Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Xác định nghĩa vụ của cha mẹ trong việc đảm bảo quyền được học tập của con cái ...

Tài liệu Xác định nghĩa vụ của cha mẹ trong việc đảm bảo quyền được học tập của con cái bài học kỳ hôn nhân

.DOCX
10
93
105

Mô tả:

Trường ĐH Luật Hà Nội - Lớp Luật HN và GĐ N03 – Bài tập Lớn/Học kỳ MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................2 I/ Khái quát chung.............................................................................................2 1) Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình.................................2 2) Quyền học tập của con cái.........................................................................4 II/ Nghĩa vụ của cha mẹ trong việc đảm bảo quyền học tập của con cái..........4 III/ Ý nghĩa của việc quy định nghĩa vụ của cha mẹ trong việc đảm bảo quyền học tập của con cái................................................................................................8 KẾT LUẬN.......................................................................................................9 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................10 1 Sinh viên: Thân Quốc Long - Nhóm 9 - MSSV: 351111 Trường ĐH Luật Hà Nội - Lớp Luật HN và GĐ N03 – Bài tập Lớn/Học kỳ LỜI MỞ ĐẦU Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu học tập của mỗi cá nhân ngày càng cao. Đặc biệt, việc học tập đối với trẻ em lại càng quan trọng hơn. Tương lai đất nước phụ thuộc rất nhiều vào thế hệ trẻ, những người hiện nay vẫn đang miệt mài học tập, tích lũy tri thức. Để đảm bảo quyền được học tập của trẻ em, nhà nước đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi thông qua các chính sách pháp luật, chính sách xã hội. Nhưng quan trọng nhất, gần gũi nhất và có ảnh hưởng nhất đến việc học tập của trẻ em chính là việc chăm sóc, quản lý của cha mẹ. Chính vì vậy, pháp luật Việt Nam cũng đã có những quy định về nghĩa vụ của cha mẹ trong việc đảm bảo quyền được học tập của con. Những quy định này không chỉ đảm bảo việc học tập, phát triển của trẻ em mà còn thúc đẩy quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng của cha mẹ đối với con cái. Từ đó giúp gia đình thực hiện tốt chức năng là tế bào của xã hội, góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp, văn minh. Vậy những quy định về nghĩa vụ của cha mẹ trong việc đảm bảo quyền được học tập của con là như thế nào? Thực tế việc áp dụng các quy định này ở Việt Nam ra sao? Chúng ta sẽ cùng làm rõ sau đây. I/ Khái quát chung 1) Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình Theo quy định tại khoản 10 Điều 8 Luật HNGĐ năm 200 thì gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định của Luật này. Trọng phạm vi bài làm này, ta chỉ xét đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình. Nếu quan hệ giữa vợ chồng là quan hệ pháp lí phát sinh do hôn nhân thì quan hệ giữa cha mẹ và con cái là quan hệ tràn đầy tình cảm yêu thương chăm sóc như một lẽ tự nhiên, nhưng lại đầy ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ trước xã hội. Nói đến trách nhiệm làm cha mẹ là nói đến thiên chức thiêng liêng cao cả nhất của mỗi con 2 Sinh viên: Thân Quốc Long - Nhóm 9 - MSSV: 351111 Trường ĐH Luật Hà Nội - Lớp Luật HN và GĐ N03 – Bài tập Lớn/Học kỳ người. Ngoài thiên chức ấy cha mẹ còn có trách nhiệm nặng nề của một công dân đối với đất nước, dòng họ, đối với gia đình và đối với bản thân. Trách nhiệm làm cha mẹ xuất phát từ trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng xã hội. Gia đình vốn được coi là tế bào của xã hội, bởi vậy gia đình có tốt thì xã hội mới tốt đẹp. Đó cũng là lí do tại sao gia đình luôn tìm được chỗ đứng ở mọi chế độ xã hội. Từ chế độ phong kiến xưa kia đã đề ra nguyên tắc: tu thân, tề gia sau đó mới đến trị quốc và bình thiên hạ. Ngày nay xã hội đòi hỏi mỗi gia đình phải có trách nhiệm xây dựng gia đình mình thành gia đình văn hóa và nhất là phải có trách nhiệm nuôi dạy con cái thành những công dân tốt cho xã hội. Tuy nhiên khi xét về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình thì đặc trưng nổi bật nhất chính là tình yêu thương một cách tự nhiên và tự nguyện. Sự chăm sóc nuôi dưỡng của cha mẹ đối với con cái tự nhiên đến nỗi tầm quan trọng cực kì của chúng cũng như những quy định pháp lý đôi khi bị lãng quên. Không có quan hệ nào giữa người với người lại đem đặt những người này phụ thuộc vào những người khác một cách vô điều kiện và liên tục như vậy. Mỗi con người từ khi còn nằm trong bụng mẹ cho đến khi trưởng thành luôn được hưởng sự chăm sóc, tình thương yêu lo lắng của các bậc sinh thành. Chính tình yêu thương và công lao to lớn của cha mẹ là nhân tố quan trọng nhen nhóm và nuôi dưỡng những phẩm chất đạo đức cho con cái: lòng nhân ái, những cảm xúc yêu thương, ý thức nghĩa vụ, đạo lí làm người... Thực tiễn đời sống xã hội cho phép chúng ta tin tưởng rằng gia đình cùng với những mối quan hệ giữa con cái và cha mẹ là trường học đầu tiên giáo dục trí tuệ, đạo đức, thể chất, thẩm mĩ cho con người. Đứa trẻ trong gia đình là con của cha mẹ nhưng đồng thời cũng là người công dân tương lai của đất nước. Vì vậy ngoài việc chăm sóc và yêu thương con cái, cha mẹ còn có nghĩa vụ hết sức nặng nề đó là giáo dục con cái mình trở thành những người công dân có ích cho xã hội. 2) Quyền học tập của con cái 3 Sinh viên: Thân Quốc Long - Nhóm 9 - MSSV: 351111 Trường ĐH Luật Hà Nội - Lớp Luật HN và GĐ N03 – Bài tập Lớn/Học kỳ Quyền học tập là một trong số những quyền cơ bản của con người. Điều này được ghi nhận trong rất nhiều những văn kiện quan trọng ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Ngay trong Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, tại Điều 59 đã quy định: Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân, công dân có quyền học văn hoá và học nghề bằng nhiều hình thức. Như vậy, quyền học tập vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của công dân Việt Nam đã được hiến pháp quy định. Quyền học tập của công dân Việt Nam là nghĩa vụ tự nguyện của mỗi cá nhân, là sự bắt buộc (ở bậc tiểu học), là sự bảo đảm, khuyến khích của gia đình, xã hội và nhà nước, không phụ thuộc vào lứa tuổi, thành phần xuất thân, tín ngưỡng tôn giáo hay địa vị xã hội. Cả những người phạm pháp, bị giam giữ cũng được bảo đảm quyền học tập bằng những hình thức, biện pháp thích hợp. Quyền học tập được thực hiện suốt đời. Nội dung học tập bao gồm học văn hóa, học nghề, học những gì có ích cho cuộc sống lương thiện. Ngăn cản, hạn chế quyền học tập của công dân dù là ngăn cản của cha mẹ đối với con cái, của chồng đối với vợ hoặc ngược lại là hành vi vi phạm pháp luật. Trên cơ sở Điều 59 Hiến pháp, quy định về quyền học tập của công dân nói chung và quyền học tập của con cái trong gia đình nói riêng đã được xác định trong rất nhiều văn bản pháp luật như Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 (Điều 35. Nghĩa vụ và quyền của con), Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 (Điều 16. Quyền được học tập của trẻ em), Luật Giáo dục năm 2010 (Điều 10. Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân)… II/ Nghĩa vụ của cha mẹ trong việc đảm bảo quyền học tập của con cái Điều 37 Luật HNGĐ năm 2000 quy định nghĩa vụ của cha mẹ trong việc đảm bảo quyền học tập của con như sau: Điều 37. Nghĩa vụ và quyền giáo dục con 1. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập. 4 Sinh viên: Thân Quốc Long - Nhóm 9 - MSSV: 351111 Trường ĐH Luật Hà Nội - Lớp Luật HN và GĐ N03 – Bài tập Lớn/Học kỳ Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hoà thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường và các tổ chức xã hội trong việc giáo dục con. 2. Cha mẹ hướng dẫn con chọn nghề; tôn trọng quyền chọn nghề, quyền tham gia hoạt động xã hội của con. 3. Khi gặp khó khăn không thể tự giải quyết được, cha mẹ có thể đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện việc giáo dục con. Bên cạnh đó, nghĩa vụ của cha mẹ trong việc đảm bảo quyền học tập của con còn được quy định tại Điều 94 Luật Giáo dục năm 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2010): Điều 94: Trách nhiệm của gia đình 1. Cha mẹ hoặc người giám hộ có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục và chăm sóc, tạo điều kiện cho con em hoặc người được giám hộ được học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động của nhà trường. Như vậy, qua quy định của pháp luật, ta có thể thấy, cha mẹ đảm bảo quyền học tập của con bằng việc tạo điều kiện cho con học tập, phối hợp với nhà trường giáo dục con và hướng dẫn con chọn nghề, học nghề. Pháp luật cũng quy định đối với các trường hợp cha mẹ không thể tự giải quyết thì có thể nhờ cơ quan hữu quan giúp đỡ. Có thể thấy, các quy định trên đây mang tính chất hết sức cơ bản, làm nền tảng cho việc đảm bảo quyền học tập của con cái. Tuy nhiên, khái niệm “chăm lo và tạo điều kiện” mà pháp luật quy định đôi khi được nhiều người hiểu theo những cách khác nhau, từ đó dẫn đến việc giáo dục con trong mỗi gia đình là khác nhau. Có nhiều gia đình tạo điều kiện học tập cho con bằng cách đầu tư nhiều tiền bạc, phương tiện cho con cũng như thuê người kèm cặp, dạy thêm tại nhà và cho con đi học ở nhiều nơi. Có gia đình dành thời gian dạy dỗ, trò chuyện tâm sự cùng con, định hướng học tập cho con. Cũng có những gia đình chăm lo cho con theo kiểu “muốn gì được nấy” dẫn đến nhiều 5 Sinh viên: Thân Quốc Long - Nhóm 9 - MSSV: 351111 Trường ĐH Luật Hà Nội - Lớp Luật HN và GĐ N03 – Bài tập Lớn/Học kỳ trường hợp con cái được nuông chiều sinh ra hư hỏng. Về cơ bản thì pháp luật không có quy định về cách thức chăm sóc, tạo điều kiện cho con cái học tập và cũng không thể đưa ra những quy định như vậy vì hoàn cảnh của mỗi gia đình là hoàn toàn khác nhau. Chính vì vậy mà việc thực hiện nghĩa vụ của cha mẹ trong việc đảm bảo quyền học tập của con cái không thể chỉ gói gọi trong việc xem xét Luật Hôn nhân gia đình hay bất cứ bộ luật nào khác mà còn phải dựa vào nhiều yếu tố khác nhau như hoàn cảnh gia đình, môi trường sống, điều kiện xã hội… Đối với cha mẹ, giáo dục con cái là nhiệm vụ thiêng liêng nhưng cũng hết sức nặng nề, đòi hỏi phải có nghệ thuật. Theo Socrate và Platon thì tình yêu thương thái quá của cha mẹ sẽ sản sinh ra chủ nghĩa cá nhân, tính tham lam ích kỉ và những thói xấu khác, ngăn cản nhân loại hòa hợp vào một cộng đồng anh em thống nhất. Trên thực tế, ngay từ khi trẻ chưa đầy hai tuổi, cha mẹ đã bắt đầu dạy nó cách ứng xử trong những tình huống khác nhau. Theo E.Erikson đây là thời điểm mà tiến trình xã hội hóa cá nhân thực sự bắt đầu. Nhiệm vụ giáo dục đứa trẻ lúc này được đặt ra đối với cả cha và mẹ. Người mẹ lúc này không còn đóng vai trò quan trọng tuyệt đối nữa mà chia sẻ vai trò ấy với người cha. Những công việc tỉ mỉ thông thường người mẹ vẫn nên đảm nhận, kèm theo đó là những trừng phạt nhỏ khi đứa trẻ mắc lỗi. Trẻ thường dễ chấp nhận những quở trách đầu tiên từ người mẹ vì vậy lúc này người cha chỉ nên đóng vai trò ủng hộ người mẹ trong việc giáo dục con mà thôi. Tất nhiên trước đó cha mẹ cần có sự thống nhất để tránh trường hợp xung đột ngay trước mặt đứa trẻ. Như vậy không có nghĩa là người cha luôn luôn chỉ đóng vai trò gián tiếp trong việc giáo dục con. Việc đứng cạnh hay sau người vợ trong việc chăm sóc và giáo dục con ở thời gian đầu không vì thế mà bớt phần quan trọng. Trong một số trường hợp sự can thiệp đúng lúc và có chừng mực của người cha là rất cần thiết. Người cha nên can thiệp với thái độ dứt khoát, nhanh chóng, kiên quyết và tức thời. Đứa trẻ cần phải được chứng minh một điều rằng người cha chính là người mang những ánh sáng của trí tuệ và kinh ngiệm của bản 6 Sinh viên: Thân Quốc Long - Nhóm 9 - MSSV: 351111 Trường ĐH Luật Hà Nội - Lớp Luật HN và GĐ N03 – Bài tập Lớn/Học kỳ thân đến với nó, đồng thời luôn sẵn sàng chia sẻ mọi cảm xúc với nó. Cha mẹ giáo dục con phải bằng cuộc sống của mình vì chính những hành động tốt đẹp của cha mẹ trong cuộc sống hằng ngày mới đủ sức lay động lòng con trẻ. Nói cách khác, cha mẹ đảm bảo quyền học tập của con không chỉ đơn giản là cho con đi học mà còn phải đảm bảo con có môi trường học tập tốt nhất không chỉ ở nhà trường mà cả trong gia đình. Người cha, mẹ có thể không có hiểu biết, kiến thức sâu rộng như luôn có thể dạy dỗ con bằng kinh nghiệp sống cũng như phẩm chất đạo đức của mình. Cha mẹ có những hành vi, cử chỉ, lời nói không đúng mực cũng làm ảnh hưởng đến nhân cách của con. Việc giáo dục hay tạo điều kiện không đúng cách cũng có thể coi như không đảm bảo quyền học tập của con cái. Bên cạnh việc tạo điều kiện cho con học tập, cha mẹ còn có nghĩa vụ định hướng cho con trong việc chọn nghề, học nghề cũng như những vấn đề về tương lai của con. Khoản 2 Điều 37 Luật HNGĐ quy định như vậy không có nghĩa là cha mẹ có quyền bắt con theo học nghề gì, làm việc gì. Việc định hướng ở đây chỉ mang tính chất hướng dẫn, chỉ bảo, giúp con có thể đưa ra những lựa chọn sáng suốt và phù hợp với bản thân. Bởi cha mẹ là người sinh ra và nuôi lớn con nên hơn ai hết, chính cha mẹ là người hiểu rõ con nhất. Trên cơ sở những hiểu biết của cha mẹ về con cái và những kinh nghiệm cuộc sống, cha mẹ có thể đưa ra cho con những lời khuyên về việc học tập cũng như lựa chọn công việc sau này. Tuy nhiên, vấn đề thường gặp hiện nay là việc giữa cha mẹ và con cái thường có những khoảng cách lớn, khó nói chuyện, thậm chí là bất đồng quan điểm gay gắt. Bằng cách này hay cách khác, mỗi gia đình nên tìm một cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này. Bởi bản thân pháp luật không thể nào đi sâu vào mỗi gia đình, quy định cụ thể cách thức dạy con cho các bậc cha mẹ. Hơn nữa, như đã nói ở trên, mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái thường mang tính tình cảm nhiều hơn tính pháp lý nên việc giáo dục con cái của cha mẹ hiện nay thường bị ảnh hưởng của truyền thống văn hóa, đạo đức, tư tưởng hơn là ảnh hưởng từ pháp luật. 7 Sinh viên: Thân Quốc Long - Nhóm 9 - MSSV: 351111 Trường ĐH Luật Hà Nội - Lớp Luật HN và GĐ N03 – Bài tập Lớn/Học kỳ Ngoài các quy định về nghĩa vụ tạo điều kiện học tập, định hướng học tập cho con cái, pháp luật cũng cho phép bố mẹ nhờ đến sự can thiệp của các cơ quan chức năng nếu không thể tự giải quyết. Trên thực tế cũng có không ít những trường hợp mà bố mẹ không thể dạy bảo được con cái mà buộc phải nhờ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền vào cuộc. Đối với những trường hợp này, có thể do cha mẹ đã không thực hiện nghĩa vụ đảm bảo quyền học tập của con cái hoặc đã thực hiện nhưng cách thức thực hiện có những sai lầm nghiêm trọng, dẫn đến việc con cái hư hỏng đến mức cha mẹ không thể tự giải quyết được. Điều này trước hết ảnh hưởng đến chính những gia đình đó và còn ảnh hưởng đến toàn xã hội. III/ Ý nghĩa của việc quy định nghĩa vụ của cha mẹ trong việc đảm bảo quyền học tập của con cái Như đã nói ở trên, vai trò của gia đình đối với đất nước là vô cùng quan trọng, chính vì thế, những bậc làm cha làm mẹ càng có trách nhiệm nặng nề trong việc đảm bảo quyền học tập của con cái – đảm bảo cho tương lai của đất nước. Về mặt pháp lý, những quy định về nghĩa vụ của cha mẹ trong việc đảm bảo quyền học tập của con cái đã góp phần cụ thể hóa quy định về quyền học tập của công dân, củng cố mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình. Những quy định này tạo tiền đề, cơ sở cho việc giải quyết những vấn đề pháp lý phát sinh trong lĩnh vực HNGĐ, giúp giải quyết những vụ việc con cái bị ngược đãi, bị hạn chế quyền học tập hay những trường hợp tương tự… Về mặt xã hội, những quy định này giúp ổn định sự tồn tại và phát triển của xã hội, đảm bảo hạnh phúc gia đình. Bằng việc đảm bảo quyền học tập của con cái, cha mẹ không chỉ đảm bảo cho tương lại của con mà còn phần nào tạo điều kiện cho con cái có thể phụng dưỡng mình khi về già. Những quy định này cũng phản ánh trình độ phát triển của xã hội, thể hiện tư tưởng, nền tảng đạo đức của dân tộc, cũng như những truyền thống văn hóa tốt đẹp được lưu truyền qua nhiều thế hệ. 8 Sinh viên: Thân Quốc Long - Nhóm 9 - MSSV: 351111 Trường ĐH Luật Hà Nội - Lớp Luật HN và GĐ N03 – Bài tập Lớn/Học kỳ Tuy nhiên, trên thực tế, việc áp dụng những quy định này vẫn còn gặp phải rất nhiều vấn đề phát sinh. Bằng chứng là có rất nhiều vụ việc trẻ em không được đi học, không được đảm bảo quyền học tập mà phải tham gia lao động từ khi còn nhỏ hay thậm chí bị ngược đãi, bạo hành… Có thể nói, việc đảm bảo quyền học tập của trẻ em là điều hết sức quan trọng đối với gia đình và toàn đất nước. Nghĩa vụ đặt lên vai cha mẹ cũng không hề nhỏ, nhưng thực hiện nghĩa vụ ấy như thế nào lại là cả một quá trình khó khăn, đòi hỏi sự chung tay góp sức của toàn xã hội. KẾT LUẬN Trên đây là một số vấn đề về nghĩa vụ của cha mẹ trong việc đảm bảo quyền được học tập của con cái. Trên cơ sở tìm hiểu vấn đề này, ta có thể đi sâu nghiên cứu hơn về các mối quan hệ trong gia đình cả về mặt lý luận pháp lý cũng như thực tiễn xã hội. Đây là một vấn đề khá thú vị những cũng không kém phần phức tạp và được nhiều người quan tâm bởi nó không chỉ mang tính chất pháp lý mà còn liên quan nhiều đến những vấn đề về tình cảm, truyền thống văn hóa, đạo đức. Tuy nhiên, bài làm này vẫn còn nhiều thiếu sót do những hạn chế về kinh nghiệm thực tế cũng như khả năng nhận thức, rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô ! 9 Sinh viên: Thân Quốc Long - Nhóm 9 - MSSV: 351111 Trường ĐH Luật Hà Nội - Lớp Luật HN và GĐ N03 – Bài tập Lớn/Học kỳ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam, NXB Công an nhân dân, 2009 2. Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Năm năm 2000 3. Luật Bảo vệ giáo dục và chăm sóc trẻ em năm 2004 4. Luật Giáo dục năm 2001 sửa đổi bổ sung năm 2010 5. Trang thông tin điện tử : danluat.vn, thongtinphapluatdansu.wordpress.com 10 Sinh viên: Thân Quốc Long - Nhóm 9 - MSSV: 351111
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan