiệu quả trong khi đó điểm B và điểm C là những điểm hiệu quả. Hình 1: Đường giới hạn sản xuất Một hãng đang hoạt động tại điểm A là không hiệu quả bởi vì xét về mặt công nghệ hãng có thể tăng sản lượng đến mức tương đương với điểm B trên đồ thị mà không cần có thêm đầu vào. (hoặc là hãng có thể sản xuất ra một mức sản lượng như vậy nhưng cần ít đầu vào hơn, như điểm C trên đường giới hạn). Khoảng cách từ điểm sản xuất của hãng đến đường giới hạn khả năng sản xuất được coi là thước đo nói nên mức độ không hiệu quả của hãng. Một thước đo cơ bản đối với hoạt động của một hãng đó là năng suất yếu tố. Đây là tỷ lệ của đầu ra trên đầu vào. Tỷ lệ này mà càng lớn thì có nghĩa là sản xuất của hãng càng có hiệu quả. Hình 1 cũng cho biết sự khác biệt giữa hiệu quả kỹ thuật và năng suất yếu tố. Đường thẳng đi qua gốc toạ độ cho biết năng suất yếu tố tại mỗi đầu vào của hãng. Độ dốc của đường này Y/x cho biết năng suất của hãng. Nếu như hãng đang sản xuất tại điểm A dịch chuyển đến điểm hiệu quả B, đường năng suất đó sẽ dốc lên, điều này ngụ ý rằng năng suất sẽ cao hơn tại điểm B. Tuy nhiên nếu như bằng cách dịch chuyển đến điểm C, đường năng suất sẽ tiếp xúc với đường giới hạn và cho biết mức năng suất tối đa có thể đạt được là bao nhiêu. Điểm C là điểm quy mô sản xuất tối ưu. Hãng tuy đã đạt được hiệu quả về mặt công nghệ nhưng nó vẵn có thể tăng năng suất bằng cách khai thác hiệu quả theo qui mô. Tóm lại, hiệu quả kỹ thuật và năng suất yếu tố có ý nghĩa tương ứng về mặt ngắn hạn và dài hạn bởi vì việc gia tăng qui mô sản xuất của một hãng chỉ có thể đạt được trong dài hạn. Khi xem xét yếu tố năng suất theo thời gian, một yếu tố nữa tác động đến sự thay đổi năng suất, hay còn gọi là sự thay đổi công nghệ, có thể được tính đến. Điều này đòi hỏi phải có những tiến bộ về mặt công nghệ và được thể hiện bởi sự dịch chuyển lên trên của đường giới hạn sản xuất. Sự dịch chuyển này được mô tả ở Hình.2, khi mà sự dịch chuyển từ điểm B0 đến điểm A0 là có thể thực hiện được. Điều này hàm ý là có sự thay đổi về mặt hiệu quả theo yếu tố đầu vào X, trong khi đó thì sự dich chuyển đường giới sản xuất từ OF’0 ở kỳ 0 tới OF’1 ở kỳ 1được gọi là sự thay đổi về công nghệ. ở kỳ thứ nhất, mọi hãng đều có thể sản xuất ra nhiều sản lượng hơn tại mỗi mức đầu vào so với mức có thể đạt được tại kỳ 0. Chính vì thế nếu năng suất yếu tố của một hãng tăng qua từng năm thì sự tăng trưởng này không nhất thiết là do hiệu quả sản xuất tăng lên mà có thể còn do sự thay đổi về công nghệ và sự mở rộng quy mô sản xuất hoặc là sự kết hợp của cả ba yếu tố này. Do vậy, cả sự thay đổi về công nghệ và tính hiệu quả đều là những nhân tố quan trọng trong năng suất tổng yếu tố. Hình 2: Sự dịch chuyển đường giới hạn sản xuất Vấn đề đo lường tính hiệu quả bắt đầu từ Farrell (1957). Ông đã tổng hợp một số công trình nghiên cứu trước đó và đề xuất một phương pháp đo đơn giản về tính hiệu quả của hãng. Phương pháp này có thể áp dụng được cho nhiều đầu vào khác nhau. Farrell (1957) cho rằng tính hiệu quả của một hãng bao gồm hai yếu tố: thứ nhất là tính hiệu của của công nghệ, đặc trưng cho khả năng đạt mức sản lượng tối đa trên một số đầu vào nhất định; và thứ hai tính hiệu quả của phân bổ, đặc trưng cho việc phân bổ một cách tối ưu các nguồn lực dựa trên cơ sở các mức giá tương ứng và công nghệ nhất định. Tính hiệu quả của công nghệ, hay của năng suất, cần phải có hai yêu cầu cơ bản. Thứ nhất, tối thiểu hoá số lượng một đầu vào để sản xuất ra một lượng đầu ra nhất định trong khi vẫn giứ mức độ sử dụng các đầu vào khác là như cũ. Thứ hai, các đầu vào này được kết hợp sử dụng theo một cách thức duy nhất để tối thiểu hoá chi phí và điều này chỉ có thể đạt được bằng cách đem so sánh với giá cả của các yếu tố đầu vào khác dựa trên giả định công nghệ sản xuất có dạng hàm lồi chặt (Farrell, 1957). Tuy nhiên, khái niệm này chỉ mạng tính tương đối, điều này ngụ ý rằng một tổ chức kinh tế (hay một hãng sản xuất) cần phải được đem ra so sánh với một số tiêu chuẩn nhất định. Trong nghiên cứu này thì tiêu chuẩn sẽ là hàm sản xuất biên, hay còn gọi là đường tham chiếu hoặc đường chuẩn. Sau Forsund, Lovell và Schmidt (1980) cho rằng một hãng có kế hoạch sản xuất (Y0,x0), trong đó Y0 là một tập hợp các đầu ra và x0 là tập hợp các đầu vào. Với một hàm sản xuất nhất định f(.), kế hoạch đó sẽ được coi là hiệu quả về mặt công nghệ nếu như f(x0)=Y0 và sẽ là không hiệu quả nếu Y01, mọi (L,K). (22) Trong trường hợp này, tại bất kỳ mức đầu vào nào, nâng tất cả các đầu vào theo cùng một thừa số nhân cũng nâng đầu ra bởi cùng thừa số nhân đó. Khi đó định lý Euler về hàm thuần nhất suy ra rằng f f L K  f ( L, K ). L K (23) Điều kiện này suy ra, từ (22), khi giả định cạnh tranh hoàn hảo, rằng wL + rK = pf(L,K) (24) ở đây vế trái là tổng thu nhập, tổng của thu nhập lao động và thu nhập vốn, w và r tương ứng là là tỷ suất tiền công của lao động và vốn. Vế phải là giá trị của đầu ra, được cho bởi giá của đầu ra nhân với mức đầu ra. Như vậy, điều kiện (24) phát biểu rằng, với giả định cực đại lợi nhuận và cạnh tranh hoàn hảo, hàm sản xuất có hiệu quả không đổi theo quy mô hàm ý tổng thu nhập bằng tổng đầu ra. Kết quả này đôi khi được gọi là “định lý tổng cộng” (“adding-up theorem”). Tổng quát hơn, hàm sản xuất là thuần nhất dương bậc h nếu f(L, K) = h f(L,H), với mọi  > 1, mọi (L,K). (25) Trường hợp h=1 là trường hợp hiệu quả không đổi theo quy mô. Nếu hàm sản xuất là thuần nhất bậc h và h >1 thì nó thể hiện là có hiệu quả (toàn cục) tăng theo quy mô, trong khi nếu h < 1, nó thể hiện là có hiệu quả (toàn cục) giảm theo quy mô. Hàm sản xuất được gọi là thuần nhất nếu nó có thể được biểu diễn như y = F[g(L,K)], (26) ở đây F là một hàm đơn điệu tăng của một biến đơn và g là một hàm thuần nhất bậc một theo L và K. Như vậy, trường hợp thuần nhất bậc một của hàm sản xuất, như biểu thị bởi (22) là trường hợp đặc biệt của tính đồng dạng. Tính đồng dạng đảm bảo rằng tất cả các đường đồng lượng, như trong Hình1, là “ảnh phóng to xuyên tâm” của một đường đồng lượng đã cho, vì các đường đồng lượng qua một tia từ gốc toạ độ đã cho có cùng một độ dốc. Một thuộc tính quan trọng khác của các hàm sản xuất, bên cạnh thuộc tính về hoàn vốn theo quy mô là thuộc tính về khả năng thay thế của các đầu vào cho nhau. một thước đo cục bộ của khả năng thay thế là độ co giãn thay thế , được định nghĩa là tỷ số giữa tỷ lệ thay đổi trong tỷ số của các yếu tố đầu vào (gọi là “các tỷ lệ yếu tố”) với tỷ lệ thay đổi trong tỷ số của các sản phẩm biên (tỷ suất thay thế kỹ thuật biên tại mức đầu ra đã cho):  d ln( K / L) d ln( K / L)  . d ln( MPL / MPK ) d ln( MRTS LK ) (27) Trong định nghĩa này, tử số bao hàm tỷ số giữa vốn và lao động, trong khi mẫu số bao hàm tỷ số giữa sản phẩm biên của lao động với sản phẩm biên của vốn, bảo đảm rằng  là không âm. Với giả định cạnh tranh hoàn hảo và cực đại lợi nhuận, tỷ số giữa các sản phẩm biên là tỷ số giữa các giá cả yếu tố. Như vậy, dưới các giả thiết này  có thể được viết  d ln( K / L) d ( K / L)( K / L) ( w / r )d ( K / L)   . d ln( w / r ) d ( w / r )(w / r ) ( K / L)d ( w / r ) (28) Như vậy, độ co giãn thay thế là thước đo các tỷ lệ yếu tố thay đổi nhanh thế nào đối với một thay đổi trong các giá cả yếu tố tương đối. Do đó, nó là thước đo độ cong của các đường đồng lượng. Hình 3 minh hoạ  bằng cách chỉ ra các đường đồng lượng đối với mỗi trong hai hàm sản xuất. trong trường hợp này đường đồng lượng 1 thể hiện có độ co giãn thay thế lớn hơn so với đường đồng lượng 2, vì cùng một thay đổi trong giá cả yếu tố tương đối gây ra một thay đổi lớn hơn trong tỷ lệ các yếu tố, được chỉ ra bằng hình học như là sự thay đổi trong độ dốc của tia đi từ gốc toạ độ đến điểm tiếp xúc giữa đường đẳng phí và đường đồng lượng. Một trong những hàm sản xuất được sử dụng rộng rãi nhất trong ước lượng thực nghiệm là hàm sản xuất Cobb-Douglas, có dạng: y = A L  K (29) ở đây A,  và  là những tham số dương cố định. Chỉ định này đối với các hàm cầu với độ co giãn hằng số. Trong trường hợp này, các số mũ là độ co giãn của đầu ra theo mỗi đầu vào.   L y K y ,  , 0    1, 0    1,     1 y L y K (30) Tính không đổi của các độ co giãn này là một đặc tính của hàm sản xuất CobbDouglas, và các bất đẳng thức trên đảm bảo rằng các điều kiện trên thoả mãn. Tổng của các độ co giãn là bậc thuần nhất của hàm, vì f(L,K) = A(L) (K) = + ALK = + f(L,K). (31) Hàm Cobb-Douglas là tuyến tính theo logarit của các biến. Xét các nghiên cứu chéo (cross-section), hàm Cobb-Douglas đối với công ty thứ i, sau khi lấy logarit và cộng thêm số hạng nhiễu ngẫu nhiên để ui để giải thích cho các biến đổi trong năng lực kỹ thuật hoặc sản xuất của công ty thứ i, là: lnyi = a + lnLi + lnKi - ui (a = ln A). (32) ở đây giả định rằng các tham số  và  (và cả các giá cả) là như nhau đối với tất cả các công ty, những khác nhau giữa các công ty được thâu tóm bởi ui. Một cách để ước lượng các tham số a, , và  là ước lượng trực tiếp phương trình này, khi cho các số liệu về đầu ra yi, đầu vào lao động Li , và đầu vào vốn Ki. Vì các số liệu như thế thường không có sẵn, đặc biệt là số liệu về vốn, hàm này nói chung được ước lượng gián tiếp. Tuy nhiên, ngay cả nếu các số liệu này sẵn có, việc ước lượng trực tiếp (32) là một thủ tục hơi đáng nghi ngờ, vì các biến giải thích ln Li và lnKi là các biến nội sinh, được xác định cùng với ln yi, và không độc lập với số hạng nhiễu ngẫu nhiên, dẫn đến một vấn đề ước lượng các phương trình đồng thời, đặc biệt là biến giải thích nội sinh. Chúng cũng có khuynh hướng không độc lập với nhau, có thể dẫn đến vấn đề đa cộng tuyến. Hơn nữa, phương sai của số hạng nhiễu ngẫu nhiên không nhất thiết là hằng số, dẫn đến vấn đề không đồng phương sai. Cách tiếp cận cổ điển để ước lượng hàm sản xuất Cobb-Douglas là giả định cạnh tranh hoàn hảo và cực đại lợi nhuận, do đó các điều kiện ràng buộc áp dụng được. các điều kiện này đòi hỏi rằng năng suất biên bằng tiền công thực:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan