Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoá luận tốt nghiệp nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái và tập tính của loài c...

Tài liệu Khoá luận tốt nghiệp nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái và tập tính của loài chích chạch má xám (macronus kelleyi delacour, 1932) tại khu bảo tồn thiên nhiên đă krông, tỉnh quảng trị bằng phương pháp âm sinh học

.PDF
49
1
74

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chƣa hề đƣợc dùng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việ thực hiện luận văn đã đƣợc cảm ơn và thông tin trích đẫn trong luận văn này đều đƣợc ghi rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày… tháng… năm 2019 Sinh Viên Ngô Tiến Cƣờng i LỜI CẢM ƠN Khóa luận này đƣợc hoàn thành tại Trƣờng Đại học Lâm Nghiệp. Có đƣợc bài luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới Ban giám hiệu Trƣờng Đại học Lâm Nghiệp, các thầy cô giáo trong Khoa Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trƣờng, đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS. Vũ Tiến Thịnh, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn, dìu dắt, giúp đỡ tôi với những chỉ dẫn khoa học quý giá trong suốt quá trình triển khai nghiên cứu và hoàn thành đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái và tập tính của loài chích chạch má xám (Macronus kelleyi Delacour, 1932) tại khu bảo tồn thiên nhiên Đă Krông, tỉnh Quảng Trị bằng phƣơng pháp âm sinh học”. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên khu bảo tồn thiên nhiên Đă Krông cùng anh, chị và bạn bè cùng chuyên môn đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu nghiên cứu. Có thể khẳng định sự thành công của luận văn này, trƣớc hết thuộc về công lao của tập thể, của nhà trƣờng, cơ quan và xã hội, đặc biệt là sự quan tâm động viên, khuyến khích cũng nhƣ sự thông cảm sâu sắc của gia đình. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn các đơn vị và các cá nhân đã hết lòng quan tâm tới sự nghiệp đào tạo đội ngũ cán bộ ngành Lâm Nghiệp. Rất mong nhận đƣợc sự đóng góp, phê bình của quý Thầy cô, các nhà khoa học, độc giả và các bạn đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày… tháng… năm 2019 Sinh viên Ngô Tiến Cƣờng ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ Công ƣớc về buôn bán quốc tế các loài động vật hoang CITES dã nguy cấp IUCN Danh lục Đỏ thế giới NĐ 160 Nghị định 160/ 2013/ NĐ-CP NĐ 32 Nghị định 32/ 2006/ NĐ-CP SĐVN Sách Đỏ Việt Nam năm 2007 KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên VN VQG QĐ-UBND Việt Nam Vƣờn quốc gia Quyết định - Ủy ban nhân dân iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii MỤC LỤC ............................................................................................................ iv DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ vi DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................... vii Chƣơng 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................... 1 Chƣơng 2. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..................................... 3 2.1.Nghiên cứu về chim rừng Việt Nam giai đoạn sau năm 1975 ........................ 3 2.2. Tổng quan về Họ Khƣớu (Timaliidae):.......................................................... 3 2.3. Tổng quan về loài Chích Chạch Má Xám (Macronus kelleyi Delacour, 1932):..................................................................................................................... 4 2.4. Máy ghi âm đa phổ SM3 ............................................................................... 7 2.5. Phần mềm Raven ............................................................................................ 8 Chƣơng 3. ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU .......................................... 10 3.1. Điều kiện tự nhiên: ....................................................................................... 10 3.1.1.Vị trí địa lý ................................................................................................. 10 3.1.2. Địa hình ..................................................................................................... 10 3.1.3. Điều kiện khí hậu ...................................................................................... 11 3.1.5. Đại chất, thổ nhƣỡng ................................................................................. 12 3.1.6. Đa dạng sinh học ....................................................................................... 12 3.2. Điều kiện kinh tế: ......................................................................................... 13 3.3. Điều kiện xã hội: .......................................................................................... 15 3.4. Hiện trạng cơ sở hạ tầng............................................................................... 15 3.5. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội............................................................. 16 Chƣơng 4. MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP .................................... 18 4.1. Mục tiêu: ...................................................................................................... 18 4.1.1. Mục tiêu tổng quát..................................................................................... 18 4.1.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 18 4.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 18 4.2.1. Đối tƣợng nghiên cứu................................................................................ 18 iv 4.2.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 18 4.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 18 4.4 Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 19 4.4.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu bằng ghi âm ngoài thực địa ....................... 19 4.4.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu......................................................................... 19 Chƣơng 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH .................................. 20 5.1. Đặc điểm tiếng kêu của loài Chích chạch má xám ...................................... 20 5.2. Đặc điểm phân bố của loài Chích chạch má xám tại KBTTN Đă Krông .... 24 5.2.1. Đặc điểm phân bố của loài Chích chạch má xám tại KBTTN Đă Krông . 24 5.2.2. Tần số tiếng kêu theo thời gian của loài Chích chạch má xám tại KBTTN Đă Krông ............................................................................................................. 28 5.3. Các mối đe dọa đến loài Chích chạch má xám tại KBTTN Đă Krông ........ 29 5.3.1. Khai thác gỗ và LSNG trái phép ............................................................... 29 5.3.2. Cháy rừng. ................................................................................................. 30 5.3.3. Đốt nƣơng làm rẫy. ................................................................................... 30 5.3.4. Xây dựng thủy lợi...................................................................................... 31 5.3.5. Hoạt động quản lý của khu BTTN Đakrông. ............................................ 31 5.3.6. Du lịch sinh thái. ....................................................................................... 31 5.4. Đề xuất một số biện pháp quản lý và bảo tồn loài Chích chạch má xám tại KBTTN Đă Krông. .............................................................................................. 32 5.4.1. Xây dựng chƣơng trình giám sát quần thể loài Chích chạch má xám. ..... 32 5.4.2. Ngăn chặn, giảm thiểu các hành vi khai thác, vận chuyển gỗ và lâm sản ngoài gỗ, phá rừng trái phép................................................................................ 32 5.4.3. Giải pháp giảm thiểu cháy rừng ................................................................ 33 5.4.4. Giải pháp về vấn đề xây dựng thủy điện. .................................................. 35 5.4.5. Giải pháp giảm thiểu ảnh hƣởng xấu từ du lịch sinh thái tới quản lý bảo vệ tài nguyên rừng và quản lý bảo vệ động vật hoang dã........................................ 35 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................... 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC v DANH MỤC BẢNG Bảng 5.1 Bảng kết quả phân tích số liệu 30 mẫu âm phổ của loài Chích chạch má xám ghi đƣợc ................................................................................................. 20 Bảng 5.2 Bảng so sánh số liệu phân tích âm phổ của âm thanh ghi đƣợc và âm thanh đƣợc tham khảo ......................................................................................... 24 Bảng 5.3 Bảng tọa độ và thời gian phát hiện tiếng kêu ...................................... 27 vi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1 Chích chạch má xám .............................................................................. 5 Hình 2.2. Phân bố của loài Chích chạch má xám ................................................. 7 Hình 2.3: Máy ghi âm đa phổ SM3 ...................................................................... 7 Hình 2.4: Phần mềm Raven .................................................................................. 8 Hình 5.1 Phổ âm thanh đƣợc chọn ...................................................................... 20 Hình 5.2. Phổ âm thanh có thời gian dài nhất (44.98s) mà máy ghi âm đƣợc.... 21 Hình 5.3. Phổ âm thanh có thời gian ngắn nhất (0.944s) mà máy ghi âm đƣợc . 21 Hình 5.4 Một số âm phổ đƣợc tham khảo ........................................................... 23 Hình 5.5 Biểu đồ tần số tiếng kêu của loài Chích chạch má xám theo thời gian 28 Hình 5.6 Bản đồ tọa độ các điểm đặt máy ghi âm .............................................. 26 Hình 5.7: Khu vực tập kết gỗ khai thác trái phép ............................................... 29 vii Chƣơng 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam đƣợc quốc tế công nhận là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới với nhiều kiểu rừng, đầm lầy, sông suối, rặng san hô… tạo nên môi trƣờng sống cho khoảng 10% tổng số loài chim và thú hoang dã trên thế giới. Tài nguyên đa dạng sinh học (ĐDSH) là yếu tố tích cực góp phần cải thiện môi trƣờng sống của con ngƣời ngày càng văn minh, hiện đại, tốt đẹp hơn. Các vùng có ĐDSH cao chủ yếu tập trung ở các Vƣờn Quốc gia (VQG) và các Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN). Việt Nam là một trong những quốc gia có sự đa dạng lớn về hệ chim. Chim là nhóm động vật đƣợc biết đến nhiều nhất, chúng dễ quan sát và nhận biết vì phần lớn các loài đều xuất hiện vào ban ngày, các tiếng hót và tiếng kêu đặc trƣng cho từng loài là các đặc điểm quan trọng trong việc phát hiện và nhận biết chúng. Hệ chim của Việt Nam gồm 848 loài, trong đó có 13 loài đặc hữu, 03 loài do con ngƣời du nhập và 09 loài hiếm gặp, có 01 loài hiện đã tuyệt chủng ở Việt Nam. Trong sách đỏ Việt Nam có 76 loài trong đó: 11 loài bậc CR, 18 loài bậc EN, 26 loài bậc VU, 11 loài bậc LR, 10 loài bậc DD. Bên cạnh số lƣợng đa dạng, số loài chim ở Việt Nam sẽ có thể tiếp tục tăng vì những loài mới vẫn tiếp tục đƣợc phát hiện và phát hiện lại và quan sát lần đầu tiên trong biên giới, vùng lãnh thổ Việt Nam. Nhiều quần xã khác nhau của chim cƣ trú và chim di trú gắn liền với các loại môi trƣờng sống và khu vực khác nhau của Việt Nam. Đến nay môi trƣờng sống quan trọng của chúng ở Việt Nam là các khu rừng thƣờng xanh. Các khu rừng ở vùng đồng bằng là môi trƣờng sống quan trọng cho gà lôi, cũng nhƣ cho nhiều loài chim có kích thƣớc trung bình khác. Các khu rừng trên núi là nơi cƣ trú của các quần xã lớn và đa dạng của chim sẻ. Các vùng đồng cỏ ƣớt và rừng ngập nƣớc của châu thổ sông Mê Kông là nơi cƣ trú của các loài chim nƣớc lớn, trong đó có cò và hạc, quắm, diệc và cốc cũng nhƣ các chim ăn thịt nhƣ Diều cá đầu xám. Các bãi bồi và các dải cát dọc theo cửa sông và các đảo ở vùng ven biển phía Bắc là bến đỗ và nơi trú đông quan trọng cho rất nhiều loài chim nƣớc, trong đó có vịt, mòng bể, choi choi và cò thìa. Số lƣợng các loài chim của Việt Nam không phân bố đồng đều theo các nhóm phân loại. Một số nhóm, trong đó có chim đớp ruồi, khƣớu.. 1 chiếm một tỷ lệ lớn số lƣợng loài. Các thành viên của các nhóm khác có ít loài hơn, nhƣ cu rốc và nuốc. Các nhóm khác chỉ có một hoặc một vài loài đại diện. Hiện nay quần thể chim Việt Nam nói chung đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi nguy cơ mất môi trƣờng sống, đặc biệt là các khu rừng, bãi cỏ ngày càng biến mất dần do sự gia tăng dân số thúc đẩy việc chiếm đất nông nghiệp và đất xây dựng, bên cạnh đó nhu cầu và thói quen sở thích ăn thịt rừng của nhiều ngƣời dẫn đến việc săn bắn quá mức đe dọa tuyệt chủng cho nhiều loài chim quy hiếm. Việt Nam cũng đã có một số nỗ lực trong việc bảo vệ sự đa dạng sinh thái bằng cách xác định một số vùng chim đặc hữu và vùng chim quan trọng. Chích chạch má xám có tên khoa học là Macronus kelleyi Delacour, 1932 thuộc họ Khƣớu – Timaliidae, bộ Sẻ – Passeriformes. Chích chạch má xám là loài chim định cƣ đặc hữu cua Việt Nam và Lào, phân bố ở vùng Trung và Nam Trung Bộ ở độ cao thấp. Chích chạch má xám sống ở rừng thƣờng xanh và rừng thứ sinh. Khu Bảo tồn thiên nhiên Đa Krông (KBTTN) thuộc huyện Đă Krông, tỉnh Quảng Trị, đƣợc thành lập theo Quyết định số 768/QĐ-UB ngày 9/4/2001 của UBND tỉnh Quảng Trị, với diện tích 40,526 ha, bao gồm một phần diện tích của 6 xã: Hải Phúc, Ba Lòng, Triệu Nguyên, Là Long, Húc Nghi, Hồng Thuỷ. KBTTN Đa Krông đƣợc thành lập nhằm bảo vệ các nguồn gen động, thực vật quý hiếm và bảo vệ hệ sinh thái rừng vùng đồi núi thấp miền Trung của Việt Nam. Đây là khu vực có giá trị đa dạng sinh học rất cao, có tầm quan trọng cấp quốc gia và toàn cầu (Le Trong Trai et al. 1999, Tordoff et al. 2002). Tuy nhiên, các giá trị ĐDSH ở đây đang chịu áp lực lớn bởi các hoạt động của con ngƣời làm cho suy thoái (khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ, săn bắt động vật hoang dã, phá rừng làm nƣơng rẫy, xây dựng công trình cơ sở hạ tầng,...). Nhằm tạo lập cơ sở khoa học cho quản lý và bảo tồn ở KBTTN Đa Krông, tôi sẽ điều tra khảo sát phân bố của loài ở đây. Âm sinh học là một liên ngành khoa học kết hợp giữa sinh học và âm thanh, thông thƣờng đề cập đến việc tiếp nhận âm thanh ở động vật (kể cả con ngƣời), từ đó có thể xác định đƣợc vị trí, các hoạt động sinh thái của đối tƣợng điều tra. Trong giới hạn của đề tài, phƣơng pháp âm sinh học đƣợc sử dụng để xác định phân bố và tình trạng của loài, từ đó giúp giảm tốn kém về nhân lực và thời gian. 2 Chƣơng 2 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1.Nghiên cứu về chim rừng Việt Nam giai đoạn sau năm 1975 Sau chiến tranh giải phóng thống nhất đất nƣớc, công trình “Chim Việt Nam hình thái và phân loại (tập 1,2)” của Võ Quý (1975, 1981) là công trình đầu tiên nghiên cứu về chim trên lãnh thổ Việt Nam về mặt sinh thái, phân loại và phân bố tự nhiên của các loài chim. Cũng trong giai đoạn này cuốn sách “Danh mục chim Việt Nam” cua Võ Quý, Nguyễn Cử năm 1995 ra đời, bản danh mục gồm 19 bộ, 81 họ và 828 loài chim đã tìm thấy ở Việt Nam tính đến năm 1995, với mỗi loài tác giả đã dẫn ra các đặc điểm về hiện trạng và vùng phân bố. Sau nhiều năm nghiên cứu, năm 2007, Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã xuất bản ấn phẩm “Động vật chí” trong tập 18 đã thống kê cả nƣớc có khoảng 164 loài chim nƣớc và di cƣ thuộc 68 họ, 5 bộ. Trong đó tác giả đã mô tả đặc điểm nhận biết, đặc ddiierm sinh học, sinh thái học, vùng phân bố của các loài. Ngoài ra còn có các hình vẽ màu các loài chim nƣớc giúp độc giả dễ dàng nhận biết. Cho đến những năm gần đây nhiều dự án bảo tồn đa dạng sinh học của các nƣớc nhƣ: Hà Lan, Đức, Anh ,Úc, Mỹ,... đã tài trợ vào Việt Nam. Các tổ chức phi chính phủ nhƣ: Tổ chức bảo tồn động thực vật quốc tế (FFI), Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF), Ngân hàng thế giới (WB) đã đầu tƣ vào Việt Nam và sau đó một loạt công trình số hóa trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn nghiên cứu về động, thực vật hoang dã đã đƣợc xuất bản. Công trình nghiên cứu đầy đủ nhất về chim trong giai đoạn “danh lục chim Việt Nam” do Nguyễn Lân Hùng Sơn, Nguyễn Thanh Vân (xuất bản năm 2011). Trong sách tác giả đã giới thiệu 887 loài chim, 88 họ và 20 bộ hiện có ở Việt Nam, mội loài trình bày các mục phân bố, mô tả, tình trạng, nơi ở và có hình vẽ kèm theo. 2.2. Tổng quan về Họ Khƣớu (Timaliidae): Họ Khƣớu (Timaliidae) là một họ lớn của phần lớn các loài chim dạng sẻ. Chúng đa dạng về kích thƣớc và màu sắc, nhƣng có đặc trƣng chung là bộ lông 3 mềm và xốp nhƣ bông, thƣờng có màu xỉn. Đây là các loài chim của khu vực nhiệt đới, với sự đa dạng lớn nhất ở Đông Nam Á. Những loài chim này có chân khỏe, thích nghi với việc di chuyển trên mặt đất và trên các cành cây, có tiếng hót vang và hay.. Nhóm này không là chim di trú rõ nét và phần lớn các loài có cánh ngắn, thuôn tròn, bay yếu. Sự đa dạng hình thái khá cao; phần lớn các loài tƣơng tự nhƣ chích, giẻ cùi hay hoét. Phần lớn khƣớu sống thành đàn nhỏ, trong các tầng cây bụi hay dƣới tán rừng, chủ yếu sống định cƣ. Phần lớn các loài khƣớu, con trống và con mái có bộ lông và vóc dáng giống nhau. Trên thế giới, loài chim khƣớu tập trung thành từng nhóm nhỏ, sống trong đám rừng tre hoặc trong những bụi cây rậm rạp. Tập trung ở miền nam Trung Quốc, phía tây tỉnh Vân Nam và khắp Đông Dƣơng. Đặc điểm của khƣớu là không có lông riêng biệt, hình dạng và kích thƣớc tƣơng đối nặng nề so với các thành viên khác của các nhóm khác và tập tính không di cƣ của chúng. Chúng nhìn chung ăn côn trùng và sống trong các môi trƣờng sống khác nhau từ đồng cỏ đến tầng giữa ở các khu rừng trên núi. Khƣớu khác nhau rất nhiều ở màu lông, kích thƣớc và hình dạng của mỏ. Chúng rất thích sống thành đàn và chúng thƣờng xuyên kiếm ăn thành đàn gồm nhiều loài. Họ Khƣớu có khoảng 270 loài trên thế giới, trong đó tại Việt Nam có khoảng 91 loài. 2.3. Tổng quan về loài Chích Chạch Má Xám (Macronus kelleyi Delacour, 1932): - Đặc điểm nhận dạng: Chích chạch má xám (Macronus kelleyi Delacour, 1932) (hình 2.1) là một loài thuộc chi chích chạch (Macronous) trong họ khƣớu (Timaliidae). Chích chạch má xám là chim chích nhỏ, kích thƣớc khoảng 14 cm với mỏ cứng khỏe. Thân trên của chim màu nâu với đỉnh đầu màu nâu đậm, phần mắt và má có màu xám. Thân dƣới màu vàng nhạt với sọc đen nhỏ trƣớc ngực. Khá giống với loài 4 chích chạch má vàng (Macronous gularis) nhƣng bộ lông nhìn chung nhạt màu hơn, các vạch ở phần dƣới cơ thể mảnh hơn. Hình 2.1 Chích chạch má xám Nguồn: https://www.hbw.com/ibc/species/grey-faced-tit-babbler-mixornis-kelleyi - Đặc điểm sinh học, sinh thái: Cũng giống nhƣ đặc điểm chung của loài Chích chạch má xám là loài định cƣ, sông theo từng đàn nhỏ, trong các tầng cây bụi hay dƣới tán rừng, thƣờng là rừng thƣờng xanh và rừng thứ sinh, ở độ cao thấp. Chúng nhìn chung ăn côn trùng và sống trong các môi trƣờng sống khác nhau từ đồng cỏ đến tầng giữa ở các khu rừng trên núi. - Sinh sản: Chích chạch má xám thƣờng đẻ vào mùa hè, tức là từ tháng 4 đến tháng 6. Ổ thƣờng đƣợc làm trên các cây cao trên lƣng chừng núi. Mỗi ổ chứa khỏang 3 – 5 quả trứng. Chim ấp 15 ngày trứng nở. Chim non sau 45 ngày có thể tự kiếm ăn. Đến 4 – 5 tháng tuổi, chim thay lông trƣởng thành. - Giá trị: Chích chạch má xám là loài chim khá phổ biến ở Việt Nam, có giá trị đa dạng sinh học. - Tình trạng: Đây là đặc hữu của Việt Nam và Lào nhƣng tƣơng đối phổ biến nên đƣợc đánh giá LC (ít đƣợc quan tâm) trong sách đỏ. 5 - Phân hạng bảo vệ: LC - Ít quan tâm * Phân bố: - Trong nƣớc: Vùng Trung và Nam Trung Bộ - Thế giới: Đặc hữu của Việt Nam và Lào 6 Hình 2.2. Phân bố của loài Chích chạch má xám 2.4. Máy ghi âm đa phổ SM3 Hình 2.3: Máy ghi âm đa phổ SM3 (Nguồn: https://xemtailieu.com/tai-lieu/nghien-cuu-phan-bo-va-tinhtrang-quan-the-loai-ga-so-nguc-vang-arborophila-chloropus-bang-phuongphap-am-sinh-hoc-tai-vuon-quoc-gia-cat-tien-1747631.html) - Để thu thập tín hiệu âm thanh, đề tài sử dụng các máy ghi âm phổ rộng (SM3, Wildlife Acoustics Inc) với thông số: chiều dài máy: 32,4 cm; chiều rộng: 20 cm; trọng lƣợng máy: 2,5 kg; máy sử dụng 4 pin và hoạt động với nhiệt độ từ -20°C đến 50°C. Ngoài ra, máy có khả năng tách các dữ liệu âm thanh thành các file tƣơng ứng với 1 giờ ghi và đƣợc lƣu vào đĩa dƣới định dạng nén, điều này rất tiện lợi cho quá trình phân tích và xử lý số liệu của các điều tra viên. 7 2.5. Phần mềm Raven Hình 2.4: Phần mềm Raven (Nguồn: https://xemtailieu.com/tai-lieu/nghien-cuu-phan-bo-va-tinhtrang-quan-the-loai-ga-so-nguc-vang-arborophila-chloropus-bang-phuongphap-am-sinh-hoc-tai-vuon-quoc-gia-cat-tien-1747631.html) - Đề tài ứng dụng phần mềm phân tích tín hiệu âm thanh Raven, một phần mềm dùng để đo lƣờng và phân tích âm thanh, một công cụ mạnh mẽ, để sử dụng cho các nhà khoa học khi làm việc với tín hiệu âm thanh. Đây cũng là phần mềm đang đƣợc các nhà khoa học sử dụng rộng rãi trên thế giới. Gần đây, phƣơng pháp giám sát động vật hoang dã sử dụng thiết bị thu âm và phân tích âm thanh tự động đã đƣợc phát triển. Kỹ thuật này đã đƣợc áp dụng thành công 8 đối với một số loài động vật hoang dã, bao gồm các loài: 9 thú (Thompson et al. 2009); chim (Swiston & Mennill 2009; Zwart et al. 2014); ếch nhái (Hilje & Aide 2012), côn trùng (Chesmore & Ohya 2004) và một số loài khác. Đối với các loài phát ra tiếng kêu, Zwart et al. (2014), Boucher et al. (2012), Celis-Murillo et al. (2012) đã chứng minh phƣơng pháp sử dụng các thiết bị ghi âm và phân tích âm thanh tự động có hiệu quả hơn so với phƣơng pháp điều tra và giám sát do con ngƣời thực hiện. Ở Việt Nam, kỹ thuật âm sinh học đã đƣợc sử dụng để mô tả các đặc điểm về âm thanh của một số loài động vật hoang dã (Nguyên Lân Hùng Sơn, 2007).Tuy nhiên, hiện chƣa có một nghiên cứu nào đƣợc thực hiện nhằm ứng dụng kỹ thuật này trong các chƣơng trình giám sát đa dạng sinh học ở Việt Nam. Ứng dụng của các thiết bị ghi âm và phân tích âm sinh học tự động có thể dẫn đến một bƣớc đột phá trong hoạt động điều tra và giám sát cho nhiều loài động vật hoang dã, quý hiếm. 9 Chƣơng 3 ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên: 3.1.1.Vị trí địa lý KBTTN Đa krông nằm trong địa giới của huyện Đa krông, thuộc phía Tây Nam tỉnh Quảng Trị, đƣợc UBND tỉnh Quảng Trị thành lập từ năm 2002 với tổng diện tích tự nhiên là 37.681ha. KBTTN Đă krông là nơi còn giữ lại diện tích rừng thƣờng xanh đất thấp lớn nhất ở miền Trung Việt Nam. Chức năng của KBTTN Đakrông là vừa bảo vệ giá trị đa dạng sinh học các nguồn gen quý hiếm, hệ sinh thái điển hình của Trƣờng Sơn Bắc thuộc vùng Bắc Trung Bộ vừa góp phần tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cải thiện đời sống và góp phần xóa đói, giảm nghèo cho ngƣời dân địa phƣơng. Ngoài ra, Khu bảo tồn còn có vai trò duy trì chức năng phòng hộ đầu nguồn, cung cấp, điều tiết nguồn nƣớc đối với sông Đakrông, sông Thạch Hãn, điều hòa nguồn nƣớc vùng hạ lƣu, góp phần bảo vệ môi trƣờng trong khu vực. - Vị trí địa lý của KBTTN Đă Krông: 16°23' - 16°42' N 106°52' - 107°09' E - Tổng diện tích 37.640ha: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 23.590 ha Phân khu phục hồi sinh thái: 13.490 ha Phân khu dịc vụ - hành chính: 641 ha - Nằm trên địa bàn các xã: Hải Phúc, Ba Lòng, Triệu Nguyên, Là Long, Húc Nghi, Hồng Thuỷ 3.1.2. Địa hình Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông thuộc vùng núi thấp kéo dài về phía đông nam của dãyTrƣờng Sơn và hình thành nên ranh giới giữa tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi, giao thông đi lại 10 khó khăn, địa hình hiểm trở. Độ dốc trung bình 25⁰ - 40⁰ có nơi có độ dốc 45⁰ 70⁰ địa hình rất hiểm trở. 3.1.3. Điều kiện khí hậu - Khu BTTN Đakrông thuộc vùng rừng đầu nguồn của sông (Thạch Hãn) Quảng Trị. Các sƣới bắt nguồn ở phía nam cua khu bảo tồn chảy vào sông Đakrông rồi nhập vào sông Quảng Trị. Kết quả là có những biến đổi tạm thời lớn trong dòng chảy khi lƣợng mƣa quá lớn lại chỉ đƣợc giới hạn trong một vùng với khả năng lƣu giữ nuớc thấp của các vùng thƣợng nguồn. Lƣợng mƣa lớn có thể gây lũ lụt lớn và sói mòn mạnh. - KBTTN Đakông nằm trong vùng khí hậu bình trị thiên (cũ), thuộc miền khí hậu đông Trƣờng Sơn. - Nhiệt độ trung bình năm: 23-26°c. Mùa mƣa bắt đầu từ tháng 11, kết thúc vào tháng 2 năm sau, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối khoảng: 10-15°c. Mùa hè bắt đầu giữa tháng 6 và kết thúc vào tháng 10, nhiệt độ tối cao tuyệt đối lên tới: 42°c, thƣờng xẩy ra vào thời kỳ có gió tây nam khô nóng, vùng núi có nhiệt độ giảm rõ rệt, ở độ cao 1000m chỉ có 30-34°c. - Tổng số giờ nắng trung bình năm: 1500-2000 giờ. Mùa đông nhiều mây và thời gian chiếu sáng ban ngày ngắn nên số giờ ít, trung bình hàng tháng dƣới 100 giờ. Mùa hè lƣợng mây ít, thời gian sáng dài nên trung bình mỗi tháng có 180-250 giờ nắng. - Lƣợng mƣa trung bình năm: 2000-3000 mm. Độ ẩm tƣơng đối trung bình năm: 80-85%. Những ngày ảnh hƣởng của gió mùa tây nam khô nóng, độ ẩm tƣơng đối thấp nhất giảm xuống 28-32%. Mùa đông, tùy độ ẩm không khí trung bình lớn nhƣng độ ẩm thấp nhất trong ngày có thể giảm xuống rất thấp còn 16-20%, do có đợt không khí cực đới khô tràn xuống phía nam. Vào mua hè gió mùa tây nam, sau khi vƣợt dãy Trƣờng Sơn, do hiệu ứng phơn đã đem đến cho khu vực thời tiết nắng nóng và khô. - Mùa mƣa ở KBTTN Đakông từ tháng 6 hoặc tháng 5 đến tháng 11, lƣợng mƣa từ 1800-2100mm chiếm 80-90% lƣợng mƣa năm. 11 - Mùa khô tại KBTTN Đakông bắt đầu từ 12 tháng đến 6 tháng năm sau với tổng lƣợng mƣa từ 10-20% lƣợng mƣa năm. Sở dĩ ở đây có lƣợng mƣa ít từ tháng 12 đến tháng 6 là do sự chia phối về địa hình với dãy Trƣờng Sơn có đèo Lao Bảo chạy qua, những dãy núi cao (Sa Mùi, Voi Mẹp…) nhƣ một bức thành chắn ngang ở phía tây bắc và bắc nên vùng này trở nên khuất gió với gió mùa đông bắc. Do vậy, từ tháng 11 tháng 12 trở đi lƣợng mƣa ở đây giảm nhanh rõ rệt. 3.1.4. Khí hậu thủy văn - Khu BTTN Đakrông thuộc vùng rừng đâu nguồn của sông (Thạch Hãn) Quảng Trị. Các suối bắt nguồn từ phía nam của khu bảo tồn chạy vào sông Đakrông rồi nhập vào sông Quảng Trị. Các suối nguồn từ phía bắc đổ trực tiếp vào sông Quảng Trị. Kết quả là có biến đổi tạm thời lớn trong dòng chạy khi lƣợng mƣa quá lại chỉ giới hạn trong một vùng với khả năng giữ nƣớc thấp của các vùng thƣờng nguồn. Lƣợng mƣa lớn có thể xẩy ra lú lụt lớn và xói mòn mạnh. - Nhiệt độ bình quân năm 23°c, lƣợng mƣa bình quân 1.700-2.500mm. 3.1.5. Đại chất, thổ nhưỡng Đất đai ở khu BTTN Đakrông rất đa dạng và phong phú gồm 7 loại chính là: Dất màu tóm trên đá sét, đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất phù sa bồi, đất đỏ vàng trên đá phiến thạch sét, đất đỏ vàng trên đất mácmaxit và đất vàng nhạt trên đá cát. Nhóm đất có địa hình đồi chiếm hơn 95% diện tích. 3.1.6. Đa dạng sinh học - Với diện tích 37.640 ha là rừng tự nhiên có rất nhiều loài động vật rất phong phú và đa dạng về mặt sinh học, có nhiều loài động vật quý hiếm ở Việt Nam và trên thế giới. - Khu BTTN Đakrông có đa dạng sinh học cao với 4 loại rừng kín thƣờng xanh; có 1.452 loài thực vật bậc cao trong đó có 1.052 loài có ích chiếm 72,48%; khu hệ động vật có 333 loài, trong đó có nhiều loài đặc hữu đang đƣợc 12 thế giới quan tâm đó là: Thỏ vằn, vƣợn Trung Bộ, mang Trƣờng Sơn, chà vá chân nâu, gà lôi lam mào trắng, gà so Trung Bộ, chích chạch má xám... - Trong khu bảo tồn còn có nhiều cảnh quan đẹp nhƣ hang Dơi, thác Đỗ Quyên, suối A Chò, động Balê... Khu BTTN Bắc Hƣớng Hoá là khu vực duy nhất của Việt Nam có cả Đông và Tây Trƣờng Sơn với dãy núi cao trên 1.000 m với các đỉnh cao điển hình nhƣ: Động Sa Mù (1.550 m), gần đỉnh đèo Sa Mù và động Voi Mẹp (1.771 m)... - Khu Bảo tồn là nơi sinh sống của các loài động thực vật có ý nghĩa bảo tồn quốc tế với 11 loài đƣợc có tên trong Sách đỏ thế giới, 5 loài nguy cấp: Voọc Hà Tĩnh, chà vá chân nâu, vƣợn đen má trắng, gấu ngựa và sao la; 6 loài thuộc loại sắp nguy cấp là têtê java, khỉ mặt đỏ, rái cá vuốt bộ, mang lớn, bò tót, sơn dƣơng. 3.2. Điều kiện kinh tế: - Khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông không chỉ đƣợc biết đến là một khu vực ƣu tiên về bảo tồn đa dạng sinh học mà nơi đây còn đƣợc thiên nhiên ƣu đãi ban tặng cho núi non hùng vĩ, với nhiều thắng cảnh sông, suối, thác nƣớc ngoạn mục, hệ sinh thái đa dạng, nhiều sinh cảnh đặc trƣng đang trở thành điểm dừng chân lý tƣởng cho du khách muốn trải nghiệm các hoạt động du lịch khám phá và dã ngoại. - Những khu vực kể trên có thể đƣợc chia thành 2 dạng với hình thức phát triển du lịch sinh thái khác nhau, phục vụ các thị trƣờng khác nhau, kết hợp phát triển du lịch gắn liền với bảo tồn đa dạng sinh học. Loại thứ nhất là các khu rừng tài nguyên, các cảnh quan tự nhiên nằm ở khu đồng bằng nhƣ: Rú Lịnh, trằm Trà Lộc. Các khu vực này có đặc điểm là diện tích nhỏ, nhƣng có thảm thực vật tƣơng đối phát triển và nằm tƣơng đối gần thành phố Đông Hà và thị xã Quảng Trị. - Nhìn chung ngƣời dân sống ở các xã đều canh tác nông nghiệp là chủ yếu, trong đó lúa và ngô là chủ yếu. Do điều kiện tự nhiên, diện tích lúa nƣớc rất 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng