Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Phân biệt hợp đồng cho thuê tài sản và hợp đồng mượn tài sản luật dân sự...

Tài liệu Phân biệt hợp đồng cho thuê tài sản và hợp đồng mượn tài sản luật dân sự

.DOCX
15
11928
72

Mô tả:

CHUYÊN ĐÊỀ THẢO LUẬN 2 Dành cho các nhóm 3-4  Câu 1: So sánh hợp đồồng thuê tài sản và hợp đồồng m ượn tài s ản? Cho ví dụ minh họa? Câu 2: a/ Ông Nghĩa và bà Trang ký hợp đồồng mua nhà bằồng vằn b ản t ừ T6/2014 và thỏa thuận sẽẽ hoàn tấất thủ tục vào T9/2014. Tuy nhiên, cằn nhà này bà Trang đã cho chị Mai thuê, thời hạn hợp đồồng thuê đêấn hêất T12/2014. V ậy, T8/2014 ồng Nghĩa có quyêồn yêu cấồu chị Mai chấấm dứt hợp đồồng thuê nhà hay khồng? Vì sao? b/ Nhận được nhà, ồng Nghĩa mang một ít gồẽ quý tới nhà Yên – m ột th ợ m ộc lành nghêồ trong khu phồấ để thuê Yên đóng một bộ bàn ghêấ cho ngồi nhà m ới. Sau khi đóng bàn ghêấ xong, Yên đã tự ý đóng thêm m ột chiêấc k ệ t ủ nh ỏ t ừ sồấ gồẽ thừa còn lại mà ồng Nghĩa mang đêấn. Yên cho rằồng nghĩa v ụ đóng bàn ghêấ đã hoàn thành , chiêấc kệ tủ là do anh khéo léo lằấp ghép sồấ gồẽ th ừa t ạo thành nên thuộc quyêồn sở hữu của Yên, hai bên xảy ra tranh cãi. Hãy phấn tch quyêồn và nghĩa vụ của các bên trong trường hợp trên? 1. So sánh hợp đồng thuê tài sản và hợp đồng mượn tài sản: Trong quan hệ dân sự, tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích khác nhau, các chủ thể sẽ sử dụng loại hợp đồng khác nhau. Mỗi loại hợp đồng sẽ ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể khi hợp đồng được xác lập. Trong thực tế, chúng ta bắt gặp nhiều loại hợp đồng như hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng vay tài sản, hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng mượn tài sản,…song các loại hợp đồng này đều có những điểm chung và điểm riêng mà không phải ai cũng biết. Do vậy, nếu không nắm rõ kiến thức pháp luật về các loại hợp đồng này thì rất dễ xảy ra sai sót, tranh chấp trong thực tế. Điểm hình như hợp đồng cho thuê tài sản và hợp đồng mượn tài sản là hai loại hợp đồng rất phổ biến trong giao dịch dân sự mà vẫn còn nhiều người nhầm lẫn về chúng. Sau đây là bản so sánh giúp ta có thể phân biệt rõ hợp đồng cho thuê tài sản và hợp đồng mượn tài sản. Để có thể phân biệt được hai loại hợp đồng này trước tiên ta cần phải nắm được khái niệm cơ bản của chúng. - Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời gian, còn bên thuê phải trả tiền thuê. (Điều 480 BLDS 2005) - Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, còn bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được. (Điều 512 BLDS 2005)  Điểm giống nhau giữa hợp đồng thuê tài sản và hợp đồng mượn tài sản:  Đều là hợp đồng dân sự, mang những đặc điểm cơ bản của hợp đồng dân sự:  Đều được hình thành dựa trên cơ sở sự thỏa thuận và thống nhất ý chí của các chủ thể tham gia quan hệ thỏa thuận.  Chủ thể tham gia hợp đồng ít nhất phải có 2 chủ thể đứng về 2 phía của hợp đồng. Khi giao kết đều đòi hỏi các bên phải có tư cách chủ thể.  Mục đích hướng tới của các bên khi tham gia hợp đồng dân sự đều là để xác lập, thay đổi, hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự.  Đều là hợp đồng có đối tượng tài sản và có mục đích chuyển giao quyền sử dụng từ bên chủ thể này sang bên chủ thể khác nhưng không chuyển giao quyền sở hữu.  Đều là hợp đồng có đối tượng là vật đặc định, không tiêu hao và có mục đích chuyển giao quyền sử dụng đối với tài sản trong một thời gian nhất định phù hợp với ý chí của người có quyền cho thuê hoặc cho mượn tài sản.  Điểm khác nhau Tiêu chí phân biệt Chủ thể Tính chất của hợp đồng. Hợp đồng thuê tài sản - bên cho thuê - bên thuê -Là hợp đồng song vụ: Mỗi bên chủ thể tham gia hợp đồng đều có quyền và nghĩa vụ. Khi xác lập hợp đồng, hợp đồng được viết thành 2 hoặc nhiều bản mỗi bên giữ một bản hợp đồng. +Bên thuê: có nghĩa vụ bảo quản tài sản thuê( điều 487 BLDS 2005); nghĩa vụ sử dụng tài sản thuê đúng công dụng, mục đích (điều 488 BLDS2005); nghĩa vụ trả tiền thuê (điều 489 BLDS2005); nghiã vụ trả lại tài sản thuê (điều 490 BLDS 2005). Đồng thời, bên thuê có quyền sử dụng tài sản đã thuê. +Bên cho thuê: có nghĩa vụ giao tài sản thuê (điều 484 BLDS 2005); nghĩa vụ bảo đảm giá trị sử dụng của tài sản thuê(điều 485 BLDS 2005); nghĩa vụ bảo đảm quyền sử dụng tài sản cho bên thuê(điều 486 BLDS2005) và có các quyền tương ứng như nhận tiền,… -Là hợp đồng ưng thuận: phát sinh hiệu lực tại thời điểm giao kết hợp đồng. +HĐ thuê tài sản được giao kết dưới hình thức miệng, phát sinh hiệu lực tại thời điểm các bên Hợp đồng mượn tài sản - Bên cho mượn Bên mượn -Là hợp đồng đơn vụ: Bên cho mượn tài sản có quyền yêu cầu bên mượn trả lại tài sản mượn khi tới hạn hoă ăc mục đích mượn đã đạt được. Bên mượn có nghĩa vụ trả lại tài sản mượn theo yêu cầu của bên cho mượn. -Là hợp đồng thực tế, sau khi đã thỏa thuận, chỉ phát sinh hiệu lực khi bên cho mượn đã chuyển giao tài sản cho bên mượn. thỏa thuận xong về các điều khoản cơ bản của hợp đồng. +HĐ thuê tài sản được giao kết bằng văn bản phát sinh hiệu lực vào thời điểm bên sau cùng kí vào hợp đồng. Tính đền bù -Là hợp đồng dân sự có đền bù: của hợp mỗi bên khi thực hiện cho bên đồng kia một lợi ích sẽ được nhận lại từ bên kia một lợi ích tương ứng. Nghĩa là, bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, còn bên thuê phải trả tiền thuê. Hình thức -Các bên có thể thỏa thuận về của hợp hợp đồng thuê được xác lập dưới đồng hình thức miệng, bằng văn bản, hoặc hành vi cụ thể, trong đó hình thức thuê bằng miệng là thuận tiện nhất. -Thông thường hợp đồng thuê tài sản lập thành văn bản nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Văn bản có thể viết tay hoặc đánh máy có chữ kí 2 bên, văn bản có thể là hóa đơn cho thuê nếu thuê tại cửa hàng có đăng kí kinh doanh. -Nếu pháp luật đòi hỏi hợp đồng thuê phải lập dưới hình thức bằng vă bản có công chứng chứng thực thì các bên phải tuân thủ nếu không ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng. Thời hạn Thời hạn thuê là một khoảng của hợp thời gian xác định, hết thời gian đồng đó hợp đồng thuê chấm dứt được quy định tại Điều 482 BLDS2005: -Thời hạn thuê do các bên thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận thì được xác định theo mục đích thuê. -Trong trường hợp các bên Bản chất của hợp đồng mượn tài sản là hợp đồng không đền bù, trong hợp đồng không có điều khoản giá cả, bởi mục đích của bên cho mượn đặt ra không phải nhằm để thu lợi, mà chỉ nhằm tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống hàng ngày. Pháp luật không quy định bắt buộc hình thức của hợp đồng mượn tài sản phải được thể hiện dưới hình thức nào, theo đó các bên có thể thỏa thuận hình thức của hợp đồng bằng miệng hoặc bằng văn bản nhưng phải có thỏa thuận rõ ràng về đối tượng của hợp đồng và cả những yêu cầu cụ thể đối với tài sản đó. -Tời hạn mượn do các bên thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận về thời hạn thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay khi mục đích mượn đã đạt được và bên cho mượn cũng có quyền đòi lại tài sản ngay sau khi bên mượn đã đạt được mục đích. -Trường hợp bên cho mượn có nhu cầu đột xuất hoặc cấp bách không thỏa thuận về thời hạn thuê hoặc thời hạn thuê không thể xác định được theo mục đích thuê thì hợp đồng thuê hết thời hạn khi bên thuê đã đạt được mục đích thuê. Trả lại tài sản Trả lại tài sản thuê được quy định tại Điều 490 BLDS 2005: 1. Bên thuê phải trả lại tài sản thuê trong tình trạng như khi nhận, trừ hao mòn tự nhiên hoặc theo đúng như tình trạng đã thoả thuận; nếu giá trị của tài sản thuê bị giảm sút so với tình trạng khi nhận thì bên cho thuê có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ hao mòn tự nhiên. 2. Trong trường hợp tài sản thuê là động sản thì địa điểm trả lại tài sản thuê là nơi cư trú hoặc trụ sở của bên cho thuê, trừ trường hợp có thoả thuận khác. 3. Trong trường hợp tài sản thuê là gia súc, bên thuê phải trả lại gia súc đã thuê và cả gia súc được sinh ra trong thời gian thuê, nếu không có thoả thuận khác. Bên cho thuê phải thanh toán chi phí chăm sóc gia súc được sinh ra cho bên thuê. 4. Khi bên thuê chậm trả tài sản thuê thì bên cho thuê có quyền yêu cầu bên thuê trả lại tài sản cần sử dụng tài sản cho mượn thì được đòi lại tài sản đó mặc dù bên mượn chưa đạt được mục đích nhưng phải báo trước một khoảng thời gian hợp lý. -Hợp đồng chấm dứt khi bên mượn sử dụng không đúng mục đích, công dụng, không đúng cách thức đã thỏa thuận hoặc cho người khác mượn mà không có sự đồng ý của bên cho mượn. Khi đs bên cho mượn có quyền đòi lại tài sản cho mượn. Trả lại tài sản mượn được quy định tại Khoản 1,3,4 Điều 514 BLDS 2005: 1. Giữ gìn, bảo quản tài sản mượn như tài sản của chính mình, không được tự ý thay đổi tình trạng của tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa; 3. Trả lại tài sản mượn đúng thời hạn; nếu không có thoả thuận về thời hạn trả lại tài sản thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay sau khi mục đích mượn đã đạt được; 4. Bồi thường thiệt hại, nếu làm hư hỏng, mất mát tài sản mượn. thuê và trả tiền thuê trong thời gian chậm trả và phải bồi thường thiệt hại; bên thuê phải trả tiền phạt vi phạm do chậm trả tài sản thuê, nếu có thoả thuận. 5. Bên thuê phải chịu rủi ro xảy ra đối với tài sản thuê trong thời gian chậm trả. Ví dụ minh họa: Hợp đồng thuê tài sản: có rất nhiều ví dụ trong thực tế như hợp đồng thuê xe, thuê nhà ở, thuê trang phục biểu diễn, thuê truyện... Ví dụ :  Bên A cho bên B thuê một chiếc xe ô tô đảm bảo còn mới 100%.Toàn bộ máy, bảng táp lô, gầm xe và các chi tiết khác của xe đều được dán tem đảm bảo. - Nhãn hiệu : abc - Biển kiểm soát :xxxx  Đơn giá và hình thức thanh toán: - Thời gian thuê: từ ngày 2/5/2014 đến ngày 2/5/2020. - Đơn giá thuê : 10 triệu đồng/ 1 tháng. - Hình thức thanh toán: Trả bằng tiền mặt, được thanh toán 6 tháng 1 lần.  Trách nhiệm của các bên - Trách nhiệm của bên A: Giao xe đúng chất lượng và thời gian - Trách nhiệm của bên B o Kiểm tra kỹ xe trước khi nhận. o Không được bóc, hay làm rách tem bảo hành và đảm bảo sửa chữa, thay thế bất cứ chi tiết nào. o Bên B phải tự sửa chữa nếu có xảy ra hỏng hóc nhỏ. o Mọi sự cố bẹp, nứt, vỡ nóc méo các chi tiết của xe do bên B gây ra thì bên B phải mua đồ của hãng thay thế(không chấp nhận gò, hàn). o Các vết xây xước, bẹp nhẹ không phải thay đồ mới thì bên B phải bồi thường cho bên A số tiền gấp 2 đến 5 lần (tùy vào vị trí) theo báo giá của Trung tâm Bảo hành. o Nếu xe chạy được 5000km trở lên, bên B phải tự thay dầu một lần. o Mọi chi phí đi lại, ăn ở,… của bên A để giải quyết việc do lỗi bên B gây ra. Bên B phải chịu hoàn toàn. o Cứ sau 30 ngày bên B phải mang xe đến bên A để bên A kiểm tra và bảo dưỡng xe định kỳ 1 lần. o Khi trả xe, phải rửa xe sạch sẽ như lúc nhận  Các điều khoản cụ thể - Nghiêm cấm bên B: o Cấm sử dụng xe trở hàng quốc cấm, hàng lậu hay sử dụng vào mục đích xấu. o Cấm đem xe đi cầm cố, thế chấp. o Cấm giao xe cho người khác. o Cấm đi vào đường ngập nước. - Bên A có quyền: o Báo cho công an khi bên B cố tình không liên lạc với bên A. o Bên A có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu bên B vi phạm những điều khoản trên  Các điều khoản chung - Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc những điều khoản trên - Trong khi thực hiện hợp đồng, hai bên chủ động thông báo những vướng mắc và giải quyết khó khăn nảy sinh. Nếu không tự giải quyết được thì đưa đến Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để giải quyết. bên nào có lỗi, bên đó phải chịu mọi phí tổn thất. - Hợp đồng được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản, có giá trị pháp lý như nhau. Hợp đồng mượn tài sản:như mượn máy tính, mượn xe, mượn đồ dùng dụng cụ... Ví dụ:  Bên A cho bên B mượn một chiếc xe ô tô 8 chỗ ngồi: - Nhãn hiệu: xxx - Biển kiểm soát số: xxxx - Thời gian mượn: từ 2/5/2015 đến 2/6/2015. - Mục đích mượn: B đưa cả gia đình đi du lịch tại Nha Trang.  Phương thức giao và trả lại tài sản mượn: - Bên A sẽ giao tài sản và các loại giấy tờ liên quan đến việc sử dụng tài sản mượn nêu trên cho bên B ngay sau khi ký Hợp đồng mượn. - Nếu bên B làm hư hỏng hoặc mất tài sản mượn thì phải bồi thường thiệt hại cho bên A theo giá thị trường. - B trả ô tô đã mượn cho A khi chuyến du lịch kết thúc.  Nghĩa vụ và quyền của bên cho mượn - Nghĩa vụ của bên A: o Chuyển giao tài sản cho mượn đúng thỏa thuận ghi trong Hợp đồng. o Bảo đảm giá trị sử dụng của tài sản cho mượn. o Bảo đảm quyền sử dụng tài sản cho bên B. - Quyền của bên A: o Nhận lại tài sản mượn khi hết hạn hợp đồng. o Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng mượn tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên mượn có một trong các hành vi sau đây: Sử dụng tài sản mượn không đúng công dụng mục đích của tài sản. Làm tài sản mượn mất mát, hư hỏng. o Được lấy lại tài sản cho mượn khi hết hạn hợp đồng mượn.  Nghĩa vụ và quyền của bên mượn: - Nghĩa vụ của bên B: o Bảo quản tài sản mượn như tài sản của chính mình, không được thay đổi tình trạng tài sản, cho mượn lại tài sản nếu không có sự đồng ý của bên A. o Sử dụng tài sản mượn đúng công dụng, mục đích của tài sản. o Trả lại tài sản mượn đúng thời hạn và phương thức thỏa thuận; o Nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa; - Quyền của bên B: o Nhận tài sản mượn theo đúng thoả thuận; o Được sử dụng tài sản mượn theo đúng công dụng và mục đích của tài sản; o Đơn phương chấm dứt hợp đồng mượn tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên cho mượn có một trong các hành vi sau đây:  Bên A chậm giao tài sản theo thỏa thuận gây thiệt hại cho bên B;  Bên A giao tài sản mượn không đúng với thực trạng đã thỏa thuận;  Sử dụng xe và chịu mọi chi phí liên quan đến hoạt động của xe như: xăng dầu, lái xe, phí, lệ phí, sửa chữa, bảo hiểm…  Các điều khoản khác: - Trong quá trình thực hiện hợp đồng mà phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không giải quyết được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật. - Hợp đồng được lập thành 02 bản, các bản giống nhau, mỗi bên giữ một bản. 2. Câu hỏi tình huống a) Ông Nghĩa và bà Trang ký hợp đồng mua nhà bằng văn bản từ T6/2014 và thỏa thuận sẽ hoàn tất thủ tục vào T9/2014. Tuy nhiên, căn nhà này bà Trang đã cho chị Mai thuê, thời hạn hợp đồng thuê đến hết T12/2014. Vậy, T8/2014 ông Nghĩa có quyền yêu cầu chị Mai chấm dứt hợp đồng thuê nhà hay không? Vì sao? Trả lời: Chủ sở hữu nhà ở có quyền bán nhà đang cho thuê nhưng phải thực hiện đúng các quy định về thời gian thông báo bán nhà và các điều kiện bán nhà đối với bên đang thuê nhà. Cụ thể, theo quy định tại Điều 127 Luật Nhà ở 2014 về mua bán nhà đang cho thuê: “Trường hợp chủ sở hữu bán nhà ở đang cho thuê thì phải thông báo bằng văn bản cho bên thuê nhà ở biết về việc bán và các điều kiện bán nhà ở; bên thuê nhà ở được quyền ưu tiên mua nếu đã thanh toán đầy đủ tiền thuê nhà cho bên cho thuê tính đến thời điểm bên cho thuê có thông báo về việc bán nhà cho thuê, trừ trường hợp nhà ở thuộc sở hữu chung; trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bên thuê nhà ở nhận được thông báo mà không mua thì chủ sở hữu nhà ở được quyền bán nhà ở đó cho người khác, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác về thời hạn.” Cũng theo khoản 2 Điều 133 Luật nhà ở 2014: “Trường hợp chủ sở hữu nhà ở chuyển quyền sở hữu nhà ở đang cho thuê cho người khác mà thời hạn thuê nhà ở vẫn còn thì bên thuê nhà ở được tiếp tục thuê đến hết hạn hợp đồng; chủ sở hữu nhà ở mới có trách nhiệm tiếp tục thực hiện hợp đồng thuê nhà ở đã ký kết trước đó, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.” Do đó, chủ sở hữu nhà ở đang cho thuê phải thông báo bằng văn bản cho bên thuê biết việc bán nhà. Nếu bên thuê đã thanh toán đủ tiền thuê nhà tính đến thời điểm bên cho thuê thông báo việc bán nhà thì bên thuê được quyền ưu tiên mua trừ trường hợp nhà ở thuộc sở hữu chung. Sau 30 ngày kể từ ngày bên thuê nhận được thông báo bán nhà mà không mua thì chủ sở hữu được bán nhà cho người khác nếu các bên không có thỏa thuận khác về thời hạn. Vậy, khi bà Trang muốn bán nhà đang cho thuê cho ông Nghĩa, trước hết:  Thông báo bằng văn bản cho chị Mai biết về việc bán nhà và các điều kiện bán nhà ở.  Ưu tiên chị Mai nếu đã thanh toán đầy đủ tiền thuê nhà tính đến thời điểm bà Trang có thông báo về việc bán nhà cho thuê. (trừ trường hợp nhà ở thuộc sở hữu chung)  Trong vòng 30 ngày kể từ ngày chị Mai nhận được thông báo mà không mua thì bà Trang được quyền bán nhà cho ông Nghĩa (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác về thời hạn) Về nghĩa vụ của người mua nhà, được quy định tại khoản 3 Điều 453 BLDS 2005: “Trong trường hợp mua nhà đang cho thuê, phải bảo đảm quyền, lợi ích của người thuê như thoả thuận trong hợp đồng thuê khi thời hạn thuê còn hiệu lực” Và khoản 4 Điều 496 BLDS 2005 thì bên thuê nhà có quyền “Được tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thoả thuận với bên cho thuê, trong trường hợp thay đổi chủ sở hữu nhà”. Như vậy, khi chủ sở hữu nhà ở chuyển quyền sở hữu nhà ở đang cho thuê cho chủ sở hữu mới mà thời hạn thuê nhà ở đó vẫn còn thì bên thuê nhà ở được tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận với bên cho thuê đến hết hạn hợp đồng. Chủ sở hữu nhà ở mới có trách nhiệm tiếp tục thực hiện hợp đồng thuê nhà ở đã được ký kết trước đó, phải bảo đảm quyền, lợi ích của người thuê như thỏa thuận trong hợp đồng thuê khi thời hạn thuê còn hiệu lực, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Do đó, khi bà Trang chuyển quyền sở hữu nhà ở đang cho thuê cho chủ sở hữu mới là ông Nghĩa, mà thời hạn thuê nhà ở đó vẫn còn hiệu lực đến tháng 12/2014, chị Mai được tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận với bà Trang cho khi đến hết hạn hợp đồng. ð T9/2014 hợp đồng mua nhà được hoàn tất và có hiệu lực, Ông Nghĩa có trách nhiệm tiếp tục thực hiện hợp đồng thuê nhà ở đã được ký kết trước đó, phải bảo đảm quyền, lợi ích của chị Mai như thỏa thuận trong hợp đồng thuê khi thời hạn thuê còn hiệu lực, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. ð T8/2014 hợp đồng mua nhà chưa có hiệu lực, cũng đồng nghĩa với việc ông Nghĩa chưa có quyền sở hữu ngôi nhà đó, nên ông Nghĩa không có quyền yêu cầu chị Mai chấm dứt hợp đồng thuê nhà, cho dù đến T9/2014 hợp đồng mua nhà có hiệu lực thì ông Nghĩa cũng không có quyền yêu cầu chị Mai chấm dứt hợp đồng thuê nhà (nếu không có thỏa thuận khác). b) Nhận được nhà, ông Nghĩa mang một ít gỗ quý tới nhà Yên – một thợ mộc lành nghề trong khu phố để thuê Yên đóng một bộ bàn ghế cho ngôi nhà mới. Sau khi đóng bàn ghế xong, Yên đã tự ý đóng thêm một chiếc kệ tủ nhỏ từ số gỗ thừa còn lại mà ông Nghĩa mang đến. Yên cho rằng nghĩa vụ đóng bàn ghế đã hoàn thành, chiếc kệ tủ là do anh khéo léo lắp ghép số gỗ thừa tạo thành nên thuộc quyền sở hữu của Yên, hai bên xảy ra/ tranh cãi. Hãy phân tích quyền và nghĩa vụ của các bên trong trường hợp trên? Trả lời: Hợp đồng gia công hàng hóa là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên nhận gia công thực hiện công việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, còn bên đặt gia công nhận sản phẩm và trả tiền công. Đối tượng của hợp đồng gia công là vật được xác định trước theo mẫu, theo tiêu chuẩn mà các bên thoả thuận hoặc pháp luật có quy định. Đây cũng chính là điểm khác biệt lớn nhất giữa hợp đồng gia công hàng hóa với các loại hợp đồng khác. Ở tình huống b ở trên, thỏa thuận giữa ông Nghĩa và Yên là hợp đồng gia công nên quyền và nghĩa vụ của hai bên được quy định theo quyền và nghĩa vụ của các bên trong Bộ luật Dân sự về hợp đồng gia công. - Trước hết, đối với bên đặt gia công là ông Nghĩa, quyền và nghĩa vụ của ông được quy định như sau: “Điều 549. Nghĩa vụ của bên đặt gia công Bên đặt gia công có các nghĩa vụ sau đây: 1. Cung cấp nguyên vật liệu theo đúng số lượng, chất lượng, thời hạn và địa điểm cho bên nhận gia công, trừ trường hợp có thoả thuận khác; cung cấp các giấy tờ cần thiết liên quan đến việc gia công; 2. Chỉ dẫn cho bên nhận gia công thực hiện hợp đồng; 3. Trả tiền công theo đúng thoả thuận. Điều 550. Quyền của bên đặt gia công Bên đặt gia công có các quyền sau đây: 1. Nhận sản phẩm gia công theo đúng số lượng, chất lượng, phương thức, thời hạn và địa điểm đã thoả thuận; 2. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại khi bên nhận gia công vi phạm nghiêm trọng hợp đồng; 3. Trong trường hợp sản phẩm không bảo đảm chất lượng mà bên đặt gia công đồng ý nhận sản phẩm và yêu cầu sửa chữa nhưng bên nhận gia công không thể sửa chữa được trong thời hạn đã thoả thuận thì bên đặt gia công có quyền huỷ bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.” -Quyền và nghĩa vụ của bên nhận gia công là Yên được quy định như sau: “Điều 551. Nghĩa vụ của bên nhận gia công Bên nhận gia công có các nghĩa vụ sau đây: 1. Bảo quản nguyên vật liệu do bên đặt gia công cung cấp; 2. Báo cho bên đặt gia công biết để đổi nguyên vật liệu khác, nếu nguyên vật liệu không bảo đảm chất lượng; từ chối thực hiện gia công, nếu việc sử dụng nguyên vật liệu có thể tạo ra sản phẩm nguy hại cho xã hội; trường hợp không báo hoặc không từ chối thì phải chịu trách nhiệm về sản phẩm tạo ra; 3. Giao sản phẩm cho bên đặt gia công đúng số lượng, chất lượng, phương thức, thời hạn và địa điểm đã thoả thuận; 4. Giữ bí mật các thông tin về quy trình gia công và sản phẩm tạo ra; 5. Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, trừ trường hợp sản phẩm không bảo đảm chất lượng do nguyên vật liệu mà bên đặt gia công cung cấp hoặc do sự chỉ dẫn không hợp lý của bên đặt gia công. 6. Hoàn trả nguyên vật liệu còn lại cho bên đặt gia công sau khi hoàn thành hợp đồng. Điều 552. Quyền của bên nhận gia công Bên nhận gia công có các quyền sau đây: 1. Yêu cầu bên đặt gia công giao nguyên vật liệu đúng chất lượng, số lượng, thời hạn và địa điểm đã thoả thuận; 2. Từ chối sự chỉ dẫn không hợp lý của bên đặt gia công, nếu thấy chỉ dẫn đó có thể làm giảm chất lượng sản phẩm, nhưng phải báo ngay cho bên đặt gia công; 3. Yêu cầu bên đặt gia công trả đủ tiền công theo đúng thời hạn và phương thức đã thoả thuận.” Theo như nghĩa vụ của Yên khi tham gia hợp đồng gia công với tư cách là bên nhận gia công trong tình huống trên thì Yên phải có trách nhiệm hoàn trả vật liệu là gỗ quỹ còn lại cho bên đặt gia công là ông Nghĩa sau khi hoàn thành hợp đồng. Tuy nhiên, Yên lại tự ý sử dụng số gỗ quý còn thừa đó để đóng cho mình một chiếc ghế mà không có sự thỏa thuận, đồng ý từ ông Nghĩa và cho rằng nó thuộc quyền sở hữu của mình. Từ đó gây nên tranh chấp giữa Yên và ông Nghĩa. Như vậy, có thể thấy Yên đã vi phạm nghĩa vụ của bên nhận gia công khi tham gia hợp đồng.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan