Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện ...

Tài liệu Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện ba vì – thành phố hà nội

.PDF
131
181
135

Mô tả:

MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt vi Danh mục các bảng vii Danh mục các hình viii MỞ ĐẦU 1 1 Tính cấp thiết của đề tài 1 2 Mục đích, yêu cầu của đề tài 2 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1 Một số vấn đề lý luận về sử dụng đất nông nghiệp 3 1.1.1 Khái niệm về đất nông nghiệp. Nguyên tắc sử dụng đất nông 3 nghiệp 1.1.2 Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp 4 1.1.3 Các yếu tố tác động đến sử dụng đất nông nghiệp 5 1.2 Đánh giá đất đai phục vụ định hướng quy hoạch sử dụng đất 8 1.2.1. Khái niệm về đánh giá đất đai 8 1.2.2 Phương pháp đánh giá đất theo FAO 8 1.3 Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai theo đánh giá đất theo FAO 10 1.3.1. Khái niệm về đơn vị bản đồ đất đai 10 1.3.2. Quy trình xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 10 1.4 Một số kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất ở Việt Nam 12 1.5 Tình hình ứng dụng GIS trong đánh giá đất đai và cơ sở ứng dụng cho việc xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 15 1.5.1. Khái quát về GIS 15 1.5.2 Phương pháp chồng xếp bản đồ trong sử dụng GIS (Map Overlay) 17 1.5.3 Một số phần mềm GIS được ứng dụng ở Việt Nam hiện nay 18 iii 1.5.4. Một số kết quả về ứng dụng GIS trong sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên đất đai trên thế giới và ở Việt Nam Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19 23 2.1 Đối tượng nghiên cứu 23 2.2 Nội dung nghiên cứu 23 2.2.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội tác động đến sản xuất nông nghiệp 23 2.2.2 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Ba Vì 23 2.2.3 Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Ba Vì tỷ lệ 1/25.000 23 2.2.4 Xác định và mô tả đơn vị bản đồ đất đai 23 2.2.5 Định hướng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Ba Vì 23 2.3 Phương pháp nghiên cứu 23 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu 23 2.3.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý tài liệu, số liệu 23 2.3.3. Phương pháp xây dựng bản đồ 23 Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội huyện Ba Vì 25 25 3.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Ba Vì 25 3.1.2 Điểu triển kinh tế và xã hội huyện Ba Vì 29 3.2 Hiện trạng sử dụng đất huyện Ba Vì 3.2.1 Đất phi nông nghiệp 3.2.2 37 38 Đất chưa sử dụng 39 3.2.3 Đất nông nghiệp 39 3.2.4 Hiện trạng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Ba Vì năm 2014 41 3.3 Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Ba Vì tỷ lệ 1/25.000 44 3.3.1 Xác định các chỉ tiêu phân cấp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 44 3.3.2 Xây dựng các bản đồ đơn tính 48 3.4 Mô tả các đơn vị đất của huyện Ba Vì 68 3.5 Định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Ba Vì 72 iv KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 75 Kết luận 75 Kiến nghị 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO 78 v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 CNH – HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá 2 DT Diện tích 3 ĐGĐĐ Đánh giá đất đai 4 ĐVĐĐ Đơn vị đất đai 5 FAO Food and Agriculture Organisation (Tổ chức nông - lương thế giới) 6 GTSX Giá trị sản xuất 7 GTTT Giá trị tăng thêm 8 GIS Geographic Information System (Hệ thống thông tin địa lý) 9 HĐND - UBND Hội đồng nhân dân - Uỷ ban nhân dân 10 HH Hàng hóa 11 LMU Land Mapping Unit (Đơn vị bản đồ đất đai) 12 LUS Land Use System (Hệ thống sử dụng đất) 13 LUT Land Utilization Type (Loại sử dụng đất) 14 Nông nghiệp & PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 15 NTS Nuôi trồng thuỷ sản 16 SS94 Giá so sánh năm 1994 vi DANH MỤC CÁC BẢNG STT 3.1 Tên bảng Trang Một số chỉ tiêu kinh tế tổng hợp huyện Ba Vì giai đoạn 2008 2014 3.2 30 Một số chỉ tiêu kinh tế nông lâm thủy sản huyện Ba Vì giai đoạn 2008 – 2014 32 3.3 Một số chỉ tiêu về dân số huyện Ba Vì giai đoạn năm 2005 - 2014 34 3.4 Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp huyện Ba Vì năm 2014 38 3.5 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Ba Vì năm 2014 40 3.6 Hiện trạng các loại hình sử dụng đất và kiểu sử dụng đất phân bố theo hai Tiểu vùng của huyện Ba Vì năm 2014 3.7 42 Tổng hợp các yếu tố, chỉ tiêu và ngưỡng phân cấp phục vụ xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 45 3.8 Phân loại đất huyện Ba Vì 51 3.9 Tổng hợp diện tích đất theo các cấp độ dốc ở huyện Ba Vì 53 3.10 Tổng hợp diện tích đất theo các cấp độ dày tầng đất mịn ở huyện Ba Vì 3.11 55 Tổng hợp diện tích đất theo các cấp thành phần cơ giới ở huyện Ba Vì 57 3.12 Tổng hợp diện tích theo cấp độ chua của tầng đất mặt huyện Ba Vì 59 3.13 Tổng hợp diện tích đất có khả năng tưới theo các mức độ ở huyện Ba Vì 3.14 3.15 61 Tổng hợp diện tích đất theo khả năng tiêu thoát nước mặt ở huyện Ba Vì 63 Số lượng và các đặc tính của các đơn vị đất đai 65 vii DANH MỤC CÁC HÌNH STT Tên hình Trang 1.1 Quy trình xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 10 1.2 Sơ đồ khái quát về GIS 16 3.1 Cơ cấu diện tích các loại đất chính huyện Ba Vì năm 2014 38 3.2 Sơ đồ loại đất huyện Ba Vì (thu từ tỷ lệ bản đồ 1/25.000) 52 3.3 Sơ đồ độ dốc huyện Ba Vì (thu từ tỉ lệ bản đồ 1/25.000)Error! Bookmark not defined. 3.4 Sơ đồ độ dày tầng đất mịn huyện Ba Vì (thu từ tỷ lệ bản đồ Error! Bookmark not defined. 1/25.000) 3.5 Sơ đồ thành phần cơ giới huyện Ba Vì (thu từ tỷ lệ bản đồ Error! Bookmark not defined. 1/25.000) 3.6 Sơ đồ độ chua tầng mặt huyện Ba Vì (thu từ tỷ lệ bản đồ 1/25.000)Error! Bookmark not d 3.7 Sơ đồ khả năng tưới huyện Ba Vì (thu từ tỷ lệ bản đồ 1/25.000)Error! Bookmark not defin 3.8 Sơ đồ khả năng tiêu huyện Ba Vì (thu từ tỷ lệ bản đồ 1/25.000)Error! Bookmark not define 3.9 Sơ đồ đơn vị đất đai huyện Ba Vì (thu từ tỷ lệ bản đồ 1/25.000)Error! Bookmark not defin viii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là tài sản vô cùng quý giá của quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn xây dựng và phát triển dân sinh, kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Không có đất thì không thể sản xuất cũng không có sự tồn tại của con người và đất có vị trí đặc biệt quan trọng với sản xuất nông nghiệp. Xã hội loài người luôn luôn vận động và phát triển. Con người khai thác tài nguyên đất đai phục vụ cho các mục đích kinh tế. Sức ép nặng nề về dân số cùng với việc sử dụng đất đai không hợp lý đã làm cho đất ngày càng giảm đi về chất lượng. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai là bước đi quan trọng đầu tiên của quy trình đánh giá đất theo FAO bởi chúng là căn cứ xác định chất lượng đất đai cho các loại hình sử dụng đất và phân hạng thích hợp sử dụng đất đai. Huyện Ba Vì nằm ở phía Tây của thành phố Hà Nội, là vùng bán sơn địa với diện tích tự nhiên 42.402,69 ha. Trong những năm gần đây, do sự hình thành các khu công nghiệp, dịch vụ, đời sống người dân trong huyện đã dần nâng cao. Mặc dù vậy, cuộc sống nhân dân vẫn còn phụ thuộc khá nhiều vào nông nghiệp. Do đó để phát triển nền kinh tế của huyện, công tác đánh giá đất đóng vai trò hết sức quan trọng, mà xây dựng bản đồ đơn vị đất đai của huyện là bước đi quan trọng đầu tiên của quy trình đánh giá đất theo FAO bởi chúng là căn cứ xác định chất lượng đất đai cho các loại hình sử dụng đất và phân hạng thích hợp đất đai. Từ những lý do nêu trên, được sự phân công của Khoa Quản lý đất đai Trường Học Viện Nông nghiệp Việt Nam và dưới sự hướng dẫn của GS-TS Nguyễn Hữu Thành, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Ba Vì thành phố Hà Nội”. 1 2. Mục đích, yêu cầu của đề tài 2.1. Mục đích - Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Ba Vì tỷ lệ 1/25.000. - Xác định tiềm năng đất đai phục vụ định hướng sử dụng đất nông nghiệp của huyện. 2.2. Yêu cầu - Xác định được các chỉ tiêu phân cấp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai cho huyện. - Tuân thủ quy trình xây dựng bản đồ đơn vị đất đai của FAO. 2 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Một số vấn đề lý luận về sử dụng đất nông nghiệp 1.1.1. Khái niệm về đất nông nghiệp. Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp 1.1.1.1. Khái niệm về đất nông nghiệp - Khái niệm về đất và đất đai: + Đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến những khái niệm, định nghĩa về đất. Định nghĩa đầu tiên của học giả người Nga Đocutraiep năm 1987 cho rằng: “Đất là một vật thể thiên nhiên cấu tạo độc lập lâu đời do kết quả quá trình hoạt động tổng hợp của 5 yếu tố hình thành đất đó là: sinh vật, đá mẹ, khí hậu, địa hình và thời gian” (Đỗ Nguyên Hải, 2001). Định nghĩa này chưa đề cập đến khả năng sử dụng và sự tác động của các yếu tố khác tồn tại trong môi trường xung quanh. Do đó, sau này một số học giả khác đã bổ sung các yếu tố: nước của đất, nước ngầm và đặc biệt là vai trò của con người để hoàn chỉnh khái niệm về đất nêu trên. + Theo quan điểm của các nhà kinh tế, thổ nhưỡng và quy hoạch Việt Nam cho rằng “Đất là phần trên mặt của vỏ trái đất mà ở đó cây cối có thể mọc được” và đất được hiểu theo nghĩa rộng như sau: “Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm các yếu tố cấu thành của môi trường sinh thái ngay bên trên và dưới bề mặt đó như: Khí hậu thời tiết, thổ nhưỡng, địa hình, mặt nước (hồ, sông suối…), các dạng trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn thực vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả nghiên cứu trong quá khứ và hiện tại để lại”. + Như vậy, đất đai là một khoảng không gian có giới hạn gồm: Khí hậu, lớp đất bề mặt, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước, nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất. Trên bề mặt đất đai là sự kết hợp giữa các yếu tố thổ nhưỡng, địa hình, thuỷ văn, thảm thực vật cùng với các thành phần khác có vai trò quan trọng và ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất và cuộc sống của xã hội loài người. - Khái niệm về đất nông nghiệp: Đất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng cho sản xuất nông nghiệp như đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu 3 năm, đất rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối hoặc nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp (Quốc Hội, 2003). 1.1.1.2. Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp - Sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ người – đất trong tổ hợp với nguồn tào nguyên thiên nhiên khác và Môi trường. Quy luật phát triển kinh tế - xã hội cùng với yêu cầu bền vững về mặt môi trường cũng như hệ sinh thái quyết định phương hướng chung và mục tiêu sử dụng đất hợp lý, phát huy tối đa công dụng của đất nhằm đạt tới lợi ích sinh thái, kinh tế, xã hội cao nhất. Vì vậy sử dụng đất thuộc phạm trù hoạt động kinh tế của nhân loại. Trong mỗi phương thức sản xuất nhât định, việc sử dụng đất theo yêu cầu của sản xuất và đời sống cần căn cứ vào thuộc tính tự nhiên của đất đai. - Sử dụng đất nông nghiệp với mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội trên cơ sở đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm, tăng cường nguyên liệu cho công nghiệp và hướng tới xuất khẩu. - Sử dụng đất nông nghiệp trong sản xuất trên cơ sở cân nhắc các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, tận dụng tối đa lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái và không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường là những nguyên tắc cơ bản và cần thiết để đảm bảo cho khai thác sử dụng bền vững tài nguyên đất đai. - Sử dụng đất nông nghiệp theo nguyên tắc “Đầy đủ, hợp lý và hiệu quả”. 1.1.2. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp Các hoạt động của con người nhiều khi đã làm cho hệ sinh thái biến đổi vượt qua khả năng tự điều chỉnh của đất. Con người đã không chỉ tác động vào đất đai mà còn tác động vào khí quyển, nguồn nước để tạo ra một nguồn lương thực, thực phẩm ngày càng nhiều trong khi các hoạt động cải tạo đất chưa được quan tâm đúng mức và hậu quả là đất đai cũng như các nhân tố khác bị thay đổi theo chiều hướng ngày một xấu đi. Ngày nay, nhiều vùng đất đai màu mỡ đã bị thoái hóa nghiêm trọng, kéo theo sự xói mòn đất và suy giảm nguồn nước đi kèm với hạn hán, lũ lụt... Vì vậy để đảm bảo cho cuộc sống của con người trong hiện tại và tương lai cần phải có những chiến lược về sử dụng đất để không chỉ duy trì những khả năng hiện có của đất mà còn khôi phục những khả năng đã mất. Thuật 4 ngữ “sử dụng đất bền vững” ra đời trên cơ sở mong muốn trên. Phát triển nông nghiệp bền vững nhằm khắc phục nạn ô nhiễm đất, nước không khí bởi hệ thống nông nghiệp và công nghiệp cùng với sự mất mát của của các loài động thực vật, suy giảm giảm các tài nguyên thiên nhiên không tái sinh. Nông nghiệp bền vững là tiền đề và điều kiện cho định cư lâu dài. Một trong những cơ sở quan trọng nhất của nông nghiệp bền vững là thiết lập được các hệ thống sử dụng đất hợp lý. Thuật ngữ sử dụng đất bền vững được dựa trên quan điểm sau: - Duy trì và nâng cao các hoạt động sản xuất (thể hiện bằng năng suất). - Giảm thiểu mức rủi ro trong sản xuất (mức độ an toàn). - Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, ngăn chặn sự thoái hoá đất và nước (bảo vệ). - Có hiệu quả lâu bền. - Được xã hội chấp nhận. Phát triển nông nghiệp bền vững sẽ vừa đáp ứng nhu cầu của hiện tại, vừa đảm bảo được nhu cầu của các thế hệ tương lai. Theo FAO, phát triển nông nghiệp bền vững là sự quản lý và bảo tồn sự thay đổi về tổ chức và kỹ thuật nhằm đảm bảo thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người cả cho hiện tại và mai sau. 1.1.3. Các yếu tố tác động đến sử dụng đất nông nghiệp 1.1.3.1. Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên (đất, nước, khí hậu, thời tiết....) có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp. Bởi vì, các yếu tố của điều kiện tự nhiên là tài nguyên để sinh vật tạo nên sinh khối. Do vậy, cần đánh giá đúng điều kiện tự nhiên để trên cơ sở đó xác định cây trồng vật nuôi chủ lực phù hợp và định hướng đầu tư thâm canh đúng. Điều kiện về đất đai, khí hậu thời tiết có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp. Nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi, các hộ nông dân có thể lợi dụng những yếu tố đầu vào không kinh tế thuận lợi để tạo ra nông sản hàng hoá với giá rẻ. Sản xuất nông nghiệp là ngành kinh doanh năng lượng ánh sáng mặt trời 5 dựa trên các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khác (Nguyễn Ích Tân, 2000). 1.1.3.2. Nhóm các yếu tố kỹ thuật canh tác Biện pháp kỹ thuật canh tác là tác động của con người vào đất đai, cây trồng, vật nuôi, nhằm tạo nên sự hài hoà giữa các yếu tố của quá trình sản xuất để hình thành, phân bố và tích luỹ năng suất kinh tế. Đây là những vấn đề thể hiện sự hiểu biết về đối tượng sản xuất, về thời tiết, về điều kiện môi trường và thể hiện những dự báo thông minh của người sản xuất. Lựa chọn các tác động kỹ thuật, lựa chọn chủng loại và cách sử dụng các đầu vào phù hợp với các quy luật tự nhiên của sinh vật nhằm đạt được các mục tiêu đề ra là cơ sở để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá. Ở các nước phát triển, khi có tác động tích cực của kỹ thuật, giống mới, thuỷ lợi, phân bón tới hiệu quả thì cũng đặt ra yêu cầu mới đối với tổ chức sử dụng đất. Có nghĩa là ứng dụng công nghệ sản xuất tiến bộ là một đảm bảo vật chất cho kinh tế nông nghiệp tăng trưởng nhanh dựa trên việc chuyển đổi sử dụng đất. Cho đến giữa thế kỷ 21, trong nông nghiệp nước ta, quy trình kỹ thuật có thể góp phần đến 30% của năng suất kinh tế. Như vậy, nhóm các biện pháp kỹ thuật đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong quá trình khai thác đất theo chiều sâu và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp (Nguyễn Ích Tân, 2000). 1.1.3.3. Nhóm các yếu tố kinh tế tổ chức - Công tác quy hoạch và bố trí sản xuất: Thực hiện phân vùng sinh thái nông nghiệp dựa vào điều kiện tự nhiên, dựa trên cơ sở phân tích, dự báo và đánh giá nhu cầu thị trường, gắn với quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến, kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực và thể chế luật pháp về bảo vệ tài nguyên, môi trường sẽ tạo tiền đề vững chắc cho phát triển nông nghiệp hàng hoá. Đó là cơ sở để phát triển hệ thống cây trồng, vật nuôi và khai thác đất một cách đầy đủ, hợp lý, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư thâm canh và tiến hành tập trung hoá, chuyên môn hoá, hiện đại hoá nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và phát triển sản xuất hàng hoá. - Hình thức tổ chức sản xuất: Các hình thức tổ chức sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến việc khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Vì 6 vậy, cần phải thực hiện đa dạng hoá các hình thức hợp tác trong nông nghiệp, xác lập một hệ thống tổ chức sản xuất, kinh doanh phù hợp và giải quyết tốt mối quan hệ giữa sản xuất - dịch vụ và tiêu thụ nông sản hàng hoá. Tổ chức có tác động lớn đến hàng hoá của hộ nông dân là: Tổ chức dịch vụ đầu vào và đầu ra. - Dịch vụ kỹ thuật: Sản xuất hàng hoá của hộ nông dân không thể tách rời những tiến bộ kỹ thuật và việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. Vì sản xuất nông nghiệp hàng hoá phát triển đòi hỏi phải không ngừng nâng cao chất lượng nông sản và hạ giá thành nông sản phẩm (Nguyễn Ích Tân, 2000). 1.1.3.4. Nhóm các yếu tố kinh tế - xã hội Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá cũng giống như ngành sản xuất vật chất khác của xã hội, nó chịu sự chi phối của quy luật cung cầu chịu sự ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố đầu vào, quy mô các nguồn lực như: đất, lao động, vốn sản xuất, thị trường, kiến thức và kinh nghiệm trong sản xuất và tiêu thụ nông sản (Smyth .A.J and Dumanski J., 1993). - Thị trường là nhân tố quan trọng, dựa vào nhu cầu của thị trường nông dân lựa chọn hàng hoá để sản xuất. Theo Nguyễn Duy Tính (1995), 3 yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là: Năng suất cây trồng, hệ số quay vòng đất và thị trường cung cấp đầu vào và tiêu thụ đầu ra. Trong cơ chế thị trường, các nông hộ hoàn toàn tự do lựa chọn hàng hoá họ có khả năng sản xuất, đồng thời họ có xu hướng hợp tác, liên doanh, liên kết để sản xuất ra những nông sản hàng hoá mà nhu cầu thị trường cần với chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng. Muốn mở rộng thị trường trước hết phải phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin, dự báo, mở rộng các dịch vụ tư vấn..., quy hoạch các vùng trọng điểm sản xuất hàng hoá để người sản xuất biết nên sản xuất cái gì, bán ở đâu, mua tư liệu sản xuất và áp dụng khoa học công nghệ gì. Sản phẩm hàng hoá của Việt Nam cũng sẽ rất đa dạng, phong phú về chủng loại chất lượng cao và giá rẻ và đang được lưu thông trên thị trường, thương mại đang trong quá trình hội nhập là điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá có hiệu quả. - Sự ổn định chính trị - xã hội và các chính sách khuyến khích đầu tư phát 7 triển nông nghiệp của Nhà nước. Cùng với những kinh nghiệm, tập quán sản xuất nông nghiệp, trình độ năng lực của các chủ thể kinh doanh, là những động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hoá. Trong quá trình nông nghiệp chuyển mạnh sang nền kinh tế hàng hoá hội nhập quốc tế thì nguồn động lực quan trọng trước hết vẫn là những lợi ích chính đáng của nông dân được bảo vệ bằng các chính sách đã ban hành, đồng thời tiếp tục hoàn thiện, xây dựng các chính sách mới. 1.2. Đánh giá đất đai phục vụ định hướng quy hoạch sử dụng đất 1.2.1. Khái niệm về đánh giá đất đai Đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu những thuộc tính vốn có của từng đơn vị đất đai với những tính chất đất đai mà loại yêu cầu sử dụng đất nhất định cần có. Đánh giá đất nhằm cung cấp những thông tin về mức độ thuận lợi và khó khăn cho việc sử dụng đất đai, làm căn cứ đưa ra những quyết định về sử dụng và quản lý đất đai. Mấy chục năm gần đây đánh giá đất đai đã được nhiều nhà khoa học của nhiều nước trên thế giới quan tâm, tập trung nghiên cứu nhằm tìm ra những cơ sở khoa học cho công tác ĐGĐĐ. Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác ĐGĐĐ trong việc quản lý, sử dụng, cải tạo và bảo vệ nguồn tài nguyên đất, từ những năm 70 của thế kỷ XX, nhiều nhà khoa học của nhiều nước trên thế giới đã tập trung nghiên cứu nhằm xây dựng một phương pháp ĐGĐĐ chung, có tính khoa học cao, đồng thời khắc phục được tình trạng chưa thống nhất trên thế giới về công tác đánh giá đất đai. Năm 1972, đề cương ĐGĐĐ đã được phác thảo và được công bố vào năm 1973. Sau đó, năm 1975 tại hội nghị ở Rome đề cương ĐGĐĐ năm 1973 đã được các chuyên gia hàng đầu về ĐGĐĐ bổ sung, biên soạn lại và hình thành nội dung phương pháp ĐGĐĐ đầu tiên của FAO được công bố năm 1976 và sau đó liên tục được bổ sung, chỉnh sửa và từng bước hoàn thiện. 1.2.2. Phương pháp đánh giá đất theo FAO Theo FAO, đánh giá đất đai (Land Evaluation) là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của vạn vật, khoanh đất cần đánh giá với những 8 tính chất đất đai mà loại yêu cầu sử dụng đất cần phải có. Thấy rõ được tầm quan trọng của công tác đánh giá và phân hạng đất, tổ chức FAO với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành đã tổng hợp kinh nghiệm ở nhiều nước để xây dựng lên bản “Đề cương đánh giá đất đai” (FAO, 1976). Qua quá trình nghiên cứu, các chuyên gia về đất đã nhận thấy cần có những cuộc thảo luận quốc tế nhằm đạt được sự thống nhất và tiêu chuẩn hóa các phương pháp. Nhận thức rõ vai trò quan trọng của ĐGĐĐ làm cơ sở cho công tác quy hoạch sử dụng đất đai, FAO đã tổng hợp các kết quả và tổng hợp kinh nghiệm của nhiều nước, đề ra phương pháp ĐGĐĐ dựa trên cơ sở Phân loại Thích hợp Đất đai (Land Suitability Classification). Cơ sở của phương pháp này là so sánh giữa yêu cầu sử dụng đất với chất lượng đất, gắn với phân tích các khía cạnh về kinh tế - xã hội, môi trường để lựa chọn phương án sử dụng đất tối ưu. Đó chính là đề cương đánh giá đất đai được công bố năm 1976 (FAO, 1976). Tài liệu này được cả thế giới quan tâm thử nghiệm, vận dụng và đã được chấp nhận và công nhận là phương tiện tốt nhất để đánh giá tiềm năng đất đai. Tiếp theo đó, FAO đã xuất bản hàng loạt các tài liệu hướng dẫn về ĐGĐĐ trên từng đối tượng cụ thể: - ĐGĐĐ cho nông nghiệp nhờ nước trời (FAO, 1983). - ĐGĐĐ cho vùng nông nghiệp được tưới (FAO, 1985). - ĐGĐĐ cho phát triển nông thôn (FAO, 1988). - ĐGĐĐ cho đồng cỏ (FAO, 1989). - ĐGĐĐ và phân tích hệ thống canh tác cho việc quy hoạch sử dụng đất (FAO, 1994). Theo hướng dẫn của FAO, việc ĐGĐĐ cho các vùng sinh thái và các vùng lãnh thổ khác nhau nhằm tạo ra một sức sản xuất mới, ổn định, bền vững và hợp lý. Như vậy, ĐGĐĐ phải được xem xét trên phạm vi rất rộng, bao gồm cả không gian, thời gian và điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. Đặc điểm ĐGĐĐ của FAO là những tính chất đất đai có thể đo lường hoặc ước lượng, định lượng được. Cần thiết có sự lựa chọn chỉ tiêu ĐGĐĐ thích hợp, có vai trò tác động trực tiếp và có 9 ý nghĩa tới đất đai của vùng/khu vực nghiên cứu. Khi tiến hành ĐGĐĐ cụ thể cho từng đối tượng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp thì tùy thuộc vào yêu cầu, điều kiện của vùng, khu vực nghiên cứu để lựa chọn mức độ đánh giá đất đai ở các mức sơ lược, bán chi tiết và chi tiết. 1.3. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai theo đánh giá đất theo FAO 1.3.1. Khái niệm về đơn vị bản đồ đất đai Đơn vị bản đồ đất đai (Land Mapping Unit) được định nghĩa là một vạt hay một khoanh đất được xác định cụ thể, được thể hiện trên bản đồ, có những đặc tính và tính chất đất đai riêng biệt thích hợp đồng nhất cho từng loại hình sử dụng đất, có cùng điều kiện quản lý đất, cùng một khả năng sản xuất và cải tạo đất. Mỗi đơn vị đất đai có chất lượng đủ để tạo nên một sự khác biệt với các đơn vị đất đai khác nhằm đảm bảo sự thích hợp của chúng với các loại sử dụng đất khác nhau. Các đơn vị bản đồ đất đai được xác định cần phải thỏa mãn các yêu cầu sau: - Đảm bảo tính đồng nhất tối đa, các chỉ tiêu phân cấp phải được xác định rõ. - Có ý nghĩa thực tiễn trong đánh giá thích hợp cho các loại hình sử dụng đất được lựa chọn. - Các đơn vị bản đồ đất đai phải thể hiện được trên bản đồ. - Các đơn vị bản đồ đất đai phải được xác định một cách đơn giản dựa trên các đặc điểm của nó. - Các đặc tính và tính chất của các đơn vị bản đồ đất đai phải là các đặc tính, tính chất khá ổn định. 1.3.2. Quy trình xây dựng bản đồ đơn vị đất đai Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4 Xác định và Xây dựng Chồng Thống kê, phân cấp các các bản đồ ghép, xây mô tả các chỉ tiêu các đơn tính dựng bản đồ đơn vị bản ĐVĐĐ đồ đất đai. yếu tố Hình 1.1: Quy trình xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 10 Quy trình xây dựng bản đồ đơn vị đất đai (ĐVĐĐ) gồm 4 bước: Bước 1: Xác định và phân cấp chỉ tiêu xây dựng bản đồ ĐVĐĐ. - Lựa chọn các chỉ tiêu xây dựng bản đồ ĐVĐĐ. Xác định các chỉ tiêu phân cấp của bản đồ ĐVĐĐ có ý nghĩa đảm bảo tính chính xác của bản đồ ĐVĐĐ và phản ánh đúng điều kiện đất đai đối với nhu cầu của các loại hình sử dụng đất. Cơ sở lựa chọn chỉ tiêu xây dựng bản đồ ĐVĐĐ phụ thuộc vào phạm vi chương trình ĐGĐĐ như: Phạm vi vùng lãnh thổ, tỉnh, huyện... và phụ thuộc vào mối quan hệ giữa yêu cầu đánh giá đất (chi tiết, bán chi tiết, tổng thể...) với tỷ lệ bản đồ cần thể hiện. Ví dụ: Để ĐGĐĐ cho một vùng với mức độ chi tiết trên bản đồ 1/25.000 thì các yếu tố cần thiết cho việc xây dựng bản đồ ĐVĐĐ gồm: Đất, độ dốc, địa hình tương đối, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới, độ phì nhiêu... ở các tỷ lệ bản đồ 1/5.000 hay lớn hơn thì ngoài các yếu tố xây dựng bản đồ ĐVĐĐ kể trên còn có thêm các yếu tố thể hiện mức độ chi tiết hơn của quá trình ĐGĐĐ như: Độ dày tầng canh tác, điều kiện sản xuất, chế độ mặn, phèn... - Phân cấp chỉ tiêu xây dựng bản đồ ĐVĐĐ. Dựa vào yêu cầu, mục đích của chương trình đánh giá đất, kết hợp với các nguồn tài liệu sẵn có hoặc bổ sung thêm để lựa chọn được chỉ tiêu phân cấp phù hợp với mục đích, yêu cầu sử dụng đất và mức độ thích hợp đất đai. Bước 2: Xây dựng các bản đồ đơn tính. Bản đồ đơn tính là bản đồ chỉ thể hiện duy nhất một yếu tố đơn lẻ, mỗi yếu tố đó là một chỉ tiêu xây dựng bản đồ ĐVĐĐ đã được lựa chọn (loại đất, độ dày tầng đất, địa hình, độ dốc, lượng mưa, điều kiện tưới, tiêu...). Trong xây dựng bản đồ ĐVĐĐ, ở các mức độ và phạm vi nghiên cứu khác nhau, chủ đề thể hiện của các bản đồ đơn tính cũng khác nhau. Bước 3: Xây dựng bản đồ ĐVĐĐ. Các bản đồ đơn tính được biên soạn trên cùng một phép chiếu (Projection), được chồng ghép để tạo thành bản đồ ĐVĐĐ. Kỹ thuật GIS là một công cụ đắc lực trong việc xây dựng bản đồ ĐVĐĐ. GIS thực hiện phép chồng ghép nhanh chóng, có độ chính xác cao đồng thời hỗ trợ nhiều phép xử lý, phân 11 tích không gian (Spatial Analysis) phức tạp nhưng lại rất thuận tiện. Phần mềm GIS quản lý các ĐVĐĐ đã tạo bằng các đơn vị không gian (Polygons trong kỹ thuật Vector và Grid Cells trong kỹ thuật Raster) và mô tả chúng bằng các trường dữ liệu thuộc tính (Attribute Data Fields). Bước 4: Mô tả bản đồ ĐVĐĐ. Các ĐVĐĐ được mô tả theo các chỉ tiêu thể hiện các đặc điểm (Đặc tính, tính chất) của đơn vị đất đai đó. Nội dung và mức độ chi tiết mô tả các ĐVĐĐ tùy thuộc vào các chỉ tiêu lựa chọn và phân cấp của mỗi loại ĐVĐĐ. Trong mô tả bản đồ ĐVĐĐ, phải chỉ rõ được: - Số ĐVĐĐ, diện tích từng đơn vị. - Số khoanh, diện tích, mức độ phân tán... của từng ĐVĐĐ. - Mô tả các đặc điểm (Đặc tính, tính chất) của từng ĐVĐĐ (Đặc điểm khí hậu, địa hình, thủy văn, thực vật, động vật và đặc điểm đất). Xây dựng bản đồ ĐVĐĐ là bước đầu tiên, không thể thiếu trong quy trình đánh giá đất đai theo FAO. Bản đồ ĐVĐĐ là cơ sở, xuất phát điểm cho toàn bộ quá trình đánh giá đất đai. 1.4. Một số kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất ở Việt Nam Năm 1983, Tổng cục Quản lý ruộng đất đã ban hành dự thảo “Phương pháp phân hạng đất lúa nước cấp huyện”. Theo phương pháp này, đất lúa nước được chia làm 8 hạng, chủ yếu dựa vào năng suất cây trồng là chính, ngoài ra còn sử dụng các chỉ tiêu như: Độ dày tầng canh tác, địa hình, thành phần cơ giới... (Tổng cục quản lý ruộng đất, 1992) Từ những năm 1990 trở lại đây, các nhà khoa học đất Việt Nam đã nghiên cứu, áp dụng phương pháp ĐGĐĐ của FAO vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cụ thể của nước ta. Các kết quả thu được từ những nghiên cứu này đã cho thấy tính khả thi cao của phương pháp ĐGĐĐ của FAO và khẳng định việc vận dụng phương pháp này như là một tiến bộ kỹ thuật cần được áp dụng rộng rãi vào Việt Nam. Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu, áp dụng phương pháp ĐGĐĐ của FAO để đánh giá tài nguyên đất đai ở các phạm vi khác nhau: - Cấp quốc gia: Theo công trình ĐGĐĐ toàn quốc ở tỷ lệ 1/500.000 của 12 Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (1993 - 1994), có 7 chỉ tiêu phân cấp bản đồ đơn vị đất đai được dựa vào, gồm: Thổ nhưỡng (13 nhóm đất); Tầng dày của đất (3 cấp); Độ dốc (3 cấp); Lượng mưa năm (3 cấp); Thuỷ văn nước mặt (trong đó có 4 cấp chế độ ngập và 4 cấp xâm nhập mặn); Tưới tiêu (2 cấp); Tổng tích ôn (3 cấp). Các tác giả xây dựng bản đồ đất đai riêng cho từng vùng sinh thái ở tỷ lệ 1/250.000, sau đó tổng hợp lên cấp miền và cấp toàn quốc ở tỷ lệ 1/500.000. Kết quả đã xác định được 270 ĐVĐĐ ở miền Bắc và 196 ĐVĐĐ ở miền Nam, nhưng khi tổ hợp lên cấp toàn quốc thì chỉ còn 373 ĐVĐĐ do tính đồng nhất của một số yếu tố tự nhiên như lượng mưa, chế độ thủy văn, độ dốc... (Đào Châu Thu và Nguyễn Khang, 1998). - Cấp vùng lãnh thổ: Chương trình đánh giá và đề xuất sử dụng đất đai vùng Tây Bắc đã xây dựng được 230 ĐVĐĐ. Các tác giả thống kê được 157 ĐVĐĐ trên đất trống đồi trọc chưa sử dụng với diện tích 3.246.395 ha. ĐVĐĐ có diện tích nhỏ nhất là 164 ha, lớn nhất là 264.068 ha. Các ĐVĐĐ cũng được thống kê theo cấp độ dốc và tầng dày của đất (Lê Thái Bạt, 1995). Theo Phạm Dương Ưng, Nguyễn Khang, Đỗ Đình Đài vùng Tây Nguyên có 195 ĐVĐĐ, trong đó những đơn vị có tiềm năng NN lớn gồm 45 ĐVĐĐ thuộc nhóm đất đỏ bazan, 32 ĐVĐĐ thuộc nhóm đất bồi tụ và đất đen vùng đồng bằng và thung lũng, 35 ĐVĐĐ có độ dốc từ 0 - 15O, tầng dầy trên 100 cm. Bản đồ ĐVĐĐ vùng Tây Nguyên tỷ lệ 1/250.000 được xây dựng từ 7 chỉ tiêu, gồm: Đất và địa chất, địa mạo, độ dốc, độ dày tầng đất, khả năng tưới tiêu, lượng mưa trung bình năm, tổng nhiệt độ. - Cấp tỉnh: + Vũ Cao Thái và tập thể các nhà khoa học đất đã ĐGĐĐ và quy hoạch sử dụng đất tỉnh Đồng Nai (1996) xây dựng bản đồ ĐVĐĐ ở tỷ lệ 1/50.000 gồm 66 đơn vị bản đồ đất đai dựa trên 6 chỉ tiêu (Loại hình thổ nhưỡng, khả năng tưới, độ dày tầng đất hữu hiệu, độ dốc, xâm nhập mặn, lượng mưa). Các tác giả đã mô tả chi tiết đặc tính của các ĐVĐĐ theo 15 nhóm đất và thống kê diện tích của chúng theo các đơn vị hành chính. + Nguyễn Đình Bồng (1995) đã vận dụng phương pháp đánh giá đất thích 13 hợp của FAO để đánh giá tiềm năng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp cho đất trồng đồi núi trọc ở Tuyên Quang ở tỷ lệ 1:50.000. Kết quả đánh giá đã xác định và đề xuất 153.172 ha đất trống đồi núi trọc có khả năng sử dụng vào sản xuất nông, lâm nghiệp. Kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai đối với đất trống, đồi núi trọc của tỉnh được phân thành 125 ĐVĐĐ trên cơ sở xác định 5 chỉ tiêu phân cấp để xây dựng bản đồ ĐVĐĐ là: tổ hợp đất, địa hình, độ dốc, độ dày tầng đất, tổng lượng mưa và tổng nhiệt độ/năm. Trong 125 ĐVĐĐ được đưa ra, thì có 70 đơn vị có nhiều hạn chế đối với sản xuất nông, lâm nghiệp về độ dốc và tầng dày, còn lại 55 đơn vị là ít bị hạn chế. Việc khai thác diện tích đất trống đồi núi trọc có ý nghĩa rất lớn về mặt kinh tế và bảo vệ môi trường. - Cấp huyện: + Các chỉ tiêu phân cấp xây dựng bản đồ ĐVĐĐ huyện Ô Môn - Cần Thơ ở tỷ lệ 1/25.000 được Đặng Kim Sơn và cs (1995) xác định gồm: Độ sâu tầng phèn (4 cấp), độ dày tầng mùn (2 cấp), độ sâu ngập nước lũ (3 cấp), thời gian ngập lụt (5 cấp), thời gian kênh nước nhiễm chua (2 cấp). + Bản đồ ĐVĐĐ huyện Gia Lâm tỷ lệ 1/25.000 của Vũ Thị Bình (1995) có 20 ĐVĐĐ với gần 200 khoanh đất được xác định với 6 chỉ tiêu phân cấp gồm: Loại đất (G), thành phần cơ giới (T), điều kiện tưới (I), điều kiện tiêu (F), ngập úng (L), độ phì (P). + Theo nghiên cứu của Đoàn Công Quỳ (2000), tổng diện tích đất điều tra của huyện Đại Từ - Thái Nguyên là 48.801,20 ha bao gồm 680 khoanh và 52 đơn vị đất đai trên cơ sở xác định 8 chỉ tiêu phân cấp để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai bao gồm: nhóm đất, thành phần cơ giới, địa hình tương đối, độ dốc, độ cao, độ dày tầng đất, chế độ tưới tiêu. + Đỗ Nguyên Hải (2000) đã nghiên cứu đề tài “Đánh giá đất và hướng sử dụng đất bền vững trong sản xuất nông nghiệp của huyện Tiên Sơn - Bắc Ninh”. Nghiên cứu này đã xác định được 25 đơn vị đất đai trên cơ sở xác định 6 chỉ tiêu phân cấp, đó là: Loại đất, thành phần cơ giới, địa hình, độ phì, chế độ tưới và ngập úng. + Từ năm 1998 đến 2008, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa đã tiến hành xây 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan