Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng hệ thống đề kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học s...

Tài liệu Xây dựng hệ thống đề kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học chương vi “kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm” sgk hóa học 12

.DOCX
113
196
55

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA HÓA HỌC ********** VŨ THỊ THANH AN XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƢƠNG VI “KIM LOẠI KIỀM, KIỀM THỔ, NHÔM”- SGK HÓA HỌC 12 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành : Phƣơng pháp dạy học TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA HÓA HỌC ********** VŨ THỊ THANH AN XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƢƠNG VI “KIM LOẠI KIỀM, KIỀM THỔ, NHÔM”- SGK HÓA HỌC 12 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành : Phƣơng pháp dạy học Ngƣời hƣớng dẫn khoá luận LỜI CẢM ƠN T.S ĐÀO THỊ VIỆT ANH LỜI CẢM ƠN Khóa luận này đƣợc hoàn thành tại khoa Hóa học –Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ bộ môn Lí luận và Phƣơng pháp dạy học khoa Hóa học – Trƣờng ĐHSP Hà Nội II và đặc biệt TS. Đào Thị Việt Anh ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận. Em xin gửi lời cảm ơn tới ban giám hiệu, các thầy cô giáo, các em học sinh trƣờng THPT Nam Trực, trƣờng THPT Nguyễn Du, trƣờng THPT Lý Tự Trọng đã nhiệt tình giúp đỡ trong quá trình hoàn thành khóa luận này. Do thời gian có hạn và chƣa có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu nên khóa luận này không thể tránh đƣợc những hạn chế, thiếu sót. Rất mong đƣợc sự chỉ bảo góp ý của thầy cô và các bạn. Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 27 tháng 4 năm 2017 Sinh viên Vũ Thị Thanh An LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận với tiêu đề “Xây dựng đề kiểm tra đánh giá theo định hƣớng phát triển năng lực của học sinh của trong dạy học hóa học chƣơng 6 -SGK lớp 12” hoàn toàn là kết quả nghiên cứu của chính bản thân tôi dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Đào Thị Việt Anh .Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu và các nội dung khác trong khóa luận của mình. Hà Nội, ngày 27 tháng 4 năm 2017 Sinh viên Vũ Thị Thanh An DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ ĐHSP Đại học sƣ phạm GV Giáo viên HS Học sinh KTĐG Kiểm tra đánh giá NL Năng lực PTPƢ Phƣơng trình phản ứng TNSP Thực nghiệm sƣ phạm THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông SGK Sách giáo khoa DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ Bảng 1.1. Ví dụ mô tả về 4 mức độ yêu cầu cần đạt của một số loại câu hỏi, bài tập thông thƣờng....................................................................13 Bảng 1.2. So sánh đánh giá năng lực và đánh giá kiến thức,kĩ năng của ngƣời học............................................................................................25 Bảng 1.3. Kết quả điều tra............................................................................... 35 Sơ đồ 2.1: Cấu trúc chƣơng “Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm”.......39 Bảng 2,1.Bảng mô tả các yêu cầu cần đạt chƣơng“Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm” SGK hóa học 12................................................52 Bảng 2.2: Ma trận đề kiểm tra 15 phút “kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm”..................................................................... 58 Bảng 2.3: Ma trận đề kiểm tra 15 phút “kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ”...................................................... 63 Bảng 2.4: Ma trận đề kiểm tra 15 phút “Nhôm và hợp chất của nhôm”.........67 Bảng 2.5: Ma trận đề kiểm tra 1 tiết chƣơng “kim loại kiềm,kim loại kiềm thổ, nhôm” số 1...........................................................................72 Bảng 2.6: Ma trận đề kiểm tra 1 tiết chƣơng “kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm” số 2...........................................................................77 Bảng 2.7: Ma trận đề kiểm tra 1 tiết chƣơng“kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm” số 3...........................................................................82 Bảng 3.1.Kết quả kiểm tra của HS thông qua hệ thống đề kiểm tra................89 MỤC LỤC MỞ ĐẦU...........................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................... 3 4.Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu.............................................................. 3 5. Phạm vi giới hạn của đề tài........................................................................... 3 6. Giả thuyết khoa học.......................................................................................3 7. Phƣơng pháp nghiên cứu..............................................................................3 NỘI DUNG....................................................................................................... 5 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG CÁC ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH.................................................................................. 5 1.1. Lƣợc sử vấn đề nghiên cứu về kiểm tra, đánh giá.....................................5 1.1.1. Trên thế giới............................................................................................ 5 1.1.2. Trong nƣớc.............................................................................................7 1.2. Kiểm tra, đánh giá...................................................................................... 8 1.2.1 Đổi mới kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học................................ 8 1.2.3. Yêu cầu của một đề kiểm tra đánh giá...................................................16 1.3. Kiểm tra, đánh giá theo năng lực............................................................. 17 1.3.1. Khái niệm năng lực............................................................................... 17 1.3.2. Năng lực của học sinh THPT................................................................ 19 1.3.3. Đánh giá năng lực của học sinh.............................................................20 1.4. Thực trạng kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn hóa học của học sinh ở trƣờng THPT..................................................................................................34 1.4.1. Mục tiêu, đối tƣợng điều tra.................................................................34 1.4.2. Nội dung, phƣơng pháp điều tra...........................................................35 1.4.3. Kết quả điều tra..................................................................................... 35 Chƣơng 2. XÂY DỰNG CÁC ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƢƠNG VI - SGK HÓA HỌC 12.............................................................. 39 2.1 Phân tích cấu trúc và nội dung chƣơng “Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm” SGK Hóa học 12..........................................................................39 2.1.1 Cấu trúc chƣơng “Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm”...............39 2.1.2. Phân tích nội dung chƣơng “Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm” SGK Hóa học 12..............................................................................................39 2.2. Mục tiêu của chƣơng “Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm” theo chuẩn kiến thức kĩ năng...................................................................................41 2.2.1. Kiến thức............................................................................................... 41 2.2.2. Kĩ năng.................................................................................................. 41 2.2.3. Thái độ...................................................................................................42 2.2.4. Phát triển năng lực.................................................................................42 2.3. Nguyên tắc xây dựng đề kiểm tra đánh giá năng lực học sinh.................42 2.3.1. Phải đánh giá đƣợc các năng lực khác nhau của học sinh....................42 2.3.2. Đảm bảo tính khách quan......................................................................43 2.3.3. Đảm bảo sự công bằng.......................................................................... 44 2.3.4. Đảm bảo tính toàn diện......................................................................... 45 2.3.5. Đảm bảo tính công khai.........................................................................45 2.3.6. Đảm bảo tính giáo dục...........................................................................46 2.3.7. Đảm bảo tính phát triển.........................................................................46 2.4. Quy trình xây dựng đề kiểm tra đánh giá.................................................47 2.5. Bảng mô tả các yêu cầu cần đạt chƣơng “ Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm” SGK hóa học 12........................................................................... 52 2.6. Xây dựng đề kiểm tra đánh giá................................................................ 58 2.6.1. Đề kiểm tra 15 phút...............................................................................58 2.6.2 Đề kiểm tra 1 tiết....................................................................................72 Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM......................................................87 3.1 Tham vấn chuyên gia.............................................................................. 87 3.1.1 Mục đích tham vấn.................................................................................87 3.1.2 Nội dung tham vấn................................................................................. 87 3.1.3 Phƣơng pháp tham vấn..........................................................................87 3.1.4 Kết quả tham vấn....................................................................................87 3.2 Tổ chức thử nghiệm sƣ phạm...................................................................88 3.2.1 Mục đích thử nghiệm sƣ phạm..............................................................88 3.2.2 Nhiệm vụ thử nghiệm sƣ phạm.............................................................88 3.2.3 Nội dung thử nghiệm..............................................................................89 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ................................................................. 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................93 PHỤ LỤC..........................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài MỞ ĐẦU Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 8 Khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo xác định mục tiêu tổng quát của đổi mới là: Giáo dục con ngƣời Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu tổ quốc, hết lòng phục vụ nhân dân và đất nƣớc; có hiểu biết và kỹ năng cơ bản, khả năng sáng tạo để làm chủ bản thân, sống tốt và làm việc hiệu quả. Ngành giáo dục xác định đổi mới kiểm tra đánh giá là khâu đột phá, là “mở lối vào” cho đổi mới giáo dục đào tạo bởi nó có tác động đến toàn hệ thống, có thể thực hiện ngay và không tốn kém nhiều. Công văn số 8773: hƣớng dẫn soạn đề kiểm tra, một số yêu cầu đƣợc đặt ra nhƣ: kiểm tra dựa trên chuẩn kiến thức, kỹ năng chƣơng trình THPT đã đƣợc Bộ ban hành; tăng cƣờng câu hỏi mức độ thông hiểu, sáng tạo; ra đề bằng ma trận kiến thức, kỹ năng; khuyến khích đánh giá bằng nhiều phƣơng pháp và một số kỹ thuật mới nhƣ kỹ thuật Rubric, vừa cho điểm vừa nhận xét... Kiểm tra, đánh giá rất quan trọng. Phƣơng pháp dạy học phụ thuộc rất lớn từ kiểm tra đánh giá. Nếu chúng ta chỉ tập trung đánh giá kết quả nhƣ một sản phẩm cuối cùng của quá trình dạy và học, thì học sinh chỉ tập trung vào những gì GV ôn và tập trung vào những trọng tâm GV nhấn mạnh, thậm chí những dạng bài tập GV cho trƣớc, học sinh chỉ việc thay số trong bài toán mẫu, bắt trƣớc câu văn mẫu để đạt đƣợc điểm số tối đa theo mong muốn của thầy cô giáo. Và nhƣ vậy, kiểm tra đánh giá đã biến hình không còn theo đúng nghĩa của nó. Đổi mới kiểm tra đánh giá sẽ là động lực thúc đẩy các quá trình khác nhƣ đổi mới phƣơng pháp dạy học, đổi mới cách thức tổ chức hoạt động dạy học, đổi mới quản lý.... Nếu thực hiện đƣợc việc kiểm tra đánh giá hƣớng vào đánh giá quá trình, giúp phát triển năng lực ngƣời 10 học, thì lúc đó quá trình dạy học trở nên tích cực hơn rất nhiều. Quá trình đó sẽ nhằm đến 11 mục tiêu xa hơn, đó là nuôi dƣỡng hứng thú học đƣờng, tạo sự tự giác trong học tập và quan trọng hơn là gieo vào lòng học sinh sự tự tin, niềm tin, lòng quyết tâm ... Điều này vô cùng quan trọng để tạo ra mã số thành công của mỗi học sinh trong tƣơng lai. Các báo cáo cho thấy việc kiểm tra đánh giá chất lƣợng học tập môn hóa học ở nhà trƣờng phổ thông hiện chƣa phát huy đƣợc năng lực của học sinh do còn thiên về kiểm tra việc ghi nhớ máy móc, tái hiện, làm theo, chép lại,... chƣa đánh giá đúng sự vận dụng kiến thức, chƣa chú trọng việc đánh giá thƣờng xuyên trên lớp học và sử dụng kết quả đánh giá để điều chỉnh nội dung phƣơng pháp dạy học. Các báo cáo bàn đến các năng lực sinh học của học sinh và đề xuất kiểm tra đánh giá phải phát huy đƣợc những năng lực của học sinh và đều đề xuất việc ra đề kiểm tra, đề thi theo hƣớng mở, tích hợp các phân môn trong môn hóa học và tích hợp liên môn, gắn với các vấn đề cuộc sống. Một xu hƣớng mới trong kiểm tra, đánh giá hiện nay là ra đề kiểm tra “mở” để tạo điều kiện cho học sinh cơ hội thể hiện suy nghĩ và sáng tạo của mình. Kiểm tra, đánh giá học sinh là những khâu rất quan trọng trong quá trình dạy học và giáo dục. Bộ GD&ĐT đã có nhiều giải pháp nhằm cải tiến kiểm tra, đánh giá, bƣớc đầu đã có chuyển biến tích cực, song kết quả đạt đƣợc vẫn còn hạn chế, chƣa hƣớng đến đánh giá năng lực học sinh, chúng tôi chọn đề tài “Xây dựng hệ thống đề kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học chương VI “Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm”- SGK Hóa học 12.’’ góp phần nâng cao chất lƣợng cho dạy và học của trƣờng THPT hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu Xây dựng hệ thống đề kiểm tra nhằm đánh giá năng lực học sinh trong dạy học hóa học 12. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về kiểm tra đánh giá kết quả học tập. - Nghiên cứu cơ sở lý luận về năng lực và đánh giá năng lực của học sinh trƣờng THPT. - Phân tích thực trạng việc dạy học, chỉ đạo đổi mới kiểm tra đánh giá ở trƣờng THPT. - Xây dựng hệ thống đề kiểm tra đánh giá theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh trong dạy học hóa học chƣơng VI “Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm” - SGK hóa học 12. - Xây dựng hệ thống đáp án và thang điểm tƣơng ứng cho hệ thống câu hỏi đã xây dựng. 4.Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu 4.1 Đối tượng Hệ thống đề kiểm tra đánh giá năng lực của học sinh trong dạy học hóa học chƣơng VI “Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm” SGK hóa học 12. 4.2 Khách thể Học sinh lớp 12. 5. Phạm vi giới hạn của đề tài Xây dựng đề kiểm tra trong nội dung chƣơng VI “Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm” SGK Hóa học 12. 6. Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng “hệ thống đề kiểm tra đánh giá năng lực học sinh” phù hợp sẽ giúp giáo viên đánh giá đƣợc năng lực của học sinh và đƣa ra phƣơng pháp giảng dạy phù hợp nhằm góp phần nâng cao đƣợc chất lƣợng và hiệu quả quá trình dạy học. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Nhằm xác định cơ sở lý luận của đề tài: nghiên cứu giáo trình lý luận dạy học, kiến thức cơ bản về hóa học, SGK và các tài liệu có liên quan làm cơ sở cho việc xây dựng hệ thống kiểm tra đánh giá năng lực học sinh. 7.2. Phương pháp điều tra sư phạm Điều tra thực trạng về việc kiểm tra đánh giá của giáo viên THPT hiện nay 7.3. Phương pháp chuyên gia Xin ý kiến đánh giá của giáo viên bộ môn giảng dạy trực tiếp bộ môn hóa học 12 và tổ chuyên gia trong trƣờng. 7.4. Phương pháp thực nghiệm Thử nghiệm tại trƣờng trung học phổ thông kiểm tra tính khả thi của đề tài. 7.5. Các phương pháp toán học Sử dụng toán thống kê để xử lí số liệu. NỘI DUNG Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG CÁC ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH 1.1. Lƣợc sử vấn đề nghiên cứu về kiểm tra, đánh giá Trong hoạt động dạy học, kiểm tra, đánh giá học sinh đƣợc coi là một phần không thể thiếu của quá trình dạy học. Ngay từ rất sớm, trong lịch sử phát triển của nền giáo dục, đã xuất hiện những công trình nghiên cứu về quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. 1.1.1. Trên thế giới Trên cơ sở tiếp cận nguồn tài liệu dịch, chúng tôi thấy có một số công trình đề cập đến vấn đề này nhƣ sau: Theo Nguyễn Hữu Chí trong cuốn “Bài học lịch sử và việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập lịch sử ở trƣờng THPT” thì trên thế giới từ những năm 70 của thế kỉ XX các nhà giáo dục học đã có những quan niệm về kiểm tra, đánh giá khác nhau. Năm 1977, Becbi nhìn nhận vấn đề kiểm tra theo khía cạnh khá chính xác và đầy đủ. Theo ông “Đánh giá giáo dục là sự thu thập và xử lý một cách có bằng chứng một phần của quá trình dẫ tới phán xét về giá trị theo quan niệm hành động” [8; tr.34]. Theo nhà giáo dục học nổi tiếng Hoa Kì RanTaylo, nghiên cứu về vấn đề đánh giá, ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đánh giá giáo dục và đƣa ra định nghĩa nhƣ sau: “Quá trình đánh giá chủ yếu là quá trình xác định mức độ thực hiện đƣợc của các mục tiêu trong chƣơng trình giáo dục” (1984) [8;tr.33]. Theo R.F.Mager nhà nghiên cứu ngƣời Pháp thì lại cho rằng “Đánh giá là việc miêu tả tình hình của học sinh và giáo viên để dự đoán công việc phải tiếp tục giúp học sinh tiến bộ tiếp tục tiếptục giúp tục giúp học sinh tiến bộ” [5;tr.34](1993). Trong cuốn giáo dục học – tập I của Savin ở chƣơng X: “Kiểm tra đánh giá tri thức kỹ năng, kỹ xảo của học sinh”, ông niêu rõ quan niệm về kiểm tra, đánh giá. Theo ông: “Kiểm tra là một phƣơng tiện quan trọng không chỉ để ngăn ngừa việc lãng quên mà còn để nắm đƣợc tri thức một cách vững chắc hơn” [4; tr.231]. Đồng thời ông cũng nhận thấy: “Đánh giá có thể trở thành một phƣơng tiện quan trọng để điều khiển sự học tập của học sinh, đẩy mạnh sự phát triển về công tác giáo dục của các em. Đánh giá thực hiện trên cơ sở kiểm tra và đánh giá theo hệ thống 5 bậc: Xuất sắc (điểm 5), Tốt (điểm 4), Trung bình (điểm 3), Xấu (điểm 2), Rất xấu (điểm 1)” [14; tr.246]. Nhƣ vậy, Sanvin đã quan niệm kiểm tra, đánh giá là hai hoạt động khác nhau nhƣng có quan hệ biện chứng. Đặc biệt ông nhấn mạnh việc kiểm tra không dừng lại ở việc kiểm tra tri thức mà còn kiểm tra kĩ năng, kĩ xảo của học sinh. Cùng với Sanvin, T.A.Ilina cũng nghiên cứu về hình thức kiểm tra, đánh giá trong cuốn “Giáo dục học, tập 2”. Ilina nhấn mạnh đến vai trò của kiểm tra, đánh giá, bà coi “việc kiểm tra đánh giá kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo là rất quan trọng và là thành phần cấu tạo cần thiết của quá trình dạy học” [12; tr.117]. Đồng thời bà cũng đƣa ra hệ thống các phƣơng pháp kiểm tra đánh giá kiến thức trong nhà trƣờng Xô Viết với những ƣu điểm và nhƣợc điểm của mỗi phƣơng pháp. Còn về vấn đề đánh giá thì Ilina cho rằng “Đánh giá là một phƣơng tiện kích thích mạnh mẽ và có ý nghĩa giáo dục to lớn trong điều kiện nếu nhƣ nó đƣợc giáo viên sử dụng đúng đắn”[12;tr.147] Nhƣ vậy, vấn đề kiểm tra, đánh giá đã đƣợc nhiều học giả nƣớc ngoài nghiên cứu và tìm hiểu. Mặc dù có những quan điểm và cách nhìn nhận khác nhau nhƣng các tác giả đều thống nhất trong việc khẳng định vai trò của kiểm tra đánh giá. 1.1.2. Trong nước Cùng với các học giả nƣớc ngoài, các tác giả, các nhà nghiên cứu giáo dục nƣớc ta cũng tìm hiểu và nghiên cứu khá sâu sắc về vấn đề kiểm tra, đánh giá. Đặc biệt trong những năm gần đây vấn đề đổi mới kiểm tra, đánh giá đang rất đƣợc quan tâm. Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt trong cuốn “Giáo dục học, tập 1”, NXB Giáo Dục, 1987 đã quan niệm về kiểm tra đánh giá nhƣ sau: “Kiểm tra và đánh giá tri thức, kĩ năng, kĩ xảo của học sinh là một khâu quan trọng của quá trình dạy học. Xét theo các cách thức thực hiện hệ thống các khâu của quá trình dạy học, kiểm tra và đánh giá có thể xem nhƣ là một nhóm phƣơng pháp dạy học” [3; tr.258]. Theo PTS Trần Kiều trong bài “Đổi mới đánh giá, đòi hỏi bức thiết của phƣơng pháp dạy học”, tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 11/1995 thì “Kiểm tra, đánh giá là một bộ phận hợp thành không thể thiếu của quá trình giáo dục. Các yếu tố xác định mục tiêu giáo dục soạn thảo và thực hiện chƣơng trình giáo dục. Kiểm tra, đánh giá là một chỉnh thể của chu trình kín. Mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố trên đƣợc đảm bảo sẽ tạo thành một quá trình giáo dục đạt hiệu quả cao” [18; tr.18]. Tác giả coi “Đổi mới phƣơng pháp dạy gắn liền với đổi mới việc đánh giá nói chung và thi cử nói riêng”. GS. Trần Bá Hoành trong cuốn “Đánh giá trong giáo dục” xuất bản năm 1997 thì cho rằng “việc kiểm tra, đánh giá không thể chỉ dừng lại ở yêu cầu tái hiện các kiến thức, rèn luyện các kĩ năng đã học mà phải khuyến khích tƣ duy năng động sáng tạo, phát hiện sự chuyển biến về xu hƣớng hành vi của học sinh trƣớc các vấn đề của đời sống gia đình và cộng đồng rèn luyện khả năng phát hiện và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong những tình huống thực tế”. Trang Thị Lân trong bài “Về việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh”, tạp chí nghiên cứu giáo dục số 5/1998 có viết: “Trong lý luận dạy học, kiểm tra là giai đoạn kết thúc của một quá trình dạy học, kiểm tra có 3 chức năng là: đánh giá, phát hiện lệch lạc và điều chỉnh, trong đó có chức năng đánh giá là chủ đạo. Đánh giá trong dạy học là một vấn đề hết sức phức tạp, luôn luôn chứa đựng nguy cơ không chính xác, dễ sai lầm. Vì thế đổi mới phƣơng pháp dạy học đòi hỏi phải đổi mới cách thức kiểm tra đánh giá, sử dụng kĩ thuật ngày càng tiên tiến và có độ tin cậy cao để dễ thao tác hơn” [14; tr.24]. Theo Trần Thị Tuyết Oanh trong cuốn “Đánh giá và đo lƣờng kết quả học tập” thì cho rằng “Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập và xử lý thông tin về trình độ, khả năng mà ngƣời học thực hiện các mục tiêu đã xác định, nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sƣ phạm của giáo viên, cho nhà trƣờng và bản thân học sinh để giúp họ học tập tiến bộ hơn” [19; tr.12]. 1.2. Kiểm tra, đánh giá 1.2.1 Đổi mới kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học Đổi mới kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh thực hiện chuyển từ chú trọng kiểm tra kết quả ghi nhớ kiến thức cuối kỳ, cuối năm sang coi trọng kết hợp kết quả đánh giá phong cách học và năng lực vận dụng kiến thức trong quá trình giáo dục và tổng kết cuối kỳ, cuối năm học để hƣớng tới phát triển năng lực của học sinh; coi trọng đánh giá để giúp đỡ học sinh về phƣơng pháp học tập, động viên sự cố gắng, hứng thú học tập của các em trong quá trình dạy học. Việc kiểm tra, đánh giá không chỉ là việc xem học sinh học đƣợc cái gì mà quan trọng hơn là biết học sinh học nhƣ thế nào, có biết vận dụng không. Từ năm học 2014-2015, việc đánh giá học sinh tiểu học sẽ coi trọng nhận xét, hƣớng dẫn học sinh học, việc chấm điểm chỉ còn áp dụng trong bài kiểm tra cuối kỳ, cuối năm học. Kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học sinh là những hoạt động quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của học sinh; tƣ vấn, hƣớng dẫn, động viên học sinh; nhận xét định tính hoặc định lƣợng về kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất của học sinh nhằm mục đích giúp học sinh tự rút kinh nghiệm và nhận xét lẫn nhau trong quá trình học tập, tự điều chỉnh cách học, qua đó dần hình thành và phát triển năng lực vận dụng kiến thức, khả năng tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề trong môi trƣờng giao tiếp, hợp tác; bồi dƣỡng hứng thú học tập và rèn luyện của học sinh trong quá trình giáo dục. Thông qua kiểm tra, đánh giá, giáo viên rút kinh nghiệm, điều chỉnh hoạt động dạy học và giáo dục ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học và giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh để động viên, khích lệ; phát hiện những khó khăn chƣa thể tự vƣợt qua của học sinh để hƣớng dẫn, giúp đỡ; đƣa ra nhận định phù hợp về những ƣu điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi học sinh để có biện pháp khắc phục kịp thời nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh. Đánh giá phải hƣớng tới sự phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh thông qua mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ và các biểu hiện năng lực, phẩm chất của học sinh dựa trên mục tiêu giáo dục THCS; coi trọng đánh giá để giúp đỡ học sinh về phƣơng pháp học tập. Chú trọng đánh giá thƣờng xuyên đối với tất cả học sinh: đánh giá các hoạt động trên lớp; đánh giá qua hồ sơ học tập, vở học tập; đánh giá qua việc học sinh báo cáo kết quả thực hiện một dự án học tập, nghiên cứu khoa học, kĩ thuật, báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm; đánh giá qua bài thuyết trình (bài viết, bài trình chiếu, video clip,…) về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập (sau đây gọi chung là sản phẩm học tập); kết hợp đánh giá trong quá trình dạy học, giáo dục và đánh giá tổng kết cuối kỳ, cuối năm học. Kết hợp đánh giá của giáo viên với
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất