Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng chủ đề trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở sinh vật trong bộ môn kho...

Tài liệu Xây dựng chủ đề trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở sinh vật trong bộ môn khoa học tự nhiên ở bậc thcs theo chương trình gdpt mới

.PDF
80
1
62

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA HÓA HỌC --------------------------- PHAN NGUYỄN KIỀU TRINH XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ CÁC CHẤT DINH DƯỠNG Ở SINH VẬT TRONG BỘ MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở BẬC THCS THEO CHƯƠNG TRÌNH GDPT MỚI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN SƯ PHẠM Đà Nẵng, tháng 05 năm 2022 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA HÓA HỌC --------------------------- Đề tài: XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ CÁC CHẤT DINH DƯỠNG Ở SINH VẬT TRONG BỘ MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở BẬC THCS THEO CHƯƠNG TRÌNH GDPT MỚI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN SƯ PHẠM Giảng viên hướng dẫn : TS. Trần Đức Mạnh Sinh viên thực hiện : Phan Nguyễn Kiều Trinh Lớp : 18SHH Đà Nẵng, tháng 05 năm 2022 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài là Xây dựng chủ đề “Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở sinh vật” trong bộ môn khoa học tự nhiên ở bậc THCS theo chương trình GDPT mới, em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến TS. Trần Đức Mạnh. Thầy đã trực tiếp hướng và tận tình chỉ bảo tôi tìm ra hướng nghiên cứu, tiếp cận thực tế, tìm kiếm tài liệu, xử lý và phân tích số liệu, giải quyết vấn đề để có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình tốt nhất. Đà Nẵng, tháng 5 năm 2022 Tác giả Phan Nguyễn Kiều Trinh MỤC LỤC MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài........................................................................................................1 2. Mục tiêu của đề tài ....................................................................................................1 3. Giả thuyết khoa học...................................................................................................1 4. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................................1 5. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................2 6. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................2 7. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................2 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận .......................................................................2 7.2. Phương pháp điều tra .........................................................................................2 7.3. Phương pháp thống kê ........................................................................................3 8. Đóng góp của đề tài ...................................................................................................3 9. Cấu trúc của đề tài ....................................................................................................3 PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................................4 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN BẬC THCS ......................................................................................4 1.1. Khái niệm môn Khoa học tự nhiên .......................................................................4 1.2. Quan điểm xây dựng chương trình Khoa học tự nhiên ......................................4 1.2.1. Dạy học tích hợp ...............................................................................................4 1.2.2. Kế thừa và phát triển .......................................................................................5 1.2.3. Giáo dục toàn diện ...........................................................................................5 1.2.4. Kết hợp lí thuyết với thực hành và phù hợp với thực tiễn Việt Nam..........5 1.3. Quan niệm về kế hoạch dạy học chủ đề................................................................5 1.4. Ý nghĩa của dạy học theo chủ đề môn Khoa học tự nhiên đối với phát triển năng lực của học sinh ....................................................................................................7 1.5. Thực trạng việc tổ chức dạy học bộ môn KHTN ở trường THCS trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ........................................................................................................7 CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ “TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ CÁC CHẤT DINH DƯỠNG Ở SINH VẬT” BẬC THCS ..........................................................................8 2.1. Nội dung của chủ đề “Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở sinh vật” – (KHTN 7 – THCS) .........................................................................................................8 2.2. Xây dựng chủ đề “ Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở sinh vật” – (KHTN 7 – THCS) .......................................................................................................................8 2.2.1. Nguyên tắc xây dựng kế hoạch dạy học chủ đề .............................................8 2.2.2. Quy trình xây dựng chủ đề..............................................................................9 2.2.3. Xây dựng và tổ chức dạy học chủ đề Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở sinh vật ...................................................................................................................12 2.2.4. Sách giáo khoa tham khảo chủ đề “Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở sinh vật” .................................................................................................................51 2.3. Thiết kế bộ dụng cụ khảo sát ...............................................................................60 2.3.1. Khảo sát GV về kế hoạch bài dạy chủ đề “Trao đổi nước và các chất ở sinh vật” đã xây dựng ......................................................................................................60 2.3.2. Khảo sát HS về sự hứng thú đối với môn Khoa học tự nhiên ....................61 CHƯƠNG 3: ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT SƯ PHẠM .................................................63 3.1. Mục đích của điều tra, khảo sát sư phạm ..........................................................63 3.2. Nhiệm vụ của điều tra, khảo sát sư phạm ..........................................................63 3.3. Đối tượng điều tra, khảo sát sư phạm ................................................................63 3.4. Phương pháp điều tra, khảo sát sư phạm ..........................................................64 3.5. Thời điểm điều tra, khảo sát sư phạm ................................................................64 3.6. Kết quả điều tra, khảo sát sư phạm ....................................................................64 3.6.1. Kết quả định lượng quy trình xây dựng chủ đề dạy học đã xây dựng......64 3.6.2. Kết quả định lượng sự hứng thú của học sinh đối với môn Khoa học tự nhiên ..........................................................................................................................67 KẾT LUẬN ..................................................................................................................71 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................72 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Nghĩa của chữ viết tắt GV Giáo viên HS Học sinh KHTN Khoa học tự nhiên THCS Trung học cơ sở GDPT Giáo dục phổ thông KHDH Kế hoạch dạy học YCCĐ Yêu cầu cần đạt PC Phẩm chất NL Năng lực CT Chương trình VD Ví dụ GDĐT Giáo dục đào tạo DHTCĐ Dạy học theo chủ đề DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tiêu chí đánh giá của thầy/cô về kế hoạch dạy học chủ đề môn KHTN đã xây dựng ...............................................................................................................................60 Bảng 2.2. Tiêu chí đánh giá sự hứng thú đối với môn Khoa học tự nhiên....................62 Bảng 3.1. Kết quả đánh giá của thầy/cô về chủ đề dạy học tích hợp đã xây dựng…..64 Bảng 3.2. Kết quả khảo sát về những mục tiêu kiến thức và năng lực HS có thể đạt được theo thang điểm từ 1 đến 10 ..........................................................................................66 Bảng 3.3. Kết quả khảo sát về mức độ hứng thú của HS đối với môn Khoa học tự nhiên .......................................................................................................................................67 Bảng 3.4. Kết quả khảo sát về ý kiến của HS độ khó/dễ môn Khoa học tự nhiên ........67 Bảng 3.5. Kết quả khảo sát về kiến thức bài học Khoa học tự nhiên được giáo viên truyền tải dễ hiểu, dễ nắm bắt ...................................................................................................68 Bảng 3.6. Kết quả khảo sát về bài học Khoa học tự nhiên liên hệ với thực tế đời sống .......................................................................................................................................68 Bảng 3.7. Kết quả khảo sát về HS giải thích được vấn đề thực tiễn dựa trên kiến thức Khoa học tự nhiên..........................................................................................................69 Bảng 3.8. Kết quả khảo sát về HS vận dụng các kiến thức Khoa học tự nhiên vào giải quyết vấn đề thực tế .......................................................................................................69 Bảng 3.9. Kết quả khảo sát về các thí nghiệm trong sách giáo khoa Khoa học tự nhiên được mô tả dễ hiểu, gần gũi...........................................................................................69 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Khoa học tự nhiên là môn học được xây dựng và phát triển trên nền tảng các khoa học Vật lí, Hóa học, Sinh học và Khoa học Trái Đất. Đối tượng nghiên cứu của Khoa học tự nhiên là các sự vật, hiện tượng, quá trình, các thuộc tính cơ bản về sự tồn tại, vận động của thế giới tự nhiên. Khoa học tự nhiên là môn học có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của học sinh, có vai trò nền tảng trong việc hình thành và phát triển thế giới quan khoa học của học sinh cấp trung học cơ sở. Bộ môn Khoa học tự nhiên đã được đưa vào giảng dạy ở khối lớp 6 cấp trung học cơ sở trong năm học 2021 – 2022. Tuy nhiên, có nhiều trường còn lúng túng trong việc giảng dạy, nhiều giáo viên còn ngại việc đổi mới. Có trường tách bộ môn KHTN thành 3 môn Vật lý, Hóa học, Sinh học do từ 2 – 3 giáo viên cùng đảm nhận để dạy riêng từng môn như trước đây. Điều này làm cho mạch nội dung giữa các bài học không được liền mạch và làm học sinh khó theo dõi nội dung bài học. Vì vậy, tôi đã xây dựng kế hoạch dạy học chủ đề ở bộ môn Khoa học tự nhiên này nhằm là nguồn tài liệu tham khảo cho giáo viên dạy học bộ môn Khoa học tự nhiên làm sáng kiến giảng dạy. 2. Mục tiêu của đề tài Đề tài được xây dựng làm nguồn tài liệu tham khảo cho giáo viên bộ môn Khoa học tự nhiên cấp THCS, làm sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy trong bộ môn Khoa học tự nhiên. 3. Giả thuyết khoa học Đề tài có thể đáp ứng mục đích áp dụng được trong dạy học lĩnh vực Khoa học tự nhiên ở bậc THCS sẽ nâng cao được chất lượng dạy học, đáp ứng với yêu cầu đổi mới của chương trình GDPT 2018. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Đề xuất được quy trình xây dựng kế hoạch dạy học chủ đề trong môn học Khoa học tự nhiên và quy trình tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực của HS thông qua việc dạy học. - Thiết kế, xây dựng kế hoạch bài dạy chủ đề thuộc bộ môn Khoa học tự nhiên ở bậc THCS. 1 - Nghiên cứu dạy học lĩnh vực Khoa học tự nhiên ở bậc THCS trong hệ thống giáo dục phổ thông nói chung và trong tương quan với các yếu tố giáo dục khác. - Khảo sát thực tiễn chương trình GDPT và cách thức tổ chức dạy học tích hợp phù hợp với thực tiễn hiện nay. 5. Đối tượng nghiên cứu Hiệu quả của chủ đề “Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở sinh vật” trong môn khoa học tự nhiên ở bậc trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã xây dựng. 6. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu đề xuất khung đánh giá năng lực trong dạy học theo chương trình mới, xây dựng quy trình, giải pháp tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá trong dạy học ở trường THCS đáp ứng đổi mới giáo dục hiện nay. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận - Nghiên cứu các văn kiện của Đảng và Nhà nước, các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, luật Giáo dục, các tạp chí Giáo dục, các tài liệu về lý luận dạy học, tâm lý học, các phương pháp dạy học tích hợp,... - Nghiên cứu các tài liệu về dạy học tích hợp. - Nghiên cứu phân tích nội dung, chương trình GDPT 2018. - Nghiên cứu một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, các bài báo khoa học, đề tài nghiên cứu liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Nghiên cứu các tài liệu tham khảo khác trong và ngoài nước. 7.2. Phương pháp điều tra - Điều tra, khảo sát lấy ý kiến của 2000 HS lớp 6 đến từ một số trường THCS trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, cụ thể: THCS Chu Văn An (Thanh Khê), THCS Lương Thế Vinh (Liên Chiểu), THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (Liên Chiểu), THCS Nguyễn Văn Linh (Cẩm Lệ), THCS Lê Thánh Tôn (Hải Châu), THCS Huỳnh Thúc Kháng (Thanh Khê), THCS Nguyễn Trãi (Thanh Khê), THCS Nguyễn Bá Phát (Hòa Vang), THCS Lý Tự Trọng (Sơn Trà) về sự hứng thú của học sinh đối với môn Khoa học tự nhiên. - Điều tra, khảo sát lấy ý kiến của 50 GV đã tham gia tập huấn chương trình bộ môn Khoa học tự nhiên đến từ các trường THCS trên địa bàn thành phố Đà Nẵng về quy trình xây dựng kế hoạch dạy học chủ đề. 2 7.3. Phương pháp thống kê - Dựa vào các số liệu thu được, thống kê, phân tích và xử lý kết quả. 8. Đóng góp của đề tài - Nghiên cứu đề xuất khung đánh giá năng lực trong dạy học theo chương trình mới, xây dựng quy trình, giải pháp tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá trong dạy học ở trường THCS đáp ứng đổi mới giáo dục hiện nay. - Đề tài trở thành nguồn tài liệu tham khảo cho giáo viên bộ môn Khoa học tự nhiên cấp THCS để làm sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy. - Áp dụng kết quả nghiên cứu của đề tài vào công tác giảng dạy tại trường THCS nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Khoa học tự nhiên theo chương trình GDPT 2018, đáp ứng được yêu cầu đổi mới của bậc THCS trong thời gian sắp tới. 9. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài được trình bày trong 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về dạy học môn Khoa học tự nhiên bậc THCS Chương 2. Xây dựng chủ đề “Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở sinh vật” bậc THCS Chương 3. Điều tra, khảo sát sư phạm 3 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN BẬC THCS 1.1. Khái niệm môn Khoa học tự nhiên Khoa học tự nhiên là môn học được xây dựng và phát triển trên nền tảng các khoa học Vật lí, Hóa học, Sinh học và Khoa học Trái Đất. Đối tượng nghiên cứu của Khoa học tự nhiên là các sự vật, hiện tượng, quá trình, các thuộc tính cơ bản về sự tồn tại, vận động của thế giới tự nhiên. Trong môn Khoa học tự nhiên, những nguyên lí và khái niệm chung nhất của thế giới tự nhiên được tích hợp xuyên suốt các mạch nội dung. Trong quá trình dạy học, các mạch nội dung được tổ chức sao cho vừa tích hợp theo nguyên lí của tự nhiên, vừa đảm bảo logic bên trong của từng mạch nội dung. Khoa học tự nhiên là môn học có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của học sinh, có vai trò nền tảng trong việc hình thành và phát triển thế giới quan khoa học của học sinh cấp trung học cơ sở. Cùng với các môn Toán học, Công nghệ và Tin học, môn Khoa học tự nhiên góp phần thúc đẩy giáo dục STEM (Science, Technology, Engineering, Mathematics) – một trong những hướng giáo dục đang được quan tâm phát triển trên thế giới cũng như ở Việt Nam, góp phần đáp ứng yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực trẻ cho giai đoạn công nghiệp hóa và hiện đại hóa của đất nước. Môn Khoa học tự nhiên có điều kiện giáo dục những vấn đề toàn cầu như phát triển bền vững và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, biến đổi khí hậu, dân số, bảo vệ môi trường, an toàn, năng lượng, giới và bình đẳng giới, bảo vệ đa dạng sinh học,... Môn Khoa học tự nhiên là môn học phát triển từ môn Khoa học ở lớp 4, 5 (cấp tiểu học), được dạy ở các lớp 6, 7, 8 và 9, tổng số 140 tiết/ năm học.[14] 1.2. Quan điểm xây dựng chương trình Khoa học tự nhiên Chương trình môn Khoa học tự nhiên cụ thể hoá những mục tiêu và yêu cầu của Chương trình tổng thể, đồng thời nhấn mạnh các quan điểm sau[1]: 1.2.1. Dạy học tích hợp Chương trình môn Khoa học tự nhiên được xây dựng dựa trên quan điểm dạy học tích hợp. Khoa học tự nhiên là một lĩnh vực thống nhất về đối tượng, phương pháp nhận thức, những khái niệm và nguyên lí chung nên việc dạy học môn Khoa học tự nhiên cần tạo cho học sinh nhận thức được sự thống nhất đó. Mặt khác, định hướng phát triển năng lực, gắn với các tình huống thực tiễn cũng đòi hỏi thực hiện dạy học tích hợp. Chương 4 trình môn Khoa học tự nhiên còn tích hợp, lồng ghép một số nội dung giáo dục như: giáo dục kĩ thuật, giáo dục sức khoẻ, giáo dục bảo vệ môi trường, phát triển bền vững,... 1.2.2. Kế thừa và phát triển Chương trình môn Khoa học tự nhiên bảo đảm kế thừa và phát triển những ưu điểm của các chương trình môn học đã có của Việt Nam, đồng thời tiếp thu kinh nghiệm xây dựng chương trình môn Khoa học tự nhiên của những nền giáo dục tiên tiến trên thế giới; bảo đảm kết nối chặt chẽ giữa các lớp học với nhau và liên thông với chương trình các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học ở cấp tiểu học, Vật lí, Hoá học, Sinh học ở cấp trung học phổ thông và chương trình giáo dục nghề nghiệp. 1.2.3. Giáo dục toàn diện Chương trình môn Khoa học tự nhiên góp phần hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực học sinh thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, thể hiện tính toàn diện, hiện đại và cập nhật; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống; thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh; các phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp với mục tiêu giáo dục. Chương trình bảo đảm sự phát triển năng lực của học sinh qua các cấp học, lớp học; tạo thuận lợi cho việc chuyển đổi giữa các giai đoạn trong giáo dục; tạo cơ sở cho học tập suốt đời. 1.2.4. Kết hợp lí thuyết với thực hành và phù hợp với thực tiễn Việt Nam Thông qua hoạt động thực hành trong phòng thực hành và trong thực tế, chương trình môn Khoa học tự nhiên giúp học sinh nắm vững lí thuyết, đồng thời có khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng khoa học tự nhiên vào thực tiễn đời sống. Môn Khoa học tự nhiên quan tâm tới những nội dung kiến thức gần gũi với cuộc sống hằng ngày của học sinh, tăng cường vận dụng kiến thức, kĩ năng khoa học vào các tình huống thực tế; góp phần phát triển ở học sinh khả năng thích ứng trong một thế giới biến đổi không ngừng. Chương trình môn Khoa học tự nhiên bảo đảm tính khả thi, phù hợp với các nguồn lực để thực hiện chương trình như giáo viên, thời lượng, cơ sở vật chất,... 1.3. Quan niệm về kế hoạch dạy học chủ đề Quan niệm KHDH chủ đề/bài học là một kịch bản dự kiến do GV thiết kế bao gồm toàn bộ công việc của thầy và trò đối với một chủ đề/bài học nhằm giúp người học đáp 5 ứng các YCCĐ về PC và NL tương ứng với chủ đề/bài học được quy định trong CT môn học. Như vậy, KHDH chủ đề/bài học chính là sự hình dung kịch bản lên lớp của mỗi GV với một đối tượng HS cụ thể và một nội dung cụ thể (một chủ đề, một bài học) trong một không gian và thời gian cụ thể cũng như lựa chọn phương pháp, phương tiện dạy học và hình thức kiểm tra, đánh giá phù hợp với YCCĐ về NL, PC tương ứng trong CT môn học. Vì thế, KHDH chủ đề/bài học cần thống nhất một số yêu cầu cốt lõi cần có. Đó là: - Mục tiêu cần thể hiện được YCCĐ về PC và NL: Mục tiêu không chỉ nêu được tên các PC và NL (NL chung, NL chuyên biệt) mà cần trình bày cụ thể, chi tiết đến thành tố NL, chỉ số hành vi. - KHDH phải thể hiện được các giai đoạn (pha) của quá trình dạy học một chủ đề bao gồm: Khởi động, hình thành kiến thức mới, luyện tập, vận dụng và tìm tòi mở rộng. Thông thường, một chủ đề dạy học có nhiều kiến thức mới nên trong giai đoạn hình thành kiến thức mới, GV chia thành các hoạt động nhỏ hơn tương ứng với quá trình dạy học từng kiến thức đó. - Mỗi hoạt động cần thể hiện được các nội dung sau: Tên hoạt động, thời gian thực hiện; mục tiêu của hoạt động, nội dung hoạt động, cách thức tổ chức, dự kiến sản phẩm và cách thức đánh giá. Tuy nhiên, không nhất thiết tất cả các hoạt động dạy học đều phải có đủ các thành phần nói trên. VD: Hoạt động Khởi động có thể không cần đánh giá… - Trong tổ chức từng hoạt động dạy học cần thể hiện được trình tự các hành động: chuyển giao nhiệm vụ; tổ chức học tập; báo cáo kết quả và thảo luận; đánh giá, xác nhận kết quả. Tuy nhiên, không nhất thiết tất cả các hoạt động dạy học đều phải có đủ các thành phần nói trên. VD: Hoạt động Khởi động có thể không cần đánh giá bằng công cụ đánh giá cụ thể… - KHDH thể hiện sự vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích hóa hoạt động học tập của HS, phù hợp với đặc thù môn học. Phương pháp dạy học nhấn mạnh đến việc tổ chức các hoạt động dạy học tạo điều kiện cho HS được trải nghiệm, thực hành, tìm tòi, khám phá kiến thức thông qua việc sử dụng đa dạng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. - Xây dựng được công cụ đánh giá phù hợp mục tiêu đánh giá PC, NL đã đề ra.[1] 6 1.4. Ý nghĩa của dạy học theo chủ đề môn Khoa học tự nhiên đối với phát triển năng lực của học sinh Ngoài việc góp phần phát triển những năng lực chung: tự học và tự chủ; giải quyết vấn đề và sáng tạo; hợp tác và giao tiếp, dạy học môn Khoa học tự nhiên còn hình thành cho họ những năng lực đặc thù của môn học: nhận thức về thế giới tự nhiên; nghiên cứu và khám phá thế giới tự nhiên; vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn (Bộ GDĐT, 2018b). Nhằm thực hiện những mục tiêu này, đã có nhiều tác giả với những công trình của mình đã vận dụng những mô hình, những phương pháp, các hình thức tổ chức dạy học cùng các kĩ thuật dạy học khác nhau. DHTCĐ là một trong những mô hình mới cho hoạt động lớp học thay thế cho lớp học truyền thống đặc trưng bởi những bài học với những phần nội dung kiến thức rời rạc, đơn lẻ và việc dạy học này không bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Đây là điều kiện để GV thực hiện đúng nguyên tắc của dạy học phát triển năng lực (Nguyễn Văn Hồng và cộng sự, 2019, tr 20). DHTCĐ chú trọng những nội dung học tập có tính tổng quát, liên quan đến nhiều lĩnh vực, hướng vào nội dung tích hợp gắn với thực tiễn và các tư tưởng có tính khái quát. Theo mô hình này, HS có nhiều cơ hội làm việc độc lập hay theo nhóm, thực hiện các dự án học tập để giải quyết những vấn đề xác thực. Vì thế, việc học thực sự có giá trị với HS vì nó gắn với thực tế và rèn luyện kĩ năng hoạt động và kĩ năng sống, họ có cơ hội thể hiện kiến thức, kĩ năng lĩnh hội được, đánh giá việc học tập và giao tiếp của bản thân. Trong DHTCĐ, GV là người hướng dẫn, đồng hành, tư vấn, làm cho quá trình học tập của HS trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.[13] 1.5. Thực trạng việc tổ chức dạy học bộ môn KHTN ở trường THCS trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Qua khảo sát 50 GV đã tham gia tập huấn chương trình bộ môn Khoa học tự nhiên đến từ các trường THCS trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Nhìn chung, giáo viên hiểu tích hợp ở mức độ liên môn và xuyên môn và cải tiến đổi mới phương pháp dạy học như sử dụng: Phương pháp vấn đáp tìm tòi, trực quan tìm tòi, thảo luận nhóm… trong dạy học bộ môn KHTN. Tuy nhiên vẫn còn một vài trường chia bộ môn KHTN thành ba phân môn Vật lý, Hóa học, Sinh học do 2 – 3 giáo viên đảm nhận để giảng dạy. 7 CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ “TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ CÁC CHẤT DINH DƯỠNG Ở SINH VẬT” BẬC THCS 2.1. Nội dung của chủ đề “Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở sinh vật” – (KHTN 7 – THCS) Nội dung 1: Nước và vai trò của nước đối với sự sống. • Tính chất và thành phần hóa học của nước. • Tầm quan trọng của nước đối với đời sống. • Ô nhiễm nguồn nước. Nội dung 2: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật. • • • • • Các loại rễ. Sự hấp thụ và muối khoáng ở rễ. Con đường vận chuyển các chất trong cây. Thoát hơi nước qua lá. Cơ chế đóng - mở khí khổng. Nội dung 3: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở con người. • Nhu cầu nước ở người. • Con đường thu nhận và tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá. • Hệ tuần hoàn máu. 2.2. Xây dựng chủ đề “ Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở sinh vật” – (KHTN 7 – THCS) 2.2.1. Nguyên tắc xây dựng kế hoạch dạy học chủ đề (Mô đun 4 - Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh THCS môn Khoa học tự nhiên) Căn cứ vào các tiêu chí của công văn 5555/ BGDĐT-GDTrH ngày 08 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ GD và Đào tạo về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm GD thường xuyên qua mạng và đặc điểm của CT GDPT 2018, khi xây dựng KHDH một chủ đề/bài học cần đảm bảo các nguyên tắc sau: (1) Chủ đề phải được xây dựng căn cứ vào nội dung CT GD môn học đã ban hành. 8 (2) Chủ đề cần đảm bảo chuỗi các hoạt động học tập: Khởi động, hình thành kiến thức, luyện tập, vận dụng - tìm tòi mở rộng. (3) Chuỗi hoạt động học cần đảm bảo phù hợp với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng. (4) Mỗi nhiệm vụ học tập cần đảm bảo sự rõ ràng về mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được. (5) Chuỗi hoạt động dạy học cần đảm bảo sự phù hợp với thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của HS. (6) Đảm bảo sự phù hợp của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của HS. (7) Đảm bảo phù hợp với điều kiện của nhà trường, đối tượng HS và năng lực của GV. [15] 2.2.2. Quy trình xây dựng chủ đề Bước 1: Lựa chọn chủ đề Bước đầu tiên cần phải tìm hiểu, phân tích nội dung của chương trình để lựa chọn chủ đề. Bước 2: Xác định nội dung chính của chủ đề Đề xác định nội dung chính của chủ đề, GV cần phải nghiên cứu yêu cầu cần đạt của chủ đề và Kế hoạch giáo dục môn KHTN mà tổ bộ môn đã xây dựng. Bước 3: Xác định mục tiêu của chủ đề - Dựa vào vào YCCĐ của chủ đề (Tham khảo trong bản chương trình giáo dục phổ thông môn KHTN) để xác định các mục tiêu cần có trong bài học và xác định chủ đề này sẽ được tiến hành trong bao nhiêu tiết học. [1] Nội dung Yêu cầu cần đạt Trao đổi - Nêu được vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh nước và vật. các chất - Dựa vào sơ đồ (hoặc mô hình) nêu được thành phần hoá học và cấu trúc, dinh tính chất của nước. dưỡng ở - Mô tả được quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng, lấy được ví sinh vật dụ ở thực vật và động vật, cụ thể: 9 + Dựa vào sơ đồ đơn giản mô tả được con đường hấp thụ, vận chuyển nước và khoáng của cây từ môi trường ngoài vào miền lông hút, vào rễ, lên thân cây và lá cây; + Dựa vào sơ đồ, hình ảnh, phân biệt được sự vận chuyển các chất trong mạch gỗ từ rễ lên lá cây (dòng đi lên) và từ lá xuống các cơ quan trong mạch rây (dòng đi xuống); + Nêu được vai trò thoát hơi nước ở lá và hoạt động đóng, mở khí khổng trong quá trình thoát hơi nước; + Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật; + Tiến hành được thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước; + Trình bày được con đường trao đổi nước và nhu cầu sử dụng nước ở động vật (lấy ví dụ ở người); + Dựa vào sơ đồ khái quát (hoặc mô hình, tranh ảnh, học liệu điện tử) mô tả được con đường thu nhận và tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá ở động vật (đại diện ở người); + Mô tả được quá trình vận chuyển các chất ở động vật (thông qua quan sát tranh, ảnh, mô hình, học liệu điện tử), lấy ví dụ cụ thể ở hai vòng tuần hoàn ở người. - Vận dụng được những hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở thực vật vào thực tiễn (ví dụ giải thích việc tưới nước và bón phân hợp lí cho cây). - Vận dụng được những hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở động vật vào thực tiễn (ví dụ về dinh dưỡng và vệ sinh ăn uống, ...). - Ở mỗi chủ đề cần xác định năng lực cần hướng tới. - Xây dựng kế hoạch bài dạy chủ đề Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở sinh vật theo cấu trúc: MẪU KẾ HOẠCH BÀI DẠY I. Mục tiêu dạy học 10 1. Năng lực 1.1. Năng lực đặc thù 1.2. Năng lực chung 2. Phẩm chất II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Giáo viên 2. Học sinh III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Khởi động 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 3. Hoạt động 3: Luyện tập 4. Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà Bước 4: Xây dựng tiến trình dạy học - Tiến trình dạy học tổng thể Hoạt động Mục (thời gian) tiêu Phương pháp, Nội dung kỹ thuật dạy học Phương án đánh giá - Tổ chức dạy học cụ thể Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Nội dung 1 Nhiệm vụ a, b, c …………………………………………. …………………………………………. Hoạt động 2: Nội dung 2 Nhiệm vụ a, b, c …………………………………………. …………………………………………. Bước 5: Kiểm tra đánh giá Kiểm tra đánh giá được thực hiện xuyên suốt trong quá trình tổ chức dạy học chủ đề. Đánh giá chất lượng lĩnh hội của HS thông qua các câu hỏi và năng lực của HS thông qua các hoạt động được triển khai trong quá trình tổ chức dạy học chủ đề. 11 2.2.3. Xây dựng và tổ chức dạy học chủ đề Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở sinh vật Nước chiếm 3/4 diện tích bề mặt trái đất. Nước được con người sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Tình hình ô nhiễm nguồn nước hiện nay đang rất nghiêm trọng, tác động xấu đến sức khỏe và các hoạt động của con người và sinh vật, gây mất cân bằng hệ sinh thái. Nước và các chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sinh vật. Vì vậy, tôi lựa chọn chủ đề “Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở sinh vật”. Chủ đề này giúp cho HS tìm hiểu về tính chất của nước, các nguyên nhân gây ô nhiễm nước, tầm quan trọng của nước đối với sinh vật. Chủ đề này được dạy ở cấp THCS lớp 7 trong chương trình GDPT mới môn Khoa học tự nhiên. * Kế hoạch dạy học chủ đề Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở sinh vật TÊN CHỦ ĐỀ: TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ CÁC CHẤT DINH DƯỠNG Ở SINH VẬT Môn học: Khoa học tự nhiên; lớp 7 Thời gian thực hiện 4 tiết I. Mục tiêu dạy học: 1. Năng lực: 1.1. Năng lực đặc thù: - Nhận thức khoa học tự nhiên: + HS khai thác được các thí nghiệm để tìm hiểu về tính chất của nước, thành phần của nước. + HS khai thác được hình ảnh thực tế để tìm hiểu về sự ô nhiễm nguồn nước, trao đổi nước ở sinh vật. + HS nêu được vai trò của việc trao đổi nước và các chất dinh dưỡng đối với sinh vật. + HS trình bày được quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở sinh vật. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Thông qua các câu hỏi, HS vận dụng ngôn ngữ diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân. - Năng lực vận dụng kiến thức khoa học tự nhiên vào thực tiễn: HS thông qua quan sát tự nhiên phân biệt được nguồn nước bị ô nhiễm. 12 - Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ khoa học tự nhiên: HS nêu được vai trò quan trọng của nước trong cuộc sống và đặt được câu hỏi liên quan đến nước. - Năng lực thực hành khoa học tự nhiên: HS tiến hành thí nghiệm, quan sát, nêu được các hiện tượng, mô tả , giải thích các hiện tượng thí nghiệm. 1.2. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ, tự học: HS nghiêm túc thực hiện phiếu học tập, trả lời câu hỏi thông qua kiến thức đã biết và tự giác trong những hoạt động mà GV đề ra. - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Thông qua làm việc nhóm nâng cao khả năng tự tin trình bày ý kiến bản thân trước đám đông, hiểu suy nghĩ đồng đội, khả năng giao tiếp với các bạn, với giáo viên. - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo: Thể hiện qua việc HS tiếp nhận và giải quyết vấn đề mà GV đưa ra đồng thời có thể tìm tòi và sáng tạo. 2. Phẩm chất: - Trung thực: Khách quan trong làm việc nhóm và thật thà, ngay thẳng trong học tập. - Trách nhiệm: Có trách nhiệm làm việc nhóm, thảo luận tích cực với các bạn. - Chăm chỉ: Kiên trì, tỉ mỉ, cẩn thận trong quá trình học; tích cực tìm tòi và sáng tạo nhiệm vụ học tập của nhóm, cá nhân do GV đưa ra. - Nhân ái: Trong quá trình học tập, sẵn sàng giúp đỡ khi bạn cùng lớp gặp khó khăn. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Giáo viên - Kế hoạch bài dạy, bài giảng powerpoint. - Máy tính, máy chiếu. - Các phiếu học tập. - Phiếu hướng dẫn thí nghiệm. - 5 cốc thủy tinh, đường trắng, muối ăn, cát, dầu ăn, chanh. 2. Học sinh - Một ly thủy tinh chứa nước bình thường. - Một ly thủy tinh chứa nước được nhỏ thêm mực để tạo màu (chuẩn bị mỗi nhóm một màu). - Cành hoa cúc hoặc hoa hồng trắng. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất