Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng hệ thống tổ chức đảng ở nam kỳ từ năm 1930 đến năm1945...

Tài liệu Xây dựng hệ thống tổ chức đảng ở nam kỳ từ năm 1930 đến năm1945

.PDF
111
87
85

Mô tả:

z LUẬN VĂN: Xây dựng hệ thống tổ chức Đảng ở Nam Kỳ từ năm 1930 đến năm1945 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1.Trong lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam (từ tháng 10 - 1930 đến tháng 2 - 1951 là Đảng Cộng sản Đông Dương) hơn 80 năm qua, thời kỳ 1930 - 1945 thể hiện đậm nét bản lĩnh cách mạng kiên cường, sức sống mãnh liệt, trí tuệ sáng tạo, sự trưởng thành vượt bậc của Đảng về tư duy chính trị, năng lực xác định đường lối cách mạng gắn kết với phương pháp chỉ đạo đấu tranh thực tiễn sát hợp điều kiện cụ thể của Việt Nam và xây dựng hệ thống tổ chức. Nhờ vậy, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta trong các cao trào đấu tranh cách mạng 1930 - 1931; 1936 - 1939; 1939 - 1945, tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám - 1945, giành độc lập, tự do, mở đường phát triển cho dân tộc trong thời đại mới. Hoạt động của Đảng trong 15 năm đấu tranh giành chính quyền (1930 1945) rất phong phú, có ý nghĩa hết sức to lớn về lý luận và thực tiễn đã thu hút nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, song đến nay, vẫn còn nhiều vấn đề, nhất là công tác xây dựng hệ thống tổ chức Đảng các cấp, trong đó có công tác xây dựng hệ thống tổ chức các cấp bộ Đảng ở Nam Kỳ chưa được làm sáng tỏ hoặc chưa được luận giải thấu đáo. 1.2. Trong điều kiện hoạt động bí mật, chưa nắm chính quyền, phải đối phó với sự đánh phá ác liệt của đối phương, việc xây dựng hệ thống tổ chức Đảng ở Nam Kỳ có vị trí đặc biệt quan trọng đối với năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ và sự thành bại của cách mạng ở khu vực này. Hiện thực cuộc vận động cách mạng giải phóng dân tộc trong thời kỳ 1930-1945 ở khu vực Nam Kỳ cho thấy, trong khi các Đảng bộ Bắc Kỳ, Trung Kỳ bị đánh phá và tan vỡ trong một thời gian dài, Đảng bộ Nam Kỳ, nhất là cơ quan lãnh đạo cấp xứ liên tục được khôi phục và duy trì hệ thống tổ chức. Nhờ xây dựng, khôi phục và phát triển hệ thống tổ chức Đảng các cấp từ Xứ uỷ, liên tỉnh uỷ đến các đảng bộ địa phương, Đảng bộ Nam Kỳ đã từng bước tạo dựng và đào luyện được đội quân cách mạng đông đảo, 2 rộng khắp trên địa bàn, lãnh đạo các phong trào đấu tranh sôi động của các tầng lớp nhân dân, để khi thời cơ đến, phát động cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền kịp thời ít đổ máu, góp phần to lớn vào thành công của cuộc Tổng khởi nghĩa trên cả nước, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Công tác xây dựng hệ thống tổ chức Đảng ở Nam Kỳ còn có vai trò đối với công cuộc khôi phục của cơ quan Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương cũng như đối với công tác xây dựng Đảng ở các khu vực khác, nhất là đối với Nam Trung Kỳ. Có nhiều thời đoạn, nhất là giai đoạn 1930-1935, các cơ quan lãnh đạo cấp tỉnh, liên tỉnh ở Nam Trung Kỳ hoạt động dưới sự lãnh đạo của Xứ uỷ Nam Kỳ rồi Liên địa phương chấp uỷ Nam Đông Dương. Bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác xây dựng hệ thống tổ chức Đảng ở Nam Kỳ từ năm 1930 đến năm 1945 cũng còn một số hạn chế trong xây dựng cơ quan lãnh đạo, trong đoàn kết thống nhất về tổ chức, trong bảo vệ Đảng.... Những thành tựu, những đặc điểm của quá trình xây dựng hệ thống tổ chức Đảng ở Nam Kỳ, sự chủ động sáng tạo cũng như những hạn chế trên đây cần phải được nghiên cứu, luận giải, đánh giá xác đáng. 1.3. Xây dựng Đảng về tổ chức gắn kết hữu cơ với hai mặt chính trị và tư tưởng của công tác xây dựng Đảng, là điều kiện không thể thiếu bảo đảm cho Đảng thống nhất ý chí và hành động, là nhân tố bảo đảm các mặt lãnh đạo của Đảng, nhất là việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng trong cuộc sống. Trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta xác định nhiệm vụ xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Để thực hiện tốt nhiệm vụ nâng cao năng lực, sức chiến đấu của Đảng, cần thiết phải nghiên cứu, đúc kết, vận dụng những kinh nghiệm lịch sử về xây dựng Đảng nói chung, về xây dựng hệt hống tổ chức và cán bộ trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền, trong đó có những kinh nghiệm về xây dựng hệ thống tổ chức Đảng, các cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng ở Nam Kỳ thời kỳ 1930 - 1945. 3 Nghiên cứu đề tài “Xây dựng hệ thống tổ chức Đảng ở Nam Kỳ từ năm 1930 đến năm1945” để phản ánh hiện thực xây dựng hệ thống tổ chức, nhân sự các cấp uỷ ở Nam Kỳ, soi tỏ thêm đặc điểm, tổ chức, hoạt động của các cấp bộ Đảng, của các nhân vật lịch sử của Đảng ở khu vực này trong quá trình vận động cách mạng trước khi trở thành một đảng cầm quyền; đúc kết kinh nghiệm xây dựng, bảo vệ hệ thống tổ chức Đảng để cung cấp thêm những luận cứ khoa học cho công tác xây dựng tổ chức Đảng hiện nay; góp phần bác bỏ những luận điệu xuyên tạc, hiệu chỉnh những nhận định sai lạc, thiên kiến về vai trò lãnh đạo của Đảng thời kỳ 1930 - 1945. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Đây là vấn đề đã được đề cập ở những mức độ, phạm vi và góc độ khác nhau trong các công trình nghiên cứu lịch sử Đảng, lịch sử dân tộc, ở các cơ quan nghiên cứu Trung ương và địa phương. Nó cũng được một số nhà nghiên cứu nước ngoài, hoặc người Việt Nam ở nước ngoài xem xét. 2.1. Ngay từ thập kỷ 30 thế kỷ XX, trong các dịp kỷ niệm thành lập Đảng hằng năm, những nhà lãnh đạo hay lý luận của Đảng đã công bố nhiều bài viết trên báo chí của Quốc tế Cộng sản và của Đảng Cộng sản Đông Dương phản ánh về lịch sử và truyền thống đấu tranh của Đảng, trong đó có đề cập đến công tác xây dựng hệ thống tổ chức, cơ quan lãnh đạo của Đảng ở Nam Kỳ. Đáng chú ý nhất là tài liệu Lược thảo Lịch sử phong trào cộng sản Đông Dương của tác giả Hồng Thế Công (tức Hà Huy Tập) thực hiện năm 1933, hàm chứa nhiều vấn đề lịch sử về sự ra đời của Đảng, trong đó có đề cập đến Đảng bộ Nam Kỳ. Tuy nhiên, tác phẩm ít chú ý phân tích sâu về mặt tổ chức; giới hạn nghiên cứu cũng dừng lại ở những năm đầu của thập kỷ 30 thế kỷ XX. Từ năm 1960, thực hiện chủ trương tăng cường công tác tổng kết kinh nghiệm và viết Lịch sử Đảng của Đại hội Đảng lần thứ III (9-1960), nhiều công trình nghiên cứu về Lịch sử Đảng được tiến hành. Những công trình nghiên cứu của Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương (nay là Viện Lịch sử Đảng), đặc biệt là tác phẩm Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (Sơ thảo), Tập I (1920-1954), Nxb Sự thật, Hà Nội, 1981, khi đề cập đến tổ chức Đảng đã nêu một số nội dung về 4 chủ trương chỉ đạo của Đảng đối với công tác xây dựng hệ thống tổ chức Đảng, trong đó có đề cập đến Đảng bộ Nam Kỳ. Một số giáo trình về lịch sử Đảng của Trường Chuyên khoa lịch sử Đảng (cũ), của Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh), của Viện Lịch sử Đảng, của Bộ Giáo dục và Đào tạo khi trình bày thời kỳ 1930 - 1945 đã đưa ra một nhận xét khái lược về công tác tổ chức của toàn Đảng, bao gồm cả Đảng bộ Nam Kỳ. Nhìn chung, những công trình trên mới dừng lại ở việc nêu chủ trương chỉ đạo của Đảng, những kinh nghiệm chung về xây dựng tổ chức; hệ thống tổ chức Đảng ở Nam Kỳ, cơ cấu thành phần, xứ uỷ và liên tỉnh uỷ ở Nam Kỳ chưa được đề cập hoặc rất vắn tắt; phương pháp gây dựng các tổ chức trên chưa được tìm hiểu thấu đáo. Một số chuyên khảo về công tác tổ chức của Đảng, như Nguyễn Hữu Tri, Nguyễn Thị Phương Hồng, Một số vấn đề đổi mới tổ chức bộ máy Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004; Trung tâm nghiên cứu về tổ chức, Lịch sử công tác tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930 - 2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005....trong khi trình bày những vấn đề lý luận xây dựng Đảng về tổ chức, những quan điểm, chủ trương, sự lãnh đạo của Đảng về công tác tổ chức (bao gồm cả tổ chức nội bộ Đảng, tổ chức đoàn thể quần chúng, tổ chức thực hiện đường lối của Đảng) qua các thời kỳ đã đề cập đến việc xây dựng các cấp uỷ Đảng nói chung, trong đó có các cấp uỷ ở Nam Kỳ; tuy nhiên chưa đi sâu nghiên cứu về tổ chức Đảng ở khu vực Nam Kỳ thời kỳ 1930 - 1945. Trong những năm gần đây, trên Tạp chí Lịch sử Đảng - diễn đàn khoa học của ngành Lịch sử Đảng toàn quốc, xuất hiện một số bài nghiên cứu về các xứ uỷ, về sự xây dựng hệ thống tổ chức của các đảng bộ Nam Kỳ. Tuy nhiên, trong khuôn khổ hạn hẹp của một bài tạp chí, các bài viết chủ yếu trình bày những nét diễn biến chính, không đi sâu phân tích cụ thể về từng cấp bộ cũng như về phương pháp, cách thức hay kinh nghiệm xây dựng tổ chức Đảng ở Nam Kỳ thời kỳ 1930 - 1945. 2.2. Từ khi khi Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Thông tri Số 91-TT/TW, ngày 18 - 9 - 1962 Về việc thành lập Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng ở các khu, thành, 5 tỉnh, nhất là sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đến nay hầu hết các tỉnh, thành phố thuộc khu vực Nam Kỳ trước đây đã hoàn thành việc nghiên cứu, biên soạn và xuất bản lịch sử Đảng bộ cấp tỉnh, thành phố thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Những công trình này chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu tổ chức Đảng cấp địa phương, ít đề cập tổ chức Đảng cấp xứ uỷ, liên tỉnh uỷ; một số sự kiện và nội dung thiếu chính xác. 2.3. Một số công trình nghiên cứu về lịch sử dân tộc thời kỳ 1930-1945, về 30 năm chiến tranh cách mạng của nhân dân ta (từ 1945 đến 1975) phản ánh ở những mức độ khác nhau về hệ thống tổ chức Đảng ở Nam Kỳ thời kỳ 1930-1945. Có thể nêu một số công trình: Viện nghiên cứu Chủ nghĩa Mác Lênin - Tư tưởng Hồ Chí Minh, Viện Lịch sử Đảng, Lịch sử Cách mạng Tháng Tám 1945, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995; Hội đồng Chỉ đạo biên soạn Lịch sử Đảng bộ miền Đông Nam Bộ, Lịch sử Đảng bộ miền Đông Nam Bộ lãnh đạo kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945 - 1975), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003...Tuy nhiên, những công trình này không đi sâu nghiên cứu hệ thống tổ chức của Đảng, sự khảo cứu về tổ chức Đảng ở Nam Kỳ rất sơ lược. Một số chuyên khảo về đấu tranh yêu nước và cách mạng trong các nhà tù đế quốc, như Lịch sử Nhà tù Côn Đảo...cũng phản ánh về công tác xây dựng Đảng trong tù, mối quan hệ giữa cơ sở Đảng trong tù với hệ thống tổ chức Đảng Nam Kỳ bên ngoài, qua đó nêu lên một số nội dung về công tác nhân sự của Xứ uỷ Nam Kỳ thời kỳ 1930-1945. 2.4. Các công trình nghiên cứu, kỷ yếu hội thảo khoa học về các lãnh tụ của Đảng, hồi ký của các đồng chí lão thành cách mạng cũng phản ánh một số khía cạnh về bộ máy tổ chức của Đảng ở Nam Kỳ trong thời kỳ 1930 - 1945. Có thể kể một số công trình: Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng, một tấm gương bất diệt (Hồi Ký), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004; Nguyễn Đức Bình, Trịnh Nhu, Những cống hiến của Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng, cho cách mạng Việt Nam, cách mạng Đông Dương, cho Đảng ta, Báo Nhân dân, ngày 13, 14, 15 - 2004; Lê Hồng Phong - người cộng sản kiên cường (Hồi ký), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002; Nguyễn Văn Cừ - nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và cách 6 mạng Việt Nam (Hồi ký), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002; Trường Chinhmột nhân cách lớn, một nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam (Hồi ký), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002....Ngoài ra còn có hàng chục bài viết về các lãnh tụ của Đảng được đăng tải trên các tạp chí: Tạp chí Lịch sử Đảng, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Xưa & Nay... Các công trình trên có đề cập đến hệ thống tổ chức Đảng ở Nam Kỳ thời Kỳ 1930-1945, song còn tản mạn, chưa có hệ thống. 2.5. Một số cơ quan trấn áp hay quan chức của chính quyền thuộc địa, khi tìm kiếm kế sách đàn áp phong trào cộng sản Việt Nam đã tìm hiểu lịch sử hình thành và cấu tạo của tổ chức Đảng Cộng sản Đông Dương đầu những năm 30 thế kỷ XX. Đáng chú ý là tài liệu Contribution à l’histoire des mouvements politiques de l’Indochine Francaise, 1925-1933 (Góp phần nghiên cứu lịch sử phong trào chính trị ở Đông Dương thuộc Pháp, 1925 - 1933) do Chánh mật thám Đông Dương L.Marty tổ chức biên soạn ở Hà Nội năm 1933, trong đó có một số nội dung về nhân sự, tổ chức Đảng Đảng Cộng sản Đông Dương, bao gồm cả Đảng bộ Nam Kỳ. Do quan điểm, lập trường thực dân chi phối nên các tài liệu kể trên chứa đựng những nội dung xuyên tạc về nguyên tắc tổ chức và mục đích của Đảng. Tuy nhiên, với mục đích nghiên cứu phục vụ việc trấn áp, nên các tài liệu đó cũng phản ánh một số khía cạnh về cơ cấu tổ chức, các cơ quan lãnh đạo và nhân sự của Đảng mà mật thám Pháp thu nhận thông qua các biện pháp nghiệp vụ. Một số công trình của các nhà nghiên cứu, sử học trên thế giới như: Histore du Vietnam de 1940 - 1952 (Lịch sử Việt Nam từ 1940 đến 1952) của Philippe Devillers, do Édition du Seuil xuất bản, Paris, 1952; Révolutionaires Vietnamiens et Pouvoir colonial en Indochine (Những nhà cách mạng Việt Nam và chính quyền thuộc địa ở Đông Dương) của Daniel Hémery, Nxb Francois Maspero, Paris, 1975; Vietnamese Communism (1925-1945) (Chủ nghĩa Cộng sản Việt Nam 1925 -1945) của Huỳnh Kim Khánh, do Cornell University Press xuất bản, Ithaca, London, 1982; La repression coloniale au Vietnam (1908-1940) (Sự trấn áp thuộc địa ở Việt Nam) của Patrice Morlat, Nxb L’Harmattan, Paris, 1990; Why Vietnam? Tại sao Việt Nam? của Archimedes L.A. Patti, Nxb Đà Nẵng, 1995; Vietnam 1945, The quest for power (Việt Nam 1945, Cuộc tìm kiếm chính quyền) của David G.Marr, 7 xuất bản bởi University of California Press, Berkeley - Los Angeles - London, 1995... khi nghiên cứu về phong trào cộng sản ở Việt Nam, về Cách mạng Tháng Tám, có đề cập và đưa ra những đánh giá về hệ thống tổ chức, về các cơ quan lãnh đạo cấp Trung ương, cấp xứ uỷ của Đảng thời kỳ 1930-1945, trong đó có các cấp uỷ Đảng ở Nam Kỳ. Tuy nhiên, các tác giả nêu trên không đi sâu khảo cứu về hệ thống tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung cũng như Đảng bộ Nam Kỳ. Mặt khác, do lập trường, quan điểm, do phương pháp nghiên cứu, không tìm hiểu thấu đáo về hệ thống tổ chức và hoạt động của Đảng, nên có những tác giả đưa ra những nhận định sai lệch với thực tiễn lịch sử, cần phải tiếp tục trao đổi, thảo luận và bác bỏ bằng sự thật lịch sử khách quan. Như vậy, đến nay, nhiều công trình khoa học bước đầu phản ánh và thống nhất khẳng định tính đúng đắn trong quan điểm, trong chủ trương, trong chỉ đạo của Đảng về xây dựng tổ chức Đảng ở Nam Kỳ thời kỳ 1930-1945, tuy nhiên chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về Xây dựng hệ thống tổ chức Đảng ở Nam Kỳ từ năm 1930 đến năm 1945. Nhiều vấn đề lịch sử, nhiều sự kiện và nhân vật lịch sử liên quan đến tổ chức của Đảng ở Nam Kỳ chưa được phản ánh, hoặc nhìn nhận chưa xác đáng. Tuy mức độ liên quan đến đề tài có khác nhau, những công trình nêu trên là những tư liệu quan trọng để tác giả tham khảo và kế thừa trong việc thu thập, xử lý nguồn sử liệu và phương pháp luận vào quá trình thực hiện đề tài. 3. Mục tiêu nghiên cứu - Làm rõ những quan điểm, chủ trương và sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, của Hồ Chí Minh đối với công tác xây dựng hệ thống tổ chức Đảng ở Nam Kỳ; quá trình hình thành, phát triển, đặc điểm và phương thức xây dựng hệ thống tổ chức Đảng ở Nam Kỳ và vai trò của nó trong công tác xây dựng Đảng cũng như trong công cuộc vận động cách mạng ở Nam Kỳ từ năm 1930 đến năm 1945; đúc kết kinh nghiệm xây dựng, bảo vệ hệ thống tổ chức Đảng ở Nam Kỳ thời kỳ 19301945. - Sản phẩm của đề tài góp phần vào việc nghiên cứu và giảng dạy Lịch sử Đảng toàn diện và sâu sắc hơn; góp phần bác bỏ những luận điệu xuyên 8 tạc, hiệu chỉnh những nhận định sai lạc, thiên kiến về vai trò lãnh đạo của Đảng thời kỳ 1930 - 1945. - Kết quả nghiên cứu cung cấp thêm những luận cứ khoa học, gợi mở một số kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng về mặt tổ chức hiện nay. 4. Néi dung nghiªn cøu 4.1. Bèi c¶nh lÞch sö, yªu cÇu c¸ch m¹ng thêi kú 1930-1945, t¸c ®éng chi phèi ®Õn c«ng t¸c x©y dùng hÖ thèng tæ chøc §¶ng ë Nam Kú. 4.2. Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về nguyên tắc tổ chức của chính Đảng vô sản. Quan ®iÓm, chñ tr-¬ng, ®-êng lèi cña §¶ng vµ cña ®ång chÝ NguyÔn ¸i Quèc vÒ c«ng t¸c x©y dùng tæ chøc §¶ng ë Nam Kú, qua c¸c giai ®o¹n 1930-1935, 1935-1939, 1939-1945. 4.3. Sù chØ ®¹o cña Trung -¬ng §¶ng ®èi víi c«ng t¸c x©y dùng hÖ thèng tæ chøc §¶ng ë Nam Kú qua c¸c giai ®o¹n 1930-1935, 1935-1939, 1939-1945. 4.4. Qu¸ tr×nh h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn cña hÖ thèng tæ chøc §¶ng ë B¾c Kú tõ Xø uû, Liªn tØnh uû, TØnh uû – HuyÖn uû, chi bé §¶ng ë Nam Kú (theo c¸c giai ®o¹n lÞch sö 1930-1935, 1936-1939, 1939-1945). 4.5. §Æc ®iÓm, vai trß, ph-¬ng thøc x©y dùng hÖ thèng tæ chøc §¶ng ë Nam Kú thêi kú 1930-1945. 4.6. Mét sè kinh nghiÖm vÒ x©y dùng, b¶o vÖ vµ ph¸t triÓn hÖ thèng tæ chøc §¶ng ë Nam Kú thêi kú 1930-1945. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp lịch sử và logic, thống kê, so sánh, đối chiếu, hệ thống tổ chứchội thảo khoa học, toạ đàm lấy ý kiến chuyên gia...để tái hiện và bật sự lãnh đạo sáng tạo của Đảng trong quá trình xây dựng hệ thống tổ chức Đảng ở Nam Kỳ từ năm 1930 đến 1945. Đề tài chú trọng sử dung phương pháp đặc trưng của khoa học Lịch sử Đảng là lấy các chỉ thị, nghị quyết của Đảng làm cơ sở để soi rọi, đánh giá về công tác tổ 9 chức, nhân sự của Đảng ở Nam Kỳ từ năm 1930 đến 1945. Đề tài cũng chú trọng phương pháp sử liệu học để phân tích, thẩm định các loại tài liệu khác nhau để tái hiện công tác xây dựng hệ thống tổ chứcĐảng ở Nam Kỳ từ năm 1930 đến 1945. Đối với những tài liệu của mật thám Pháp, nhất là các bản cung, đề tài sẽ rất cẩn trọng trong sử dụng và chủ yếu dùng làm tài liệu tham khảo. 6. Lực lượng nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu đề ra, chủ nhiệm đề tài đã mời một số cán bộ nghiên cứu của Viện Lịch sử Đảng, một số nhà khoa học nghiên cứu chuyên sâu thời kỳ 1930-1945 tham gia viết chuyên đề và góp ý bản thảo. 7. Sản phẩm của đề tài - Bản báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu, ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, bao gồm 3 chương và kết luận với tổng số 117 trang. - Bản Kiến nghị rút ra từ kết quả nghiên cứu, 8 trang. 8. TriÓn väng øng dông - Đề tài góp phần làm rõ hơn hiện thực công tác xây dựng Đảng, những sáng tạo của Đảng trong cách mạng giải phóng dân tộc trước khi trở thành một Đảng cầm quyền; góp phần đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc, hiệu chỉnh những nhận định sai lạc về vai trò lãnh đạo của Đảng thời kỳ 1930 - 1945. - Sản phẩm của đề tài góp phần vào việc nghiên cứu, tuyên truyền và giảng dạy Lịch sử Đảng thêm toàn diện và sâu sắc. - Kết quả nghiên cứu góp phần gợi mở một số kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng về mặt tổ chức, cung cấp thêm những luận cứ bổ sung lý luận về xây dựng Đảng trong tình hình hiện nay. 9. Kết cấu của Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu Ngoài phần mở đầu và danh mục tài liệu tham khảo, Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu được kết cấu thành 3 chương và kết luận Chương I 10 QUAN ĐIỂM, CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG, HỒ CHÍ MINH ĐỐI VỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG HỆ THỐNG TỔ CHỨC ĐẢNG Ở NAM KỲ THỜI KỲ 1930 - 1945 1.1. Quan điểm, chủ trương của Đảng và Hồ Chí Minh1 về xây dựng hệ thống tổ chức Đảng thời kỳ 1930-1945 1.1.1.Quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin về xây dựng hệ thống tổ chức của Đảng Cộng sản Khi đề cập đến vấn đề tổ chức và vai trò của nó, những nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ rõ tổ chức là “vũ khí” chủ yếu của giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh giành chính quyền từ tay giai cấp tư sản, xây dựng chủ nghĩa cộng sản. Lê nin viết: “Trong cuộc đấu tranh giành chính quyền, giai cấp vô sản không có vũ khí nào khác hơn là sự tổ chức. Bị phân chia vì sự cạnh tranh vô chính phủ đang thịnh hành trong thế giới tư bản, bị đè nặng dưới sự lao động nô lệ cho tư bản, luôn luôn bị dìm sâu dưới “ tận đáy” của cảnh khổ cực, của sự cùng quẫn và của sự thoái hoá, nhưng giai cấp vô sản vẫn có thể trở thành – và tất nhiên sẽ trở thành- một lực lượng vô địch, chỉ vì một lý do này: sự thống nhất tư tưởng của giai cấp vô sản dựa trên cơ sở những nguyên lý của chủ nghĩa Mác được củng cố bằng sự thống nhất vật chất của tổ chức tập hợp hành triệu người lao động thành một đạo quân vô địch của giai cấp công nhân ”2. Sự “ thống nhất vật chất” của giai cấp công nhân và nhân dân lao động chỉ có thể thực hiện được và biến thành sức mạnh vô địch khi do chính Đảng vô sản kiểu mới của chủ nghĩa Lênin lãnh đạo. Xuất phát từ luận điểm, Đảng cộng sản là đội tiên phong có tổ chức và là tổ chức cao nhất của giai cấp công nhân, những nhà sáng lập chủ nghĩa Mác- Lênin đã xác lập các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính Đảng vô sản, bảo đảm đủ 1 Trong cuộc đời hoạt động, Hồ Chí Minh có nhiều danh xưng, bí danh, bút danh khác nhau. Để tiện trình bày, chúng tôi dùng danh xưng Hồ Chí Minh. Tương tự, trong lịch sử hình thành và phát triển Đảng Cộng sản Việt Nam mang nhiều danh xưng khác nhau; để tiện trình bày chúng tôi dung danh xứng là Đảng. 2 Lênin Toàn tập, tập 8, Nxb Tiến bộ Maxcơva, 1978, tr. 490. 11 sức lãnh đạo giai cấp vô sản đảm đương và thực hiện thắng lợi sứ mệnh được lịch sử nhân loại giao phó. Trong đó, nguyên tắc cơ bản, quan trọng nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ Trên cơ sở cho rằng không có một đảng chính trị nào có thể tồn tại nếu không có tổ chức, trong Điều lệ Liên đoàn những người cộng sản, Mác và Ăngghen đã quy định rõ hệ thống cơ cấu tổ chức của Liên đoàn là một chỉnh thể thống nhất, tế bào cơ sở của Liên đoàn là công xã có từ 30 đến 20 đảng viên; các công xã hợp thành các khu và cơ quan tối cao của Liên đoàn là Đại hội, giữa hai kỳ đại hội là Ban Chấp hành Trung ương. Các Ban Chấp hành được bầu cử ra và có thể thay thế bất cứ lúc nào. Trong Thư gửi Liên đoàn những người cộng sản, Mác và Ăngghen đã không chấp nhận tình trạng mỗi thôn xã, mỗi thành phố và mỗi tỉnh lợi dụng cái gọi là tự trị, tự do của địa phương đã gây ra nhiều trở ngại cho sự hoạt động thống nhất của Liên đoàn. Về phương diện lý luận, Mác và Ăngghen chưa dùng khái niệm nguyên tắc tập trung dân chủ, nhưng về phương diện thực tiễn thì hai ông đã chỉ đạo xây dựng Liên đoàn những người cộng sản và Hội liên hiệp công nhân quốc tế theo tinh thần của nguyên tắc đó. Một số nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ như vấn đề bầu cử, dân chủ, bình đẳng; quyền thảo luận, thông qua cương lĩnh, điều lệ; cấp dưới phục tùng cấp trên; thiểu số phục tùng đa số; mọi thành viên đều có trách nhiệm thực hiện kỷ luật bắt buộc như nhau đã được Mác và Ăngghen đề cập. Là người kế tục xuất sắc sự nghiệp của Mác - Ăngghen, Lênin đã vận dụng sáng tạo, bổ sung, phát triển tư tưởng của hai ông về vấn đề tập trung dân chủ. Lênin nhấn mạnh rằng chính đảng của giai cấp vô sản phải là một chỉnh thể thống nhất “hết sức có tổ chức”3 và tập trung dân chủ là một nguyên tắc tổ chức cơ bản của đảng. Khái niệm “tập trung dân chủ” được Lênin sử dụng từ năm 1905, sau đó được đưa vào Điều lệ của Đảng công nhân dân chủ – xã hội Nga (Đại hội IV 1906) và được các đảng trong Quốc tế III thừa nhận. Theo đó, Đảng tổ chức và 3 V.I.Lênin, Toàn tập, tập 8, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1978, tr. 286. 12 hoạt động theo nguyên tắc “cấp dưới phải phục tùng cấp trên”4 , “bộ phận phục tùng toàn bộ và thiểu số phục tùng đa số (…) phân công, dưới quyền lãnh đạo của một cơ quan Trung ương”5. Lênin viết: “cần phải thừa nhận để thực hiện thống nhất: 1) Thiểu số phải phục tùng đa số (không nên nhầm lẫn với đa số và thiểu số giữa ngoặc kép! đây là nói về nguyên tắc tổ chức của đảng nói chung, chứ không phải về sự thống nhất của “phái thiểu số” với “phái đa số” mà sau này nói đến....). 2) Cơ quan tối cao của đảng phải là đại hội, tức là cuộc họp của những người được tất cả các tổ chức có thẩm quyền bầu ra, và các nghị quyết của những người ấy phải có tính chất tối hậu quyết định... 3) Bầu cử cơ quan trung ương của đảng phải trực tiếp và tiến hành tại đại hội. Bầu cử ngoài đại hội, bầu cử qua hai cấp, .v.v., đều không thể chấp thuận được. 4) Tất cả mọi thứ sách báo đảng, của trung ương cũng như của địa phương, tuyệt đối phải phục tùng đại hội của đảng và phục tùng tổ chức tương đương của đảng ở trung ương hay địa phương. Không thể cho phép tồn tại những sách báo nào của đảng không có liên hệ về mặt tổ chức với đảng. 5) Khái niệm tư cách đảng viên phải được qui định thật rõ ràng. 6) Quyền hạn của mọi phái thiểu số trong đảng cũng phải được qui định rõ ràng như thế trong điều lệ đảng.... đó là những nguyên tắc tổ chức tuyệt đối không thể thiếu, nếu không thừa nhận thì không thể thống nhất ”6. Về mối quan hệ giữa dân chủ với tập trung, Lênin chỉ rõ “Để cho sự phát triển và thống nhất của đảng dân chủ – xã hội thu được kết quả thì cần nhấn mạnh, phát triển, đấu tranh cho nguyên tắc dân chủ rộng rãi trong tổ chức của đảng, điều này trở nên đặc biệt cần thiết ...”7. Song, thực hành dân chủ rộng rãi trong Đảng phải đặt dưới sự lãnh đạo tập trung. Lênin phê phán những tư tưởng muốn tách khỏi sự lãnh đạo thống nhất của trung ương, đòi thiết lập chế độ tự trị địa phương ở trong đảng. Người nêu rõ: “ở đây, tôi cần phải vạch rõ cái xu hướng không thể chối 4 V.I.Lênin, Toàn tập, tập 8, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1978, tr. 429 V.I.Lênin, Toàn tập, tập 8, Nxb Tiến bộ, Mátxơcơva, 1979, , tr.460-461 6 V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mátxơcơva, 1979, tập 11, tr.207-208. 7 V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mátxơcơva, 1975, tập 6, tr.176. 5 13 cãi được nhằm bênh vực chế độ tự trị, chống lại chế độ tập trung, là một đặc điểm có tính nguyên tắc của chủ nghĩa cơ hội trong các vấn đề tổ chức”8. Lênin cho rằng: Cần phải hiểu chế độ tập trung dân chủ, một mặt thật khác xa chế độ tập trung quan liêu chủ nghĩa, và mặt khác, thật khác xa chủ nghĩa vô chính phủ. Đi liền với nguyên tắc tập trung dân chủ là việc xây dựng và thực hành nghiêm túc kỷ luật đảng. Lênin viết: “đảng cộng sản chỉ có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình nếu đảng được tổ chức một cách tập trung nhất, nếu trong đảng có một kỷ luật sắt, gần giống như kỷ luật quân sự, và nếu Trung ương Đảng là một cơ quan có uy tín mạnh mẽ, có quyền lực rộng rãi, được toàn thể đảng viên tin cậy”9. Việc thi hành kỷ luật trong Đảng phải tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ. Lênin chỉ rõ: “Bất kỳ ai đã nắm được những nguyên tắc của mọi tổ chức đảng nói chung, cũng đều thấy rõ kỷ luật đối với cấp dưới là do kỷ luật đối với cấp trên quyết định; kỷ luật đối với Hội đồng đảng là do sự phục tùng của Hội đồng đảng đối với những người ủy thác nó, tác là đối với toàn bộ các ban chấp hành, đối với đại hội đảng quyết định”10. Đồng thời với việc xác lập nguyên tắc tập trung dân chủ, những nhà sáng lập chủ nghĩa Mác- Lênin cũng xác định hệ thống tổ chức của Đảng xây dựng theo nguyên tắc lãnh thổ, nguyên tắc nghề nghiệp và nguyên tắc dân tộc. Lênin chỉ rõ, tổ chức đảng phụ trách từng vùng lãnh thổ là tổ chức cao nhất trong mối quan hệ đối với tất cả các tổ chức đảng phụ trách từng bộ phận trong vùng lãnh thổ đó. Người đưa nội dung này thành nguyên tắc trong Đại hội III của Quốc tế cộng sản để phân biệt với các đảng của Quốc tế II mà họ xây dựng hệ thống tổ chức của Đảng theo vùng dân cư là chủ yếu cho phù hợp với tính chất cải lương để đạt mục đích giành nhiều phiếu bầu trong các cuộc bầu cử. Lênin viết: “Cần phải có sẵn các chi bộ, phân chi, khu bộ, được thành lập theo nguyên tắc lãnh thổ, tức là tập hợp các đảng viên theo nơi ở của họ, theo địa điểm của các công xưởng trong một khu vực hành chính nào đó...Các khu, phân khu, chi bộ cơ 8 V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mátxơcơva, 1979, tập 8, tr.466. V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mátxơcơva, 1979, tập 41, tr. 253. 10 V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mátxơcơva, 1979, tập 10, tr.240. 9 14 sở đều được thành lập không phải chỉ theo nguyên tắc lãnh thổ (địa phương), mà còn theo nguyên tắc nghề nghiệp (...) và theo nguyên tắc dân tộc (dân tộc khác nhau, ngôn ngữ khác nhau)” 11. Những quan điểm trên của Chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng hệ thống tổ chức của Đảng là những nguyên tắc cơ bản, mang tính khoa học và cách mạng, được tất cả các Đảng cộng sản theo chủ nghĩa Lênin trên thế giới, trong đó có Đảng Cộng sản Việt Nam (từ 10-1930 đến 2-1951 là Đảng Cộng sản Đông Dương) quán triệt và thực hiện trong cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc, giải phóng giải cấp, giải phóng con người. 1.1. 2 Đảng và Hồ Chí Minh vận dụng quan điểm của chủ nghãi MácLênin vào thực tiễn xác lập qui định, đề ra những chủ trương về xây dựng hệ thống tổ chức Đảng thời kỳ 1930-1945 Quán triệt những nguyên tắc về xây dựng Đảng của chủ nghĩa Lênin, ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam (từ tháng 10-1930 đến 3-1951 là Đảng Cộng sản Đông Dương) đã xác định công tác xây dựng, củng cố hệ thống tổ chức Đảng từ Trung ương đến địa phương là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ cách mạng. Trong thời kỳ 1930 - 1945, căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử của từng giai đoạn lịch sử và điều kiện cụ thể của từng địa bàn, Đảng và Hồ Chí Minh đã đề ra chủ trương chỉ đạo về công tác xây dựng hệ thống tổ chức cho toàn Đảng, cho từng địa phương, đảm bảo cho Đảng lãnh đạo thắng lợi công cuộc đấu tranh giành chính quyền. Những chủ trương, nguyên tắc, định hướng về công tác xây dựng tổ chức Đảng được thể hiện qua các bản Điều lệ Đảng, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, qua các bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh, là kim chỉ nam cho công tác xây dựng, khôi phục, củng cố và phát triển hệ thống tổ chức cho toàn Đảng và cho các Đảng bộ. 11 V.I.Lênin: Toàn tập, tập 14, Nxb Tiến bộ, Mátxơcơva, 1980, tr.336. 15 Đầu năm 1930, tại Hồng Kông (Trung Quốc), Nguyễn Ái Quốc triệu tập và chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước thành Đảng Cộng sản Việt Nam; thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng Điều lệ vắn tắt quy định hệ thống tổ chức của Đảng gồm 4 cấp như sau: “Chi bộ gồm tất cả đảng viên trong một nhà máy, một công xưởng, một hầm mỏ, một sở xe lửa, một chiếc tàu, một đồn điền, một đường phố… Huyện bộ, thị bộ hay là khu bộ: Huyện bộ gồm tất cả các chi bộ trong một huyện. Thị bộ gồm tất cả các chi bộ trong một châu thành nhỏ. Khu bộ gồm tất cả các chi bộ trong khu của một thành phố lớn như “Sài Gòn, Chợ Lớn, Hải phòng, Hà Nội” hay một sản nghiệp lớn như mỏ Hòn Gai. Tỉnh bộ, Thành bộ hay đặc biệt bộ: Tỉnh bộ gồm các huyện bộ, thị bộ trong một tỉnh. Thành bộ gồm tất cả các khu bộ trong một thành phố. Đặc biêt bộ gồm tất cả các khu bộ trong một sản nghiệp lớn. Trung ương”12 Cấu trúc hệ thống của tổ chức trên đây thể hiện tính chỉnh thể, sự liên hệ chặt chẽ giữa các bộ phận ấy trong một chỉnh thể. Điều lệ trên đặt cơ sở cho sự hình thành hệ thống tổ chức các cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam sau khi hợp nhất. Tháng 10-1930, Ban Chấp hành Trung ương họp Hội nghị lần thứ nhất tại Hồng Kông (Trung Quốc). Hội nghị ra án Nghị quyết về tình hình hiện tại ở Đông Dương và nhiệm vụ cần kíp của Đảng. 12 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb CTQG, H. 2002, tập 2, tr. 7, 8. 16 Hội nghị nêu những sai lầm, khuyết điểm của Hội nghị hợp nhất, như chỉ lo hợp nhất mà không chú ý đến việc bài trừ những tư tưởng, hành động biệt phái của các đảng phái trước kia, do đó mà Đảng tuy đã hợp nhất nhưng tư tưởng và hành động của các đảng phái chưa thống nhất; công việc của Đảng không thảo luận trong các Đảng bộ; các cấp Đảng bộ không có sự liên lạc mật thiết với nhau; chỉ đạo theo lối mệnh lệnh;… Đặc biệt, Hội nghị cho rằng một trong những sai lầm lớn của Hội nghị hợp nhất là trong hệ thống tổ chức bỏ mất cấp Xứ bộ, “bắt T. Ư [T.G] (bảy người) trực tiếp chỉ huy các tỉnh bộ, làm cho T. Ư đã không chu đáo được đến mỗi việc ở các tỉnh; mà lại không còn thì giờ mà lo đến việc quan trọng chung cho toàn thể Đảng nữa”13. Hội nghị chủ trương “chỉnh đốn nội bộ, làm cho Đảng Bônsơvích hoá”; căn cứ vào Điều lệ của Quốc tế Cộng sản, Hội nghị định ra Điều lệ Đảng, tổ chức ra các xứ uỷ cho vững vàng để “chỉ huy công việc trong một xứ. T. Ư vì có công việc toàn thể Đảng không thể trực tiếp chỉ huy các tỉnh bộ (…) các Đảng bộ thượng cấp (từ thành và tỉnh uỷ trở lên) phải tổ chức cả các ban chuyên môn nề giới để vận động(…) Đảng bộ thượng cấp và hạ cấp phải liên lạc mật thiết luôn luôn thì Đảng với quần chúng mới khỏi xa nhau. Phải tổ chức cho nhiều cách giao thông để cho các cấp đảng bộ xa nhau thường không tin tức cho mau và chuyên (tỉnh ủy với xứ ủy, xứ ủy với Trung ương, xứ ủy này với xứ ủy khác, Trung ương với các đảng huynh đệ như Pháp và Tàu, Trung ương với Quốc tế Cộng sản” 14. Án Nghị quyết Hội nghị cũng nêu rõ cần tổ chức nhiều cách giao thông để quan hệ giữa các cấp bộ Đảng được liên tục; tranh thủ phong trào đấu tranh để phát triển tổ chức, tích cực thu nạp đảng viên mới, lập ra các chi bộ làng; chú ý lấy phụ nữ, thợ thuyền vào Đảng; tăng cường và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Hội nghị thông qua Điều lệ của Đảng Cộng sản Đông Dương, quy định rõ hệ thống tổ chức Đảng có 6 cấp: Trung ương, Xứ bộ, Tỉnh bộ hoặc Thành bộ, Huyện bộ, Tổng bộ và Chi bộ, gồm: 13 14 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, tập 2, sđd, tr.111. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 2, sđd, tr.113-114. 17 “a, Chi bộ: Mỗi cái sản nghiệp, nhà buôn, hoặc đường phố, làng, trại lính… có ban cán sự chi bộ chỉ huy. b, Tổng bộ (ở nhà quê) có một ban tổng ủy chỉ huy. c, Huyện bộ (ở các tỉnh), khu bộ (các thành phố, các vùng đồn điền, các vùng mỏ) có một ban huyện ủy hay khu ủy chỉ huy. d, Tỉnh bộ hoặc thành bộ (thành bộ Hà Nội, Hải Phòng, Vinh - Bến Thủy, Huế, Tourane [Đà Nẵng- TG] Sài Gòn, Chợ Lớn, Nam Vang) hoặc đặc biệt bộ các địa phương đồn điền, mở rộng như một tỉnh) có ban tỉnh, thành ủy, hoặc đặc ủy chỉ huy. đ, Xứ bộ (Trung, Nam, Bắc, Cao Miên, Lào) có Ban Xứ ủy chỉ huy. e, Trung ương”15. Điều lệ chỉ rõ: chi bộ là tổ chức căn bản của Đảng. Do đó, nơi nào có ba đảng viên trở lên thì được tổ chức một chi bộ mới. Nơi nào chỉ có một, hai đảng viên thì phải vào chi bộ gần đó. Còn những đảng viên khác như thủ công nghiệp, trí thức, người đi ở thì phải lấy địa phương mình làm gốc mà tổ chức ra chi bộ đường phố, ở nhà quê có công xưởng nhỏ thì được tổ chức ra chi bộ riêng. Điều lệ quy định trong các tỉnh (thành, đặc biệt) bộ có ban thường vụ để làm việc hàng ngày. Trong những trường hợp cụ thể, Xứ uỷ đóng ở thành phố nào thì chỗ ấy không cần có thành uỷ. Công việc chỗ ấy do Xứ uỷ trực tiếp chỉ huy. Đặc biệt, Điều lệ Đảng Cộng sản Đông Dương (10-1930) còn vận dụng sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản để lập ra Đảng đoàn trong các tổ chức cách mạng như Công hội, Nông hội) Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản chỉ đạo việc xây dựng hệ thống tổ chức Đảng, đồng thời cũng là nguyên tắc quan trọng nhất chỉ đạo mọi hoạt động tổ chức, sinh hoạt nội bộ và phong cách làm việc của Đảng theo chủ nghĩa Lênin. Trong hoàn cảnh hoạt động bí mật, nguyên tắc tập trung càng cần được Đảng nhấn 15 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, tập 2, sđd, tr. 120-121. 18 mạnh và chú trọng. Điều lệ Đảng Cộng sản Đông Dương (10-1930) ấn định rõ: a) Đảng Cộng sản Đông Dương cũng như các chi bộ của Quốc tế Cộng sản phải tổ chức theo lối dân chủ tập trung, nghĩa là: - Đảng bộ hạ cấp cho đến thượng cấp do các Đảng bộ hội nghị và Đảng Đại hội cử ra. - Các Đảng bộ mỗi cấp cử ủy viên thì phải báo cáo là thượng cấp. - Đảng bộ hạ cấp thì phải nhất định thừa nhận Nghị quyết của thượng cấp, phải giữ kỷ luật Đảng, phải chấp hành các Nghị quyết của Quốc tế Cộng sản và các cơ quan chỉ huy của Đảng một cách thiết thực và mau mắn. - Cơ quan chỉ huy một địa phương tức là thượng cấp các bộ phận trong địa phương đó. - Các đảng viên đối với các vấn đề trong Đảng chỉ có quyền thảo luận trong Đảng bộ mình khi các vấn đề ấy chưa có Nghị quyết ra. Các Nghị quyết của Quốc tế Đại hội hoặc Đảng Đại hội, hoặc của các cơ quan chỉ huy thì các Đảng bộ phải nhất định chấp hành, dầu có một bộ phận đảng viên hoặc mấy địa phương Đảng bộ không đồng ý với Nghị quyết ấy cũng cứ phải chấp hành. b) Trong hoàn cảnh bí mật, khi cần kíp thì thượng cấp cơ quan có quyền chỉ định hạ cấp cơ quan. Nếu được thượng cấp cơ quan phê cho thì có phép chỉ định ủy viên mới gia vào Đảng bộ ủy viên. c) Ở trong phạm vi Nghị quyết Quốc tế và Đảng thì Đảng bộ địa phương nào có quyền giải quyết các vấn đề trong địa phương ấy. d) Cơ quan cao nhất của các cấp Đảng bộ là toàn hội chi bộ hoặc hội nghị của các cấp ấy hoặc Đảng Đại hội. Điều lệ Đảng Cộng sản Đông Dương (10-1930) cũng xác định chi bộ là nền tảng của Đảng, là một trong những khâu quan trọng trong hệ thống tổ chức và trong việc thực hiện sự lãnh đạo của Đảng. Điều lệ nêu ra rằng: a) Căn bản tổ chức của Đảng là chi bộ (lò máy, mỏ, công sở, nhà buôn, trường học v.v..). Tất cả đảng viên làm ở chỗ ấy đều phải vào chi bộ. Nơi nào có ba 19 đảng viên trở lên, được tổ chức một chi bộ mới, nhưng phải do cơ quan chỉ huy kề đó chuẩn y. b) Nơi nào chỉ có một, hai đảng viên ở trong một chỗ, thì những đảng viên ấy phải vào chi bộ gần đó, hoặc cùng với đảng viên trong một, hai sở gần đó mà tổ chức ra chi bộ. Còn những đảng viên khác như thủ công nghiệp, trí thức, người đi ở thì phải lấy địa phương mình ở làm gốc mà tổ chức ra chi bộ đường phố, ở nhà quê mà có công xưởng nhỏ thì được tổ chức ra chi bộ riêng. Điều lệ cũng ấn định rõ nhiệm vụ của chi bộ: - Tuyên truyền và cổ động cộng sản một cách có kế hoạch, thực hành khẩu hiệu và nghị quyết của Đảng trong quần chúng công nông cho họ theo Đảng. - Phải lấy lực lượng của Đảng mà tham gia các cuộc chánh trị và kinh tế của công nông, phải lấy ý nghĩa cách mạng giai cấp tranh đấu mà thảo luận những điều yêu cầu của họ mà tổ chức hành động cách mạng của quần chúng để giành lấy quyền lãnh đạo. Phải ra sức làm việc để đem công nông tham gia vào các cuộc tranh đấu cách mạng của vô sản giai cấp ở xứ mình và trong thế giới. - Tìm thêm và huấn luyện đảng viên mới; phát đồ tuyên truyền của Đảng, huấn luyện đảng viên và công nông về mặt văn hóa và chính trị. Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương (3-1931) bàn sâu về công tác tổ chức. Hội nghị nhấn mạnh: “Công việc tổ chức là một phần công việc rất quan trọng của Đảng. Nếu công việc đó làm không đúng thì nguy hại cho Đảng rất lớn”16. Nghị quyết Hội nghị nêu rõ các nguyên tắc của việc củng cố, phát triển hệ thống tổ chức Đảng cho các xứ uỷ, các đảng bộ thực hiện là: Đảng phải có kỷ luật sắt; phải lấy công nhân làm lực lượng căn bản; phải tổ chức theo cách dân chủ, tập trung; gắn công tác tổ chức với đáu tranh… Về nguyên tắc tập trung dân chủ, Nghị quyết Hội nghị viết: “Đảng Cộng sản là một đội tiền phong lãnh đạo hành động cách mạng chớ không phải là một 16 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb CTQG, H. 1999, tập 3, tr. 104. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan