Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Xác định mức trách nhiệm trong việc liên đới bồi thường thiệt hại theo pháp luật...

Tài liệu Xác định mức trách nhiệm trong việc liên đới bồi thường thiệt hại theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật)

.DOC
74
1
68

Mô tả:

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1. XÁC ĐỊNH MỨC TRÁCH NHIỆM TRONG VIỆC LIÊN ĐỚI BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO HÀNH VI NHIỀU NGƢỜI CÙNG GÂY RA .. 9 1.1. Xác định mức trách nhiệm liên đới bồi thƣờng dựa vào mức độ lỗi của từng ngƣời cùng gây thiệt hại............................................................................. 9 1.1.1. Khó khăn trong việc xác định mức trách nhiệm liên đới dựa theo lỗi.......9 1.1.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật............................................................... 15 1.2. Xác định mức trách nhiệm liên đới bồi thƣờng dựa vào các yếu tố khác 16 1.2.1. Dựa theo vai trò, tính chất hành vi của từng người gây thiệt hại............16 1.2.2. Dựa theo mối quan hệ nhân quả giữa tính chất hành vi gây thiệt hại của từng người gây thiệt hại với tỷ lệ thiệt hại trong tổng thiệt hại chung..............21 1.2.3. Dựa theo mức hưởng lợi của từng người gây thiệt hại...........................24 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1..................................................................................... 29 CHƢƠNG 2. XÁC ĐỊNH MỨC TRÁCH NHIỆM TRONG VIỆC LIÊN ĐỚI BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO TÀI SẢN GÂY RA.......................................30 2.1. Xác định mức trách nhiệm liên đới bồi thƣờng dựa vào quan hệ nhân quả giữa tác động gây thiệt hại của tài sản và thiệt hại thực tế......................31 2.1.1. Khi nhiều tài sản cùng gây ra thiệt hại................................................... 32 2.1.2. Khi tài sản và hành vi của con người cùng gây ra thiệt hại....................34 2.2. Xác định mức trách nhiệm liên đới bồi thƣờng dựa vào hình thức sở hữu chung đối với tài sản.......................................................................................... 36 2.2.1. Sở hữu chung hợp nhất........................................................................... 37 2.2.2. Sở hữu chung theo phần.......................................................................... 39 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2..................................................................................... 42 KẾT LUẬN............................................................................................................ 43 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm dân sự cho phép người có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ bồi thường thiệt hại. Trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại phát sinh từ việc có nhiều người cùng gây ra thiệt hại hoặc trong một số trường hợp tài sản gây ra thiệt hại. Mỗi người có nghĩa vụ liên đới bồi thường thiệt hại sẽ được phân chia phần nghĩa vụ liên đới nhất định, đồng nghĩa với việc chủ thể có quyền được quyền yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện một phần hay toàn bộ nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, do đó người có quyền sẽ có thêm sự lựa chọn để khắc phục các thiệt hại đã xảy ra. BLDS năm 2015 quy định về trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra tại Điều 587 (trước đây là Điều 620 BLDS năm 1995, Điều 616 năm BLDS 2005). Cụ thể, trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại của từng người cùng gây thiệt hại (mức trách nhiệm trong việc liên đới bồi thường thiệt hại của mỗi người) được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người, nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau. Theo đó, quy định trên đã xác định nghĩa vụ liên đới bồi thường thiệt hại cũng như mức trách nhiệm trong việc liên đới bồi thường thiệt hại của từng chủ thể cùng gây ra thiệt hại, góp phần cung cấp cơ sở pháp lý quan trọng để cơ quan có thẩm quyền tiến hành xử lí các tranh chấp về bồi thường thiệt hại được thuận lợi. Tuy nhiên, việc xác định mức trách nhiệm trong việc liên đới bồi thường thiệt hại thông qua mức độ lỗi của từng người gây thiệt hại phát sinh rất nhiều khó khăn khi áp dụng trong thực tế. Bởi vì, lỗi lại là một trạng thái tâm lý, việc xác định lỗi và mức độ lỗi là vấn đề phức tạp, không đơn giản, có trường hợp không xác định được. Trong khi đó, pháp luật dân sự Việt Nam cũng không cho biết mức độ lỗi là gì và việc xác định mức độ lỗi sẽ được thực hiện như thế nào, do đó gây rất nhiều khó khăn trong việc xác định mức độ lỗi nặng nhẹ để chia các phần trách nhiệm bồi thường tương ứng. Đồng thời, việc xác định mức trách nhiệm thông qua mức độ lỗi dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng giải quyết các tranh chấp bồi thường thiệt hại mà không có yếu tố lỗi (như bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường) do không có cơ sở để đánh giá hoặc trong trường hợp một trong những người cùng gây thiệt hại là người chưa thành niên hoặc người mất năng lực hành vi dân sự nhưng việc áp dụng 2 đó dẫn đến không công bằng cho những người còn lại. Từ đó, trên thực tế, một số Tòa án đã không áp dụng mức độ lỗi để xác định mức trách nhiệm trong việc liên đới bồi thường thiệt hại, mà áp dụng một số căn cứ khác để giải quyết các tranh chấp được thuyết phục và công bằng hơn. Bên cạnh đó, pháp luật dân sự quy định một số trường hợp liên đới bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp tài sản gây ra thiệt hại, nhưng lại chưa có quy định để xác định mức trách nhiệm trong việc liên đới bồi thường thiệt hại của từng người trong các trường hợp này như thế nào dẫn tới sự không thống nhất trong việc áp dụng pháp luật để giải quyết. Để khắc phục những tồn tại, vướng mắc nêu trên, trong thời gian tới chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu những quy định, cũng như thực tiễn xác định mức trách nhiệm trong việc liên đới bồi thường thiệt hại để từ đó có cơ sở đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật nói chung, pháp luật dân sự nói riêng, góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về bồi thường thiệt hại. Đó cũng là lý do cho sự cần thiết để tác giả lựa chọn đề tài “Xác định mức trách nhiệm trong việc liên đới bồi thường thiệt hại theo pháp luật Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ luật học. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Việc nghiên cứu vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung và trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại do hành vi của nhiều người cùng gây ra và tài sản gây ra nói riêng đã được nhiều nhà khoa học pháp lý trong nước nghiên cứu từ góc độ lý luận đến thực tiễn. Tuy nhiên, các công trình khoa học trên chủ yếu nghiên cứu về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, nguyên tắc bồi thường thiệt hại, năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, mức bồi thường thiệt hại, riêng các công trình khoa học nghiên cứu về xác định mức trách nhiệm trong việc liên đới bồi thường thiệt hại hiện nay rất hạn chế. Điển hình có các công trình nghiên cứu tiêu biểu có liên quan đến đề tài như sau: - Giáo trình, sách chuyên khảo: Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật dân sự Việt Nam - Tập II, Nxb Công an nhân dân. Trong nội dung của giáo trình giới thiệu một cách tổng quát về các vấn đề nghĩa vụ, hợp đồng, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng dưới góc độ lý luận. Nhưng đây là một giáo trình dùng để giảng dạy chương trình cử nhân, nên chưa đề cập sâu về vấn đề xác định mức trách nhiệm trong việc liên đới bồi thường thiệt hại. 3 Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2019), Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Tái bản có sửa đổi, bổ sung, Nxb Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam. Trong nội dung của giáo trình đã giới thiệu khá toàn diện về vấn đề nghĩa vụ, hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng dưới góc độ lý luận. Nhưng do hạn chế là dùng để giảng dạy chương trình cử nhân, nên giáo trình chưa đề cập sâu về vấn đề xác định mức trách nhiệm trong việc liên đới bồi thường thiệt hại, nhất là dưới góc độ thực tiễn. Lê Minh Hùng (Chủ biên, 2019), Sách tình huống Pháp luật hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (bình luận bản án), Nxb Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam. Trong cuốn sách này, tác giả đã nghiên cứu một cách khá toàn diện về các vấn đề pháp lý có liên quan đến nghĩa vụ, hợp đồng, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng qua việc bình luận các bản án liên quan đến từng các vấn đề cụ thể. Những bài viết có giá trị tham khảo cao. Sách chuyên khảo như: Đỗ Văn Đại (2018), Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam Bản án và bình luận bản án Tập 1 và 2 (Sách chuyên khảo, xuất bản lần thứ tư), Nxb Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam. Trong cuốn sách này, tác giả đã nghiên cứu một cách khá đầy đủ về một số vấn đề pháp lý có liên quan đến bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng qua việc bình luận các bản án liên quan đến từng các vấn đề cụ thể. Những bài viết về bồi thường thiệt hại có giá trị tham khảo cao. Nguyễn Xuân Quang - Lê Nết - Nguyễn Hồ Bích Hằng (2007), Luật dân sự Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Các tác giả phân tích các vấn đề lý luận chung và các trường hợp cụ thể về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về phương diện lý luận (chương IV), có giá trị tham khảo cao. Phùng Trung Tập (2017), Luật Dân sự Việt Nam (Bình giảng và áp dụng) trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb Công an nhân dân. Trong tài liệu này, tác giả phân tích từng quy định cụ thể về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, bình luận một số tình huống bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cũng như giới thiệu một số phong tục, tập quán và luật tục về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Tuy nhiên vẫn chưa đề cập sâu về xác định mức trách nhiệm trong việc liên đới bồi thường thiệt hại. Nguyễn Văn Tuân (2016), Bảo đảm quyền được bồi thường của người bị thiệt hại trong tố tụng hình sự, Nxb Tư pháp. Tác giả khái quát một số nội dung cơ bản về vấn đề dân sự trong vụ án hình sự. Nghiên cứu các quy định của pháp luật 4 Việt Nam và một số nước trên thế giới về giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, phân tích thực tiễn xét xử các vụ án hình sự có vấn đề dân sự. Tuy nhiên, chỉ đề cập đến việc liên đới bồi thường thiệt hại dưới góc độ bảo đảm quyền của người bị thiệt hại trong vụ án hình sự. - Luận án tiến sĩ, Luận văn thạc sĩ, Khóa luận tốt nghiệp: Phạm Kim Anh (2008), Trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại trong pháp luật dân sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội. Luận án đã đi sâu nghiên cứu vấn đề trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trên bình diện rộng là pháp luật dân sự Việt Nam. Nguyễn Văn Hợi (2017), Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra theo pháp luật dân sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội. Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật về liên đới bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra, làm rõ bản chất, đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra, các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra và các chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường. Đồng thời, chỉ ra sự khác biệt với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của con người gây ra. Tuy nhiên, luận án chưa đề cập đến việc xác định mức trách nhiệm trong việc liên đới bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra. Phạm Thanh Hằng (2013), Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ chồng trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội. Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về bồi thường, cách bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ chồng trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và đưa ra một số giải pháp cụ thể, trong đó cũng có bàn về nghĩa vụ liên đới bồi thường thiệt hại của vợ chồng. Nguyễn Thị Mân (2013), Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra theo pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả tập trung nghiên cứu các vấn đề về điều kiện phát sinh, chủ thể chịu trách nhiệm, xác định nguyên tắc chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra (Điều 627 BLDS năm 2005) về mặt cơ sở lý luận và thực tiễn. Huỳnh Thị Tín (2015), Trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại theo quy định của Bộ luật dân sự 2005, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản về trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và một số hạn chế và đề xuất hoàn thiện về trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. 5 - Các bài viết, bài báo: Phạm Kim Anh (2003), “Khái niệm lỗi trong trách nhiệm dân sự”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 3. Tác giả phân tích các quan điểm khác nhau cũng như quy định của các hệ thống pháp luật khác nhau về việc xây dựng định nghĩa khái niệm lỗi và đề xuất hướng xây dựng khái niệm lỗi trong trách nhiệm dân sự. Trịnh Tuấn Anh (2016), “Bàn về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo Bộ luật dân sự năm 2015”, Tạp chí Kiểm sát, số 19. Tác giả nêu ra một số điểm bất cập về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo Bộ luật dân sự năm 2015 và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện. Đoàn Thị Ngọc Hải, “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra”, Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử, ngày 22/11/2019. Tác giả khái quát việc bồi thường do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, trong đó có đề cập vấn đề liên đới bồi thường thiệt hại của chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ. Nguyễn Văn Hồng và Kiều Thành Nghĩa (1999), “Liên đới bồi thường thiệt hại”, Tạp chí toà án nhân dân, số 10. Tác giả trình bày một cách khái quát về vấn đề LĐBTTH và có nêu ra một số bất cập có liên quan. Vũ Thị Lan Hương (2017), "Bàn về trách nhiệm của người thi công trong bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra", Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 8. Tác giả nêu ra một số trách nhiệm của người thi công trong bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra, trong đó có đề cập về vấn đề liên đới bồi thường thiệt hại của người thi công với chủ sở hữu khi có người bị xâm phạm về sức khỏe, tính mạng do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra. Phùng Trung Tập (1997), “Yếu tố lỗi trong trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”, Tạp chí Luật học, số 5. Tác giả đã phân tích, làm rõ mối quan hệ giữa yếu tố lỗi và mức bồi thường thiệt hại khi áp dụng trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Phùng Trung Tập (2004), “Lỗi và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”, Tạp chí Tòa án, số 10. Tác giả chỉ bàn về yếu tố lỗi trong một số loại trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng với mục đích và cách nhìn nhận về yếu tố lỗi trong việc xác định trách nhiệm dân sự cụ thể là lỗi không phải là do suy đoán mà do pháp luật quy định trước. Phùng Trung Tập (2004), “Bàn về lỗi - Một điều kiện xác định trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng”, Đặc san Nghề luật, số 08. Tác giả bàn về điều kiện của 6 trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là người gây thiệt hại có lỗi. Từ một số cơ sở lý luận, tác giả nhận định lỗi không phải là do suy đoán mà do pháp luật quy định trước. Vũ Thị Hồng Yến (2012), “Bàn về trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tài sản gây ra thiệt hại”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 11. Tác giả cho rằng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra không phát sinh yếu tố lỗi. Tài sản gây ra thiệt hại là tài sản hữu hình đang chịu sử quản lý, sử dụng hay trông coi của chủ thể nhất định. Do đó, chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng và trông coi phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi. Như vậy, nhìn chung có thể thấy rằng hiện nay đề tài nghiên cứu về xác định mức trách nhiệm trong việc liên đới bồi thường thiệt hại vẫn còn hạn chế. Các công trình khoa học nêu trên đã phân tích về lý luận và thực tiễn về bồi thường thiệt hại, yếu tố lỗi, chỉ ra một số hạn chế trong quy định của pháp luật nhưng chưa nghiên cứu những vướng mắc, bất cập về việc về xác định mức trách nhiệm trong việc liên đới bồi thường thiệt hại trên cơ sở thực tiễn Tòa án đã xét xử. Để từ đó, đưa ra kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật dân sự nên đây cũng là định hướng nghiên cứu mới trong công trình khoa học này của tác giả. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn sẽ nghiên cứu các quy định của pháp luật về vấn đề xác định mức trách nhiệm trong việc liên đới bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật Việt Nam và một số khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật trong thực tiễn xét xử, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả công tác áp dụng pháp luật về xác định mức trách nhiệm trong việc liên đới bồi thường thiệt hại. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn xác định các nhiệm vụ: - Phân tích, làm rõ, đánh giá các quy định của pháp luật dân sự về xác định về xác định mức trách nhiệm trong việc liên đới bồi thường thiệt hại. - Phân tích, đánh giá, so sánh thực tiễn áp dụng quy định pháp luật dân sự về về xác định mức trách nhiệm trong việc liên đới bồi thường thiệt hại; nêu ra những vướng mắc, bất cập còn tồn tại và nguyên nhân của những vướng mắc, bất cập đó. - Đưa ra kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật dân sự về xác định mức trách nhiệm trong việc liên đới bồi thường thiệt hại. 7 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định của pháp luật Việt Nam về xác định mức trách nhiệm trong việc liên đới bồi thường thiệt hại và thực tiễn giải quyết các vấn đề liên quan đến về xác định mức trách nhiệm trong việc liên đới bồi thường thiệt hại. Về phạm vi nghiên cứu, luận văn xác định như sau: + Phạm vi về nội dung: Luận văn nghiên cứu về vấn đề xác định mức trách nhiệm trong việc liên đới bồi thường thiệt hại theo pháp luật Việt Nam (thông qua các BLDS năm 1995, BLDS năm 2005, BLDS năm 2015 và các văn bản hướng dẫn). + Phạm vi về không gian, thời gian: Luận văn nghiên cứu một số vụ án điển hình xảy ra trong phạm vi cả nước từ 01/01/2017 đến nay (áp dụng các quy định của BLDS năm 2015). Tuy nhiên, BLDS năm 2015 mới có hiệu lực, thực tiễn áp dụng chưa nhiều nên luận văn nghiên cứu thêm các vụ án từ 01/01/2005 đến 01/01/2017. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để phục vụ cho việc nghiên cứu thực hiện đề tài, tác giả vận dụng các phương pháp cụ thể như phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp nghiên cứu án điển hình, phương pháp so sánh được sử dụng trong chương 1 và chương 2 của luận văn gồm: - Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng để phân tích và tổng hợp một cách khái quát các nội dung cần nghiên cứu trong luận văn. Qua đó, phân tích thành từng vấn đề để tìm hiểu cụ thể quy định của pháp luật về xác định mức trách nhiệm trong việc liên đới bồi thường thiệt hại. Đồng thời, tổng hợp từng vấn đề đã phân tích để khái quát những nội dung đã trình bày và đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện những quy định của pháp luật. - Phương pháp nghiên cứu án điển hình được dùng để phân tích các bản án, quyết định của các cơ quan tiến hành tố tụng liên quan đến việc giải quyết vấn đề xác định mức trách nhiệm trong việc liên đới bồi thường thiệt hại; từ đó nhận xét về thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật Việt Nam về xác định mức trách nhiệm trong việc liên đới bồi thường thiệt hại cũng như những bất cập, vướng mắc. - Phương pháp so sánh được sử dụng để làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt trong các quy định của pháp luật Việt Nam về xác định mức trách nhiệm trong việc liên đới bồi thường thiệt hại; cũng như việc áp dụng pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng trong thực tiễn, để từ đó tìm ra những ưu điểm và hạn chế trong việc xác định mức trách nhiệm trong việc liên đới bồi thường thiệt hại. 8 6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài Mặc dù còn có những hạn chế nhất định nhưng những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho giảng viên, sinh viên chuyên ngành luật và những người có quan tâm về vấn đề xác định mức trách nhiệm trong việc liên đới bồi thường thiệt hại. Đề tài cũng đã làm rõ các vướng mắc, hạn chế còn tồn tại trong quy định của pháp luật dân sự và thực tiễn từ đó đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật dân sự về vấn đề xác định mức trách nhiệm trong việc liên đới bồi thường thiệt hại. Đối với hoạt động thực tiễn, với vai trò là một tài liệu tham khảo, đề tài có thể góp phần nhỏ vào việc nâng cao nhận thức của những người làm công tác nghiên cứu, xét xử, kiểm sát, luật sư về xác định mức trách nhiệm trong việc liên đới bồi thường thiệt hại. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm hai chương: Chƣơng 1: Xác định mức trách nhiệm trong việc liên đới bồi thường thiệt hại do hành vi nhiều người cùng gây ra Chƣơng 2: Xác định mức trách nhiệm trong việc liên đới bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra 9 CHƢƠNG 1 XÁC ĐỊNH MỨC TRÁCH NHIỆM TRONG VIỆC LIÊN ĐỚI BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO HÀNH VI NHIỀU NGƢỜI CÙNG GÂY RA BLDS 2015 quy định về trách nhiệm LĐBTTH do nhiều người cùng gây ra tại Điều 587 (trước đây được quy định Điều 620 BLDS 1995, Điều 616 BLDS 2005). Theo đó, căn cứ xác định MTN trong việc LĐBTTH do hành vi nhiều người cùng gây ra được xác định đựa vào “MĐL”. Cụ thể: Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với MĐL của mỗi người, nếu không xác định được MĐL thì họ phải BTTH theo phần bằng nhau. Xác định lỗi và MĐL là vấn đề pháp lý rất phức tạp trong cả lý luận và thực tiễn. Trên thực tế, việc xác định lỗi và MĐL rất khó khăn, có trường hợp không thể xác định được. Mặc dù, BLDS 2015 đã có quy định cụ thể về việc MTN trong việc LĐBTTH do hành vi nhiều người cùng gây ra. Tuy nhiên, chính sự khó khăn trong việc xác định MĐL hoặc xác định theo MĐL làm cho MTN của mỗi người không được công bằng đã dẫn đến có Tòa án đã áp dụng các căn cứ khác để xác định MTN trong việc LĐBTTH do hành vi nhiều người cùng gây ra. Trong chương này, tác giả sẽ tập trung nghiên cứu những vấn đề có vướng mắc trong thực tiễn liên quan đến việc xác định MTN trong việc LĐBTTH do hành vi nhiều người cùng gây ra, bao gồm: (1) trường hợp căn cứ vào MĐL của từng người cùng gây thiệt hại để xác định MTN trong việc LĐBTTH; (2) trường hợp căn cứ vào các yếu tố khác để xác định MTN trong việc LĐBTTH. 1.1. Xác định mức trách nhiệm liên đới bồi thường dựa vào mức độ lỗi của từng người cùng gây thiệt hại 1.1.1. Khó khăn trong việc xác định mức trách nhiệm liên đới dựa theo lỗi Theo quy định tại Điều 364 BLDS 2015 thì lỗi trong TNDS bao gồm lỗi cố ý và lỗi vô ý. Lỗi cố ý là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra. Lỗi vô ý là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được. Mặc dù có quy định về lỗi, tuy nhiên pháp luật dân sự lại không đưa ra định nghĩa về lỗi và MĐL (thuật ngữ “MĐL” được đề cập tại Điều 363 và 587 BLDS 2015). Bên cạnh đó, từ quy định tại Điều 364 BLDS 2015 ta có thể nhận biết được 10 lỗi cố ý và lỗi vô ý; tuy nhiên, pháp luật dân sự lại không cho biết làm thế nào để xác định MĐL mặc dù MĐL được pháp luật dân sự sử dụng làm căn cứ để xác định MTN trong việc LĐBTTH do nhiều người cùng gây ra và mức BTTH trong trường hợp bên bị vi phạm có lỗi. Trong khoa học pháp lý về dân sự, lỗi được hiểu là thái độ tâm lý chủ quan của người vi phạm nghĩa vụ dân sự, phản ánh nhận thức của người đó đối với hành 1 vi và hậu quả của hành vi mà họ đã thực hiện . Theo Từ điển pháp luật Việt Nam, trong lĩnh vực dân sự:“...lỗi trong trách nhiệm dân sự được hiểu là yếu tố chủ quan nói lên thái độ tâm lý của con người đối với hành vi của mình và hậu quả của hành 2 vi ấy...” ; còn trong lĩnh vực hình sự, “Lỗi là thái độ chủ quan của chủ thể đối với 3 hành vi nguy hiểm của mình và hậu quả cho xã hội của hành vi đó gây ra.” . Theo các định nghĩa này, lỗi là một trạng thái tâm lý của một người được thể hiện ra bên ngoài thông qua hành vi gây thiệt hại và hậu quả của việc gây thiệt hại. Điều đó cho thấy, lý trí và ý chí của người gây thiệt hại có mối quan hệ với hành vi gây thiệt hại và hậu quả của việc gây thiệt hại. Tuy nhiên, việc đánh giá một trạng thái hay một thái độ tâm lý của một người nào đó trên thực tế rất khó khăn, có trường hợp không thể định lượng được, bởi lẽ lý trí và ý chí là cái bên trong bộ não con người và đôi khi lý trí và ý chí của một con người nào đó không được thể hiện một cách tương xứng thông qua hành vi mà họ đã thực hiện. Hay nói cách khác, nếu thông qua hành vi của một người nào đó để xác định MĐL của họ thì trong một số trường hợp việc đánh giá có phần mang tính chất định tính. Thông qua việc phân tích quy định về lỗi tại Điều 364 BLDS 2015 trong trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại ta rút ra được cách hiểu về lỗi và MĐL như sau: (i) So sánh giữa lỗi cố ý và lỗi vô ý: thì lỗi cố ý rõ ràng có MĐL cao hơn lỗi vô ý. (ii) Trong lỗi cố ý: nếu người nào đó nhận thức hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác một cách rõ hơn những người cùng gây thiệt hại mà vẫn thực hiện và mong muốn thiệt hại xảy ra nhiều hơn thì có MĐL cao hơn. Cụ thể hơn nữa, trường hợp nếu người nào đó nhận thức hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác một cách rõ hơn mà vẫn thực hiện và mong muốn thiệt hại xảy ra như nhau thì có MĐL cao hơn; hoặc, trường hợp nếu người nào đó nhận thức hành vi của mình 1 Nguyễn Văn Cừ - Trần Thị Huệ (2017), Bình luận khoa học BLDS 2015, NXB Công an nhân dân, tr.559. 2 Nguyễn Ngọc Điệp (2020), Từ điển Pháp luật Việt Nam, Nxb Thế giới, tr.249. 3 Nguyễn Ngọc Điệp (2020), tlđd (2), tr.83. 11 sẽ gây thiệt hại cho người khác như những người cùng gây thiệt hại mà vẫn thực hiện nhưng mong muốn thiệt hại xảy ra nhiều hơn những người cùng gây thiệt hại thì có MĐL cao hơn. (iii) Trong lỗi vô ý: nếu người nào đó không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết một cách rõ hơn người cùng gây thiệt hại hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra một cách rõ hơn người cùng gây thiệt hại hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại một cách rõ hơn người cùng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được thì sẽ có MĐL cao hơn. Từ cách hiểu về lỗi và MĐL như trên, rõ ràng ta thấy việc xác định MĐL dưới góc độ này cực kỳ khó khăn. Và trên thực tế, việc đánh giá một người nào đó nhận thức rõ hoặc biết rõ một vấn đề gì đó đều phải thông qua những yếu tố “bên ngoài” như hành vi và hậu quả do hành vi của người đó gây ra hoặc vai trò mà họ đảm nhận hoặc trình độ mà họ đã được chứng nhận,... (ví dụ: nhân viên cứu hộ tại hồ bơi, người đã cấp chứng chỉ hành nghề bác sĩ, luật sự,...). Tuy nhiên, về mặt logic một người có hành vi nguy hiểm hơn hoặc gây ra thiệt hại nhiều hơn chưa chắc đã nhận thức tính nguy hiểm của hành vi đó hoặc nhận thấy khả năng gây thiệt hại của hành vi đó rõ hơn người khác. Ví dụ: một người được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư chưa chắc đã nhận thức về luật tốt hơn một người chưa được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư và chúng ta chỉ suy đoán việc nhận thức của họ thông qua hành vi mà họ đã thực hiện hoặc vai trò mà họ đảm nhận hoặc trình độ mà họ đã được chứng nhận,... Về vấn đề này, có nhận xét cho rằng “Mặc dù có nhiều nghiên cứu về mặt lý luận liên quan đến khái niệm lỗi và trên thực tế Tòa án đã vận dụng khái niệm này để giải quyết các vấn đề về BTTH ngoài hợp đồng nhưng trong nội hàm của lỗi dường như vẫn rất khó xác định. Trong một số trường hợp, có sự đan xen và không tách bạch rõ giữa lỗi và hành vi trái pháp luật. Cần phải hiểu rằng lỗi là yếu tố tồn tại bên trong còn hành vi là những gì thể hiện ra bên ngoài mà đôi khi 4 nằm ngoài sự kiểm soát của nhận thức, lý trí.” . Như vậy, việc Tòa án thường sử 5 dụng thuật ngữ “lỗi” ở vị trí của “hành vi” trái pháp luật của người gây thiệt hại sẽ dẫn đến việc xác định MTN trong việc LĐBTTH sẽ không chính xác theo lý luận về lỗi và MĐL. 4 Lê Minh Hùng (Chủ biên) (2019), Sách tình huống Pháp luật hợp đồng và BTTH ngoài hợp đồng (Bình luận bản án), Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.419. 5 Đỗ Văn Đại (2018), Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án Tập 1 (Sách chuyên khảo, xuất bản lần thứ tư), Nxb Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, tr133. 12 Và dường như chúng ta đang thực hiện một quy trình “vòng” để xác định MTN trong việc LĐBTTH bằng cách căn cứ vào MĐL. Bởi lẽ, chúng ta phải thông qua các yếu tố như hành vi gây thiệt hại, hậu quả của việc gây thiệt hại, vai trò của người gây thiệt hại,... để đánh giá MĐL rồi sau đó căn cứ vào MĐL để xác định MTN trong việc LĐBTTH. Câu hỏi đặt ra là tại sao chúng ta lại không dựa vào các yếu tố như hành vi gây thiệt hại, hậu quả của việc gây thiệt hại, vai trò của người gây thiệt hại,... để trực tiếp xác định MTN trong việc LĐBTTH mà phải thông qua MĐL? Có lẽ đây là “yếu tố do lịch sử để lại”, khi mà trong suốt một thời gian dài pháp luật dân sự quy định lỗi là một trong những điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH. Khi đó, các trường hợp BTTH nói chung và LĐBTTH nói riêng đều phải có lỗi, và việc căn cứ vào MĐL của mỗi người để xác định MTN trong việc LĐBTTH khá là dễ hiểu. Tuy nhiên, về mặt logic, một kết luận dựa trên một căn cứ trực tiếp vẫn chặt chẽ hơn là một căn cứ gián tiếp và do vậy chúng ta nên căn cứ trực tiếp vào các yếu tố như hành vi gây thiệt hại, hậu quả của việc gây thiệt hại, vai trò của người gây thiệt hại,... để đánh giá MĐL thay vì thực hiện một quy trình “vòng” để xác định MTN trong việc LĐBTTH bằng cách căn cứ vào MĐL. Ở một khía cạnh khác, theo quy định tại Điều 20 BLDS 2015 thì chỉ có người đã thành niên được xem là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (trừ trường hợp quy định tại các Điều 22, 23 và 24 BLDS 2015). Do đó, người chưa thành niên được xem là người chưa có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và khi người chưa thành niên tham gia vào một số giao dịch dân sự phải đáp ứng các điều kiện cụ thể (Điều 21 BLDS 2015). Sở dĩ, người chưa thành niên được pháp luật nói chung không chỉ riêng dân sự điều chỉnh đặc biệt bởi vì ở ngưỡng trước 18 tuổi, con người bước vào thời kỳ phát triển bản lề, có sự thay đổi nhanh, rõ rệt về thể chất, tâm sinh lý nhưng sự phát triển này vẫn nằm trong giai đoạn cuối của thời kỳ chưa trưởng thành, nhận thức chưa 6 đầy đủ, tâm lý chưa ổn định . Vấn đề đặt ra khi người chưa thành niên cùng gây thiệt hại với người đã thành niên và phải liên đới bồi thường, nếu căn cứ theo MĐL của mỗi người để xác định MTN trong việc LĐBTTH thì người chưa thành niên được xem là có MĐL thấp hơn người đã thành niên do “nhận thức chưa đầy đủ” về hành vi mà mình đã thực hiện vì vậy suy ra có MTN trong việc LĐBTTH thấp hơn người đã thành niên. Trong lĩnh vực hình sự, cũng có các quy định theo hướng có lợi cho người chưa thành niên khi họ được hưởng mức án nhẹ hơn mức áp dụng đối với 6Cao Vũ Minh, “Những nội dung về xử phạt người chưa thành niên vi phạm hành chính cần được quy định chi tiết”, http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=210763, ngày 26/7/2021. 13 người đã thành niên, cụ thể Khoản 6 Điều 91 BLHS năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định: “...Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người dưới 18 tuổi phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội tương ứng và với thời hạn thích hợp ngắn nhất...”. Tuy nhiên, về trách nhiệm hình sự, những người cùng phạm tội chịu hình phạt một cách độc lập nên việc một người nào đó được giảm mức hình phạt cũng không làm ảnh hưởng đến mức hình phạt của người khác. Trong khi đó, về TNDS, khi những người này phải chịu trách nhiệm LĐBTTH thì việc giảm MTN trong việc LĐBTTH của người này sẽ làm tăng đến MTN trong việc LĐBTTH của người còn lại. Như vậy, sẽ không công bằng cho người đã thành niên phải LĐBTTH với người chưa thành niên. Bởi vì, trong một số trường hợp, người đã thành niên “không thể kiểm soát” được người cùng thực hiện hành vi gây thiệt hại với mình là người thành niên hay chưa thành niên. Hay nói cách khác, việc “ngẫu nhiên” có người chưa thành niên cùng thực hiện hành vi gây thiệt hại khiến người đã thành niên gặp bất bợi khi xác định MTN trong việc LĐBTTH nếu chúng ta căn cứ vào MĐL để xác định MTN. Bên cạnh đó, việc xác định MTN trong việc LĐBTTH cũng sẽ gặp phải vướng mắc khi đang có xu hướng mở rộng trường hợp làm phát sinh trách nhiệm LĐBTTH để bảo vệ người bị thiệt hại và các chủ thể liên quan không thống nhất với nhau về ý chí 7 nhưng trách nhiệm liên đới bồi thường vẫn có thể phát sinh . Giả định theo xu hướng này, đặc biệt trong các trường hợp BTTH mà chỉ cần một chủ thể cùng gây thiệt hại (mà thiệt hại đó không thể phân chia được) không có lỗi như trong trường hợp BTTH do ô nhiễm môi trường gây ra hoặc trường hợp người cùng gây thiệt hại là người mất năng lực hành vi dân sự,... thì chúng ta không thể xác định được MĐL. Và nếu chỉ vì không xác định được MĐL mà chúng ta xác định MTN theo phần bằng nhau thì rõ ràng sẽ có trường hợp không công bằng cho các bên liên quan khi mà hành vi của mỗi người thực hiện với tính chất, mức độ khác nhau. Trên thực tế, do không có quy định định nghĩa về lỗi, MĐL và cách xác định MĐL đã dẫn đến một số cơ quan xét xử có quan điểm khác nhau trong việc đánh giá MĐL của những người cùng gây thiệt hại, xác định MTN trong việc LĐBTTH không tương xứng với MĐL, thậm chí có cơ quan xét xử không căn cứ MĐL để xác định MTN trong việc LĐBTTH mặc dù theo quy định phải căn cứ vào MĐL. Điều này được thể hiện qua một số vụ án sau đây: 7Đỗ Văn Đại (2018), tlđd (5), tr.799-800. 14 Vụ án thứ nhất (Phan Văn Minh, Ngô Thiết Hùng phạm tội “Vi phạm quy 8 định điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”) : Nội dung vụ án: Hùng điều khiển xe máy chở chị Oanh chạy với tốc độ 50km/h. Đến ngã tư, Hùng phát hiện xe máy do Minh điều khiển, Minh cũng thấy xe Hùng nhưng cả hai đều không giảm tốc độ. Do Minh không nhường đường cho xe Hùng dẫn đến xảy ra tai nạn làm chị Oanh bị chết. Tòa sơ thẩm (không nêu điều luật áp dụng) buộc hai bị cáo phải liên đới bồi thường số tiền là: 17.700.000 đồng, chia phần mỗi người là 8.850.000 đồng (Tòa phúc thẩm tuyên như cấp sơ thẩm, bản án bị kháng nghị giám đốc thẩm). Tòa giám đốc thẩm đánh giá: Minh không nhường đường cho Hùng là vi phạm Điều 22 Luật giao thông đường bộ, nhưng lỗi ít nghiêm trọng, còn Ngô Thiết Hùng có lỗi nặng hơn trong việc gây tai nạn giao thông này; do đó, khi xét xử phúc thẩm lại cần xem xét đánh giá đúng MĐL của từng bị cáo để quyết định hình phạt và mức bồi thường dân sự đúng quy định của pháp luật. Quyết định huỷ toàn bộ bản án hình sự phúc thẩm. Thông qua vụ việc trên, chúng thấy Tòa án cấp sơ thẩm không cho biết mình đã căn cứ cơ sở nào và vì sao xác định MTN cho mỗi người là ngang nhau trong việc LĐBTTH giữa Hùng và Minh khi chỉ nêu duy nhất một căn cứ tại Điều 614 BLDS 1995 về thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm. Mặc dù, BLDS 1995 có quy định căn cứ MĐL để xác định MTN trong việc LĐBTTH do nhiều người cùng gây ra tại Điều 620. Tình huống này, chúng ta có thể suy luận rằng Tòa án cấp sơ thẩm xác định MĐL của Hùng và của Minh là ngang nhau hoặc không xác định được MĐL vì cho rằng Hùng và Minh có nhận thức không tương ứng với hành vi mà họ đã thực hiện nên MĐL cũng không tương ứng. Trong khi đó, Tòa giám đốc thẩm lại cho rằng Tòa phúc thẩm xác định chưa đúng quy định pháp luật và nhận định MĐL mỗi người dựa vào hành vi của Hùng và Minh đã thực hiện khi cho rằng Minh có lỗi ít nghiêm trọng, còn Ngô Thiết Hùng có lỗi nặng hơn (có lẽ vì hành vi của Minh vi phạm khoản 1 Điều 202 BLHS năm 1999 có tính nguy hiểm thấp hơn hành vi của Hùng vi phạm khoản 2 Điều 202 BLHS năm 1999). Mặc dù, nhận định của Tòa giám đốc thẩm trong trường hợp này là phù hợp về MTN của mỗi người; tuy nhiên, về mặt logic, nhận định của Tòa giám đốc thẩm chưa chặt chẽ bởi vì từ hành vi của Hùng và Minh tiếp đó suy đoán ra MĐL và sau đó xác định MTN của mỗi người, trong khi nhận thức của Hùng và Minh về hành vi chưa chắc đã tương ứng với hành vi mà cả hai thực hiện. Trong trường hợp này, nếu Tòa án căn cứ vào tính chất nguy 8Quyết định giám đốc thẩm số 12/2005/HĐTP-HS ngày 24/6/2005 của Tòa án nhân dân tối cao. 15 hiểm của hành vi mà Hùng và Minh thực hiện để xác định MTN sẽ chặt chẽ hơn về mặt logic khi bỏ qua bước suy đoán MĐL. 9 Vụ án thứ hai (Lê Minh L, Dương Thế N phạm tội “Trộm cắp tài sản”) : Nội dung vụ án: N và L cùng nhau đi trộm cắp tài sản tại khu nhà trọ 842/1/94 Nguyễn Kiệm, Phường 3, quận Gò Vấp. Bản án sơ thẩm tuyên: Buộc các bị cáo L và N liên đới bồi thường cho bà Diệu 30.000.000 đồng và bà Trinh 25.000.000 đồng (không nêu điều luật áp dụng). Bản án sơ thẩm bị kháng nghị do quyết định buộc bị cáo phải có nghĩa vụ liên đới bồi thường dân sự nhưng không tuyên cụ thể mỗi bị cáo là bao nhiêu là chưa đúng quy định của pháp luật. Tòa phúc thẩm nhận định: tại thời điểm phạm tội bị cáo N chưa đủ 18 tuổi. Căn cứ Điều 587 BLDS 2015: MĐL của hai bị cáo trong vụ án là như nhau nên phải BTTH theo phần bằng nhau. Quyết định: chấp nhận kháng nghị buộc bị cáo L và N có nghĩa vụ liên đới bồi thường cho bà Diệu 30.000.000 đồng (phần mỗi bị cáo là 15.000.000 đồng). Buộc bị cáo L và N có nghĩa vụ liên đới bồi thường cho bà Trinh số tiền 25.000.000 đồng (phần của mỗi bị cáo là 12.500.000 đồng). Trong vụ án này, Tòa án cấp phúc thẩm không cho biết vì sao hai bị cáo có MĐL như nhau, nhưng ta thấy rõ ràng theo lý luận về MĐL thì MĐL của hai bị cáo là không ngang nhau vì N là người chưa thành niên (N là người chưa thành niên nên nhận thức của N về hành vi nguy hiểm cho xã hội được xem thấp hơn L). Vậy nếu căn cứ theo MĐL, đáng ra N phải có MTN ít hơn L. Tuy nhiên, nếu Tòa án căn cứ vào MĐL để tuyên N có MTN ít hơn L thì rõ ràng không công bằng cho L vì cả hai cùng có vai trò đồng phạm là người thực hành trong việc trộm cắp, cùng thống nhất ý chí chiếm đoạt 02 chiếc xe máy (L cũng không xúi dục N phạm tội và có thể không biết N là người chưa thành niên). Do đó, nếu Tòa án cấp phúc thẩm muốn tuyên theo hướng L và N có MTN trong việc LĐBTTH ngang nhau thì không được căn cứ vào MĐL mà phải dựa vào căn cứ khác, vì căn cứ vào MĐL chắc chắn sẽ không thuyết phục. 1.1.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật BLDS 2015 quy định về MTN LĐBTTH do nhiều người cùng gây ra tại Điều 587 (trước đây được quy định Điều 620 BLDS 1995, Điều 616 BLDS 2005) được xác định dựa vào MĐL. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về lỗi, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có một tác giả nào đưa ra khái niệm về MĐL dưới góc độ học thuật. Đồng thời, pháp luật dân sự cũng không có quy định cụ thể cho biết MĐL là gì, cũng như 9Bản án số 439/HSPT ngày 08/10/2019 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. 16 cách xác định MĐL ra sao. Trên thực tế, ta thấy được việc xác định lỗi và MĐL rất khó khăn, có trường hợp không thể xác định được. Và khi xác định MĐL chúng ta cũng phải dựa vào các yếu tố như hành vi gây thiệt hại, hậu quả của việc gây thiệt hại, vai trò của người gây thiệt hại,... để đánh giá. Việc phải thông qua các yếu tố này để đánh giá MĐL rồi sau đó căn cứ vào MĐL để xác định MTN trong việc LĐBTTH có khả năng sẽ dẫn đến sai lầm trong nhận định của Tòa án như đã thể hiện các vụ việc đã bình luận. Bên cạnh đó, việc căn cứ MĐL để xác định MTN trong việc LĐBTTH do nhiều người cùng gây ra mà trong nhóm người đó có cả người đã thành niên và người chưa thành niên sẽ làm cho việc định lượng MĐL của từng người hết sức khó khăn vì MĐL không chỉ được đánh giá dựa vào hành vi mà còn phải dựa vào tuổi. Đồng thời, sẽ tạo ra mâu thuẫn về lợi ích và không công bằng trong việc xác định MTN khi mà việc giảm MTN cho người chưa thành niên vì có MĐL theo tuổi thấp hơn sẽ làm tăng MTN cho người đã thành niên. Do đó, để khắc phục những khó khăn trong thực tiễn xác định MTN trong việc LĐBTTH do nhiều người cùng gây ra, tác giả cho rằng cần phải tiếp tục hoàn chỉnh BLDS 2015 theo hướng không tiếp tục quy định MĐL làm căn cứ duy nhất để xác định MTN trong việc LĐBTTH do nhiều người cùng gây ra. Đồng thời, bổ sung các yếu tố khác để làm căn cứ xác định MTN trong việc LĐBTTH do nhiều người cùng gây ra. Từ những phân tích trên, tác giả kiến nghị Quốc hội sửa đổi Điều 587 BLDS 2015 theo hướng: không quy định MĐL làm căn cứ duy nhất để xác định MTN trong việc LĐBTTH do nhiều người cùng gây ra, mà cần phân biệt hai trường hợp: (i) Nếu mức độ lỗi xác định được rõ ràng khác nhau về hình thức lỗi, thì dựa vào mức độ lỗi để xác định MTN; (ii) Nếu những người cùng gây thiệt hại có cùng hình thức lỗi, thì việc xác định MTN của từng người trong trường hợp này cần dựa vào các căn cứ khác mà trong phần tiếp theo tác giả sẽ tiếp tục phân tích, làm rõ và có kiến nghị cụ thể. 1.2. Xác định mức trách nhiệm liên đới bồi thường dựa vào các yếu tố khác 1.2.1. Dựa theo vai trò, tính chất hành vi của từng người gây thiệt hại Theo Từ điển Tiếng Việt (Vtudien.com) thì “vai trò” được hiểu là “tác dụng, 10 chức năng trong sự hoạt động, sự phát triển của cái gì đó” . Hay nói cách khác “vai trò” là từ dùng để chỉ vị trí, chức năng, nhiệm vụ của sự vật, hiện tượng trong một 10 “Vai trò”, https://vtudien.com/viet-viet/dictionary/nghia-cua-tu-vai%20tr%C3%B2, ngày 04/6/2021. 17 hoàn cảnh hoặc mối quan hệ cụ thể nào đó. Ví dụ ta thường nói vai trò của giáo viên là người giảng dạy cho học sinh, vai trò của pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý xã hội... Bên cạnh đó, chúng ta có thể thấy trong mỗi hoạt động chung của con người (từ hai người trở lên) đều có sự phân vai (mặc dù họ không chủ động phân vai) giữa mỗi người từ giản đơn đến phức tạp. Trong lĩnh vực pháp luật, khi nhiều người cùng thực hiện một hành vi gây thiệt hại, nhà làm luật cũng phân vai dựa trên hành vi của mỗi người. Rõ nét nhất là trong lĩnh vực hình sự, chúng ta thường thấy yếu tố vai trò xuất hiện trong các vụ án có đồng phạm để đánh giá sự tham gia của mỗi người vào việc thực hiện tội phạm. Ví dụ như vai trò giúp sức, vai trò chủ mưu, cầm đầu, vai trò người thực hành,... Cụ thể hơn, một người được đánh giá là có vai trò giúp sức khi họ chỉ tham gia hỗ trợ, giúp đỡ người khác trực tiếp thực hiện hành vi gây thiệt hại; một người được đánh giá là người thực hành khi họ trực tiếp thực hiện hành vi gây thiệt hại... Từ hành vi của những người gây thiệt hại chúng ta khái quát thành vai trò của những người đó trong việc gây thiệt hại để nhằm phân biệt tính chất và mức độ tham gia gây thiệt hại của những người cùng gây thiệt hại. Do đó, có thể thấy yếu tố vai trò phản án hành vi những người cùng gây thiệt hại đã thực hiện và có thể cho chúng ta thấy được tính chất và mức độ tham gia gây thiệt hại của những người cùng gây thiệt hại. Trong khi đó, “tính chất” là những đặc điểm riêng của sự vật, hiện tượng, 11 phân biệt sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác . Hành vi của con người cũng là một hiện tượng trong xã hội; trong đời sống hàng ngày, chúng ta thường có nhận định một hành vi mà chúng ta thực hiện nguy hiểm hoặc không nguy hiểm, hoặc là hành vi này có tính nguy hiểm hơn hành vi khác, đó chính là chúng ta đang nhận định tính chất của hành vi mà do mình hoặc người thực hiện. Hay nói cách khác, tính chất hành vi bao gồm tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi. Và không chỉ riêng trong đời sống, trong lĩnh vực pháp luật, nhà làm luật cũng có cách nhận định tương tự để đánh giá, phân biệt hành vi của con người nhằm xác lập cơ chế điều chỉnh những hành vi đó cho phù hợp. Điển hình khi xét xử vụ án hình sự, chúng ta thường thấy các cơ quan tiến hành tố tụng như Viện kiểm sát, Tòa án sử dụng các yếu tố như vai trò, tính chất và mức độ của hành vi trái pháp luật của những người phạm tội để lượng hình khi xét 11 “Tính chất”, https://vtudien.com/viet-viet/dictionary/nghia-cua-tu-t%C3%ADnh%20ch%E1%BA%A5t, ngày 04/6/2021. 18 xử. Khoản 1 Điều 5 BLHS năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định: “Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật này, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự”. Điều 58 BLHS năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định: “Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.”. Từ các quy định này, có thể thấy các nhà làm luật hình sự cho rằng các yếu tố như tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi hay tính chất của hành vi, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm hay vai trò của những người đồng phạm là những yếu tố có thể định lượng được và dùng nó làm căn cứ định lượng hình phạt đối với người phạm tội. Và trên thực tế, khi nhiều người cùng gây ra một thiệt hại, tùy theo mối quan hệ xã hội mà họ đã xâm phạm, tính chất của hành vi của họ và những yếu tố khác mà những người đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không bị xử lý hình sự. Và khi họ bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì các yếu tố tính chất hành vi, vai trò được sử dụng làm căn cứ để định lượng hình phạt. Trong khi đó, Điều 587 BLDS 2015 quy định rằng khi nhiều người cùng gây thiệt thì họ phải LĐBTTH, trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương tứng với MĐL của mỗi người dù họ có bị xử lý hay không bị xử lý về hình sự. BLDS 2015, không có quy định về việc sử dụng các căn cứ như vai trò, tính chất của hành vi để xác định MTN trong việc LĐBTTH do hành vi của nhiều người cùng gây ra. Như vậy rõ ràng có sự khác biệt giữa pháp luật dân sự và hình sự trong việc sử dụng căn cứ để định lượng các chế tài áp dụng cho nhiều người cùng gây ra một thiệt hại. Vấn đề đặt ra là, MĐL lại là căn cứ còn nhiều điểm khiếm khuyết khi định lượng để quyết định về MTN trong việc LĐBTTH. Và khi xác định MĐL chúng ta cũng phải dựa vào các yếu tố như vai trò, tính chất của hành vi để đánh giá MĐL của những người cùng gây thiệt hại. Đồng thời, việc xác định “bắt cầu” như vậy có khả năng dẫn đến những đánh giá không chính xác về MĐL, cũng như xác định MTN trong việc LĐBTTH không được công bằng. Trên thực tế, một số Tòa án đã căn cứ trực tiếp vào vai trò, tính chất của hình vi của từng người gây thiệt hại để xác định MTN trong việc LĐBTTH. Điều này được thể hiện qua một số vụ án sau đây: 19 12 Vụ án thứ ba (Phan Tiến D, Lê Thị Thảo N phạm tội “Trộm cắp tài sản”) : Nội dung vụ án: D và N thỏa thuận với nhau D sẽ trộm cắp tài sản đem về cho N cất giữ để đem đi tiêu thụ. Các bị cáo đã thực hiện tổng cộng 06 vụ trộm cắp tài sản. Tòa án nhận định: Các bị cáo có trách nhiệm liên đới bồi thường cho những người bị hại tổng cộng số tiền 51.680.000 đồng, được trừ số tiền 1.733.000 đồng (tiền tạm giữ để đảm bảo thi hành án). Các bị cáo còn phải liên đới bồi thường 49.947.000 đồng, theo phần bị cáo D là chủ mưu phải bồi thường 60% x 49.947.000 đồng = 29.968.200 đồng, được trừ số tiền D nộp khắc phục hậu quả 3.000.000 đồng còn phải bồi thường 26.968.000 đồng. Bị cáo N phải bồi thường 40% x 49.947.000 đồng = 19.978.800 đồng. Tòa án quyết định: tuyên như phần nhận định và không nêu căn cứ pháp luật áp dụng. Qua vụ việc trên nhận thấy, Tòa án đã căn cứ trực tiếp vào vai trò của từng bị cáo để xác định MTN trong việc LĐBTTH khi nhận định D có vai trò chủ mưu và thực hành nên có MTN là 60% cao hơn N chỉ là người giúp sức với mức bồi thường 40%. Việc Tòa án căn cứ trực tiếp vào vai trò của từng bị cáo để xác định MTN trong việc LĐBTTH rất thuyết phục khi ta thấy được một cách trực tiếp rằng bị cáo giữ vai trò chủ mưu phải chịu trách nhiệm cao hơn. Tuy nhiên có lẽ do BLDS không có quy định căn cứ vào vai trò của từng người gây thiệt hại trong việc LĐBTTH nên trong vụ án này Tòa án đã không nêu căn cứ áp dụng khi quyết định về phần dân sự. Trong khi đó, nếu lập luận dựa trên MĐL, Tòa án cũng phải dựa vào vai trò của từng bị cáo để suy luận MĐL của mỗi người và cuối cùng mới xác định MTN trong việc LĐBTTH. Do đó, việc nhận định kiểu “bắt cầu” này có lẽ là không cần thiết và dễ dẫn đến sai lầm khi nhận định. Vụ án thứ tư (Trương Văn Thọ, Nguyễn Hữu Hưng, Nguyễn Hữu Thưởng 13 phạm tội “Giết người”) : Nội dung vụ án: Ngày 25/5/2008, Thọ và Hùng có mâu thuẫn Quyên. Sau đó, Thọ đã gọi Thưởng đến can thiệp. Thưởng rủ thêm Hưng cùng tham gia. Thấy Thọ đang cãi nhau với Quyên, Hưng hỏi Thọ thì được Thọ kể lại sự việc, Quyên nghe được nên thách thức. Bị Quyên thách thức Hưng cầm dao chém một nhát vào cổ Quyên gây tử vong. Tòa án nhận định: Như vậy, tổng toàn bộ các bị cáo phải bồi thường 69.775.000 đồng. Theo tính chất mức độ phạm tội của từng bị cáo buộc Thọ bồi thường 23.258.000 đồng; Hưng bồi thường 27.910.000 đồng; Thưởng bồi 12 13 Bản án số 05/2018/HS-ST ngày 17/01/2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế. Bản án số 60/2009/HSST ngày 11/06/2009 của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan