Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xác định thành phần loài và một số đặc điểm sinh học của các loài cá khai thác t...

Tài liệu Xác định thành phần loài và một số đặc điểm sinh học của các loài cá khai thác tự nhiên ở huyện thới lai, tp. cần thơ

.PDF
84
157
147

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN LƯƠNG ĐÀO ÁNH NGỌC XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN LOÀI VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁC LOÀI CÁ KHAI THÁC TỰ NHIÊN Ở HUYỆN THỚI LAI, TP. CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ CẦN THƠ, 2011. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN LƯƠNG ĐÀO ÁNH NGỌC XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN LOÀI VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁC LOÀI CÁ KHAI THÁC TỰ NHIÊN Ở HUYỆN THỚI LAI, TP. CẦN THƠ CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Th.S VÕ THÀNH TOÀN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ CẦN THƠ, 2011. LỜI CẢM TẠ Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy Võ Thành Toàn đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn Ban Chủ nhiệm Khoa Thủy sản, Ban Lãnh đạo Bộ môn Quản lý và Kinh tế nghề cá đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành khóa học và thực hiện luận văn này. Xin gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy Cô và các anh chị, bạn đồng nghiệp trong Khoa Thủy sản đã nhiệt tình giúp đõ và động viên tôi hoàn thành luận văn. Xin cảm ơn tập thể lớp Quản lý nghề cá Khóa 34 đặc biệt là các bạn Âu Anh Thơ, Nguyễn Trần Đình Quang, Phạm Ngọc Liên đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập cũng như trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Lương Đào Ánh Ngọc TÓM TẮT Trong thời gian từ tháng 08 / 2011 đến tháng 11 / 2011, thành phần loài cá thu được ở huyện Thới Lai là 31 loài thuộc 13 Họ, 3 Bộ. Trong đó, Bộ cá Vược chiếm số lượng loài cao nhất (14 loài), Bộ cá Nheo có số lượng loài ít nhất (4 loài). Trong 31 loài thu được với 1,024 mẫu thì cá lòng tong đuôi vàng có số mẫu nhiều nhất là 178 mẫu (chiếm 17.38%), kế đến là cá sặc bướm với 167 mẫu (chiếm 16.31%), các loài cá sặc rằn, cá bống, cá ét mọi, cá hường, cá mè trắng, cá trôi có số mẫu rất ít chỉ có 1 mẫu (chưa đến 0.1%). Tương quan giữa chiều dài tổng, chiều dài chuẩn và trọng lượng của các loài cá theo phương trình hồi quy W = aLb, với hệ số a dao động từ 0.000001 – 0.00009 (cao nhất ở cá rô phi vằn và thấp nhất ở cá bống đen), hệ số b từ 2.449 – 3.4937 (cao nhất ở cá bống đen và thấp nhất ở cá lòng tong đuôi vàng) và độ chặt chẽ R2 từ 0.812 – 0.9968 (cao nhất ở cá lóc đen và thấp nhất ở cá bống cát). Hệ số điều kiện CF giữa chiều dài chuẩn và trọng lượng của cá lòng tong đuôi vàng là cao nhất và thấp nhất là cá chốt sọc. Đa số mẫu thu được có giai đoạn thành thục sinh dục từ giai đoạn I – giai đoạn II, một số ít ở giai đoạn III, IV. Hệ số tích lũy năng lượng và hệ số thành thục sinh dục khác nhau ở các loài. Hệ số tích lũy năng lượng của cá linh Cirrhinus lobatus là cao nhất ( HSI = 2.11 vào tháng 09) và thấp nhất (HSI = 0.81 vào tháng 08). Hệ số thành thục sinh dục của cá rô đồng là cao nhất (GSI = 2.55 vào tháng 08) và thấp nhất là cá lóc đen (GSI = 0.09 vào tháng 11). Sức sinh sản tuyệt đối của cá rô phi vằn trung bình là 1,469 trứng / cá cái (dao động từ 1,399 – 1,539 trứng / cá cái) và sức sinh sản tương đối trung bình là 10.5 trứng / g cá cái (dao động từ 9 – 12 trứng / g cá cái). Sức sinh sản tuyệt đối của cá chốt sọc trung bình là 40,477 trứng / cá cái (dao động từ 35,871 – 45,083 trứng / cá cái) và sức sinh sản tương đối trung bình là 1,478 trứng / g cá cái (dao động từ 1,106 – 1,850 trứng / g cá cái). MỤC LỤC Trang LỜI CẢM TẠ................................................................................................................ i TÓM TẮT .................................................................................................................... ii MỤC LỤC................................................................................................................... iii DANH SÁCH BẢNG .................................................................................................. iv DANH SÁCH HÌNH .....................................................................................................v DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................... vi CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................ 1 1.1 Giới thiệu .......................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2 1.3 Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 2 1.4 Thời gian nghiên cứu......................................................................................... 2 CHƯƠNG 2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU........................................................................ 3 2.1 Tình hình thủy sản thế giới ................................................................................ 3 2.2 Tình hình thủy sản ở Việt Nam.......................................................................... 3 2.2.1 Tiềm năng phát triển ................................................................................. 3 2.2.2 Nguồn lợi cá nước ngọt Việt Nam ............................................................. 4 2.2.3 Thành tựu.................................................................................................. 4 2.3 Tình hình thủy sản ở ĐBSCL............................................................................. 6 2.3.1 Lợi thế và tiềm năng.................................................................................. 6 2.3.2 Thành tựu.................................................................................................. 9 2.4 Tình hình thủy sản thành phố Cần Thơ .............................................................10 2.4.1 Điều kiện tự nhiên thành phố Cần Thơ .....................................................10 2.4.2 Tình hình thủy sản ở thành phố Cần Thơ..................................................12 2.5 Huyện Thới Lai ................................................................................................13 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................14 3.1 Vật liệu nghiên cứu...........................................................................................14 3.2 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................14 3.2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu.............................................................14 3.2.2 Phương pháp thu mẫu và xử lý số liệu .....................................................15 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................17 4.1 Thành phần loài thu được ở huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ......................17 4.2 Mối tương quan chiều dài – trọng lượng và hệ số điều kiện (CF) của một số loài..............................................................................................................19 4.2.1 Tương quan chiều dài – trọng lượng.........................................................19 4.2.2 Hệ số điều kiện (CF) ................................................................................35 4.3 Một số đặc điểm sinh học sinh sản của một số loài ...........................................40 4.3.1 Các giai đoạn thành thục sinh dục ............................................................40 4.3.2 Hệ số tích lũy năng lượng (HSI) và hệ số thành thục sinh dục (GSI) của một số loài ........................................................................................42 4.3.3 Sức sinh sản .............................................................................................46 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ...................................................................48 5.1 Kết luận............................................................................................................48 5.2 Đề xuất.............................................................................................................49 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................50 PHỤ LỤC....................................................................................................................51 Phụ lục 1: Bậc thang thành thục sinh dục theo Nikolsky (1963) .............................51 Phụ lục 2: Thành phần loài thu được ......................................................................51 Phụ lục 3: Số liệu mẫu thu được .............................................................................55 DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 4.1.1: Thành phần loài thu được phân theo Bộ, Họ. ............................................18 Bảng 4.1.2: Thành phần loài thu được phân theo loại hình thủy vực ............................19 Bảng 4.2.1: Phương trình tương quan chiều dài – trọng lượng của một số loài.............20 Bảng 4.3.1: Sức sinh sản của cá rô phi vằn ..................................................................46 Bảng 4.3.2: Sức sinh sản của cá chốt sọc .....................................................................47 DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 4.1: Biểu đồ thành phần loài thu được phân theo Bộ ...........................................17 Hình 4.2a: Phương trình tương quan giữa chiều dài tổng và trọng lượng của cá sặc bướm .....................................................................................................................21 Hình 4.2b: Phương trình tương quan giữa chiều dài chuẩn và trọng lượng của cá sặc bướm.................................................................................................................21 Hình 4.3a: Phương trình tương quan giữa chiều dài tổng và trọng lượng của cá sặc điệp........................................................................................................................22 Hình 4.3b: Phương trình tương quan giữa chiều dài chuẩn và trọng lượng của cá sặc điệp ...................................................................................................................22 Hình 4.4a: Phương trình tương quan giữa chiều dài tổng và trọng lượng của cá rô đồng ........................................................................................................................23 Hình 4.4b: Phương trình tương quan giữa chiều dài chuẩn và trọng lượng của cá rô đồng....................................................................................................................23 Hình 4.5a: Phương trình tương quan giữa chiều dài tổng và trọng lượng của cá chốt sọc .......................................................................................................................24 Hình 4.5b: Phương trình tương quan giữa chiều dài chuẩn và trọng lượng của cá chốt sọc ...................................................................................................................24 Hình 4.6a: Phương trình tương quan giữa chiều dài tổng và trọng lượng của cá dảnh.............................................................................................................................25 Hình 4.6b: Phương trình tương quan giữa chiều dài chuẩn và trọng lượng của cá dảnh ........................................................................................................................25 Hình 4.7a: Phương trình tương quan giữa chiều dài tổng và trọng lượng của cá lóc đen .........................................................................................................................26 Hình 4.7b: Phương trình tương quan giữa chiều dài chuẩn và trọng lượng của cá lóc đen.....................................................................................................................26 Hình 4.8a: Phương trình tương quan giữa chiều dài tổng và trọng lượng của cá linh Cirrhinus lobatus..................................................................................................27 Hình 4.8b: Phương trình tương quan giữa chiều dài chuẩn và trọng lượng của cá linh Cirrhinus lobatus .............................................................................................27 Hình 4.9a: Phương trình tương quan giữa chiều dài tổng và trọng lượng của cá linh Cirrhinus siamensis ..............................................................................................28 Hình 4.9b: Phương trình tương quan giữa chiều dài chuẩn và trọng lượng của cá linh Cirrhinus siamensis..........................................................................................28 Hình 4.10a: Phương trình tương quan giữa chiều dài tổng và trọng lượng của cá lòng tong đuôi vàng.................................................................................................29 Hình 4.10b: Phương trình tương quan giữa chiều dài chuẩn và trọng lượng của cá lòng tong đuôi vàng ..........................................................................................29 Hình 4.11a: Phương trình tương quan giữa chiều dài tổng và trọng lượng của cá mè vinh ...................................................................................................................30 Hình 4.11b: Phương trình tương quan giữa chiều dài chuẩn và trọng lượng của cá mè vinh .............................................................................................................30 Hình 4.12a: Phương trình tương quan giữa chiều dài tổng và trọng lượng của cá rô phi vằn ................................................................................................................31 Hình 4.12b: Phương trình tương quan giữa chiều dài chuẩn và trọng lượng của cá rô phi vằn..........................................................................................................31 Hình 4.13a: Phương trình tương quan giữa chiều dài tổng và trọng lượng của cá bống cát...................................................................................................................32 Hình 4.13b: Phương trình tương quan giữa chiều dài chuẩn và trọng lượng của cá bống cát ............................................................................................................32 Hình 4.14a: Phương trình tương quan giữa chiều dài tổng và trọng lượng của cá bống đen..................................................................................................................33 Hình 4.14b: Phương trình tương quan giữa chiều dài chuẩn và trọng lượng của cá bống đen ...........................................................................................................33 Hình 4.15a: Phương trình tương quan giữa chiều dài tổng và trọng lượng của cá đỏ mang ..................................................................................................................34 Hình 4.15b: Phương trình tương quan giữa chiều dài chuẩn và trọng lượng của cá đỏ mang ............................................................................................................34 Hình 4.16: Sự biến động hệ số điều kiện của cá sặc bướm ...........................................35 Hình 4.17: Sự biến động hệ số điều kiện của cá sặc điệp..............................................35 Hình 4.18: Sự biến động hệ số điều kiện của cá rô đồng ..............................................36 Hình 4.19: Sự biến động hệ số điều kiện của cá chốt sọc .............................................36 Hình 4.20: Sự biến động hệ số điều kiện của cá dảnh...................................................37 Hình 4.21: Sự biến động hệ số điều kiện của cá lóc đen...............................................37 Hình 4.22: Sự biến động hệ số điều kiện của cá linh Cirrhinus lobatus........................38 Hình 4.23: Sự biến động hệ số điều kiện của cá linh Cirrhinus siamensis ....................38 Hình 4.24: Sự biến động hệ số điều kiện của cá lòng tong đuôi vàng ...........................39 Hình 4.25: Sự biến động hệ số điều kiện của cá mè vinh..............................................39 Hình 4.26: Tỷ lệ các GĐTT cá sặc điệp .......................................................................40 Hình 4.27: Tỷ lệ các GĐTT cá sặc bướm .....................................................................40 Hình 4.28: Tỷ lệ các GĐTT cá rô đồng........................................................................41 Hình 4.29: Tỷ lệ các GĐTT cá linh Cirrhinus siamensis..............................................41 Hình 4.30: Tỷ lệ các GĐTT cá linh Cirrhinus lobatus..................................................42 Hình 4.31a: Hệ số tích lũy năng lượng của cá rô đồng .................................................42 Hình 4.31b: Hệ số thành thục sinh dục của cá rô đồng .................................................43 Hình 4.32a: Hệ số tích lũy năng lượng của cá linh Cirrhinus lobatus...........................43 Hình 4.32b: Hệ số thành thục sinh dục của cá linh Cirrhinus lobatus...........................44 Hình 4.33a: Hệ số tích lũy năng lượng của cá linh Cirrhinus siamensis .......................44 Hình 4.33b: Hệ số thành thục sinh dục của cá linh Cirrhinus siamensis .......................45 Hình 4.34a: Hệ số tích lũy năng lượng của cá lóc đen..................................................45 Hình 4.34b: Hệ số thành thục sinh dục của cá lóc đen..................................................46 DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long. NTTS: Nuôi trồng thủy sản. TPCT: Thành phố Cần Thơ. ĐHCT: Đại học Cần Thơ. GĐTT: Giai đoạn thành thục. TL: Chiều dài tổng. SL: Chiều dài chuẩn. TSD: Tuyến sinh dục. Đ/C: Đực / Cái. CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Giới thiệu chung Việt Nam có một vùng biển rộng, bờ biển dài và hội tụ nhiều đảo lớn nhỏ. Sự đa dạng về kiểu loại đất ngập nước với nhiều hệ sinh thái đa dạng sinh học cao, đã tạo cho đất nước ta tiềm năng phát triển lâu dài trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam. Bên cạnh đó, nguồn lợi thủy sinh là tiền đề cho sự phát triển ngành hàng thủy sản trên nhiều lĩnh vực như khai thác, nuôi trồng và hậu cần dịch vụ. Trong đó, có thể phát triển nuôi trồng thủy sản ở tất cả các vùng sinh thái khác nhau, từ vùng núi, trung du, đồng bằng đến các vùng biển đảo; việc khai thác thủy sản ở hầu hết các thủy vực từ vùng ven bờ đến vùng khơi, hay sâu trong nội địa; việc phát triển hệ thống cảng cá, bến cá ở các vũng vịnh, cửa sông và tuyến đảo. Vì thế, sản xuất thủy sản ở nước ta được xem là một nghề truyền thống, gắn bó với các cộng đồng dân cư ở các vùng nông thôn và ven biển. Ðồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông có diện tích 39,734 km², đây là vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm của nước ta. Ðiều kiện giao thoa mặn, lợ, ngọt đã tạo nên một vùng sinh thái đặc thù, hiếm thấy trên thế giới. Với diện tích nuôi thủy sản toàn vùng gần 824,000 ha, sản lượng đạt trên 1.9 triệu tấn, chiếm 89% diện tích và 93% sản lượng ở các tỉnh phía Nam. Trong đó, thủy sản nước ngọt với diện tích khá lớn trên 500,000 ha, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, ... là điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi cá nước ngọt của vùng, đặc biệt là các đối tượng cá tra, ba sa.. Thành phần cá, tôm phân bố ở TP.Cần Thơ khá đa dạng, gồm 120 loài cá thuộc 72 giống, 33 Họ, 11 Bộ và 8 loài tôm thuộc 2 giống, 2 Họ, 1 Bộ. Đa số các loài đều phân bố nhiều ở ruộng lúa, kênh, rạch và sông cấp II, thành phần loài theo các loại hình thủy vực biến động không lớn. Đa số các loài cá phân bố ở địa bàn TP.Cần Thơ thành thục sinh dục vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 dương lịch, sức sinh sản thay đổi theo trọng lượng thân của cá. Ngoài ra, còn có một số loài thủy sinh ngoại lai đã xuất hiện trong môi trường tự nhiên như cá lau kiếng (Pterygoplichthys disjunctivus), cá chim trắng (Piaractus brachypomus), … (Lê Ngọc Diện, 2011). Tuy nhiên, cùng với những đóng góp, phát triển đó thì tình hình thủy sản cũng còn nhiều vấn đề đáng quân tâm. Hàng năm, dân số càng tăng, sản lượng khai thác thủy sản ngày càng tăng, các phương tiện đánh bắt ngày càng hiện đại và mang tính hủy diệt cao cùng với sự ô nhiễm môi trường đã làm cho nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt, có nhiều loài đã và đang có nguy cơ tuyệt chủng. Trước tình hình này cần phải tìm ra những giải pháp hợp lý để bảo vệ, phục hồi nguồn lợi thủy sản và đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho con người. Từ đó đề tài “Xác định thành phần loài và một số đặc điểm sinh học của các loài cá khai thác tự nhiên ở huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ” được thực hiện. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Xác định thành phần loài và một số đặc điểm sinh học sinh sản của các loài cá khai thác bằng lưới chài ở các thủy vực thuộc huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ. Từ đó đề xuất một số giải pháp để bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản nội địa một cách hợp lý. 1.3 Nội dung nghiên cứu i. Xác định thành phần loài cá khai thác bằng lưới chài ở huyện Thới Lai. ii. Xác định quan hệ chiều dài – trọng lượng và hệ số điều kiện (CF). iii. Xác định một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá. 1.4 Thời gian nghiên cứu Đề tài được thực hiện từ tháng 08 / 2011 đến tháng 12 / 2011. CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Tình hình thủy sản thế giới Theo FAO, sản lượng thủy sản trong năm 2009 là 145.1 triệu tấn (không bao gồm rong biển và động vật có vú) tăng 2% so với năm 2008. Trong khi ngành đánh bắt thủy sản giữ sản lượng 90 triệu tấn (trị giá khoảng 93.9 tỉ đô-la Mỹ) thì sản lượng nuôi trồng tăng 5% đạt 55.1 triệu tấn. Trong đó, 117.8 triệu tấn được sử dụng làm thực phẩm cho con người, bình quân lượng thủy sản tiêu thụ trên đầu người là 17.2 kg / năm. Sản lượng nuôi trồng thủy sản (NTTS) chiếm 46% tổng sản lượng thực phẩm thủy sản trên thế giới. Theo các châu lục, mức tăng trưởng sản lượng của châu Á là mạnh nhất, thống kê của FAO (2010) châu Á là khu vực sản xuất thủy sản đứng đầu thế giới với sản lượng đạt 93.58 triệu tấn (2008). Năm 2008, Trung Quốc, Peru, Indonesia là 3 nước có sản lượng thủy sản đứng đầu trên thế giới. Trong đó, Trung Quốc là nước có sản lượng cao nhất: 47.5 triệu tấn năm 2008 (chiếm 33.4%) gồm 32.7 triệu tấn từ khai thác và 14.8 triệu tấn từ nuôi trồng. Sản lượng thủy sản tăng nhanh, 13% trong giai đoạn 1985 – 1995, đạt 116.1 triệu tấn năm 1995 và sau 14 năm tăng lên 145.1 triệu tấn (2009). Giữa các năm có sự biến động do điều kiện tự nhiên và do ảnh hưởng của con người. Sản lượng NTTS tăng nhanh với 24.6 triệu tấn năm 1995 (chiếm 21.2% tổng sản lượng thủy sản toàn thế giới) và 55.1 triệu tấn năm 2009 (chiếm 38%). Sản lượng NTTS bình quân theo đầu người tăng rất nhanh từ 0.7 kg năm 1970 đến 7.8 kg năm 2008, bình quân mỗi năm tăng 6.6%. Sản lượng khai thác vẫn chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng giảm từ 92.4 triệu tấn năm 2004 còn 90 triệu tấn năm 2009 do đã được xem là năng suất tối đa. Năm 2009, có 81.2% tổng sản lượng thủy sản (117.8 triệu tấn) được con người tiêu thụ với nhiều mục đích và dưới các hình thức khác nhau. Phần còn lại (27.3 triệu tấn) được sử dụng cho các mục đích phi thực phẩm khác (The State of World Fisheries and Aquaculture, 2010). 2.2 2.2.1 Tình hình thủy sản Việt Nam Tiềm năng phát triển Việt Nam nằm bên bờ Tây của biển Đông, là một biển lớn của Thái Bình Dương, có diện tích khoảng 3,448,000 km2, được bao bọc bởi 10 nước và vùng lãnh thổ; là một trong 6 biển lớn nhất của thế giới, có vị trí quan trọng của cả khu vực và thế giới. Việt Nam có đường bờ biển dài khoảng 3,260 km, vùng nội thủy và lãnh hải rộng 226,000 km 2, vùng biển đặc quyền kinh tế rộng 1 triệu km2 với hơn 4,000 hòn đảo lớn nhỏ, tạo nên 12 vịnh, đầm phá với tổng diện tích 1,160 km2. Trong nội địa, hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt tạo nên khoảng 1.7 triệu ha mặt nước nuôi trồng thủy sản. Điều kiện địa lý vùng biển và mặt nước nội địa của Việt Nam đã tạo nên những vùng sinh thái khác nhau phù hợp với điều kiện môi trường sống của các loài thủy sinh vật như: vùng nước mặn xa bờ, vùng nước mặn gần bờ, vùng nước lợ và vùng nước nội địa (vùng nước ngọt). Nguồn lợi thủy sản đa dạng, phong phú về thành phần loài và trữ lượng lớn tạo tiềm năng cả về khai thác lẫn nuôi trồng góp phần phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho người dân, ... 2.2.2 Nguồn lợi cá nước ngọt Việt Nam Nguồn lợi thủy sản nước ngọt rất đa dạng về thành phần loài, theo nghiên cứu gần đây có khoảng 544 loài thuộc 228 giống, 57 họ, 13 bộ. Về sản lượng chiếm khoảng 30% tổng sản lượng (khoảng 400,000 tấn), riêng ở ĐBSCL tỷ lệ này chiếm khoảng 41%. Nguồn lợi thủy sản ở ĐBSCL mang tính chất nhiệt đới rõ rệt, rất đa dạng về thành phần loài và phong phú về sản lượng. Theo nghiên cứu mới đây giữa Khoa Thủy sản (Đại học Cần Thơ) và Tổ chức Bảo vệ tài nguyên môi trường của Nhật Bản (Nagao) cho thấy có hơn 283 loài cá đã được tìm thấy, trong đó họ cá bống (Gobidae) 54 loài chiếm 19%, họ cá chép (Cyprinidae) 46 loài chiếm 16%. Chúng phân bố ở nhiều loại hình thủy vực khác nhau như kênh rạch, ao đầm, ruộng lúa, vùng ngập lũ, ... Theo Ủy ban sông Mêkong, khu vực hạ lưu sông Mêkong có khoảng 120 loài cá kinh tế, trong đó chỉ có 10 – 20 loài ảnh hưởng quyết định đến sản lượng khai thác (Được trích dẫn bởi: Trần Đắc Định, 2010). 2.2.3 Thành tựu Năm 2010, thủy sản Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng ghi nhận. Kết thúc năm 2010, sản lượng khai thác thủy sản tháng 12 / 2010 ước đạt 255.8 ngàn tấn, đưa sản lượng khai thác cả năm 2010 lên 2,450.8 ngàn tấn, bằng 107.6% so với cùng kỳ năm 2009 và đạt 102.1% so với kế hoạch đề ra. Một số địa phương có sản lượng khai thác biển lớn như: Quảng Ninh (51,380 tấn); Quảng Nam (57,610 tấn); Ninh Thuận (52,500 tấn); Khánh Hòa (76,391 tấn); Bình Định (132,000 tấn); Cà Mau (144,360 tấn); Bến Tre (117,116 tấn); Tiền Giang (76,291 tấn), … Cũng trong năm 2010, nhiều địa phương trên cả nước đã mở các lớp học hướng dẫn ngư dân khai thác hiệu quả, an toàn trên các vùng biển; chú trọng phát triển phương tiện và ngư cụ các nghề đánh bắt xa bờ; triển khai các biện pháp nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng tàu cá và ngư dân Việt Nam bị nước ngoài bắt giữ. Bên cạnh đó, các địa phương thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động nghề cá tại vùng đánh cá chung Việt Nam - Trung Quốc; theo dõi sát tình hình, diễn biến thời tiết trên biển và trực ban phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn, … nhờ đó sản lượng khai thác đạt cao, góp phần vào thành tích chung của ngành thủy sản năm 2010. Về NTTS, năm 2010, nuôi thuỷ sản nước ngọt tại khu vực phía Bắc và Nam Trung Bộ nhìn chung không thuận lợi, chịu ảnh hưởng của thời tiết nắng nóng, phát sinh nhiều dịch bệnh. Tại vùng ĐBSCL do ảnh hưởng của xâm nhập mặn nên một số cơ sở nuôi gần phía hạ lưu các tuyến sông gặp khó khăn trong việc cấp nước cho ao nuôi, cá nuôi tăng trưởng chậm, các ao nuôi đã thu hoạch chưa tiếp tục thả giống được. Tuy nhiên, khắc phục những khó khăn đó, nhiều địa phương đã chỉ đạo, khuyến khích các hộ nuôi nhanh chóng khắc phục thiệt hại, kịp thời thả giống vụ mới, sớm ổn định tình hình nuôi nên sản lượng thuỷ sản nuôi năm 2010 đạt sản lượng khá cao. Với những nỗ lực vượt bậc của bà con nông dân, sản lượng nuôi trồng thủy sản đã tăng cao. Cụ thể, sản lượng nuôi trồng thủy sản tháng 12 ước đạt 218.8 ngàn tấn, đưa sản lượng cả năm 2010 lên 2,706.8 ngàn tấn, bằng 105.4% so với cùng kỳ năm 2009 và đạt 102.1% so với kế hoạch năm 2010. Hiện nay, trong NTTS đã và đang phát triển nhiều mô hình với các hình thức đối tượng nuôi đa dạng, phong phú cho hiệu quả kinh tế cao như: nuôi cá lóc trong bể xi măng, ao đất; cá diêu hồng, rô phi đơn tính nuôi trong bè, nuôi ba ba, ếch, … Trong nuôi nước lợ là tôm thẻ chân trắng trên cát cho năng suất bình quân 34 tấn / ha / năm (một năm nuôi 3 vụ) và lợi nhuận thu được rất cao, điều đó làm cho nhiều người dân và nhà doanh nghiệp đã và đang quan tâm đầu tư vào NTTS. Lĩnh vực xuất khẩu được coi là thành công nhất trong bức tranh thủy sản năm 2010. Theo ngành thủy sản, năm 2010, giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 4.94 tỷ USD, tăng 16.3% so với cùng kỳ năm 2009. Nhìn lại năm qua, có thể thấy hai mặt hàng chủ lực là tôm và cá tra nằm trong số các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của nước ta đều đã vượt khỏi ngưỡng giá trị 1 tỷ USD, trong đó mặt hàng tôm lần đầu tiên đạt hơn 2 tỷ USD. Điều đáng nghi nhận hơn nữa là năm qua giá tôm xuất khẩu cũng liên tục thẳng tiến, bình quân đạt 8,530 USD / tấn; cao gấp 1.7 lần so với cùng kỳ năm trước. Những tháng cuối năm sản lượng thu hoạch tôm tăng lên, nhờ vậy xuất khẩu tôm năm 2010 đã thiết lập được kỷ lục về giá trị. Với mức giá cao, mặt hàng tôm đã vượt lên chiếm 40.7% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, cũng là mặt hàng đứng đầu trong nhóm thủy sản. Thị trường tiêu thụ tôm đã vươn tới 90 nước, trong đó 3 thị trường chính là Nhật Bản, Mỹ, EU chiếm trên 70% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm của cả nước. Mặt hàng cá ngừ, mực và bạch tuộc, ... cũng đạt giá trị khá cao đều đạt hơn 1 tỷ USD trong tổng giá trị xuất khẩu thủy sản năm nay. Về xuất khẩu cá tra, ba sa trong năm 2010, gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ cá tra, basa, song trong năm 2010, cá tra, basa vẫn được xuất khẩu sang 136 thị trường trên thế giới đạt khoảng 680 nghìn tấn với giá trị thu về khoảng 1.4 tỷ USD. Mỹ, Tây Ban Nha và Đức là ba thị trường nhập khẩu lớn nhất. Năm 2010 cá tra Việt Nam bị Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF) đưa vào vào "danh sách đỏ" nhằm khuyến cáo người tiêu dùng không nên sử dụng tại ở 6 nước EU (gồm Đức, Áo, Thuỵ Sỹ, Bỉ, Na Uy và Đan Mạch). Các bên liên quan phía Việt Nam ngay lập tức đưa ra những bằng chứng mạnh mẽ chứng minh sự thật về cá tra. Với những nỗ lực không ngừng của ngành thủy sản Việt Nam, tháng 12 / 2010, người đứng đầu chương trình thủy hải sản toàn cầu của WWF Mark Powell chính thức khẳng định cá tra của Việt Nam sẽ được đưa ra khỏi “danh sách đỏ" và khuyến khích người tiêu dùng sử dụng sản phẩm này (P.Hằng, 2011). 2.3 2.3.1 Tình hình thủy sản Đồng bằng sông Cửu Long Lợi thế và tiềm năng ĐBSCL là vùng đất màu mỡ ở phía Tây Nam Việt Nam, do phù sa sông Cửu Long bồi đắp, còn gọi là miền Tây Nam Bộ, hay gọi tắt là miền Tây. Diện tích khoảng 39,734 km2, chiếm khoảng 12.3% diện tích cả nước với khoảng 360,000 km2 khu vực đặc quyền kinh tế chiếm 37% tổng diện tích vùng đặc quyền kinh tế của cả nước và hàng trăm đảo lớn nhỏ thuộc hai ngư trường trọng điểm là Đông và Tây Nam Bộ. Dân số năm 2007 là 17,524,000 người, chiếm khoảng 20.6% dân số cả nước. Vùng bao gồm 13 đơn vị hành chính trực thuộc trung ương là: tỉnh Long An, tỉnh Tiền Giang, tỉnh Đồng Tháp, tỉnh Vĩnh Long, tỉnh Trà Vinh, tỉnh Hậu Giang, tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Bến Tre, tỉnh An Giang, tỉnh Kiên Giang, tỉnh Bạc Liêu, tỉnh Cà Mau và thành phố Cần Thơ. ĐBSCL là 1 trong 7 vùng kinh tế của Việt Nam, thế mạnh của vùng là sản xuất nông nghiệp. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2007 đạt 48,754.7 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 1994), dẫn đầu cả nước, chiếm 33.2% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp quốc gia. Giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng năm 2007 đạt 52,730.7 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 1994), chiếm khoảng 9.23% tổng giá trị sản xuất công nghiệp cả nước, sau vùng Đông Nam Bộ và vùng Đồng bằng sông Hồng (Theo: Website Vietgle, 2011). Toàn vùng có khoảng 750 km chiều dài bờ biển (chiếm khoảng 23% tổng chiều dài bờ biển toàn quốc) với 22 cửa sông, cửa lạch và hơn 800,000 ha bãi triều (70 - 80% là bãi triều cao). Mùa khô độ mặn nước biển ven bờ cao 20 30%, mùa mưa 5 - 20%, thâm nhập mặn theo các sông nhánh vào nội đồng nhiều nơi đến 40 – 60 km. Phía Tây Bắc giáp Campuchia. Phía Đông Bắc tiếp giáp Vùng Đông Nam Bộ. Phía Đông giáp biển Đông. Phía Nam giáp Thái Bình Dương. Phía Tây giáp vịnh Thái Lan. Đây là vị trí thuận lợi trong việc phát triển kinh tế biển, khai thác và nuôi trồng thủy sản phục vụ cho nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Điều kiện như vậy đã tạo nên những vùng đất ngập nước quy mô lớn với bản chất lầy mặn và đa dạng về kiểu môi trường sinh thái (mặn, lợ, ngọt), cũng như các hệ thống canh tác tương đối đồng nhất, đôi khi không phân biệt được bằng địa giới hành chính, như: vùng tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười, bán đảo Cà Mau, .... Điều kiện giao thoa mặn, lợ, ngọt cũng đã tạo nên một vùng sinh thái đặc thù, hiếm thấy trên thế giới, rất thuận lợi cho phát triển sản xuất thủy sản hàng hoá tập trung. Đặc biệt ưu thế vẫn là nuôi nước lợ, mà chủ yếu là nuôi tôm nước lợ và nuôi cá da trơn nước ngọt (cá tra, basa). Ngoài ra, còn có tiềm năng môi trường nuôi các loài nhuyễn thể, các loài thủy sản nước lợ khác, các loài thủy sản ưa nước ấm, các loài thủy sản có thể chịu được môi trường phèn đục như các loài cá đen (cá lóc, cá rô, cá da trơn, lươn, …). Trên thực tế, nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL đã trở thành một nghề truyền thống và không ngừng thay đổi. Theo tính toán, tổng diện tích có khả năng nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL hơn 1,200,000 ha, bằng gần 60% của cả nước. Trong đó, diện tích có khả năng nuôi trồng thủy sản vùng triều khoảng 750,300 ha, chiếm trên 26% tổng diện tích đất tự nhiên của 8 tỉnh ven biển của vùng và chiếm 74% tổng diện tích có khả năng nuôi trồng thủy sản trên vùng triều toàn quốc. Vùng bán đảo Cà Mau có diện tích tiềm năng cho phát triển nuôi trồng thủy sản mặn lợ rất lớn (trên 630,000 ha). Khu vực ven sông Hậu và sông Tiền có diện tích vùng triều ít hơn (trên 123,000 ha). Diện tích có khả năng nuôi thuỷ sản nước ngọt cũng rất phong phú với trên 500,000 ha được xác định là có điều kiện rất thuận lợi và phân bố chủ yếu ở các tỉnh: Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ và Vĩnh Long. Trữ lượng cá biển ở 2 ngư trường Đông và Tây Nam Bộ khoảng 2,582,568 tấn, chiếm 62% của cả nước. Khả năng cho phép khai thác tối đa khoảng trên 1,000,000 tấn, trong đó cá đáy khoảng 700,000 tấn, cá nổi trên 300,000 tấn. Nguồn lợi hải sản phong phú với khả năng khai thác đáng kể so với cả nước: cá 62%, tôm sú và tôm he 66%, tôm sắt và tôm chì 61%, mực ống 69% và mực nang 76%. Tính theo đầu người khả năng cá biển có thể khai thác là 61 kg / năm, trong khi cả nước chỉ có 21 kg / năm. Ngoài ra, vùng biển ven bờ của ĐBSCL còn có tiềm năng bảo tồn khá cao kéo theo khả năng phát triển một số ngành nghề thủy sản mới để chuyển đổi nghề nghiệp cho ngư dân, như: nuôi thích nghi, câu / đánh cá giải trí gắn với du lịch sinh thái, … Trong bối cảnh của nền kinh tế mở định hướng thị trường, với xu thế ngày càng tăng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thủy sản thì việc đẩy mạnh phát triển thủy sản ở vùng ĐBSCL và vùng biển ven bờ Đông - Tây Nam Bộ là một hướng đi đúng, mang tầm chiến lược. Thủy sản là nguồn sinh kế cực kỳ quan trọng của khoảng 17 triệu dân sống ở 13 tỉnh và thành phố (chiếm 21% dân số cả nước) trong vùng này. Kinh tế thuỷ sản không chỉ góp phần tăng trưởng kinh tế vùng, mà còn đóng góp quan trọng cho nền kinh tế quốc dân, cho TP. Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. 2.3.2 Thành tựu Thời gian qua, nuôi trồng và khai thác thủy hải sản ở vùng ĐBSCL được khẳng định là những nghề sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế và xã hội cao, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế ở các vùng ven biển và nông thôn. Nuôi thủy sản hàng hoá xuất khẩu phát triển đã tác động rất mạnh đến việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất ở vùng ĐBSCL. Tổng diện tích chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản ở vùng này khoảng trên 312,000 ha, bằng khoảng 83% diện tích chuyển đổi trong cả nước, trong đó từ đất trồng lúa khoảng 298,000 ha. Nhìn chung, doanh thu bình quân trên cùng đơn vị canh tác sau chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản tăng gấp 4 - 7 lần, khẳng định ưu thế cạnh tranh của kinh tế thủy sản trong vùng. Điều đáng nói là, mặc dù diện tích nuôi thủy sản ở ĐBSCL tăng nhanh, nhưng nhờ những tiến bộ trong công tác thủy lợi và canh tác nông nghiệp nên sản lượng lúa ở ĐBSCL không ngừng gia tăng, an ninh lương thực được giữ vững, sản lượng gạo xuất khẩu những năm qua không giảm. Năm 2006, sản lượng NTTS vùng ĐBSCL đạt khoảng 1,200,000 tấn, bằng trên 70% sản lượng NTTS toàn quốc. Cùng với NTTS, hoạt động khai thác thủy sản cũng đạt được kết quả quan trọng, sản lượng khai thác không ngừng tăng. Năm 2006, sản lượng khai thác của vùng ĐBSCL đạt khoảng 850,000 tấn, bằng khoảng 40% tổng sản lượng khai thác cả nước, trong đó trên 80% khai thác từ biển. Trong 13 tỉnh ĐBSCL, có 8 tỉnh tham gia Chương trình vay vốn đóng tàu khai thác hải sản xa bờ (Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Long An, Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang). Bên cạnh sự hỗ trợ tín dụng của Nhà nước, ngư dân đã tích cực bỏ vốn tự đầu tư, tiếp tục đóng, sửa, cải hoán tàu cá và tổ chức đánh bắt hiệu quả. Các nhà máy chế biến đã được xây dựng gắn với các vùng nguyên liệu, đa số nhà máy được xây mới và được đầu tư nâng cấp, đổi mới trang thiết bị, sản xuất các mặt hàng đáp ứng yêu cầu chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm của EU. Công nghệ mới trong chế biến đã được áp dụng nhằm sản xuất các mặt hàng chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế, gắn với việc kiểm soát chất lượng theo HACCP, đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh, không có kháng sinh hoặc hóa chất cấm sử dụng. Trong số các doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn EU đã có khoảng 50% doanh nghiệp ở ĐBSCL. Nhiều doanh nghiệp và doanh nhân trong vùng có những
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng